Sách bài tập KHTN 9 Bài 26 (Cánh diều): Glucose và saccharose

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 26: Glucose và saccharose sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 26.

1 164 05/11/2024


Giải SBT KHTN 9 Bài 26: Glucose và saccharose

Bài 26.1 trang 66 Sách bài tập KHTN 9: Công thức chung của carbohydrate là:

A. (CH2)nOm với n m.

B. Cn(H2O)m với n < m.

C. Cn(H2O)m với n > m.

D. Cn(H2O)m với n m.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Công thức chung của carbohydrate là Cn(H2O)m với n m.

Bài 26.2 trang 67 Sách bài tập KHTN 9: Trong thực vật, glucose thường có nhiều ở

A. lá.

B. quả chín.

C. rễ.

D. thân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong thực vật, glucose thường có nhiều ở quả chín.

Bài 26.3 trang 67 Sách bài tập KHTN 9: Chọn câu đúng trong các câu sau.

A. Cả glucose và saccharose đều ít tan trong nước.

B. Glucose ít tan trong nước còn saccharose tan tốt trong nước.

C. Glucose và saccharose đều tan tốt trong nước.

D. Glucose tan tốt trong nước còn saccharose ít tan trong nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Glucose và saccharose đều tan tốt trong nước.

Bài 26.4 trang 67 Sách bài tập KHTN 9: Chọn các từ thích hợp (lipid, glucose, saccharose, fructose) để điền vào chỗ ……… trong các câu sau:

a)……… tan tốt trong nước, là nguồn năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể người và động vật.

b)……… tan tốt trong nước, có nhiều trong cây mía. Đó là chất dinh dưỡng được cơ thể người hấp thụ và chuyển hoá dễ dàng thành ……… và ……….

c) Khi ăn quá nhiều các loại bánh ngọt, kẹo có chứa ………, có thể làm tăng nguy cơ béo phì và mắc bệnh tiểu đường.

d) Mía, củ cải đường, thốt nốt có nhiều ………. còn quả nho chín có nhiều …………

Lời giải:

a) Glucose.

b) Saccharose, glucose, fructose.

c) saccharose.

d) saccharose, glucose.

Bài 26.5 trang 67 Sách bài tập KHTN 9: Trước đây, người ta thường sử dụng phản ứng tráng bạc để sản xuất gương. Nếu trong quá trình trên có 1,8 gam glucose tham gia phản ứng tráng bạc thì sẽ có bao nhiêu gam Ag được tạo ra?

Lời giải:

nglucose=1,8180=0,01(mol)

PTHH: C6H12O6+Ag2ODdNH3,t°C6H12O7+2Ag

Theo PTHH: nAg=2nglucose=2.0,01=0,02(mol)

→mAg = 0,02 . 108 = 2,16 (g).

Bài 26.6 trang 67 Sách bài tập KHTN 9: Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau:

Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 9

Lời giải:

C12H22O11+H2Oacid/enzymeC6H12O6+C6H12O6Saccharose                                    Glucose     Fructose

C6H12O6+Ag2ODdNH3,t°C6H12O7+2AgGlucose

C6H12O6Enzyme,t°2C2H5OH+2CO2Glucose

Bài 26.7 trang 67 Sách bài tập KHTN 9: Glucose thường được pha vào dịch truyền với nồng độ 5% hoặc 10%. Nếu một người được truyền 500 gam dịch truyền chứa 5% glucose thì cơ thể người đó đã được cung cấp bao nhiêu gam glucose?

Lời giải:

mglucose = 500 . 5% = 500.5100 = 25 (g).

Vậy nếu một người được truyền 500 gam dịch truyền chứa 5% glucose thì cơ thể người đó đã được cung cấp 25 gam glucose.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 26: Glucose và saccharose

I. CARBOHYDRATE

- Carbohydrate là tên gọi cho một nhóm các hợp chất có chứa các nguyên tố C, H, O và có công thức chung là Cn(H2O)m trong đó nm

Ví dụ: Glucose (C6H12O6), saccharose (C12H22O11),…

II. GLUCOSE

1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí

- Glucose có công thức phân tử là C6H12O6.

- Trong thiên nhiên, glucose có trong hầu hết các bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả chín. Glucose cũng có trong cơ thể người và động vật.

- Ở điều kiện thường, glucose là chất rắn, dạng tinh thể không màu, vị ngọt, không mùi, tan tốt trong nước, có khối lượng riêng là 1,56 g/cm3.

2. Tính chất hoá học

a) Phản ứng tráng bạc

- Glucose tác dụng với hợp chất của bạc trong dung dịch NH3 tạo ra Ag.

Phương trình hoá học:

C6H12O6+Ag2ODdNH3,t°C6H12O7+2Ag

Phản ứng trên được gọi là phản ứng tráng bạc.

b) Phản ứng lên men rượu

- Dưới tác dụng của enzyme ở nhiệt độ thích hợp, glucose trong dung dịch sẽ chuyển thành ethylic alcohol theo phương trình hoá học:

C6H12O6Enzyme,t°2C2H5OH+2CO2

- Phản ứng này được sử dụng để sản xuất bia, rượu hay các loại đồ uống có cồn khác.

III. SACCHAROSE

1. Trạng thái thiên nhiên và tính chất vật lí

- Saccharose có công thức phân tử là C12H22O11.

- Trong tự nhiên, saccharose có trong nhiều loài thực vật như mía, củ cải đường, thốt nốt,… Trong nước ép mía, nồng độ saccharose có thể đạt tới 13%.

- Trong điều kiện thường, saccharose là chất rắn, dạng tinh thể không màu, vị ngọt, không mùi, tan tốt trong nước, có khối lượng riêng là 1,59 g/cm3.

2. Tính chất hoá học

- Ở nhiệt độ thích hợp, khi có mặt acid hoặc enzyme làm xúc tác, saccharose sẽ tác dụng với nước tạo thành glucose và fructose theo phương trình hoá học sau:

C12H22O11+H2Oacid/enzymeC6H12O6+C6H12O6                                                                         Glucose     Fructose

Phản ứng trên gọi là phản ứng thuỷ phân.

- Fructose có cấu tạo phân tử khác với glucose và ngọt hơn glucose. Trong tự nhiên, đường fructose có nhiều trong mật ong.

IV. ỨNG DỤNG

1. Vai trò và ứng dụng của glucose

- Glucose đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể người và động vật:

+ Glucose là nguồn năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là các tế bào não, hồng cầu và tế bào cơ.

+ Glucose luôn được duy trì ổn định trong máu và được dự trữ trong gan dưới dạng glycogen.

- Trong công nghiệp, glucose được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp dược phẩm: sản xuất vitamin C, dịch truyền,…

2. Ứng dụng, vai trò của saccharose với sức khoẻ

- Saccharose là loại đường phổ biến, có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong công nghiệp:

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 26: Glucose và saccharose

- Saccharose là một chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thụ và chuyển hoá dễ dàng thành glucose.

- Khi ăn quá nhiều các loại thực phẩm có chứa saccharose (các loại bánh ngọt, kẹo,…) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, sâu răng,… Vì vậy, cần sử dụng một cách hợp lí các thực phẩm có chứa saccharose để đảm bảo sức khoẻ và tránh mắc phải một số bệnh.

1 164 05/11/2024