Sách bài tập Toán 9 (Cánh diều): Bài tập cuối chương 1
Với giải sách bài tập Toán 9 Bài tập cuối chương 1 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 9.
Giải SBT Toán 9 Bài tập cuối chương 1 - Cánh diều
Bài 26 trang 21 SBT Toán 9 Tập 1: Tổng các nghiệm của phương trình (x ‒ 3)(2x + 6) = 0 là
A. ‒6.
B. 0.
C. 3.
D. 6.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Giải phương trình:
(x ‒ 3)(2x + 6) = 0
x ‒ 3 = 0 hoặc 2x + 6 = 0
x = 3 hoặc 2x = ‒6
x = 3 hoặc x = ‒3.
Do đó, phương trình đã cho có hai nghiệm là x = 3 và x = ‒3.
Vậy tổng hai nghiệm của phương trình là: 3 + (‒3) = 0.
Bài 27 trang 21 SBT Toán 9 Tập 1: Trong các cặp số (‒1; 0), (2; ‒2), (6; ‒1), (4; ‒3), có bao nhiêu cặp số là nghiệm của phương trình 3x + 5y = ‒3?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Phương trình: 3x + 5y = ‒3 (1)
Thay x = ‒1 và y = 0 vào phương trình (1) ta có: 3.(‒1) + 5.0 = ‒3;
Thay x = 2 và y = ‒2 vào phương trình (1) ta có: 3.2 + 5.(‒2) = ‒4 ≠ ‒3;
Thay x = 6 và y = ‒1 vào phương trình (1) ta có: 3.6 + 5.(‒1) = 13 ≠ ‒3;
Thay x = 4 và y = ‒3 vào phương trình (1) ta có: 3.4 + 5.(‒3) = ‒3;
Thay x = 0 và vào phương trình (1) ta có:
Vậy có 3 cặp số là nghiệm của phương trình 3x + 5y = ‒3, đó là các cặp số (‒1; 0), (4; ‒3),
Bài 28 trang 21 SBT Toán 9 Tập 1: Giải các phương trình sau:
Lời giải:
a) Điều kiện xác định: x ≠ 1 và x ≠ ‒1.
(x + 1)2 – (x – 1)2 = 16
x2 + 2x + 1 ‒ (x2 ‒ 2x + 1) = 16
x2 + 2x + 1 ‒ x2 + 2x ‒ 1 = 16
4x = 16
x = 4.
Ta thấy x = 4 thỏa mãn điều kiện xác định của phương trình.
Vậy phương trình đã cho có nghiệm x = 4.
b) Điều kiện xác định: x ≠ 0, x ≠ 2 và x ≠ ‒2.
2x – (x – 1)(x + 2) + (x – 4)(x – 2) = 0
2x ‒ (x2 + 2x – x ‒ 2) + (x2 ‒ 2x ‒ 4x + 8) = 0
2x – (x2 + x – 2) + (x2 – 6x + 8) = 0
2x ‒ x2 ‒ x + 2 + x2 ‒ 6x + 8 = 0
‒5x + 10 = 0
‒5x = ‒10
x = 2.
Ta thấy x = 2 không thỏa mãn điều kiện xác định của phương trình.
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.
Bài 29 trang 22 SBT Toán 9 Tập 1: Giải các hệ phương trình sau bằng phương pháp thế:
Lời giải:
a)
Từ phương trình (1a), ta có: x = 3y – 2. (3a)
Thế vào phương trình (2a) ta được: 7.(3y – 2) + 2y = 9. (4a)
Giải phương trình (4a):
7.(3y – 2) + 2y = 9
21y ‒ 14 + 2y = 9
23y = 23
y = 1.
Thay y = 1 vào phương trình (3a), ta có: x = 3.1 – 2 = 1.
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất (x; y) = (1; 1).
b)
Từ phương trình (1b), ta có:
suy ra hay
Thế vào phương trình (2b) ta được:
hay
Giải phương trình (4b):
y – 2 – 8y = –2.8
y – 2 – 8y = –16
–7y = –14
y = 2.
Thay y = 2 vào phương trình (3b) ta có:
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất (x; y) = (0; 2).
Bài 30 trang 22 SBT Toán 9 Tập 1: Giải các hệ phương trình sau bằng phương pháp cộng đại số:
Lời giải:
a)
Nhân hai vế của phương trình (1a) với 4, ta được hệ phương trình sau:
Trừ từng vế hai phương trình (3a) và (2a), ta nhận được phương trình:
3,8x = 3,8, suy ra x = 1.
Thay x = 1 vào phương trình (2a) ta có: ‒1 + 2y = 1. (4a)
Giải phương trình (4a):
‒1 + 2y = 1
2y = 2
y = 1.
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất (x; y) = (1; 1).
b)
Nhân hai vế của phương trình (1b) với 3, ta được hệ phương trình sau:
Cộng từng vế hai phương trình (3b) và (2b), ta nhận được phương trình:
0x + 0y = 2.
Phương trình trên vô nghiệm.
Vậy hệ phương trình đã cho vô nghiệm.
Bài 31 trang 22 SBT Toán 9 Tập 1: Hai khu công nghiệp A và B có tổng cộng 2 200 công nhân. Sau khi chuyển 100 công nhân ở khu A sang khu B thì số công nhân ở khu A bằng số công nhân ở khu B. Tính số công nhân ở mỗi khu công nghiệp lúc ban đầu.
Lời giải:
Gọi x, y (công nhân) lần lượt là số công nhân ở khu công nghiệp A, khu công nghiệp B lúc ban đầu với x, y ∈ ℕ*.
Theo bài, hai khu công nghiệp A và B có tổng cộng 2 200 công nhân nên ta có phương trình: x + y = 2 200. (1)
Khi chuyển 100 công nhân ở khu A sang khu B thì:
⦁ số công nhân ở khu A lúc này là x – 100 (công nhân), do đó số công nhân ở khu A là (công nhân).
⦁ số công nhân ở khu B lúc này là y + 100 (công nhân), do đó số công nhân ở khu B là (công nhân).
Theo bài, sau khi chuyển 100 công nhân ở khu A sang khu B thì số công nhân ở khu A bằng số công nhân ở khu B nên ta có phương trình:
Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình:
Nhân hai vế của phương trình (1) với 2 và nhân hai vế của phương trình (2) với 3, ta được hệ phương trình sau:
Trừ từng vế hai phương trình (3) và (4), ta nhận được phương trình:
hay y = 900.
Thay y = 900 vào phương trình (1) ta có: x + 900 = 2 200 hay x = 1 300.
Ta thấy x = 1 300, y = 900 thỏa mãn điều kiện.
Vậy số công nhân ở khu công nghiệp A và khu công nghiệp B lúc ban đầu lần lượt là 1 300 công nhân và 900 công nhân.
Bài 32 trang 22 SBT Toán 9 Tập 1: Một công ty du lịch tiến hành giảm giá cho gói du lịch loại A trong các dịp lễ:
– Tuần lễ kích cầu du lịch: Hà Nội đi Đà Lạt giảm 15% giá niêm yết, Hà Nội đi Huế giảm 10% giá niêm yết;
– Ngày lễ Quốc tế Lao động: Hà Nội đi Đà Lạt giảm 20% giá niêm yết, Hà Nội đi Huế giảm 15% giá niêm yết.
Trong tuần lễ kích cầu du lịch, nếu 3 gói du lịch loại A cho chuyến Hà Nội đi Đà Lạt và 2 gói du lịch loại A cho chuyến Hà Nội đi Huế thì khách hàng phải trả 15 000 000 đồng. Trong ngày lễ Quốc tế Lao động, nếu 2 gói du lịch loại A cho chuyến Hà Nội đi Đà Lạt và 3 gói du lịch loại A cho chuyến Hà Nội đi Huế thì khách hàng phải trả 14 810 000 đồng. Tính giá niêm yết của gói du lịch loại A cho chuyến Hà Nội đi Đà Lạt và chuyến Hà Nội đi Huế.
Lời giải:
Đổi 15 000 000 đồng = 15 triệu đồng; 14 810 000 đồng = 14,81 triệu đồng.
Gọi x (triệu đồng), y (triệu đồng) lần lượt là giá niêm yết của gói du lịch loại A cho chuyến Hà Nội đi Đà Lạt, chuyến Hà Nội đi Huế với x > 0, y > 0.
– Trong tuần lễ kích cầu du lịch:
⦁ 1 gói du lịch loại A cho chuyến Hà Nội đi Đà Lạt có giá là:
x.(100% – 15%) = x.85% = 0,85x (đồng);
⦁ 1 gói du lịch loại A cho chuyến Hà Nội đi Huế có giá là:
y.(100% – 10%) = y.90% = 0,9y (đồng).
– Trong ngày lễ Quốc tế Lao động:
⦁ 1 gói du lịch loại A cho chuyến Hà Nội đi Đà Lạt có giá là:
x.(100% – 20%) = x.80% = 0,8x (đồng);
⦁ 1 gói du lịch loại A cho chuyến Hà Nội đi Huế có giá là:
y.(100% – 15%) = y.85% = 0,85y (đồng).
Như vậy:
⦁ Trong tuần lễ kích cầu du lịch, 3 gói du lịch loại A cho chuyến Hà Nội đi Đà Lạt và 2 gói du lịch loại A cho chuyến Hà Nội đi Huế phải trả số tiền là:
3.0,85x + 2.0,9y = 2,55x + 1,8y (đồng).
⦁ Trong ngày lễ Quốc tế Lao động, 2 gói du lịch loại A cho chuyến Hà Nội đi Đà Lạt và 3 gói du lịch loại A cho chuyến Hà Nội đi Huế phải trả số tiền là:
2.0,8x + 3.0,85y = 1,6x + 2,55y (đồng).
Ta lập được hệ phương trình:
Nhân hai vế của phương trình (1) với 1,6 và nhân hai vế của phương trình (2) với 2,55, ta được hệ phương trình sau:
Trừ từng vế hai phương trình (4) và (3), ta nhận được phương trình:
3,6225y = 13,7655 hay y = 3,8.
Thay y = 3,8 vào phương trình (1) ta có: 2,55x + 1,8.3,8 = 15. (5)
Giải phương trình (5):
2,55x + 1,8.3,8 = 15
2,55x + 6,84 = 15
2,55x = 8,16
x = 3,2.
Ta thấy x = 3,2 và y = 3,8 thỏa mãn điều kiện.
Vậy giá niêm yết của gói du lịch loại A cho chuyến Hà Nội đi Đà Lạt và chuyến Hà Nội đi Huế lần lượt là 3,2 triệu đồng và 3,8 triệu đồng.
Bài 33 trang 22 SBT Toán 9 Tập 1: Một tam giác có chiều cao bằng cạnh đáy. Nếu tăng chiều cao thêm 3 dm và giảm cạnh đáy đi 3 dm thì diện tích của tam giác tăng thêm 6 dm2. Tính chiều cao và cạnh đáy của tam giác đó.
Lời giải:
Gọi x (dm), y (dm) lần lượt là chiều cao và độ dài cạnh đáy của tam giác với x > 0; y > 3.
Theo bài, tam giác có chiều cao bằng cạnh đáy nên
Diện tích tam giác là: (dm2).
Chiều cao của tam giác khi tăng thêm 3 dm là: x + 3 (dm).
Cạnh đáy của tam giác khi giảm đi 3 dm là: y – 3 (dm).
Diện tích tam giác lúc này là: (dm2).
Theo bài, nếu tăng chiều cao thêm 3 dm và giảm cạnh đáy đi 3 dm thì diện tích của tam giác tăng thêm 6 dm2 nên ta có phương trình:
(x + 3)(y – 3) = xy + 12
xy – 3x + 3y – 9 = xy + 12
xy – 3x + 3y – xy = 12 + 9
– 3x + 3y = 21
–x + y = 7. (2)
Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình:
Thế vào phương trình (2) ta có:
Giải phương trình (3):
y = 28.
Thay y = 28 vào phương trình (1) ta có:
Ta thấy x = 21 và y = 28 thỏa mãn điều kiện.
Vậy tam giác đó có chiều cao là 21 dm, cạnh đáy là 28 dm.
Bài 34 trang 22 SBT Toán 9 Tập 1: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể không chứa nước thì bể đó đầy nước sau 4 giờ 48 phút. Nếu vòi thứ nhất chảy trong 4 giờ và vòi thứ hai chảy trong 3 giờ thì cả hai vòi chảy được bể nước. Tính thời gian để mỗi vòi chảy riêng một mình đầy bể.
Lời giải:
Đổi 4 giờ 48 phút = 4,8 giờ.
Gọi x (giờ), y (giờ) lần lượt là thời gian vòi thứ nhất và vòi thứ hai chảy một mình được đầy bể (điều kiện x > 4,8 và y > 4,8).
⦁ Trong 1 giờ, vòi thứ nhất chảy một mình được (bể), vòi thứ hai chảy một mình được (bể).
Hai vòi nước cùng chảy vào một bể sau 4 giờ 48 phút giờ sẽ đầy, nên trong 1 giờ hai vòi cùng chảy thì được bể, ta có phương trình:
⦁ Trong 4 giờ vòi thứ nhất chảy một mình được (bể).
Trong 3 giờ vòi thứ hai chảy một mình được (bể).
Theo bài, nếu vòi thứ nhất chảy trong 4 giờ, vòi thứ hai chảy trong 3 giờ thì cả hai vòi chảy được bể nên ta có phương trình:
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
Nhân hai vế của phương trình (1) với 4, ta được hệ phương trình sau:
Trừ từng vế của phương trình (3) và (2), ta nhận được phương trình sau:
nên y = 12.
Thay y = 12 vào phương trình (1), ta được:
Giải phương trình (4):
Ta thấy x = 8 và y = 12 thỏa mãn điều kiện.
Vậy thời gian chảy riêng một mình để đầy bể của vòi thứ nhất và vòi thứ hai lần lượt là 8 giờ và 12 giờ.
Bài 35 trang 23 SBT Toán 9 Tập 1: Hai xe máy khởi hành cùng một lúc. Xe máy thứ nhất đi từ địa điểm A đến địa điểm B và xe máy thứ hai đi từ địa điểm B đến địa điểm A (trên cùng quãng đường). Tốc độ của xe máy thứ hai bằng tốc độ của xe máy thứ nhất và sau 2 giờ hai xe gặp nhau. Hỏi mỗi xe đi cả quãng đường AB trong bao lâu?
Lời giải:
Gọi x (km/h), y (km/h) lần lượt là tốc độ của xe máy thứ nhất, xe máy thứ hai với x > 0, y > 0.
Theo bài, tốc độ của xe máy thứ hai bằng tốc độ của xe máy thứ nhất nên ta có phương trình:
Sau 2 giờ, xe máy thứ nhất đi được quãng đường là: 2x (km) và xe máy thứ hai đi được quãng đường là: 2y (km).
Vì sau 2 giờ hai xe gặp nhau nên ta có:
2x + 2y = AB (trong đó AB là độ dài quãng đường AB).
Ta lập được hệ phương trình:
Thế (1) vào phương trình (2), ta nhận được phương trình:
p>Thay vào phương trình (1), ta được:
Như vậy, xe máy thứ nhất đi cả quãng đường AB trong: (giờ); xe máy thứ hai đi cả quãng đường AB trong: (giờ)
Bài 36 trang 23 SBT Toán 9 Tập 1: Ở Hình 5, cho hai hình chóp tứ giác đều S.ABCD và S.A’B’C’D’ có cùng chiều cao SH = S’H’ = 30 cm. Thể tích của hình chóp S.ABCD nhỏ hơn thể tích của hình chóp S.A’B’C’D’ là 240 cm3. Tính độ dài cạnh đáy của mỗi hình chóp, biết rằng A’B’ ‒ AB = 2 cm.
Lời giải:
Đặt AB = x (cm) và A’B = y (cm) với x > 0 và y > 0.
Theo bài, A’B’ ‒ AB = 2 cm nên ta có: y – x = 2. (1)
Diện tích đáy của hình chóp tứ giác đều S.ABCD là:
SABCD = AB2 = x2 (cm2).
Thể tích của hình chóp tứ giác đều S.ABCD là:
(cm3).
Diện tích đáy của hình chóp tứ giác đều S.A’B’C’D’ là:
SA’B’C’D’ = A’B’2 = y2 (cm2).
Thể tích của hình chóp tứ giác đều S.A’B’C’D’ là:
(cm3).
Theo bài, thể tích của hình chóp S.ABCD nhỏ hơn thể tích của hình chóp S.A’B’C’D’ là 240 cm3 nên ta có phương trình:
10y2 – 10x2 = 240
y2 – x2 = 24
(y – x)(y + x) = 24
2.(y + x) = 24 (do y – x = 2)
y + x = 12. (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
Cộng từng vế hai phương trình (1) và (20, ta nhận được phương trình:
2y = 14, suy ra y = 7.
Thay y = 7 vào phương trình (1), ta có: 7 – x = 2, suy ra x = 7 – 2 = 5.
Ta thấy x = 5 và y = 7 thỏa mãn điều kiện.
Vậy độ dài cạnh đáy của hình chóp S.ABCD và S’.A’B’C’D’ lần lượt là 5 cm và 7 cm.
Xem thêm Lời giải bài tập Toán 9 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Bất phương trình bậc nhất một ẩn
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 9 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 9 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 9 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Cánh diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Cánh diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 9 – Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 9 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 9 – Cánh diều