Sách bài tập KHTN 9 Bài 25 (Cánh diều): Lipid và chất béo

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 25: Lipid và chất béo sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 25.

1 110 05/11/2024


Giải SBT KHTN 9 Bài 25: Lipid và chất béo

Bài 25.1 trang 65 Sách bài tập KHTN 9: Lipid là hợp chất hữu cơ

A. có trong động vật và không có trong thực vật.

B. có trong thực vật và không có trong động vật.

C. không có trong động vật, thực vật.

D. có trong động vật và thực vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Lipid là hợp chất hữu cơ có trong động vật và thực vật.

Ví dụ: Mỡ động vật giàu lipid; các loại thực vật lạc, vừng, đỗ … giàu lipid.

Bài 25.2 trang 65 Sách bài tập KHTN 9: Lipid tan được trong

A. nước và xăng.

B. dung dịch muối ăn và dầu hoả.

C. xăng, dầu hoả, benzene.

D. nước và benzene.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Lipid tan được trong xăng, dầu hoả, benzene,…

Bài 25.3 trang 66 Sách bài tập KHTN 9: Trong số các loại hạt ngô, đậu xanh, lạc (đậu phộng), gạo, loại chứa nhiều chất béo nhất là

A. lạc.

B. ngô.

C. gạo.

D. đậu xanh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Trong số các loại hạt ngô, đậu xanh, lạc (đậu phộng), gạo, loại chứa nhiều chất béo nhất là lạc.

Bài 25.4 trang 66 Sách bài tập KHTN 9: Khi cho dầu ăn vào ống nghiệm đựng nước và ống nghiệm đựng xăng, các hiện tượng quan sát được sẽ là:

A. Dầu ăn nổi trên mặt nước và trên mặt xăng.

B. Dầu ăn chìm xuống phía dưới nước và tan trong xăng.

C. Dầu ăn tan trong nước và tan trong xăng.

D. Dầu ăn nổi trên mặt nước và tan trong xăng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khi cho dầu ăn vào ống nghiệm đựng nước và ống nghiệm đựng xăng, các hiện tượng quan sát đưọc sẽ là dầu ăn nổi trên mặt nước và tan trong xăng.

Dầu ăn là lipid không tan trong nước nhưng tan trong một số dung môi hữu cơ như xăng, dầu hoả, benzene (C6H6),…

Bài 25.5 trang 66 Sách bài tập KHTN 9: Chất béo có công thức tổng quát là

A. (R)3COOC3H5.

B. (RCOO)3C3H5.

C. RCOO(C3H5)3.

D. R(COOC3H5)3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Chất béo có công thức tổng quát là (RCOO)3C3H5.

Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5,…

Bài 25.6 trang 66 Sách bài tập KHTN 9: Một triester của glycerol có công thức câu tạo như sau: Một triester của glycerol có công thức câu tạo trang 66 SBT Khoa học tự nhiên 9

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xà phòng hoá triester trên bằng dung dịch NaOH.

b) Tính khối lượng hỗn hợp muối tạo thành khi 1 mol triester trên phản ứng hết với dung dịch NaOH.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học:

Một triester của glycerol có công thức câu tạo trang 66 SBT Khoa học tự nhiên 9

b) ntriester = 1 (mol)

Theo PTHH: nmỗi muối tạo thành = ntriester = 1 (mol)

mhỗn hợp muối = 304 . 1 + 306 . 1 + 278 . 1 = 888 (g).

Vậy khối lượng hỗn hợp muối tạo thành khi 1 mol triester trên phản ứng hết với dung dịch NaOH là 888 gam.

Bài 25.7 trang 66 Sách bài tập KHTN 9: Khi đun nóng một triester của glycerol với acid béo trong dung dịch NaOH người ta thu được glycerol và hỗn hợp hai muối có công thức C17H35COONa và C17H33COONa với tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 1. Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của triester trên.

