Chương III Nghị định 96/2023/NĐ-CP: Cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Số hiệu: | 96/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 30/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2024 |
Ngày công báo: | 26/01/2024 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Ngày 30/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, trong đó có quy định về thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức đanh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng.
Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghê, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Căn cứ phạm vi hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và quy định trên, cơ sở hướng dẫn thực hàng xây dựng nội dung thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến tổ chức hướng dẫn thực hành.
Nghị định 96/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 và thay thế Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bệnh viện bao gồm các hình thức sau đây:
a) Bệnh viện đa khoa;
b) Bệnh viện y học cổ truyền;
c) Bệnh viện răng hàm mặt;
d) Bệnh viện chuyên khoa.
2. Phòng khám bao gồm các hình thức sau đây:
a) Phòng khám đa khoa;
b) Phòng khám chuyên khoa;
c) Phòng khám liên chuyên khoa;
d) Phòng khám bác sỹ y khoa;
đ) Phòng khám y học cổ truyền;
e) Phòng khám răng hàm mặt;
g) Phòng khám dinh dưỡng;
h) Phòng khám y sỹ đa khoa.
3. Trạm y tế.
4. Nhà hộ sinh.
5. Phòng chẩn trị y học cổ truyền.
6. Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng bao gồm các hình thức sau đây:
a) Cơ sở xét nghiệm;
b) Cơ sở chẩn đoán hình ảnh;
c) Cơ sở xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình.
8. Cơ sở kỹ thuật phục hình răng.
9. Cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng.
10. Cơ sở tâm lý lâm sàng.
11. Cơ sở dịch vụ điều dưỡng.
12. Cơ sở dịch vụ hộ sinh.
13. Cơ sở chăm sóc giảm nhẹ.
14. Cơ sở cấp cứu ngoại viện.
15. Cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ.
16. Cơ sở lọc máu.
1. Quy mô: có quy mô phù hợp với từng hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Cơ sở vật chất:
a) Có địa điểm cố định đáp ứng các quy định của pháp luật về: an toàn chịu lực, phòng cháy và chữa cháy, kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường, an toàn bức xạ (nếu có); bảo đảm đủ điện, nước phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có biển hiệu, có sơ đồ và biển chỉ dẫn đến các khoa, phòng, bộ phận chuyên môn, hành chính;
c) Trường hợp có thêm cơ sở không cùng trong khuôn viên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đáp ứng các điều kiện cụ thể đối với từng hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 39 Nghị định này.
3. Có thiết bị y tế phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động đăng ký.
4. Nhân sự:
a) Có đủ người hành nghề theo quy mô, danh mục kỹ thuật và đạt tỷ lệ người hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (bao gồm cả người hành nghề đã được cơ quan cấp phép thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề nhưng không tiếp tục làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân và vẫn tiếp tục sử dụng giấy phép hành nghề đã được cấp);
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề toàn thời gian của cơ sở và có phạm vi hành nghề phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, có thời gian hành nghề ở phạm vi đó tối thiểu 36 tháng, trừ trường hợp người hành nghề có chức danh là lương y, người có bài thuốc gia truyền, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì giấy phép hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hành nghề phù hợp với một trong các chuyên khoa mà cơ sở đăng ký hoạt động;
c) Người phụ trách bộ phận chuyên môn, đơn vị chuyên môn của cơ sở phải có giấy phép hành nghề phù hợp với chuyên khoa đó và phải là người hành nghề toàn thời gian tại cơ sở;
d) Người hành nghề phải được phân công công việc đúng phạm vi hành nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có người hành nghề đã được cấp giấy phép hành nghề với một trong các chức danh là bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm y học hoặc chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm;
e) Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có người hành nghề đã được cấp giấy phép hành nghề với một trong các chức danh là bác sỹ chuyên khoa kỹ thuật hình ảnh y học hoặc chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh;
g) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, kỹ sư công nghệ sinh học, cử nhân công nghệ sinh học và các đối tượng khác, sau đây gọi là người làm việc) được phép thực hiện các hoạt động chuyên môn theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn và khả năng của người đó;
h) Trường hợp người hành nghề là giảng viên của cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe đồng thời làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở thực hành của cơ sở đào tạo đó thì được kiêm nhiệm làm lãnh đạo các khoa, bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Cơ sở có tổ chức hoạt động khám sức khỏe ngoài việc phải được tổ chức theo hình thức bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa còn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
a) Phải có đủ các bộ phận khám lâm sàng, cận lâm sàng, nhân lực và thiết bị y tế cần thiết để khám, phát hiện được tình trạng sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe và mẫu phiếu khám sức khỏe được ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn khám sức khỏe;
b) Bảo đảm liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế hoặc cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế.
6. Cơ sở có tổ chức hoạt động khám, điều trị HIV/AIDS ngoài việc phải được tổ chức theo hình thức bệnh viện hoặc phòng khám còn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở vật chất: có diện tích tối thiểu 18m2 (không bao gồm khu vực chờ khám), được chia thành hai buồng để thực hiện chức năng khám bệnh và tư vấn cho người bệnh;
b) Nhân sự: người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám, điều trị HIV/AIDS phải là người hành nghề có chức danh chuyên môn là bác sỹ và có chứng nhận đã được đào tạo, tập huấn về khám, điều trị HIV/AIDS do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp;
c) Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.
7. Cơ sở có tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh nghề nghiệp ngoài việc phải được tổ chức theo hình thức bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa hoặc phòng khám liên chuyên khoa hoặc phòng khám chuyên khoa hoặc phòng khám bác sỹ y khoa còn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
a) Thực hiện được kỹ thuật xét nghiệm sinh hóa phù hợp với hướng dẫn chẩn đoán bệnh nghề nghiệp mà cơ sở dự kiến thực hiện.
b) Có thiết bị y tế phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật và danh mục bệnh nghề nghiệp đăng ký khám bệnh, chữa bệnh.
c) Người thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh nghề nghiệp phải có giấy phép hành nghề với chức danh là bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa có chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y học dự phòng và có chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp.
d) Trường hợp tổ chức theo hình thức cơ sở độc lập chỉ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh nghề nghiệp thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là bác sỹ có giấy phép hành nghề chuyên khoa bệnh nghề nghiệp hoặc bác sỹ có giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề chuyên khoa và có chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp hoặc bác sỹ có giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề y khoa và có chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp;
- Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tối thiểu 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề.
8. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức hoạt động xét nghiệm HIV/AIDS ngoài việc phải được tổ chức theo hình thức bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa hoặc phòng khám liên chuyên khoa hoặc phòng khám chuyên khoa hoặc phòng khám bác sỹ y khoa hoặc cơ sở dịch vụ cận lâm sàng còn phải đáp ứng thêm các điều kiện quy định tại Nghị định số 75/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV.
9. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức hoạt động sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ngoài việc phải được tổ chức theo hình thức bệnh viện còn phải đáp ứng thêm các điều kiện quy định tại Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
10. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 39 Nghị định này được cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và điều trị dự phòng.
11. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động theo một trong các hình thức quy định tại Điều 39 Nghị định này được cung cấp dịch vụ của các hình thức tổ chức khác hoặc cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh đối với HIV/AIDS hoặc bệnh nghề nghiệp nếu đủ điều kiện của hình thức tổ chức đó.
Trường hợp đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ của các hình thức tổ chức khác hoặc đủ điều kiện cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, khám, điều trị HIV/AIDS tại thời điểm đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động thì được lập đề nghị thẩm định đối với dịch vụ đó đồng thời với thẩm định cấp giấy phép hoạt động.
Trường hợp đáp ứng các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động thì thực hiện theo thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động. Riêng đối với trường hợp cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, khám, điều trị HIV/AIDS thì không phải thực hiện việc điều chỉnh giấy phép hoạt động nhưng phải thực hiện thủ tục công bố theo quy định tại Điều 69 Nghị định này.
Trường hợp thực hiện cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình thì phải có người hành nghề với chức danh là bác sỹ đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có phạm vi hành nghề chuyên khoa y học gia đình;
- Có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 03 tháng;
- Có giấy chứng nhận theo học từng đợt học có các nội dung ghi trong giấy xác nhận hoặc tín chỉ hoặc chương trình đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình với tổng thời gian tối thiểu 03 tháng.
12. Cơ sở có cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ dưới đây hoặc có sử dụng sản phẩm có tác dụng dược lý phải được thành lập theo một trong các hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa hoặc phòng khám chuyên khoa:
a) Dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) nhằm:
- Làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, tăng cân nặng, giảm cân nặng (giảm béo, giảm mỡ cơ thể);
- Khắc phục khiếm khuyết hoặc tạo hình theo ý muốn đối với các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người);
- Tái tạo, phục hồi tế bào hoặc bộ phận hoặc chức năng cơ thể người.
b) Dịch vụ xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm.
13. Trường hợp là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
a) Các điều kiện cụ thể khác tương ứng với hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận.
b) Có nguồn tài chính cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
c) Biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ghi rõ là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, bệnh viện phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Quy mô bệnh viện:
a) Bệnh viện đa khoa: tối thiểu 30 giường bệnh;
b) Bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện răng hàm mặt: tối thiểu 20 giường bệnh;
c) Bệnh viện chuyên khoa: tối thiểu 20 giường bệnh; riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt: tối thiểu 10 giường bệnh.
2. Cơ sở vật chất:
a) Bố trí các bộ phận chuyên môn phù hợp chức năng của từng bộ phận, thuận tiện cho việc khám bệnh, chữa bệnh;
b) Đáp ứng các yêu cầu về xây dựng theo quy định của pháp luật, trong đó: bảo đảm diện tích sàn xây dựng tối thiểu 50 m2/giường bệnh; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt tối thiểu 10 m, bảo đảm lối đi cho xe cứu thương ra vào khu vực cấp cứu; các phòng khám trong bệnh viện phải đáp ứng các yêu cầu về diện tích tối thiểu bằng diện tích của các phòng khám tương ứng quy định tại các Điều 42, 43, 45, 46, điểm b, c khoản 1 Điều 47, Điều 53 Nghị định này;
c) Trường hợp bệnh viện có bộ phận chuyên môn không cùng trong một khuôn viên thì phải có sự kết nối về hạ tầng giao thông giữa các bộ phận để bảo đảm an toàn cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.
3. Phương tiện vận chuyển: có phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, phải có hợp đồng với cơ sở trên địa bàn có chức năng cung cấp dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh.
4. Tổ chức:
a) Ban lãnh đạo, quản lý bệnh viện.
b) Các bộ phận chuyên môn:
Bệnh viện được tổ chức theo các bộ phận chuyên môn về khám bệnh, lâm sàng, cận lâm sàng, khoa dược và phụ trợ, bao gồm:
- Khoa khám bệnh: có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu, phòng khám, phòng thực hiện kỹ thuật, thủ thuật (nếu thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật);
- Khoa lâm sàng: có tối thiểu hai trong bốn khoa nội, ngoại, sản, nhi đối với bệnh viện đa khoa hoặc một khoa lâm sàng phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đối với bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện răng hàm mặt;
- Khoa cận lâm sàng: có tối thiểu một phòng xét nghiệm và một phòng chẩn đoán hình ảnh. Riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt nếu không có bộ phận chẩn đoán hình ảnh thì phải có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động có bộ phận chẩn đoán hình ảnh;
- Khoa dược;
- Khoa dinh dưỡng đối với bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên; mỗi 100 giường bệnh phải có tối thiểu 01 người làm chuyên môn về dinh dưỡng. Bộ phận dinh dưỡng lâm sàng hoặc có người phụ trách dinh dưỡng đối với bệnh viện có quy mô dưới 100 giường bệnh; người làm công tác dinh dưỡng phải là cử nhân dinh dưỡng hoặc người hành nghề có chức danh bác sỹ có chứng chỉ đào tạo 06 tháng trở lên về dinh dưỡng lâm sàng hoặc điều dưỡng có trình độ đại học và có chứng chỉ đào tạo 06 tháng trở lên về dinh dưỡng lâm sàng;
- Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn đối với bệnh viện có quy mô từ 150 giường bệnh trở lên; mỗi 150 giường bệnh có tối thiểu 01 nhân viên giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn. Bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn đối với bệnh viện có quy mô dưới 150 giường bệnh; người làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phải có trình độ đại học trở lên thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bằng đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn;
- Các bộ phận chuyên môn khác trong bệnh viện phải phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ.
c) Có các phòng, bộ phận để thực hiện các chức năng về kế hoạch tổng hợp, tổ chức nhân sự, quản lý chất lượng, điều dưỡng, tài chính kế toán, công nghệ thông tin, thiết bị y tế và các chức năng cần thiết khác.
d) Tùy điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc thành lập bộ phận chuyên môn theo hình thức liên chuyên khoa; người phụ trách chuyên môn của khoa này phải có giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề phù hợp với tối thiểu một trong các chuyên khoa. Trường hợp không đủ điều kiện để thành lập khoa thì được thành lập đơn nguyên thuộc các khoa lâm sàng; người phụ trách đơn nguyên này phải có giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề phù hợp với chuyên khoa của đơn nguyên đó.
đ) Không cấp giấy phép hoạt động đối với bộ phận chuyên môn là viện, trung tâm trực thuộc và nằm trong khuôn viên của bệnh viện; các viện, trung tâm này và các đơn vị chuyên môn của các viện, trung tâm phải có người phụ trách chuyên môn đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này.
5. Nhân sự:
a) Số lượng người hành nghề toàn thời gian trong từng khoa phải đạt tỷ lệ tối thiểu 70% trên tổng số người hành nghề trong khoa;
b) Trưởng các bộ phận chuyên môn của bệnh viện phải là người hành nghề toàn thời gian của bệnh viện và có giấy phép hành nghề phù hợp với chuyên khoa của bộ phận chuyên môn được giao phụ trách, có thời gian hành nghề về chuyên khoa đó tối thiểu 36 tháng. Trường hợp người hành nghề là giảng viên của cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe đồng thời làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở thực hành của cơ sở đào tạo đó thì được kiêm nhiệm lãnh đạo khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Trưởng bộ phận chuyên môn khác không thuộc đối tượng cấp giấy phép hành nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phù hợp với công việc được giao và phải là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện.
6. Bệnh viện phải thực hiện điều trị nội trú, tổ chức trực chuyên môn 24/24 giờ của tất cả các ngày.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, phòng khám đa khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Quy mô, cơ cấu tổ chức phòng khám:
a) Có từ ba chuyên khoa trở lên trong đó có tối thiểu hai trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi; có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh); có phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu), phòng lưu người bệnh;
b) Trường hợp phòng khám đa khoa đáp ứng đủ điều kiện tương ứng với các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 39 Nghị định này (trừ hình thức tổ chức bệnh viện) thì được bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng với hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
2. Cơ sở vật chất, nhân sự:
a) Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu diện tích như sau:
- Phòng cấp cứu có diện tích tối thiểu 12 m2;
- Phòng lưu người bệnh có diện tích tối thiểu 15 m2; có tối thiểu từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích phải bảo đảm tối thiểu 05 m2 trên một giường bệnh;
- Các phòng khám chuyên khoa có diện tích tối thiểu 10 m2;
- Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám chuyên khoa phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10 m2; nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2.
b) Có khu vực tiệt khuẩn để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt khuẩn lại hoặc có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiệt khuẩn dụng cụ.
c) Trường hợp thực hiện chế biến, bào chế thuốc cổ truyền thì phải đáp ứng tiêu chuẩn chế biến, bào chế thuốc cổ truyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Quy mô, cơ cấu tổ chức phòng khám:
a) Có tối thiểu một chuyên khoa;
b) Trường hợp phòng khám chuyên khoa đáp ứng đủ điều kiện tương ứng với các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 39 Nghị định này (trừ hình thức bệnh viện) thì được bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng với hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó nhưng tối đa không quá 03 hình thức tổ chức.
2. Cơ sở vật chất:
a) Phòng khám phải có nơi đón tiếp người bệnh, phòng khám bệnh có diện tích tối thiểu 10 m2;
b) Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám bệnh phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10 m2; nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2;
c) Có khu vực tiệt khuẩn để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt khuẩn lại hoặc có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiệt khuẩn dụng cụ.
3. Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, phòng khám liên chuyên khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Quy mô, cơ cấu tổ chức phòng khám:
a) Có tối thiểu hai chuyên khoa (không bao gồm nội, ngoại, sản, nhi);
b) Trường hợp phòng khám liên chuyên khoa đáp ứng đủ điều kiện tương ứng với các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 39 Nghị định này (trừ hình thức bệnh viện) thì phòng khám liên chuyên khoa được bổ sung quy mô và phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng với hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó nhưng tối đa không quá 03 hình thức tổ chức.
2. Cơ sở vật chất:
Với từng phòng khám chuyên khoa trong phòng khám liên chuyên khoa phải đáp ứng khoản 2 Điều 43 Nghị định này.
3. Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.
4. Người phụ trách từng phòng khám chuyên khoa trong phòng khám liên chuyên khoa phải là người hành nghề toàn thời gian của phòng khám và có phạm vi hành nghề phù hợp với chuyên khoa của phòng khám chuyên khoa mà mình phụ trách, có thời gian hành nghề ở phạm vi đó tối thiểu 36 tháng.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, phòng khám bác sỹ y khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Quy mô, cơ cấu tổ chức phòng khám: phòng khám bác sỹ y khoa là hình thức phòng khám do một người có hành nghề được cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh là bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa.
2. Cơ sở vật chất:
a) Phòng khám phải có nơi đón tiếp người bệnh, phòng khám bệnh có diện tích tối thiểu 10 m2;
b) Có khu vực tiệt khuẩn để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt khuẩn lại hoặc có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiệt khuẩn dụng cụ;
c) Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám bệnh phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10 m2; nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2.
3. Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, phòng khám y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Cơ sở vật chất:
a) Phòng khám phải có nơi đón tiếp người bệnh, phòng khám bệnh có diện tích tối thiểu 10 m2.
b) Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
- Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám bệnh phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10 m2; nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2;
- Trường hợp có xông hơi thuốc thì phải có phòng xông hơi có diện tích tối thiểu 02 m2 và phải kín nhưng đủ ánh sáng;
- Trường hợp thực hiện chế biến, bào chế thuốc cổ truyền thì phải đáp ứng tiêu chuẩn chế biến, bào chế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh:
a) Nếu thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc:
- Có tủ thuốc, các vị thuốc được đựng trong ô kéo hoặc trong chai lọ thủy tinh hoặc nhựa trắng có nắp và ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài;
- Có cân thuốc và phân chia các vị thuốc theo thang, giấy gói thuốc.
b) Trường hợp thực hiện việc châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt phải có tối thiểu các thiết bị sau:
- Có giường châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;
- Có đủ dụng cụ để châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;
- Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vựng châm.
c) Trường hợp có xông hơi thuốc: phải có hệ thống tạo hơi thuốc, van điều chỉnh, có bảng hướng dẫn xông hơi và hệ thống chuông báo trong trường hợp khẩn cấp.
d) Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.
3. Nhân sự:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám y học cổ truyền phải là người hành nghề thuộc một trong các chức danh chuyên môn sau đây:
a) Bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền;
b) Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa y học cổ truyền.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, phòng khám răng hàm mặt phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Cơ sở vật chất:
a) Phòng khám phải có nơi đón tiếp người bệnh, phòng khám bệnh có diện tích tối thiểu 10 m2;
b) Bố trí tối thiểu 01 ghế răng, diện tích cho mỗi ghế răng tối thiểu 05 m2;
c) Trường hợp thực hiện kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phải có phòng riêng dành cho việc thực hiện kỹ thuật cấy ghép răng (implant) với diện tích tối thiểu 10 m2.
2. Nhân sự:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề thuộc một trong các chức danh chuyên môn sau đây:
a) Bác sỹ với phạm vi hành nghề răng hàm mặt;
b) Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa răng hàm mặt.
3. Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, phòng khám dinh dưỡng phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Được tổ chức theo phòng khám chuyên khoa nội hoặc phòng khám bác sỹ y khoa.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề có chức danh bác sỹ với phạm vi hành nghề dinh dưỡng lâm sàng hoặc chức danh dinh dưỡng lâm sàng.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, phòng khám y sỹ phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Chỉ được tổ chức tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề có chức danh y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa.
3. Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, trạm y tế phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề có chức danh bác sỹ hoặc y sỹ;
b) Số lượng người hành nghề thuộc trạm y tế phải đáp ứng định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Nhân viên y tế thôn, bản thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu theo sự phân công và chỉ đạo về chuyên môn của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.
2. Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của trạm y tế.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, nhà hộ sinh phải đáp ứng thêm điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật sau đây:
1. Cơ sở vật chất:
a) Bố trí các khoa, phòng phù hợp chức năng của từng khoa phòng, thuận tiện cho việc khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có các phòng khám thai, khám phụ khoa, buồng đẻ, khoa lưu bệnh là nơi theo dõi, điều trị trước và sau khi sinh của sản phụ có số giường lưu dưới 20 giường, buồng sơ sinh.
2. Có phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài nhà hộ sinh. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài nhà hộ sinh thì phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động và được phép cung cấp dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh.
3. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây:
a) Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa phụ sản;
b) Hộ sinh có trình độ cử nhân trở lên.
4. Phải tổ chức trực chuyên môn 24/24 giờ của tất cả các ngày.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 và Điều 46 Nghị định này, phòng chẩn trị y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật như sau:
Phải là người hành nghề đã được cấp giấy phép hành nghề thuộc một trong các chức danh chuyên môn sau đây:
1. Bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền.
2. Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa y học cổ truyền.
3. Y sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền.
4. Lương y.
5. Người có bài thuốc gia truyền.
6. Người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, cơ sở dịch vụ cận lâm sàng, cơ sở kỹ thuật phục hình răng, cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Cơ sở xét nghiệm:
a) Cơ sở vật chất:
- Có nơi chờ lấy bệnh phẩm, nơi nhận bệnh phẩm, nơi vệ sinh dụng cụ;
- Trường hợp thực hiện một trong các xét nghiệm huyết học hoặc hóa sinh hoặc di truyền y học hoặc miễn dịch thì phòng xét nghiệm có diện tích tối thiểu 10 m2;
- Trường hợp thực hiện 02 hoặc 03 trong các xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học, miễn dịch thì phòng xét nghiệm có diện tích tối thiểu 15 m2;
- Trường hợp thực hiện cả 04 xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học, miễn dịch thì phòng xét nghiệm có diện tích tối thiểu 20 m2;
- Trường hợp thực hiện giải phẫu bệnh và tế bào học thì phòng xét nghiệm phải có diện tích tối thiểu là 20 m2 và phải riêng biệt với các phòng xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học, miễn dịch và các phòng xét nghiệm khác;
- Trường hợp thực hiện xét nghiệm vi sinh thì phòng xét nghiệm phải có diện tích tối thiểu 20 m2 và phải riêng biệt với các phòng xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học, miễn dịch và các phòng xét nghiệm khác;
- Bề mặt tường của phòng xét nghiệm phải sử dụng vật liệu không thấm nước sát đến trần nhà;
- Bề mặt sàn của phòng xét nghiệm phải sử dụng vật liệu không thấm nước, bề mặt phẳng, không đọng nước;
- Bàn xét nghiệm phải sử dụng vật liệu không thấm nước, chống ăn mòn, có hệ thống chậu rửa, vòi nước sạch lắp ngay tại bàn.
b) Nhân sự:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây:
- Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa xét nghiệm y học;
- Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học có trình độ cử nhân trở lên.
2. Cơ sở chẩn đoán hình ảnh:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây:
a) Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa kỹ thuật hình ảnh y học;
b) Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học có trình độ cử nhân trở lên.
3. Cơ sở kỹ thuật phục hình răng:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề có chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hình răng có trình độ cử nhân trở lên.
4. Cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây:
a) Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa phục hồi chức năng;
b) Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hồi chức năng có trình độ cử nhân trở lên.
5. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính: ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định này phải đáp ứng thêm các điều kiện quy định tại Nghị định số 75/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV.
6. Đối với cơ sở xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh: ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong đó người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu tại điểm b khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở tâm lý lâm sàng phải là người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây:
1. Tâm lý lâm sàng.
2. Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa tâm thần và đã hoàn thành chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản về tâm lý lâm sàng theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Nghị định này.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, cơ sở dịch vụ điều dưỡng, cơ sở dịch vụ hộ sinh, cơ sở chăm sóc giảm nhẹ phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Cơ sở vật chất: trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám bệnh phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10 m2.
2. Có hộp cấp cứu phản vệ.
3. Nhân sự:
a) Đối với cơ sở dịch vụ điều dưỡng:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây:
- Bác sỹ;
- Y sỹ;
- Điều dưỡng;
- Hộ sinh.
b) Đối với cơ sở dịch vụ hộ sinh:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề có chức danh hộ sinh.
c) Đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề có chức danh bác sỹ với phạm vi hành nghề thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Phạm vi hành nghề y khoa;
- Phạm vi hành nghề y học cổ truyền;
- Phạm vi hành nghề y học dự phòng;
- Phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ chuyên khoa răng hàm mặt.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, cơ sở cấp cứu ngoại viện phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Cơ sở vật chất:
a) Có khu vực khử khuẩn xe cứu thương kèm theo đầy đủ dụng cụ, phương tiện khử khuẩn hoặc có hợp đồng khử khuẩn với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện để thực hiện việc khử khuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
b) Có phòng trực, nhân viên trực, tổng đài điện thoại trực tại trụ sở 24/24 giờ tất cả các ngày đối với cơ sở cấp cứu ngoại viện.
c) Trụ sở không bao gồm diện tích đỗ phương tiện vận chuyển cấp cứu.
d) Phương tiện vận chuyển cấp cứu:
- Có tối thiểu 02 xe cứu thương đối với cơ sở cấp cứu ngoại viện;
- Các xe cứu thương của cơ sở phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
đ) Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu bảo đảm an toàn và điều kiện vệ sinh cho người bệnh.
2. Nhân sự:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở cấp cứu ngoại viện là người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây:
a) Bác sỹ;
b) Cấp cứu viên ngoại viện.
1. Cơ sở vật chất: phòng đo mắt có diện tích tối thiểu là 10 m2.
2. Có thiết bị đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt.
3. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây:
a) Bác sỹ chuyên khoa mắt;
b) Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề khúc xạ nhãn khoa.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, cơ sở cấp lọc máu phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Cơ sở vật chất:
a) Có bố trí khu vực tiếp đón, khu vực chờ, kho sạch, kho ướt, phòng tái xử lý quả lọc (nếu có thực hiện tái xử lý quả lọc);
b) Có phòng lọc máu bảo đảm diện tích tối thiểu 4,5m2 cho một máy thận nhân tạo; đối với người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm phải có khu vực lọc máu riêng, khu vực tái xử lý quả lọc riêng;
c) Có hệ thống lọc nước R.O cho thận nhân tạo và tái xử lý quả lọc (nếu có thực hiện tái xử lý quả lọc);
d) Có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với bệnh viện có phạm vi hoạt động chuyên môn thận nhân tạo trên địa bàn;
đ) Có phương tiện vận chuyển cấp cứu. Trường hợp không có phương tiện vận chuyển cấp cứu phải có hợp đồng vận chuyển cấp cứu.
2. Nhân lực:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề có chức danh bác sỹ với một trong các phạm vi hành nghề: y khoa, chuyên khoa nội, chuyên khoa hồi sức cấp cứu; có chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này về thận nhân tạo;
b) Người hành nghề chức danh điều dưỡng có chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này về thận nhân tạo.
1. Các trường hợp cấp mới giấy phép hoạt động:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi giấy phép hoạt động, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 56 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng thay đổi hình thức tổ chức;
d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng thay đổi địa điểm;
đ) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng chia tách, hợp nhất, sáp nhập;
e) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng bổ sung thêm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc ngoài khuôn viên của cơ sở đã được cấp phép;
g) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng đề nghị chuyển sang hoạt động theo mô hình khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động có thay đổi chủ sở hữu nhưng không thay đổi tên gọi, quy mô, phạm vi hoạt động, địa điểm thì không phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động.
1. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 59 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề theo Mẫu 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
d) Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề theo Mẫu 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này của người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
đ) Bản kê khai cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế, danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cấp giấy phép hoạt động tương ứng với từng hình thức tổ chức theo Mẫu 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó;
e) Danh sách ghi rõ họ tên, số giấy phép hành nghề của từng người hành nghề đăng ký hành nghề tại cơ sở đó theo Mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Văn bản do cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bệnh viện của nhà nước hoặc điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện tư nhân theo Mẫu 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
h) Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
i) Trường hợp đề nghị cấp lần đầu giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận thì phải có tài liệu chứng minh nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc hoạt động khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng thay đổi địa điểm theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Bản kê khai cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện cấp giấy phép hoạt động tại địa điểm mới và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó;
d) Bản sao hợp lệ giấy phép hoạt động đã cấp.
3. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động đối với cơ sở đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng đề nghị chuyển sang hoạt động theo mô hình khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc hoạt động theo mô hình không vì mục đích lợi nhuận, không thu chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 59 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh nguồn tài chính cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
1. Nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp mới và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động (sau đây viết tắt là cơ quan cấp giấy phép hoạt động).
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp cho cơ sở đề nghị phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ:
a) Cơ quan cấp giấy phép hoạt động tổ chức thẩm định điều kiện hoạt động và danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở đề nghị và lập biên bản thẩm định trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ;
b) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải cấp mới giấy phép hoạt động và ban hành quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định;
c) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải nêu rõ trong nội dung của biên bản thẩm định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có thể tiến hành kiểm tra thực tế việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị trong trường hợp cần thiết hoặc thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động. Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ:
a) Cơ quan cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
b) Sau khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ sở đề nghị gửi văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung.
c) Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thực hiện trình tự theo quy định:
- Tại khoản 3 Điều này đối với trường hợp không còn có yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
- Tại điểm a, b khoản này đối với trường hợp cơ sở đã sửa đổi, bổ sung nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động, cơ quan cấp giấy phép hoạt động công bố trên cổng thông tin điện tử của mình và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các thông tin sau: tên, địa chỉ cơ sở được cấp giấy phép hoạt động; họ, tên và số giấy phép hành nghề người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; số giấy phép hoạt động; phạm vi hoạt động chuyên môn và thời gian hoạt động chuyên môn.
6. Giấy phép hoạt động được lập thành 02 bản theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản cấp cho cơ sở đề nghị và 01 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động trừ trường hợp đã trả kết quả trên môi trường điện tử.
7. Trường hợp cơ sở được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện thì khi cấp giấy phép hoạt động, cơ quan cấp giấy phép hoạt động ban hành văn bản tạm xếp bệnh viện đó vào cấp cơ bản. Thời gian tạm xếp cấp là 02 năm kể từ ngày ghi trên văn bản tạm xếp cấp. Trong thời gian 60 ngày trước khi hết thời hạn tạm xếp cấp, bệnh viện phải nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục xếp cấp chuyên môn kỹ thuật theo quy định tại Điều 90 Nghị định này.
1. Nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động.
2. Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động trả cho cơ sở đề nghị phiếu tiếp nhận hồ sơ.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động cấp lại giấy phép hoạt động và cập nhật thông tin về việc cấp lại giấy phép hoạt động trên cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
1. Nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động đối với trường hợp thay đổi tên, địa chỉ (không thay đổi địa điểm), thời gian làm việc:
a) Đơn theo Mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các giấy tờ chứng minh nội dung thay đổi.
2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động đối với trường hợp thay đổi quy mô hoạt động, phạm vi hoạt động chuyên môn hoặc bổ sung, giảm bớt danh mục kỹ thuật:
a) Đơn theo Mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản gốc giấy phép hoạt động;
c) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế và hồ sơ nhân sự tương ứng với quy mô hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn hoặc danh mục kỹ thuật dự kiến thay đổi và các tài liệu minh chứng đáp ứng việc thay đổi.
1. Nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thay đổi tên, địa chỉ, thời gian làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động.
2. Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động trả cho cơ sở đề nghị phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ tại khoản 2 Điều này, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở đề nghị không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
5. Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép hoạt động trả cho cơ sở đề nghị phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung:
a) Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị theo quy định tại khoản 4 Điều này.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở đề nghị không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
b) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép hoạt động thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động, cơ quan cấp giấy phép hoạt động công bố, cập nhật trên cổng thông tin điện tử của mình và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các thông tin liên quan đến nội dung điều chỉnh.
7. Giấy phép hoạt động được lập thành 02 bản: 01 bản cấp cho cơ sở đề nghị và 01 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động trừ trường hợp đã trả kết quả trên môi trường điện tử.
1. Nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Nghị định này và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động.
2. Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho cơ sở đề nghị.
3. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở đề nghị không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
4. Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép hoạt động trả cho cơ sở đề nghị phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung:
Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu.
Sau thời hạn trên, cơ sở đề nghị không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
5. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc hồ sơ đã được hoàn thiện theo quy định tại khoản 3, 4 Điều này, cơ quan cấp giấy phép hoạt động:
a) Ban hành văn bản cho phép thay đổi quy mô hoạt động, phạm vi hoạt động chuyên môn hoặc bổ sung, giảm bớt danh mục kỹ thuật trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ nếu thuộc trường hợp không phải tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở;
b) Cơ quan cấp giấy phép hoạt động tổ chức thẩm định tại cơ sở đề nghị và lập biên bản thẩm định trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp phải tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở, biên bản thẩm định phải nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
6. Sau khi thẩm định thực tế tại cơ sở, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm:
a) Ban hành văn bản cho phép thay đổi quy mô hoạt động, phạm vi hoạt động chuyên môn hoặc bổ sung, giảm bớt danh mục kỹ thuật trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định đối với trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
b) Ban hành văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sửa chữa trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định đối với trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động có văn bản thông báo về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung mà cơ sở đề nghị không hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
7. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung của cơ sở đề nghị, cơ quan cấp giấy phép hoạt động:
a) Ban hành văn bản cho phép thay đổi quy mô hoạt động, phạm vi hoạt động chuyên môn hoặc bổ sung, giảm bớt danh mục kỹ thuật đối với trường hợp không cần kiểm tra thực tế việc sửa đổi, bổ sung của cơ sở đề nghị.
b) Tiến hành kiểm tra thực tế việc sửa đổi, bổ sung của cơ sở đề nghị trong trường hợp phải kiểm tra thực tế:
- Ban hành văn bản cho phép thay đổi quy mô hoạt động, phạm vi hoạt động chuyên môn hoặc bổ sung, giảm bớt danh mục kỹ thuật đối với trường hợp cơ sở đề nghị đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung;
- Có văn bản trả lời và nêu rõ lý do không cho phép thay đổi quy mô hoạt động, phạm vi hoạt động chuyên môn hoặc bổ sung, giảm bớt danh mục kỹ thuật nếu cơ sở đề nghị đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung.
8. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cho phép bổ sung danh mục kỹ thuật, cơ quan cấp giấy phép hoạt động công bố, cập nhật trên cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của mình và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các thông tin liên quan đến nội dung điều chỉnh.
9. Văn bản cho phép bổ sung danh mục kỹ thuật được lập thành 02 bản: 01 bản cấp cho cơ sở đề nghị và 01 bản lưu tại cơ quan cấp phép hoạt động trừ trường hợp đã trả kết quả trên môi trường điện tử.
10. Đối với trường hợp bổ sung các kỹ thuật thuộc danh mục kỹ thuật loại đặc biệt:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Nghị định này gửi về Bộ Y tế để đề nghị xem xét khả năng thực hiện kỹ thuật thuộc danh mục kỹ thuật loại đặc biệt.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ Bộ Y tế kiểm tra đánh giá mức độ, khả năng thực hiện các kỹ thuật loại đặc biệt này của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để xác định phải thực hiện thí điểm hay không hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện thí điểm hay không.
c) Trường hợp cần phải thực hiện thí điểm kỹ thuật loại đặc biệt cần thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 97 Nghị định này.
d) Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã kết thúc triển khai thí điểm kỹ thuật loại đặc biệt và đã có báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện thí điểm trong đó đề xuất việc triển khai chính thức kỹ thuật loại đặc biệt, cần phải thực hiện các nội dung sau:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nộp 01 bộ hồ sơ trong đó có báo cáo kết quả áp dụng thí điểm kỹ thuật loại đặc biệt theo quy định tại điểm c khoản này và quy trình thực hiện kỹ thuật loại đặc biệt do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế tổ chức thẩm định kết quả triển khai thí điểm và quy trình kỹ thuật do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định kết quả triển khai thí điểm và quy trình kỹ thuật, Bộ Y tế quyết định cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được triển khai áp dụng chính thức kỹ thuật loại đặc biệt. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thủ tục theo quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này để thực hiện bổ sung kỹ thuật loại đặc biệt đã được cho phép triển khai áp dụng chính thức vào phạm vi hoạt động chuyên môn.
đ) Trường hợp không cần phải thực hiện thí điểm kỹ thuật loại đặc biệt cần thực hiện các thủ tục sau:
- Trong thời gian 05 ngày làm việc Bộ Y tế có quyết định cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được áp dụng chính thức kỹ thuật loại đặc biệt mà không cần phải thực hiện thí điểm. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thủ tục theo quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này để thực hiện bổ sung kỹ thuật loại đặc biệt đã được cho phép triển khai áp dụng chính thức vào phạm vi hoạt động chuyên môn.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế:
a) Cấp mới, cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý khi thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn: bổ sung, giảm bớt kỹ thuật thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn.
c) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý khi thay đổi quy mô hoạt động bao gồm:
- Bổ sung, giảm bớt khoa, phòng chuyên môn, bao gồm cả trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 54 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
- Thay đổi quy mô giường bệnh từ 10% trở lên hoặc trường hợp điều chỉnh quy mô giường bệnh dưới 10% nhưng số giường điều chỉnh vượt quá 30 giường bệnh;
- Thay đổi quy mô giường bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều này.
d) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý khi thay đổi thời gian làm việc.
đ) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý khi thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi địa điểm.
2. Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Cấp mới, cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
b) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý khi thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn: bổ sung, giảm bớt kỹ thuật thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn.
c) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý khi thay đổi quy mô hoạt động bao gồm:
- Bổ sung, giảm bớt khoa, phòng chuyên môn, bao gồm cả trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 54 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
- Thay đổi quy mô giường bệnh từ 10% trở lên hoặc trường hợp điều chỉnh quy mô giường bệnh dưới 10% nhưng số giường điều chỉnh vượt quá 30 giường bệnh;
- Thay đổi quy mô giường bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều này.
d) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý khi thay đổi thời gian làm việc.
đ) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý khi thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi địa điểm.
3. Bệnh viện được phép thay đổi quy mô giường bệnh của các khoa, phòng nếu quy mô thay đổi dưới 10% tổng số quy mô giường bệnh đã được ghi trong giấy phép hoạt động nhưng số giường điều chỉnh không được vượt quá 30 giường bệnh và phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý trực tiếp, trong đó phải nêu rõ:
a) Số giường bệnh thay đổi của các khoa, phòng;
b) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế và hồ sơ nhân sự chứng minh đáp ứng đủ điều kiện thay đổi quy mô giường bệnh.
4. Trường hợp bệnh viện đã hoàn thành việc điều chỉnh quy mô giường bệnh dưới 10% và tiếp tục muốn điều chỉnh quy mô giường bệnh thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động quy định tại Điều 66 Nghị định này. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động gửi về:
a) Bộ Y tế đối với bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế;
b) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với bệnh viện trên địa bàn quản lý, trừ bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
5. Sau khi được điều chỉnh giấy phép hoạt động theo quy định tại khoản 4 Điều này, nếu bệnh viện tiếp tục muốn điều chỉnh quy mô giường bệnh thì tại các lần điều chỉnh quy mô giường bệnh tiếp theo, bệnh viện thực hiện lần lượt theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
1. Văn bản công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe hoặc khám và điều trị HIV/AIDS theo Mẫu 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao hợp lệ giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh kèm theo danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Danh sách nhân sự và thiết bị y tế bảo đảm thực hiện khám sức khỏe, khám và điều trị HIV/AIDS theo Mẫu 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Bản sao hợp lệ hợp đồng hỗ trợ chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có).
1. Trước khi thực hiện khám sức khỏe lần đầu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải nộp 01 bộ hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe, khám và điều trị HIV/AIDS theo quy định tại Điều 68 Nghị định này đến cơ quan quản lý nhà nước về y tế, cụ thể như sau:
a) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các bộ, ngành khác (trừ Bộ Quốc phòng và Bộ Công an): hồ sơ gửi về Bộ Y tế;
b) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng: hồ sơ gửi về Bộ Quốc phòng;
c) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an: hồ sơ gửi về Bộ Công an;
d) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản này): hồ sơ gửi về Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở.
2. Trình tự giải quyết hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe, khám và điều trị HIV/AIDS:
a) Khi nhận được hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe, khám và điều trị HIV/AIDS, cơ quan quản lý nhà nước về y tế quy định tại khoản 1 Điều này (sau đây viết tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) gửi cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe (sau đây viết tắt là cơ sở công bố đủ điều kiện) phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Điều 68 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản gửi cho cơ sở công bố đủ điều kiện đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Sau khi cơ sở công bố đủ điều kiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục gửi cho cơ sở công bố đủ điều kiện phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Điều 68 Nghị định này cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thì sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ sở công bố đủ điều kiện được triển khai hoạt động khám sức khỏe, khám và điều trị HIV/AIDS theo đúng phạm vi chuyên môn đã công bố;
c) Trường hợp cơ sở đã công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe, khám và điều trị HIV/AIDS có sự thay đổi về tên cơ sở, địa chỉ, điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự và phạm vi chuyên môn đã công bố, cơ sở này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ công bố.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cấp giấy phép hoạt động phải có biển hiệu theo quy định của pháp luật về biển hiệu, không sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trên biển hiệu và có đủ các thông tin cơ bản sau đây:
1. Tên đầy đủ của cơ sở.
2. Hình thức tổ chức.
3. Số giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
4. Địa chỉ của cơ sở ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; số điện thoại.
5. Thời gian hoạt động.
1. Hằng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tự thực hiện đánh giá chất lượng theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và gửi kết quả tự đánh giá về cơ quan quản lý nhà nước.
2. Kết quả đánh giá chất lượng phải được niêm yết công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
3. Căn cứ kết quả tự đánh giá do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự công bố, cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn ngẫu nhiên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc đánh giá lại theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
1. Đánh giá, chứng nhận bộ tiêu chuẩn chất lượng nâng cao, tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành thực hiện như sau:
a) Tổ chức chứng nhận chất lượng thực hiện việc đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nâng cao hoặc tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành, trình tự thực hiện theo quy trình nội bộ của tổ chức;
b) Kết quả đánh giá chất lượng phải được báo cáo về cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền và được niêm yết công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền có thể lựa chọn ngẫu nhiên để thực hiện việc đánh giá lại theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
2. Đánh giá, chứng nhận bộ tiêu chuẩn chất lượng nâng cao, tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế thừa nhận thực hiện như sau:
a) Tổ chức chứng nhận chất lượng thực hiện việc đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nâng cao hoặc tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế thừa nhận, trình tự thực hiện theo quy trình nội bộ của tổ chức;
b) Kết quả đánh giá chất lượng phải được báo cáo về cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền và được niêm yết công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
1. Bảo đảm thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 58 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Đánh giá, chứng nhận chất lượng phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn quản lý chất lượng đã được Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận.
3. Việc đánh giá, chứng nhận chất lượng được thực hiện tự nguyện trên cơ sở hợp đồng dịch vụ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Bảo mật các thông tin thu thập trong quá trình hoạt động đánh giá, chứng nhận chất lượng.
1. Tư vấn, hướng dẫn cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.
2. Cấp giấy chứng nhận chất lượng có thời hạn cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi đánh giá đạt các tiêu chuẩn quản lý chất lượng hoặc thông báo về việc không tiếp tục cấp giấy chứng nhận chất lượng nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không bảo đảm duy trì các tiêu chuẩn quản lý chất lượng đã được chứng nhận.
3. Giám sát các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận để bảo đảm duy trì chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo đúng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng đã được chứng nhận.
4. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế.
1. Được thành lập hợp pháp.
2. Cơ cấu tổ chức phù hợp theo bộ tiêu chuẩn chất lượng đánh giá để bảo đảm các chức năng tối thiểu sau:
a) Chuyên môn kỹ thuật;
b) Quản lý dữ liệu.
3. Có tối thiểu 05 chuyên gia đánh giá là người làm việc toàn thời gian của cơ sở và đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn phải đáp ứng các điều kiện:
- Có trình độ đại học trở lên;
- Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm công tác quản lý chuyên môn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở đào tạo do Bộ y tế công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.
b) Đánh giá viên phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có trình độ đại học trở lên;
- Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở đào tạo do Bộ Y tế công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật;
- Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh làm việc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Ngoài việc đáp ứng các quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018, hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận phải có thêm các giấy tờ sau:
1. Danh sách nhân sự.
2. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của các đánh giá viên.
3. Các tài liệu chứng minh có cơ cấu tổ chức phù hợp theo bộ tiêu chuẩn chất lượng đánh giá.
Trình tự cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá, chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về đánh giá sự phù hợp.
1. Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc kết luận kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó xác định là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vi phạm thuộc một trong các trường hợp bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 51 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh ban hành quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở.
b) Quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các nội dung sau:
- Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Lý do bị đình chỉ hoạt động;
- Phạm vi đình chỉ: đình chỉ một phần hoặc toàn bộ giấy phép hoạt động căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Thời hạn đình chỉ;
- Điều kiện để được tiếp tục hoạt động.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan ra quyết định đình chỉ có trách nhiệm:
- Đăng tải thông tin về việc đình chỉ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thực hiện việc giới hạn phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
- Gửi quyết định đình chỉ cho cơ quan đã cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ quy định tại điểm d khoản này, cơ quan đã cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin về việc đình chỉ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thực hiện việc giới hạn phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
đ) Việc đình chỉ giấy phép hoạt động trong trường hợp phát hiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thu hồi giấy phép hoạt động:
a) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết luận của Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc kết luận kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó xác định là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vi phạm thuộc một trong các trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động, cơ quan cấp giấy phép hoạt động ban hành quyết định thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở.
b) Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các nội dung sau:
- Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Lý do bị thu hồi giấy phép hoạt động;
- Xử lý sau thu hồi giấy phép hoạt động, trách nhiệm pháp lý sau khi bị thu hồi giấy phép hoạt động.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan cấp giấy phép hoạt động phải đăng tải thông tin về việc thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đó.
1. Đối với trường hợp giấy phép hoạt động bị thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: cơ sở có giấy phép hoạt động bị thu hồi phải thực hiện lại thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
2. Đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan ban hành quyết định đình chỉ có trách nhiệm ghi rõ nội dung và thời gian đình chỉ.
3. Sau khi hoàn thành việc khắc phục, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ có trách nhiệm gửi báo cáo khắc phục về cơ quan cấp phép hoạt động.
4. Sau khi nhận báo cáo khắc phục, cơ quan cấp giấy phép hoạt động trả cho cơ sở đề nghị phiếu tiếp nhận hồ sơ.
5. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thực hiện một trong các quy định sau đây:
a) Ban hành quyết định chấm dứt đình chỉ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, nếu báo cáo khắc phục đã đáp ứng yêu cầu;
b) Tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, nếu cần thiết.
6. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung báo cáo khắc phục, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp báo cáo sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở đề nghị không sửa đổi, bổ sung thì báo cáo đã nộp không còn giá trị.
7. Sau khi nhận báo cáo sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép hoạt động trả cho cơ sở đề nghị phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung:
a) Trường hợp báo cáo sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị theo quy định tại khoản 6 Điều này.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp báo cáo sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở đề nghị không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp báo cáo lần đầu mà báo cáo bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
b) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với báo cáo sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép hoạt động thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều này.
8. Sau khi đánh giá thực tế cơ sở, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thực hiện một trong các quy định sau đây:
a) Ban hành quyết định chấm dứt đình chỉ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế, nếu việc khắc phục đã đáp ứng yêu cầu;
b) Ban hành văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sửa chữa trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp có yêu cầu khắc phục, sửa chữa.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động có văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sửa chữa, mà cơ sở đề nghị không hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
9. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thực hiện trình tự theo quy định tại khoản 5 Điều này.
1. Hình thức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo bao gồm:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, được tổ chức theo một trong các hình thức quy định tại Điều 48 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Điều 39 Nghị định này;
b) Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
c) Cá nhân khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
2. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm không thu phí hoặc tiền từ người bệnh.
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo: thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này.
1. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt phải được thực hiện bởi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo của cá nhân phải được thực hiện bởi người hành nghề đã được cấp giấy phép hành nghề có phạm vi hành nghề phù hợp với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
3. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động phải được thực hiện bởi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động.
4. Điều kiện về cơ sở vật chất đối với trường hợp thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc lưu động, khám sức khỏe tại địa điểm không phải là địa điểm được ghi trong giấy phép hoạt động thì địa điểm này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có nơi tiếp đón, khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng các điều kiện:
- Kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm đủ điện, nước và các điều kiện khác phục vụ việc khám bệnh, chữa bệnh.
b) Có đủ người hành nghề, thiết bị y tế và các điều kiện khác phù hợp với quy mô và phạm vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
5. Điều kiện về nhân sự đối với trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc lưu động, khám sức khỏe theo hình thức đoàn khám bệnh, chữa bệnh:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn của đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, lưu động phải có giấy phép hành nghề còn hiệu lực tại thời điểm đề nghị với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong giấy phép hành nghề phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn mà đoàn đã đăng ký và đã có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tối thiểu 36 tháng tính đến thời điểm đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
b) Các thành viên khác trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy phép hành nghề. Trường hợp thành viên trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh thì phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với phạm vi hành nghề được phân công;
c) Trường hợp có thực hiện cấp phát thuốc thì người cấp phát thuốc phải có bằng cấp chuyên môn tối thiểu là dược tá hoặc người có giấy phép hành nghề với chức danh bác sỹ;
d) Trường hợp người khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là người nước ngoài thì phải có người phiên dịch, trừ trường hợp biết tiếng Việt thành thạo.
6. Điều kiện về nhân sự đối với trường hợp một người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo hình thức một cá nhân hành nghề độc lập phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này. Người hành nghề thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được kê đơn nhưng không được cấp phát thuốc.
7. Điều kiện về thiết bị y tế và thuốc:
a) Có đủ thiết bị y tế, hộp cấp cứu phản vệ, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh;
b) Thiết bị y tế phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thuốc sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng. Trường hợp thuốc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam thì phải có văn bản cam kết thuốc đã được lưu hành hợp pháp ở nước ngoài (chỉ áp dụng đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo của nước ngoài).
1. Hồ sơ đề nghị cho phép tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc khám bệnh, chữa bệnh lưu động thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
a) Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc khám bệnh, chữa bệnh lưu động theo Mẫu 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản kê khai danh sách các thành viên tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc khám bệnh, chữa bệnh lưu động theo Mẫu 02 Phụ lục IV Nghị định này, trong đó phải nêu rõ người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật kèm theo bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề của người được phân công là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của đoàn khám;
c) Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh (nếu có);
d) Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc khám bệnh, chữa bệnh lưu động theo Mẫu 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Hồ sơ đề nghị cho phép cá nhân khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo:
a) Đơn đề nghị cho phép tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc khám bệnh, chữa bệnh lưu động theo Mẫu 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề của người đề nghị khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
c) Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo Mẫu 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
3. Hồ sơ đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc khám bệnh, chữa bệnh lưu động gửi về:
a) Bộ Y tế cho phép đối với:
- Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc lưu động tại 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc khám bệnh, chữa bệnh lưu động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các bộ khác, trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
b) Bộ Quốc phòng đối với trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc khám bệnh, chữa bệnh lưu động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
c) Bộ Công an đối với trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc khám bệnh, chữa bệnh lưu động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Công an.
d) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc khám bệnh, chữa bệnh lưu động trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
4. Thủ tục cho phép tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc khám bệnh, chữa bệnh lưu động:
Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc đồng ý cho phép tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc khám bệnh, chữa bệnh lưu động. Trường hợp không đồng ý thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do không đồng ý.
1. Kỹ thuật chuyển giao giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước được chuyển giao, tiếp nhận chuyển giao phải thuộc danh mục kỹ thuật đã được Bộ Y tế ban hành. Trường hợp chuyển giao kỹ thuật ra nước ngoài phải đáp ứng thêm điều kiện không thuộc diện công nghệ cấm chuyển giao ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển giao kỹ thuật:
a) Kỹ thuật dự kiến chuyển giao phải thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển giao kỹ thuật;
b) Người chuyển giao kỹ thuật phải có kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật dự kiến chuyển giao và phải có văn bản giao thực hiện chuyển giao kỹ thuật của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển giao kỹ thuật.
3. Điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật:
a) Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với kỹ thuật dự kiến tiếp nhận chuyển giao;
b) Có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị y tế để có thể tiếp nhận kỹ thuật dự kiến chuyển giao.
1. Khảo sát xác định nhu cầu chuyển giao kỹ thuật.
2. Xây dựng đề cương chuyển giao kỹ thuật.
3. Ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật, trong đó cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển giao kỹ thuật và người trực tiếp chuyển giao kỹ thuật phải chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp chuyển giao kỹ thuật thuộc danh mục kỹ thuật loại đặc biệt, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận kỹ thuật phải thực hiện thủ tục quy định tại khoản 10 Điều 66 Nghị định này trước khi ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật.
4. Thực hiện chuyển giao kỹ thuật bao gồm các bước sau:
a) Đào tạo cho người nhận chuyển giao kỹ thuật về lý thuyết, thực hành. Sau khi hoàn thành đào tạo, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển giao kỹ thuật cấp cho người được đào tạo văn bản xác nhận đã hoàn thành đào tạo về kỹ thuật.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển giao kỹ thuật đồng thời là cơ sở đào tạo liên tục thì văn bản xác nhận đã hoàn thành đào tạo về kỹ thuật quy định tại điểm này được đồng thời sử dụng là chứng nhận đào tạo liên tục;
b) Tổ chức triển khai chuyển giao kỹ thuật tại cơ sở nơi tiếp nhận kỹ thuật;
c) Nghiệm thu, đánh giá chuyển giao kỹ thuật, thực hiện thanh lý hợp đồng và cấp chứng nhận đủ năng lực thực hiện kỹ thuật.
5. Sau khi hoàn thành chuyển giao, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện thủ tục điều chỉnh phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định tại Nghị định này.
1. Điều kiện cho phép người nước ngoài vào Việt Nam chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh hoặc hợp tác đào tạo về y khoa có thực hành khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là khám bệnh, chữa bệnh theo đợt):
a) Có giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn hiệu lực tại thời điểm thực hiện;
b) Đáp ứng điều kiện quy định về người nước ngoài vào Việt Nam học tập, lao động theo quy định của pháp luật;
c) Có người phiên dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định này, trừ trường hợp biết tiếng Việt thành thạo;
d) Thuốc, thiết bị y tế sử dụng phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cá nhân, tổ chức đó đề nghị; có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đã được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài hoặc Việt Nam cấp phép lưu hành; còn thời hạn và sử dụng được;
đ) Được sự đồng ý tiếp nhận của cơ quan, tổ chức, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam.
2. Hồ sơ đề nghị cho người nước ngoài vào Việt Nam chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh hoặc hợp tác đào tạo về y khoa có thực hành khám bệnh, chữa bệnh:
a) Văn bản đề nghị cho phép người nước ngoài vào Việt Nam khám bệnh, chữa bệnh theo đợt của cơ quan, tổ chức Việt Nam nơi tiếp nhận;
b) Danh sách người nước ngoài trực tiếp thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh dự kiến vào Việt Nam có đóng dấu của cơ quan, tổ chức Việt Nam nơi tiếp nhận, trong đó phải có đủ các thông tin sau đây: họ và tên; số hộ chiếu; chức danh chuyên môn; công việc dự kiến thực hiện tại Việt Nam và cam kết về việc chịu trách nhiệm về chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của người nước ngoài kèm theo bản sao hợp lệ của cơ quan, tổ chức Việt Nam nơi tiếp nhận đối với giấy phép hành nghề của từng người nước ngoài;
c) Danh sách người thực hiện nhiệm vụ phiên dịch cho người nước ngoài vào Việt Nam khám bệnh, chữa bệnh theo đợt có xác nhận của cơ quan, tổ chức Việt Nam nơi tiếp nhận, trong đó phải có đủ các thông tin sau đây: họ và tên; số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu hoặc số căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân; văn bằng chuyên môn và cam kết về việc chịu trách nhiệm về chất lượng phiên dịch kèm theo bản sao hợp lệ của cơ quan, tổ chức Việt Nam nơi tiếp nhận đối với văn bằng chuyên môn của từng người phiên dịch;
d) Bảng kê thiết bị y tế có xác nhận của cơ quan, tổ chức Việt Nam nơi tiếp nhận (nếu có), trong đó phải có đủ các thông tin sau đây: tên thiết bị, xuất xứ và cam kết thiết bị đang trong tình trạng hoạt động tốt.
Trường hợp có kết hợp sử dụng thiết bị y tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước thì phải gửi kèm theo thỏa thuận cung cấp thiết bị y tế của cơ quan, tổ chức nơi dự kiến thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam khám bệnh, chữa bệnh theo đợt dự kiến cho, tặng cơ quan, tổ chức của Việt Nam thiết bị y tế đã sử dụng sau khi hoàn thành việc khám bệnh, chữa bệnh theo đợt thì cơ quan, tổ chức của Việt Nam nơi dự kiến tiếp nhận thiết bị y tế phải thực hiện thủ tục tiếp nhận theo quy định của Chính phủ;
đ) Bảng kê thuốc (nếu có), trong đó phải có đủ các thông tin sau đây: tên thuốc, hoạt chất, hạn sử dụng, số lưu hành và cam kết thuốc đang được lưu hành hợp pháp tại tối thiểu một quốc gia trên thế giới;
e) Văn bản thỏa thuận giữa cơ quan, tổ chức của Việt Nam với người nước ngoài hoặc cơ quan, tổ chức nước ngoài về việc thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo đợt tại Việt Nam.
3. Hồ sơ đề nghị cho phép người nước ngoài vào Việt Nam chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh hoặc hợp tác đào tạo về y khoa có thực hành khám bệnh, chữa bệnh gửi về:
a) Bộ Y tế đối với trường hợp người nước ngoài vào làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các bộ khác, trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
b) Bộ Quốc phòng đối với trường hợp người nước ngoài vào làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng;
c) Bộ Công an đối với trường hợp người nước ngoài vào làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Công an;
d) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp người nước ngoài vào làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tại địa bàn quản lý.
4. Thủ tục cho phép người nước ngoài vào Việt Nam chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh hoặc hợp tác đào tạo về y khoa có thực hành khám bệnh, chữa bệnh:
Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc đồng ý cho phép người nước ngoài vào khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam. Trường hợp không đồng ý thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa:
a) Được thực hiện bởi người hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc một trong các hình thức tổ chức quy định tại Điều 39 Nghị định này;
b) Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung khám bệnh, chữa bệnh từ xa của cơ sở;
c) Có đủ người hành nghề theo phạm vi khám bệnh, chữa bệnh từ xa của cơ sở;
d) Có hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị chuyên dụng, phần mềm công nghệ thông tin phù hợp với loại hình dịch vụ cung cấp và bảo đảm việc truyền tải, hiển thị, xử lý, lưu trữ dữ liệu an toàn, bảo mật. Bảo đảm thời gian lưu trữ, dự phòng dữ liệu đáp ứng quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa:
a) Văn bản đề nghị thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa trong đó phải nêu rõ thời gian bắt đầu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa;
b) Bản sao hợp lệ giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hoạt động đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) Danh sách đăng ký hành nghề kèm theo số giấy phép hành nghề của cơ sở đối với trường hợp giấy phép hoạt động đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế. Trường hợp giấy phép hoạt động chưa được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế thì phải nộp bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề của từng người hành nghề tham gia khám bệnh, chữa bệnh từ xa);
d) Danh mục các dịch vụ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa;
đ) Tài liệu minh chứng đáp ứng đủ điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
3. Thủ tục công bố đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo quy định tại khoản 2 Điều này về:
- Bộ Y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
- Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn (bao gồm cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân), trừ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
b) Sau khi nhận được hồ sơ công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa, cơ quan tiếp nhận cấp cho cơ sở phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm đăng tải thông tin của cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận phải có văn bản gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và nêu rõ lý do.
Thông tin đăng tải tối thiểu gồm: tên, địa chỉ cơ sở thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa, danh mục các dịch vụ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa của cơ sở.
d) Trường hợp sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa mà cơ quan tiếp nhận không có văn bản gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa hoặc không thực hiện việc đăng tải thông tin theo quy định tại điểm c khoản này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được bắt đầu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
đ) Trong quá trình hoạt động, nếu có thay đổi về các thông tin đã công bố tại khoản 2 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện lại thủ tục công bố theo quy định tại khoản này.
4. Phạm vi khám bệnh, chữa bệnh từ xa: theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 80 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
5. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thực hiện phạm vi khám bệnh, chữa bệnh từ xa đối với các bệnh, tình trạng bệnh chưa có trong danh mục theo quy định tại khoản 4 Điều này thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nộp hồ sơ đề nghị thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo quy định tại khoản 6 Điều này về cơ quan cấp giấy phép hoạt động để xem xét phê duyệt.
6. Thủ tục đề nghị thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa:
a) Cơ sở đề nghị thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa gửi hồ sơ gồm các giấy tờ sau về cơ quan cấp giấy phép hoạt động:
- Văn bản đề nghị thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa trong đó phải nêu rõ thời gian bắt đầu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa;
- Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hoạt động đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
- Danh mục các dịch vụ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa;
- Tài liệu minh chứng đáp ứng đủ điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
- Danh sách ghi rõ họ, tên và số giấy phép hành nghề đã được cấp của những người hành nghề dự kiến tham gia thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa;
- Các giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện khác.
b) Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động trả cho cơ sở đề nghị thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa phiếu tiếp nhận hồ sơ.
c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm tổ chức thẩm định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần thiết có thể tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở đề nghị thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
d) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan cấp giấy phép hoạt động ban hành văn bản cho phép thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa, trong đó phải ghi rõ số lượng ca bệnh thực hiện thí điểm. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
đ) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi cơ sở đề nghị thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
e) Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa phiếu tiếp nhận hồ sơ bổ sung và thực hiện lại quy trình theo quy định tại các điểm c, d khoản này.
g) Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo quy định tại điểm đ khoản này.
h) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở đề nghị thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
7. Sau khi hoàn thành thí điểm, cơ sở gửi báo cáo kết quả thực hiện thí điểm về cơ quan cấp giấy phép hoạt động để báo cáo Bộ Y tế.
8. Mức giá thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ xa, áp dụng cả trường hợp thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa:
a) Giá dịch vụ khám bệnh: áp dụng mức giá khám bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ xa, bao gồm cả giá khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu (nếu có);
b) Giá dịch vụ ngày giường bệnh điều trị, giá dịch vụ kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh: áp dụng mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh đến chữa bệnh (sau đây gọi tắt là cơ sở tiếp nhận), bao gồm cả giá theo yêu cầu (nếu có);
c) Giá thuốc, thiết bị y tế, máu toàn phần và chế phẩm máu trong trường hợp người bệnh được chỉ định sử dụng: thanh toán theo chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh liên quan để thực hiện dịch vụ (nếu có) theo quy định.
9. Trường hợp người bệnh đến một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được khám bệnh, chữa bệnh từ xa bởi một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì cơ sở tiếp nhận thực hiện thu chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh theo quy định tại khoản 8 Điều này và thanh toán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo mức thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 11 Điều này.
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí thuộc phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế. Đối với chi phí cùng chi trả và các chi phí ngoài phạm vi hưởng bảo hiểm y tế (nếu có) thì người bệnh phải tự chi trả.
Quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán chi phí trong trường hợp thí điểm chữa bệnh từ xa theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Người không tham gia bảo hiểm y tế tự chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ xa do người bệnh phải tự chi trả theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
10. Trường hợp người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa không qua một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận giữa hai bên.
11. Nội dung tối thiểu của hợp đồng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ xa:
a) Trách nhiệm, quyền lợi của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ xa với cơ sở tiếp nhận;
b) Hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị chuyên dụng, phần mềm công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin phù hợp với loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ xa;
c) Lưu trữ và dự phòng dữ liệu, bảo đảm các yêu cầu về an toàn, an ninh thông tin theo quy định của pháp luật;
d) Chi phí dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ xa;
đ) Mức thỏa thuận chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Điều kiện thực hiện hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa:
a) Cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cấp.
b) Có hợp đồng cung cấp dịch vụ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa quy định rõ:
- Trách nhiệm, quyền lợi của cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ và cơ sở nhận hỗ trợ;
- Hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị chuyên dụng, phần mềm công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin phù hợp với loại hình dịch vụ hỗ trợ;
- Lưu trữ và dự phòng dữ liệu, bảo đảm các yêu cầu về an toàn, an ninh thông tin theo quy định của pháp luật;
- Chi phí dịch vụ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa;
- Mức thỏa thuận chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người bệnh được cung cấp thông tin về dịch vụ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa chịu trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng cung cấp dịch vụ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa, định kỳ hằng năm báo cáo cho cơ quan quản lý.
4. Nguyên tắc thanh toán chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa:
a) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ phải chi trả chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hỗ trợ theo mức thỏa thuận giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quy định trong hợp đồng cung cấp dịch vụ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
1. Cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có điều trị nội trú, trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực có giường bệnh.
2. Cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản và chuyên sâu gồm các bệnh viện (trung tâm y tế có giường bệnh).
3. Việc xếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo cấp cơ bản hoặc cấp chuyên sâu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Hồ sơ đề nghị xếp cấp chuyên môn kỹ thuật:
a) Văn bản đề nghị xếp cấp;
b) Bảng tự chấm điểm theo tiêu chí và nội dung đánh giá quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Các tài liệu, số liệu thống kê minh chứng điểm số đạt được;
d) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Thủ tục xếp cấp chuyên môn kỹ thuật:
a) Bệnh viện đề nghị xếp cấp nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp cho cơ sở đề nghị phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan quy định tại khoản 3 Điều này ban hành văn bản xếp cấp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
d) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan quy định tại khoản 3 Điều này ban hành văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
đ) Sau khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ, bệnh viện đề nghị xếp cấp gửi văn bản kèm theo tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung.
e) Sau khi nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm thực hiện trình tự theo quy định:
- Tại điểm c khoản này đối với trường hợp không còn có yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
- Tại điểm d, đ khoản này đối với trường hợp cơ sở đã sửa đổi, bổ sung nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.
g) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xếp cấp, cơ quan quy định tại khoản 3 Điều này công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các thông tin sau: tên, địa chỉ cơ sở được xếp cấp và cấp chuyên môn kỹ thuật của cơ sở đó.
3. Thẩm quyền xếp cấp chuyên môn kỹ thuật:
a) Bộ Y tế xếp cấp chuyên môn kỹ thuật đối với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế;
b) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xếp cấp chuyên môn kỹ thuật đối với các bệnh viện trên địa bàn quản lý và các bệnh viện tư nhân đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, trừ bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
1. Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định Nghị định này bao gồm người mắc:
a) Bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm (sau đây viết tắt là người bệnh truyền nhiễm nhóm A);
b) Bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản (sau đây viết tắt là người bệnh tâm thần).
2. Việc bắt buộc chữa bệnh đối với đối tượng vi phạm pháp luật hoặc nghi ngờ vi phạm pháp luật về hình sự mà mắc bệnh tâm thần quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án.
3. Căn cứ tình hình thực tiễn, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung các trường hợp bắt buộc chữa bệnh khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 82 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
1. Trường hợp người có kết quả chẩn đoán xác định đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà hoặc tại cơ sở cách ly không có tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (gọi chung là tại nhà):
a) Trường hợp tình trạng người bệnh có thể điều trị tại nhà hoặc theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo chống dịch về việc tổ chức điều trị tại nhà, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú ban hành quyết định bắt buộc chữa bệnh tại nhà, trong đó phải quy định cụ thể cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm thực hiện việc hướng dẫn, hỗ trợ điều trị tại nhà cho người bệnh trên cơ sở đề xuất của cơ quan y tế cùng cấp;
b) Trường hợp tình trạng người bệnh không thể điều trị tại nhà, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú ban hành quyết định bắt buộc chữa bệnh và tổ chức việc chuyển người bệnh từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để thực hiện việc điều trị bắt buộc;
c) Trường hợp tình trạng người bệnh bắt buộc phải điều trị nhưng không thể chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú ban hành quyết định bắt buộc chữa bệnh tại nhà, trong đó phải nêu rõ lý do không chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đồng thời quy định cụ thể cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp chịu trách nhiệm thực hiện việc hướng dẫn, hỗ trợ điều trị tại nhà cho người bệnh trên cơ sở đề xuất của cơ quan y tế cùng cấp.
2. Trường hợp người có kết quả chẩn đoán xác định đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở cách ly có tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh:
a) Trường hợp tình trạng người bệnh có thể điều trị tại cơ sở cách ly có tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, người đứng đầu cơ sở cách ly nơi người bệnh đang cách ly ban hành quyết định bắt buộc chữa bệnh tại cơ sở cách ly và tổ chức điều trị cho người bệnh;
b) Trường hợp tình trạng người bệnh không thể điều trị tại cơ sở cách ly, người đứng đầu cơ sở cách ly ban hành quyết định bắt buộc chữa bệnh và tổ chức việc chuyển người bệnh từ cơ sở cách ly đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc điều trị bắt buộc;
c) Trường hợp tình trạng người bệnh không thể điều trị tại cơ sở cách ly nhưng không thể chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người đứng đầu cơ sở cách ly nơi người bệnh đang cách ly ban hành quyết định bắt buộc chữa bệnh, trong đó phải nêu rõ lý do không chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đồng thời phải liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để được hướng dẫn, hỗ trợ điều trị cho người bệnh.
3. Trường hợp người bệnh đang khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và được chẩn đoán xác định mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A:
a) Trường hợp tình trạng người bệnh có thể điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đang điều trị hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (sau đây gọi chung là người đứng đầu cơ sở) ban hành quyết định bắt buộc chữa bệnh và tổ chức điều trị cho người bệnh;
b) Trường hợp tình trạng người bệnh không thể điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người đứng đầu cơ sở ban hành quyết định bắt buộc chữa bệnh và tổ chức việc chuyển người bệnh từ cơ sở cách ly đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp với tình trạng của người bệnh để thực hiện việc điều trị bắt buộc;
c) Trường hợp tình trạng người bệnh không thể điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thể chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác, người đứng đầu cơ sở ban hành quyết định bắt buộc chữa bệnh, trong đó phải nêu rõ lý do không chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đồng thời phải liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để được hướng dẫn, hỗ trợ điều trị cho người bệnh.
1. Trường hợp phát hiện trong cộng đồng có người có dấu hiệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 91 Nghị định này:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện người đó có trách nhiệm tổ chức các biện pháp để đưa người đó đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để chẩn đoán xác định;
b) Trường hợp xác định người đó mắc bệnh tâm thần và cần phải điều trị bắt buộc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó có trách nhiệm tổ chức điều trị bắt buộc hoặc chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tâm thần để điều trị bắt buộc đồng thời thông báo cho thân nhân của người bệnh để phối hợp quản lý, chăm sóc người bệnh;
c) Trường hợp không xác định được thân nhân của người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh từ chối tiếp nhận thì lập hồ sơ đề nghị ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp quản lý, chăm sóc, giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội.
2. Trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, nếu phát hiện người có dấu hiệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 91 Nghị định này:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức điều trị bắt buộc hoặc chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tâm thần để điều trị. Thông báo cho thân nhân của người bệnh để phối hợp quản lý, chăm sóc người bệnh;
b) Trường hợp không xác định được thân nhân của người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh từ chối tiếp nhận thì lập hồ sơ đề nghị ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp quản lý, chăm sóc, giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội.
1. Việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh là người nước ngoài mà không có thân nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Trường hợp người bệnh tử vong là người nước ngoài mà không có thân nhân: việc giải quyết thực hiện theo quy định tại Điều 95 Nghị định này.
1. Trường hợp người bệnh tử vong là người nước ngoài mà không có thân nhân và không xác định được quốc tịch: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Trường hợp người bệnh tử vong là người nước ngoài mà không có thân nhân và xác định được quốc tịch: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh báo với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở để giải quyết theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Trong thời gian chờ xử lý, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo quản thi hài hoặc thuê cơ sở khác bảo quản thi hài người bệnh.
ISSUANCE OF OPERATING LICENSES
Section 1. FORMS OF ORGANIZATION AND LICENSING CONDITIONS FOR HEALTH FACILITIES
Article 39. Forms of organization of health facilities
1. Hospitals, including:
a) General hospitals;
b) Traditional medicine hospitals;
c) Odonto-stomatology hospitals;
d) Specialty hospitals.
2. Clinics, including:
a) Polyclinics;
b) Specialty clinics;
c) Interspecialty clinics;
d) Medical doctor’s clinics;
dd) Traditional medicine clinics;
e) Odonto-stomatology clinics;
g) Nutrition clinics;
h) General physician assistant's clinics.
3. Health stations.
4. Maternity wards.
5. Traditional medicine diagnosis and treatment centers.
6. Subclinical service facilities, including:
a) Testing facilities;
b) Medical imaging facilities;
c) Testing and medical imaging facilities.
7. Family medicine facilities.
8. Dental technology facilities.
9. Rehabilitation facilities.
10. Clinical psychology facilities.
11. Nursing service facilities.
12. Maternity service facilities.
13. Palliative care facilities.
14. Out-of-hospital emergency care facilities.
15. Corrective spectacle stores performing refraction tests.
16. Blood purification facilities.
Article 40. General licensing conditions
Each health facility is required to meet the following general licensing conditions:
1. Scale: The health facility's scale must be appropriate to its form of organization.
2. Material facilities:
a) The health facility must have a fixed location which must meet regulations of law on bearing safety, fire prevention and fighting, bacterial contamination control, environmental protection, and radiation safety (if any); and must be equipped with electrical and water systems capable of serving its operation;
b) It must have a signboard, patient flowchart and wayfinding signs to professional and administrative wards, departments and sections;
c) If the health facility establishes a venue outside its precinct, this venue must be also required to meet the specific conditions for the relevant form of organization as prescribed in Article 39 of this Decree.
3. Its medical devices must be appropriate to the list of professional techniques and its registered scope of operation.
4. Personnel:
a) The health facility must employ sufficient medical practitioners according to its scale and list of professional techniques, and ensure the medical practitioner ratio set by the Minister of Health of Vietnam (including medical practitioners who have been issued with practicing licenses by licensing authorities in people’s armed forces, stop working in people’s armed forces but still use their issued practicing licenses);
b) The person in charge of professional practices of the health facility must be its full-time medical practitioner whose scope of practice is appropriate to its scope of professional activities, and who has practiced within such scope of professional activities for at least 36 months, except a medical practitioner who is a herbalist, folk remedy holder or folk therapy holder.
In case the health facility has different specialties, the scope of practice on the practicing license of its person in charge of professional practices must be appropriate to one of its registered specialties;
c) The manager of a professional department or unit of the health facility must possess a practicing license appropriate to his/her in-charge specialty and must be its full-time medical practitioner;
d) Medical practitioners must be vested with tasks appropriate to their scope of practice approved by competent authorities;
dd) Medical technicians whose scope of practice involves medical laboratory and who possess bachelor’s degrees may read and sign test reports. In case the health facility does not have any medical practitioner who is granted a practicing license for the title of doctor specializing in medical laboratory technology or medical technician possessing bachelor’s degree whose scope of practice involves medical laboratory, the doctor giving prescription for testing shall read and sign such test report.
e) Medical technicians whose scope of practice involves medical imaging and who possess bachelor’s degrees may read and describe diagnostic images. In case the health facility does not have any medical practitioner who is granted a practicing license for the title of doctor specializing in medical imaging technique or medical technician possessing bachelor’s degree whose scope of practice involves medical laboratory, the doctor giving prescription for medical imaging technique shall read and sign such medical imaging report;
g) Other persons engaging in medical examination and treatment without holding practicing licenses as prescribed in point d clause 2 Article 19 of the Law on Medical Examination and Treatment (such as medical physics engineers, radiotherapy engineers, biotechnology engineers, biotechnology bachelors and other persons (hereinafter referred to as “employees”) may perform professional activities as assigned by the health facility’s person in charge of professional practices. This assignment must be appropriate to professional qualification and capacity of the assigned employee.
h) If a medical practitioner who is a lecturer of a training institution in healthcare sector is working at a health facility that acts as an instructing facility accepting medical interns from that training institution, he/she may hold the position of manager of a professional department, department or ward of that health facility.
5. A health facility that provides health checks must be a hospital or polyclinic, and meet the following conditions:
a) It must have sufficient clinical and subclinical departments, personnel and medical devices necessary for examination, screening and detection of health conditions according to health standards and templates of health check forms enclosed with guiding documents on health checks;
b) Data on health check forms for drivers must be connected with the healthcare management information system or national healthcare database or data receipt portal of health insurance assessment information system.
6. A health facility that provides HIV/AIDS diagnosis and treatment must be a hospital or clinic, and meet the following conditions:
a) Material facilities: It has a minimum area of at least 18m2 (excluding waiting area), which is divided into two rooms used for providing medical examination and consulting for patients;
b) Personnel: the person in charge of professional practices of the HIV/AIDS diagnosis and treatment department must be a medical practitioner who holds the professional title of doctor and possesses a certificate of completion of training course in HIV/AIDS diagnosis and treatment issued by a lawful training institution;
c) It must be equipped with anaphylaxis kits and adequate emergency medicines for different specialties within its scope of professional activities.
7. A health facility that provides examination and treatment for occupational diseases must be a hospital, polyclinic, interspecialty clinic, specialty clinic or medical doctor’s clinic and meet the following conditions:
a) It is capable of performing biochemical testing techniques in conformity with diagnostic guidelines for occupational diseases it will adopt.
b) Its medical devices must be appropriate to the list of professional techniques and the list of occupational diseases registered.
c) The person that provides examination and treatment for occupational diseases must hold a practicing license for the title of doctor whose scope of practice involves medicine and possess a certificate of completion of training course in occupational diseases or doctor whose scope of practice involves preventive medicine and possess a certificate of completion of training course in occupational diseases.
d) In case it is an independent facility in charge of providing medical examination and treatment for occupational diseases, its person in charge of professional practices must meet the following conditions:
- He/she is a doctor holding a practicing license for occupational disease specialty or a doctor holding a practicing license on which the scope of practice involves either a particular specialty or medicine and possessing a certificate of completion of training courses in occupational diseases;
- He/she has practiced medicine for at least 36 months after obtaining a practicing certificate or practicing license.
8. A health facility that provides HIV/AIDS testing services must be a hospital, polyclinic, interspecialty clinic, specialty clinic, medical doctor’s clinic or subclinical service facility and meet the conditions set out in the Government’s Decree No. 75/2016/ND-CP dated July 01, 2016 prescribing eligibility conditions for conduct of HIV tests.
9. A health facility that provides in-vitro fertilization and altruistic surrogacy services must be a hospital and meet the conditions set out in the Government’s Decree No. 10/2015/ND-CP dated January 28, 2015 prescribing giving birth with in-vitro fertilization and conditions for altruistic surrogacy.
10. The health facilities prescribed in clauses 1, 2, 3, 4 and 7 Article 39 of this Decree may provide preventive examination, consulting and treatment services.
11. A health facility that has been issued with an operating license for one of the forms of organization specified in Article 39 of this Decree may provide services in another form of organization or health checks or medical examination and treatment for HIV/AIDS or occupational diseases if it meets the conditions for operating in such another form of organization or for providing such services.
In case a health facility meets conditions for providing services in another form of organization or conditions for providing health checks or HIV/AIDS examination and treatment when it applies for an operating license, it may apply for appraisal of its satisfaction of such conditions together with its application for operating license.
It such conditions are met after a practicing license has been issued, procedures for modification of the practicing license shall be followed. Particularly, health checks or HIV/AIDS examination and treatment services may be provided without following such procedures for modification of the practicing license, provided that procedures for announcement of its eligibility must be followed as prescribed in Article 69 of this Decree.
If family medicine is delivered, there must be a medical practitioner holding the title of doctor and meeting the following conditions:
- The scope of practice on his/her practicing license involves family medicine;
- He/she must hold a certificate of completion of training or refresher course in family medicine whose duration is not shorter than 03 months;
- There is documentary evidence that the total duration of family medicine training in the training program is at least 03 months.
12. A health facility that provides the following cosmetic services or uses products with pharmacological effects must be a hospital, polyclinic or specialty clinic:
a) Cosmetic services that use drugs, substances and equipment to intervene in the human body (surgery, procedures, interventions involving injections, injections, pumps, irradiation, waves, burning or other invasive interventions) that:
- change skin color, shape or weight (including reduce fat);
- correct defects or create desired shapes of body parts (skin, nose, eyes, lips, face, chest, abdomen, buttocks and other parts of the human body);
- regenerate or restore cells or parts or functions of body parts.
b) Tattooing, spraying and skin embroidery using injectable anesthetics.
13. Apart from the conditions set out in clauses 1 through 12 of this Article, a humanitarian or not-for-profit healthcare facility must also meet the following:
a) Other specific conditions corresponding to its form of organization.
b) Finance for its humanitarian healthcare is available.
c) The phrase “humanitarian healthcare facility” or “not-for-profit healthcare facility” must be shown on its signboard.
Article 41. Licensing conditions for hospitals
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 of this Decree, a hospital is also required to meet the following:
1. Scale:
a) For a general hospital: at least 30 hospital beds;
b) For a traditional medicine hospital or an odonto-stomatology hospital: at least 20 hospital beds;
c) For a specialty hospital: at least 20 hospital beds; particularly, an ophthalmology hospital must have at least 10 hospital beds.
2. Material facilities:
a) Professional departments are assigned according to their functions to facilitate medical examination and treatment activities;
b) Construction requirements must be met as prescribed by laws. To be specific: there must be a minimum construction floor area of 50 m2 per hospital bed; the hospital façade must be at least 10 m; ambulances must be given way to emergency care unit; any clinics located within the hospital must meet minimum area requirements for corresponding types of clinics set out in Articles 42, 43, 45, 46, points b, c clause 1 Article 47, Article 53 of this Decree;
c) If the hospital establishes a professional department outside its precinct, it must ensure transport infrastructure connection between its departments to ensure the safety of patients, their families and health workers.
3. Mean of transport: there must be sufficient emergency vehicles for transporting patients in and out of the hospital. If emergency vehicles providing out-of-hospital treatment are not available, the hospital must enter into a contract with a local health facility that functions as emergency care/patient transport service provider.
4. Organization:
a) Management or executive board of the hospital.
b) Professional departments:
The hospital is composed of the following professional departments, including: outpatient department, clinical department, subclinical department, pharmaceutical department and auxiliary department. To be specific:
- The outpatient department must be composed of a reception area, emergency room, patient stay room, medical examination room, and technical/minor surgery rooms (if techniques/minor surgery operations are performed);
- Clinical departments of a general hospital include at least two of the following: internal medicine department, surgery, obstetrics and pediatrics; a specialty hospital, traditional medicine hospital or odonto-stomatology hospital must establish a clinical department appropriate to its scope of professional activities;
- The subclinical department is composed of at least a laboratory and a medical imaging room. If the ophthalmology hospital does not establish any medical imaging department, it must enter into a professional assistance agreement with a health facility that has been issued with an operating license and has a medical imaging department;
- Pharmaceutical department;
- A hospital that has a scale of at least 100 hospital beds must establish a nutrition department; there must be at least a person in charge of nutrition for each 100 hospital beds. A hospital that has a scale of less than 100 hospital beds shall establish a clinical nutrition section or appoint a person in charge of nutrition; the person in charge of nutrition must be a bachelor of nutrition or a medical practitioner who holds the title of doctor and possesses a certificate of completion of training course in clinical nutrition whose duration is 06 months or longer, or a nurse who holds a bachelor’s degree and possesses a certificate of completion of training course in clinical nutrition whose duration is 06 months or longer;
- A hospital that has a scale of at least 150 hospital beds must establish an infection control department; there must be at least a person in charge of infection control for each 150 hospital beds. A hospital that has a scale of less than 150 hospital beds shall establish an infection control section; the person in charge of infection control must hold a bachelor’s degree or higher in healthcare sector and possess a certification or certificate or diploma of graduation from a training course in infection control;
- Other professional departments of the hospital must be appropriate to its scale, tasks and functions.
c) There must be departments or sections performing the following tasks, including general planning, organization and personnel, quality control, nursing, finance and accounting, information technology, medical devices, and other necessary tasks.
d) Depending on its material facilities and personnel, the head of the health facility may decide to establish professional departments in the form of inter-specialty departments; the person in charge of professional practices of a specialty must possess a practicing license on which the scope of practice is appropriate to at least one of such other specialties. In case the hospital is unable to establish separate departments, it may establish units affiliated to clinical departments; the person in charge of professional practices of a unit must possess a practicing license on which the scope of practice is appropriate to its specialty.
dd) Professional departments which are institutes or centers affiliated to and located within the precinct of a hospital are not eligible to operating licenses; persons in charge of professional practices of these institutes or centers and their professional units must meet relevant conditions set out in this Decree.
5. Personnel:
a) The number of full-time medical practitioners of a department must be accounted for at least 70% of total medical practitioners of such department;
b) The head of each professional department of the hospital must be a full-time medical practitioner of that hospital, possess a practicing license appropriate to the specialty of his/her in-charge professional department, and have practiced such specialty for at least 36 months. If a medical practitioner who is a lecturer of a training institution in healthcare sector is working at a health facility that acts as an instructing facility accepting medical interns from that training institution, he/she may hold the position of manager or head of a department or ward of that health facility;
c) The head of a professional department who is not eligible for a practicing license must possess a bachelor’s degree in a major appropriate to his/her assigned tasks and be a full-time employee of the hospital.
6. The hospital must provide inpatient treatment and adequate staff on duty at all times (i.e. 24 hours per day and 7 days per week) to provide professional care.
Article 42. Licensing conditions for polyclinics
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 of this Decree, a polyclinic is also required to meet the following:
1. Scale and organizational structure of the polyclinic:
a) It must have at least three specialties which include at least two of the following: internal medicine, surgery, obstetrics and pediatrics; establish subclinical departments (medical laboratory and medical imaging); and have emergency room, minor surgery room (if minor surgery operations are performed) and patient stay room;
b) In case a polyclinic meets corresponding conditions for another form of organization of health facility as prescribed in Article 39 of this Decree (except hospital), its scope of professional activities may include professional activities of such form of organization of health facility.
2. Material facilities and personnel:
a) Medical examination rooms of a polyclinic must meet the following minimum area requirements:
- The minimum area of the emergency room is 12 m2;
- The patient stay room has a minimum area of 15 m2, and has at least 02 hospital beds. If there are at least 03 hospital beds in the patient stay room, the minimum area of at least 05 m2 per hospital bed must be ensured;
- The minimum area of each specialty-specific medical examination room is 10 m2;
- If techniques and minor surgery operations are performed, in addition to specialty-specific medical examination rooms, a technical and minor surgery room with a minimum area of at least 10 m2 must be available; if motor therapy is provided, the technical and minor surgery room must have a minimum area of at least 20 m2.
b) A sterilization area for treating reusable medical devices must be available, unless there are no medical devices to be sterilized or the polyclinic has entered into a contract for sterilization of medical devices with another health facility.
c) If traditional drugs are prepared or made up, standards for preparation of traditional drugs adopted by the Minister of Health of Vietnam must be met.
3. The polyclinic must be equipped with anaphylaxis kits and adequate emergency medicines for different specialties within its scope of professional activities.
Article 43. Licensing conditions for specialty clinics
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 of this Decree, a specialty clinic is also required to meet the following:
1. Scale and organizational structure of the specialty clinic:
a) It has at least a specialty;
b) In case a specialty clinic meets corresponding conditions for another form of organization of health facility as prescribed in Article 39 of this Decree (except hospital), its scope of professional activities may include professional activities of such form of organization of health facility, provided that activities of no more than 03 forms of organization of health facility are added.
2. Material facilities:
a) The specialty clinic must provide adequate area for receiving patients. The minimum area of its medical examination room is 10 m2;
b) If techniques and minor surgery operations are performed, in addition to medical examination room(s), a technical and minor surgery room with a minimum area of at least 10 m2 must be available; if motor therapy is provided, the technical and minor surgery room must have a minimum area of at least 20 m2.
c) A sterilization area for treating reusable medical devices must be available, unless there are no medical devices to be sterilized or the clinic has entered into a contract for sterilization of medical devices with another health facility.
3. The clinic must be equipped with anaphylaxis kits and adequate emergency medicines for different specialties within its scope of professional activities.
Article 44. Licensing conditions for interspecialty clinics
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 of this Decree, an interspecialty clinic is also required to meet the following:
1. Scale and organizational structure of the interspecialty clinic:
a) It has at least two specialties (excluding internal medicine department, surgery, obstetrics and pediatrics);
b) In case an interspecialty clinic meets corresponding conditions for another form of organization of health facility as prescribed in Article 39 of this Decree (except hospital), its scale and scope of professional activities may include professional activities of such form of organization of health facility, provided that activities of no more than 03 forms of organization of health facility are added.
2. Material facilities:
Each specialty-specific medical examination department of the interspecialty clinic must meet the conditions set out in clause 2 Article 43 of this Decree.
3. The clinic must be equipped with anaphylaxis kits and adequate emergency medicines for different specialties within its scope of professional activities.
4. The person in charge of each specialty-specific medical examination department of the interspecialty clinic must be a full-time medical practitioner of the clinic, have a licensed scope of practice appropriate to the specialty of his/her in-charge medical examination department, and have practiced such specialty for at least 36 months.
Article 45. Licensing conditions for medical doctor’s clinics
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 of this Decree, a medical doctor’s clinic is also required to meet the following:
1. Scale and organizational structure of the medical doctor’s clinic: A medical doctor’s clinic is a clinic owned by a person holding a practicing license for the title of doctor whose scope of practice involves medicine or a specific specialty.
2. Material facilities:
a) The medical doctor’s clinic must provide adequate area for receiving patients. The minimum area of its medical examination room is 10 m2;
b) A sterilization area for treating reusable medical devices must be available, unless there are no medical devices to be sterilized or the clinic has entered into a contract for sterilization of medical devices with another health facility;
c) If techniques and minor surgery operations are performed, in addition to its medical examination room(s), a technical and minor surgery room with a minimum area of at least 10 m2 must be available; if motor therapy is provided, the technical and minor surgery room must have a minimum area of at least 20 m2.
3. The clinic must be equipped with anaphylaxis kits and adequate emergency medicines for different specialties within its scope of professional activities.
Article 46. Licensing conditions for traditional medicine clinics
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 of this Decree, a traditional medicine clinic is also required to meet the following:
1. Material facilities:
a) The traditional medicine clinic must provide adequate area for receiving patients. The minimum area of its medical examination room is 10 m2.
b) Depending on its registered scope of professional activities, the traditional medicine clinic must also meet the following conditions:
- If techniques and minor surgery operations are performed, in addition to its medical examination room(s), a technical and minor surgery room with a minimum area of at least 10 m2 must be available; if motor therapy is provided, the technical and minor surgery room must have a minimum area of at least 20 m2;
- In case of medical sauna, a closed but well-illuminated sauna room with a minimum area of at least 02 m2 must be available.
- If traditional drugs are prepared or made up, standards for preparation of traditional drugs adopted by the Minister of Health of Vietnam must be met.
2. Equipment used for performing medical examination and treatment activities;
a) If medical examination, drug prescription and drug preparation are performed:
- Drug cabinets must be available; prepared traditional medicinal materials must be kept in drawers or in glass or white plastic bottles with caps, and have their names clearly written on such drawers or bottles;
- Scales must be equipped for weighing and dividing prepared traditional medicinal materials into small doses or packing them in wrapper.
b) In case acupuncture, massage and acupressure are provided, the clinic must be equipped with the following:
- Beds for performing acupuncture, massage and acupressure activities;
- Adequate devices or tools for performing acupuncture, massage and acupressure activities;
- Adequate devices and instructions for dealing with needle shock (also known as vasovagal syncope, a common adverse event of acupuncture treatment).
c) In case of medical sauna, there must be a medicinal steam system that has control valves, sauna instructions and emergency alert system.
d) The clinic must be equipped with anaphylaxis kits and adequate emergency medicines for different specialties within its scope of professional activities.
3. Personnel:
The person in charge of professional practices of the traditional medicine clinic must be a medical practitioner holding the title of:
a) a doctor whose scope of practice involves traditional medicine; or
b) a doctor whose scope of practice specializes in traditional medicine.
Article 47. Licensing conditions for odonto-stomatology clinics
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 of this Decree, an odonto-stomatology clinic is also required to meet the following:
1. Material facilities:
a) The odonto-stomatology clinic must provide adequate area for receiving patients. The minimum area of its medical examination room is 10 m2;
b) There must be at least 01 dental unit; the minimum area for each dental unit is 05 m2;
c) In case dental implant technique is performed, a separate room for performing such implant technique with a minimum area of at least 10 m2 must be provided.
2. Personnel:
The person in charge of professional practices of the odonto-stomatology clinic must be a medical practitioner holding the title of:
a) a doctor whose scope of practice involves odonto-stomatology; or
b) a doctor whose scope of practice specializes in odonto-stomatology.
3. The clinic must be equipped with anaphylaxis kits and adequate emergency medicines for different specialties within its scope of professional activities.
Article 48. Licensing conditions for nutrition clinics
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 of this Decree, a nutrition clinic is also required to meet the following:
1. It is organized as an internal medicine clinic or medical doctor’s clinic.
2. The person in charge of professional practices of the clinic must be a medical practitioner holding the title of a doctor whose scope of practice involves clinical nutrition or the title of clinical nutritionist.
Article 49. Licensing conditions for general physician assistant's clinics
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 of this Decree, a general physician assistant's clinic is also required to meet the following:
1. It is located in an extremely socioeconomically disadvantaged area as defined by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam.
2. The person in charge of professional practices of the clinic must be a medical practitioner holding the title of a physician assistant whose scope of practice involves general medicine.
3. The clinic must be equipped with anaphylaxis kits and adequate emergency medicines for different specialties within its scope of professional activities.
Article 50. Licensing conditions for health stations
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 of this Decree, a health station is also required to meet the following:
1. Personnel:
a) The person in charge of professional practices of the health station must be a medical practitioner holding the title of a doctor or physician assistant;
b) The number of medical practitioners working at the health station must comply with regulations of law on payroll of state-owned health facilities;
c) Village health workers shall provide primary healthcare according to assignment and professional directions given by the person in charge of professional practices of the health station.
2. The health station must be equipped with anaphylaxis kits and adequate emergency medicines for different specialties within its scope of professional activities.
Article 51. Licensing conditions for maternity wards
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 of this Decree, a maternity ward is also required to meet the following:
1. Material facilities:
a) Departments, wards or rooms are assigned according to their functions to facilitate medical examination and treatment activities;
b) It must have antenatal care room, gynecological examination room, labour room, patient stay department with less than 20 beds where prenatal and postnatal monitoring and care are given, and nursery room.
2. There must be sufficient emergency vehicles for transporting patients in and out of the maternity ward. If emergency vehicles providing care and treatment out of the maternity ward are not available, the maternity ward must enter into a contract with a health facility that has been licensed to operate and provide emergency care/patient transport services.
3. The person in charge of professional practices of the maternity ward must be a medical practitioner holding the title of:
a) a doctor whose scope of practice involves obstetrics; or
b) a midwife possessing a bachelor’s degree or higher.
4. The maternity ward must provide adequate staff on duty at all times (i.e. 24 hours per day and 7 days per week) to provide professional care.
Article 52. Licensing conditions for traditional medicine diagnosis and treatment centers
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 and Article 46 of this Decree, a traditional medicine diagnosis and treatment center is also required to meet the following requirement regarding its person in charge of professional practices:
He/she must be a medical practitioner who has been issued with a practicing license for any of the titles of:
1. Doctor whose scope of practice involves traditional medicine.
2. Doctor whose scope of practice specializes in traditional medicine.
3. Physician assistant whose scope of practice involves traditional medicine.
4. Herbalist.
5. Folk remedy holder.
6. Folk therapy holder.
Article 53. Licensing conditions for subclinical service facilities, dental technology facilities, and rehabilitation facilities
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 of this Decree, a subclinical service facility, dental technology facility, or rehabilitation facility is also required to meet the following:
1. Testing facility:
a) Material facilities:
- Waiting area for specimen collection, and areas for receiving specimens and cleaning tools must be available;
- If any of the following testing types, including blood tests, biochemical tests, genetic tests and immunologic tests, is performed, the minimum area of the laboratory is 10 m2;
- If 02 or 03 of the following testing types, including blood tests, biochemical tests, genetic tests and immunologic tests, are performed, the minimum area of the laboratory is 15 m2;
- If all of the following testing types, including blood tests, biochemical tests, genetic tests and immunologic tests, are performed, the minimum area of the laboratory is 20 m2;
- If anatomic pathology and cytological pathology are performed, the laboratory must have a minimum area of at least 20 m2 and be separated from blood, biochemical, genetic and immunologic laboratories and other laboratories;
- If microbiological tests are performed, the laboratory must have a minimum area of at least 20 m2 and be separated from blood, biochemical, genetic and immunologic laboratories and other laboratories;
- Wall surfaces in the laboratory must be covered with waterproof material from the floor to the ceiling;
- The floor surface of the laboratory must be waterproof, smooth and level without stagnant water;
- Laboratory workbench must be constructed of waterproof and anti-corrosive material, with sink and faucet installed thereon.
b) Personnel:
The person in charge of professional practices of the testing facility must be a medical practitioner holding the title of:
- a doctor whose scope of practice specializes in medical laboratory; or
- a medical technician who possesses a bachelor’s degree or higher, and whose scope of practice involves medical laboratory.
2. Medical imaging facility:
The person in charge of professional practices of the medical imaging facility must be a medical practitioner holding the title of:
a) a doctor whose scope of practice specializes in medical imaging technique; or
b) a medical technician who possesses a bachelor’s degree or higher, and whose scope of practice involves medical imaging technique.
3. Dental technology facility:
The person in charge of professional practices of the dental technology facility must be a medical practitioner holding the title of a medical technician who possesses a bachelor’s degree or higher, and whose scope of practice involves dental technology.
4. Rehabilitation facility:
The person in charge of professional practices of the rehabilitation facility must be a medical practitioner holding the title of:
a) a doctor whose scope of practice specializes in rehabilitation; or
b) a medical technician who possesses a bachelor’s degree or higher, and whose scope of practice involves rehabilitation.
5. In addition to the conditions set out in this Decree, a health facility that performs HIV confirmatory tests must also meet the relevant conditions set out in the Government’s Decree No. 75/2016/ND-CP dated July 01, 2016.
6. In addition to the conditions set out in point a clause 1 of this Article, the person in charge of professional practices of a testing and medical imaging facility must meet the conditions in point b clause 1 or clause 2 of this Article.
Article 54. Licensing conditions for clinical psychology facilities
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 of this Decree, the person in charge of professional practices of a clinical psychology facility must be a medical practitioner holding the title of:
1. a clinical psychologist; or
2. a doctor whose scope of practice specializes in psychiatry and who possesses a certificate of completion of basic training course in clinical psychology as prescribed in clause 2 Article 128 of this Decree.
Article 55. Licensing conditions for nursing service facilities, maternity service facilities, and palliative care facilities
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 of this Decree, a nursing service facility, maternity service facility, or palliative care facility is also required to meet the following:
1. Material facilities: If techniques and minor surgery operations are performed, in addition to its medical examination room(s), a technical and minor surgery room with a minimum area of at least 10 m2 must be available.
2. It must be equipped with anaphylaxis kits.
3. Personnel:
a) Nursing service facility:
The person in charge of professional practices of the nursing service facility must be a medical practitioner holding the title of:
- Doctor;
- Physician assistant;
- Nurse; or
- Midwife.
b) Maternity service facility:
The person in charge of professional practices of the maternity service facility must be a medical practitioner holding the title of a midwife.
c) Palliative care facility:
The person in charge of professional practices of the palliative care facility must be a medical practitioner holding the title of a doctor whose scope of practice involves:
- Medicine;
- Traditional medicine;
- Preventive medicine; or
- a specific specialty, except odonto-stomatology.
Article 56. Licensing conditions for out-of-hospital emergency care facilities
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 of this Decree, an out-of-hospital emergency care facility is also required to meet the following:
1. Material facilities:
a) There must be an area for disinfection of ambulances with adequate decontamination devices and facilities, or the out-of-hospital emergency care facility must enter into a service contract with a qualified health facility to perform disinfection of its ambulances in accordance with regulations adopted by the Minister of Health of Vietnam.
b) 24/7 service room, personnel and hotline are available at its head office.
c) Its head office is exclusive of parking area for emergency vehicles.
d) Emergency vehicles:
- The out-of-hospital emergency care facility must be equipped with at least 02 ambulances;
- Its ambulances must meet relevant quality standards.
dd) It must be equipped with anaphylaxis kits and adequate emergency medicines to ensure safety and hygienic conditions for patients.
2. Personnel:
The person in charge of professional practices of the out-of-hospital emergency care facility must be a medical practitioner holding the title of:
a) a doctor; or
b) an out-of-hospital paramedic.
Article 57. Licensing conditions for corrective spectacle stores performing refraction tests
1. Material facilities: The minimum area of the refraction room is 10 m2.
2. Refraction equipment is available.
3. The person in charge of professional practices must be a medical practitioner holding the title of:
a) a doctor specializing in ophthalmology; or
b) a medical technician whose scope of practice involves ophthalmic refraction.
Article 58. Licensing conditions for blood purification facilities
In addition to the general licensing conditions set out in Article 40 of this Decree, a blood purification facility is also required to meet the following:
1. Material facilities:
a) Area for receiving patients, waiting area, dry and wet storage areas, and dialyzer reprocessing room (if dialyzer reprocessing is performed) must be available;
b) The blood purification room must provide a minimum area of at least 4,5m2 per dialysis machine; separate blood purification and dialyzer reprocessing areas must be provided for patients with infectious diseases;
c) There must be a system supplying R.O water for dialysis machine and dialyzer reprocessing (if dialyzer reprocessing is performed);
d) It must enter into a professional assistance contract with a local hospital whose scope of professional activities includes hemodialysis;
dd) Emergency vehicles must be available. If emergency vehicles are not available, it must enter into a contract for emergency transport.
2. Personnel:
a) The person in charge of professional practices of the blood purification facility must be a medical practitioner holding the title of a doctor whose scope of practice involves medicine, internal medicine, or intensive care, and possessing a certificate of completion of a professional training course in hemodialysis as prescribed in clause 3 Article 12 of this Decree;
b) The medical practitioner holding the title of nurse must possess a certificate of completion of a professional training course in hemodialysis as prescribed in clause 3 Article 12 of this Decree.
Section 2. ISSUANCE OF OPERATING LICENSES
Article 59. Cases of issuance of operating licenses
1. An operating license may be issued to:
a) a health facility that applies for operating license for the first time;
b) a health facility whose operating license is revoked, except as defined in point d clause 1 Article 56 of the Law on Medical Examination and Treatment;
c) a health facility that has been issued with an operating license if it changes its form of organization;
d) a health facility that has been issued with an operating license if it changes its operating location;
dd) a health facility that has been issued with an operating license if it undergoes a split-up, split-off, consolidation or merger process;
e) a health facility that has been issued with an operating license if its affiliated health facilities are established outside the precinct of the licensed one; or
g) a health facility that has been issued with an operating license if it applies for delivery of humanitarian healthcare or not-for-profit healthcare.
2. If a health facility that has been issued with an operating license changes its owner but its name, scale, scope of operation and location, it must not follow procedures for issuance of a new operating license.
Article 60. Application package for operating license
1. An application package for issuance of operating license in the case prescribed in point a, b, c, d, dd or e clause 1 Article 59 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 02 in Appendix II enclosed herewith);
b) a legitimate copy of an establishment decision or a document containing name of the health facility (applicant) issued by a competent authority, if the applicant is a state-owned health facility, or enterprise registration certificate, if the applicant is a private health facility, or investment certificate, if the applicant is a foreign-invested health facility;
c) legitimate copies of the practicing license and certificate of practicing period, which is made using Form No. 11 in Appendix I enclosed herewith, of the person in charge of professional practices of the health facility (applicant) (not required if these documents have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
d) legitimate copies of the practicing license and certificate of practicing period, which is made using Form No. 11 in Appendix I enclosed herewith, of the manager of professional department of the health facility (applicant) (not required if these documents have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
dd) Declaration of material facilities, list of medical devices and list of personnel meeting licensing conditions for the corresponding form of organization, made using Form No. 08 in Appendix II enclosed herewith, and documents proving or certifying such declaration;
e) The list of medical practitioners who have registered for practice at the health facility (applicant), which is made using Form No. 01 in Appendix II enclosed herewith, and in which name and number of practicing license of each medical practitioner must be indicated;
g) A competent authority’s written approval of functions, tasks and organizational structure of the state-owned hospital or of the charter on organization and operation of a private hospital, which is made using Form No. 03 in Appendix II enclosed herewith;
h) The list of professional techniques to be performed by the health facility (applicant) which is made on the basis of the list of professional techniques issued by the Minister of Health of Vietnam;
i) In case the health facility delivering humanitarian healthcare or not-for-profit healthcare applies for an operating license for the first time, documents proving the funding for humanitarian healthcare or not-for-profit healthcare must be submitted.
2. An application package for issuance of operating license submitted by a health facility that has been issued with an operating license but changes its operating location as prescribed in point d clause 1 Article 59 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 02 in Appendix II enclosed herewith);
b) a legitimate copy of an establishment decision or a document containing name of the health facility (applicant) issued by a competent authority, if the applicant is a state-owned health facility, or enterprise registration certificate, if the applicant is a private health facility, or investment certificate, if the applicant is a foreign-invested health facility;
c) Declaration of material facilities meeting licensing conditions at the new location, and documents proving or certifying such declaration;
d) A legitimate copy of the issued operating license.
3. An application package for issuance of operating license submitted by a health facility that has been issued with an operating license but applies for delivery of humanitarian healthcare or not-for-profit healthcare without charging patients for medical costs as prescribed in point g clause 1 Article 59 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 02 in Appendix II enclosed herewith);
b) Documents proving funding for humanitarian healthcare activities.
Article 61. Procedures for issuance of operating license
1. The health facility (applicant) shall submit an application package and application fee, as defined by the Law on Fees and Charges, to the authority competent to issue operating license (hereinafter referred to as "licensing authority").
2. Upon receipt of the application package, the receiving authority shall give a receipt note using Form No. 02 in Appendix I enclosed herewith to the applicant.
3. If the application is satisfactory:
a) The licensing authority shall carry out verification of operating conditions and list of professional techniques to be performed by the applicant, and issue a verification record within 60 days from the date specified in the receipt note;
b) If there are no matters that need to be modified, the licensing authority shall issue an operating license and a decision approving the list of professional techniques to be performed by the applicant within 10 working days from the date of the verification record;
c) Any matters that need to be modified must be clearly described in the verification record.
Within 10 working days from its receipt of a written notice and documents proving finished modification from the applicant, the licensing authority may conduct a physical inspection of items or matters modified by the applicant, where necessary, or issue an operating license. If an application is refused, a written response indicating reasons for refusal must be given.
4. If the modification of the application is required:
a) The licensing authority shall send a written request for modification of the application, which must clearly indicate the documents and/or contents that need to be modified, to the applicant within 10 days from the date of the receipt note.
b) Upon its completion of modification, the applicant shall send a written notice and documents proving its finished modification to the licensing authority.
c) After receiving modified application documents, the licensing shall:
- follow procedures in clause 3 of this Article if the application is satisfactory; or
- follow procedures in points a, b of this clause if the application is still unsatisfactory.
5. Within 05 working days from the day on which an operating license is issued, the licensing authority shall publish the following information on its web portal and on the healthcare management information system, including: name and address of the licensed health facility; full name and number of practicing license of the person in charge of professional practices of the licensed health facility; number of the issued operating license; scope of professional activities and opening hours.
6. An operating license will be made using Form No. 06 in Appendix II enclosed herewith in 02 copies of which 01 copy is delivered to the applicant and the other is kept by the licensing authority, unless application processing results are returned electronically.
7. When issuing an operating license to a health facility in the form of a hospital, the licensing authority shall also issue a document to temporarily classify the hospital into the basic level. This document on temporary classification of the hospital shall be valid for 02 years from the date thereon. At least 60 days before the expiry date of this document, the hospital must submit an application for classification of its professional and technical expertise as prescribed in Article 90 of this Decree.
Article 62. Application package for re-issuance of operating license
1. An application form (made using Form 02 in Appendix II enclosed herewith).
2. In case the operating license is lost or damaged: a copy of the lost license or the original of the damaged license (if available).
3. In case there is any technical error in information: documents proving the contents or information that needs to be modified.
Article 63. Procedures for re-issuance of operating license
1. The health facility (applicant) shall submit an application package for re-issuance of operating license and application fee, as defined by the Law on Fees and Charges, to the licensing authority.
2. When receiving the application, the licensing authority shall give a receipt note to the applicant.
3. Within 20 days from the date of the receipt note, the licensing authority shall re-issue the requested operating license and update information on such re-issued license on its website or web portal and on the healthcare management information system.
Article 64. Application package for modification of an operating license
1. In case the name, address (without relocation) or opening hours of a health facility are changed, an application package for modification of its operating license is composed of:
a) An application form (made using Form 02 in Appendix II enclosed herewith);
b) Documentary evidence of such a change.
2. In case the health facility changes its scale or scope of professional activities, or makes changes in its list of professional techniques, an application package for modification of its operating license is composed of:
a) An application form (made using Form 02 in Appendix II enclosed herewith);
b) The original operating license;
c) Declaration of material facilities, medical devices and personnel corresponding to the new scale or scope of professional activities or the modified list of professional techniques and documentary evidence of such a change.
Article 65. Procedures for modification of an operating license in case of changes in health facility’s opening hours, name or address (without relocation)
1. The health facility (applicant) shall submit an application package for change in its name, address or opening hours as prescribed in clause 1 Article 64 of this Decree and application fee, as defined by the Law on Fees and Charges, to the licensing authority.
2. Upon receipt of the application package, the licensing authority shall give a receipt note using Form No. 02 in Appendix I enclosed herewith to the applicant.
3. In case the application package is satisfactory, the licensing authority shall make changes to the requested operating license within 20 days from the date of the receipt note prescribed in clause 2 of this Article.
4. If the application package needs to be modified, within 05 working days from the date of the receipt note prescribed in clause 2 of this Article, the licensing authority shall send a written request for modification, which must clearly indicate the documents and/or contents that need to be modified, to the applicant.
Within 06 months from the date of the written request for modification given by the licensing authority, the applicant must make requested modifications. If the applicant fails to make requested modifications by the aforementioned deadline, their submitted application documents will be invalidated.
5. Upon receipt of a modified application package, the licensing authority shall give a receipt note using Form No. 02 in Appendix I enclosed herewith to the applicant, and take the following actions:
a) In case the modified application package is still unsatisfactory, the licensing authority shall continue sending a written request for modification to the applicant as prescribed in clause 4 of this Article.
Within 06 months from the date of the written request for modification given by the licensing authority, the applicant must make requested modifications. If the applicant fails to make requested modifications by the aforementioned deadline, or after 12 months counting from the date of the initial submission of the application for modification of operating license, the modified application package is still unsatisfactory, the submitted application documents will be invalidated.
b) In case the modified application package is satisfactory, the licensing authority shall take actions as prescribed in clause 3 of this Article.
6. Within 05 working days after a modified operating license is issued, the licensing authority shall publish or update information on modified contents on its web portal and on the healthcare management information system.
7. A modified operating license will be issued in 02 copies of which 01 copy is delivered to the applicant and the other is kept by the licensing authority, unless application processing results are returned electronically.
Article 66. Procedures for modification of operating license in case of changes in health facility’s scale, scope of professional activities, or list of professional techniques
1. The health facility (applicant) shall submit an application package as prescribed in clause 2 Article 64 of this Decree and application fee, as defined by the Law on Fees and Charges, to the licensing authority.
2. Upon receipt of the application package, the licensing authority shall give a receipt note to the applicant.
3. If the application package needs to be modified, within 07 working days from the date of the receipt note, the licensing authority shall send a written request for modification, which must clearly indicate the documents and/or contents that need to be modified, to the applicant.
Within 06 months from the date of the written request for modification given by the licensing authority, the applicant must make requested modifications. If the applicant fails to make requested modifications by the aforementioned deadline, their submitted application documents will be invalidated.
4. Upon receipt of a modified application package, the licensing authority shall give a receipt note to the applicant and take the following actions:
In case the modified application package is still unsatisfactory, the licensing authority shall continue sending a written request for modification to the applicant as prescribed in clause 3 of this Article.
Within 06 months from the date of the written request for modification given by the licensing authority, the applicant must make requested modifications.
If the applicant fails to make requested modifications by the aforementioned deadline, or after 12 months counting from the date of the initial submission of the application for modification of operating license, the modified application package is still unsatisfactory, the submitted application documents will be invalidated.
5. In case the application package is satisfactory or modifications to the submitted application package are satisfactory as prescribed in clauses 3, 4 of this Article, the licensing authority shall:
a) issue a written approval of changes in scale or scope of professional activities or addition or removal of techniques to or from the list of professional techniques within 20 days from the date of the receipt note, if the physical inspection to the applicant’s premises is deemed unnecessary; or
b) conduct a physical inspection to the applicant’s premises and issue an inspection record within 60 days from the date of the receipt note, if such a physical inspection is deemed necessary. Any matters that need to be modified must be indicated in the inspection record.
6. Upon completion of the physical inspection, the licensing authority shall:
a) issue a written approval of changes in scale or scope of professional activities or addition or removal of techniques to or from the list of professional techniques within 10 working days from the date of the inspection record, if no matters need to be modified;
b) issue a notice of contents that need to be modified within 05 working days from the date of the inspection record, if there are matters that need to be modified.
Within 06 months from the date of the written notice of contents that need to be modified given by the licensing authority, if the applicant fails to make requested modifications, their submitted application documents will be invalidated.
7. Within 10 working days from the receipt of written notice of finished modifications and documentary evidence thereof from the applicant, the licensing authority shall:
a) issue a written approval of changes in scale or scope of professional activities or addition or removal of techniques to or from the list of professional techniques, if a physical inspection to the applicant’s premises is deemed unnecessary.
b) conduct a physical inspection to the applicant’s premises, if such physical inspection is deemed necessary, and:
- issue a written approval of changes in scale or scope of professional activities or addition or removal of techniques to or from the list of professional techniques, in case the applicant has completely made modifications; or
- give a written response indicating reasons for its refusal to approve changes in scale or scope of professional activities or addition or removal of techniques to or from the list of professional techniques, if the applicant has completely made modifications.
8. Within 05 working days after giving approval of the health facility’s addition of its professional techniques, the licensing authority shall publish or update information on modified contents on its web portal or website and on the healthcare management information system.
9. A written approval of addition of professional techniques is given in 02 copies of which 01 copy is delivered to the applicant and the other is kept by the licensing authority, unless application processing results are returned electronically.
10. Regarding addition of a technique included in the list of special-type techniques:
a) The health facility shall submit an application package as prescribed in clause 2 Article 64 of this Decree to the Ministry of Health of Vietnam for consideration of its capacity to perform such special-type technique.
b) Within 05 working days from its receipt of application package, the Ministry of Health of Vietnam shall carry out inspection and assessment to decide whether to experiment on that special-type technique or whether the health facility is capable of performing that special-type technique.
c) In case an experiment on the special-type technique should be conducted, procedures in Article 97 of this Decree will be followed.
d) In case the health facility has completed the experiment on the special-type technique and made a report on experimental results which includes proposal for official application of that special-type technique, the following procedures shall be followed:
- The health facility shall submit an application package which includes the report on results of the experiment conducted as prescribed in point c of this clause and procedures for performing that special-type technique proposed by the health facility;
- Within 15 days from its receipt of adequate application documents, the Ministry of Health of Vietnam shall carry out an appraisal of experimental results and technical procedures proposed by the health facility;
- Within 05 working days from the day on which an appraisal record is issued, the Ministry of Health of Vietnam shall issue a decision to allow the health facility to officially apply that special-type technique. If an application is refused, a written response indicating reasons for such refusal shall be given;
- The health facility shall follow procedures prescribed in clause 1 through 9 of this Article for adding the special-type technique which it is allowed to officially apply to its scope of professional activities.
dd) In case an experiment on the special-type technique is deemed unnecessary, the following procedures will be followed:
- Within 05 working days, the Ministry of Health of Vietnam shall issue a decision to allow the health facility to officially apply that special-type technique without conducting experiment thereon. If an application is refused, a written response indicating reasons for such refusal shall be given;
- The health facility shall follow procedures prescribed in clauses 1 through 9 of this Article for adding the special-type technique which it is allowed to officially apply to its scope of professional activities.
Article 67. Authority to issue, re-issue and modify operating licenses
1. The Minister of Health shall have authority to:
a) issue and re-issue operating licenses to health facilities under its management;
c) modify operating licenses of health facilities under its management if their scope of professional activities are changed: addition or removal of techniques to or from their scope of professional activities.
c) modify operating licenses of health facilities under its management if their scale is changed. To be specific:
- There is an increase or decrease in number of professional departments or wards of the health facility, including the case specified in point dd clause 1 Article 54 of the Law on Medical Examination and Treatment;
- The number of hospital beds of the health facility is increased or decreased by at least 10% or by less than 10% but more than 30 hospital beds;
- The number of hospital beds of the health facility is changed as prescribed in clause 4 of this Article.
d) modify operating licenses of health facilities under its management if their opening hours are changed.
dd) modify operating licenses of health facilities under its management if there are changes in their names or addresses (without relocation).
2. Health authorities affiliated to provincial People's Committees shall have authority to:
a) issue or re-issue operating licenses to health facilities located in their provinces, except those under the management of the Ministry of Health of Vietnam, the Ministry of National Defence of Vietnam, or the Ministry of Public Security of Vietnam.
b) modify operating licenses of health facilities located in their provinces, except those under the management of the Ministry of Health of Vietnam, the Ministry of National Defence of Vietnam, or the Ministry of Public Security of Vietnam, if their scope of professional activities are changed: addition or removal of techniques to or from their scope of professional activities.
c) modify operating licenses of health facilities located in their provinces, except those under the management of the Ministry of Health of Vietnam, the Ministry of National Defence of Vietnam, or the Ministry of Public Security of Vietnam, if their scale is changed. To be specific:
- There is an increase or decrease in number of professional departments or wards of the health facility, including the case specified in point dd clause 1 Article 54 of the Law on Medical Examination and Treatment;
- The number of hospital beds of the health facility is increased or decreased by at least 10% or by less than 10% but more than 30 hospital beds;
- The number of hospital beds of the health facility is changed as prescribed in clause 4 of this Article.
d) modify operating licenses of health facilities located in their provinces, except those under the management of the Ministry of Health of Vietnam, the Ministry of National Defence of Vietnam, or the Ministry of Public Security of Vietnam, if their opening hours are changed.
dd) modify operating licenses of health facilities located in their provinces, except those under the management of the Ministry of Health of Vietnam, the Ministry of National Defence of Vietnam, or the Ministry of Public Security of Vietnam, if there are changes in their names or addresses (without relocation).
3. A hospital may increase or decrease the number of hospital beds of its departments or wards by less than 10% of its total number of hospital beds specified in its operating license but not more than 30 hospital beds, and must send a written report on such change to its supervisory authority. Such report must indicate:
a) The number of hospital beds of its departments or wards to be increased or decreased;
b) Declaration of its material facilities, medical devices and personnel proving its satisfaction of conditions for making change in number of its hospital beds.
4. If a hospital wishes to change the number of its hospital beds after it has completed procedures for increase or decrease of the number of its hospital beds by less than 10%, it shall be required to follow procedures for modification of its operating license as prescribed in Article 66 of this Decree. The hospital shall send an application package for modification of its operating license to:
a) The Ministry of Health of Vietnam, if it is affiliated to the Ministry of Health of Vietnam; or
b) The health authority affiliated to the People’s Committee of province or city where it is located, unless it is affiliated to the Ministry of Health of Vietnam, the Ministry of National Defence of Vietnam, or the Ministry of Public Security of Vietnam.
5. If a hospital wishes to change the number of its hospital beds after it has completed procedures for modification of its operating license as prescribed in clause 4 of this Article, it shall follow corresponding guidelines in clause 3 and clause 4 of this Article.
Article 68. Documentation for declaration of eligibility to provide health checks or HIV/AIDS examination and treatment
1. Written declaration of eligibility to provide health checks or HIV/AIDS examination and treatment (which is made using Form No. 04 in Appendix II enclosed herewith).
2. A legitimate copy of the health facility’s operating license accompanied with its list of professional techniques.
3. List of personnel and medical devices meeting conditions for providing health checks or HIV/AIDS examination and treatment, which is made using Form No. 05 in Appendix II enclosed herewith.
4. A legitimate copy of a contract for provision of professional assistance of the health facility (if any).
Article 69. Procedures for declaration of eligibility to provide health checks or HIV/AIDS examination and treatment
1. Before its provision of initial health check, the health facility must submit 01 set of required documents for declaration of its eligibility to provide health checks or HIV/AIDS examination and treatment as prescribed in Article 68 of this Decree to the competent health authority. To be specific:
a) For health facilities affiliated to the Ministry of Health of Vietnam and other ministries and central-government authorities (except the Ministry of National Defence of Vietnam and the Ministry of Public Security of Vietnam): required documents shall be sent to the Ministry of Health of Vietnam;
b) For health facilities under the management of the Ministry of National Defence of Vietnam: required documents shall be sent to the Ministry of National Defence of Vietnam;
c) For health facilities under the management of the Ministry of Public Security of Vietnam: required documents shall be sent to the Ministry of Public Security of Vietnam;
d) For health facilities under the management of health authorities affiliated to provincial People's Committees (health facilities do not fall in the cases specified in points a, b, c of this clause): required documents shall be sent to the health authority affiliated to the People's Committee of province where the health facility is headquartered.
2. Procedures for considering a document package for declaration of eligibility to provide health checks or HIV/AIDS examination and treatment:
a) Upon receipt of a document package for declaration of eligibility to provide health checks or HIV/AIDS examination and treatment, the health authority as defined in clause 1 of this Article (hereinafter referred to “receiving authority”) shall give a receipt note, which is made using Form No. 02 in Appendix I enclosed herewith, to the health facility that declares its eligibility to provide health checks or HIV/AIDS examination and treatment (hereinafter referred to “declaring facility”).
In case the received documents are inadequate or invalid as prescribed in Article 68 of this Decree, the receiving authority shall send a written request for modification to the declaring facility. Upon receipt of modified documents from the declaring facility, the receiving authority shall also give a receipt note, which is made using Form No. 02 in Appendix I enclosed herewith, to the declaring facility;
b) In case the received documents are adequate and valid as prescribed in Article 68 of this Decree and no written request for modification is given by the receiving authority, after 15 working days from the date of the receipt note, the declaring facility may initiate provision of health checks or HIV/AIDS examination and treatment within its declared scope of professional activities;
c) In case a health facility that has successfully completed procedures for declaration of its eligibility to provide health checks or HIV/AIDS examination and treatment changes its name, address, material facilities, personnel and declared scope of professional activities, it shall send a written notice of such a change to the authority that has received its document package for eligibility declaration.
Article 70. Signboards of health facilities
A health facility that has been issued with an operating license must have a signboard which is designed in accordance with regulations of law on signboards, does not bear the red cross symbol, and must adequately contain the following basic information:
1. Full name of the health facility.
2. Form of organization.
3. Number of operating license.
4. Address of the health facility as written in its operating license; telephone number.
5. Opening hours.
Section 3. HEALTHCARE QUALITY ASSESSMENT AND CERTIFICATION
Article 71. Assessment of basic quality standards
1. Every year, health facilities shall carry out quality self-assessment as prescribed in clause 3 Article 58 of the Law on Medical Examination and Treatment, and send assessment results to regulatory authorities.
2. Quality assessment results must openly be posted on web portals of health authorities and on the healthcare management information system.
3. Based on the assessment results published by health facilities, regulatory authorities shall randomly select the health facilities whose quality will be re-assessed according to risk management principles.
Article 72. Assessment of advanced quality standards of health facilities, quality standards of a particular specialty or technical services
1. Quality assessment and certification which are based on advanced quality standards, or quality standards of a particular specialty or technical services promulgated by the Ministry of Health of Vietnam shall be carried out as follows:
a) Healthcare quality certification bodies shall carry out assessment of quality of health facilities according to advanced quality standards, or quality standards of a particular specialty or technical services promulgated by the Ministry of Health of Vietnam, and their internal procedures;
b) Quality assessment results must be reported to competent health authorities, and openly be posted on web portals of health authorities and on the healthcare management information system;
c) Competent health authorities may randomly select health facilities for re-assessment according to risk management principles.
2. Quality assessment and certification which are based on advanced quality standards, or quality standards of a particular specialty or technical services recognized by the Ministry of Health of Vietnam shall be carried out as follows:
a) Healthcare quality certification bodies shall carry out assessment of quality of health facilities according to advanced quality standards, or quality standards of a particular specialty or technical services recognized by the Ministry of Health of Vietnam, and their internal procedures;
b) Quality assessment results must be reported to competent health authorities, and openly be posted on web portals of health authorities and on the healthcare management information system.
Article 73. Operating rules of healthcare quality certification bodies
1. Ensure compliance with provisions of clauses 1 and 2 Article 58 of the Law on Medical Examination and Treatment.
2. Carry out quality assessment and certification in conformity with quality standards promulgated or recognized by the Ministry of Health of Vietnam.
3. Voluntarily carry out quality assessment and certification on the basis of service contracts signed with health facilities.
4. Keep confidentiality of information collected or obtained during quality assessment and certification.
Article 74. Functions and tasks of healthcare quality certification bodies
1. Give advice and instructions to health facilities to apply quality standards to improve their healthcare quality.
2. Issue fixed-term quality certificates to health facilities that satisfy quality standards or give notices of refusal to issue new quality certificates to health facilities that fail to maintain their satisfaction of quality standards as certified.
3. Supervise health facilities granted quality certificates to ensure their maintenance of healthcare quality according to certified quality standards.
4. Submit periodical reports or ad hoc reports at the request of competent health authorities, and bear inspection of such competent health authorities.
Article 75. Eligibility requirements for healthcare quality certification bodies
In order to provide healthcare quality assessment and certification services, an entity or organization must meet the following requirements:
1. It is lawfully established.
2. It runs an appropriate organizational structure according to quality standards in order to perform:
a) Professional techniques; and
b) Data management.
3. There are at least 05 assessment specialists who are its full-time employees and meet the following conditions:
a) The person in charge of professional practices must:
- hold a bachelor’s degree or higher;
- have at least 05 years of working experience in managing professional activities of health facilities or health authorities that directly manage health facilities; and
- have attended and been issued with a certificate of completion of training course in healthcare quality assessment skills by a training institution announced or accredited by the Ministry of Health of Vietnam in accordance with regulations of law.
b) Each assessor must:
- hold a bachelor’s degree or higher;
- have attended and been issued with a certificate of completion of training course in healthcare quality assessment skills by a training institution announced or accredited by the Ministry of Health of Vietnam in accordance with regulations of law; and
- have at least 03 years of working experience in providing healthcare at health facilities or health authorities that directly manage health facilities;
Article 76. Application package for certificate of registration for provision of healthcare quality assessment and certification services
In addition to the required documents included in an application package for certificate of registration for provision of certification services for products and management systems as prescribed in the Government’s Decree No. 107/2016/ND-CP dated July 01, 2016, as amended by the Decree No. 154/2018/ND-CP dated November 09, 2018, an application package for certificate of registration for provision of healthcare quality assessment and certification services must also include:
1. A personnel list.
2. Legitimate copies of certificates of completion of training course in healthcare quality assessment skills of the applicant’s assessors.
3. Documents proving that the applicant’s organizational structure is conformable with assessment quality standards.
Article 77. Procedures for issuance, suspension and revocation of certificate of registration for provision of healthcare quality assessment and certification services
Procedures for issuance, suspension and revocation of certificate of registration for provision of healthcare quality assessment and certification services shall be followed in accordance with regulations of law on conformity assessment.
Section 4. SUSPENSION AND REVOCATION OF OPERATING LICENSES
Article 78. Procedures for revocation of operating licenses and suspension of operation of health facilities
1. Suspension of part or all of professional activities of a health facility:
a) Within 05 working days from the day on which by the Expert Council as defined in Article 101 of the Law on Medical Examination and Treatment or a competent authority draws their conclusion or inspection record asserting that the health facility has committed a violation to an extent that it is subject to suspension of part or all of its operation as prescribed in clause 1 Article 55 of the Law on Medical Examination and Treatment, the competent authority defined in Article 51 of the Law on Medical Examination and Treatment shall issue a decision to suspend operation of that health facility.
b) A suspension decision shall, inter alia, include:
- Name of the health facility;
- Reasons for suspension;
- Scope of activities suspended: part or all of licensed activities, depending on the nature and severity of the violation;
- Suspension period;
- Conditions for restoring operation.
c) Within 03 working days from the day on which a decision to suspend part or all of operation of the health facility is issued, the issuing authority shall:
- publish information on the suspension and make limitations on scope of professional activities of the suspended health facility on the healthcare management information system, if that health facility is under its management;
- send the suspension decision to the authority that has issued operating license to that health facility.
d) Within 03 working days from its receipt of the suspension decision as prescribed in point d of this clause, the authority that has issued operating license to the health facility shall publish information on the suspension and make limitations on scope of professional activities of the suspended health facility on the healthcare management information system.
dd) Suspension of operating license of a health facility that is found to have committed an administrative violation shall be carried out in accordance with regulations of law on penalties for administrative violations.
2. Revocation of an operating license:
a) Within 05 working days from the day on which by the Expert Council as defined in Article 101 of the Law on Medical Examination and Treatment or a competent authority draws their conclusion or inspection record asserting that the health facility has committed a violation to an extent that its operating license is revoked as prescribed in clause 1 Article 56 of the Law on Medical Examination and Treatment, or the health facility applies for revocation at its discretion, the authority that has issued operating license to the health facility shall issue a decision to revoke operating license of that health facility.
b) A revocation decision shall, inter alia, include:
- Name of the health facility;
- Reasons for revocation of operating license;
- Post-revocation actions and legal liabilities.
c) Within 03 working days from the issue date of the revocation decision, the licensing authority shall publish information on the revocation on its web portal or website.
Article 79. Actions taken after revocation of operating license or suspension of part or all of professional activities of a health facility
1. In case an operating license is revoked according to clause 1 Article 56 of the Law on Medical Examination and Treatment: the health facility whose operating license is revoked shall follow procedures for issuance of a new operating license in accordance with provisions of this Decree.
2. In case a health facility has part or all of its professional activities suspended as prescribed in clause 1 Article 55 of the Law on Medical Examination and Treatment, the authority issuing the suspension decision must clearly specify contents and period of suspension in its issued decision.
3. Upon its fulfillment of remedial obligations, the health facility subject to suspension decision shall submit a report on remedial measures to its licensing authority.
4. Upon receipt of the report, the licensing authority shall give a receipt note to the health facility.
5. In case no request for modification is made, the licensing authority shall:
a) issue a decision to terminate suspension period within 15 days from the date of the receipt note, if the report on remedial measures is satisfactory; or
b) carry out a physical inspection at the health facility’s premises within 30 days from the date of the receipt note, if necessary.
6. If the report on remedial measures needs to be modified, within 10 working days from the date of the receipt note, the licensing authority shall send a written request for modification, which must clearly indicate documents and/or contents that need to be modified, to the health facility.
Within 06 months from the date of the written request for modification given by the licensing authority, the health facility must submit a modified report as requested. If the health facility fails to make the requested modifications, its submitted report will be invalidated.
7. Upon receipt of the modified report, the licensing authority shall give a receipt note to the health facility, and take the following actions:
a) In case the modified report is still unsatisfactory, the licensing authority shall continue sending a written request for modification to the health facility as prescribed in clause 6 of this Article.
Within 06 months from the date of the written request for modification given by the licensing authority, the health facility must submit a modified report as requested. If the health facility fails to make the requested modifications by the aforementioned deadline, or after 12 months counting from the date of the initial submission of the report, the modified report is still unsatisfactory, the submitted reports will be invalidated.
b) In case the modified report is satisfactory, the licensing authority shall follow the procedures in clause 5 of this Article.
8. Upon completion of the physical inspection to the health facility’s premises, the licensing authority shall:
a) issue a decision to terminate suspension period within 15 days after completion of the physical inspection, if results of remedial measures taken by the health facility are satisfactory; or
b) give a written notice of contents that need to be remedied or modified within 05 working days after completion of the physical inspection, if there are still contents that need to be remedied or modified.
If the health facility fails to fulfill its remedial obligations within 06 months from the date of the licensing authority’s written notice of contents that need to be remedied or modified, its submitted documents will be invalidated.
9. Within 20 days from its receipt of a written notice and documents proving the health facility’s fulfillment of remedial obligations, the licensing authority shall follow the procedures in clause 5 of this Article.
Section 5. HUMANITARIAN HEALTHCARE AND MOBILE HEALTHCARE
Article 80. Humanitarian healthcare activities
1. Forms of humanitarian healthcare:
a) Humanitarian healthcare facilities, that are organized in any of the forms of organization defined in Article 48 of the Law on Medical Examination and Treatment and in Article 39 of this Decree;
b) Humanitarian healthcare delegations;
c) Humanitarian healthcare individuals.
2. Humanitarian healthcare activities prescribed in clause 1 of this Article must be performed without collecting any fees or amounts of money from patients.
Article 81. Conditions, application package and procedures for issuance, re-issuance, modification, suspension and revocation of operating license of humanitarian healthcare facilities
Conditions, application package and procedures for issuance, re-issuance, modification, suspension and revocation of operating license of humanitarian healthcare facilities shall comply with the provisions of Chapter III of this Decree.
Article 82. Conditions for provision of humanitarian outreach healthcare campaigns at intervals, provision of humanitarian healthcare by individuals, and mobile healthcare (including health checks)
1. Humanitarian outreach healthcare campaigns at intervals must be organized by health facilities holding operating licenses.
2. Humanitarian healthcare activities of individuals must be performed by medical practitioners who have been issued with practicing licenses on which the scope of practice must be appropriate to humanitarian healthcare activities to be performed.
3. Mobile healthcare must be delivered by health facilities that have been issued with operating licenses and whose scope of professional activities must be appropriate to mobile healthcare activities.
4. In case an intervals-based humanitarian outreach healthcare campaign or mobile healthcare is organized at a location other than that specified in the operating license, material facilities at this location must meet the following conditions:
a) There are areas for receiving patients and performing medical examination and treatment activities meeting the following conditions:
- Regulations of law on contamination control, radiation safety, biomedical waste management, and fire fighting and prevention must be observed;
- Water, electricity, and other conditions must be adequately supplied to serve healthcare.
b) There are adequate medical practitioners, medical devices and other conditions in conformity with the scale and scope of healthcare services to be provided.
5. When organizing humanitarian outreach healthcare campaigns at intervals or mobile healthcare activities or providing health checks in the form of healthcare delegations, the following personnel conditions must be satisfied:
a) The person in charge of professional practices of the humanitarian healthcare delegation or mobile healthcare delegation must have an unexpired practicing license at the time of application for permission to provide humanitarian or mobile healthcare, on which the scope of practice must be appropriate to the list of professional techniques registered by the delegation, and have at least 36 months, up to the date of application for permission to provide humanitarian or mobile healthcare, of experience in providing healthcare;
b) Other persons directly engaging in healthcare process must possess practicing licenses. If a person directly engaging in healthcare process is exempt from practicing license as prescribed by the Law on Medical Examination and Treatment, he/she must possess qualifications or certificates appropriate to his/her assigned activities;
c) In case drugs are dispensed, the person in charge of dispensing activities must possess a diploma of pharmacist assistant or hold a practicing license for the title of a doctor;
d) If a person delivering humanitarian healthcare is a foreigner, a language interpreter shall be required, unless such foreigner is proficient in Vietnamese.
6. A medical practitioner who delivers humanitarian healthcare as an independent individual shall be required to meet personnel conditions set out in clause 2 of this Article. He/she may make up drug prescriptions but shall not be allowed to dispense drugs.
7. Medical devices and drugs:
a) Medical devices, anaphylaxis kits, emergency drugs and drugs for medical treatment must be adequately equipped in conformity with the registered scope of healthcare activities;
b) Medical devices must have clearly known origin; drugs used in humanitarian healthcare activities must be included in the list of drugs to be sold in Vietnam and unexpired. If any drug which is not yet granted marketing authorization in Vietnam is used, a written commitment that such drug has been lawfully sold in a foreign country shall be required (only applicable for foreign humanitarian healthcare delegations).
Article 83. Application package and procedures for granting permission for humanitarian outreach healthcare campaigns at intervals, mobile healthcare as prescribed in clause 1 Article 79 of Law on Medical Examination and Treatment or humanitarian healthcare delivered by individuals
1. An application package for permission for humanitarian outreach healthcare campaigns at intervals or mobile healthcare as prescribed in clause 1 Article 79 of Law on Medical Examination and Treatment is composed of:
a) An application form which is made using Form No. 01 in Appendix IV enclosed herewith;
b) List of persons engaging in humanitarian or mobile healthcare process which is made using Form No. 02 in Appendix IV enclosed herewith, and must clearly state the person in charge of professional practices of the healthcare delegation; a legitimate copy of the practicing license of this person must be also accompanied with the list;
c) Legitimate copies of professional qualifications/certificates of persons who directly deliver healthcare but are exempt from practicing licenses as prescribed by the Law on Medical Examination and Treatment (if any);
d) A humanitarian or mobile healthcare plan which is made using Form No. 03 in Appendix IV enclosed herewith;
dd) Written approval given by the health facility or the head of the location where healthcare activities are to be performed.
2. An application package for permission for humanitarian healthcare delivered by an individual is composed of:
a) An application form which is made using Form No. 01 in Appendix IV enclosed herewith;
b) A legitimate copy of the applicant’s practicing license;
c) A humanitarian healthcare plan which is made using Form No. 03 in Appendix IV enclosed herewith;
d) Written approval given by the health facility or the head of the location where humanitarian healthcare activities are to be performed.
3. An application package for permission for a humanitarian outreach healthcare campaign at intervals or mobile healthcare shall be submitted to:
a) the Ministry of Health of Vietnam, if:
- a foreign organization or individual organizes a humanitarian outreach healthcare campaign at intervals or mobile healthcare in 02 provinces or central-affiliated cities or more; or
- the humanitarian outreach healthcare campaign at intervals or mobile healthcare is organized at a health facility affiliated to the Ministry of Health of Vietnam or another Ministry, except the Ministry of National Defence of Vietnam and the Ministry of Public Security of Vietnam.
b) the Ministry of National Defence of Vietnam, if the humanitarian outreach healthcare campaign at intervals or mobile healthcare is organized at a health facility, agency or unit affiliated to this Ministry.
c) the Ministry of Public Security of Vietnam, if the humanitarian outreach healthcare campaign at intervals or mobile healthcare is organized at a health facility, agency or unit affiliated to this Ministry.
d) a health authority affiliated to the relevant provincial People's Committee, for humanitarian outreach healthcare campaign at intervals or mobile healthcare activities other than those specified in points a, b and c of this clause.
4. Procedures for granting permission for a humanitarian outreach healthcare campaign at intervals or mobile healthcare:
Within 10 days from its receipt of an adequate application package, the receiving authority as defined in clause 3 of this Article shall give its written permission for the humanitarian outreach healthcare campaign at intervals or mobile healthcare. If an application is refused, a written response which clearly states reasons for refusal shall be given.
Section 6. TRANSFER OF PROFESSIONAL TECHNIQUES IN HEALTHCARE OR COOPERATION IN PROVISION OF TRAINING COURSES ON MEDICINE INVOLVING MEDICAL INTERNSHIP
Article 84. Cases and conditions for transfer and receipt of transfer of professional techniques between health facilities
1. Only techniques included in the list of techniques promulgated by the Ministry of Health of Vietnam may be transferred between domestic health facilities. In case a technique is transferred to a foreign country, it must not be subject to prohibition from transfer to foreign countries as prescribed by the Law on Technology Transfer.
2. Conditions to be satisfied by the health facility that transfers a professional technique (hereinafter referred to as “transferring facility”):
a) The technique to be transferred must fall within its scope of professional activities approved by a competent authority;
b) The person in charge of technique transfer must have experience in performing the technique to be transferred and have been assigned in writing by the person in charge of professional practices of the transferring facility to carry out such technique transfer.
3. Conditions to be satisfied by the health facility that receives transfer of a professional technique (hereinafter referred to as “receiving facility”):
a) Its scope of professional activities must be appropriate to the technique received;
b) Its personnel, material facilities and medical devices are adequate and suitable for receipt of the technique to be transferred.
Article 85. Technique transfer process
1. Do surveys for determining the demand for technique transfer.
2. Formulate a technique transfer protocol.
3. Enter into a technique transfer contract, in which the transferring facility and the person in charge of technique transfer must assume responsibility for medical examination and treatment results.
Where a technique included in the list of special-type techniques is transferred, the receiving facility must also follow the procedures in clause 10 Article 66 of this Decree before entering into a technique transfer contract.
4. Carry out the transfer of technique, including the following steps:
a) Provide theoretical and practical training for the person in charge of technique receipt. Upon completion of the training, the transferring facility shall issue a written certification of completion of technical training to the trainee.
Where the transferring facility is a continuous training provider, the written certification of completion of technical training mentioned in this point shall be also used as certification of continuous training;
b) Carry out transfer of technique at the receiving facility;
c) Carry out acceptance test and assessment of the transferred technique, liquidate contract and issue certificate of competence to perform the technique.
5. Upon completion of the technique transfer process, relevant health facilities shall follow procedures for modification of their scope of professional activities in accordance with provisions of this Decree.
Article 86. Conditions, application package and procedures for granting permission to foreigners entering Vietnam for transfer of professional techniques in healthcare or cooperation in provision of training courses on medicine involving medical internship
1. Conditions for granting permission to foreigners entering Vietnam for transfer of professional techniques in healthcare or cooperation in provision of training courses on medicine involving medical internship (hereinafter referred to as “provision of healthcare at intervals”):
a) The foreigner must possess a practicing license issued by a competent authority of a foreign country which is still valid at the application date;
b) The foreigner meets conditions for foreigners entering Vietnam for study or working set out in laws;
c) Language interpreter(s) must be employed as prescribed in clause 2 Article 35 of this Decree, unless a foreigner is proficient in Vietnamese;
d) Drugs and medical devices used must be conformable with the scope of professional activities of the applicant; must have clearly known origin and been granted marketing authorization by competent authorities of foreign countries or a competent authority of Vietnam; must be unexpired and usable;
dd) A consent given by an authority, organization or health facility of Vietnam to receive foreigners is available.
2. An application package for permission to foreigners entering Vietnam for transfer of professional techniques in healthcare or cooperation in provision of training courses on medicine involving medical internship is composed of:
a) An application form for permission for foreigners entering Vietnam for provision of healthcare at intervals, made by the Vietnamese authority or organization receiving such foreigners;
b) List of foreigners that will enter Vietnam for provision of healthcare which must bear the seal of the Vietnamese authority or organization receiving such foreigners and contain the following information: full name; passport’s number; professional title; tasks performed in Vietnam and commitment to assume responsibility for quality of healthcare services provided by foreigners of the Vietnamese authority or organization receiving such foreigners, and be enclosed with legitimate copy of practicing license of each foreigner;
c) List of interpreters of foreigners entering Vietnam for provision of healthcare at intervals which must bear certification of the Vietnamese authority or organization receiving such foreigners and contain the following information: full name; ID number, passport’s number, citizen identity card’s number or personal identification number; professional qualifications and commitment to assume responsibility for interpretation quality of the Vietnamese authority or organization receiving such foreigners, and be enclosed with legitimate copy of professional qualification of each interpreter;
d) List of medical devices which must bear certification of the Vietnamese authority or organization receiving such foreigners (if any), and contain the following information: name and origin of the device, and commitment that the device is still in good use.
If medical devices of a Vietnamese health facility are used, the written agreement to provide medical devices of the authority or organization where healthcare services will be provided shall be required.
If foreigners who enter Vietnam for provision of healthcare at intervals donate medical devices to the Vietnamese authority or organization upon completion of their healthcare provision, the Vietnamese authority or organization must follow procedures for receiving such medical devices in accordance with the Government’s regulations.
dd) List of drugs (if any) which must contain the following information: name of drug, active ingredient, expiry date, marketing authorization number and commitment that the drug is lawfully placed on the market of at least a foreign country;
e) The written agreement on provision of healthcare at intervals between the Vietnamese authority or organization and the foreigner or the foreign authority or organization.
3. An application package for permission to foreigners entering Vietnam for transfer of professional techniques in healthcare or cooperation in provision of training courses on medicine involving medical internship shall be sent to:
a) The Ministry of Health of Vietnam, if foreigners will work at a health facility affiliated to the Ministry of Health of Vietnam or another ministry, except the Ministry of National Defence of Vietnam and the Ministry of Public Security;
b) The Ministry of National Defence of Vietnam, if foreigners will work at a health facility affiliated to this Ministry;
c) The Ministry of Public Security of Vietnam, if foreigners will work at a health facility affiliated to this Ministry;
d) The health authority affiliated to a provincial People's Committee, if foreigners will work at a health facility affiliated to this health authority or within this province.
4. Procedures for granting permission to foreigners entering Vietnam for transfer of professional techniques in healthcare or cooperation in provision of training courses on medicine involving medical internship:
Within 15 days from its receipt of an adequate application package, the receiving authority as defined in clause 3 of this Article shall give its written permission to foreigners entering Vietnam for provision of healthcare. If an application is refused, a written response indicating reasons for such refusal shall be given.
Section 7. TELEHEALTH AND TELEHEALTH SUPPORT
1. Conditions for carrying out telehealth:
a) Telehealth must be provided by medical practitioners of any of the health facilities defined in Article 39 of this Decree;
b) The health facility’s scope of professional activities must be appropriate to the telehealth contents;
c) The health facility has adequate medical practitioners according to its scope of telehealth;
d) Technical infrastructure, IT equipment, specialized equipment and IT software programs must be suitable for the type of services to be provided and be capable of transmitting, displaying, processing and storing data in a safe and confidential manner. Data storage and backup periods must comply with regulations of law.
2. Application for declaration of eligibility to carry out telehealth:
a) An application form for approval of telehealth, which must clearly state the start date of telehealth;
b) A legitimate copy of the operating license of the health facility (not required if such operating license has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) List of registered medical practitioners in which their practicing license numbers must be indicated (in case the health facility's operating license has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database). If the health facility’s operating license has not yet been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database, a legitimate copy of the practicing license of each medical practitioner who will provide telehealth shall be required.
d) List of telehealth services to be provided;
dd) Documentary evidence of satisfaction of the conditions set out in Point d Clause 1 of this Article.
3. Procedures for declaring eligibility to carry out telehealth:
a) The health facility shall send an application package for declaration of eligibility to carry out telehealth as prescribed in clause 2 of this Article to:
- The Ministry of Health of Vietnam, if it is under this Ministry's management;
- The health authority affiliated to the People's Committee of province or city where this health facility is located (event if it is a private health facility), except health facilities under management of the Ministry of Health of Vietnam, the Ministry of National Defence of Vietnam or the Ministry of Public Security of Vietnam.
b) Upon receipt of the application package for declaration of eligibility to carry out telehealth, the receiving authority shall give a receipt note using the Form No. 02 in Appendix I enclosed herewith to the applicant.
c) Within 10 days from the date specified on the receipt note which is given according to clause 2 of this Article, the receiving authority shall publish information on the health facility that is eligible to carry out telehealth on its website or web portal and on the healthcare management information system.
If the received application is not satisfactory, the receiving authority shall send a written response indicating reasons therefor to the applicant.
Information to be published shall, inter alia, include: name and address of the health facility providing telehealth, and list of telehealth services to be provided.
d) After 10 days from the date specified in the receipt note, if the receiving authority neither sends a document to the health facility on its eligibility to carry out telehealth nor publishes information as prescribed in point c of this clause, the health facility may start providing telehealth.
dd) During its provision of telehealth, if any changes in the information published as prescribed in clause 2 of this Article occur, the health facility shall repeat procedures for declaring its eligibility to carry out telehealth as prescribed in this clause.
4. The scope of telehealth shall comply with point a clause 1 Article 80 of the Law on Medical Examination and Treatment.
5. If a health facility's scope of telehealth includes the diseases or health conditions which are not included in this list specified in clause 4 of this Article, the health facility must meet the conditions set out in clause 1 of this Article and send an application for permission to pilot telehealth as prescribed in clause 6 of this Article to the authority that has issued the operating license for approval.
6. Procedures for approval of pilot provision of telehealth:
a) The health facility that applies for approval of its pilot provision of telehealth shall submit an application which includes the following documents to the authority that has issued its operating license (hereinafter referred to as “licensing authority”):
- An application form which must clearly state the start date of telehealth;
- The operating license of the health facility (not required if such operating license has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
- List of telehealth services to be provided;
- Documentary evidence of satisfaction of the conditions set out in Point d Clause 1 of this Article;
- List of medical practitioners who will engage in pilot provision of telehealth, in which full name and number of practicing license of each medical practitioner must be indicated;
- Other documentary evidences of its satisfaction of conditions.
b) Upon receipt of the application, the licensing authority shall give a receipt note to the applicant.
c) In case the application package is satisfactory, the licensing authority shall carry out an appraisal within 30 days from the date specified in the receipt note. A physical inspection may be conducted at the applicant’s premises if it is deemed necessary.
d) Within 15 days from the date of the appraisal record, the licensing authority shall give a written approval of pilot provision of telehealth, in which the number of cases to be performed must be clearly indicated. If an application is refused, a written response which specifies reasons for refusal shall be given to the applicant.
dd) If an application package needs to be modified, within 15 working days from the date specified in the receipt note, the licensing authority shall send a written request for modification, which must clearly indicate the documents and/or contents that need to be modified, to the applicant.
e) After receiving the modified application, the licensing authority shall provide a receipt note for the applicant and follow the procedures specified in Point c and Point d co this Clause.
g) In case the modified application package is still unsatisfactory, the licensing authority shall send a written notification to the applicant in accordance with Point dd of this Clause.
h) Within 06 months from the date of the written request for modification given by the licensing authority, the applicant must make requested modifications. If the applicant fails to make requested modifications by the aforementioned deadline, or after 12 months from the day on which the application is submitted for the first time, the modified application package is still unsatisfactory, the submitted application documents will be invalidated.
7. Upon the end of the pilot period, the health facility shall send a report on pilot results to the licensing authority for reporting to the Ministry of Health of Vietnam.
8. Prices of telehealth services, which shall also be applied during pilot period:
a) Prices of medical examination shall be the prices of medical examination services provided by the health facility that carries out telehealth as approved by a competent authority, including the prices of on-demand healthcare services (if any);
b) The price of hospital bed services per day and prices of technical services provided shall be the prices, approved by competent authorities, of the health facility that receives the patient (hereinafter referred to as “receiving health facility”), including the prices of on-demand services (if any);
c) Prices of drugs, medical devices, whole blood and blood products to be used for the patient shall be reasonable costs incurred during provision of the service (if any) as prescribed.
9. If a patient comes a health facility to receive telehealth provided by another health facility, the receiving health facility shall receive payment of costs of healthcare services from the patient as prescribed in clause 8 of this Article and make payment to the health facility providing telehealth as agreed upon in the contract for provision of telehealth services between these health facilities as prescribed in clause 11 of this Article.
If a patient holds a health insurance card, costs of covered medical services shall be paid by the health insurance fund in accordance with regulations of law on health insurance. The patient shall themself make the prescribed co-payment and payment of other costs and expenses greater than the maximum coverage percentages (if any).
Costs shall not be covered by the health insurance fund in case of pilot provision of telehealth as prescribed in clause 5 of this Article.
The patient that does not hold a valid health insurance care shall themself pay costs of telehealth services according to the prices of healthcare services approved by competent authorities.
10. If a patient receives telehealth services not through any other health facility, costs of healthcare services shall be paid as agreed upon between the parties.
11. A contract for provision of telehealth services shall, inter alia, include the following contents:
a) Responsibilities, rights and benefits of the health facility providing telehealth towards the receiving health facility;
b) Technical infrastructure, IT equipment, specialized equipment and IT software programs for ensuring safety and security of information which must be suitable for telehealth services;
c) Data storage and backup which must meet information safety and security requirements as laid down in laws;
d) Costs of telehealth services;
dd) Costs of healthcare services agreed upon between health facilities.
Article 88. Telehealth support
1. Conditions for providing telehealth support:
a) Telehealth support provided must be appropriate to the licensed scope of professional activities of the supporting health facility.
b) A contract for provision of telehealth support must be available. This contract shall, inter alia, include the following contents:
- Responsibilities, rights and benefits of the supporting health facility and the supported health facility;
- Technical infrastructure, IT equipment, specialized equipment and IT software programs for ensuring safety and security of information which must be suitable for telehealth support services;
- Data storage and backup which must meet information safety and security requirements as laid down in laws;
- Costs of telehealth support services;
- Costs of telehealth support services agreed upon between health facilities.
2. Patients are provided with information on telehealth support services during their medical examination and treatment.
3. Health facilities providing telehealth support assume responsibility to strictly comply with the signed contracts for provision of telehealth support, and submit annual reports thereon to supervisory authorities.
4. Rules for payment of costs of telehealth support services:
a) Prices of healthcare services are those at the supported health facility with approval of a competent authority;
b) The supported heath facility must pay costs of telehealth support services to the supporting health facility at the rates agreed upon between them and under terms and conditions of the signed contract for provision of telehealth support services.
Section 8. LEVELS OF PROFESSIONAL TECHNIQUES IN HEALTHCARE
Article 89. Classification of health facilities by levels of professional techniques
1. Primary healthcare level includes health facilities that do not provide inpatient treatment, commune health stations and regional polyclinics that have hospital beds.
2. Basic and intensive healthcare levels include hospital (health centers that have hospital beds).
3. Classification of a health facility into a basic or intensive healthcare level shall comply with provisions of Appendix V enclosed herewith.
Article 90. Application and procedures for classification of health facilities by professional technique levels
1. An application for classification of a health facility by professional technique level includes:
a) An application form;
b) The scoring results according to the assessment criteria and contents specified in Appendix V enclosed herewith;
c) Documents and statistical figures proving the given score;
d) Other relevant documents.
2. Procedures for classification of a health facility by professional technique levels:
a) The hospital (applicant) shall submit an application as prescribed in clause 1 of this Article to the authority defined in clause 3 of this Article.
b) Upon receipt of the application, the receiving authority shall give a receipt note using Form No. 02 in Appendix I enclosed herewith to the applicant.
c) In case the application is satisfactory, the authority defined in clause 3 of this Article shall issue a document to classify the health facility by professional technique level within 60 days from the date specified in the receipt note.
d) If the application needs to be modified, within 10 days from the date specified in the receipt note, the authority defined in clause 3 of this Article shall send a written request for modification, which must clearly indicate the documents and/or contents that need to be modified, to the applicant.
dd) Upon its completion of modifications, the applicant shall give a written notice, accompanied with documents proving its completion of modifications.
e) Upon receipt of modified application, the authority defined in clause 3 of this Article shall:
- follow procedures in point c of this clause if the application is satisfactory; or
- follow procedures in points d, dd of this clause if the application is still unsatisfactory.
g) Within 05 working days from the day on which the health facility is classified, the authority defined in clause 3 of this Article shall publish the name and address of the classified health facility and its professional technique level on its web portal and on the healthcare management information system.
3. Authority to classify health facilities by professional technique levels:
a) The Ministry of Health shall classify hospitals affiliated to this Ministry;
b) The health authority affiliated to a provincial People’s Committee shall classify hospitals located in that province or city and private hospitals that have been issued with operating licenses by the Ministry of Health of Vietnam, except hospitals affiliated to the Ministry of Health of Vietnam, the Ministry of National Defence of Vietnam, or the Ministry of Public Security of Vietnam.
Section 9. INVOLUNTARY TREATMENT
Article 91. Patient cases subject to involuntary treatment
1. Patient cases subject to the involuntary treatment requirements in accordance with this Decree shall be defined as follows:
a) Persons suffering from group-A infectious diseases that are defined in laws on prevention and control of infectious diseases (hereinafter referred to as “group-A infectious disease patients”);
b) Persons with depression susceptible to suicidal thoughts and behaviors; persons with mental illness in an agitated state that is likely to harm himself or with behaviors harming other persons, or destroying property (hereinafter referred to as “mental patients”).
2. The involuntary treatment for a person who violates the law or is suspected of violating the criminal law and suffers from mental illness as prescribed in point b clause 1 of this Article shall comply with provisions of the criminal code, the criminal procedure code, and regulations of law on judgment enforcement.
3. In consideration of actual status, the Ministry of Health of Vietnam shall request the Government to consider and decide other patient cases subject to involuntary treatment as prescribed in point c clause 1 Article 82 of the Law on Medical Examination and Treatment.
Article 92. Involuntary treatment for group-A infectious disease patients
1. In case a person with a confirmed diagnosis is undergoing home quarantine or quarantine at a non-healthcare setting (hereinafter referred to as “at home”):
a) If the patient's condition can be treated at home or according to guidelines on home care treatment given by the Steering Committee for epidemic prevention, the Chairperson of the People’s Committee of commune where the patient is residing shall issue a decision on involuntary treatment at home which must clearly state the health facility that is responsible for instructing and supporting the patient during his/her treatment at home as proposed by the at the health authority of the same level;
b) If the patient’s condition cannot be treated at home, the Chairperson of the People’s Committee of commune where the patient is residing shall issue a decision on involuntary treatment and organize the transfer of the patient from his/her home to a suitable health facility for getting involuntary treatment;
c) If the patient requires treatment but cannot be moved to a health facility, the Chairperson of the People’s Committee of commune where the patient is residing shall issue a decision on involuntary treatment at home which must clearly state the reasons for failure to transfer the patient to a health facility and information on the health facility that is responsible for instructing and supporting the patient during his/her treatment at home as proposed by the at the health authority of the same level.
2. In case a person with a confirmed diagnosis is undergoing quarantine at a quarantine setting with healthcare services:
a) If the patient’s condition can be treated at the quarantine setting with healthcare services, the head of this quarantine setting shall issue a decision on involuntary treatment at the quarantine setting and provide treatment for the patient;
b) If the patient’s condition cannot be treated at the quarantine setting, the head of this quarantine setting shall issue a decision on involuntary treatment and organize the transfer of the patient from the quarantine setting to a suitable health facility for getting involuntary treatment;
c) If the patient’s condition cannot be treated at the quarantine setting but the patient cannot be transferred to any health facility, the head of the quarantine setting shall issue a decision on involuntary treatment which must clearly state the reasons for failure to transfer the patient to a health facility, and contact and ask another health facility for guidance and support in treatment for the patient.
3. In case a person is diagnosed with a group-A infectious disease when he/she is receiving medical examination and treatment at a health facility:
a) If the patient's condition can be treated at the health facility where the patient is receiving medical examination and treatment, the head of this health facility or his/her authorized person (hereinafter referred to as “the health facility’s head”) shall issue a decision on involuntary treatment and provide treatment for the patient;
b) If the patient’s condition cannot be treated at the health facility, the health facility’s head shall issue a decision on involuntary treatment and organize the transfer of the patient to another health facility capable of treating the patient’s condition for getting involuntary treatment;
c) If the patient’s condition cannot be treated at the health facility but the patient cannot be transferred to another health facility, the health facility's head shall issue a decision on involuntary treatment which must clearly state the reasons for failure to transfer the patient to another health facility, and contact and ask another health facility for guidance and support in treatment for the patient.
Article 93. Involuntary treatment for mental patients
1. If any person in the community is found to have the signs mentioned in point b clause 1 Article 91 of this Decree:
a) The People’s Committee of commune where that person is found shall adopt measures for transferring him/her to a health facility for carrying out confirmatory diagnosis;
b) In case that person is diagnosed with mental illness and requires involuntary treatment, the health facility shall provide involuntary treatment or transfer him/her to a mental health facility for getting involuntary treatment, and inform his/her family for cooperating in managing and caring for him/her.
c) In case the patient’s family cannot be identified or refuses to accept the patient, a request for management, caring and provision of benefits for the patient shall be prepared and sent to a competent authority in charge of labour, war invalids and social affairs in accordance with regulations of law on social protection.
2. If any person is found to have the signs mentioned in point b clause 1 Article 91 of this Decree during delivery of medical examination and treatment:
a) The health facility shall provide involuntary treatment or transfer the patient to a suitable mental health facility for getting treatment. The patient’s family must also be informed for cooperation in managing and caring for the patient;
b) In case the patient’s family cannot be identified or refuses to accept the patient, a request for management, caring and provision of benefits for the patient shall be prepared and sent to a competent authority in charge of labour, war invalids and social affairs in accordance with regulations of law on social protection.
Section 10. HANDLING PROCEDURES FOR FOREIGN PATIENTS WITHOUT FAMILIES AND DECEASED PATIENTS WHO ARE FOREIGNERS WITHOUT FAMILIES
Article 94. Foreign patients without families
1. Provision of medical examination and treatment for patients who are foreigners without families shall comply with the provisions of Article 15 of the Law on Medical Examination and Treatment.
2. Death of patients who are foreigners without families shall be handled in accordance with provisions of Article 95 of this Decree.
Article 95. Deceased patients who are foreigners without families
1. Health facilities shall manage death of patients who are foreigners without families and whose nationality cannot be defined in accordance with the provisions of Article 73 of the Law on Medical Examination and Treatment.
2. If the deceased patient is a foreigner without family but has his/her nationality defined, the health facility shall notify the death case to the People’s Committee of district where it is headquartered for management in accordance with regulations of the law on civil status.
The health facility shall directly embalm or employ another facility to embalm the body of the deceased patient pending response from the People’s Committee.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 27. Hướng dẫn đăng ký hành nghề
Điều 28. Nội dung đăng ký hành nghề
Điều 30. Thủ tục đình chỉ hành nghề
Điều 32. Thủ tục thu hồi giấy phép hành nghề
Điều 40. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động chung đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 59. Các trường hợp cấp mới giấy phép hoạt động
Điều 67. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động
Điều 71. Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng cơ bản
Điều 73. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 80. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
Điều 87. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa
Điều 91. Các trường hợp áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 94. Giải quyết đối với người bệnh là người nước ngoài không có thân nhân
Điều 95. Giải quyết đối với trường hợp người bệnh tử vong là người nước ngoài mà không có thân nhân
Điều 96. Quy trình cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới
Điều 119. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Điều 123. Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 125. Quy trình cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Điều 126. Các trường hợp, điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề
Điều 130. Hồ sơ, thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề
Điều 131. Các trường hợp, điều kiện cấp lại giấy phép hành nghề
Điều 132. Hồ sơ, thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề