Chương II Nghị định 96/2023/NĐ-CP: Cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Số hiệu: | 96/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 30/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2024 |
Ngày công báo: | 26/01/2024 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Ngày 30/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, trong đó có quy định về thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức đanh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng.
Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghê, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Căn cứ phạm vi hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và quy định trên, cơ sở hướng dẫn thực hàng xây dựng nội dung thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến tổ chức hướng dẫn thực hành.
Nghị định 96/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 và thay thế Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
2. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
3. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
4. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.
5. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
6. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng.
7. Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
8. Căn cứ phạm vi hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và quy định tại khoản 1 đến khoản 7 Điều này, cơ sở hướng dẫn thực hành xây dựng nội dung thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến tổ chức hướng dẫn thực hành.
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm người thực hành được làm việc theo chế độ làm việc của cơ sở. Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó.
2. Việc bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như sau:
a) Người thực hành có văn bản đề nghị bảo lưu kết quả thực hành và gửi kèm theo các tài liệu chứng minh lý do đề nghị bảo lưu;
b) Căn cứ đề nghị của người thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định việc bảo lưu, trường hợp không đồng ý bảo lưu người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
c) Trong thời gian 30 ngày sau khi hết thời gian bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc đề nghị gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả bảo lưu không còn giá trị, tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng.
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh bác sỹ:
a) Đối với bác sỹ y khoa, bác sỹ y học dự phòng: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện;
b) Đối với bác sỹ y học cổ truyền: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện và phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền;
c) Đối với bác sỹ răng hàm mặt: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện và phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về răng hàm mặt.
2. Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh y sỹ:
a) Đối với y sỹ đa khoa: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện; phòng khám đa khoa; trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là trạm y tế xã);
b) Đối với y sỹ y học cổ truyền: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa hoặc trạm y tế xã. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền.
3. Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh điều dưỡng: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện.
4. Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh hộ sinh: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc nhà hộ sinh hoặc trạm y tế xã, trong đó bệnh viện, trạm y tế xã phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa sản.
5. Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh kỹ thuật y:
a) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám hoặc cơ sở xét nghiệm. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành của kỹ thuật xét nghiệm y học;
b) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám hoặc cơ sở chẩn đoán hình ảnh. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành của kỹ thuật hình ảnh y học;
c) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hình răng: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám hoặc cơ sở kỹ thuật phục hình răng. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành của kỹ thuật phục hình răng;
d) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề khúc xạ nhãn khoa: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám hoặc cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành của kỹ thuật khúc xạ nhãn khoa;
đ) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hồi chức năng: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám hoặc cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành của kỹ thuật phục hồi chức năng.
6. Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện và có bộ phận chuyên môn về dinh dưỡng.
7. Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện, cơ sở cấp cứu ngoại viện.
8. Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh tâm lý lâm sàng: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc cơ sở tâm lý lâm sàng, trong đó bệnh viện phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa tâm thần hoặc có bộ phận chuyên môn về tâm lý lâm sàng.
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động phù hợp với các hình thức tổ chức của cơ sở hướng dẫn thực hành quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành theo quy định tại Điều 3 Nghị định này. Trường hợp không đủ các chuyên khoa theo nội dung thực hành quy định tại Điều 3 Nghị định này được ký hợp đồng hợp tác với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đáp ứng nội dung thực hành.
2. Trước khi tổ chức hướng dẫn thực hành, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành thực hiện theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và nội dung thực hành cụ thể về:
a) Bộ Y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn (bao gồm cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân), trừ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
3. Sau khi nhận được bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành, cơ quan tiếp nhận cấp cho cơ sở phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm đăng tải thông tin của cơ sở hướng dẫn thực hành trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận phải có văn bản gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và nêu rõ lý do.
Thông tin đăng tải tối thiểu gồm: tên, địa chỉ cơ sở hướng dẫn thực hành, phạm vi hướng dẫn thực hành (nếu có liên kết trong hướng dẫn thực hành phải đăng tải cả nội dung và tên của cơ sở liên kết hướng dẫn thực hành), chi phí hướng dẫn thực hành.
5. Trường hợp sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ mà cơ quan tiếp nhận không có văn bản gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc chưa đủ điều kiện là cơ sở hướng dẫn thực hành hoặc không thực hiện việc đăng tải thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều này, cơ sở hướng dẫn thực hành được bắt đầu tổ chức hoạt động hướng dẫn thực hành.
1. Tiếp nhận thực hành:
a) Người thực hành phải có đơn đề nghị thực hành theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và bản sao hợp lệ một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điều 8 Nghị định này gửi đến cơ sở hướng dẫn thực hành nơi đăng ký thực hành.
b) Sau khi nhận được đơn đề nghị thực hành, nếu đồng ý tiếp nhận, người đứng đầu hoặc người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm:
- Ký hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh với người thực hành theo Mẫu 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Gửi văn bản đăng ký danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này về cơ quan tiếp nhận công bố theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này, trong đó phải nêu rõ thời gian bắt đầu thực hành và dự kiến thời gian kết thúc thực hành;
- Đăng tải danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh trên trang thông tin điện tử của cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phân công người hướng dẫn thực hành:
a) Việc phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa 05 người thực hành trong cùng một thời điểm.
3. Điều kiện đối với người hướng dẫn thực hành:
a) Có giấy phép hành nghề với chức danh, phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung, đối tượng được hướng dẫn thực hành;
b) Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành;
c) Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở lên.
4. Một số trường hợp cụ thể về chức danh, phạm vi hành nghề của người hướng dẫn thực hành:
a) Đối với người có văn bằng bác sỹ y khoa thì người hướng dẫn là bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng, bác sỹ răng hàm mặt;
b) Đối với người có văn bằng bác sỹ y học dự phòng thì người hướng dẫn là bác sỹ với phạm vi hành nghề y học dự phòng hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ răng hàm mặt;
c) Đối với người có văn bằng y sỹ đa khoa thì người hướng dẫn thực hành là y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng, bác sỹ răng hàm mặt;
d) Đối với người có văn bằng y sỹ y học cổ truyền thì người hướng dẫn thực hành là y sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền;
đ) Đối với người có văn bằng điều dưỡng thì người hướng dẫn thực hành là điều dưỡng;
e) Đối với người có văn bằng hộ sinh thì người hướng dẫn thực hành là hộ sinh hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa phụ sản;
g) Đối với người có văn bằng kỹ thuật hình ảnh y học thì người hướng dẫn thực hành là kỹ thuật hình ảnh y học hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh;
h) Đối với người có văn bằng kỹ thuật xét nghiệm y học thì người hướng dẫn thực hành là kỹ thuật xét nghiệm y học hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa xét nghiệm;
i) Đối với người có văn bằng kỹ thuật phục hồi chức năng thì người hướng dẫn thực hành là kỹ thuật phục hồi chức năng hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa phục hồi chức năng;
k) Đối với người có văn bằng kỹ thuật phục hình răng thì người hướng dẫn thực hành là kỹ thuật phục hình răng hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề răng hàm mặt;
l) Đối với người có văn bằng kỹ thuật khúc xạ nhãn khoa thì người hướng dẫn thực hành là kỹ thuật khúc xạ nhãn khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa mắt;
m) Đối với người có văn bằng dinh dưỡng thì người hướng dẫn thực hành là dinh dưỡng lâm sàng hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa dinh dưỡng;
n) Đối với người có văn bằng cấp cứu viên ngoại viện thì người hướng dẫn thực hành là cấp cứu viên ngoại viện hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa hồi sức cấp cứu;
o) Đối với người có văn bằng tâm lý lâm sàng thì người hướng dẫn thực hành là tâm lý lâm sàng hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa tâm thần có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản về tâm lý lâm sàng theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Nghị định này.
5. Người hướng dẫn thực hành chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người bệnh trong quá trình hướng dẫn thực hành và chịu trách nhiệm nếu để người thực hành gây sai sót chuyên môn trong quá trình thực hành, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, trừ trường hợp người thực hành cố ý vi phạm.
6. Sau khi hoàn thành thực hành và có kết quả đánh giá, nhận xét của người hướng dẫn thực hành đối với người thực hành, cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm:
a) Cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành cho người thực hành theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đăng tải danh sách người đã hoàn thành quá trình thực hành trên trang thông tin điện tử của cơ sở hướng dẫn thực hành và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
7. Đánh giá, nhận xét của người hướng dẫn thực hành và xác nhận hoàn thành quá trình thực hành phải bảo đảm khách quan, trung thực.
1. Người có một trong các văn bằng sau đây được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh bác sỹ:
a) Chức danh bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa:
- Văn bằng bác sỹ y khoa, bao gồm văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ bác sỹ y khoa;
- Văn bằng cử nhân y khoa do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học và đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung bác sỹ y khoa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
b) Chức danh bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền:
- Văn bằng bác sỹ y học cổ truyền, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ bác sỹ y học cổ truyền;
- Văn bằng cử nhân y học cổ truyền do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học và đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung bác sỹ y học cổ truyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
c) Chức danh bác sỹ với phạm vi hành nghề y học dự phòng:
Văn bằng bác sỹ y học dự phòng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ bác sỹ y học dự phòng.
d) Chức danh bác sỹ với phạm vi hành nghề răng hàm mặt:
- Văn bằng bác sỹ răng hàm mặt, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ bác sỹ răng hàm mặt;
- Văn bằng cử nhân y khoa do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học và đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung bác sỹ răng hàm mặt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
đ) Chức danh bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa: Văn bằng bác sỹ chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
2. Người có một trong các văn bằng sau đây được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh y sỹ:
a) Chức danh y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa:
- Văn bằng cao đẳng y sỹ đa khoa, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng y sỹ đa khoa;
- Văn bằng cử nhân y khoa do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học.
b) Chức danh y sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền:
Văn bằng cao đẳng y sỹ y học cổ truyền hoặc cao đẳng y học cổ truyền, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng y sỹ y học cổ truyền hoặc cao đẳng y học cổ truyền.
3. Người có một trong các văn bằng sau đây được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh điều dưỡng:
a) Chức danh điều dưỡng với phạm vi hành nghề điều dưỡng:
- Văn bằng trung cấp điều dưỡng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp điều dưỡng;
- Văn bằng cao đẳng điều dưỡng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng điều dưỡng;
- Văn bằng cử nhân điều dưỡng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân điều dưỡng.
b) Chức danh điều dưỡng với phạm vi hành nghề điều dưỡng chuyên khoa: văn bằng điều dưỡng chuyên khoa theo quy định tại
khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
4. Người có một trong các văn bằng sau đây được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh hộ sinh:
a) Chức danh hộ sinh với phạm vi hành nghề hộ sinh:
- Văn bằng trung cấp hộ sinh, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp hộ sinh;
- Văn bằng cao đẳng hộ sinh, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng hộ sinh;
- Văn bằng cử nhân hộ sinh, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân hộ sinh.
b) Chức danh hộ sinh với phạm vi hành nghề hộ sinh chuyên khoa: văn bằng hộ sinh chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
5. Người có một trong các văn bằng sau đây được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh kỹ thuật y:
a) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học:
- Văn bằng trung cấp kỹ thuật xét nghiệm y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp kỹ thuật xét nghiệm y học;
- Văn bằng cao đẳng kỹ thuật xét nghiệm y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng kỹ thuật xét nghiệm y học;
- Văn bằng cử nhân kỹ thuật xét nghiệm y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân kỹ thuật xét nghiệm y học.
b) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học chuyên khoa: văn bằng kỹ thuật xét nghiệm y học chuyên khoa theo quy định tại
khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
c) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học:
- Văn bằng trung cấp kỹ thuật hình ảnh y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp kỹ thuật hình ảnh y học;
- Văn bằng cao đẳng kỹ thuật hình ảnh y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng kỹ thuật hình ảnh y học;
- Văn bằng cử nhân kỹ thuật hình ảnh y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân kỹ thuật hình ảnh y học.
d) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học chuyên khoa: văn bằng kỹ thuật hình ảnh y học chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
đ) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hình răng:
- Văn bằng trung cấp kỹ thuật phục hình răng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp kỹ thuật phục hình răng;
- Văn bằng cao đẳng kỹ thuật phục hình răng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng kỹ thuật phục hình răng;
- Văn bằng cử nhân kỹ thuật phục hình răng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân kỹ thuật phục hình răng.
e) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hình răng chuyên khoa: văn bằng kỹ thuật phục hình răng chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
g) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề khúc xạ nhãn khoa:
- Văn bằng cao đẳng kỹ thuật khúc xạ nhãn khoa, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng kỹ thuật khúc xạ nhãn khoa;
- Văn bằng cử nhân kỹ thuật khúc xạ nhãn khoa, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân kỹ thuật khúc xạ nhãn khoa;
h) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề khúc xạ nhãn khoa chuyên khoa: văn bằng kỹ thuật khúc xạ nhãn khoa chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
i) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hồi chức năng:
- Một trong các văn bằng sau đây: văn bằng trung cấp kỹ thuật phục hồi chức năng, văn bằng trung cấp kỹ thuật vật lý trị liệu, văn bằng trung cấp kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp của một trong các ngành sau đây: kỹ thuật phục hồi chức năng, kỹ thuật vật lý trị liệu, kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng;
- Một trong các văn bằng sau đây: văn bằng cao đẳng kỹ thuật phục hồi chức năng, văn bằng cao đẳng kỹ thuật vật lý trị liệu, văn bằng cao đẳng kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng của một trong các ngành sau đây: kỹ thuật phục hồi chức năng, kỹ thuật vật lý trị liệu, kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng;
- Một trong các văn bằng sau đây: văn bằng cử nhân kỹ thuật phục hồi chức năng, văn bằng cử nhân vật lý trị liệu, văn bằng cử nhân hoạt động trị liệu, văn bằng cử nhân ngôn ngữ trị liệu, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân của một trong các ngành sau đây: phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu.
k) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hồi chức năng chuyên khoa: văn bằng kỹ thuật phục hồi chức năng chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
6. Người có một trong các văn bằng sau đây được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng:
a) Chức danh dinh dưỡng lâm sàng với phạm vi hành nghề dinh dưỡng lâm sàng:
- Văn bằng cao đẳng dinh dưỡng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng dinh dưỡng;
- Văn bằng cử nhân dinh dưỡng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân dinh dưỡng.
b) Chức danh dinh dưỡng lâm sàng với phạm vi hành nghề dinh dưỡng lâm sàng chuyên khoa: văn bằng dinh dưỡng lâm sàng chuyên khoa theo quy định tại
khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
7. Người có một trong các văn bằng sau đây được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện:
a) Văn bằng quy định tại một trong các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 5 Điều này;
b) Văn bằng cao đẳng cấp cứu ngoại viện, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng cấp cứu ngoại viện;
c) Văn bằng cử nhân cấp cứu ngoại viện, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân cấp cứu ngoại viện;
d) Văn bằng chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
8. Người có một trong các văn bằng sau đây được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh tâm lý lâm sàng:
a) Chức danh tâm lý lâm sàng với phạm vi hành nghề tâm lý lâm sàng:
- Văn bằng bác sỹ quy định tại khoản 1 Điều này và có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản về tâm lý lâm sàng theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Nghị định này;
- Văn bằng cử nhân tâm lý học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân tâm lý học và có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản về tâm lý lâm sàng theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Nghị định này.
b) Chức danh tâm lý lâm sàng với phạm vi hành nghề tâm lý lâm sàng chuyên khoa:
- Văn bằng thạc sỹ tâm lý học lâm sàng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ thạc sỹ;
- Văn bằng tiến sỹ tâm lý học lâm sàng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ tiến sỹ;
- Văn bằng chuyên khoa về tâm lý lâm sàng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
9. Trường hợp người có văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng hoặc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ của các chức danh chuyên môn quy định tại Điều này được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp cho chức danh và phạm vi hành nghề tương ứng.
1. Nội dung kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng thực hiện dựa trên chuẩn năng lực nghề nghiệp tương ứng với từng chức danh và bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
2. Hội đồng Y khoa Quốc gia xây dựng Quy chế kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; tiêu chí của cơ sở là địa điểm tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.
3. Hội đồng Y khoa Quốc gia thực hiện việc:
a) Chủ trì tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Quy chế kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại khoản 2 Điều này;
b) Lựa chọn cơ sở là địa điểm tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng theo tiêu chí đã được phê duyệt.
4. Hội đồng Y khoa Quốc gia xây dựng cụ thể mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng chi phí kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.
1. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người có văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe sẽ được lựa chọn một trong hai phương án liên quan đến cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
a) Thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề. Trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề phải hoàn thành việc thực hành theo quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định này và phải tham gia kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Tiếp tục học chuyên khoa và sau khi hoàn thành đào tạo chuyên khoa được thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề chuyên khoa.
Trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề không phải thực hành theo quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định này nhưng phải tham gia kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo quy định tại Điều 9 Nghị định này và đạt kết quả kiểm tra.
2. Trường hợp sau khi được cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu người đó tiếp tục đi học chuyên khoa và được cấp văn bằng chuyên khoa thì được lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề chuyên khoa mà không phải thực hành và kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề.
3. Trường hợp người hành nghề tham gia các khóa đào tạo và được cấp chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này, chưa có trong phạm vi hành nghề đã được cấp thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh phạm vi hành nghề mà căn cứ chứng nhận đào tạo kỹ thuật chuyên môn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này và năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép người hành nghề thực hiện kỹ thuật đã được đào tạo bằng văn bản.
Trường hợp người hành nghề được chuyển giao kỹ thuật đối với kỹ thuật chưa có trong phạm vi hành nghề đã được cấp thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh phạm vi hành nghề mà căn cứ chứng nhận đủ năng lực thực hiện kỹ thuật theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 85 Nghị định này, người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép người hành nghề thực hiện kỹ thuật đã được chuyển giao bằng văn bản.
4. Trường hợp người đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nhưng không nộp hồ sơ đề nghị tham gia kiểm tra đánh giá năng lực trong vòng 24 tháng kể từ ngày được cấp văn bằng chuyên khoa thì phải thực hành lại về chuyên khoa đó đủ thời gian theo quy định tại Điều 3 Nghị định này trước khi nộp hồ sơ đề nghị tham gia kiểm tra đánh giá năng lực.
5. Trường hợp người được cấp văn bằng chuyên khoa theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề trong vòng 24 tháng kể từ ngày được cấp văn bằng thì phải thực hành lại về chuyên khoa đó đủ thời gian theo quy định tại Điều 3 Nghị định này trước khi nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề.
6. Trường hợp một người vừa có văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe và vừa có một hoặc nhiều giấy chứng nhận sau đây: giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền thì được đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh quy định tại Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện quy trình cấp theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này. Phạm vi hành nghề ghi trong giấy phép hành nghề được cấp theo quy định tại khoản này bao gồm:
a) Trường hợp được cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh: bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng thì phạm vi hành nghề bao gồm: phạm vi hành nghề của chức danh được cấp giấy phép hành nghề và phạm vi hành nghề tương ứng với một hoặc nhiều giấy chứng nhận sau đây: giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền;
b) Trường hợp được cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh: lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền thì phạm vi hành nghề bao gồm: phạm vi hành nghề của chức danh được cấp giấy phép hành nghề và phạm vi hành nghề tương ứng với kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề.
1. Người có giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép hành nghề theo quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định này.
2. Trường hợp người đã được cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh: lương y, người có giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc người có giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền sau đó có thêm văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe và đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh: bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng phải thực hiện quy trình quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Cơ quan cấp phép hành nghề cấp giấy phép hành nghề mới đồng thời thu lại giấy phép hành nghề đã được cấp trước đó. Phạm vi hành nghề ghi trong giấy phép hành nghề mới bao gồm: phạm vi hành nghề của chức danh mới được cấp và phạm vi hành nghề đã được cấp trước đó.
1. Yêu cầu đối với văn bằng chuyên khoa trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo cấp:
a) Được cấp bởi cơ sở đào tạo hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Thời gian đào tạo tối thiểu 18 tháng.
2. Yêu cầu đối với chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh:
a) Được cấp bởi cơ sở giáo dục có tối thiểu 01 khóa đào tạo cấp văn bằng theo ngành, trình độ đã tốt nghiệp để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh với chức danh tương ứng hoặc là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền cho phép triển khai thực hiện các kỹ thuật chuyên môn tương ứng với thời gian tối thiểu 06 tháng;
b) Chương trình và tài liệu đào tạo chứng chỉ kỹ thuật chuyên môn do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành hoặc sử dụng của cơ sở đào tạo khác khi được cơ sở đó đồng ý bằng văn bản; nội dung chương trình, khối lượng học tập, giảng viên phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.
3. Trường hợp văn bằng chuyên khoa được sử dụng để điều chỉnh phạm vi hành nghề theo quy định tại điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 19 Nghị định này phải có thời điểm bắt đầu đào tạo sau ngày được cấp giấy phép hành nghề hoặc điều chỉnh giấy phép hành nghề.
4. Việc đào tạo văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 1, 2 Điều này phải được cơ sở đào tạo công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
1. Cấp mới giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
b) Người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
c) Người thuộc một trong các trường hợp quy định tại:
- Điểm c khoản 1 Điều 33 Nghị định này;
- Khoản 2 Điều 33 Nghị định này;
- Điểm c khoản 3 Điều 33 Nghị định này;
- Điểm b khoản 4 Điều 33 Nghị định này;
- Điểm c khoản 5 Điều 33 Nghị định này;
- Khoản 6 Điều 33 Nghị định này;
- Khoản 7 Điều 33 Nghị định này;
- Khoản 8 Điều 33 Nghị định này;
- Điểm c khoản 9 Điều 33 Nghị định này.
d) Người hành nghề không thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
đ) Người hành nghề đã được cơ quan cấp phép thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề nhưng không tiếp tục làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân và không muốn tiếp tục sử dụng giấy phép hành nghề đã được cấp, có nhu cầu tiếp tục hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân mà thời gian kể từ khi chấm dứt hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đến khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trên 60 tháng.
2. Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
1. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 13 Nghị định này gồm:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:
- Văn bản xác nhận đạt kết quả tại kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (không áp dụng đối với trường hợp kết quả đánh giá năng lực đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
- Giấy phép hành nghề đã được thừa nhận theo quy định tại Điều 37 Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thừa nhận giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp (không áp dụng đối với trường hợp kết quả khám sức khỏe đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc bản sao hợp lệ giấy phép lao động đối với trường hợp phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
d) Sơ yếu lý lịch tự thuật của người hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp lý lịch của người hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
đ) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
e) Bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ sau đây (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định này:
- Giấy chứng nhận lương y;
- Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền;
- Giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh gồm:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của văn bản xác nhận đạt kết quả tại kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc giấy phép hành nghề đã được thừa nhận theo quy định tại Điều 37 Nghị định này đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề và đề nghị thay đổi sang một trong các chức danh chuyên môn là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng (không áp dụng đối với trường hợp kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hoặc kết quả thừa nhận giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp (không áp dụng đối với trường hợp kết quả khám sức khỏe đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc bản sao hợp lệ giấy phép lao động đối với trường hợp phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
d) Sơ yếu lý lịch tự thuật của người hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp lý lịch của người hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
đ) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
3. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 và điểm c khoản 9 Điều 33 Nghị định này do giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề (điểm b khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
4. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 33 Nghị định này do thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm đ khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
c) Một trong các giấy tờ sau đây:
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền kết luận người hành nghề không có tội hoặc không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề đối với trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã có văn bản kết luận không có tội, không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề (khoản 1 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách hoặc giấy chứng nhận chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án (khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định người hành nghề đã có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc không còn hạn chế năng lực hành vi dân sự (khoản 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
5. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề không được gia hạn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định này quá 24 tháng:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
6. Thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề:
a) Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng trường hợp quy định tại khoản 1 đến khoản 5 Điều này và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề quy định tại Điều 28 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là cơ quan cấp giấy phép hành nghề);
b) Cơ quan cấp giấy phép hành nghề thực hiện việc cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp không cấp giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp giấy phép hành nghề là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
1. Cấp lại giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng.
b) Thay đổi thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc có sai sót thông tin quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
c) Người thuộc một trong các trường hợp quy định tại:
- Điểm a, điểm b khoản 1 Điều 33 Nghị định này;
- Điểm a, điểm b khoản 3 Điều 33 Nghị định này;
- Điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định này;
- Điểm a, điểm b khoản 5 Điều 33 Nghị định này;
- Điểm a, điểm b khoản 9 Điều 33 Nghị định này.
d) Giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
đ) Người hành nghề đã được cơ quan cấp phép thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề nhưng không tiếp tục làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân và không muốn tiếp tục sử dụng giấy phép hành nghề đã được cấp, có nhu cầu tiếp tục hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân mà thời gian kể từ khi chấm dứt hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đến khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không quá 24 tháng.
e) Người hành nghề đã được cơ quan cấp phép thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề nhưng không tiếp tục làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân và không muốn tiếp tục sử dụng giấy phép hành nghề đã được cấp, có nhu cầu tiếp tục hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân mà thời gian kể từ khi chấm dứt hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đến khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề từ trên 24 tháng đến dưới 60 tháng.
2. Điều kiện cấp lại giấy phép hành nghề: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
1. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp (nếu có) (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định này (trường hợp thay đổi một trong các thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc có sai sót thông tin quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy phép hành nghề đã được cấp;
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ tài liệu chứng minh thông tin thay đổi hoặc thông tin bị sai sót (không áp dụng đối với trường hợp thông tin có thể tra cứu, xác thực trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
d) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Nghị định này do hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định (điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Nghị định này do hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định (điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) Bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
5. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Nghị định này do cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề (điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
6. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 33 Nghị định này do cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề (điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) Bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
7. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định này do không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục (điểm d khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) Bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
8. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 33 Nghị định này do thuộc trường hợp bị cấm hành nghề theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm đ khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
c) Một trong các giấy tờ sau đây:
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền kết luận người hành nghề không có tội hoặc không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề đối với trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã có văn bản kết luận không có tội, không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề (khoản 1 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách hoặc giấy chứng nhận chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án (khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định người hành nghề đã có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc không còn hạn chế năng lực hành vi dân sự (khoản 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
9. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 33 Nghị định này do thuộc trường hợp bị cấm hành nghề theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm đ khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
c) Một trong các giấy tờ sau đây:
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền kết luận người hành nghề không có tội hoặc không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề đối với trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã có văn bản kết luận không có tội, không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề (khoản 1 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách hoặc giấy chứng nhận chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án (khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định người hành nghề đã có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc không còn hạn chế năng lực hành vi dân sự (khoản 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
d) Bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
10. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 33 Nghị định này do người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề (điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
11. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 33 Nghị định này do người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề (điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) Bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
12. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề cấp không đúng thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy phép hành nghề đã được cấp;
c) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
13. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 15 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản xác nhận đã được cơ quan cấp phép thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề trong đó nêu rõ số giấy phép hành nghề, ngày cấp, nơi cấp, thông tin cá nhân, chức danh chuyên môn, phạm vi hành nghề;
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp (không áp dụng đối với trường hợp kết quả khám sức khỏe đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc bản sao hợp lệ giấy phép lao động đối với trường hợp phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
d) Sơ yếu lý lịch tự thuật của người hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp lý lịch của người hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
đ) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
14. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản xác nhận đã được cơ quan cấp phép thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề trong đó nêu rõ số giấy phép hành nghề, ngày cấp, nơi cấp, thông tin cá nhân, chức danh chuyên môn, phạm vi hành nghề;
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp (không áp dụng đối với trường hợp kết quả khám sức khỏe đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc bản sao hợp lệ giấy phép lao động đối với trường hợp phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động:
d) Sơ yếu lý lịch tự thuật của người hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp lý lịch của người hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
đ) Bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
e) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
15. Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề:
a) Người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề tương ứng với từng trường hợp quy định tại khoản 1 đến khoản 14 Điều này và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề;
b) Cơ quan cấp giấy phép hành nghề phải cấp lại giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp lại là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
1. Hồ sơ gia hạn giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng bao gồm:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) Tài liệu chứng minh đã cập nhật đủ kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (không áp dụng đối với trường hợp kết quả cập nhật kiến thức y khoa liên tục đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
d) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp (không áp dụng đối với trường hợp kết quả khám sức khỏe đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc bản sao hợp lệ giấy phép lao động đối với trường hợp phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề:
a) Người đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề tối thiểu 60 ngày trước ngày giấy phép hành nghề hết hạn.
Trường hợp bị ốm đau, tai nạn hoặc trường hợp bất khả kháng tại thời điểm nộp hồ sơ gia hạn thì phải có văn bản thông báo cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề để lùi thời gian nộp hồ sơ gia hạn giấy phép hành nghề.
Người hành nghề được đề nghị lùi thời điểm gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian lùi thời điểm thực hiện gia hạn không quá 22 tháng kể từ ngày giấy phép hành nghề hết hạn;
b) Trong thời gian kể từ khi nhận đủ hồ sơ đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thực hiện việc gia hạn hoặc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do nếu không thực hiện việc gia hạn; trường hợp đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề mà không có văn bản trả lời thì giấy phép hành nghề tiếp tục có hiệu lực theo quy định;
c) Trường hợp cần xác minh việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục của người hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài thực hiện thì thời hạn thực hiện thủ tục gia hạn là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
1. Điều chỉnh giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề;
b) Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề;
c) Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa đã được cho phép hành nghề bằng chuyên khoa khác và không hành nghề theo chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề trước đó;
d) Đã được cấp giấy phép hành nghề và sau đó có thêm giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề:
a) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề nhưng trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề: có văn bằng chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung;
b) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề: có văn bằng chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung;
c) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa: có văn bằng chuyên khoa tương ứng với chức danh và chuyên khoa đề nghị thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
1. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với trường hợp bổ sung thêm phạm vi hành nghề của chuyên khoa quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 19 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp văn bằng chuyên khoa đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
d) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đối với người hành nghề thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề và sau đó có thêm giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền (không áp dụng đối với trường hợp các giấy chứng nhận này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
3. Thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này:
a) Người đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề nộp 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng trường hợp quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề;
b) Cơ quan cấp giấy phép hành nghề phải điều chỉnh giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không điều chỉnh giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hình thức điều chỉnh giấy phép hành nghề: quyết định điều chỉnh phạm vi hành nghề theo Mẫu 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Quyết định điều chỉnh phạm vi hành nghề là phần không tách rời của giấy phép hành nghề đã cấp;
c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề thì thời hạn điều chỉnh là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
1. Cấp mới giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
b) Người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
c) Người đã được cấp giấy phép hành nghề nhưng bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 hoặc khoản 8 Điều 34 Nghị định này;
d) Người hành nghề không thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Nghị định này.
2. Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
1. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh gồm:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế):
- Giấy chứng nhận là lương y do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận là người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do cơ quan có thẩm quyền cấp.
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp (không áp dụng đối với trường hợp kết quả khám sức khỏe đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc bản sao hợp lệ giấy phép lao động đối với trường hợp phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
d) Sơ yếu lý lịch tự thuật của người hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp lý lịch của người hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
đ) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
e) Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 6 Điều 10 Nghị định này:
- Văn bản xác nhận đạt kết quả tại kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (không áp dụng đối với trường hợp kết quả đánh giá năng lực đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
- Giấy phép hành nghề đã được thừa nhận theo quy định tại Điều 37 Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thừa nhận giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
2. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh gồm:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế):
- Giấy chứng nhận là lương y đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề và muốn thay đổi sang chức danh lương y;
- Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề và muốn thay đổi sang chức danh người có bài thuốc gia truyền;
- Giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề và đề nghị thay đổi sang chức danh người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp (không áp dụng đối với trường hợp kết quả khám sức khỏe đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc bản sao hợp lệ giấy phép lao động đối với trường hợp phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
d) Sơ yếu lý lịch tự thuật của người hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp lý lịch của người hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
đ) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
3. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định này do không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục (điểm d khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
4. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định này do thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm đ khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
c) Một trong các giấy tờ sau đây:
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền kết luận người hành nghề không có tội hoặc không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề đối với trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã có văn bản kết luận không có tội, không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề (khoản 1 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách hoặc giấy chứng nhận chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án (khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định người hành nghề đã có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc không còn hạn chế năng lực hành vi dân sự (khoản 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
5. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định của một trong các khoản 6, khoản 7 hoặc khoản 8 Điều 34 Nghị định này (điểm e, g, h khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
6. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề không được gia hạn theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định này:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
7. Thủ tục cấp giấy phép hành nghề:
a) Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng trường hợp quy định tại khoản 1 đến khoản 6 Điều này và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề quy định tại Điều 28 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là cơ quan cấp giấy phép hành nghề);
b) Cơ quan cấp giấy phép hành nghề thực hiện việc cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp không cấp giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp giấy phép hành nghề là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
1. Cấp lại giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc có sai sót thông tin quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
c) Người đã được cấp giấy phép hành nghề nhưng bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 9 Điều 34 Nghị định này;
d) Giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Điều kiện cấp lại giấy phép hành nghề: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
1. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp (nếu có) (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp thay đổi một trong các thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc có sai sót thông tin quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy phép hành nghề đã được cấp;
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ tài liệu chứng minh thông tin thay đổi hoặc thông tin bị sai sót (không áp dụng đối với trường hợp thông tin có thể tra cứu, xác thực trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
d) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định này do hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định (điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định này do cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề (điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
5. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định này do không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục (điểm d khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
6. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định này do thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm đ khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
c) Một trong các giấy tờ sau đây:
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền kết luận người hành nghề không có tội hoặc không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề đối với trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã có văn bản kết luận không có tội, không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề (khoản 1 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách hoặc giấy chứng nhận chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án (khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định người hành nghề đã có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc không còn hạn chế năng lực hành vi dân sự (khoản 6 Điều của 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
d) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
7. Hồ sơ đề nghị cấp lại phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 9 Điều 34 Nghị định này theo đề nghị của người hành nghề:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
8. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép hành nghề đã được cấp;
c) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
9. Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề:
a) Người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề tương ứng với từng trường hợp quy định tại khoản 1 đến 8 Điều này và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cơ quan cấp giấy phép hành nghề phải cấp lại giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp lại là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
1. Trường hợp gia hạn giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền: áp dụng đối với giấy phép hành nghề hết thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Điều kiện gia hạn giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn là lương y: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
3. Điều kiện gia hạn giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
1. Hồ sơ gia hạn giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp (không áp dụng đối với trường hợp kết quả khám sức khỏe đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc bản sao hợp lệ giấy phép lao động đối với trường hợp phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề:
a) Người đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề tối thiểu 60 ngày trước ngày giấy phép hành nghề hết hạn.
Trường hợp bị ốm đau, tai nạn hoặc trường hợp bất khả kháng tại thời điểm nộp hồ sơ gia hạn thì phải có văn bản thông báo cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề để lùi thời gian nộp hồ sơ gia hạn giấy phép hành nghề.
Người hành nghề được đề nghị lùi thời điểm gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian lùi thời điểm thực hiện gia hạn không quá 22 tháng kể từ ngày giấy phép hành nghề hết hạn;
b) Trong thời gian kể từ khi nhận đủ hồ sơ đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thực hiện việc gia hạn hoặc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do nếu không thực hiện việc gia hạn; trường hợp đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề mà không có văn bản trả lời thì giấy phép hành nghề tiếp tục có hiệu lực theo quy định.
Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc về đăng ký hành nghề tại Điều 36 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, việc đăng ký hành nghề thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
1. Được làm nhiều vị trí trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó và phải phù hợp với phạm vi hành nghề của người hành nghề.
2. Trường hợp người hành nghề đang làm việc với vị trí người hành nghề toàn thời gian tại một bệnh viện hoặc là người phụ trách một bộ phận chuyên môn của bệnh viện hoặc là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện thì được đăng ký hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Là người hành nghề của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác không cùng thời gian hoạt động hành chính;
b) Là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác không cùng thời gian hoạt động hành chính.
3. Trường hợp người hành nghề đang làm việc với vị trí người hành nghề tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là hình thức bệnh viện thì được đăng ký hành nghề theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Là người hành nghề của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác không cùng thời gian đã đăng ký hành nghề;
b) Là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác không cùng thời gian đã đăng ký hành nghề.
4. Trường hợp người hành nghề đang làm việc với vị trí người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là hình thức bệnh viện thì được đăng ký là người hành nghề của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác không cùng thời gian đã đăng ký hành nghề.
5. Trường hợp người hành nghề đang làm việc với vị trí người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của trạm y tế thì được đăng ký hành nghề theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Là người hành nghề của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác không cùng thời gian hoạt động hành chính;
b) Là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác không cùng thời gian hoạt động hành chính.
6. Người hành nghề chỉ được phụ trách một bộ phận chuyên môn trong cùng một bệnh viện.
7. Người hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện có thể kiêm nhiệm phụ trách một bộ phận chuyên môn của bệnh viện đó nhưng phải phù hợp với phạm vi hành nghề.
8. Người hành nghề thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhiều địa điểm khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký là người hành nghề tại tất cả các địa điểm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
9. Người hành nghề đã đăng ký hành nghề tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhau thì không phải đăng ký hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà người hành nghề đã đăng ký.
10. Trường hợp người hành nghề đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phải bảo đảm hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký.
11. Trường hợp người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vì lý do ốm đau, nghỉ phép, đi học hoặc vì các lý do khác thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải thực hiện các thủ tục sau:
a) Ủy quyền bằng văn bản cho người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó có giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề phù hợp với một trong các chuyên khoa mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký hoạt động và có thời gian hành nghề tối thiểu là 36 tháng nếu thời gian vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dưới 15 ngày;
b) Ủy quyền theo quy định tại điểm a khoản này và có văn bản thông báo cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động nếu thời gian vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ 15 ngày đến dưới 90 ngày;
c) Ủy quyền theo quy định tại điểm a khoản này và có văn bản thông báo cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động và được cơ quan cấp giấy phép hoạt động chấp thuận bằng văn bản nếu thời gian vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ 90 ngày đến 180 ngày;
d) Nếu thời gian vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên 180 ngày thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải làm hồ sơ, thủ tục đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
12. Khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sự thay đổi về người hành nghề, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:
a) Trường hợp người hành nghề không còn làm việc tại cơ sở:
- Tạm dừng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi hành nghề của người hành nghề đó nếu chưa có người hành nghề thay thế kể từ thời điểm người hành nghề chấm dứt hành nghề tại cơ sở;
- Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền trong thời gian 03 ngày kể từ thời điểm người hành nghề chấm dứt hành nghề tại cơ sở.
b) Trường hợp bổ sung người hành nghề: thực hiện việc đăng ký hành nghề theo quy định tại Nghị định này. Người hành nghề chỉ được hành nghề sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký hành nghề.
1. Nội dung đăng ký hành nghề:
a) Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề;
b) Chức danh, vị trí chuyên môn đối với trường hợp người hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc là người phụ trách bộ phận chuyên môn của bệnh viện;
c) Địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề;
d) Thời gian hành nghề;
đ) Phạm vi hành nghề;
e) Ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Việc kê khai danh sách đăng ký hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo Mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và phải được người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận và đóng dấu (nếu có).
3. Trường hợp trong danh sách đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này có người hành nghề đang tham gia hành nghề tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì phải kê khai thêm thông tin về việc hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đó.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đăng ký hành nghề cho người hành nghề làm việc tại cơ sở của mình như sau:
a) Gửi danh sách đăng ký hành nghề cùng thời điểm với thời điểm đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
b) Trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động thì phải gửi danh sách đăng ký hành nghề đã thay đổi theo Mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
c) Trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong quá trình hoạt động thì phải gửi văn bản đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động cụ thể như sau:
- Trường hợp người hành nghề không còn làm việc tại cơ sở: báo cáo với cơ quan có thẩm quyền trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ thời điểm người hành nghề chấm dứt hành nghề tại cơ sở;
- Trường hợp bổ sung người hành nghề: gửi danh sách đăng ký hành nghề đã bổ sung theo Mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này về cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong thời gian 10 ngày kể từ thời điểm bổ sung người hành nghề.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm công bố công khai danh sách người hành nghề trên cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan mình và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như sau:
a) Cùng thời điểm cấp giấy phép hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận văn bản đăng ký hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Đối với trường hợp người hành nghề bị đình chỉ theo kết luận của Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm a khoản 1 Điều 34 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Trường hợp Hội đồng chuyên môn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự thành lập theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn có trách nhiệm ký văn bản gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Hội đồng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do đề nghị đình chỉ hành nghề;
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ. Nội dung quyết định đình chỉ phải căn cứ vào kết luận của Hội đồng chuyên môn.
b) Trường hợp Hội đồng chuyên môn do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn có trách nhiệm ký văn bản gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó phải nêu rõ lý do đề nghị đình chỉ hành nghề;
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chủ tịch Hội đồng chuyên môn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ. Nội dung quyết định đình chỉ phải căn cứ vào kết luận của Hội đồng chuyên môn.
2. Đối với trường hợp người hành nghề bị đình chỉ theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền về có vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhưng chưa đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề (điểm b khoản 1 Điều 34 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận người hành nghề vi phạm đạo đức nghề nghiệp không có chức năng đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề:
- Cơ quan có thẩm quyền gửi kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong đó đề nghị và nêu rõ lý do đình chỉ hành nghề cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp người hành nghề;
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp người hành nghề có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ hành nghề. Nội dung quyết định đình chỉ hành nghề phải căn cứ vào văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
b) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận người hành nghề vi phạm đạo đức nghề nghiệp có chức năng đình chỉ thu hồi, giấy phép hành nghề:
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ hành nghề. Nội dung quyết định đình chỉ hành nghề phải căn cứ vào văn bản kết luận.
3. Đối với trường hợp người hành nghề bị đình chỉ do không đủ sức khỏe để hành nghề (điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền (bao gồm: Tòa án, cơ quan giám định, cơ sở khám sức khỏe) về việc người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp người hành nghề có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ. Nội dung quyết định đình chỉ phải căn cứ vào văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ phạm vi hành nghề của người hành nghề phải bao gồm các nội dung sau:
a) Đình chỉ một phần hay toàn bộ phạm vi hành nghề của người hành nghề, nếu đình chỉ một phần thì nêu rõ phạm vi đình chỉ;
b) Thời hạn đình chỉ;
c) Yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho người hành nghề, trừ trường hợp người hành nghề là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền;
d) Điều kiện tiếp tục hành nghề.
5. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ phạm vi hành nghề của người hành nghề, cơ quan ban hành quyết định đình chỉ có trách nhiệm:
a) Gửi quyết định đình chỉ cho người hành nghề và thực hiện việc giới hạn phạm vi hành nghề của người bị đình chỉ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề làm việc để thực hiện và tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh để giám sát;
b) Gửi quyết định đình chỉ cho cơ quan đã cấp giấy phép hành nghề cho người hành nghề đó đối với trường hợp cơ quan ra quyết định đình chỉ không phải là cơ quan đã cấp giấy phép hành nghề cho người hành nghề.
1. Trường hợp trong quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ phạm vi hành nghề của người hành nghề (sau đây viết tắt là quyết định đình chỉ) không bắt buộc người hành nghề bị đình chỉ hoạt động phải cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì người hành nghề đó được tiếp tục hành nghề sau khi hết thời hạn đình chỉ được ghi trong quyết định đình chỉ.
2. Trường hợp trong quyết định đình chỉ bắt buộc người hành nghề bị đình chỉ hoạt động phải cập nhật kiến thức y khoa liên tục:
a) Trong thời gian 12 tháng, kể từ khi quyết định đình chỉ có hiệu lực, người hành nghề phải hoàn thành việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo kết luận của Hội đồng chuyên môn;
b) Sau khi hoàn thành việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục, người hành nghề có trách nhiệm gửi kết quả cập nhật kiến thức y khoa liên tục về cơ quan cấp giấy phép hành nghề để tiếp tục hành nghề;
c) Trong thời gian 05 ngày làm việc, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thông báo cho người hành nghề về việc cho phép tiếp tục hành nghề và cập nhật trên cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan cấp phép hoặc Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh về việc tiếp tục hành nghề của người hành nghề đó;
d) Trường hợp quyết định đình chỉ hết hiệu lực mà người hành nghề không nộp tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định đình chỉ hết hiệu lực, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ. Người hành nghề có trách nhiệm thực hiện các quy định tại điểm a, b khoản này.
Trường hợp tổng thời gian đình chỉ quá 24 tháng, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thu hồi giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày làm việc và người hành nghề phải thực hiện thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề.
3. Thời hạn đình chỉ: không quá 24 tháng.
1. Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện người hành nghề thuộc trường hợp phải thu hồi giấy phép hành nghề thông báo cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hành nghề;
b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hành nghề có trách nhiệm xác minh hồ sơ, tài liệu và thông tin do tổ chức cá nhân cung cấp, nếu thuộc trường hợp thu hồi thì ra quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp người hành nghề có trách nhiệm ban hành quyết định thu hồi giấy phép hành nghề của người hành nghề trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo, tống đạt của cơ quan có thẩm quyền về việc người hành nghề thuộc trường hợp bị cấm hành nghề theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
3. Đối với trường hợp quy định tại điểm e, g khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
a) Trường hợp Hội đồng chuyên môn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự thành lập theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn có trách nhiệm ký văn bản gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Hội đồng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề;
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ban hành quyết định thu hồi giấy phép hành nghề. Nội dung quyết định thu hồi phải căn cứ vào kết luận của Hội đồng chuyên môn.
b) Trường hợp Hội đồng chuyên môn do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn có trách nhiệm ký văn bản gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó phải nêu rõ lý do đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề;
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chủ tịch Hội đồng chuyên môn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ban hành quyết định thu hồi giấy phép hành nghề. Nội dung quyết định thu hồi phải căn cứ vào kết luận của Hội đồng chuyên môn.
4. Đối với trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kết luận người hành nghề lần thứ hai trong thời hạn của giấy phép hành nghề có vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến mức phải đình chỉ hành nghề của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp người hành nghề có trách nhiệm ban hành quyết định thu hồi giấy phép hành nghề. Nội dung quyết định thu hồi giấy phép hành nghề phải căn cứ vào văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
5. Đối với trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: cơ quan cấp giấy phép hành nghề ra quyết định thu hồi giấy phép hành nghề sau 15 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị và giấy phép hành nghề kèm theo.
6. Quyết định thu hồi giấy phép hành nghề gồm các nội dung sau:
a) Họ và tên người hành nghề, số giấy phép hành nghề;
b) Quyết định thu hồi giấy phép hành nghề và lý do thu hồi;
c) Điều kiện để được tiếp tục hành nghề.
7. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thu hồi, cơ quan thu hồi gửi quyết định cho người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi làm việc và thực hiện việc hủy bỏ đăng ký hành nghề của người hành nghề đó trên cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép hành nghề và Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
1. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: người có giấy phép hành nghề bị thu hồi phải hoàn chỉnh lại hồ sơ và nộp lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề.
a) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian 24 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành lại;
b) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian từ 24 tháng đến 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề;
c) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian vượt quá 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành và phải được kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
2. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả trường hợp giả mạo văn bằng tốt nghiệp, giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành đã nộp để tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề): chỉ được nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề sau:
a) Đối với trường hợp giả mạo văn bằng hoặc văn bản xác nhận đạt kết quả tại kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề: tối thiểu 05 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề;
b) Đối với trường hợp giả mạo các giấy tờ khác trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề: 03 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
3. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: người có giấy phép hành nghề bị thu hồi thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép hành nghề và không phải nộp phí.
a) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian 24 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành lại;
b) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian từ 24 tháng đến 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề;
c) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian vượt quá 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành và phải được kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
4. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
a) Trong thời gian 36 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề, nếu người bị thu hồi giấy phép hành nghề hoàn thành việc thực hành thì được thực hiện theo thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề;
b) Trường hợp trong thời gian 36 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề, nếu người bị thu hồi giấy phép hành nghề không hoàn thành việc thực hành thì phải thực hiện theo thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề.
5. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
a) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian 24 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành lại;
b) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian từ 24 tháng đến 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề;
c) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian vượt quá 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành và phải được kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
6. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề (điểm e khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh): phải hoàn thành việc thực hành và phải được kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
7. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do người hành nghề lần thứ hai bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề lần thứ hai trong thời hạn của giấy phép hành nghề (điểm g khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh): chỉ được nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
8. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do người hành nghề lần thứ hai bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là có vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến mức phải đình chỉ hành nghề trong thời hạn của giấy phép hành nghề (điểm h khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh): phải hoàn thành việc thực hành và phải được kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
9. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đề nghị cấp lại:
a) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian dưới 24 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành lại;
b) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian từ 24 tháng trở lên đến 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề;
c) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian vượt quá 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành và phải được kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
1. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: người có giấy phép bị thu hồi phải hoàn chỉnh lại hồ sơ và nộp lại hồ sơ theo thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề.
2. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: chỉ được nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề sau 05 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
3. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: người có giấy phép bị thu hồi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề và không phải nộp phí.
4. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: người có giấy phép bị thu hồi phải nộp hồ sơ theo thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề.
5. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: người có giấy phép bị thu hồi phải nộp hồ sơ theo thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề.
6. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề (điểm e khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh): chỉ được thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
7. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do người hành nghề lần thứ hai bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề lần thứ hai trong thời hạn của giấy phép hành nghề (điểm g khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh): chỉ được nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
8. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do người hành nghề lần thứ hai bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là có vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến mức phải đình chỉ hành nghề trong thời hạn của giấy phép hành nghề (điểm h khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh): chỉ được thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
9. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đề nghị cấp lại: thực hiện theo thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề.
1. Tiêu chuẩn của người phiên dịch cho người hành nghề nước ngoài khi khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh không có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề hoặc người bệnh không có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký: có khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề và người bệnh sử dụng.
2. Tiêu chuẩn của người phiên dịch cho người hành nghề nước ngoài vào Việt Nam để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nước ngoài:
a) Có khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng;
b) Có giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
3. Việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng tiếng Việt. Trường hợp người hành nghề là người nước ngoài thì việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và phải được dịch sang tiếng Việt, có chữ ký của người phiên dịch trên đơn thuốc.
1. Người nước ngoài tại Việt Nam, đồng bào dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ khi khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh và yêu cầu về ngôn ngữ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bố trí người hành nghề hoặc người phiên dịch có khả năng sử dụng ngôn ngữ mà người bệnh đó sử dụng.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể bố trí được thì người bệnh phải tự bố trí người phiên dịch và tự chịu trách nhiệm về nội dung phiên dịch.
2. Đối với người nước ngoài, đồng bào dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong tình trạng cấp cứu nhưng vẫn có thể tự giao tiếp và không có người đại diện:
a) Trường hợp tại thời điểm cấp cứu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có người hành nghề sử dụng ngôn ngữ của người bệnh hoặc không có người phiên dịch mà chỉ có nhân viên có khả năng sử dụng ngôn ngữ của người bệnh thì được sử dụng nhân viên đó để hỗ trợ việc khám bệnh, chữa bệnh. Nhân viên thực hiện việc phiên dịch không phải chịu trách nhiệm về kết quả phiên dịch;
b) Trường hợp tại thời điểm cấp cứu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có người hành nghề, không có người phiên dịch hoặc không có nhân viên có khả năng sử dụng ngôn ngữ mà người bệnh sử dụng được thì việc khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
3. Đối với người nước ngoài, đồng bào dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong tình trạng cấp cứu không thể tự giao tiếp và không có người đại diện thì việc khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
1. Người đề nghị xem xét thừa nhận giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Người đề nghị xem xét thừa nhận giấy phép hành nghề là người Việt Nam hoặc đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc thuộc diện đã được cấp giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
b) Giấy phép hành nghề của người đề nghị xem xét thừa nhận phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Hồ sơ đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp:
a) Đơn đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp.
3. Thủ tục thừa nhận giấy phép hành nghề:
a) Người đề nghị xem xét thừa nhận giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này về Bộ Y tế.
b) Đối với trường hợp người đề nghị xem xét thừa nhận giấy phép hành nghề có giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp phép hành nghề của nước ngoài đã được đánh giá để thừa nhận:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Y tế phải có văn bản trả lời về việc thừa nhận hoặc không thừa nhận giấy phép hành nghề;
- Trường hợp cần xác minh đối với việc đào tạo ở nước ngoài của người hành nghề thì thời hạn thừa nhận là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
c) Đối với trường hợp người đề nghị xem xét thừa nhận giấy phép hành nghề có giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp phép hành nghề của nước ngoài chưa được đánh giá để thừa nhận:
- Bộ Y tế thực hiện việc đánh giá để thừa nhận theo quy định tại Điều 38 Nghị định này;
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết quả đánh giá để thừa nhận, Bộ Y tế phải có văn bản trả lời về việc thừa nhận hoặc không thừa nhận giấy phép hành nghề;
- Trường hợp cần xác minh đối với việc đào tạo ở nước ngoài của người hành nghề thì thời hạn thừa nhận là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
1. Bộ Y tế thực hiện việc đánh giá để thừa nhận cơ quan, tổ chức cấp phép hành nghề của nước ngoài dựa trên các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, các nội dung này phải được cung cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp phép hành nghề của nước ngoài để làm cơ sở xem xét việc đánh giá thừa nhận giấy phép hành nghề.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Y tế thực hiện việc đánh giá để thừa nhận. Trường hợp cần thiết thực hiện kiểm tra thực tế ở nước được đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề, phải thông báo cụ thể kế hoạch kiểm tra.
3. Sau khi hoàn thành thẩm định, Bộ Y tế thông báo kết quả đánh giá, thừa nhận cơ quan cấp giấy phép hành nghề của nước ngoài.
ISSUANCE OF LICENSE TO PRACTICE MEDICINE
Section 1. PRACTICING AS MEDICAL INTERNS
Article 3. Duration and contents of medical internship required for issuance of practicing license
1. The required duration of practicing as a medical intern for a doctor is 12 months, including:
a) The duration for practicing medical examination and treatment is 09 months; and
b) The duration for practicing resuscitation in emergency care medicine is 03 months.
2. The required duration of practicing as a medical intern for a physician assistant is 09 months, including:
a) The duration for practicing medical examination and treatment is 06 months; and
b) The duration for practicing resuscitation in emergency care medicine is 03 months.
3. The required duration of practicing as a medical intern for a nurse, midwife or medical technician is 06 months, including:
a) The duration for practicing medical examination and treatment is 05 months; and
b) The duration for practicing resuscitation in emergency care medicine is 01 month.
4. The required duration of practicing as a medical intern for a clinical nutritionist is 06 months.
5. The required duration of practicing as a medical intern for an out-of-hospital paramedic is 06 months, including:
a) The duration for practicing out-of-hospital emergency care is 03 months; and
b) The duration for practicing resuscitation in emergency care medicine is 03 months.
6. The required duration of practicing as a medical intern for a clinical psychologist is 09 months.
7. Instructions about regulations of law on medical examination and treatment, professional regulations, code of ethics, patient safety, communication skills and behavior of medical practitioners shall be also given during the internship.
8. Based on the scope of practice prescribed by the Minister of Health of Vietnam and in clause 1 through 7 of this Article, the health facility accepting medical interns (hereinafter referred to as “instructing facility”) shall compile specific contents of medical internship appropriate to each professional title for which it accepts medical interns.
Article 4. Leave of absence from medical internship
1. Medical interns will work according to working regimes of the instructing facility. Due to health conditions of the medical intern or in the event of force majeure, a medical internship may be suspended for a maximum period of 12 months while results of completed internship contents of the medical intern will be kept unchanged.
2. Leave of absence procedures:
a) The medical intern will submit an application for leave of absence and support documents indicating his/her reasons for such leave;
b) The head of the instructing facility will consider the received application and decide whether or not to approve the application. If the application is refused, written reasons for refusal shall be given;
c) Within 30 days upon the expiry of the leave of absence period, if the medical intern submits neither a written request for permission to resume internship nor an application for extension of leave of absence period, his/her internship results will be invalidated. Total leave of absence period shall not exceed 12 months.
Article 5. Instructing facilities
1. Instructing facilities for doctors:
a) For medical doctors and preventive medicine doctors: health facilities that have been granted operating license in the form of hospitals;
b) For traditional medicine doctors: health facilities that have been granted operating license in the form of hospitals and whose scope of operation includes traditional medicine;
c) For odonto-stomatology doctors: health facilities that have been granted operating license in the form of hospitals and whose scope of operation includes odonto-stomatology specialty.
2. Instructing facilities for physician assistants:
a) For general physician assistants: health facilities that have been granted operating license in the form of hospitals; polyclinics; health stations of communes, wards or commune-level towns (hereinafter referred to as “commune health stations”);
b) For traditional medicine physician assistants: health facilities that have been granted operating license in the form of hospitals or polyclinics or commune health stations. Traditional medicine must fall within the scope of operation of these facilities.
3. Instructing facilities for nurses: health facilities that have been granted operating license in the form of hospitals.
4. Instructing facilities for midwives: health facilities that have been granted operating license in the form of hospitals or maternity wards or commune health stations. If instructing facilities are hospitals or commune health stations, obstetrics must fall within their scope of operation.
5. Instructing facilities for medical technicians:
a) For medical technicians in medical laboratory technology: health facilities that have been granted operating license in the form of hospitals or clinics or testing facilities. The scope of operation of these facilities must be appropriate to the medical laboratory technology;
b) For medical technicians in medical imaging: health facilities that have been granted operating license in the form of hospitals or clinics or medical imaging facilities. The scope of operation of these facilities must be appropriate to the medical imaging technique;
b) For medical technicians in dental technology: health facilities that have been granted operating license in the form of hospitals or clinics or dental technology facilities. The scope of operation of these facilities must be appropriate to the dental technology;
d) For medical technicians in ophthalmic refraction: health facilities that have been granted operating license in the form of hospitals or clinics or corrective spectacle stores performing refraction tests. The scope of operation of these facilities must be appropriate to the ophthalmic refraction techniques;
dd) For medical technicians in rehabilitation: health facilities that have been granted operating license in the form of hospitals or clinics or rehabilitation facilities. The scope of operation of these facilities must be appropriate to the rehabilitation technique.
6. Instructing facilities for clinical nutritionists: health facilities that have been granted operating license in the form of hospitals, and have nutrition departments.
7. Instructing facilities for out-of-hospital paramedics: health facilities that have been granted operating license in the form of hospitals or out-of-hospital emergency care facilities.
8. Instructing facilities for clinical psychologists: health facilities that have been granted operating license in the form of hospitals or clinical psychology centers. If instructing facilities are hospitals, their scope of operation must include psychiatry or clinical psychology departments must be established.
Article 6. Eligibility requirements and responsibilities of instructing facilities
1. An instructing facility is required to meet the following eligibility requirements:
a) It must be a health facility that has been granted an operating license according to the form of organization prescribed in Article 5 of this Decree;
b) Its scope of operation is suitable for the internship contents specified in Article 3 of this Decree. In case the instructing facility does not have sufficient specialties for the internship contents as prescribed in Article 3 of this Decree, it may enter into contracts with other health facilities whose specialties meet internship contents.
2. Before accepting medical interns, the health facility is required to send its declaration of eligibility to provide medical internship, which is made using Form No. 01 in Appendix I enclosed herewith, and its specific internship program to:
a) The Ministry of Health of Vietnam, for health facilities under this Ministry's management; or
b) Health authority affiliated to the People's Committee of province or city where such health facility is located (including a private health facility), except health facilities under management of the Ministry of Health of Vietnam, the Ministry of National Defence of Vietnam or the Ministry of Public Security of Vietnam.
3. Upon receipt of the declaration of eligibility to provide medical internship, the receiving authority shall give a receipt note using the Form No. 02 in Appendix I enclosed herewith to the sending health facility.
4. Within 15 days from the date specified on the receipt note which is given according to clause 3 of this Article, the receiving authority shall publish information on the instructing facility on its website or web portal and on the healthcare management information system.
If the received documents are not yet satisfactory, the receiving authority shall send a written response indicating reasons therefor to the sending health facility.
Information to be published, as a minimum, includes: name and address of the instructing facility, scope of internship (in case of cooperation in providing medical internship, contents of cooperation and name of the cooperating facility must be also published), and costs of the internship program).
5. Within 15 days from the date specified in the receipt note, if the receiving authority does not send any document notifying that the health facility fails to meet eligibility requirements to provide medical internship or fails to publish information as prescribed in clause 4 of this Article, the health facility may start organizing its medical internship program.
Article 7. Organizing medical internship program
1. Receiving medical interns:
a) A candidate for a medical internship program shall submit an application form which is made using Form No. 03 in Appendix I enclosed herewith and a legitimate copy of one of the professional qualifications specified in Article 8 of this Decree to the instructing facility.
b) Upon receipt of the application form, if approved, the head or the person in charge of professional practices of the health facility that is the instructing facility shall:
- Enter into a medical internship contract with the approved candidate using Form No. 04 in Appendix I enclosed herewith;
- Send an application for registration of list of medical interns, which is made using Form No. 05 in Appendix I enclosed herewith, to the authority receiving its declaration as prescribed in clause 2 Article 6 of this Decree. Such an application must indicate the start date and planned completion date of the internship; and
- Publish the list of medical interns on its website and the healthcare management information system.
2. Assigning instructors:
a) Assignment of instructors will be made using Form No. 06 in Appendix I enclosed herewith;
b) An instructor shall concurrently take charge of no more than 05 interns.
3. Eligibility requirements to be satisfied by an instructor:
a) He/she has obtained a practicing license on which his/her title and scope of practice must be appropriate to the internship contents and the intern to be instructed;
b) His/her training qualification is equivalent or higher than that of the intern; and
c) He/she has been practicing medicine for a consecutive period of at least 03 years.
4. Required title and scope of practice of instructors in some specific cases:
a) If the intern holds a degree of medical doctor, the instructor must be a doctor whose scope of practice involves medicine or a specific specialty, except traditional medicine doctors, preventive medicine doctors and odonto-stomatology doctors.
b) If the intern holds a degree of preventive medicine doctor, the instructor must be a doctor whose scope of practice involves preventive medicine, or medicine, or a specific specialty, except traditional medicine doctors and odonto-stomatology doctors;
c) If the intern holds a degree of general physician assistant, the instructor must be a physician assistant whose scope of practice involves general medicine, or a doctor whose scope of practice involves medicine or a specific specialty, except traditional medicine doctors, preventive medicine doctors and odonto-stomatology doctors;
d) If the intern holds a degree of traditional medicine physician assistant, the instructor must be a physician assistant or doctor whose scope of practice involves traditional medicine;
dd) If the intern holds a nursing degree, the instructor must be a nurse;
e) If the intern holds a midwifery degree, the instructor must be a midwife or a doctor whose scope of practice involves obstetrics;
g) If the intern holds a degree of medical imaging technician, the instructor must be a medical imaging technician or a doctor whose scope of practice involves medical imaging;
h) If the intern holds a degree of medical laboratory technician, the instructor must be a medical laboratory technician or a doctor whose scope of practice involves medical laboratory technology;
i) If the intern holds a degree of rehabilitation technician, the instructor must be a rehabilitation technician or a doctor whose scope of practice involves rehabilitation specialty;
k) If the intern holds a degree of dental technician, the instructor must be a dental technician or a doctor whose scope of practice involves odonto-stomatology specialty;
l) If the intern holds a degree of refractive ophthalmic technician, the instructor must be a refractive ophthalmic technician or a doctor whose scope of practice involves ophthalmology specialty;
m) If the intern holds a degree in nutrition, the instructor must be a clinical nutritionist or a doctor whose scope of practice involves nutrition specialty;
n) If the intern holds a degree of out-of-hospital paramedic, the instructor must be an out-of-hospital paramedic or a doctor whose scope of practice involves intensive care medicine;
o) If the intern holds a degree of clinical psychologist, the instructor must be a clinical psychologist or a doctor who has his/her scope of practice involving psychiatry and possesses a certificate of completion of basic training course in clinical psychology as prescribed in clause 2 Article 128 of this Decree.
5. Instructors must be responsible for ensuring patients’ safety during their provision of instructions for interns and will be burdened with responsibility for any medical errors which are committed by their interns during internship and thus cause harm to patients, unless such medical errors are intentionally committed by the intern.
6. Upon completion of the internship program and availability of assessment results or comments on given by the instructor, the instructing facility shall:
a) issue a certificate of completion of internship program made using Form No. 07 in Appendix I enclosed herewith to the intern;
b) publish the list of medical interns who have successfully completed the internship program on its website and the healthcare management information system.
7. The instructor’s assessment and comments, and certificate of completion of internship program must be objective and accurate.
Section 2. ASSESSMENT OF QUALIFICATION FOR PRACTICE OF MEDICINE (HEREINAFTER REFERRED TO AS “QUALIFICATION TEST”)
Article 8. Academic qualification requirements for taking qualification test to be satisfied by professional title holders
1. A candidate is required to hold one of the following qualifications as a prerequisite for taking qualification test for doctor title:
a) For a doctor whose scope of practice involves medicine:
- Degree of medical doctor, including a graduation diploma in healthcare sector issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as medical doctor by the Minister of Education and Training of Vietnam;
- Bachelor of medicine issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Education and Training of Vietnam to be equivalent to bachelor's degree in Vietnam, provided such degree holder has successfully completed a refresher training course for medical doctor as prescribed by the Minister of Health of Vietnam.
b) For a doctor whose scope of practice involves traditional medicine:
- Degree of traditional medicine doctor, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as traditional medicine doctor by the Minister of Education and Training of Vietnam;
- Bachelor of traditional medicine issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Education and Training of Vietnam to be equivalent to bachelor's degree in Vietnam, provided such degree holder has successfully completed a refresher training course for traditional medicine doctor as prescribed by the Minister of Health of Vietnam.
c) For a doctor whose scope of practice involves preventive medicine:
Degree of preventive medicine doctor, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as preventive medicine doctor by the Minister of Education and Training of Vietnam.
d) For a doctor whose scope of practice involves odonto-stomatology:
- Degree of odonto-stomatology doctor, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as odonto-stomatology doctor by the Minister of Education and Training of Vietnam;
- Bachelor of medicine issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Education and Training of Vietnam to be equivalent to bachelor's degree in Vietnam, provided such degree holder has successfully completed a refresher training course for odonto-stomatology doctor as prescribed by the Minister of Health of Vietnam.
dd) For a doctor whose scope of practice involves a specific specialty: Degree of specialist doctor as prescribed in clause 1 Article 12 of this Decree.
2. A candidate is required to hold one of the following qualifications as a prerequisite for taking qualification test for physician assistant title:
a) For a physician assistant whose scope of practice involves general medicine:
- Associate degree for general medicine physician assistant, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the associate degree for general medicine physician assistant;
- Bachelor of medicine issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Education and Training of Vietnam to be equivalent to bachelor’s degree in Vietnam.
b) For a physician assistant whose scope of practice involves traditional medicine:
Associate degree for traditional medicine physician assistant or associate degree in traditional medicine, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the associate degree for traditional medicine physician assistant or associate degree in traditional medicine.
3. A candidate is required to hold one of the following qualifications as a prerequisite for taking qualification test for nurse title:
a) For a nurse whose scope of practice involves nursing:
- Intermediate professional education diploma in nursing, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the intermediate professional education diploma in nursing;
- Associate degree in nursing, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the associate degree in nursing;
- Bachelor of nursing, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as a bachelor of nursing by the Minister of Education and Training of Vietnam.
b) For a nurse whose scope of practice involves specialty nursing: Degree of nurse specialist as prescribed in clause 1 Article 12 of this Decree.
4. A candidate is required to hold one of the following qualifications as a prerequisite for taking qualification test for midwife title:
a) For a midwife whose scope of practice involves midwifery:
- Intermediate professional education diploma in midwifery, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the intermediate professional education diploma in midwifery;
- Intermediate professional education diploma in midwifery, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the intermediate professional education diploma in midwifery;
- Bachelor of midwifery, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as a bachelor of midwifery by the Minister of Education and Training of Vietnam.
b) For a midwife whose scope of practice involves specialty midwifery: degree of specialist midwife as prescribed in clause 1 Article 12 of this Decree.
5. A candidate is required to hold one of the following qualifications as a prerequisite for taking qualification test for medical technician title:
a) For a medical technician whose scope of practice involves medical laboratory:
- Intermediate professional education diploma in medical laboratory technology, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the intermediate professional education diploma in medical laboratory technology;
- Associate degree in medical laboratory technology, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the associate degree in medical laboratory technology;
- Bachelor of medical laboratory technology, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as a bachelor of medical laboratory technology by the Minister of Education and Training of Vietnam.
b) For a medical technician whose scope of practice involves specialty medical laboratory technology: degree of specialist medical laboratory technician as prescribed in clause 1 Article 12 of this Decree.
c) For a medical technician whose scope of practice involves medical imaging:
- Intermediate professional education diploma in medical imaging technique, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the intermediate professional education diploma in medical imaging technique;
- Associate degree in medical imaging technique, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the associate degree in medical imaging technique;
- Bachelor of medical imaging technique, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as a bachelor of medical imaging technique by the Minister of Education and Training of Vietnam.
d) For a medical technician whose scope of practice involves specialty medical imaging: degree of specialist medical imaging technician as prescribed in clause 1 Article 12 of this Decree.
dd) For a medical technician whose scope of practice involves dental technology:
- Intermediate professional education diploma in dental technology, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the intermediate professional education diploma in dental technology;
- Associate degree in dental technology, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the associate degree in dental technology;
- Bachelor of dental technology, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as a bachelor of dental technology by the Minister of Education and Training of Vietnam.
e) For a medical technician whose scope of practice involves specialty dental technology: degree of specialist dental technician as prescribed in clause 1 Article 12 of this Decree.
g) For a medical technician whose scope of practice involves ophthalmic refraction:
- Associate degree in ophthalmic refraction technique, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the associate degree in ophthalmic refraction technique;
- Bachelor of ophthalmic refraction technique, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as a bachelor of ophthalmic refraction technique by the Minister of Education and Training of Vietnam.
h) For a medical technician whose scope of practice involves specialty ophthalmic refraction: degree of specialist refractive ophthalmic technician as prescribed in clause 1 Article 12 of this Decree.
i) For a medical technician whose scope of practice involves rehabilitation:
- Intermediate professional education diploma in one of the following majors: rehabilitation technique, physical therapy or physical therapy and rehabilitation technique, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the intermediate professional education diploma in one of the mentioned majors;
- Associate degree in one of the following majors: rehabilitation technique, physical therapy or physical therapy and rehabilitation technique, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the associate degree in one of the mentioned majors;
- One of the following qualifications: bachelor of rehabilitation technique, bachelor of physical therapy, bachelor of occupational therapy, or bachelor of speech therapy, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as a bachelor of rehabilitation technique, physical therapy, occupational therapy, or speech therapy, by the Minister of Education and Training of Vietnam.
k) For a medical technician whose scope of practice involves specialty rehabilitation: degree of specialist rehabilitation technician as prescribed in clause 1 Article 12 of this Decree.
6. A candidate is required to hold one of the following qualifications as a prerequisite for taking qualification test for clinical nutritionist title:
a) For a clinical nutritionist whose scope of practice involves clinical nutrition:
- Associate degree in nutrition, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the associate degree in nutrition;
- Bachelor of nutrition, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as a bachelor of nutrition by the Minister of Education and Training of Vietnam.
b) For a clinical nutritionist whose scope of practice involves specialty clinical nutrition: degree of specialist clinical nutritionist as prescribed in clause 1 Article 12 of this Decree.
7. A candidate is required to hold one of the following qualifications as a prerequisite for taking qualification test for out-of-hospital paramedic title:
a) Degree or diploma specified in clause 1, 2, 3, 4 or 5 of this Article;
b) Associate degree in out-of-hospital emergency care, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the associate degree in out-of-hospital emergency care;
c) Bachelor of out-of-hospital emergency care, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as a bachelor of out-of-hospital emergency care by the Minister of Education and Training of Vietnam;
d) A specialty qualification as prescribed in clause 1 Article 12 of this Decree.
8. A candidate is required to hold one of the following qualifications as a prerequisite for taking qualification test for clinical psychologist title:
a) For a clinical psychologist whose scope of practice involves clinical psychology:
- Degree of doctor specified in clause 1 of this Article, provided such degree holder has successfully completed the basic training course in clinical psychology as prescribed in clause 2 Article 128 of this Decree;
- Bachelor of psychology, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as a bachelor of psychology by the Minister of Education and Training of Vietnam and has successfully completed the basic training course in clinical psychology as prescribed in clause 2 Article 128 of this Decree.
b) For a clinical psychologist whose scope of practice involves specialty clinical psychology:
- Master’s degree in clinical psychology, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as a Master by the Minister of Education and Training of Vietnam.
- Degree of doctor of clinical psychology, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as a doctor of philosophy by the Minister of Education and Training of Vietnam.
- degree of specialist clinical psychologist as prescribed in clause 1 Article 12 of this Decree.
9. The holder of a graduation diploma in healthcare sector issued by a foreign training institution which has been certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam or who has been accredited by the Minister of Education and Training of Vietnam for one of the professional titles prescribed in this Article is allowed to take qualification test for the corresponding title and scope of practice.
Article 9. Organization of qualification test
1. Contents of qualification tests for the titles of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist shall be compiled based on corresponding professional qualification standards for such a title and benchmarking toolkit for assessment and measurement of qualification for the practice of medicine.
2. Vietnam’s National Medical Council (VNMC) shall take charge of developing qualification test regulations; eligibility criteria of qualification test location, and submit them to the Minister of Health of Vietnam for approval.
3. VNMC shall:
a) play the leading role in organizing qualification tests according to qualification test regulations laid down in clause 2 of this Article;
b) Select qualified facilities as qualification test locations meeting approved criteria.
4. VNMC shall develop regulations on qualification test fees, collection, transfer, management and use thereof, and submit them to the Minister of Health of Vietnam for approval.
Section 3. ISSUANCE OF LICENSE TO PRACTICE MEDICINE
Article 10. Procedures for issuance of practicing license for titles of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic and clinical psychologist
1. Upon completion of the training program, a holder of graduation diploma in healthcare may adopt one of the following two methods for applying for practicing license:
a) Follow procedures for issuance of practicing license. Before applying for the practicing license, the applicant is required to successfully complete the medical internship as prescribed in Section 1 Chapter II of this Decree, and pass the qualification test as prescribed in Article 9 of this Decree;
b) Attend a specialty training course and, upon completion of such course, apply for practicing license on which the scope of practice involves a specific specialty.
Before applying for the practicing license, the applicant shall not be required to attend a medical internship as prescribed in Section 1 Chapter II of this Decree, but must pass the qualification test as prescribed in Article 9 of this Decree.
2. Upon the issuance of the practicing license according to point a clause 1 of this Article, if the license holder attends a specialty training course and then obtains a specialty qualification, he/she may apply for modification of practicing license in respect of the scope of practice involving such specialty without attending medical internship and taking qualification test.
3. In case a medical practitioner attends a training course in a professional technique which is not yet included in his/her licensed scope of practice, and is issued with a professional technique certificate as prescribed in clause 2 Article 12 of this Decree, he/she must not follow procedures for modification of the licensed scope of practice but the person in charge of professional practices of the relevant health facility shall, based on such professional technique certificate as prescribed in clause 2 Article 12 of this Decree, decide to give written permission to him/her to implement his/her trained technique.
In case a medical practitioner receives a transferred technique which is not included in his/her licensed scope of practice, he/she must not follow procedures for modification of the licensed scope of practice but the person in charge of professional practices of the relevant health facility shall, based on certificate of competence to implement such technique issued according to point c clause 4 Article 85 of this Decree, decide to give written permission to him/her to implemented such transferred technique.
4. If a person who has successfully completed a specialty training course as prescribed in point b clause 1 of this Article fails to file an application for qualification test within 24 months from the issue date of his/her specialty qualification, he/she shall be required to attend a medical internship in such specialty for the period specified in Article 3 of this Decree before applying for the qualification test.
5. If a person who has been granted a specialty qualification as prescribed in clause 2 of this Article fails to apply for modification of his/her practicing license within 24 months from the issue date of his/her specialty qualification, he/she shall be required to attend a medical internship in such specialty for the period specified in Article 3 of this Decree before applying for modification of his/her practicing license.
6. If a person currently holds a graduation diploma in healthcare and one or some of the following certificates: herbalist certificate, folk remedy certificate or folk therapy certificate, he/she may apply for practicing license for one of the titles specified in Article 26 of the Law on Medical Examination and Treatment and follow the procedures set out in either clause 1 or clause 2 of this Article. The scope of practice shall be written on the practicing license issued according to provisions of this clause as follows:
a) The scope of practice specified in the practicing license for the title of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist includes the scope of practice of the licensed title and the corresponding scope of practice on one or some of the following certificates: herbalist certificate, folk remedy certificate or folk therapy certificate;
b) The scope of practice specified in the practicing license for the title of herbalist, folk remedy holder or folk therapy holder includes the scope of practice of the licensed title and the scope of practice shown in his/her certificate of qualification test results.
Article 11. Procedures for issuance of practicing license for titles of herbalists, folk remedy holders and folk therapy holders
1. Holders of herbalist certificates, folk remedy certificates or folk therapy certificates shall follow procedures for issuance, re-issuance or renewal of practicing license as prescribed in Section 5 Chapter II of this Decree.
2. If a person who has been granted a practicing license for the title of herbalist, folk remedy certificate holder or folk therapy certificate holder obtains a graduation diploma in healthcare and applies for practicing license for the title of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist, he/she shall follow procedures laid down in Article 10 of this Decree.
The licensing authority shall issue a new practicing license and revoke the former one. The scope of practice specified on the issued practicing license includes the scope of practice for the new licensed title and that for the former one.
Article 12. Requirements attached to specialty qualifications and professional technique certificates in healthcare and clinical psychology
1. Requirements attached to a specialty qualification in healthcare issued by a training institution:
a) It must be issued by a lawful training institution as prescribed by laws; and
b) The training duration is not shorter than 18 months.
2. Requirements attached to a professional technique certificate in healthcare:
a) It is issued by a training institution that has run at least 01 training course in the same profession at the same qualification level after which the graduate has been granted practicing license with the same title or by a health facility that has implemented the corresponding professional technique for at least 06 months under a competent authority’s permission;
b) The training institution may use training curriculum and materials for professional technique certificate that itself compile, appraise and issue, or use such training program and materials of another training institution with written consent of the latter; contents of the training curriculum, training volume and lecturers must be appropriate to the list of professional techniques issued by the Ministry of Health of Vietnam.
3. In case a specialty qualification is used for modifying the scope of practice as prescribed in point a, b or c clause 1 Article 19 of this Decree, the start date of the training course must fall after the issue date of the practicing license or the modified practicing license.
4. Training for qualifications and certificates specified in clauses 1, 2 of this Article must be published on websites of training institutions.
Section 4. ISSUANCE OF PRACTICING LICENSE FOR PROFESSIONAL TITLES OF DOCTOR, PHYSICIAN ASSISTANT, NURSE, MIDWIFE, MEDICAL TECHNICIAN, CLINICAL NUTRITIONIST, OUT-OF-HOSPITAL PARAMEDIC AND CLINICAL PSYCHOLOGIST
Sub-section 1. ISSUANCE OF PRACTICING LICENSE FOR PROFESSIONAL TITLES OF DOCTOR, PHYSICIAN ASSISTANT, NURSE, MIDWIFE, MEDICAL TECHNICIAN, CLINICAL NUTRITIONIST, OUT-OF-HOSPITAL PARAMEDIC AND CLINICAL PSYCHOLOGIST
Article 13. Eligible applicants and conditions for issuance of practicing license for professional titles of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic and clinical psychologist
1. A practicing license may be issued to:
a) a person who first applies for the practicing license as prescribed in point a clause 1 Article 30 of the Law on Medical Examination and Treatment.
b) a medical practitioner making change in professional title specified in his/her practicing license as prescribed in point b clause 1 Article 30 of the Law on Medical Examination and Treatment.
c) a person mentioned in:
- Point c clause 1 Article 33 of this Decree;
- Clause 2 Article 33 of this Decree;
- Point c clause 3 Article 33 of this Decree;
- Point b clause 4 Article 33 of this Decree;
- Point c clause 5 Article 33 of this Decree;
- Clause 6 Article 33 of this Decree;
- Clause 7 Article 33 of this Decree;
- Clause 8 Article 33 of this Decree; or
- Point c clause 9 Article 33 of this Decree.
d) a medical practitioner who fails to follow renewal procedures as prescribed in point a clause 2 Article 18 of this Decree.
dd) a medical practitioner who has been granted a practicing license by a licensing authority in people’s armed forces but stops using the issued practicing license for working in people’s armed forces, and wishes to practice at a health facility other than that under people’s armed forces. In this case, the period after the medical practitioner stops working for a health facility in people’s armed forces until his/her submission of application for practicing license is longer than 60 months.
2. Conditions for issuance of practicing license shall comply with the provisions of clause 2 Article 30 of the Law on Medical Examination and Treatment.
Article 14. Application package and procedures for issuance of practicing license for professional titles of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic and clinical psychologist
1. An application package for issuance of practicing license submitted by the person who first applies for the practicing license as prescribed in point a clause 1 Article 30 of the Law on Medical Examination and Treatment or the person mentioned in point dd clause 1 Article 13 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith).
b) The original or legitimate copy of any of the following documents:
- Qualification test pass certificate (not required if such qualification test results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
- Practicing license which has been accredited as prescribed in Article 37 of this Decree (not required if such accreditation has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
c) The original or legitimate copy of health check report issued by a qualified health facility (not required if such health check results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database) or the legitimate copy of the work permit which is required as prescribed by the Labor Code.
d) The medical practitioner’s CV which is made using Form 09 in Appendix I enclosed herewith (not required if the medical practitioner’s CV has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
dd) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
e) for the applicant mentioned in point a clause 6 Article 10 of this Decree, legitimate copy(ies) of the following document(s) (not required if these documents have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database):
- Herbalist certificate;
- Fork remedy certificate;
- Folk therapy certificate.
2. An application package for issuance of practicing license submitted by a medical practitioner making change in professional title specified in his/her practicing license as prescribed in point b clause 1 Article 30 of the Law on Medical Examination and Treatment is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) The original or legitimate copy of qualification test pass certificate or practicing license which has been accredited as prescribed in Article 37 of this Decree in case the applicant has been granted a practicing license and wishes to change his/her professional title into the title of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist (not required if such qualification test results or accreditation has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) The original or legitimate copy of health check report issued by a qualified health facility (not required if such health check results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database) or the legitimate copy of the work permit which is required as prescribed by the Labor Code;
d) The medical practitioner’s CV which is made using Form 09 in Appendix I enclosed herewith (not required if the medical practitioner’s CV has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
dd) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
3. An application package for issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point c clause 1, clause 2, point c clause 3, point b clause 4, clause 6, clause 7, clause 8 or point c clause 9 Article 33 of this Decree due to forging of documents included in the submitted application package for such practicing license (point b clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in section 1 of this Article;
b) The original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
4. An application package for issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point c clause 5 Article 33 of this Decree in the case specified in clause 1, 2, 3, 4 or 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment (point dd clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in section 1 of this Article.
b) The original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
c) One of the following documents:
- The original or legitimate copy of a competent authority’s written conclusion that the medical practitioner is found innocent or not subject to prohibition of practice of medicine in case he/she had been criminally prosecuted but then acquitted in writing and thus not banned from practicing medicine (clause 1 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
- The original or legitimate copy of certificate of completion of probation period or certificate that the medical practitioner has successfully served the court’s decision or sentence (clause 2, 3, or 4 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
- The original or legitimate copy of a competent authority’s written certification that the medical practitioner has full capacity to perform civil acts or does no longer face impaired cognition or difficulties in behavior control, or restricted capacity to perform civil acts (clause 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment).
5. An application package for issuance of practicing license submitted by a person who fails to apply for renewal of his/her practicing license as prescribed in point a clause 2 Article 18 of this Decree within 24 months is composed of:
a) The documents specified in section 1 of this Article;
b) The original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
6. Procedures for issuance of practicing license:
a) The applicant submits an application package for the corresponding case specified in clauses 1 through 5 of this Article and application fee to the authority competent to issue practicing license as prescribed in Article 28 of the Law on Medical Examination and Treatment (hereinafter referred to as “licensing authority”);
b) The licensing authority is required to issue the requested practicing license within 30 days of receipt of an adequate application package. In case of refusal, a written response, clearly indicating reasons for such refusal, shall be sent to the applicant.
Where it is necessary to verify documents of foreign origin enclosed in the application package, the duration of decision to issue a practicing license shall be 30 days from the day on which verification results are available.
Sub-section 2. RE-ISSUANCE OF PRACTICING LICENSE FOR PROFESSIONAL TITLES OF DOCTOR, PHYSICIAN ASSISTANT, NURSE, MIDWIFE, MEDICAL TECHNICIAN, CLINICAL NUTRITIONIST, OUT-OF-HOSPITAL PARAMEDIC AND CLINICAL PSYCHOLOGIST
Article 15. Eligible cases and conditions for re-issuance of practicing license for professional titles of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic and clinical psychologist
1. A practicing license may be re-issued if:
a) It is lost or damaged.
b) There is any change in the information specified in point a clause 3 Article 27 of the Law on Medical Examination and Treatment, or any error in the information specified in clause 3 Article 27 of the Law on Medical Examination and Treatment.
c) The applicant falls in the case specified in:
- Point a or b clause 1 Article 33 of this Decree;
- Point a or b clause 3 Article 33 of this Decree;
- Point a clause 4 Article 33 of this Decree;
- Point a or b clause 5 Article 33 of this Decree;
- Point a or b clause 9 Article 33 of this Decree.
d) The practicing license is issued ultra vires as prescribed in clause 1 Article 28 of the Law on Medical Examination and Treatment.
dd) A medical practitioner who has been granted a practicing license by a licensing authority in people’s armed forces stops using the issued practicing license for working in people’s armed forces, and wishes to practice at a health facility other than that under people’s armed forces in case the period after he/she stops working for the health facility in people’s armed forces until his/her submission of application for practicing license is not longer than 24 months.
e) A medical practitioner who has been granted a practicing license by a licensing authority in people’s armed forces stops using the issued practicing license for working in people’s armed forces, and wishes to practice at a health facility other than that under people’s armed forces in case the period after he/she stops working for the health facility in people’s armed forces until his/her submission of application for practicing license is longer than 24 months but shorter than 60 months.
2. Conditions for re-issuance of practicing license shall comply with the provisions of clause 2 Article 31 of the Law on Medical Examination and Treatment.
Article 16. Application package and procedures for re-issuance of practicing license for professional titles of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic and clinical psychologist
1. An application package for re-issuance of practicing license in case it is lost or damaged as prescribed in point a clause 1 Article 15 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) The original or legitimate copy of the issued practicing license (if available) (not required if such practicing license has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
2. An application package for re-issuance of practicing license in the case specified in point b clause 1 Article 15 of this Decree (there is any change in the information specified in point a clause 3 Article 27 of the Law on Medical Examination and Treatment or any error in the information specified in clause 3 Article 27 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) The original of the issued practicing license;
c) The original(s) or legitimate copy(ies) of the document(s) proving such a change or erroneous information (not required if such information can be found or verified on the healthcare management information system or national healthcare database);
d) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
3. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point a clause 1 Article 33 of this Decree in case the application package for award of the practicing license fails to meet regulations (point a clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in Clause 1 Article 14 of this Decree;
b) The original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
4. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point b clause 1 Article 33 of this Decree in case the application package for issuance of the practicing license fails to meet regulations (point a clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in Clause 1 Article 14 of this Decree;
b) The original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) The legitimate copy of certificate of completion of internship program made using Form No. 07 in Appendix I enclosed herewith (not required if internship results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
5. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point a clause 3 Article 33 of this Decree in case the professional title or the scope of practice printed in that practicing license is different from those stated in the application package for issuance of the practicing license (point c clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in Clause 1 Article 14 of this Decree;
b) The original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
6. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point b clause 3 Article 33 of this Decree in case the professional title or the scope of practice printed in that practicing license is different from those stated in the application package for issuance of the practicing license (point c clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in Clause 1 Article 14 of this Decree;
b) The original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) The legitimate copy of certificate of completion of internship program made using Form No. 07 in Appendix I enclosed herewith (not required if internship results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
7. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point a clause 4 Article 33 of this Decree in case he/she has not practiced medicine for 24 consecutive months (point d clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in Clause 1 Article 14 of this Decree;
b) The original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) The legitimate copy of certificate of completion of internship program made using Form No. 07 in Appendix I enclosed herewith (not required if internship results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
8. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point a clause 5 Article 33 of this Decree in case he/she is subject to prohibition of practice of medicine as defined in clause 1, 2, 3, 4 or 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment (point dd clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in Clause 1 Article 14 of this Decree.
b) The original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
c) One of the following documents:
- The original or legitimate copy of a competent authority’s written conclusion that the medical practitioner is found innocent or not subject to prohibition of practice of medicine in case he/she had been criminally prosecuted but then acquitted in writing and thus not banned from practicing medicine (clause 1 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
- The original or legitimate copy of certificate of completion of probation period or certificate that the medical practitioner has successfully served the court’s decision or sentence (clause 2, 3, or 4 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
- The original or legitimate copy of a competent authority’s written certification that the medical practitioner has full capacity to perform civil acts or does no longer face impaired cognition or difficulties in behavior control, or restricted capacity to perform civil acts (clause 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment).
9. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point b clause 5 Article 33 of this Decree in case he/she is subject to prohibition of practice of medicine as defined in clause 1, 2, 3, 4 or 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment (point dd clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in Clause 1 Article 14 of this Decree.
b) The original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
c) One of the following documents:
- The original or legitimate copy of a competent authority’s written conclusion that the medical practitioner is found innocent or not subject to prohibition of practice of medicine in case he/she had been criminally prosecuted but then acquitted in writing and thus not banned from practicing medicine (clause 1 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
- The original or legitimate copy of certificate of completion of probation period or certificate that the medical practitioner has successfully served the court’s decision or sentence (clause 2, 3, or 4 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
- The original or legitimate copy of a competent authority’s written certification that the medical practitioner has full capacity to perform civil acts or does no longer face impaired cognition or difficulties in behavior control, or restricted capacity to perform civil acts (clause 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment).
d) The legitimate copy of certificate of completion of internship program made using Form No. 07 in Appendix I enclosed herewith (not required if internship results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
10. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point a clause 9 Article 33 of this Decree in case such revocation is made at the request of the medical practitioner (point i clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in Clause 1 Article 14 of this Decree;
b) The original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
11. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point b clause 9 Article 33 of this Decree in case such revocation is made at the request of the medical practitioner (point i clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in Clause 1 Article 14 of this Decree;
b) The original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) The legitimate copy of certificate of completion of internship program made using Form No. 07 in Appendix I enclosed herewith (not required if internship results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
12. An application package for re-issuance of practicing license in case the practicing license has been issued ultra vires as prescribed in point d clause 1 Article 31 of the Law on Medical Examination and Treatment is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) The original of the issued practicing license;
c) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
13. An application package for re-issuance of practicing license in the case prescribed in point dd clause 1 Article 15 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) The original or legitimate copy of a written certification that the practicing license has been issued by a licensing authority in people’s armed forces, clearly indicating the number, issue date, issuing authority, personal information of the license holder, professional title and scope of practice;
c) The original or legitimate copy of health check report issued by a qualified health facility (not required if such health check results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database) or the legitimate copy of the work permit which is required as prescribed by the Labor Code;
d) The medical practitioner’s CV which is made using Form 09 in Appendix I enclosed herewith (not required if the medical practitioner’s CV has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
dd) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
14. An application package for re-issuance of practicing license in the case prescribed in point e clause 1 Article 15 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) The original or legitimate copy of a written certification that the practicing license has been issued by a licensing authority in people’s armed forces, clearly indicating the number, issue date, issuing authority, personal information of the license holder, professional title and scope of practice;
c) The original or legitimate copy of health check report issued by a qualified health facility (not required if such health check results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database) or the legitimate copy of the work permit which is required as prescribed by the Labor Code;
d) The medical practitioner’s CV which is made using Form 09 in Appendix I enclosed herewith (not required if the medical practitioner’s CV has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
dd) The legitimate copy of certificate of completion of internship program made using Form No. 07 in Appendix I enclosed herewith (not required if internship results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
e) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
15. Procedures for re-issuance of practicing license:
a) The applicant submits an application package for re-issuance of practicing license for the corresponding case specified in clauses 1 through 14 of this Article and application fee, as prescribed by the Law on Fees and Charges, to the licensing authority;
b) The licensing authority is required to re-issue the requested practicing license within 15 days of receipt of adequate required documents. In case of refusal, a written response, clearly stating reasons for such refusal, shall be sent to the applicant;
c) Where it is necessary to verify documents of foreign origin enclosed in the application package, the duration of decision to re-issue a practicing license shall be 15 days from the day on which verification results are available.
Sub-section 3. RENEWAL OF PRACTICING LICENSE FOR PROFESSIONAL TITLES OF DOCTOR, PHYSICIAN ASSISTANT, NURSE, MIDWIFE, MEDICAL TECHNICIAN, CLINICAL NUTRITIONIST, OUT-OF-HOSPITAL PARAMEDIC AND CLINICAL PSYCHOLOGIST
Article 17. Eligible cases and conditions for renewal of practicing license for professional titles of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic and clinical psychologist
1. A practicing license may be renewed if it expires as prescribed in clause 2 Article 27 of the Law on Medical Examination and Treatment.
2. Conditions for renewal of practicing license shall comply with the provisions of clause 2 Article 32 of the Law on Medical Examination and Treatment.
Article 18. Application package and procedures for renewal of practicing license for professional titles of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic and clinical psychologist
1. An application package for renewal of practicing license for the professional title of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) A legitimate copy of the issued practicing license (not required if such practicing license has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) Documentary evidence that the applicant has continuously updated medical knowledge in accordance with the Minister of Health of Vietnam’s regulations (not required if continuous medical knowledge updating results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
d) The original or legitimate copy of health check report issued by a qualified health facility (not required if such health check results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database) or the legitimate copy of the work permit which is required as prescribed by the Labor Code.
2. Procedures for renewal of practicing license:
a) The applicant submits an application package prescribed in clause 1 of this Article and application fee, as prescribed by the Law on Fees and Charges, to the licensing authority at least 60 days before the practicing license expires.
In case of sickness, accident or a force majeure event occurring at the application submission date, the applicant shall notify the licensing authority in order to extend the submission deadline.
A medical practitioner may request permission for extension of the submission deadline multiple times, provided that an application package for renewal of practicing license must be submitted within 22 months after it expires;
b) During the period from the date of receipt of all required application documents to the expiry date printed on a practicing license, the licensing authority shall be responsible for renewing it or replying in writing to the license holder with clear reasons for refusal of renewal; where there is no written reply till the expiry date printed on the foregoing practicing license, it still remains valid as prescribed;
c) Where it is necessary to verify whether the applicant participates in medical knowledge updating programs run by a qualified foreign entity or organization, the duration of decision to renew the practicing license shall be 15 days from the day on which verification results are available.
Sub-section 4. MODIFICATION OF PRACTICING LICENSE FOR PROFESSIONAL TITLES OF DOCTOR, PHYSICIAN ASSISTANT, NURSE, MIDWIFE, MEDICAL TECHNICIAN, CLINICAL NUTRITIONIST, OUT-OF-HOSPITAL PARAMEDIC AND CLINICAL PSYCHOLOGIST
Article 19. Eligible cases and conditions for modification of practicing license for professional titles of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic and clinical psychologist
1. A practicing license may be modified in the following cases:
a) A person who has been issued with a practicing license on which the scope of practice does not include any specialty applies for addition of a specialty to the scope of practice on his/her issued practicing license;
b) A person who has been issued with a practicing license on which the scope of practice involves a particular specialty applies for addition of a specialty other than the licensed one to the scope of practice on his/her issued practicing license;
c) A person who has been issued with a practicing license on which the scope of practice involves a particular specialty stops practicing that licensed specialty and applies for replacement of that licensed specialty with another one;
d) A person who has been issued with a practicing license obtains a certificate of folk remedy holder or certificate of folk therapy holder.
2. Conditions for modification of a practicing license:
a) In case a person who has been issued with a practicing license on which the scope of practice does not include any specialty applies for addition of a specialty to the scope of practice on his/her issued practicing license, he/she must hold a specialty qualification, as prescribed in clause 1 Article 12 of this Decree, for the title printed on his/her practicing license and the specialty to be added;
b) In case a person who has been issued with a practicing license on which the scope of practice involves a particular specialty applies for addition of a specialty other than the licensed one to the scope of practice on his/her issued practicing license, he/she must hold a specialty qualification, as prescribed in clause 1 Article 12 of this Decree, for the title printed on his/her practicing license and the specialty to be added;
c) In case a person who has been issued with a practicing license on which the scope of practice involves a particular specialty applies for replacement of that licensed specialty with another one, he/she must hold a specialty qualification for the new title and specialty as prescribed in clause 1 Article 12 of this Decree.
Article 20. Application package and procedures for modification of practicing license
1. An application package for modification of a practicing license in case of addition of a specialty to the licensed scope of practice as prescribed in point a, b or c clause 1 Article 19 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) A legitimate copy of the issued practicing license (not required if such practicing license has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) A legitimate copy of the specialty qualification as prescribed in clause 1 Article 12 of this Decree (not required if such specialty qualification has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database):
d) An original or legitimate copy of certificate of completion of internship program made using Form No. 07 in Appendix I enclosed herewith in case the applicant is a medical practitioner defined in clause 4 Article 10 of this Decree (not required if internship results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
2. An application package for modification of a practicing license submitted by a person who has been issued with a practicing license but then obtains a certificate of folk remedy holder or certificate of folk therapy holder as prescribed in point d clause 1 Article 19 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) A legitimate copy of the issued practicing license (not required if such practicing license has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) A legitimate copy of certificate of folk remedy holder or certificate of folk therapy holder (not required if such certificates have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
3. Procedures for modification of practicing license in any of the cases prescribed in clause 1 Article 19 of this Decree:
a) The applicant submits an application package for the corresponding case as prescribed in clause 1 or 2 of this Article and application fee, as prescribed by the Law on Fees and Charges, to the licensing authority;
b) The licensing authority is required to modify the foregoing practicing license within 15 days of receipt of adequate required documents. In case of refusal, a written response, clearly stating reasons for such refusal, shall be sent to the applicant.
The practicing license shall be modified by means of issuance of a decision to modify the scope of practice using Form No. 10 in Appendix I enclosed herewith. The issued decision to modify the scope of practice is an integral part of the issued practicing license;
c) Where it is necessary to verify documents of foreign origin enclosed in the application package, the duration of decision to modify a practicing license shall be 15 days from the day on which verification results are available.
Section 5. ISSUANCE OF PRACTICING LICENSE FOR PROFESSIONAL TITLE OF HERBALIST, FOLK REMEDY HOLDER OR FOLK THERAPY HOLDER
Sub-section 1. ISSUANCE OF PRACTICING LICENSE FOR PROFESSIONAL TITLE OF HERBALIST, FOLK REMEDY HOLDER OR FOLK THERAPY HOLDER
Article 21. Eligible applicants and conditions for issuance of practicing license for professional title of herbalist, folk remedy holder or folk therapy holder
1. A practicing license may be issued to:
a) a person who first applies for the practicing license as prescribed in point a clause 1 Article 30 of the Law on Medical Examination and Treatment;
b) a medical practitioner making change in professional title specified in his/her practicing license as prescribed in point b clause 1 Article 30 of the Law on Medical Examination and Treatment;
c) a person whose practicing license is revoked in any of the cases prescribed in clauses 2, 4, 5, 6, 7 or 8 Article 34 of this Decree; or
d) a medical practitioner who fails to follow renewal procedures as prescribed in point a clause 2 Article 26 of this Decree.
2. Conditions for issuance of practicing license shall comply with the provisions of clause 3 Article 30 of the Law on Medical Examination and Treatment.
Article 22. Application package and procedures for issuance of practicing license for professional title of herbalist, folk remedy holder or folk therapy holder
1. An application package for issuance of practicing license submitted by a person who first applies for the practicing license as prescribed in point a clause 1 Article 30 of the Law on Medical Examination and Treatment is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith).
b) A legitimate copy of any of the following documents (not required if such documents have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database), including:
- Herbalist certificate issued by a competent authority;
- Certificate of folk remedy holder issued by a competent authority; or
- Certificate of folk therapy holder issued by a competent authority.
c) An original or legitimate copy of health check report issued by a qualified health facility (not required if such health check results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database) or the legitimate copy of the work permit which is required as prescribed by the Labor Code.
d) The medical practitioner’s CV which is made using Form 09 in Appendix I enclosed herewith (not required if the medical practitioner’s CV has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
dd) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
e) For the case prescribed in point b clause 6 Article 10 of this Decree, a legitimate copy of any of the following documents:
- Qualification test pass certificate (not required if such qualification test results are shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
- Practicing license which has been accredited as prescribed in Article 37 of this Decree (not required if such accreditation has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
2. An application package for issuance of practicing license submitted by a medical practitioner making change in professional title specified in his/her practicing license as prescribed in point b clause 1 Article 30 of the Law on Medical Examination and Treatment is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith).
b) A legitimate copy of any of the following documents (not required if such documents have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database), including:
- Herbalist certificate, if the new title after change is herbalist;
- Certificate of folk remedy holder, if the new title after change is folk remedy holder;
- Certificate of folk therapy holder, if the new title after change is folk therapy holder.
c) An original or legitimate copy of health check report issued by a qualified health facility (not required if such health check results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database) or the legitimate copy of the work permit which is required as prescribed by the Labor Code.
d) The medical practitioner’s CV which is made using Form 09 in Appendix I enclosed herewith (not required if the medical practitioner’s CV has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
dd) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
3. An application package for issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in clause 4 Article 34 of this Decree in case he/she has not practiced medicine for 24 consecutive months (point d clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in section 1 of this Article.
b) The original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
4. An application package for issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in clause 5 Article 34 of this Decree in case he/she is subject to prohibition of practice of medicine as defined in clause 1, 2, 3, 4 or 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment (point dd clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in section 1 of this Article.
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
c) One of the following documents:
- An original or legitimate copy of a competent authority’s written conclusion that the medical practitioner is found innocent or not subject to prohibition of practice of medicine in case he/she had been criminally prosecuted but then acquitted in writing and thus not banned from practicing medicine (clause 1 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
- An original or legitimate copy of certificate of completion of probation period or certificate that the medical practitioner has successfully served the court’s decision or sentence (clause 2, 3, or 4 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
- An original or legitimate copy of a competent authority’s written certification that the medical practitioner has full capacity to perform civil acts or does no longer face impaired cognition or difficulties in behavior control, or restricted capacity to perform civil acts (clause 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment).
5. An application package for issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in clause 6, 7 or 8 Article 34 of this Decree (point e, g or h clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in section 1 of this Article;
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
6. An application package for issuance of practicing license submitted by a person who fails to apply for renewal of his/her practicing license as prescribed in point a clause 3 Article 24 of this Decree is composed of:
a) The documents specified in section 1 of this Article;
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
7. Procedures for issuance of practicing license:
a) The applicant submits an application package for the corresponding case specified in clauses 1 through 6 of this Article and application fee, as prescribed by the Law on Fees and Charges, to the authority competent to issue practicing license as prescribed in Article 28 of the Law on Medical Examination and Treatment (hereinafter referred to as “licensing authority”);
b) The licensing authority is required to issue the requested practicing license within 30 days of receipt of an adequate application package. In case of refusal, a written response, clearly indicating reasons for such refusal, shall be sent to the applicant.
Where it is necessary to verify documents of foreign origin enclosed in the application package, the duration of decision to issue a practicing license shall be 30 days from the day on which verification results are available.
Sub-section 2. RE-ISSUANCE OF PRACTICING LICENSE FOR PROFESSIONAL TITLE OF HERBALIST, FOLK REMEDY HOLDER OR FOLK THERAPY HOLDER
Article 23. Eligible cases and conditions for re-issuance of practicing license for professional title of herbalist, folk remedy holder or folk therapy holder
1. A practicing license may be re-issued if:
a) It is lost or damaged;
b) There is any change in the information specified in point a clause 3 Article 27 of the Law on Medical Examination and Treatment, or any error in the information specified in clause 3 Article 27 of the Law on Medical Examination and Treatment;
c) A person has his/her practicing license revoked in any of the cases prescribed in clauses 1, 3 and 9 Article 34 of this Decree;
d) The practicing license is issued ultra vires as prescribed in clause 1 Article 28 of the Law on Medical Examination and Treatment.
2. Conditions for re-issuance of practicing license shall comply with the provisions of clause 2 Article 31 of the Law on Medical Examination and Treatment.
Article 24. Application package and procedures for re-issuance of practicing license for professional title of herbalist, folk remedy holder or folk therapy holder
1. An application package for re-issuance of practicing license in case it is lost or damaged as prescribed in point a clause 1 Article 21 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) An original or legitimate copy of the issued practicing license (if available) (not required if such practicing license has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
2. An application package for re-issuance of practicing license in case there is any change in the information specified in point a clause 3 Article 27 of the Law on Medical Examination and Treatment or any error in the information specified in clause 3 Article 27 of the Law on Medical Examination and Treatment as prescribed in point b clause 1 Article 23 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) The original of the issued practicing license;
c) The original(s) or legitimate copy(ies) of the document(s) proving such a change or erroneous information (not required if such information can be found or verified on the healthcare management information system or national healthcare database);
d) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
3. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in clause 1 Article 34 of this Decree in case the application package for issuance of the practicing license fails to meet regulations (point a clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in Clause 1 Article 22 of this Decree;
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
4. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in clause 3 Article 34 of this Decree in case the professional title or the scope of practice printed in that practicing license is different from those stated in the application package for issuance of the practicing license (point c clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
5. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in clause 4 Article 34 of this Decree in case he/she has not practiced medicine for 24 consecutive months (point d clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
6. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in clause 5 Article 34 of this Decree in the case specified in clause 1, 2, 3, 4 or 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment (point dd clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in section 1 of this Article.
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
c) One of the following documents:
- An original or legitimate copy of a competent authority’s written conclusion that the medical practitioner is found innocent or not subject to prohibition of practice of medicine in case he/she had been criminally prosecuted but then acquitted in writing and thus not banned from practicing medicine (clause 1 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
- An original or legitimate copy of certificate of completion of probation period or certificate that the medical practitioner has successfully served the court’s decision or sentence (clause 2, 3, or 4 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
- An original or legitimate copy of a competent authority’s written certification that the medical practitioner has full capacity to perform civil acts or does no longer face impaired cognition or difficulties in behavior control, or restricted capacity to perform civil acts (clause 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment).
d) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
7. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in clause 9 Article 34 of this Decree in case such revocation is made at the request of the medical practitioner is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
8. An application package for re-issuance of practicing license in case the practicing license has been issued ultra vires as prescribed in clause 1 Article 28 of the Law on Medical Examination and Treatment is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) The issued practicing license;
c) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
9. Procedures for re-issuance of practicing license:
a) The applicant submits an application package for the corresponding case specified in clauses 1 through 8 of this Article and application fee, as prescribed by the Law on Fees and Charges, to the licensing authority prescribed in clause 1 Article 28 of the Law on Medical Examination and Treatment;
b) The licensing authority is required to re-issue the requested practicing license within 15 days of receipt of adequate required documents. In case of refusal, a written response, clearly stating reasons for such refusal, shall be sent to the applicant;
c) Where it is necessary to verify documents of foreign origin enclosed in the application package, the duration of decision to re-issue a practicing license shall be 15 days from the day on which verification results are available.
Sub-section 3. RENEWAL OF PRACTICING LICENSE FOR PROFESSIONAL TITLE OF HERBALIST, FOLK REMEDY HOLDER OR FOLK THERAPY HOLDER
Article 25. Eligible cases and conditions for renewal of practicing license for professional title of herbalist, folk remedy holder or folk therapy holder
1. A practicing license for the professional title of herbalist, folk remedy holder or folk therapy holder may be renewed if it expires as prescribed in clause 2 Article 27 of the Law on Medical Examination and Treatment.
2. Conditions for renewal of practicing license for the professional title of herbalist shall comply with the provisions of clause 2 Article 32 of the Law on Medical Examination and Treatment.
3. Conditions for renewal of practicing license for the professional title of folk remedy holder or folk therapy holder shall comply with the provisions of clause 3 Article 32 of the Law on Medical Examination and Treatment.
Article 26. Application package and procedures for renewal of practicing license for professional title of herbalist, folk remedy holder or folk therapy holder
1. An application package for renewal of practicing license for the professional title of herbalist, folk remedy holder or folk therapy holder is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) A legitimate copy of the issued practicing license (not required if such practicing license has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) An original or legitimate copy of health check report issued by a qualified health facility (not required if such health check results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database) or the legitimate copy of the work permit which is required as prescribed by the Labor Code.
2. Procedures for renewal of practicing license:
a) The applicant submits an application package prescribed in clause 1 or 2 of this Article and application fee, as prescribed by the Law on Fees and Charges, to the licensing authority at least 60 days before the practicing license expires.
In case of sickness, accident or a force majeure event occurring at the application submission date, the applicant shall notify the licensing authority in order to extend the submission deadline.
A medical practitioner may request permission for extension of the submission deadline multiple times, provided that an application package for renewal of practicing license must be submitted within 22 months after it expires;
b) During the period from the date of receipt of all required application documents to the expiry date printed on a practicing license, the licensing authority shall be responsible for renewing it or replying in writing to the license holder with clear reasons for refusal of renewal; where there is no written reply till the expiry date printed on the foregoing practicing license, it still remains valid as prescribed.
Section 6. REGISTRATION FOR PRACTICE OF MEDICINE
Article 27. Instructions for registration for practice of medicine
In addition to the registration principles laid down in Article 36 of the Law on Medical Examination and Treatment, registration for practice of medicine shall comply with the following instructions:
1. A medical practitioner may hold multiple positions at a health facility as assigned by the person in charge of professional practices of that health facility, provided such positions must be appropriate to his/her scope of practice.
2. In case a medical practitioner has been working as a full-time medical practitioner, manager of a professional department, or person in charge of professional practices at a hospital, he/she may apply for registration for practice of medicine at another health facility in one of the following cases:
a) He/she may act as a medical practitioner for another health facility whose administrative hours are different from those of his/her current workplace;
b) He/she may act as a person in charge of professional practices for another health facility whose administrative hours are different from those of his/her current workplace.
3. In case a medical practitioner has been practicing medicine at a health facility which is not a hospital, he/she may apply for registration for practice of medicine in one of the following cases:
a) He/she may act as a medical practitioner for another health facility with working hours and days other than his/her registered ones;
b) He/she may act as a person in charge of professional practices for another health facility with working hours and days other than his/her registered ones.
4. In case a medical practitioner has been working as a person in charge of professional practices for a health facility which is not a hospital, he/she may apply for registration for practice of medicine as a medical practitioner at another health facility with working hours and days other than his/her registered ones.
5. In case a medical practitioner has been working as a person in charge of professional practices for a health station, he/she may apply for registration for practice of medicine in one of the following cases:
a) He/she may act as a medical practitioner for another health facility whose administrative hours are different from those of his/her current workplace;
b) He/she may act as a person in charge of professional practices for another health facility whose administrative hours are different from those of his/her current workplace.
6. A medical practitioner may only take charge of a professional department of a hospital.
7. A medical practitioner who is a person in charge of professional practices of a hospital may concurrently take charge of a professional department of that hospital on the condition that it is appropriate to his/her scope of practice.
8. A medical practitioner of a health facility that has multiple registered healthcare venues may practice medicine at all of these venues.
9. When a medical practitioner provides healthcare under a contract signed between a health facility and his/her current workplace, he/she shall not be required to apply for registration for practice of medicine at that health facility.
10. Where a medical practitioner has obtained registration for practice of medicine at different health facilities, he/she must ensure appropriate time of travel between such registered health facilities.
11. In case a person in charge of professional practices of a health facility is absent from the health facility due to sickness, permitted leave, study or other causes, he/she shall:
a) give a written authorization to a person who is working at that health facility, has been issued with a practicing license on which the scope of practice is appropriate to one of registered specialties of the health facility, and has been practiced medicine for at least 36 months, if total absent days are fewer than 15 days;
b) give authorization as prescribed in point a of this clause and send a written notice to the authority that has issued the operating license, if total absent days are from 15 to under 90 days;
c) give authorization as prescribed in point a of this clause, send a written notice to the authority that has issued the operating license, and be required to obtain a written consent from this authority, if total absent days are from 90 to under 180 days;
d) If total absent days are longer than 180 days, the health facility is required to follow procedures for replacement of its person in charge of professional practices.
12. When there are any changes in its medical practitioners, the head of the health facility shall discharge the following responsibilities:
a) In case a medical practitioner quits his/her job:
- Suspend healthcare services included in the scope of practice of the medical practitioner from the day on which he/she terminates employment with the health facility if his/her substitute is not available;
- Submit a report to a competent authority within 03 days after the medical practitioner terminates practice of medicine at the health facility.
b) In case of addition of a medical practitioner: follow procedures for registration for practice of medicine as prescribed in this Decree. The medical practitioner may start practicing medicine upon completion of such registration procedures.
Article 28. Contents of registration
1. Contents of registration:
a) Full name, number of practicing license of the medical practitioner;
b) Professional title or position if the medical practitioner is a person in charge of professional practices of a health facility or a manager of professional department of a hospital;
c) Information on the practice location, including name and address of the health facility granting registration to the medical practitioner;
dd) Working hours and days;
dd) Scope of practice;
e) The language used by the foreign medical practitioner in delivery of healthcare in respect of the cases specified in points and b clause 2 Article 21 of the Law on Medical Examination and Treatment.
2. The list of medical practitioners shall be compiled by the health facility using Form No. 01 in Appendix II enclosed herewith and must bear certification and seal (if any) of the person in charge of professional practices of that health facility.
3. If a medical practitioner included in the list of medical practitioners of a health facility is working for another health facility, information on his/her practice of medicine at such another health facility must be also specified in the list.
Article 29. Registration procedures
1. A health facility shall act as follow to get registration for their medical practitioners:
a) Sending the list of medical practitioners applying for registration together with the application for issuance of an operating license to the authority having jurisdiction to grant operating licenses.
b) If any change of medical practitioners on the list occurs pending issuance of the operating license, a new list of medical practitioners which is made using Form No. 01 in Appendix II enclosed herewith must be sent to the authority having jurisdiction to grant operating licenses.
c) If any change of medical practitioners on the list occurs during its operation, an application form for registration shall be sent to the authority having jurisdiction to grant operating licenses as follows:
- In case a medical practitioner quits his/her job: a report shall be submitted to the competent authority within 03 working days after the medical practitioner terminates practice of medicine at the health facility;
- In case of addition of a medical practitioner: a list of additional medical practitioners which is made using Form No. 01 in Appendix II enclosed herewith will be sent to the authority that has issued the operating license within 10 days from the day on which such addition is made.
2. The authority having jurisdiction to grant operating licenses shall have the duty to publish the list of registered medical practitioners on its web portal or website and on the healthcare management information system within the following time limits:
a) at the same time as issuance of the operating license with respect to the cases specified in points a, b clause 1 of this Article;
b) within 05 working days of receipt of the application form for practice of medicine with respect to the case specified in point c clause 1 of this Article;
c) If an application is refused, a written response indicating reasons for such refusal shall be provided.
Section 7. SUSPENSION AND REVOCATION OF PRACTICING LICENSES, AND POST-REVOCATION ACTIONS
Article 30. Suspension procedures
1. In case a medical practitioner is suspended according to the conclusion given by the Expert Council mentioned in Article 101 of the Law on Medical Examination and Treatment (point a clause 1 Article 34 of the Law on Medical Examination and Treatment):
a) In case the Expert Council is founded by the health facility on its own account as prescribed in point a clause 4 Article 101 of the Law on Medical Examination and Treatment:
- Within 05 working days from the issue date of its conclusion, the Expert Council’s Chairperson shall sign written conclusion which shall be then sent to the subject health facility;
- Within 05 working days of receipt of the written conclusion sent from the Expert Council’s Chairperson, the health facility shall send a written request for suspension of the medical practitioner, clearly stating reasons for such suspension, to its supervisory health authority;
- Within 05 working days of receipt of the written request from the health facility, the health authority in charge of managing that health facility shall issue a suspension decision. Contents of this suspension decision must be based on the conclusions given by the Expert Council.
b) In case the Expert Council is founded under the decision of the health authority in charge of managing the health facility as prescribed in point b clause 4 Article 101 of the Law on Medical Examination and Treatment:
- Within 05 working days from the issue date of its conclusion, the Expert Council’s Chairperson shall sign and send a written request for suspension of the medical practitioner, clearly stating reasons for such suspension, to the health authority in charge of managing the health facility;
- Within 05 working days of receipt of the written request from the Expert Council’s Chairperson as prescribed in point b of this clause, the health authority in charge of managing that health facility shall issue a suspension decision. Contents of this suspension decision must be based on the conclusions given by the Expert Council.
2. In case a medical practitioner is suspended according to the conclusion, given by a competent authority, establishing that he/she has committed a violation against professional ethics which is not so severe that the sanction of revocation of his/her practicing license is imposed (point b clause 1 Article 34 of the Law on Medical Examination and Treatment):
a) In case the competent authority concluding that the medical practitioner has committed a violation against professional ethics does not have the jurisdiction to suspend or revoke the practicing license:
- Its written conclusion on the violation against professional ethics, in which a request for suspension of the medical practitioner and reason therefor must be indicated, shall be sent to the health authority in charge of managing the subject medical practitioner;
- Within 05 working days of receipt of the written conclusion from the competent authority, the health authority in charge of managing the subject medical practitioner shall issue a suspension decision. Contents of this suspension decision must be based on the written conclusion given by the competent authority.
b) In case the competent authority concluding that the medical practitioner has committed a violation against professional ethics has the jurisdiction to suspend or revoke the practicing license:
Within 05 working days from the issue date of its written conclusion, the competent authority shall issue a suspension decision. Contents of this suspension decision must be based on its written conclusion.
3. In case a medical practitioner is suspended because he/she is not healthy enough to practice medicine (point c clause 1 Article 34 of the Law on Medical Examination and Treatment):
Within 05 working days of receipt of the written conclusion from a competent authority (including: courts, assessment authorities and health check service providers) establishing that the medical practitioner is not healthy enough to practice medicine, the health authority in charge of managing that medical practitioner shall issue a suspension decision. Contents of this suspension decision must be based on the written conclusion given by the competent authority.
4. A decision to suspend part or all of scope of practice of a medical practitioner shall, inter alia, include:
a) Suspension of part or all of scope of practice of the medical practitioner; if part of the scope of practice is suspended, it must be clearly indicated;
b) Suspension period;
c) Requirement for continuous medical knowledge updating, except the case where the medical practitioner is a herbalist, folk remedy holder or folk therapy holder;
d) Conditions for resuming practice of medicine.
5. Within 05 working days from the issue date of the decision to suspend part or all of scope of practice of the medical practitioner, the issuing authority shall:
a) send such suspension decision to the suspended medical practitioner and limit his/her scope of practice on the healthcare management information system, or send such decision to the health facility where the suspended medical practitioner is working for implementation and to the healthcare socio-professional organization for supervision; and
b) if the issuing authority is not the one that has issued the practicing license to the suspended medical practitioner, send such suspension decision to the latter.
Article 31. Post-suspension actions
1. If a medical practitioner is not required to continuously update medical knowledge under the decision to suspend part or all of scope of practice of the medical practitioner (hereinafter referred to as “suspension decision”), he/she may carry on his/her practice of medicine upon the expiry of the suspension period stated in the suspension decision.
2. If a medical practitioner is required to continuously update medical knowledge under the suspension decision:
a) Within 12 months from the effective date of the suspension decision, the medical practitioner must complete the continuous medical knowledge updating according to conclusions given by the Expert Council;
b) Upon his/her completion of continuous medical knowledge updating, the medical practitioner shall send his/her continuous medical knowledge updating results to the authority that has issued his/her practicing license to apply for permission to resume practice of medicine;
c) Within 05 working days, the authority that has issued practicing license shall send a notice of permission to resume practice of medicine to the medical practitioner and publish information on such permission on its web portal or website or on the healthcare management information system;
d) If a medical practitioner fails to submit documentary evidence of his/her completion of continuous medical knowledge updating when the suspension decision has expired, within 15 days from the expiry date of the suspension decision, the authority that has issued practicing license to that medical practitioner shall issue another suspension decision. The suspended medical practitioner shall assume responsibility to comply with the provisions of points a, b of this clause.
If the sum of suspension periods exceeds 24 months, the authority that has issued practicing license shall revoke the issued practicing license within 15 working days and the medical practitioner shall be required to following procedures for issuance of practicing license.
3. Suspension period: not exceeding 24 months.
Article 32. Procedures for revocation of practicing license
1. For the cases prescribed in points a, b, c, d clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment:
a) The authority, organization or individual that detects the medical practitioner subject to revocation of practicing license shall notify the authority competent to revoke practicing license;
b) The authority competent to revoke practicing license shall verify received documents and information, and, if such documents and information are satisfactory, issue a decision to revoke practicing license (hereinafter referred to as “revocation decision”).
2. For the case prescribed in point dd clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment:
The health authority in charge of managing the medical practitioner shall issue a decision to revoke the practicing license of the medical practitioner within 05 working days after receipt of a competent authority’s notice of the fact that the medical practitioner is subject to prohibition of the practice of medicine as prescribed in clause 1, 2, 3, 4 or 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment.
3. For the cases prescribed in points e and g clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment:
a) In case the Expert Council is founded by the health facility on its own account as prescribed in point a clause 4 Article 101 of the Law on Medical Examination and Treatment:
- Within 05 working days from the issue date of its conclusion, the Expert Council’s Chairperson shall sign written conclusion which shall be then sent to the subject health facility;
- Within 05 working days of receipt of the written conclusion sent from the Expert Council’s Chairperson, the health facility shall send a written request for revocation of the medical practitioner, clearly stating reasons for such revocation, to its supervisory health authority;
- Within 05 working days of receipt of the written request from the health facility, the health authority in charge of managing that health facility shall issue a revocation decision. Contents of this revocation decision must be based on the conclusions given by the Expert Council.
b) In case the Expert Council is founded under the decision of the health authority in charge of managing the health facility as prescribed in point b clause 4 Article 101 of the Law on Medical Examination and Treatment:
- Within 05 working days from the issue date of its conclusion, the Expert Council’s Chairperson shall sign and send a written request for revocation of the medical practitioner, clearly stating reasons for such revocation, to the health authority in charge of managing the health facility;
- Within 05 working days of receipt of the written request from the Expert Council’s Chairperson as prescribed in point b of this clause, the health authority in charge of managing that health facility shall issue a revocation decision. Contents of this revocation decision must be based on the conclusions given by the Expert Council.
4. For the case prescribed in point h clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment:
Within 05 working days of receipt of the written conclusion from the competent authority that the medical practitioner has committed a violation against professional ethics for the second time to the extent of incurring the sanction of suspension of his/her practice of medicine within the validity period of his/her practicing license, the health authority in charge of managing that medical practitioner shall issue a revocation decision. Contents of this revocation decision must be based on the written conclusion given by the competent authority.
5. For the case prescribed in point i clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment: the licensing authority shall issue a revocation decision within 15 days of receipt of the written request for revocation, accompanied by the practicing license, from the medical practitioner.
6. A revocation decision shall, inter alia, include:
a) Full name of the medical practitioner and number of his/her practicing license;
b) Decision to revoke the practicing license and reasons therefor;
c) Conditions for resuming the practice of medicine.
7. Within 10 working days from the issue date of the revocation decision, the issuing authority shall send it to the medical practitioner and the health facility where he/she is working, and invalidate his/her registration for practice of medicine on the web portal or website of the licensing authority and the healthcare management information system.
Article 33. Actions taken after revoking practicing license for professional title of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist
1. If a practicing license is revoked in case the application package for issuance of that practicing license fails to meet regulations as prescribed in point a clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment: the medical practitioner whose practicing license is revoked (hereinafter referred to as “license holder”) is required to modify and re-submit the application package for issuance of practicing license.
a) If the license holder submits a complete application package for issuance of practicing license within 24 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be re-issued with the practicing license without re-practicing as a medical intern;
b) If the license holder submits a complete application package for issuance of practicing license within the period from 24 to 60 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be required to complete a medical internship before following procedures for re-issuance of practicing license;
c) If the license holder submits a complete application package for issuance of practicing license after 60 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be required to complete a medical internship and pass the qualification test before following procedures for issuance of practicing license.
2. If a practicing license is revoked in case there is any fraudulent document enclosed in the application package for issuance of the practicing license as prescribed in point b clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment (including the case where the fraudulent document is graduation diploma or certificate of completion of internship program included in application package for a qualification test): an application package for issuance of practicing license shall only be submitted after
a) In case the graduation diploma or qualification test pass certificate included in the application package for issuance of practicing license is forged: at least 05 years from the issue date of the revocation decision;
b) In case any of other documents included in the application package for issuance of practicing license is forged: 03 years from the issue date of the revocation decision.
3. If a practicing license is revoked in case the professional title or the scope of practice printed in that practicing license is different from those stated in the application package for issuance of the practicing license as prescribed in point c clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment: the license holder shall follow procedures for issuance of practicing license without incurring any fees.
a) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license within 24 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be re-issued with the practicing license without re-practicing as a medical intern;
b) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license within the period from 24 to 60 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be required to complete a medical internship before following procedures for re-issuance of practicing license;
c) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license after 60 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be required to complete a medical internship and pass the qualification test before following procedures for issuance of practicing license.
4. If a practicing license is revoked in case the license holder has not practiced medicine for 24 consecutive months as prescribed in point d clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment:
a) If the license holder completes a medical internship within 36 months from the issue date of the revocation decision, he/she may follow procedures for re-issuance of practicing license;
b) If the license holder fails to complete a medical internship within 36 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall follow procedures for issuance of a new practicing license.
5. If a practicing license is revoked in the case prescribed in clause 1, 2, 3, 4 or 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment:
a) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license within 24 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be re-issued with the practicing license without re-practicing as a medical intern;
b) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license within the period from 24 to 60 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be required to complete a medical internship before following procedures for re-issuance of practicing license;
c) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license after 60 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be required to complete a medical internship and pass the qualification test before following procedures for issuance of practicing license.
6. If a practicing license is revoked in case the Expert Council defined in Article 101 of the Law on Medical Examination and Treatment establishes that the license holder has committed an error related to his/her professional and technical expertise in healthcare to the extent of incurring the sanction of revocation of his/her practicing license (point e clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment): the license holder must complete a medical internship and pass the qualification test before following procedures for issuance of a new practicing license.
7. If a practicing license is revoked in case the Expert Council defined in Article 101 of the Law on Medical Examination and Treatment establishes that the license holder has committed an error related to his/her professional and technical expertise in healthcare for the second time to the extent of incurring the sanction of revocation of his/her practicing license for the second time within the validity period of his/her practicing license (point g clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment): an application package for issuance of practicing license shall only be submitted after 12 months counting from the issue date of the revocation decision.
8. If a practicing license is revoked in case the competent state agency establishes that the license holder has violated professional ethics for the second time to the extent of incurring the sanction of suspension of his/her practice of medicine within the validity period of that practicing license (point h clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment): the license holder must complete a medical internship and pass the qualification test before following procedures for issuance of a new practicing license.
9. If a practicing license is revoked in case such revocation is made at the request of the medical practitioner as prescribed in point i clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment:
a) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license within a period of less than 24 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be re-issued with the practicing license without re-practicing as a medical intern;
b) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license within the period from 24 to 60 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be required to complete a medical internship before following procedures for re-issuance of practicing license;
c) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license after 60 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be required to complete a medical internship and pass the qualification test before following procedures for issuance of practicing license.
Article 34. Actions taken after revoking practicing license for professional title of herbalist, folk remedy holder or folk therapy holder
1. If a practicing license is revoked in case the application package for issuance of that practicing license fails to meet regulations as prescribed in point a clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment: the license holder is required to modify and re-submit the application package following procedures for re-issuance of practicing license.
2. If a practicing license is revoked in case there is any fraudulent document enclosed in the application package for issuance of the practicing license as prescribed in point b clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment: an application package for issuance of practicing license shall only be submitted after 05 years counting from the issue date of the revocation decision.
3. If a practicing license is revoked in case the professional title or the scope of practice printed in that practicing license is different from those stated in the application package for issuance of the practicing license as prescribed in point c clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment: the license holder shall follow procedures for re-issuance of practicing license without incurring any fees.
4. If a practicing license is revoked in case the license holder has not practiced medicine for 24 consecutive months as prescribed in point d clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment: the license holder is required to submit an application package following procedures for issuance of practicing license.
5. If a practicing license is revoked in the case prescribed in clause 1, 2, 3, 4 or 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment: the license holder is required to submit an application package following procedures for issuance of practicing license.
6. If a practicing license is revoked in case the Expert Council defined in Article 101 of the Law on Medical Examination and Treatment establishes that the license holder has committed an error related to his/her professional and technical expertise in healthcare to the extent of incurring the sanction of revocation of his/her practicing license (point e clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment): the license holder may only follow procedures for issuance of practicing license after 12 months counting from the issue date of the revocation decision.
7. If a practicing license is revoked in case the Expert Council defined in Article 101 of the Law on Medical Examination and Treatment establishes that the license holder has committed an error related to his/her professional and technical expertise in healthcare for the second time to the extent of incurring the sanction of revocation of his/her practicing license for the second time within the validity period of his/her practicing license (point g clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment): an application package for issuance of practicing license shall only be submitted after 12 months counting from the issue date of the revocation decision.
8. If a practicing license is revoked in case the competent state agency establishes that the license holder has violated professional ethics for the second time to the extent of incurring the sanction of suspension of his/her practice of medicine within the validity period of that practicing license (point h clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment): the license holder may only follow procedures for issuance of practicing license after 12 months counting from the issue date of the revocation decision.
9. If a practicing license is revoked in case such revocation is made at the request of the medical practitioner as prescribed in point i clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment: the license holder shall follow procedures for re-issuance of practicing license.
Section 8. USE OF LANGUAGES IN PRACTICE OF MEDICINE
Article 35. Standards of interpreters for foreign medical practitioners
1. An interpreter for a foreign medical practitioner who is delivering healthcare to a patient who does not use the same parent language as the medical practitioner or who is not proficient in the language that the medical practitioner has registered for use in his/her practice of medicine must be proficient in the languages that are used by the medical practitioner and the patient.
2. An interpreter for a foreign medical practitioner who enters Vietnam to attend humanitarian outreach healthcare campaign organized at intervals or provide transfer of professional and technical expertise in healthcare under the cooperation agreement between a health facility of Vietnam and a foreign health facility must:
a) be proficient in the language that is used by that foreign medical practitioner; and
b) hold a valid practicing license.
3. Prescription for treatment methods (or therapies) and medications must be given in Vietnamese. Prescription for treatment methods (or therapies) and medications given by a foreign medical practitioner must be written in the language that he/she has registered for use in his/her practice of medicine, and be translated into Vietnamese. Medication prescriptions must also bear his/her interpreter’s signature.
Article 36. Use of language in delivery of healthcare to patients who are foreigners, ethnic minorities incapable of using Vietnamese or people with language disorder or impairment in health facilities of Vietnam
1. In order to receive healthcare services from a health facility, a patient who is a foreigner living in Vietnam, ethnic minority incapable of using Vietnamese or a person with language disorder or impairment must follow registration procedures and indicate his/her preferred language in such registration so that the health facility may assign an appropriate medical practitioner or interpreter who is proficient in the language used by that patient.
If the health facility is incapable of doing so, the patient may provide his/her own interpreter and shall assume responsibility for this interpreter's performance.
2. Where a foreigner, ethnic minority incapable of using Vietnamese or a person with language disorder or impairment enters a health facility in a state of emergency without his/her representative but is still able to communicate:
a) In case a medical practitioner that is able to use the patient's language or an interpreter is not available when delivering emergency care to the patient, the health facility may assign its employee who is able to use the patient's language, if available, to assist during delivery of healthcare to the patient. In this case, the assigned employee assumes no responsibility for his/her interpretation;
b) In case none of the medical practitioner, interpreter and employee that is able to use the patient's language is available when delivering emergency care to the patient, the delivery of healthcare to the patient shall comply with the provisions of Article 15 of the Law on Medical Examination and Treatment.
3. Where a foreigner, ethnic minority incapable of using Vietnamese or a person with language disorder or impairment enters a health facility in a state of emergency without his/her representative and is not able to communicate, the delivery of healthcare to him/her shall comply with the provisions of Article 15 of the Law on Medical Examination and Treatment.
Section 9. RECOGNITION OF PRACTICING LICENSES
Article 37. Conditions, application package and procedures for recognition of practicing licenses issued by competent foreign bodies or organizations
1. An applicant for recognition of his/her practicing license issued by a competent foreign body or organization must meet the following conditions:
a) The applicant must be a Vietnamese or is working at a health facility in Vietnam or has been granted a work permit as prescribed by the Labor Code;
b) His/her practicing license must meet the conditions set out in clause 1 Article 29 of the Law on Medical Examination and Treatment.
2. An application package for recognition of a practicing license issued by a competent foreign body or organization is composed of:
a) An application form;
b) A legitimate copy of the issued practicing license.
3. Procedures for recognition of a practicing license:
a) The applicant shall submit an application package as prescribed in clause 2 of this Article to the Ministry of Health of Vietnam.
b) In case the applicant’s practicing license has been issued by a foreign body or organization competent to issue practicing licenses (hereinafter referred to as “foreign licensing body”) that has been assessed and accredited:
- Within 30 days of receipt of the application package, the Ministry of Health of Vietnam is obliged to send a response stating acceptance or refusal of grant of recognition;
- Where it is necessary to verify matters relating to the applicant’s training in foreign countries, the duration of decision to grant recognition shall be 30 days from the day on which verification results are available.
c) In case the applicant’s practicing license has been issued by a foreign licensing body that has not yet been assessed and accredited:
- The Ministry of Health of Vietnam shall carry out assessment for accreditation of that foreign licensing body as prescribed in Article 38 of this Decree;
- Within 30 days from the day on which assessment results are available, the Ministry of Health of Vietnam is obliged to send a response stating acceptance or refusal of grant of recognition;
- Where it is necessary to verify matters relating to the applicant’s training in foreign countries, the duration of decision to grant recognition shall be 30 days from the day on which verification results are available.
Article 38. Contents, principles and procedures for assessment for accreditation of foreign licensing bodies
1. The Ministry of Health of Vietnam shall carry out assessment for accreditation of foreign licensing bodies according to the contents prescribed in clause 3 Article 29 of the Law on Medical Examination and Treatment, which must be furnished by such foreign licensing bodies as the basis for consideration and recognition of practicing licenses.
2. Within 30 days of receipt of all of required documents as prescribed in clause 1 of this Article, the Ministry of Health of Vietnam shall carry out the assessment for accreditation. Where it is necessary to conduct a verification visit to the country where the licensing body is located, a detailed verification plan must be provided.
3. Upon completion of the assessment, the Ministry of Health of Vietnam shall give assessment and accreditation results to the foreign licensing body.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 27. Hướng dẫn đăng ký hành nghề
Điều 28. Nội dung đăng ký hành nghề
Điều 30. Thủ tục đình chỉ hành nghề
Điều 32. Thủ tục thu hồi giấy phép hành nghề
Điều 40. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động chung đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 59. Các trường hợp cấp mới giấy phép hoạt động
Điều 67. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động
Điều 71. Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng cơ bản
Điều 73. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 80. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
Điều 87. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa
Điều 91. Các trường hợp áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 94. Giải quyết đối với người bệnh là người nước ngoài không có thân nhân
Điều 95. Giải quyết đối với trường hợp người bệnh tử vong là người nước ngoài mà không có thân nhân
Điều 96. Quy trình cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới
Điều 119. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Điều 123. Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 125. Quy trình cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Điều 126. Các trường hợp, điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề
Điều 130. Hồ sơ, thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề
Điều 131. Các trường hợp, điều kiện cấp lại giấy phép hành nghề
Điều 132. Hồ sơ, thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề