Sách bài tập KHTN 9 Bài 18 (Cánh diều): Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 18.

1 110 01/11/2024


Giải SBT KHTN 9 Bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

Bài 18.1 trang 54 Sách bài tập KHTN 9: Đặc điểm nào sau đây không phải là của kim loại?

A. Có tính dẫn nhiệt.

B. Có xu hướng nhận electron để tạo anion.

C. Có ánh kim.

D. Dễ dát mỏng, dễ kéo sợi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Do kim loại có xu hướng nhường electron để tạo cation.

Bài 18.2 trang 54 Sách bài tập KHTN 9: Chọn những phát biểu sai về phi kim.

(a) Ở nhiệt độ phòng, các phi kim như chlorine, sulfur, oxygen đều ở thể khí.

(b) Carbon có ba dạng tồn tại phổ biến trong tự nhiên là kim cương, than chì và carbon vô định hình.

(c) Các phi kim có xu hướng nhường electron để tạo cation.

(d) Lưu huỳnh được sử dụng để lưu hoả cao su.

Lời giải:

Các phát biểu sai là (a), (c).

Phát biểu (a) sai vì ở nhiệt độ phòng sulfur tồn tại ở thể rắn.

Phát biểu (c) sai vì các phi kim có xu hướng nhận electron để tạo anion.

Bài 18.3 trang 54 Sách bài tập KHTN 9: Cho các đơn chất sau: lưu huỳnh (sulfur), đồng (copper), zinc, oxygen, carbon, aluminium, sodium, phosphorus.

a) Chất nào là kim loại?

b) Chất nào là phi kim và tồn tại thể rắn ở điều kiện thường?

c) Chất nào tồn tại ở thể khí ở điều kiện thường.

Lời giải:

a) Các chất là kim loại là: đồng (copper), zinc, aluminium, sodium.

b) Các chất là phi kim và tồn tại thể rắn ở điều kiện thường là: lưu huỳnh (sulfur), carbon, phosphorus.

c) Chất tồn tại ở thể khí ở điều kiện thường là: oxygen.

Bài 18.4 trang 54 Sách bài tập KHTN 9: Những đặc điểm nào dưới đây mô tả tính chất của kim loại và phi kim?

a) Hầu hết dẫn điện tốt.

b) Hầu hết dẫn nhiệt kém.

c) Hầu hết là chất rắn ở nhiệt độ phòng.

d) Một số chất ở thể khí.

e) Hầu hết có ánh kim khi chiếu sáng.

g) Khi tham gia các phản ứng hoá học, đơn chất này luôn có xu hướng tạo ra ion dương. h) Khi tham gia các phản ứng hoá học, đơn chất này thường có xu hướng tạo ra anion.

Lời giải:

- Các đặc điểm mô tả tính chất của kim loại: a, c, e, g.

- Các đặc điểm mô tả tính chất của phi kim: b, d, h.

Bài 18.5 trang 55 Sách bài tập KHTN 9: Điền các từ ngữ cho sẵn vào chỗ trống để có phát biểu đúng: tính cứng, tính dẻo, tính dẫn điện, ánh kim, tính dẫn nhiệt, tính hấp phụ.

a) Nhôm được dùng để làm nồi đun nấu bởi vì có .............................

b) Đồng được dùng để làm dây dẫn vì có .............................

c) Bạc được uốn cong thành đồ trang sức vì có .............................

đ) Than chì được dùng làm điện cực vì có ..............................

e) Than hoạt tính được dùng trong mặt nạ phòng độc, bình lọc nước vì có ...........................

g) Bề mặt các đồ trang sức bằng vàng hay bạc có vẻ sáng lấp lánh vì các kim loại đó có .............................

Lời giải:

a) Nhôm được dùng để làm nồi đun nấu bởi vì có tính dẫn nhiệt.

b) Đồng được dùng để làm dây dẫn vì có tính dẫn điện.

c) Bạc được uốn cong thành đồ trang sức vì có tính dẻo.

đ) Than chì được dùng làm điện cực vì có tính dẫn điện.

e) Than hoạt tính được dùng trong mặt nạ phòng độc, bình lọc nước vì có tính hấp phụ.

g) Bề mặt các đồ trang sức bằng vàng hay bạc có vẻ sáng lấp lánh vì các kim loại đó có ánh kim.

Bài 18.6 trang 55 Sách bài tập KHTN 9: Dưới đây là một số mô tả của các nguyên tố khác nhau ở nhiệt độ phòng. Cho biết các mô tả đó tương ứng với một kim loại hay phi kim.

a) Chất rắn màu bạc dẫn nhiệt tốt.

b) Chất khí không màu.

c) Chất rắn cứng và dẻo.

d) Chất lỏng màu nâu đỏ không dẫn điện.

e) Chất khí màu vàng lục.

g) Chất rắn có ánh kim, không dẫn điện và dẫn nhiệt kém.

Lời giải:

- Mô tả tương ứng với kim loại: a, c.

- Mô tả tương ứng với phi kim: b, d, e, g.

Bài 18.8 trang 55 Sách bài tập KHTN 9: Một số ấm đun nước bằng kim loại hoặc hợp kim thường có tay cầm bằng gỗ hoặc nhựa. Vì sao khi đun nóng ấm nước, sờ vào tay cầm không bị bỏng?

Lời giải:

Gỗ hoặc nhựa dẫn nhiệt kém, do đó khi đun nóng ấm nước, sờ vào tay cầm không bị bỏng.

Bài 18.9 trang 55 Sách bài tập KHTN 9: Nguyên tố phi kim X khi tác dụng với oxygen tạo ra hai oxide là Y và Z. Oxide Y là khí độc và oxide Z thường được dùng để dập tắt các đám cháy. Xác định các chất X, Y và Z

Lời giải:

Oxide Z thường được dùng để dập tắt các đám cháy → Z là CO2; vậy X là C (carbon), oxide Y là CO.

Bài 18.10 trang 55 Sách bài tập KHTN 9: Xác định các đơn chất trong các trường hợp sau:

a) Phi kim được sử dụng để khử trùng nước sinh hoạt.

b) Kim loại được dùng trong dây dẫn điện.

c) Kim loại được dùng làm đồ trang sức.

d) Phi kim cần thiết cho sự hô hấp của con người và sinh vật.

Lời giải:

a) Phi kim được sử dụng để khử trùng nước sinh hoạt: chlorine.

b) Kim loại được dùng trong dây dẫn điện: nhôm (aluminium), đồng (copper).

c) Kim loại được dùng làm đồ trang sức: vàng (gold), bạc (silver), bạch kim (platinum).

d) Phi kim cần thiết cho sự hô hấp của con người và sinh vật: oxygen.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

I. MỘT SỐ PHI KIM THƯỜNG GẶP TRONG ĐỜI SỐNG

Tính chất và ứng dụng của một số phi kim thường gặp:

Phi kim

Tính chất

Ứng dụng

Carbon

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

Kim cương, graphite (than chì) và carbon vô định hình là ba dạng tồn tại phổ biến của đơn chất carbon.

- Kim cương cứng trong suốt, không dẫn điện.

- Than chì mềm, màu xám

đen, dẫn điện.

- Carbon vô định hình (than hoạt tính, than gỗ, bồ hóng,...) xốp, màu đen.

- Kim cương được dùng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính.

- Than chì được dùng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì.

- Than hoạt tính có tính hấp phụ cao được dùng trong sản xuất mặt nạ phòng hơi độc, chất khử màu, khử mùi.

- Than mỏ, than gỗ được sử dụng làm nhiên liệu và dùng trong diều chế một số kim loại.

Lưu huỳnh

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

- Là chất rắn, màu vàng.

- Không tan trong nước.

- Dùng để sản xuất sulfuric acid trong công nghiệp.

- Dùng trong sản xuất dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu...

- Dùng để lưu hoá cao su.

Chlorine

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

- Là chất khí, màu vàng lục, mùi xốc, độc.

- Tan ít trong nước tan nhiều trong dung môi hữu cơ như benzene, ethanol,...

- Dùng để xử lí nước sinh hoạt.

- Dùng để sản xuất các chất tẩy trắng, sát trùng như nước Gia-ven và các chất vô cơ như HCl, KClO3, CaOCl2

- Dùng trong sản xuất các chất hữu cơ như vinyl chloride (tạo ra nhựa PVC), thuốc diệt côn trùng...

II. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN VỀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI

1. Tính chất vật lí

- Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở thể rắn (như lưu huỳnh, carbon, phosphorus,…), thể lỏng (như bromine) hoặc thể khí (như oxygen, nitơ, chlorine,…); hầu hết các kim loại tồn tại ở thế rắn (trừ thuỷ ngân ở thể lỏng).

- Khác với kim loại, hầu hết các nguyên tố phi kim thường không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp và không có ánh kim.

- Đa số phi kim có khối lượng riêng nhỏ.

Ví dụ: khối lượng riêng của lưu huỳnh là 2,07 g/cm3, của phosphorus là 1,82 g/cm3

2. Tính chất hoá học

a. Khả năng tạo ion dương và ion âm

- Khi tham gia phản ứng hoá học, các nguyên tử kim loại có xu hướng cho eletron để tạo ra các ion dương, còn các nguyên tử phi kim khi tác dụng với kim loại lại có xu hướng nhận electron để tạo thành các ion âm.

- Ví dụ: 2Na+St°Na2S

Trong phản ứng trên, nguyên tử Na cho 1 electron tạo ra ion dương Na+, nguyên tử S nhận 2 electron để tạo ra ion âm S2-.

b. Khả năng tạo oxide base và oxide acid

- Kim loại phản ứng được với oxygen thường tạo thành oxide base.

Ví dụ: 2Mg+O2t°2MgO

- Phi kim tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide acid.

Ví dụ: S+O2t°SO2

1 110 01/11/2024