Giải SBT Hóa 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng

Lời giải sách bài tập Hóa học lớp 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng chi tiết bám sát SBT Hóa học 9 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Hóa 9 Bài 2. Mời các bạn đón xem:

1 2045 lượt xem
Tải về


Mục lục Giải SBT Hóa 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng

Bài 2.1 trang 4 SBT Hóa 9: Kim loại M tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro đi qua oxit của kim loại N nung nóng. Oxit này bị khử cho kim loại N. M và N là

A. đồng và chì.

C. kẽm và đồng

B. chì và kẽm.

D. đồng và bạc

Lời giải:

Phương án C. Cặp kim loại kẽm và đồng (M là Zn, N là Cu)

Các phương trình hoá học :

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

CuO + H2 to Cu + H2O

Bài 2.2 trang 4 SBT Hóa 9: Canxi oxit tiếp xúc lâu ngày với không khí sẽ bị giảm chất lượng. Hãy giải thích hiện tượng này và minh hoạ bằng phương trình hoá học.

Lời giải:

CaO là oxit bazơ tác dụng với oxit axit CO2 trong không khí, tạo ra CaCO3 (đá vôi).

Phương trình hóa học

CaO + CO2 → CaCO3

Bài 2.3 trang 4 SBT Hóa 9: Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học theo sơ đồ sau :

Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học (ảnh 1)

Lời giải:

1. CaO tác dụng với CO2.

CaO + CO2 → CaCO3

2. CaO tác dụng với H2O.

CaO + H2O → Ca(OH)2

3. Ca(OH)2 tác dụng với CO2 hoặc Na2CO3.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

4. Phân huỷ CaCO3 ở nhiệt độ cao.

CaCO3 to CaO + CO2

5. CaO tác dụng với dung dịch HCl.

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Bài 2.4 trang 4 SBT Hóa 9: CaO là oxit bazơ, P2O5 là oxit axit. Chúng đều là những chất rắn, màu trắng. Bằng những phương pháp hoá học nào có thể giúp ta nhận biết được mỗi chất trên ?

Lời giải:

Cho mỗi chất tác dụng với H2O, sau đó thử dung dịch bằng quỳ tím.

CaO tan trong nước tạo ra dung dịch Ca(OH)2 là dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi sang màu xanh

P2O5 tan trong H2O tạo ra dung dịch H3PO4 là axit làm quỳ tím đổi sang màu đỏ

CaO + H2O → Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Bài 2.5 trang 4 SBT Hóa 9: Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3. Nung 1 tấn đá vôi loại này có thể thu được bao nhiêu kg vôi sống CaO, nếu hiệu suất là 85% ?

Lời giải:

mCaCO3 =1000.80100=800kg

CaCO3 to CaO + CO2

Cứ 100kg CaCO3 thì tạo ra 56g CaO

⇒ Với 800kg CaCO3 tạo ra:

mCaO =800.56100 = 448(kg)

Khối lượng CaO thực tế: mCaO =  448.85100= 380,8 kg

Bài 2.6 trang 4 SBT Hóa 9: Để tôi vôi, người ta đã dùng một khối lượng nước bằng 70% khối lượng vôi sống. Hãy cho biết khối lượng nước đã dùng lớn hơn bao nhiêu lần so với khối lượng nước tính theo phương trình hoá học.

Lời giải:

Phương trình hóa học:

CaO + H2O → Ca(OH)2

Theo phương trình hoá học : 56 kg CaO tác dụng với 18 kg H2O.

Thực tế thì khối lượng H2O dùng để tôi vôi sẽ là :56.70100=39,2kg

Khối lượng nước đã dùng lớn hơn là :  ≈ 2,2 (lần)

Bài 2.7 trang 4 SBT Hóa 9: Cho 8 gam lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng với H2O, thu được 250 ml dung dịch axit sunfuric (H2SO4).

a) Viết phương trình hoá học.

b) Xác định nồng độ mol của dung dịch axit thu được.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học:

SO3 + H2O → H2SO4

b) Theo phương trình hoá học :

nH2SO4 =nSO3 =880=0,1 mol

Nồng độ mol của dung dịch H2SO4:

CM (H2SO4) =0,10,25=0,4M

Bài 2.8 trang 5 SBT Hóa 9: Dẫn 1,12 lít khí lưu huỳnh đioxit (đktc) đi qua 700 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M.

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính khối lượng các chất sau phản ứng.

Lời giải:

a) Ta có:nSO2 =1,1222,4=0,05 mol ;

nCaOH2 =0,1.0,7=0,07 mol

Nhận thấy nCa(OH)2>nSO2→ Chỉ xảy ra phản ứng tạo muối CaSO3  và Ca(OH)2 dư, SO3 phản ứng hết.

Phương trình hoá học :

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O

b) Tính theo phương trình ta có:

nCaSO3=nCa(OH)2pu=nSO2=0,05mol

nCa(OH)2  = 0,07 – 0,05 = 0,02 mol

Sau phản ứng gồm Ca(OH)2 dư và CaSO3.

Khối lượng các chất sau phản ứng là :

mCaSO3= 120 x 0,05 = 6 gam

mCa(OH)2= 74 x 0,02 = 1,48 gam

Bài 2.9 trang 5 SBT Hóa 9: Có các chất sau :

A. CuO ;    

B. H2;    

C. CO;    

D. SO3;    

E. P2O5 ;    

G. H2O

Hãy chọn những chất thích hợp trong các chất trên điền vào chỗ trống trong các sơ đồ phản ứng sau :

1. ... + H2O → H2SO4

2. H2O + ... → H3PO4

3. ... + HCl → CuCl2 + H2O

4. ... + H2SO4 → CuSO4 + ...

5. CuO + ... to Cu + H2O

Lời giải:

1. D. SO3 

2. E. P2O5 

3. A. CuO

4. A. CuO, G. H2O

5. B. H2.

Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 9 hay, chi tiết khác:

Bài 3: Tính chất hóa học của axit 

Bài 4: Một số axit quan trọng 

Bài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit 

Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ 

Bài 8: Một số bazơ quan trọng 

Xem thêm tài liệu sách bài tập Hóa học lớp 9 hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Một số oxit quan trọng

Trắc nghiệm Một số oxit quan trọng có đáp án

  •  

1 2045 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: