Chương I Nghị định 96/2023/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 96/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 30/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2024 |
Ngày công báo: | 26/01/2024 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Ngày 30/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, trong đó có quy định về thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức đanh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng.
Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghê, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Căn cứ phạm vi hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và quy định trên, cơ sở hướng dẫn thực hàng xây dựng nội dung thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến tổ chức hướng dẫn thực hành.
Nghị định 96/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 và thay thế Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh về:
a) Cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
c) Áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới và thử nghiệm lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh;
d) Quản lý thiết bị y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Huy động, điều động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và tình trạng khẩn cấp;
e) Điều kiện bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
g) Hướng dẫn các quy định về lộ trình thực hiện; quy định chuyển tiếp liên quan đến giấy phép hành nghề và giấy phép hoạt động.
2. Nghị định này không áp dụng đối với một số hoạt động liên quan đến người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm:
a) Việc thực hành, hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề;
b) Các trường hợp, điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và mẫu giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Việc đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của pháp luật về tự chủ.
1. Người hành nghề toàn thời gian là người lao động đã được cấp giấy phép hành nghề và đăng ký hành nghề trong toàn bộ thời gian làm việc theo giờ làm việc hành chính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Giờ làm việc hành chính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là khoảng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định, công bố công khai để giải quyết các công việc hành chính của cơ sở bảo đảm phù hợp với quy định về thời giờ làm việc của pháp luật về lao động.
3. Thời gian hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là khoảng thời gian thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định, đăng ký và được ghi nhận trong giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp, bao gồm cả giờ làm việc hành chính.
4. Thay đổi chức danh chuyên môn là việc người hành nghề đề nghị được chuyển từ chức danh chuyên môn này sang chức danh chuyên môn khác khi đáp ứng đủ các điều kiện và không tiếp tục hành nghề theo chức danh chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước đó.
5. Bản sao hợp lệ là bản chụp hoặc bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính, gồm cả bản chứng thực điện tử hoặc bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền in từ các văn bản điện tử từ cơ sở dữ liệu quốc gia đối với trường hợp thông tin gốc được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính.
6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phân phối các nguồn lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động cho các cá nhân hoặc cổ đông hoặc thành viên hoặc người góp vốn mà sử dụng các nguồn lợi nhuận này để phục vụ cho hoạt động của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
7. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người giữ một trong các chức danh tổng giám đốc, giám đốc, viện trưởng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả các cơ sở là đơn vị sự nghiệp công lập có hội đồng quản lý) hoặc là người được giao nhiệm vụ đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trong điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể không đồng thời là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
8. Văn bằng chuyên khoa là văn bản chứng nhận người học đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực sức khỏe tương ứng với một trong các chức danh quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h khoản 1 Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
9. Phạm vi hành nghề là nội dung công việc mà người hành nghề được làm, được thể hiện trong một hoặc các văn bản sau đây:
a) Phạm vi hành nghề trên giấy phép hành nghề;
b) Quyết định điều chỉnh phạm vi hành nghề do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh cấp;
c) Văn bản cho phép thực hiện kỹ thuật của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 3 Điều 10 và khoản 3 Điều 125 Nghị định này.
10. Bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là một tổ chức thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ cấu tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó bộ phận chuyên môn của bệnh viện có tên gọi theo một trong các tên gọi sau: viện, trung tâm, khoa, đơn nguyên.
11. Vật tư, linh kiện để sửa chữa thiết bị y tế là chi tiết, cụm chi tiết góp phần cấu thành nên thiết bị y tế, được sử dụng để thay thế, sửa chữa nhằm bảo đảm hoặc nâng cao hiệu quả, công suất hoạt động của thiết bị y tế đang sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
12. Vật tư xét nghiệm là thiết bị y tế gồm: thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, dụng cụ và các sản phẩm khác là thiết bị y tế tham gia hoặc hỗ trợ quá trình thực hiện xét nghiệm được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp theo chỉ định của chủ sở hữu thiết bị y tế để phục vụ cho việc kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
13. Quản lý rủi ro là việc cơ quan quản lý về y tế có thẩm quyền áp dụng hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro, làm cơ sở bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để kiểm tra, giám sát và hỗ trợ quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khác có hiệu quả.
1. This Decree provides detailed regulations on some Articles of the Law on Medical Examination and Treatment in respect of:
a) Issuance of license to practice medicine (hereinafter referred to as “practicing license”);
b) Issuance of license to provide medical services (hereinafter referred to as “operating license”);
c) Application of new techniques and methods, and clinical trials in healthcare;
d) Management of medical devices at health facilities;
dd) Mobilization or dispatch of health facilities to delivery medical services in case of occurrence of natural disasters, catastrophes, group-A infectious diseases or state of emergency;
e) Preconditions for healthcare operations;
g) Guidance on implementation roadmap; transition provisions on practicing license and operating license.
2. This Decree does not apply to the following operations of medical practitioners and health facilities under People's armed forces, including:
a) Practicing as medical interns, medical internship guide, issuance, re-issuance, renewal, modification, suspension or revocation of practicing license of medical practitioners;
b) Cases, conditions, application requirements and procedures of issuance, re-issuance, modification, suspension or revocation of operating license of health facilities, and templates of operating license;
c) Healthcare quality assessment and certification;
d) Classification of professional and technical expertise in healthcare.
3. Health facilities that are public administrative units shall exercise autonomy in accordance with regulations of law on autonomy.
1. “full-time medical practitioner” means an employee who has been granted a practicing license and has obtained registration for practice medicine for the full administrative working hours of a health facility.
2. “administrative hours” of a health facility means the length of time available for performing administrative tasks, defined and publicly announced by that health facility on the condition that it is appropriate to normal working hours prescribed by the Labor Code.
3. “opening hours” of a health facility means the length of time used for performing medical examination and treatment activities, defined and registered by that health facility, and specified in its operating license issued by a competent authority. Opening hours include administrative working hours.
4. “change in professional title” is a medical practitioner’s applying for change from a professional title to another one upon his/her satisfaction of relevant conditions, and terminating practicing of medicine under the professional title previously awarded by a competent authority.
5. “legitimate copy” means a photocopy or copy extracted from the master register by a competent authority or organization, or a certified true copy, including certified electronic copy or a copy printed by a competent authority or organization from electronic documents in national databases in respect of information stored on national databases, or a copy that has been compared with its original.
6. “not-for-profit health facility” means a health facility whose revenues earned during its operation shall not be distributed to its employees, shareholders, members or capital contributors but be used for maintaining its main operations.
7. “head of health facility” means the person who holds the position of general director or director of a health facility (including those that are public administrative units having management boards) or who is appointed to act as the head of a private health facility under the relevant enterprise's charter on operation.
A health facility’s head may not be the person in charge of professional practices of that health facility.
8. “specialty qualification" means a document certifying its holder's completion of a specialized postgraduate training course in healthcare sector in corresponding to one of the titles specified in points a, c, d, dd, e, g, h clause 1 Article 26 of the Law on Medical Examination and Treatment.
9. “scope of practice” means a range of activities which can be performed by a medical practitioner, and is specified in:
a) his/her practicing license;
b) the decision to adjust scope of practice issued by a competent authority defined in Article 28 of the Law on Medical Examination and Treatment; or
c) written permission to implement techniques given by the person in charge of professional practices of the health facility as prescribed in clause 3 Article 10 or clause 3 Article 125 of this Decree.
10. “professional department” of a health facility means a body that takes charge of performing medical examination and treatment tasks and is included in the organizational structure of that health facility. A professional department may be an institute, center, division or ward, or unit.
11. “medical device part" means a part or set of parts contributed to the composition of a medical device, used in replacement or repair aimed at ensuring or improving efficiency and capacity of medical devices used at health facilities.
12. “test equipment” means medical devices, including reagents, calibrators, control materials, instruments and other products, whether used alone or in combination, intended by the product owner, to be used in tests for the examination of specimens derived from the human body.
13. “risk management” means a competent health authority’s application of methods and professional processes to identify, evaluate and classify risks as the basis for allocating or arranging reasonable resources for inspecting, monitoring and assisting effective management of medical examination and treatment activities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực