Chương VII Nghị định 96/2023/NĐ-CP: Điều kiện bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Số hiệu: | 96/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 30/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2024 |
Ngày công báo: | 26/01/2024 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Ngày 30/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, trong đó có quy định về thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức đanh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng.
Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghê, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Căn cứ phạm vi hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và quy định trên, cơ sở hướng dẫn thực hàng xây dựng nội dung thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến tổ chức hướng dẫn thực hành.
Nghị định 96/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 và thay thế Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối tượng hỗ trợ, cấp học bổng:
a) Học viên sau đại học trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, bác sỹ nội trú chuyên khoa chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu (sau đây gọi chung là học viên) tại cơ sở giáo dục thuộc khối ngành sức khỏe được Nhà nước hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt;
b) Học viên tại cơ sở giáo dục thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên, không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong kỳ xét cấp học bổng được Nhà nước cấp học bổng khuyến khích học tập.
Học bổng khuyến khích học tập đối với học viên tại cơ sở giáo dục thuộc khối ngành sức khỏe của tư nhân được thực hiện theo quy định hiện hành;
c) Học viên là người đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được Nhà nước cấp học bổng chính sách;
d) Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho học viên.
2. Trình tự, thủ tục cấp, xét học bổng; nguyên tắc hỗ trợ, cấp học bổng được thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Mức hỗ trợ, cấp học bổng:
a) Mức hỗ trợ học phí:
- Mức hỗ trợ học phí được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (sau đây viết tắt là Nghị định số 81/2021/NĐ-CP);
- Học viên tại cơ sở giáo dục thuộc khối ngành sức khỏe của tư nhân phải đóng phần chênh lệch giữa mức học phí thực tế của cơ sở giáo dục và mức hỗ trợ của nhà nước.
b) Mức hỗ trợ chi phí sinh hoạt được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm (sau đây viết tắt là Nghị định số 116/2020/NĐ-CP).
c) Mức học bổng khuyến khích học tập được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục (sau đây viết tắt là Nghị định số 84/2020/NĐ-CP).
d) Mức học bổng chính sách:
- Đối với học viên là người đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn: mức học bổng bằng 80% mức lương cơ sở/tháng;
- Đối với học viên là người đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: mức học bổng bằng 100% mức lương cơ sở/tháng.
4. Nguồn kinh phí thực hiện, việc lập dự toán, chi trả kinh phí hỗ trợ, cấp học bổng, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí, bồi hoàn kinh phí, thủ tục đăng ký hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt và học bổng chính sách thực hiện theo quy định tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2020/NĐ-CP, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.
1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát tính toán, xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo học viên sau đại học trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên khoa chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu cho năm tuyển sinh gửi cơ sở giáo dục được phép đào tạo trước ngày 31 tháng 01 hằng năm và công khai trên các phương tiện thông tin, truyền thông.
2. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh xác định hằng năm theo quy định, cơ sở giáo dục thông báo công khai rộng rãi cho các địa phương, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo giáo viên và thông báo lên cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo giáo viên.
3. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh xác định hằng năm của các cơ sở giáo dục và nhu cầu đào tạo của địa phương, cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu có nhu cầu quyết định thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo với cơ sở giáo dục theo một trong các hình thức sau:
a) Thực hiện giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên khoa chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu cho cơ sở giáo dục trực thuộc;
b) Đặt hàng đào tạo sau đại học trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên khoa chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu cho cơ sở giáo dục đã được phép đào tạo;
c) Đấu thầu lựa chọn cơ sở giáo dục cung cấp dịch vụ đào tạo sau đại học trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên khoa chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu.
4. Quyết định giao nhiệm vụ, hợp đồng đào tạo giữa cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu với các cơ sở giáo dục phải căn cứ trên cơ sở nhu cầu và kế hoạch đào tạo sau đại học các chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu theo từng năm, phù hợp với lộ trình kế hoạch phát triển giáo dục, kế hoạch đào tạo nhân lực y tế hằng năm và dài hạn của địa phương.
5. Việc giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo học viên sau đại học trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên khoa chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phân loại tự chủ nhóm 1, 2, 3 theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập được vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để có ý kiến về chủ trương đối với việc vay vốn đầu tư trước khi thực hiện. Đối với đơn vị có Hội đồng quản lý hoặc Hội đồng Trường, Hội đồng Đại học, đơn vị trình Hội đồng để có ý kiến về chủ trương đối với việc vay vốn đầu tư trước khi thực hiện. Nội dung báo cáo cơ quan quản lý cấp trên gồm:
a) Sự cần thiết;
b) Mục tiêu;
c) Quy mô, địa điểm thực hiện dự án sử dụng vốn vay;
d) Hình thức tổ chức hoạt động;
đ) Phương án về nhân lực để thực hiện các hoạt động từ các trang thiết bị hoặc cơ sở đầu tư từ vốn vay;
e) Thời gian thực hiện dự án: thời gian đầu tư xây dựng, thời gian hoạt động của dự án;
g) Tính khả thi của phương án vay vốn;
h) Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
3. Quy trình thủ tục vay vốn thực hiện theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng và các văn bản có liên quan.
4. Tài sản hình thành từ vay vốn được sử dụng làm tài sản thế chấp theo Luật dân sự và pháp luật hiện hành có liên quan.
5. Việc sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước được thuê, cho thuê tài sản là cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế để phục vụ hoạt động chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu. Việc thuê, cho thuê tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công, việc lựa chọn đơn vị thuê, cho thuê theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Thời gian thuê không quá thời gian hao mòn, khấu hao của tài sản theo quy định của pháp luật hoặc không quá vòng đời của tài sản.
2. Việc thuê, cho thuê dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi y tế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
1. Mua trả chậm, trả dần:
a) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước căn cứ vào tiêu chuẩn định mức thiết bị y tế, nguồn kinh phí của đơn vị mình để quyết định mua sắm thiết bị y tế theo hình thức mua trả chậm, trả dần;
b) Việc mua sắm thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu, trong đó phải nêu rõ cụ thể hình thức thanh toán theo hình thức trả chậm, trả dần tại hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị y tế.
2. Việc mượn thiết bị y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
3. Việc sử dụng các thiết bị y tế theo các hình thức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong khám bệnh, chữa bệnh được tính vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để thu của người bệnh hoặc được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định về pháp luật bảo hiểm y tế.
1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp nhận viện trợ bằng tiền, hỗ trợ kỹ thuật và hiện vật từ các cơ quan, tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam.
2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp nhận các khoản tài trợ, cho biếu, tặng bằng tiền, tài sản, phương tiện và hiện vật từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
3. Cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được nhận viện trợ, tài trợ, hỗ trợ tài sản phục vụ cho công tác phòng, chống dịch từ tổ chức cá nhân trong nước, ngoài nước không áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng. Sau khi công bố hết dịch thì xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
4. Tài sản, phương tiện và hiện vật (sau đây gọi chung là tài sản) được tài trợ nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân được sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng các tài sản này được thu của người bệnh hoặc được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm về chất lượng, dịch vụ y tế cung cấp từ các tài sản này và được sử dụng kinh phí của cơ sở để bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trong quá trình sử dụng.
1. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là số tiền phải trả cho mỗi dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, được tính theo từng dịch vụ, bao gồm:
a) Giá khám bệnh;
b) Giá ngày giường điều trị;
c) Giá dịch vụ kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc, thiết bị y tế, máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu chuyên môn khi thực hiện dịch vụ kỹ thuật thì được thu của người bệnh và thanh toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội các chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh liên quan để thực hiện dịch vụ kỹ thuật (nếu có) theo quy định.
2. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phân loại theo đối tượng sử dụng dịch vụ gồm:
a) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do bảo hiểm y tế thanh toán;
b) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước thanh toán;
c) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc danh mục do bảo hiểm y tế thanh toán mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu;
d) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu.
3. Giá thành toàn bộ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các cấu phần chi phí quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể như sau:
a) Chi phí nhân công:
- Chi phí nhân công đối với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước thanh toán, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc danh mục do bảo hiểm y tế thanh toán mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu bao gồm: tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản đóng góp theo quy định của viên chức, người lao động và nhân công thuê ngoài (nếu có) bao gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp; chi phí đặc thù tối đa không quá 50% chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương để chi trả thù lao cho các chuyên gia, thầy thuốc giỏi làm việc tại đơn vị;
- Chi phí nhân công đối với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu: được kết cấu vào giá dịch vụ theo mức chi trả tiền công cho người lao động. Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi trả tiền công cụ thể tương ứng với công việc thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc theo phương pháp so sánh để xác định đơn giá tiền công lao động.
b) Chi phí trực tiếp:
Các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và chi phí phát sinh tại khoa, phòng thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đó được tính vào chi phí trực tiếp (trừ chi phí khấu hao và chi phí nhân công), bao gồm:
- Chi phí thuốc, hóa chất, máu, chế phẩm máu và chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ trực tiếp (bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo quy định) để thực hiện dịch vụ kỹ thuật;
- Chi phí về nhiên liệu, năng lượng sử dụng gồm điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn;
- Các khoản chi phí trực tiếp khác: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế; duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định; mua thay thế công cụ, dụng cụ, thiết bị trực tiếp sử dụng để thực hiện dịch vụ kỹ thuật; chi phí ứng dụng hoặc thuê dịch vụ công nghệ thông tin; các chi phí trực tiếp khác.
c) Chi phí khấu hao thiết bị y tế, tài sản cố định theo quy định. Việc khấu hao thiết bị y tế chỉ áp dụng đối với các thiết bị y tế đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định.
d) Chi phí quản lý là chi phí của các đơn vị quản lý gián tiếp phục vụ để thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và chi phí cho các hoạt động dùng chung của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm:
- Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị y tế, tài sản cố định; chi kiểm định, hiệu chuẩn tài sản, mua sắm thiết bị, công cụ, dụng cụ, vật tư, phương tiện, văn phòng phẩm phục vụ cho bộ phận quản lý, gián tiếp và hoạt động chung của đơn vị;
- Chi phí bảo vệ môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn, chi phí quản lý chất lượng; chi phí đồng phục, trang phục, bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động, dự phòng lây nhiễm HIV, tiêm chủng cho công chức, viên chức, người lao động;
- Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học; nhận chuyển giao các kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn;
- Chi phí điện, nước, nhiên liệu; cước dịch vụ viễn thông, bưu chính; chi phí ứng dụng hoặc thuê công nghệ thông tin hoặc thuê dịch vụ, phần mềm quản lý; bảo đảm an ninh, an toàn người bệnh; vệ sinh, môi trường, xử lý chất thải; các chi phí thuê, mua ngoài khác phục vụ cho khám bệnh, chữa bệnh;
- Chi phí thuê phiên dịch, biên dịch; chi mua, in ấn, phô tô tài liệu, ấn phẩm dùng cho chuyên môn; chi phí cho công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu theo quy định;
- Các khoản phí, lệ phí, thuế (bao gồm cả thuế sử dụng đất), chi phí thuê đất dùng cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ (nếu có); bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm tài sản; chi phí phòng cháy và chữa cháy; chi phí quản lý chất lượng; chi phí liên quan đến bảo quản, hao hụt, hủy thuốc, vật tư; chi phí dự phòng rủi ro; chi phí về thanh lý, xử lý tài sản theo quy định;
- Lãi tiền vay (nếu có) và các khoản chi phí quản lý khác.
4. Không tính trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các khoản phụ cấp đặc thù bao gồm cả phụ cấp của nhân viên y tế do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật.
5. Phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp định giá theo phương pháp chi phí thì các cấu phần chi phí hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được xây dựng trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật (nếu có), mức chi phí dựa trên tiêu chí phân bổ phù hợp với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
6. Việc định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh dựa trên các căn cứ tại khoản 4 Điều 110 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
a) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu được tính đầy đủ các yếu tố chi phí quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đối với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do bảo hiểm y tế thanh toán; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước thanh toán; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc danh mục do bảo hiểm y tế thanh toán mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu: Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
7. Khi thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh:
a) Không yêu cầu liệt kê khối lượng chi tiết các cấu phần chi phí đã kết cấu vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không sử dụng định mức kinh tế kỹ thuật, mức chi phí sử dụng trong quá trình xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh làm căn cứ để thanh toán đối với từng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cụ thể;
c) Đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu: Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi được hưởng (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Phần chênh lệch giữa giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với mức thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế do người bệnh thanh toán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
8. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc danh mục do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước trên địa bàn. Phần chênh lệch giữa giá khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc danh mục do quỹ bảo hiểm y tế do người bệnh tự chi trả.
9. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 6 Điều 110 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau:
a) Dịch vụ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước trên địa bàn quản lý nhưng Bộ Y tế chưa quy định giá;
b) Dịch vụ mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế và các bộ, ngành không thực hiện nhưng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc địa phương thực hiện.
1. Kinh phí cho hoạt động cấp cứu ngoại viện được quy định như sau:
a) Ngân sách nhà nước bảo đảm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị hệ thống cơ sở cấp cứu ngoại viện của nhà nước, hệ thống tiếp nhận thông tin và điều phối cấp cứu của cơ sở cấp cứu ngoại viện của nhà nước theo quy định của Luật Đầu tư công;
b) Ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí vận chuyển và sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình vận chuyển cấp cứu đối với trường hợp tai nạn, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A theo giá dịch vụ được cấp có thẩm quyền quy định;
c) Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí quản lý, vận hành cơ sở cấp cứu ngoại viện của nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ về nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Tổ chức hệ thống cấp cứu ngoại viện, hệ thống tiếp nhận thông tin và điều phối cấp cứu của nhà nước trên địa bàn do địa phương quản lý, bảo đảm phù hợp với mô hình tổ chức đơn vị cung ứng dịch vụ này tại địa phương;
b) Bảo đảm ngân sách theo phân cấp ngân sách nhà nước để thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Huy động các nguồn lực xã hội, có các giải pháp để khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, thành lập cơ sở cấp cứu ngoại viện.
3. Công tác lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật.
1. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc, nuôi dưỡng cho người bệnh nhưng không có thân nhân bao gồm:
a) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh: thực hiện theo quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
b) Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho mỗi đối tượng trong thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng mức quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây viết tắt là Nghị định số 20/2021/NĐ-CP);
c) Được cấp trang bị các vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày: chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, dép, bàn chải đánh răng, băng vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ và các chi phí khác theo quy định;
d) Chi phí vận chuyển người bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến cơ sở trợ giúp xã hội. Căn cứ xác định chi phí vận chuyển là định mức tiêu hao nhiên liệu thực tế của phương tiện vận chuyển người bệnh.
2. Nguồn kinh phí thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế đối với trường hợp người bệnh có tham gia bảo hiểm y tế;
b) Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 2 Điều 111 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
c) Các nguồn tài trợ, huy động và các nguồn vốn hợp pháp khác;
d) Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
3. Lập dự toán và phương thức thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước:
Công tác lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, các quy định pháp luật có liên quan và quy định sau:
a) Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước:
- Hàng năm vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước tổng hợp kinh phí đã chi theo chế độ quy định tại khoản 1 Điều này năm trước sau khi trừ đi các nguồn kinh phí tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp;
- Cơ quan quản lý cấp trên xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách năm sau gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định hoàn trả cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao để hoàn trả, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước để thực hiện rút dự toán chuyển sang tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mở tại Kho bạc nhà nước.
b) Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân tham gia nuôi dưỡng, chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh không có thân nhân có văn bản gửi Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị hỗ trợ kinh phí đã chi theo chế độ quy định tại khoản 1 Điều này năm trước sau khi trừ đi các nguồn kinh phí tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này;
- Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét tổng hợp kinh phí đã chi theo chế độ của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân thuộc phạm vi quản lý gửi Cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính có trách nhiệm xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, giải quyết theo quy định.
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm về tính chính xác của số kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước cấp, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 73 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và khoản 2 Điều 95 Nghị định này được xem xét, hỗ trợ chi phí mai táng theo mức quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
2. Chi phí mai táng quy định tại khoản 1 Điều này và chi phí bảo quản hoặc thuê bảo quản thi thể trong thời gian chờ xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 73 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và khoản 2 Điều 95 Nghị định này do ngân sách địa phương bảo đảm.
1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh là loại hình bảo hiểm được sử dụng để chi trả chi phí bồi thường cho những thiệt hại do tai biến y khoa trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh xảy ra trong thời hạn bảo hiểm và chi phí khiếu kiện pháp lý liên quan tới tai biến y khoa đó, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 100 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được chủ động thỏa thuận bảo hiểm điều kiện bảo hiểm, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, mức phí bảo hiểm trên cơ sở đánh giá rủi ro của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và những yếu tố liên quan theo quy định pháp luật.
1. Đối với cơ sở ngoài công lập: do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự chi trả.
2. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập: thực hiện từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
PRECONDITIONS FOR HEALTHCARE OPERATIONS
Section 1. FUNDING FOR TRAINING, SCHOLARSHIPS AND LIVING EXPENSES
Article 113. Policies for grating support and scholarships to students majoring in psychiatry, anatomic pathology, forensic medicine, forensic psychiatry, infectious diseases or resuscitation in emergency care medicine
1. Eligible students:
a) Tuitions and living expenses of students who are attending postgraduate courses for master’s degree, doctorate degree, level-I or level-II specialty qualification, and specialty resident physicians majoring in psychiatry, anatomic pathology, forensic medicine, forensic psychiatry, infectious diseases or resuscitation in emergency care medicine (hereinafter referred to as “students”) at health training institutions shall be funded by the State;
b) Students at public health training institutions who are displaying good learning and training results, or better, and are not disciplined by reprimand or any severer form during the scholarship awarding period shall be eligible to incentive scholarships granted by the State.
Incentive scholarships granted to students of private health training institutions shall comply with regulations of law in force;
c) Students who are working for health facilities located in poor or extremely poor local areas shall be eligible to social service grants offered by the State;
d) The State solicits organizations and individuals to offer grants or scholarships or financial aid to students.
2. Procedures for considering and awarding scholarships; principles for supporting and awarding scholarships shall comply with regulations of law in force.
3. Rates of support and scholarships:
a) Support for tuitions:
- Financial support for tuitions shall be granted in accordance with the Government’s Decree No. 81/2021/ND-CP dated August 27, 2021 prescribing collection and management of tuitions by training institutions included in the national educational network and policies for tuition exemption and reduction, and funding for learning expenses, and service prices in education and training sector (hereinafter referred to as “Decree No. 81/2021/ND-CP”);
- Students of a private health training institution shall pay the difference between the tuition actually collected by that private health training institution and support amount granted by the State.
b) Financial support for living expenses shall be granted in accordance with the Government’s Decree No. 116/2020/ND-CP dated September 25, 2020 introducing policies for granting financial support for tuitions and living expenses of pedagogy students (hereinafter referred to as “Decree No. 116/2020/ND-CP”).
c) Values of incentive scholarships shall comply with the provisions of the Government’s Decree No. 84/2020/ND-CP dated July 17, 2020 elaborating the Law on Higher Education (hereinafter referred to as “Decree No. 84/2020/ND-CP”).
d) Values of social service scholarships:
- For students who are working for health facilities located in poor local areas: the scholarship shall equal 80% of the statutory pay rate per month;
- For students who are working for health facilities located in extremely poor local areas: the scholarship shall equal 100% of the statutory pay rate per month.
4. Funding sources, preparation of cost estimates, allocation of funding for granting financial support and scholarships, management, use and statement of funding, reimbursement of funding, procedures for application for financial support for tuitions, living expenses and scholarships shall comply with provisions of the Decree No. 84/2020/ND-CP, Decree No. 116/2020/ND-CP, and Decree No. 81/2021/ND-CP.
Article 114. Determination of training, task assignment, order placement or bidding demands
1. Every year, each provincial People's Committee shall review the calculation and determination of demands for recruitment and training of postgraduate students for master’s degree, doctorate degree, and specialty qualifications in psychiatry, anatomic pathology, forensic medicine, forensic psychiatry, infectious diseases or resuscitation in emergency care medicine for the enrolment year, and send review results to licensed training institutions by January 31 every year, and also publish the same on mass media.
2. Based on the enrolment target determined annually as prescribed, training institutions shall publicly inform such enrolment target to local areas, organizations and individuals in need of training teachers, and publish the same on the web portal of the Ministry of Education and Training of Vietnam and websites of teacher training institutions.
3. Based on the annually determined enrolment target of training institutions and local training demands, the authority in need of task assignment, order placement or bidding shall decide to assign tasks, place order or conduct bidding for training in one of the following forms:
a) Assign tasks of postgraduate training for master’s degree, doctorate degree, and specialty qualifications in psychiatry, anatomic pathology, forensic medicine, forensic psychiatry, infectious diseases or resuscitation in emergency care medicine to its affiliated training institutions;
b) Place orders for postgraduate training for master’s degree, doctorate degree, and specialty qualifications in psychiatry, anatomic pathology, forensic medicine, forensic psychiatry, infectious diseases or resuscitation in emergency care medicine to licensed training institutions;
c) Organize bidding for selecting qualified training institutions to provide postgraduate training for master’s degree, doctorate degree, and specialty qualifications in psychiatry, anatomic pathology, forensic medicine, forensic psychiatry, infectious diseases or resuscitation in emergency care medicine.
4. Task assignment decisions or training contracts between authorities that assign tasks, place orders or conduct bidding and training institutions must be established or made on the basis of annual demands and plan for postgraduate training in psychiatry, anatomic pathology, forensic medicine, forensic psychiatry, infectious diseases or resuscitation in emergency care medicine, and in conformity with the educational development plan, and local annual and long-term health personnel training plans.
5. Task assignment, order placement or bidding for postgraduate training for master’s degree, doctorate degree, and specialty qualifications in psychiatry, anatomic pathology, forensic medicine, forensic psychiatry, infectious diseases or resuscitation in emergency care medicine shall comply with provisions of the Government’s Decree No. 32/2019/ND-CP dated April 10, 2019 prescribing task assignment, order placement or bidding for provision of public services and products funded by state budget-derived funding for covering recurrent expenditures.
Section 2. WAYS TO CALL FOR SOCIAL INVESTMENTS IN HEALTHCARE
Article 115. Borrowing funds for investment in infrastructure and medical devices
1. Health facilities that are classified as group-1, 2 or 3 units according to regulations on financial autonomy of public administrative units may borrow funds for making investments in infrastructure and medical devices which are used to serve their operations.
2. Health facilities shall submit reports to get opinions from their supervisory authorities on borrowing funds for making investments. Where management board, school board or university board is available, reports shall be submitted to these boards for getting their opinions on borrowing funds for making investments. A report submitted to a supervisory authority shall, inter alia, include:
a) Necessity;
b) Objectives;
c) Scale and location of the project funded by borrowed funds;
d) Form of operation;
dd) Personnel plan for performing activities using medical devices or facilities invested using borrowed funds;
e) Project duration: investment and construction duration, and operating duration of the project;
g) Feasibility of the borrowing plan;
h) Socio-economic effectiveness of the project.
3. Borrowing procedures shall be followed in accordance with regulations of law on credit institutions and relevant documents.
4. Assets established from borrowed funds may be provided as collateral in accordance with provisions of the Civil Code and relevant laws.
5. Use of borrowed funds for making investments in accordance with relevant laws.
Article 116. Private sector involvement in healthcare
1. Public health facilities may lease or let out assets that are infrastructure facilities or medical devices to serve professional activities within the ambit of their assigned functions and tasks or to provide on-demand healthcare services. Leasing or letting out assets shall comply with regulations of law on management and use of public property; selection of lessees and lessors shall comply with regulations of law on bidding. Lease period shall not be longer than the depreciation period of assets as prescribed by law or shall not be longer than the life cycle of assets.
2. Leasing or letting out clinical services, sub-clinical services, non-medical services, pharmacy services or hospital management and operation services shall comply with provisions of the law on bidding and the law on management and use of public property.
Article 117. Buying under deferred or installment payment terms, and borrowing medical devices
1. Buying under deferred or installment payment terms:
a) Public health facilities shall, based on standards and norms on medical devices and their funding sources, decide to buy medical devices under deferred or installment payment terms;
b) Purchase of medical devices shall comply with regulations of the law on bidding, in which the payment method that is deferred or installment payment must be specified in bidding documents for purchase of medical devices.
2. Borrowing medical devices shall comply with regulations of the Civil Code.
3. Costs of use of medical devices in the forms specified in clauses 1 and 2 of this Article for providing healthcare services may be included in costs of healthcare services to be paid by patients or the health insurance fund in accordance with regulations of law on health insurance.
Article 118. Grants or aid from domestic and foreign organizations and individuals
1. Health facilities may receive financial aid, technical assistance and in-kind aid from international authorities and organizations and foreigners to serve their provision of healthcare services in accordance with regulations of law on management and use of official development assistance (ODA) and concessional loans from foreign sponsors, non-refundable aid which is not considered as ODA granted by foreign authorities, organizations and individuals to Vietnam.
2. Health facilities may receive grants or donations in cash, assets, materials and in kind from domestic and foreign authorities, organizations and individuals to service their provision of healthcare services in accordance with regulations of the law on anti-corruption, the law on management and use of public property and relevant laws.
3. Health facilities are allowed to receive grants, aid and support in property from domestic and foreign organizations and individuals to serve their epidemic prevention and control regardless of standards and norms for use of property. After announcing the end of the epidemic, such property shall be handled in accordance with regulations of law on management and use of public property.
4. Assets, materials and goods (hereinafter referred to as “assets”) which are received as grants but for which procedures for establishing all-people ownership are yet to be completed shall be used for provision of healthcare services. Costs of healthcare services provided with use of these assets shall be paid by patients or the health insurance fund in accordance with regulations of law on health insurance. Health facilities shall assume responsibility for quality of their healthcare services provided with use of these assets and may use their own funding for maintaining and repairing these assets during their use.
Section 3. Prices of healthcare services and funding for other activities in healthcare sector
Article 119. Prices of healthcare services
1. Price of healthcare services means total amount payable for each healthcare services, including:
a) Price of medical examination;
b) Price of hospital bed per day;
c) Price of technical service in healthcare. In case a patient needs to use drugs, medical devices, whole blood and blood products meeting the required standards when performing technical services, reasonable and legitimate expenses related to the performance of technical services (if any) shall be paid by the patient and the social insurance agency as prescribed.
2. Prices of healthcare services classified by service users include:
a) Prices of healthcare services paid by the health insurance fund;
b) Prices of healthcare services paid by state budget;
c) Prices of healthcare services which are not included in list of healthcare services covered by the health insurance fund and are not on-demand healthcare services;
d) Prices of on-demand healthcare services.
3. Total prices of healthcare services shall be composed of the factors specified in clause 2 Article 110 of the Law on Medical Examination and Treatment. To be specific:
a) Personnel costs:
- Personnel costs included in prices of healthcare services paid by the health insurance fund, prices of healthcare services paid by state budget, and prices of healthcare services which are not included in list of healthcare services covered by the health insurance fund and are not on-demand healthcare services include: salaries, wages, allowances and compulsory contributions of public employees, workers and outsourced personnel (if any), including direct and indirect personnel; specific costs which shall not exceed 50% of salaries and salary-based allowances to be paid to experts and outstanding physicians working at health facilities;
- Personnel costs included in prices of on-demand healthcare services shall equal wages paid to employees/ workers. The head of the health facility shall decide specific wages paid for specific tasks according to its internal spending regulations or collective bargaining agreement or adopting comparison method.
b) Direct costs:
Expenses incurred during the provision of healthcare services and those incurred by departments/wards providing such healthcare services may be considered as direct costs (except depreciation costs and personnel costs), including:
- Costs of drugs, chemicals, blood, blood products, and costs of raw materials, supplies, tools, instruments directly used (including costs of maintenance and losses thereof) for performing technical services;
- Costs of fuels and energy used, including electricity, water, fuels, waste treatment, environmental sanitation, and infection control;
- Other direct costs, including: costs of maintenance, repair, inspection and calibration of medical devices; costs of maintenance and repair of fixed assets; costs of replacement of tools, instruments and equipment directly used for performing technical services; costs of application or leasing of IT services; and other direct costs.
c) Depreciation costs of medical devices and fixed assets as prescribed. Only medical devices qualified as fixed assets may be depreciated.
d) General and administrative costs are those costs of indirect management units serving the provision of healthcare services and costs of general activities of a health facility, including:
- Costs of maintenance and repair of medical devices and fixed assets; costs of inspection and calibration of assets, purchase of devices, tools, instruments, materials, supplies and office stationery serving operation of management departments, indirect and general activities of the health facility;
- Costs of environmental protection, infection control, quality control; costs of uniforms, clothing, labor protective equipment, assurance of occupational safety and health, protection of workers’ health, prevention of HIV infection, and vaccination for officials, public employees and workers;
- Costs of training, scientific research; receipt of transfer of techniques, training for improvement of professional capacity;
- Costs of electricity, water and fuels; costs of telecommunication and postal services; costs of application or leasing of IT services or leasing of management services or software programs; assurance of security and safety of patients; hygiene, environmental protection and waste treatment; other costs of leasing and purchasing serving the provision of healthcare services;
- Costs of hiring interpreters and translators; costs of purchasing, printing and photocopying of documents and publications used in professional activities; costs of mass media and promotion of the health facility’s image and brand as prescribed;
- Fees, charges and taxes (including land use levies), costs of renting land used in business and service provision (if any); liability insurance in medical examination and treatment, asset insurance costs; costs of fire prevention and fighting; costs of quality management; costs of storage, loss and destruction of drugs and materials; risk prevention costs; costs associated with liquidation or disposal of assets as prescribed;
- Loan interests (if any) and other management expenses.
4. Prices of healthcare services exclude specific allowances, including allowances for health workers funded by state budget as prescribed by law.
5. Methods for pricing of healthcare services shall comply with regulations of the Ministry of Health of Vietnam. If cost method is employed, costs composing the price of a healthcare service shall be determined on the basis of technical-economic norms (if any), and appropriate costs of medical examination and treatment activities.
6. Pricing of healthcare services shall be based on the grounds specified in clause 4 Article 110 of the Law on Medical Examination and Treatment:
a) Prices of on-demand healthcare services shall include adequate cost factors specified in clause 3 of this Article;
b) Prices of healthcare services paid by the health insurance fund; prices of healthcare services paid by state budget; prices of healthcare services which are not included in the list of healthcare services covered by the health insurance fund and are not on-demand healthcare services: The Ministry of Health of Vietnam shall play the leading role and cooperate with the Ministry of Finance of Vietnam and the Ministry of Planning and Investment of Vietnam in requesting competent authorities to make consideration and decision.
7. Payment of healthcare costs:
a) Detailed declaration of cost factors included in prices of healthcare services is not required;
b) Technical economic norms and cost rates used in the compilation of prices of healthcare services shall not be used as the basis for making payment for each specific healthcare service;
c) Payment for on-demand healthcare services: The health insurance fund shall be liable for costs of healthcare services within the coverage scope (if any) as prescribed by the law on health insurance. Patients shall pay the difference between costs of on-demand healthcare services and amounts covered by the health insurance fund to health facilities.
8. Private health facilities that provide healthcare services covered by the health insurance fund shall be eligible to payment of costs of healthcare services according to the prices of healthcare services included in the list of healthcare services covered by the health insurance fund to be applied in local public health facilities with approval of provincial People’s Councils. Patients shall pay the difference between the cost of healthcare service charged by the private health facility and the price of that healthcare service specified in the list of healthcare services covered by the health insurance fund.
9. Provincial People’s Councils shall set specific prices of healthcare services as prescribed in clause 6 Article 110 of the Law on Medical Examination and Treatment and prices of the following healthcare services:
a) Services which are provided by public health facilities located within the areas under their authority and whose prices are yet to be set by the Ministry of Health of Vietnam;
b) Services which are not provided by health facilities affiliated to the Ministry of Health or other ministries but are provided by local health facilities.
Article 120. Funding for out-of-hospital emergency care
1. The funding for out-of-hospital emergency care is subject to the following provisions:
a) State budget's funding shall be provided for making investment in constructing facilities and equipment of the state-owned out-of-hospital emergency care facilities, and the system of receiving information and coordinating emergency services provided by these facilities in accordance with provisions of the Law on Public Investment;
b) State budget's funding shall be provided for paying costs of ambulance rides and charges for medical crew services on emergency ambulances in case of accidents, natural disasters, calamities or group-A infectious diseases according to service prices set by competent authorities;
c) State budget's funding for paying general and administrative expenses for management and operation of state-owned out-of-hospital emergency facilities shall be allocated in accordance with the Government’s regulations on financial sources of public administrative units.
2. Provincial People’s Committees shall:
a) organize the system of state-owned out-of-hospital emergency care facilities in local areas falling within their remit, and the system of receiving information and coordinating emergency services provided by these facilities in a manner that is suitable for the organizational model of these service providers in local areas;
b) allocate funding according to applicable regulations on hierarchical management of state budget for implementing the provisions in clause 1 of this Article;
c) mobilize social resources and adopt measures for encouraging organizations and individuals to make investment in or establish out-of-hospital emergency care facilities.
3. Preparation, allocation and implementation of estimates of costs covered by state budget’s funding, and statement thereof shall comply with regulations of the Law on public investment, the Law on state budget, the Law on accounting and their guiding documents.
Article 121. Costs of care, nursing, medical examination and treatment for patients without families in health facilities
1. Regimes for medical examination and treatment, care and nursing services provided for patients without families include:
a) Costs of healthcare services: comply with regulations on prices of healthcare services provided by health facilities promulgated by competent authorities;
b) The monthly nursing cost of each patient during his/her treatment at the health facility shall equal the rate prescribed in clause 1 Article 25 of the Government’s Decree No. 20/2021/ND-CP dated March 15, 2021 introducing social assistance policies for social protection beneficiaries (hereinafter referred to as “Decree No. 20/2021/ND-CP”);
c) Patients without families will be provided with tools and instruments serving their daily life such as blankets, curtains, sleeping mats, summer and winter clothes, underwear, sandals, toothbrush, monthly hygiene products for females and other costs as prescribed;
d) Costs of transfer of patients from health facilities to social assistance centers. Costs of patient transfer shall be determined according to costs of fuels actually consumed by vehicles used for transferring patients.
2. Funding shall be provided in the following order:
a) The health insurance fund shall cover costs of healthcare services within the maximum coverage percentages in accordance with regulations of the Law on health insurance, if patients hold valid health insurance cards;
b) Medical support funds as prescribed in clause 2 Article 111 of the Law on Medical Examination and Treatment;
c) Grants, mobilized funding and other lawful funding sources;
d) Funding derived from state budget according to regulations on hierarchical management of state budget.
3. Cost estimation and method for payment of state budget’s funding:
Preparation, allocation and implementation of estimates of costs covered by state budget’s funding, and statement thereof shall comply with regulations of the Law on state budget, relevant laws and the following provisions:
a) For public health facilities:
- Every year, at the time of preparation of the state budget estimates, public health facilities shall make consolidated reports on their funding used for making payment of costs prescribed in clause 1 of this Article in the previous year, after deducting funding sources mentioned in points a, b, c clause 2 of this Article, and send them to their supervisory authorities;
- These supervisory authorities shall consider and aggregate such payments in their annual state budget estimates which shall be sent to finance authorities of the same level for consolidation and submission to competent authorities for making reimbursement to health facilities;
- Based on state budget estimates allocated to make reimbursement, public health facilities shall withdraw estimated funding at state treasuries for transferring to their deposit accounts on public service charges opened at state treasuries.
b) For private health facilities:
- Private health facilities that provide care, nursing, medical examination and treatment services for patients without families shall send written request to health authorities affiliated to provincial People’s Committees for reimbursement of funding used for making payments as prescribed in clause 1 of this Article in the previous year, after deducting funding sources in points a, b, c clause 2 of this Article;
- Health authorities affiliated to provincial People’s Committees shall prepare consolidated reports on funding used for making prescribed payments of private health facilities within their management, and send them to finance authorities. Finance authorities shall consider and request provincial People’s Committees to make consideration as prescribed.
c) Health facilities shall assume responsibility for the accuracy of the funding amount allocated by state budget at their request, management, use and statement thereof in accordance with regulations of law.
Article 122. Costs of burial services for death cases specified in point b clause 1, point b clause 2 Article 73 of Law on Medical Examination and Treatment and clause 2 Article 95 of this Decree
1. Costs of burial services incurred by authorities, organizations and individuals providing burial services for the death cases specified in point b clause 1, point b clause 2 Article 73 of the Law on Medical Examination and Treatment and clause 2 Article 95 of this Decree may be reimbursed at the rates prescribed in clause 3 Article 25 of the Decree No. 20/2021/ND-CP.
2. Costs of burial services specified in clause 1 of this Article and costs of embalming or hired embalming services pending actions in point b clause 1 or point b clause 2 Article 73 of the Law on Medical Examination and Treatment and clause 2 Article 95 of this Decree shall be covered by local government budget.
Section 4. PROFESSIONAL LIABILITY INSURANCE IN HEALTHCARE
Article 123. Principles for professional liability insurance in healthcare
1. Professional liability insurance in healthcare is a type of insurance used to pay indemnities for damage caused by medical accidents occurring during the course of delivery of healthcare within the insurance policy period, and legal costs related to these medical accidents, except as specified in point d clause 2 Article 100 of the Law on Medical Examination and Treatment.
2. Insurers or branches of foreign non-life insurers and health facilities may proactively reach agreements on insurance conditions, limit on insurance liability, and premiums on the basis of assessment of risks to health facilities and relevant factors as prescribed by law.
Article 124. Funding for purchasing professional liability insurance in healthcare
1. Private health facilities shall use their own funding for purchasing professional liability insurance in healthcare.
2. For public health facilities: funding for purchasing professional liability insurance in healthcare is derived from financial sources of public administrative units according to the Government’s regulations on financial autonomy of public administrative units.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực