Sách bài tập KHTN 9 Bài 28 (Cánh diều): Protein

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Protein sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 28.

1 127 05/11/2024


Giải SBT KHTN 9 Bài 28: Protein

Bài 28.1 trang 69 Sách bài tập KHTN 9: Phân tử protein có

A. khối lượng rất lớn và cấu tạo phức tạp.

B. khối lượng nhỏ và cấu tạo đơn giản.

C. khối lượng nhỏ và cấu tạo phức tạp.

D. khối lượng lớn và cấu tạo đơn giản.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Protein có khối lượng phân tử rất lớn, thường từ vài vạn đến vài triệu amu và có cấu tạo rất phức tạp.

Bài 28.2 trang 69 Sách bài tập KHTN 9: Protein có nhiều trong

A. các loại rau xanh.

B. các loại củ.

C. các loại quả chín.

D. các loại thịt, cá, trứng, sữa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Protein có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa.

Bài 28.3 trang 69 Sách bài tập KHTN 9: Khi đun nóng protein trong dung dịch acid sẽ thu được

A. glucose.

B. acid acetic.

C. lipid.

D. hỗn hợp các amino acid.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khi đun nóng protein trong dung dịch acid sẽ thu được hỗn hợp các amino acid.

Bài 28.4 trang 69 Sách bài tập KHTN 9: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ ……. trong các câu sau đây.

Phân tử protein có cấu tạo ……(1)…… , được tạo thành từ các phân tử ……(2)…… liên kết với nhau bằng liên kết ……(3)…… Protein có trong ……(4)…… của cơ thể người và đóng vai trò …….(5)……. đối với hoạt động sống.

Lời giải:

(1): phức tạp, (2): amino acid, (3): peptide, (4): các bộ phận, (5): quan trọng.

Bài 28.5 trang 70 Sách bài tập KHTN 9: Chỉ ra những điểm chung về thành phần nguyên tố và đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và protein.

Lời giải:

- Đặc điểm chung về thành phần nguyên tố: đều có C, H, O.

- Đặc điểm chung về cấu tạo: đều là các polymer.

Bài 28.6 trang 70 Sách bài tập KHTN 9: Có các dung dịch sau: dung dịch glucose, dung dịch saccharose, dung dịch hồ tinh bột, dung dịch albumin. Nêu phương pháp phân biệt các dung dịch trên.

Lời giải:

- Đun nóng các dung dịch, nhận được dung dịch albumin.

- Cho các dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch iodine, nhận được dung dịch hồ tinh bột.

- Cho hai dung dịch còn lại tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3, trường hợp nào có phản ứng tráng bạc là glucose, trường hợp còn lại là saccharose.

Bài 28.7 trang 70 Sách bài tập KHTN 9: Một đoạn của phân tử protein có cấu tạo như sau:

Một đoạn của phân tử protein có cấu tạo như sau, Hãy chỉ ra những liên kết peptide có trong đoạn phân tử

Hãy chỉ ra những liên kết peptide có trong đoạn phân tử trên. Có bao nhiêu amino acid trong đoạn phân tử trên? Viết công thức cấu tạo của những amino acid đó.

Lời giải:

Liên kết peptide được khoanh tròn:

Một đoạn của phân tử protein có cấu tạo như sau, Hãy chỉ ra những liên kết peptide có trong đoạn phân tử

Chú ý: Liên kết peptide được tạo thành giữa hai đơn vị α – amino acid (học sinh sẽ được tìm hiểu kĩ ở lớp 12).

Các amino acid là:

Một đoạn của phân tử protein có cấu tạo như sau, Hãy chỉ ra những liên kết peptide có trong đoạn phân tử

Lý thuyết KHTN 9 Bài 28: Tinh bột và cellulose

I. KHÁI NIỆM PROTEIN

- Protein là hợp chất hữu cơ thiên có trong các bộ phận của cơ thể người, động vật và thực vật như: thịt, trứng, sữa, tóc, sừng, hạt,…

II. CẤU TẠO PHÂN TỬ

- Protein có khối lượng phân tử rất lớn, thường từ vài vạn đến vài triệu amu và có cấu tạo rất phức tạp.

- Khi thuỷ phân hoàn toàn protein trong dung dịch acid thu được hỗn hợp các amino acid. Amino acid đơn giản nhất là amino acetic acid (glycine) có công thức cấu tạo: H2N – CH2 – COOH.

- Protein gồm nhiều đơn vị amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide.

Ví dụ về liên kết peptide có trong protein:

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 28: Protein

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Phản ứng thuỷ phân

- Khi đun nóng protein trong dung dịch acid hoặc base, protein sẽ thuỷ phân tạo ra các amino acid theo sơ đồ:

Protein + Nước t°,acid/base Hỗn hợp amino acid

- Protein bị thuỷ phân dưới tác dụng của enzyme ở nhiệt độ thường.

2. Sự đông tụ

- Albumin (có nhiều trong lòng trắng trứng) và một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo. Albumin và nhiều protein khác bị đông tụ khi đun nóng hoặc khi có mặt acid, base.

3. Sự phân huỷ bởi nhiệt

- Khi đun nóng mạnh và không có nước, protein bị phân huỷ tạo ra những chất bay hơi, có mùi khét đặc trưng. Tóc, tơ tằm, và lông của các loại động vật (cừu, gà, vịt,…) khi cháy đều có mùi khét đặc trưng.

IV. VAI TRÒ CỦA PROTEIN ĐỐI VỚI CƠ THỂ NGƯỜI

- Protein có trong mọi bộ phân của cơ thể người và đóng vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động sống.

- Chức năng sinh học của protein rất đa dạng:

+ Một số protein có tính chất của hormone (như insulin);

+ Một số có vai trò xúc tác (như các enzyme);

+ Một số có vai trò vận chuyển các chất trong cơ thể (như hemoglobin),…

- Protein trong thức ăn đóng vai trò cung cấp các amino acid để cơ thể tổng hợp nên các loại protein đặc trưng của người. Chính vì vậy, để có đủ các loại amino acid cần thiết, chúng ta nên sử dụng đa dạng nguồn thực phẩm chứa protein.

1 127 05/11/2024