Lời giải:

Theo bài, ta có sơ đồ:

Cứ 1 mol triester + NaOH tạo ra 2 mol C17H35COONa + 1 mol C17H33COONa.

Vậy triester trên được tạo thành từ hai acid béo là C17H35COOH và C17H33COOH và tỉ lệ tương ứng của hai acid là 2 : 1.

Vậy công thức cấu tạo của triester có thể là:

Khi đun nóng một triester của glycerol với acid béo trong dung dịch NaOH người ta thu được glycerol

Lý thuyết KHTN 9 Bài 25: Lipid và chất béo

I. LIPID

- Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan trong một số dung môi hữu cơ như xăng, dầu hoả, benzene (C6H6),…

- Lipid gồm chất béo (dầu, mỡ), sáp,…

- Lipid có nhiều vai trò quan trọng về mặt sinh học như: tham gia vào cấu tạo tế bào và là thành phần chính của màng tế bào. Chất béo được tích luỹ trong các mô mỡ làm nguồn dự trữ năng lượng quan trọng của cơ thể.

II. CHẤT BÉO

1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí

- Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ trong thực vật, động vật. Dầu thường có nhiều ở hạt, củ, quả như lạc, dừa, ô liu,… Mỡ chủ yếu tập trung tại các mô mỡ trong cơ thể động vật.

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 25: Lipid và chất béo

- Trong điều kiện thường, chất béo ở trạng thái lỏng (dầu) hoặc rắn (mỡ). Chất béo nhẹ hơn nước; không tan trong nước; tan trong xăng, dầu hoả, benzene,…

2. Cấu tạo của chất béo

- Chất béo là triester của glycerol với acid béo:

+ Glycerol có công thức cấu tạo: Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 25: Lipid và chất béo

Công thức cấu tạo thu gọn: C3H5(OH)3

+ Acid béo thường có mạch không nhánh, có công thức chung là R – COOH, trong đó R có thể là: C17H35-, C17H33-, C15H31-,…

- Công thức tổng quát của chất béo được biểu diễn như sau: (RCOO)3C3H5.

Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5,…

3. Tính chất hoá học

- Khi đun nóng chất béo với dung dịch kiềm NaOH, KOH,…, chất béo sẽ chuyển hoá dần thành glycerol và muối của acid béo theo phương trình hoá học:

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH t° 3RCOONa + C3H5(OH)3

Phản ứng trên được sử dụng trong quá trình sản xuất xà phòng nên được gọi là là phản ứng xà phòng hoá.

Hỗn hợp muối sodium của các acid béo thu được dùng để sản xuất xà phòng.

4. Ứng dụng của chất béo

- Chất béo là nguồn dinh dưỡng quan trọng của người và động vật.

+ Chất béo tích luỹ trong các mô mỡ là nguồn dự trữ năng lượng lâu dài cho cơ thể.

+ Với cùng một khối lượng, chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể nhiều hơn so với chất bột hay chất đạm.

- Trong công nghiệp, chất béo chủ yếu được sử dụng để điều chế glycerol, xà phòng và các loại sữa tắm.

5. Sử dụng chất béo một cách hợp lí để có lợi cho sức khoẻ

- Chất béo là thành phần cơ bản trong khẩu phần ăn hằng ngày của con người, nếu ăn không đủ lượng chất béo cần thiết sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn chất béo quá mức cần thiết có thể dẫn đến các bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp, tiểu đường,…

- Để có lợi cho sức khoẻ, cần sử dụng chất béo một cách hợp lí:

+ Đảm bảo lượng chất béo cần thiết trong khẩu phần ăn hằng ngày phù hợp với lứa tuổi, giới tính và đặc thù nghề nghiệp.

+ Đảm bảo cân đối giữa tỉ lệ chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. Trong chất béo động vật có các thành phần cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, vì vậy, trẻ em cần tỉ lệ chất béo động vật cao hơn so với người trưởng thành.

1 110 05/11/2024