Chương VI Nghị định 96/2023/NĐ-CP: Huy động, điều động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm a hoặc tình trạng khẩn cấp
Số hiệu: | 96/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 30/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2024 |
Ngày công báo: | 26/01/2024 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Ngày 30/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, trong đó có quy định về thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức đanh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng.
Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghê, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Căn cứ phạm vi hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và quy định trên, cơ sở hướng dẫn thực hàng xây dựng nội dung thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến tổ chức hướng dẫn thực hành.
Nghị định 96/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 và thay thế Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập, huy động, điều động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại địa phương hoặc hỗ trợ địa phương khác trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp (sau đây viết tắt là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được huy động, điều động).
2. Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập, huy động, điều động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý hỗ trợ các địa phương, đơn vị khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của các địa phương, đơn vị.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an thành lập, huy động, điều động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý hỗ trợ các địa phương, đơn vị khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của các địa phương, đơn vị.
4. Căn cứ quyết định thành lập, huy động, điều động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cấp có thẩm quyền, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được huy động, điều động có nghĩa vụ tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
1. Nguồn kinh phí bảo đảm chi thường xuyên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước được huy động, điều động thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 117 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Chi thường xuyên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước được thành lập theo khoản 1 Điều 116 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của Chính phủ đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, trong đó:
a) Chi tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật và các chế độ khác (nếu có) của người được huy động, điều động tham gia khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp (sau đây viết tắt là người được huy động, điều động) từ cơ sở khác đến;
b) Phụ cấp, các chế độ khác (nếu có) theo quy định của Chính phủ đối với người được huy động, điều động không hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật;
c) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh, chế độ chính sách đối với người bệnh điều trị bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, bao gồm cả các bệnh khác kèm theo (nếu có);
d) Chi hỗ trợ tiền ăn (nếu có), chi thuê chỗ ở (cơ sở lưu trú) hoặc ở tập trung theo quy định về chế độ công tác phí; chi phí đi lại (đưa, đón) cho người được huy động, điều động trong thời gian làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Chi trả chế độ công tác phí theo quy định cho người được huy động, điều động;
e) Chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để phục vụ hoạt động thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định.
3. Chi thường xuyên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước được huy động, điều động quy định tại khoản 2 Điều 117 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó bao gồm khoản chi theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp trong năm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổng nguồn thu nhỏ hơn tổng chi hoạt động thường xuyên thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên.
1. Cơ quan, đơn vị sự nghiệp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm:
a) Chi trả chế độ công tác phí trong những ngày đi đường từ cơ sở cử đi đến cơ sở được điều động theo quy định cho người được huy động, điều động;
b) Lập bảng kê chi phí đã trả cho người được huy động, điều động khi tham gia làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, huy động, điều động theo quy định tại điểm a khoản này gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, huy động, điều động để được hoàn trả.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận có trách nhiệm:
a) Chi trả các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định này kể từ ngày tiếp nhận người được huy động, điều động;
b) Hoàn trả kinh phí cho cơ quan, đơn vị sự nghiệp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo Bảng kê chi phí quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Ngân sách nhà nước thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp bao gồm:
a) Chi phí dịch vụ khám bệnh, dịch vụ ngày giường bệnh và dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm đã được sử dụng cho người bệnh. Việc thanh toán thực hiện theo số lượng dịch vụ y tế thực tế sử dụng cho người bệnh và mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
b) Chi phí thuốc, hóa chất, thiết bị y tế, máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn chưa được tính trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc sử dụng trong các dịch vụ kỹ thuật chưa được ban hành giá khám bệnh, chữa bệnh đã được sử dụng cho người bệnh hoặc không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế. Việc thanh toán thực hiện theo số lượng thực tế sử dụng và giá mua vào theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Đối với chi phí máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn được thanh toán theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Dịch vụ kỹ thuật không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế. Việc thanh toán thực hiện theo số lượng dịch vụ y tế thực tế sử dụng và mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho cơ sở đó hoặc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ quản.
2. Đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh các bệnh khác trong quá trình điều trị bệnh truyền nhiễm nhóm A: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế thanh toán kể từ khi mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A cho đến khi người bệnh kết thúc quá trình điều trị. Người bệnh truyền nhiễm nhóm A có tham gia bảo hiểm y tế tự chi trả chi phí cùng chi trả và các chi phí ngoài phạm vi được hưởng (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
3. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bóc tách được chi phí khám bệnh, chữa bệnh bệnh truyền nhiễm nhóm A và các bệnh khác để thanh toán theo các nguồn hoặc không thu được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình điều trị mà người bệnh phải trả theo quy định do một trong các nguyên nhân bất khả kháng quy định tại khoản 7 Điều này thì được ngân sách nhà nước chi trả theo số lượng dịch vụ y tế thực tế sử dụng và mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
4. Mức giá dịch vụ, danh mục thuốc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế: áp dụng theo mức giá dịch vụ, thiết bị y tế, danh mục thuốc khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, huy động, điều động hoặc bệnh viện chủ quản.
5. Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị người bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Mức giá dịch vụ, danh mục thuốc, thiết bị y tế và mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế phục vụ khám bệnh, chữa bệnh: áp dụng theo mức giá của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó nhưng không quá mức cao nhất của giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước trên địa bàn;
c) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị người bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
6. Đối với việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp do số lượng người bệnh nhập viện vượt quá quy mô giường bệnh, không đủ nhân lực thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả hoạt động thống kê chi phí, dịch vụ kỹ thuật khi người bệnh sử dụng):
a) Ngân sách nhà nước thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo số lượng thực tế sử dụng và giá mua vào theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ điều kiện để thực hiện một số dịch vụ kỹ thuật thì được ký hợp đồng dịch vụ y tế với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên địa bàn có đủ điều kiện thực hiện theo quy định chuyên môn, được ngân sách nhà nước thanh toán theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện dịch vụ;
b) Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh các bệnh khác trong quá trình điều trị bệnh truyền nhiễm nhóm A theo phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế như trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến; người bệnh truyền nhiễm nhóm A có tham gia bảo hiểm y tế tự chi trả chi phí cùng chi trả và các chi phí ngoài phạm vi được hưởng (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
c) Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bóc tách được chi phí khám bệnh, chữa bệnh bệnh truyền nhiễm nhóm A và bệnh khác để thanh toán theo các nguồn hoặc không thu được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình điều trị mà người bệnh phải trả theo quy định do một trong các nguyên nhân bất khả kháng quy định tại khoản 7 Điều này thì được ngân sách nhà nước chi trả theo số lượng thực tế sử dụng và giá mua vào theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
7. Nguyên nhân bất khả kháng quy định tại Điều này bao gồm:
a) Người bệnh tử vong trong quá trình điều trị nhưng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không liên hệ được với thân nhân, người nhà người bệnh;
b) Người bệnh không có thân nhân, người nhà và không đem theo giấy tờ tùy thân khi vào điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
8. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, huy động, điều động theo quy định tại Điều 116 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, bệnh viện chủ quản chịu trách nhiệm về tính chính xác, pháp lý của số liệu báo cáo bảo đảm không để xảy ra thất thoát, lãng phí và tiêu cực.
1. Lập dự toán nhu cầu kinh phí: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, huy động, điều động, bệnh viện chủ quản lập dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ sở gửi cơ quan quản lý theo phân cấp ngân sách tổng hợp gửi cơ quan tài chính theo quy định.
2. Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan quản lý cấp trên phân bổ và giao dự toán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, huy động, điều động, bệnh viện chủ quản thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đơn vị chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu kinh phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
4. Việc kiểm soát thanh toán và hồ sơ kiểm soát chi kinh phí chi thường xuyên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:
a) Đối với các khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnh thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước:
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ quản có trách nhiệm lập bảng kê tổng hợp chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này gửi kho bạc nhà nước nơi giao dịch để thực hiện rút dự toán chuyển sang tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, huy động, điều động, bệnh viện chủ quản mở tại kho bạc nhà nước.
Việc lập bảng kê phải theo nguyên tắc thanh toán quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 110 Nghị định này và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm về tính chính xác của số kinh phí chi cho khám bệnh, chữa bệnh đã kê trên Bảng kê tổng hợp kinh phí khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thực hiện quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật;
b) Đối với các khoản thanh toán còn lại: thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan;
c) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được chính quyền địa phương cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị người bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, Kho bạc nhà nước thanh toán trên cơ sở hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng giữa Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
5. Trường hợp trong năm, nguồn thu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, huy động, điều động của nhà nước theo quy định tại Điều 116 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm chi thường xuyên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ngân sách nhà nước sẽ cấp bù phần chênh lệch thu nhỏ hơn chi thường xuyên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, huy động, điều động theo quy định của pháp luật về tự chủ tài chính.
Cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được sử dụng thuốc, thiết bị y tế đã mua từ nguồn ngân sách nhà nước đã quyết toán hoặc được tài trợ, viện trợ cho hoạt động phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp nhưng chưa sử dụng hết để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế tối đa lãng phí.
1. Nguyên tắc thanh toán khi sử dụng cho khám bệnh, chữa bệnh
a) Đối với thuốc, thiết bị y tế đã mua từ ngân sách nhà nước cho hoạt động phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp thuộc danh mục Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán:
- Người bệnh có tham gia bảo hiểm y tế: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được thanh toán và thu từ phần đồng chi trả của người bệnh bằng với giá mua vào theo quy định của pháp luật đấu thầu nhưng không được cao hơn giá do cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Người không tham gia bảo hiểm y tế: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được thu của người bệnh bằng với giá mua vào theo quy định của pháp luật đấu thầu nhưng không được cao hơn giá cao nhất mà cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước trên địa bàn;
Trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giá do Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán thì được căn cứ giá do Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nếu vẫn không có giá do Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì được thanh toán bằng giá mua vào theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Đối với thuốc, thiết bị y tế đã mua từ ngân sách nhà nước đã quyết toán cho hoạt động phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp không thuộc danh mục Bảo hiểm y tế thanh toán: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được thu của người bệnh bằng với giá mua vào theo quy định của pháp luật đấu thầu.
c) Đối với thuốc, thiết bị y tế được tài trợ, viện trợ cho hoạt động phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được thu của người bệnh và quỹ bảo hiểm không thanh toán theo quy định.
2. Số kinh phí các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thu được thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
MOBILIZATION OF HEALTH FACILITIES IN CASE OF NATURAL DISASTERS, GROUP A INFECTIOUS DISEASES OR EMERGENCIES
Article 107. Mobilization of health facilities in case of natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies
1. Presidents of the People’s Committees of provinces shall issue decisions to establish, mobilize health facilities under their jurisdiction to participate in provision of medical examination and treatment in their provinces or other provinces in case of natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies (hereinafter referred to as "mobilized facilities").
2. The Minister of Health shall establish, mobilize health facilities under their jurisdiction to assist local governments and healthcare units in case of natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies at their request.
3. The Minister of National Defense and the Minister of Public Security shall establish, mobilize health facilities under their jurisdiction to assist local governments and healthcare units in case of natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies at their request.
4. On the basis of the establishment or mobilization decision, mobilized facilities shall participate in medical examination and treatment in case of natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies.
Article 108. Funding for recurrent expenditures of state-owned health facilities mobilized under Article 116 of the Law on Medical Examination and Treatment
1. The sources of funding for recurrent expenditures of mobilized state-owned health facilities shall comply with Article 117 of the Law on Medical Examination and Treatment.
2. Recurrent expenditures of state-owned health facilities that are established under Clause 1 Article 116 of the Law on Medical Examination and Treatment shall comply with regulations of the Government on Group 3 public service providers (those that cover part of their own recurrent expenditures) and include the following amounts:
a) Expenditures on payment of salaries, remunerations, allowances, contributions and other benefits (if any) of the people mobilized to participate in medical examination and treatment in case of natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies (hereinafter referred to as "mobilized people") from other facilities;
b) Allowances, other benefits (if any) according to regulations of the Government for mobilized people who do not receive salaries or remunerations;
c) Costs of medical examination and treatment, benefits for patients undergoing treatment during natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies, including concurrent disorders (if any);
d) Subsidies on meals (if any), rents or housing according to regulations on business trip expenses; travel costs for mobilized people during work at the health facility;
dd) Business trip allowances according to regulations for mobilized people;
e) Other costs related to medical examination and treatment during natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies.
3. Recurrent expenditures of state-owned health facilities that are mobilized under Clause 1 Article 116 of the Law on Medical Examination and Treatment shall comply with regulations of the Government on public service providers, including the expenditures specified in Clause 2 of this Article.
If the total revenue of a health facility in a year is smaller than total recurrent expenditures, it will receive assistance in recurrent expenditures from state budget.
Article 109. Responsibility for payment
1. Employers of mobilized people shall:
a) Provide business trip allowances for the days of travel from their workplace to the receiving health facility;
b) Prepare and send a list of payments for mobilized people to the receiving health facility for reimbursement.
2. The receiving health facility shall:
a) Pay the amounts specified in Clause 2 Article 108 of this Decree from the receipt of the mobilized people;
b) Reimburse the employers of the mobilized people according to the list of payments mentioned in Point b Clause 1 of this Article.
Article 110. Payment of costs of medical examination and treatment provided for patients during natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies
1. State budget shall pay the costs of medical examination and treatment during natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies, including:
a) Cost of medical examination services, daily hospital bed services, technical services and tests that have been used for patients. The payment shall be made according to the quantity of medical services provided for the patients and the prices for medical examination and treatment services covered by health insurance;
b) The costs of medicines, chemicals, medical devices, whole blood and blood products that are not included in medical examination and treatment service prices, have been used for technical services provided for the patients whose prices are not regulated or that are not covered by health insurance. The payment shall be made according to the actual quality used and the buying prices in accordance with bidding laws. The costs of whole blood and blood products shall be paid in accordance with instructions of the Minister of Health;
c) Technical services that are not covered by health insurance. The payment shall be made according to the quantity of medical services provided for the patients and the prices for medical examination and treatment that have been approved by competent authorities for such facility or the supervisory facility.
2. Regarding the costs of medical examination and treatment for other diseases during treatment of Group A infectious disease diseases: Health insurance fund shall pay the costs of medical examination and treatment covered by health insurance for the beginning to the end of treatment of the Group A infectious disease. Patients who have the Group A infectious disease and have health insurance shall co-pay certain costs and uncovered costs (if any) in accordance with health insurance laws.
3. If the health facility cannot separate the costs of medical examination and treatment for the Group A infectious disease from that of other diseases, or cannot collect the costs payable by the patients due to any of the force majeure events specified in Clause 7 of this Article, they shall be paid by state budget according to the actual quantity of medical services provided and prices for medical examination and treatment services covered by health insurance.
4. Prices for medical examination and treatment services and medicines covered by health insurance shall be those imposed by the mobilized health facilities or their supervisory hospitals.
5. Rules for payment of the costs of medical examination and treatment at private health facilities assigned by provincial authorities to admit and treat patients during natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies:
a) The costs of medical examination and treatment at private health facilities shall be paid by state budget and the health insurance fund in accordance with Clause 1 and Clause 2 of this Article;
b) The prices for medical services, medicines, medical devices and prices for medical services covered by health insurance shall be the prices imposed by such health facilities but not exceeding the highest prices for medical services provided by local state-owned health facilities.
c) Health authorities affiliated to the People’s Committees of provinces shall sign contracts with private health facilities assigned by provincial authorities to admit and treat patients during natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies.
6. Payment of cots of medical examination and treatment at a health facility in case the number of patients admitted exceed its number of hospital beds or personnel (including personnel for calculation of costs and technical services provided for the patients):
a) State budget shall pay the costs of medical examination and treatment according to the actual quantity and buying prices in accordance with bidding laws.
In case the health facility is not capable of providing certain technical services, it may sign contracts with other local health facilities that are capable, and will have the prices for medical services provided by the latter covered by health insurance paid by state budget under approval by competent authorities.
b) The health insurance fund shall pay the costs of medical examination and treatment for other diseases during treatment of the Group A infectious disease within the health insurance coverage; patients who have the Group A infectious disease and have health insurance shall co-pay certain costs and uncovered costs (if any) in accordance with health insurance laws.
c) If the health facility cannot separate the costs of medical examination and treatment for the Group A infectious disease from that of other diseases, or cannot collect the costs payable by the patients due to any of the force majeure events specified in Clause 7 of this Article, they shall be paid by state budget according to the actual quantity of medical services provided and buying prices in accordance with bidding laws.
7. Force majeure events mentioned in this Article include:
a) The patient dies during treatment but the health facility fails to contact his/her family;
b) The patient does not have family and identification document upon admission to the health facility.
8. Health facilities that are established or mobilized under Article 116 of the Law on Medical Examination and Treatment and their supervisory hospitals shall be responsible for the accuracy and legality of their reports, ensuring no losses, wastefulness and corruption.
Article 111. Guidance on payment from state budget to health facilities established under Article 116 of the Law on Medical Examination and Treatment
1. Estimating costs: the established/mobilized health facilities and their supervisory hospitals shall prepare and send estimates of their recurrent expenditures to their superior authorities, which will report to finance authorities as per regulations.
2. On the basis of budget allocated by competent authorities, the superior authorities shall allocate budget to the established/mobilized health facilities and their supervisory hospitals under their management in accordance with state budget laws.
3. The management, use and settlement of budget shall be carried out in accordance with state budget laws. The units are responsible for the accuracy of the costs of medical examination and treatment as prescribed by law.
4. Recurrent expenditures of health facilities and documentation thereof shall be controlled as follows:
a) Regarding costs of medical examination and treatment paid by state budget:
The supervisory health facility shall compile a statement of medical examination and treatment costs using the form in Appendix VII hereof and send it to State Treasury for transfer of money to the deposit accounts of the established/mobilized health facility and the supervisory hospital opened at State Treasury.
The statement shall be prepared in accordance with the principles specified in Clause 1, Clause 3 and Clause 4 Article 110 of this Decree. The health facilities shall be responsible for the accuracy of medical examination and treatment costs specified in the statement; manage, use and settle the budget as prescribed by law;
b) Other payments shall be controlled in accordance with Article 7 of the Government’s Decree No. 11/2020/ND-CP on State Treasury-related administrative procedures and other relevant regulations of law;
c) State Treasury shall pay private health facilities assigned by local authorities to admit and treat patients during natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies on the basis of the contracts, acceptance and contract finalization records between them and health affiliated to the People’s Committees of provinces.
5. In case the revenue of the health facility established/mobilized under Article 116 of the Law on Medical Examination and Treatment in the year is not sufficient to cover its recurrent expenditures, the deficit will be covered by state budget in accordance with regulations of law on financial autonomy.
Article 112. transfer of medicines and medical devices purchased using state budget or donations serving preparation, response and recovery of natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies
Health facilities may use the remainder of medicines and medical devices that are purchased using state budget or donations serving preparation, response and recovery of natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies for their own medical examination and treatment in order to avoid wastefulness.
1. Rules for payment for medical examination and treatment
a) Regarding medicines and medical devices that are purchased using state budget to serve preparation, response and recovery of natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies and covered by health insurance:
- For patients who have health insurance: the health facilities may only pay and collect the co-payments from the patients that are equal to the buying prices according to bidding laws but not exceeding the prices paid by social insurance authorities to the health facilities;
- For patients who do not have health insurance: the health facilities may only collect payments from the patients that are equal to the buying prices according to bidding laws but not exceeding the highest prices paid by social insurance authorities to local state-owned health facilities;
In case the health facilities do not have the prices covered by health insurance, the prices paid by the health insurance fund to other health facilities in the same province shall apply. If the prices paid by the health insurance fund to other health facilities in the same province are also unavailable, the payments shall be equal to the buying prices according to bidding laws;
b) Regarding medicines and medical devices that have been paid for by state budget to serve preparation, response and recovery of natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies and are not covered by health insurance, the health facilities may only collect payments from the patients that are equal to the buying prices according to bidding laws.
c) Regarding medicines and medical devices that are donated to serve preparation, response and recovery of natural disasters, Group A infectious diseases or emergencies: health facilities must not collect payments from the patients and health insurance fund shall not paid for them.
2. The payments collected by health facilities shall be transferred to state budget in accordance with regulations of law on state budget.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực