Chương VIII Nghị định 96/2023/NĐ-CP: Hướng dẫn thực hiện các quy định về lộ trình thực hiện; quy định chuyển tiếp liên quan đến giấy phép hành nghề và giấy phép hoạt động
Số hiệu: | 96/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 30/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2024 |
Ngày công báo: | 26/01/2024 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Ngày 30/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, trong đó có quy định về thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức đanh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng.
Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghê, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Căn cứ phạm vi hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và quy định trên, cơ sở hướng dẫn thực hàng xây dựng nội dung thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến tổ chức hướng dẫn thực hành.
Nghị định 96/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 và thay thế Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người có văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe sẽ được lựa chọn một trong ba phương án liên quan đến cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
a) Thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
Trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề phải hoàn thành việc thực hành theo quy định tại Điều 129 Nghị định này.
b) Tiếp tục học chuyên khoa và sau khi hoàn thành đào tạo chuyên khoa được thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề chuyên khoa.
Trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề không phải thực hành theo quy định tại Điều 129 Nghị định này.
c) Tiếp tục học thạc sỹ, tiến sỹ lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở đào tạo nước ngoài và sau khi hoàn thành đào tạo được thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề chuyên khoa.
Trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề phải thực hành theo quy định tại Điều 129 Nghị định này.
2. Trường hợp sau khi được cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này hoặc đã có chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024, nếu người đó tiếp tục đi học chuyên khoa:
a) Trường hợp được cấp văn bằng chuyên khoa thì được lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề chuyên khoa mà không phải thực hành;
b) Trường hợp được cấp chứng chỉ chuyên khoa cơ bản thì phải thực hành chuyên khoa tương ứng với chuyên khoa đã được đào tạo ghi trên chứng chỉ chuyên khoa cơ bản đến khi tổng thời gian đào tạo chuyên khoa cơ bản và thời gian thực hành đủ 18 tháng (xác định theo thời điểm bắt đầu đào tạo chuyên khoa cơ bản). Sau khi hoàn thành thực hành thì được lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề chuyên khoa;
c) Tiếp tục học thạc sỹ, tiến sỹ lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở đào tạo nước ngoài và sau khi hoàn thành đào tạo được thực hiện thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề chuyên khoa sau khi hoàn thành quá trình thực hành theo quy định tại Điều 129 Nghị định này.
3. Trường hợp người hành nghề tham gia các khóa đào tạo và được cấp chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn theo quy định tại khoản 3 Điều 128 Nghị định này hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận (bao gồm cả các chứng chỉ, giấy chứng nhận được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024) chưa có trong phạm vi hành nghề đã được cấp thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh phạm vi hành nghề mà căn cứ chứng nhận đào tạo kỹ thuật chuyên môn do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp và năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép người hành nghề thực hiện kỹ thuật đã được đào tạo bằng văn bản.
Trường hợp người hành nghề được chuyển giao kỹ thuật đối với kỹ thuật chưa có trong phạm vi hành nghề đã được cấp thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh phạm vi hành nghề mà căn cứ chứng nhận đủ năng lực thực hiện kỹ thuật theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 85 Nghị định này, người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép người hành nghề thực hiện kỹ thuật đã được chuyển giao bằng văn bản.
4. Trường hợp người đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nhưng không nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề trong vòng 24 tháng kể từ ngày được cấp văn bằng chuyên khoa thì phải thực hành lại về chuyên khoa đó đủ thời gian theo quy định tại Điều 129 Nghị định này trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
5. Trường hợp người được cấp văn bằng chuyên khoa theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này nhưng không nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề trong vòng 24 tháng kể từ ngày được cấp văn bằng thì phải thực hành lại về chuyên khoa đó đủ thời gian theo quy định tại Điều 129 Nghị định này trước khi nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề.
6. Trường hợp người được cấp chứng chỉ chuyên khoa cơ bản theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này nhưng không nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề trong vòng 24 tháng kể từ ngày hoàn thành thực hành theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì phải thực hành lại về chuyên khoa đó đủ thời gian theo quy định tại Điều 129 Nghị định này trước khi nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề.
7. Trường hợp một người vừa có văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe và vừa có một hoặc nhiều giấy chứng nhận sau đây: giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền thì được đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh quy định tại Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện quy trình cấp theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này. Phạm vi hành nghề ghi trong giấy phép hành nghề được cấp theo quy định tại khoản này bao gồm:
a) Trường hợp được cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh: bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật y, hộ sinh, dinh dưỡng lâm sàng, tâm lý lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện thì phạm vi hành nghề bao gồm: phạm vi hành nghề của chức danh được cấp giấy phép hành nghề và phạm vi hành nghề tương ứng với một hoặc nhiều giấy chứng nhận sau đây: giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền;
b) Trường hợp được cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh: lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền thì phạm vi hành nghề bao gồm: phạm vi hành nghề của chức danh được cấp giấy phép hành nghề và phạm vi hành nghề tương ứng với kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề.
8. Trường hợp người đề nghị cấp giấy phép hành nghề thực hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và muốn được Bộ Y tế hoặc Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì việc thực hành phải đáp ứng theo quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định này.
1. Cấp mới giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
b) Người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
c) Người thuộc một trong các trường hợp quy định tại:
- Điểm c khoản 2 Điều 137 Nghị định này;
- Khoản 3 Điều 137 Nghị định này;
- Điểm c khoản 4 Điều 137 Nghị định này;
- Điểm b khoản 5 Điều 137 Nghị định này;
- Điểm c khoản 6 Điều 137 Nghị định này;
- Khoản 7 Điều 137 Nghị định này;
- Khoản 8 Điều 137 Nghị định này;
- Khoản 9 Điều 137 Nghị định này;
- Điểm c khoản 10 Điều 137 Nghị định này.
d) Người hành nghề không thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 134 Nghị định này.
đ) Người hành nghề đã được cơ quan cấp phép thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề nhưng không tiếp tục làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, không muốn tiếp tục sử dụng giấy phép hành nghề đã được cấp và có nhu cầu tiếp tục hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân mà thời gian kể từ chấm dứt hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang đến khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trên 60 tháng.
2. Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng bao gồm:
a) Có văn bằng chuyên môn theo quy định tại Điều 127 Nghị định này hoặc giấy phép hành nghề đã được thừa nhận theo quy định tại Điều 37 Nghị định này phù hợp với chức danh đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề;
b) Có đủ sức khỏe để hành nghề;
c) Biết tiếng Việt thành thạo theo quy định tại Điều 138 Nghị định này hoặc có người phiên dịch đáp ứng quy định tại Điều 139 Nghị định này đối với trường hợp người nước ngoài không biết tiếng Việt thành thạo;
d) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Đã hoàn thành thực hành theo quy định tại Điều 129 Nghị định này trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 125 Nghị định này.
1. Đối với các chức danh bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y (trừ chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học), dinh dưỡng lâm sàng (trừ chức danh dinh dưỡng lâm sàng với phạm vi hành nghề cơ bản), cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng:
a) Văn bằng để xem xét cấp giấy phép hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
b) Văn bằng bác sỹ nội trú theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Nghị định này;
c) Văn bằng chuyên khoa cấp I theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Nghị định này;
d) Văn bằng chuyên khoa cấp II theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Nghị định này;
đ) Văn bằng thạc sỹ trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh;
e) Văn bằng tiến sỹ trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.
2. Đối với chức danh y sỹ:
a) Chức danh y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa:
- Văn bằng trung cấp y sỹ, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp y sỹ. Các văn bằng này phải được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2027;
- Văn bằng cao đẳng y sỹ đa khoa bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng y sỹ đa khoa;
- Văn bằng cử nhân y khoa do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học.
b) Chức danh y sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền:
- Văn bằng trung cấp y sỹ y học cổ truyền hoặc trung cấp y học cổ truyền, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp y sỹ y học cổ truyền. Các văn bằng này phải được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2027;
- Văn bằng cao đẳng y sỹ y học cổ truyền hoặc cao đẳng y học cổ truyền bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng y sỹ y học cổ truyền hoặc cao đẳng y học cổ truyền.
3. Đối với chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học:
a) Văn bằng trung cấp kỹ thuật xét nghiệm y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp kỹ thuật xét nghiệm y học;
b) Văn bằng cao đẳng kỹ thuật xét nghiệm y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng kỹ thuật xét nghiệm y học;
c) Văn bằng cử nhân kỹ thuật xét nghiệm y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân kỹ thuật xét nghiệm y học;
d) Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học (bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học) và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo tối thiểu 03 tháng do cơ sở đào tạo về kỹ thuật xét nghiệm y học cấp hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm.
4. Đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng với phạm vi hành nghề dinh dưỡng lâm sàng:
a) Văn bằng cao đẳng dinh dưỡng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng dinh dưỡng;
b) Văn bằng cử nhân dinh dưỡng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân dinh dưỡng;
c) Văn bằng bác sỹ quy định tại khoản 1 Điều này và có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản về dinh dưỡng.
1. Yêu cầu đối với văn bằng chuyên khoa, văn bằng bác sỹ nội trú, văn bằng chuyên khoa cấp I, văn bằng chuyên khoa cấp II trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo cấp:
a) Được cấp bởi cơ sở đào tạo hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Thời gian đào tạo tối thiểu 18 tháng.
2. Yêu cầu đối với chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản do cơ sở đào tạo trong nước cấp:
a) Được cấp bởi cơ sở đào tạo đã có tối thiểu 01 khóa đào tạo cấp văn bằng chuyên khoa tương ứng đã tốt nghiệp hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở đào tạo thực hành đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe (sau đây viết tắt là Nghị định số 111/2017/NĐ-CP), đang tổ chức đào tạo thực hành ngành hoặc chuyên ngành trình độ chuyên khoa tương ứng với nội dung đào tạo cấp chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản;
b) Chương trình và tài liệu đào tạo chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành hoặc sử dụng của cơ sở đào tạo khác khi được cơ sở đó đồng ý bằng văn bản; nội dung chương trình, khối lượng học tập, giảng viên phù hợp với chương trình đào tạo cấp văn bằng chuyên khoa của ngành hoặc chuyên ngành tương ứng và có tính liên thông với chương trình đào tạo trình độ chuyên khoa;
c) Thời gian đào tạo tối thiểu 09 tháng.
3. Yêu cầu đối với chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh:
a) Được cấp bởi cơ sở giáo dục có tối thiểu 01 khóa đào tạo cấp văn bằng theo ngành, trình độ đã tốt nghiệp để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh với chức danh tương ứng hoặc là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền cho phép triển khai thực hiện các kỹ thuật chuyên môn tương ứng với thời gian tối thiểu 06 tháng;
b) Chương trình và tài liệu đào tạo chứng chỉ kỹ thuật chuyên môn do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành hoặc sử dụng của cơ sở đào tạo khác khi được cơ sở đó đồng ý bằng văn bản; nội dung chương trình, khối lượng học tập, giảng viên phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.
4. Trường hợp văn bằng chuyên khoa được sử dụng để điều chỉnh phạm vi hành nghề theo quy định tại điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 135 Nghị định này phải có thời điểm bắt đầu đào tạo sau ngày được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc điều chỉnh giấy phép hành nghề.
5. Trường hợp người hành nghề có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản nếu muốn điều chỉnh phạm vi hành nghề theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 135 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản có thời điểm bắt đầu đào tạo sau ngày được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc điều chỉnh giấy phép hành nghề;
b) Phải hoàn thành việc thực hành chuyên khoa tương ứng với chuyên khoa đã được đào tạo ghi trên chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản để làm căn cứ điều chỉnh giấy phép hành nghề. Tổng thời gian học chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản và thời gian thực hành tối thiểu là 18 tháng.
6. Việc đào tạo văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này phải được cơ sở đào tạo công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
1. Việc thực hành đối với người bắt đầu thực hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định này, trong đó việc thực hành đối với các chức danh dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng thực hiện như sau:
a) Thời gian thực hành, địa điểm thực hành, nội dung thực hành thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định này.
b) Người hướng dẫn thực hành phải đáp ứng điều kiện sau:
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2026: người hướng dẫn thực hành phải là người hành nghề có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung hướng dẫn thực hành hoặc là người hành nghề có kinh nghiệm làm việc phù hợp với nội dung hướng dẫn thực hành từ 36 tháng trở lên;
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
2. Quy định về giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành đối với các chức danh dinh dưỡng lâm sàng:
a) Giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định này;
b) Văn bản xác nhận đã có thời gian làm nhiệm vụ dinh dưỡng lâm sàng từ 09 tháng trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà phạm vi hoạt động chuyên môn bao gồm hoạt động dinh dưỡng lâm sàng.
3. Quy định về giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành đối với các chức danh cấp cứu viên ngoại viện:
a) Giấy xác nhận hoàn thành quá trình theo quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định này.
b) Văn bản xác nhận đã có thời gian làm nhiệm vụ cấp cứu từ 09 tháng trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại một trong các cơ sở sau đây:
- Khoa cấp cứu của bệnh viện;
- Cơ sở cấp cứu ngoại viện;
- Cơ sở dịch vụ vận chuyển cấp cứu được thành lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 có phạm vi hoạt động chuyên môn cấp cứu.
4. Quy định về giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành đối với các chức danh tâm lý lâm sàng:
a) Giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định này.
b) Văn bản xác nhận đã có thời gian làm nhiệm vụ tâm lý lâm sàng từ 09 tháng trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại một trong các cơ sở sau đây:
- Cơ sở tâm lý lâm sàng;
- Bệnh viện có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa tâm thần hoặc có bộ phận chuyên môn về tâm lý lâm sàng.
5. Người bắt đầu thực hành từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 được:
a) Áp dụng thời gian thực hành theo quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Tính thời gian đã thực hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 để tính tổng thời gian thực hành nhưng phải bảo đảm đạt thời gian thực hành theo quy định tại Điều 3 Nghị định này trước ngày 31 tháng 12 năm 2024.
1. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh gồm:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:
- Văn bằng chuyên môn (không áp dụng đối với trường hợp văn bằng chuyên môn đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
- Giấy phép hành nghề đã được thừa nhận theo quy định tại Điều 37 Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thừa nhận giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
c) Trường hợp đề nghị cấp giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề chuyên khoa ngoài giấy tờ quy định tại điểm b khoản này phải nộp thêm bản sao hợp lệ của một trong các văn bằng chuyên khoa theo quy định tại điểm b, c, d, đ hoặc e khoản 1 Điều 127 Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp văn bằng chuyên khoa đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
d) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp (không áp dụng đối với trường hợp kết quả khám sức khỏe đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc bản sao hợp lệ giấy phép lao động đối với trường hợp phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
đ) Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo theo quy định tại Điều 138 Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp giấy chứng nhận đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
- Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch theo quy định tại Điều 139 Nghị định này đối với trường hợp người nước ngoài không biết tiếng Việt thành thạo (không áp dụng đối với trường hợp giấy chứng nhận đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế), kèm theo hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người nước ngoài đó dự kiến làm việc.
e) Sơ yếu lý lịch tự thuật của người hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp lý lịch của người hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
g) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đối với trường hợp quy định tại điểm a, c khoản 1, khoản 4 Điều 125 Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
h) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
2. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với các trường hợp quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 126 và các trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 137, điểm c khoản 3 Điều 137, điểm b khoản 4 Điều 137, khoản 7 Điều 137, khoản 8 Điều 137, khoản 9 Điều 137, điểm c khoản 10 Điều 137 Nghị định này gồm:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
3. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 137 Nghị định này do thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm đ khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
c) Một trong các giấy tờ sau đây:
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền kết luận người hành nghề không có tội hoặc không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề đối với trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã có văn bản kết luận không có tội, không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề (khoản 1 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách hoặc giấy chứng nhận chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án (khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định người hành nghề đã có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc không còn hạn chế năng lực hành vi dân sự (khoản 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
4. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 125 Nghị định này:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ sau đây (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế):
- Giấy chứng nhận lương y;
- Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền;
- Giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền.
5. Thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề:
a) Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng trường hợp quy định tại khoản 1 đến khoản 4 Điều này và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề quy định tại Điều 28 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là cơ quan cấp giấy phép hành nghề);
b) Cơ quan cấp giấy phép hành nghề thực hiện việc cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp không cấp giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp giấy phép hành nghề là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
1. Cấp lại giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 và giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng;
b) Chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 và giấy phép hành nghề khi có thay đổi một trong các thông tin về họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài;
c) Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề nhưng bị thu hồi thuộc trường hợp phải cấp lại theo quy định tại Điều 137 Nghị định này;
d) Giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Người hành nghề đã được cơ quan cấp phép thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề nhưng không tiếp tục làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân và không muốn tiếp tục sử dụng giấy phép hành nghề đã được cấp, có nhu cầu tiếp tục hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân mà thời gian kể từ khi chấm dứt hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang đến khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không quá 24 tháng;
e) Người hành nghề đã được cơ quan cấp phép thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề nhưng không tiếp tục làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân và không muốn tiếp tục sử dụng giấy phép hành nghề đã được cấp, có nhu cầu tiếp tục hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân mà thời gian kể từ khi chấm dứt hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang đến khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề từ trên 24 tháng đến dưới 60 tháng.
2. Điều kiện cấp lại giấy phép hành nghề:
a) Điều kiện cấp lại giấy phép hành nghề thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
b) Chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 thuộc trường hợp cấp lại quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 Điều này được cấp lại thành giấy phép hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 và Nghị định này.
1. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 131 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp (nếu có) (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp thay đổi một trong các thông tin về họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 131 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy phép hành nghề đã được cấp;
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ tài liệu chứng minh thông tin thay đổi (không áp dụng đối với trường hợp thông tin có thể tra cứu, xác thực trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
d) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 137 Nghị định này do hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định (điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 137 Nghị định này do hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định (điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
5. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 137 Nghị định này do cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề (điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
6. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 137 Nghị định này do cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề (điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
d) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
7. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 137 Nghị định này do không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục (điểm d khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
d) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
8. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 137 Nghị định này do thuộc trường hợp bị cấm hành nghề theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm đ khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
c) Một trong các giấy tờ sau đây:
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền kết luận người hành nghề không có tội hoặc không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề đối với trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã có văn bản kết luận không có tội, không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề (khoản 1 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách hoặc giấy chứng nhận chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án (khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định người hành nghề đã có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc không còn hạn chế năng lực hành vi dân sự (khoản 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
d) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
9. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 137 Nghị định này do thuộc trường hợp bị cấm hành nghề theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm đ khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
c) Một trong các giấy tờ sau đây:
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền kết luận người hành nghề không có tội hoặc không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề đối với trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã có văn bản kết luận không có tội, không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề (khoản 1 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách hoặc giấy chứng nhận chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án (khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định người hành nghề đã có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc không còn hạn chế năng lực hành vi dân sự (khoản 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
d) Bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
đ) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
10. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 137 Nghị định này do người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề (điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
11. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 137 Nghị định này do người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề (điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh):
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) Bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
d) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
12. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép hành nghề đã được cấp;
c) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
13. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 131 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản xác nhận đã được cơ quan cấp phép thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề trong đó nêu rõ số giấy phép hành nghề, ngày cấp, nơi cấp, thông tin cá nhân, chức danh chuyên môn, phạm vi hành nghề;
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp (không áp dụng đối với trường hợp kết quả khám sức khỏe đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc bản sao hợp lệ giấy phép lao động đối với trường hợp phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
d) Sơ yếu lý lịch tự thuật của người hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp lý lịch của người hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
đ) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
14. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 131 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ văn bản xác nhận đã được cơ quan cấp phép thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề trong đó nêu rõ số giấy phép hành nghề, ngày cấp, nơi cấp, thông tin cá nhân, chức danh chuyên môn, phạm vi hành nghề;
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp (không áp dụng đối với trường hợp kết quả khám sức khỏe đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc bản sao hợp lệ giấy phép lao động đối với trường hợp phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
d) Sơ yếu lý lịch tự thuật của người hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp lý lịch của người hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
đ) Bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
e) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
15. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề đối với người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 khi bị mất hoặc hư hỏng:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề đã được cấp (nếu có) (không áp dụng đối với trường hợp chứng chỉ hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
16. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề đối với người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 khi thay đổi một trong các thông tin về họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính chứng chỉ hành nghề đã được cấp;
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ tài liệu chứng minh thông tin thay đổi (không áp dụng đối với trường hợp thông tin có thể tra cứu, xác thực trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
d) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
17. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề đối với người hành nghề bị thu hồi chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 29 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12. Thời gian từ ngày thu hồi chứng chỉ hành nghề đến ngày đề nghị được cấp giấy phép hành nghề không quá 24 tháng:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
18. Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024:
a) Người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép hành nghề tương ứng với từng trường hợp quy định tại khoản 1 đến khoản 17 Điều này và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề;
b) Cơ quan cấp giấy phép hành nghề phải cấp lại giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp lại là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
1. Hồ sơ gia hạn giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, tâm lý lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện bao gồm:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
c) Tài liệu chứng minh đã cập nhật đủ kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (không áp dụng đối với trường hợp kết quả cập nhật kiến thức y khoa liên tục đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
d) Giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp (không áp dụng đối với trường hợp kết quả đánh giá năng lực đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc bản sao giấy phép lao động đối với trường hợp phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề:
a) Người đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề tối thiểu 60 ngày trước ngày giấy phép hành nghề hết hạn.
Trường hợp bị ốm đau, tai nạn hoặc trường hợp bất khả kháng tại thời điểm nộp hồ sơ gia hạn thì phải có văn bản thông báo cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề để lùi thời gian nộp hồ sơ gia hạn giấy phép hành nghề.
Người hành nghề được đề nghị lùi thời điểm gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian lùi thời điểm thực hiện gia hạn không quá 22 tháng kể từ ngày giấy phép hành nghề hết hạn;
b) Trong thời gian kể từ khi nhận đủ hồ sơ đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thực hiện việc gia hạn hoặc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do nếu không thực hiện việc gia hạn; trường hợp đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề mà không có văn bản trả lời thì giấy phép hành nghề tiếp tục có hiệu lực theo quy định;
c) Trường hợp cần xác minh việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục của người hành nghề theo chương trình do cơ quan, tổ chức nước ngoài thực hiện thì thời hạn thực hiện thủ tục gia hạn là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
1. Điều chỉnh giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024, trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề;
b) Đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề;
c) Đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa đã được cho phép hành nghề bằng chuyên khoa khác và không hành nghề theo chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề trước đó;
d) Đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 và sau đó có thêm giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề:
a) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 nhưng trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có một trong các văn bằng đào tạo theo quy định tại điểm b, c, d, đ hoặc e khoản 1 Điều 127 Nghị định này hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung;
- Đã hoàn thành quá trình thực hành đối với trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 125 Nghị định này.
b) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có một trong các văn bằng đào tạo theo quy định tại điểm b, c, d, đ hoặc e khoản 1 Điều 127 Nghị định này hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung;
- Đã hoàn thành quá trình thực hành đối với trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 125 Nghị định này.
c) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có một trong các văn bằng đào tạo theo quy định tại điểm b, c, d, đ hoặc e khoản 1 Điều 127 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị thay đổi;
- Đã hoàn thành quá trình thực hành đối trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 125 Nghị định này.
1. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với trường hợp bổ sung thêm phạm vi hành nghề của chuyên khoa quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 135 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã cấp (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024.
c) Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế):
- Văn bằng đào tạo theo quy định tại điểm b, c, d, đ hoặc e khoản 1 Điều 127 Nghị định này;
- Chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Nghị định này.
d) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) này đối với một trong các trường hợp sau:
- Người hành nghề thuộc trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 125 Nghị định này;
- Người hành nghề thuộc trường hợp quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 125 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa đã được cho phép hành nghề bằng chuyên khoa khác và không hành nghề theo chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề trước đó theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 135 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã cấp (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024.
c) Bản sao hợp lệ văn bằng đào tạo theo quy định tại điểm b, c, d, đ hoặc e khoản 1 Điều 127 Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp văn bằng đào tạo đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
d) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) đối với người hành nghề thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người hành nghề thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 125 Nghị định này;
- Người hành nghề thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 125 Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề và sau đó có thêm giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 135 Nghị định này:
a) Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã cấp (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024;
c) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền (không áp dụng đối với trường hợp các giấy chứng nhận này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).
4. Thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 136 Nghị định này:
a) Người đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề nộp 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng trường hợp quy định tại khoản 1 đến khoản 4 Điều này và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề;
b) Cơ quan cấp giấy phép hành nghề phải điều chỉnh giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không điều chỉnh giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Hình thức điều chỉnh giấy phép hành nghề: quyết định điều chỉnh phạm vi hành nghề theo Mẫu 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Quyết định điều chỉnh phạm vi hành nghề là phần không tách rời của giấy phép hành nghề đã cấp.
c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề thì thời hạn điều chỉnh là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
1. Thủ tục đình chỉ hành nghề, xử lý sau khi đình chỉ, thủ tục thu hồi giấy phép hành nghề: thực hiện theo quy định tại các Điều 30, 31 và 32 Nghị định này.
2. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: người có giấy phép hành nghề bị thu hồi phải hoàn chỉnh lại hồ sơ và nộp lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề.
a) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian 24 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành lại;
b) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian từ 24 tháng đến 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề;
c) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian vượt quá 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
3. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: chỉ được nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề sau:
a) Đối với trường hợp giả mạo văn bằng hoặc giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề: tối thiểu 05 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề;
b) Đối với trường hợp giả mạo các giấy tờ khác trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề: 03 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
4. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: người có giấy phép hành nghề bị thu hồi thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép hành nghề và không phải nộp phí.
a) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian 24 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành lại;
b) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian từ 24 tháng đến 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề;
c) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian vượt quá 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
5. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
a) Trong thời gian 36 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề, nếu người bị thu hồi giấy phép hành nghề hoàn thành việc thực hành thì được thực hiện theo thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề;
b) Trường hợp trong thời gian 36 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề, nếu người bị thu hồi giấy phép hành nghề không hoàn thành việc thực hành thì phải thực hiện theo thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề.
6. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
a) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian 24 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành lại;
b) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian từ 24 tháng đến 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề;
c) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian vượt quá 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
7. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề (điểm e khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh): phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
8. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do người hành nghề lần thứ hai bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề lần thứ hai trong thời hạn của giấy phép hành nghề (điểm g khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh): chỉ được nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
9. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do người hành nghề lần thứ hai bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là có vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến mức phải đình chỉ hành nghề trong thời hạn của giấy phép hành nghề (điểm h khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh): phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
10. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đề nghị cấp lại:
a) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian 24 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành lại;
b) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian từ 24 tháng đến 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề;
c) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian vượt quá 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
1. Người hành nghề được công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 140 Nghị định này kiểm tra và công nhận, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp người hành nghề đăng ký ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh thì phải được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 140 Nghị định này kiểm tra để công nhận người hành nghề thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Các trường hợp được công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh mà không phải qua kiểm tra khi người hành nghề có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;
c) Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành tiếng Việt hoặc ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm a, b khoản này phải được cấp trong thời gian không quá 05 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.
1. Người được công nhận đủ trình độ phiên dịch ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 140 Nghị định này kiểm tra để công nhận, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp được công nhận mà không phải qua kiểm tra khi người phiên dịch có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;
b) Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;
c) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên hoặc lương y và bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch.
Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này phải được cấp trong thời gian không quá 05 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.
3. Một người phiên dịch chỉ được làm phiên dịch cho một người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cùng một thời điểm mà người hành nghề đó đang khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh.
Cơ sở giáo dục được kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Là cơ sở giáo dục đại học có đào tạo khối ngành sức khỏe của Việt Nam.
2. Có khoa hoặc bộ môn ngoại ngữ của ngôn ngữ đăng ký kiểm tra và công nhận.
3. Có ngân hàng đề thi để kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
1. Hồ sơ:
a) Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh việc thành lập và hoạt động của cơ sở giáo dục;
b) Giấy tờ chứng minh có khoa hoặc bộ môn ngoại ngữ quy định tại khoản 2 Điều 140 Nghị định này và danh sách giảng viên làm việc toàn thời gian của khoa hoặc bộ môn ngoại ngữ;
c) Ngân hàng đề thi được sử dụng để kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh của ngôn ngữ đăng ký kiểm tra và công nhận.
2. Trường hợp cơ sở giáo dục đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện để kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh đề nghị bổ sung thêm ngôn ngữ để kiểm tra, công nhận thì hồ sơ thực hiện theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này.
3. Thủ tục:
a) Cơ sở giáo dục gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là kiểm tra ngôn ngữ) theo quy định tại khoản 1 Điều này về Bộ Y tế;
b) Khi nhận được hồ sơ, Bộ Y tế gửi cho cơ sở giáo dục phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, Bộ Y tế phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kiểm tra ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở giáo dục theo Mẫu 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối thì phải có văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở giáo dục nêu rõ những nội dung phải sửa đổi bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ;
đ) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kiểm tra ngôn ngữ cho cơ sở giáo dục theo Mẫu 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; nếu không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
e) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kiểm tra ngôn ngữ cho cơ sở giáo dục, Bộ Y tế đăng tải công khai tên cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận lên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
1. Hồ sơ đề nghị kiểm tra và công nhận thành thạo ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng;
c) Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận biết thành thạo tiếng Việt hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Mẫu 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các giấy tờ quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này;
c) Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 138 Nghị định này đối với trường hợp đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác để khám bệnh, chữa bệnh; văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 2 Điều 139 Nghị định này đối với người đề nghị công nhận có đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
3. Thủ tục kiểm tra và công nhận:
a) Người đề nghị công nhận gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này tới cơ sở giáo dục quy định tại Điều 140 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục phải kiểm tra và cấp giấy chứng nhận theo Mẫu 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 138, khoản 1 Điều 139 Nghị định này. Kết quả kiểm tra phải được niêm yết công khai.
4. Thủ tục công nhận:
a) Người đề nghị công nhận gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới cơ sở giáo dục quy định tại Điều 140 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục phải cấp giấy chứng nhận theo Mẫu 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 138, khoản 2 Điều 139 Nghị định này. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
5. Đăng tải danh sách người đã được cấp giấy chứng nhận theo quy định tại điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
1. Người đã bắt đầu thực hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 nhưng chưa hoàn thành việc thực hành được lựa chọn thực hành theo một trong các quy định sau đây:
a) Tiếp tục thực hành theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12. Kết quả thực hành được sử dụng để đề nghị cấp giấy phép hành nghề, trong đó phạm vi hành nghề thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12;
b) Thực hành theo quy định tại Nghị định này.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật này được tiếp tục sử dụng như giấy phép hành nghề đến khi được chuyển đổi theo quy định tại khoản 3 Điều này, trong đó phạm vi hành nghề được thực hiện theo phạm vi hành nghề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc chuyển đổi chứng chỉ hành nghề thành giấy phép hành nghề được thực hiện khi thực hiện thủ tục gia hạn như sau:
a) Bắt đầu áp dụng quy định về thời hạn hiệu lực là 05 năm đối với chứng chỉ hành nghề đã được cấp theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật này từ năm 2030;
b) Chứng chỉ hành nghề quy định tại điểm a khoản này sẽ hết hiệu lực vào năm 2035. Ngày hết hiệu lực được xác định theo ngày tháng ghi trên chứng chỉ hành nghề đã được cấp;
c) Nếu muốn tiếp tục hành nghề, người hành nghề có trách nhiệm thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 134 Nghị định này. Người hành nghề có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế cấp nếu không còn làm việc tại các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế thì thực hiện thủ tục gia hạn tại Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Việc điều chỉnh, cấp lại, đình chỉ, thu hồi và xử lý sau khi bị đình chỉ, thu hồi đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 và quy định tại mục 1 Chương VIII Nghị định này. Thời hạn của giấy phép hành nghề được tính từ thời điểm cấp lại giấy phép hành nghề
5. Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với nha công đã hành nghề từ năm 1980 trở về trước tiếp tục có giá trị sử dụng mà không cần chuyển đổi thành giấy phép hành nghề.
6. Trường hợp người được cấp chứng chỉ hành nghề theo chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 muốn chuyển đổi thành giấy phép hành nghề trước thời điểm quy định tại khoản 3 Điều này phải lập hồ sơ và thực hiện thủ tục cấp mới theo quy định tại Điều 130 Nghị định này và phải nộp lại chứng chỉ hành nghề đã được cấp.
7. Trường hợp hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 gửi về cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15.
8. Trong giai đoạn hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề chưa được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 gửi về cơ quan đã cấp chứng chỉ hành nghề.
1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang hoạt động theo giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 được tiếp tục hoạt động theo giấy phép đã được cấp mà không phải chuyển đổi sang hình thức tổ chức quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 và Điều 39 Nghị định này.
Trường hợp muốn thay đổi sang hình thức tổ chức quy định tại Nghị định này thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động quy định tại các Điều 64, 65 và 66 Nghị định này.
2. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với hình thức tổ chức là phòng khám đa khoa khu vực đã được cấp giấy phép hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện điều trị nội trú và phải duy trì tổ chức trực khoa chuyên môn 24/24 giờ.
3. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với hình thức tổ chức là cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động và phải duy trì các điều kiện theo quy định như sau:
a) Cơ sở vật chất:
- Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
- Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
b) Thiết bị, phương tiện vận chuyển y tế:
- Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu với đầy đủ thiết bị y tế;
- Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu bảo đảm an toàn và điều kiện vệ sinh cho người bệnh.
c) Nhân sự:
- Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hành nghề của người đó;
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề hoặc người được cấp giấy phép hành nghề với chức danh là bác sỹ, có văn bằng chuyên môn hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã được học về chuyên ngành hồi sức cấp cứu; có thời gian hành nghề tối thiểu là 36 tháng; là người hành nghề toàn thời gian tại cơ sở.
d) Có hợp đồng vận chuyển cấp cứu với công ty dịch vụ hàng không nếu cơ sở đăng ký vận chuyển người bệnh ra nước ngoài.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế:
a) Cấp mới, cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý và bệnh viện tư nhân.
b) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý và bệnh viện tư nhân khi thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn: bổ sung, giảm bớt kỹ thuật thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn.
c) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý và bệnh viện tư nhân khi thay đổi quy mô hoạt động bao gồm:
- Bổ sung, giảm bớt khoa, phòng chuyên môn, bao gồm cả trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 54 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
- Thay đổi quy mô giường bệnh từ 10% trở lên hoặc trường hợp điều chỉnh quy mô giường bệnh dưới 10% nhưng số giường điều chỉnh vượt quá 30 giường bệnh;
- Thay đổi quy mô giường bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều này.
d) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý và bệnh viện tư nhân khi thay đổi thời gian làm việc.
đ) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý và bệnh viện tư nhân khi thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi địa điểm.
2. Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Cấp mới, cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và bệnh viện tư nhân.
b) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và bệnh viện tư nhân khi thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn: bổ sung, giảm bớt kỹ thuật thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn.
c) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và bệnh viện tư nhân khi thay đổi quy mô hoạt động bao gồm:
- Bổ sung, giảm bớt khoa, phòng chuyên môn, bao gồm cả trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 54 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
- Thay đổi quy mô giường bệnh từ 10% trở lên hoặc trường hợp điều chỉnh quy mô giường bệnh dưới 10% nhưng số giường điều chỉnh vượt quá 30 giường bệnh;
- Thay đổi quy mô giường bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều này.
d) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và bệnh viện tư nhân khi thay đổi thời gian làm việc.
đ) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và bệnh viện tư nhân khi thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi địa điểm.
3. Bệnh viện được phép thay đổi quy mô giường bệnh của các khoa, phòng nếu quy mô thay đổi dưới 10% tổng số quy mô giường bệnh đã được ghi trong giấy phép hoạt động nhưng số giường điều chỉnh không được vượt quá 30 giường bệnh và phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý trực tiếp, trong đó phải nêu rõ:
a) Số giường bệnh thay đổi của các khoa, phòng;
b) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế và hồ sơ nhân sự chứng minh đáp ứng đủ điều kiện thay đổi quy mô giường bệnh.
4. Trường hợp bệnh viện đã hoàn thành việc điều chỉnh quy mô giường bệnh dưới 10% và tiếp tục muốn điều chỉnh quy mô giường bệnh thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động quy định tại Điều 66 Nghị định này. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động gửi về:
a) Bộ Y tế đối với bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và bệnh viện tư nhân;
b) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với bệnh viện trên địa bàn quản lý, trừ bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và bệnh viện tư nhân.
5. Sau khi được điều chỉnh giấy phép hoạt động theo quy định tại khoản 4 Điều này, nếu bệnh viện tiếp tục muốn điều chỉnh quy mô giường bệnh thì tại các lần điều chỉnh quy mô giường bệnh tiếp theo, bệnh viện thực hiện lần lượt theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động nộp trước ngày 31 tháng 12 năm 2026 thực hiện theo thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều này.
Các bệnh viện đã được cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 phải thực hiện thủ tục đề nghị xếp cấp để được xếp cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2025. Việc xếp cấp chuyên môn được thực hiện như sau:
1. Trường hợp thời gian tính từ ngày được cấp giấy phép hoạt động đến thời điểm đề nghị thực hiện thủ tục chưa đủ 02 năm thì chỉ cần nộp văn bản đề nghị xếp cấp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 90 Nghị định này. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của bệnh viện, cơ quan cấp giấy phép hoạt động ban hành văn bản tạm xếp bệnh viện đó vào cấp cơ bản. Thời gian tạm xếp cấp là 02 năm kể từ ngày nộp ghi trên văn bản tạm xếp cấp. Trong thời gian 60 ngày trước khi hết thời hạn tạm xếp cấp, bệnh viện phải nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục xếp cấp chuyên môn kỹ thuật theo quy định tại Điều 90 Nghị định này.
2. Trường hợp thời gian tính từ ngày được cấp giấy phép hoạt động đến thời điểm đề nghị thực hiện thủ tục từ 02 năm trở lên thì phải nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 90 Nghị định này. Kết quả xếp cấp được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
GUIDANCE ON IMPLEMENTATION ROADMAP; TRANSITION PROVISIONS ON PRACTICING LICENSE AND OPERATING LICENSE
Section 1. ISSUANCE OF PRACTICING LICENSES IN TRANSITION PERIOD IN RESPECT OF APPLICATIONS SUBMITTED FROM JANUARY 01, 2024 TO DATE OF QUALIFICATION TEST FOR TITLES OF DOCTOR, PHYSICIAN ASSISTANT, NURSE, MIDWIFE, MEDICAL TECHNICIAN, CLINICAL NUTRITIONIST, OUT-OF-HOSPITAL PARAMEDIC OR CLINICAL PSYCHOLOGIST
Article 125. Procedures for issuance of practicing licenses
1. Upon completion of the training program, a holder of graduation diploma in healthcare may adopt one of the following three methods for applying for practicing license:
a) Follow procedures for issuance of practicing license.
Before applying for the practicing license, the applicant is required to successfully complete the medical internship as prescribed in Article 129 of this Decree.
b) Attend a specialty training course and, upon completion of such course, apply for practicing license on which the scope of practice involves a specific specialty.
Before applying for the practicing license, the applicant is not required to successfully complete the medical internship as prescribed in Article 129 of this Decree.
c) Continue attending postgraduate training course for master's degree or doctorate degree in healthcare sector at a foreign training institution, and upon completion of such course, apply for practicing license on which the scope of practice involves a specific specialty.
Before applying for the practicing license, the applicant is required to successfully complete the medical internship as prescribed in Article 129 of this Decree.
2. If a holder of practicing license issued as prescribed in point a clause 1 of this Article or a holder of practicing certificate issued before January 01, 2024 continues attending a specialty training course:
a) After obtaining a specialty qualification, he/she may apply for modification of his/her practicing license on which the scope of practice will be his/her training specialty without completing a he medical internship;
b) The holder of basic specialty certificate is required to complete an internship in the specialty written in his/her basic specialty certificate until the sum of the basic specialty training period and the internship period is enough 18 months (determined from the start date of the basic specialty training). Upon completing the internship, he/she may apply for modification of practicing license on which the scope of practice involves a specific specialty;
c) He/she may continue attending postgraduate training course for master's degree or doctorate degree in healthcare sector at a foreign training institution, and upon completion of such course, apply for modification of practicing license on which the scope of practice involves a specific specialty after having successfully completed the medical internship as prescribed in Article 129 of this Decree.
3. In case a medical practitioner attends a training course and is issued with a professional technique certificate as prescribed in clause 3 Article 128 of this Decree or a certificate or certification (including those issued before January 01, 2024) which is not yet included in his/her licensed scope of practice, he/she must not follow procedures for modification of the licensed scope of practice but the person in charge of professional practices of the relevant health facility shall, based on such professional technique certificate issued by a lawful training institution and the medical practitioner’s capacity to perform professional technique, decide to give written permission to him/her to implement his/her trained technique.
In case a medical practitioner receives a transferred technique which is not included in his/her licensed scope of practice, he/she must not follow procedures for modification of the licensed scope of practice but the person in charge of professional practices of the relevant health facility shall, based on certificate of competence to implement such technique issued according to point c clause 4 Article 85 of this Decree, decide to give written permission to him/her to implemented such transferred technique.
4. If a person who has successfully completed a specialty training program as prescribed in point b clause 1 of this Article fails to apply for issuance of practicing license within 24 months from the issue date of his/her specialty qualification, he/she shall be required to attend a medical internship in such specialty for the period specified in Article 129 of this Decree before applying for issuance of practicing license.
5. If a person who has been granted a specialty qualification as prescribed in point a clause 2 of this Article fails to apply for modification of his/her practicing license within 24 months from the issue date of his/her specialty qualification, he/she shall be required to attend a medical internship in such specialty for the period specified in Article 129 of this Decree before applying for modification of his/her practicing license.
6. If a person who has been granted a basic specialty certificate as prescribed in point b clause 2 of this Article fails to apply for modification of his/her practicing license within 24 months after completing a medical internship as prescribed in point b clause 2 of this Article, he/she shall be required to attend another medical internship in such specialty for the period specified in Article 129 of this Decree before applying for modification of his/her practicing license.
7. If a person currently holds a graduation diploma in healthcare and one or some of the following certificates: herbalist certificate, folk remedy certificate or folk therapy certificate, he/she may apply for practicing license for one of the titles specified in Article 26 of the Law on Medical Examination and Treatment and follow the procedures set out in either clause 1 or clause 2 of this Article. The scope of practice shall be written on the practicing license issued according to provisions of this clause as follows:
a) The scope of practice specified in the practicing license for the title of doctor, nurse, medical technician, midwife, clinical nutritionist, clinical psychologist or out-of-hospital paramedic includes the scope of practice of the licensed title and the corresponding scope of practice on one or some of the following certificates: herbalist certificate, certificate of folk remedy or certificate of folk therapy;
b) The scope of practice specified in the practicing license for the title of herbalist, folk remedy holder or folk therapy holder includes the scope of practice of the licensed title and the scope of practice shown in his/her certificate of qualification test results.
8. If an applicant for practicing license has completed a medical internship at a health facility of the armed forces and wishes to obtain a practicing license issued by the Ministry of Health of Vietnam or a health authority affiliated to a provincial People's Committee, his/her medical internship must meet the requirements set forth in Section 1 Chapter II of this Decree.
Article 126. Cases and conditions for issuance of practicing license
1. A practicing license may be issued to:
a) A person who first applies for the practicing license as prescribed in point a clause 1 Article 30 of the Law on Medical Examination and Treatment.
b) A medical practitioner making change in professional title specified in his/her practicing license as prescribed in point b clause 1 Article 30 of the Law on Medical Examination and Treatment.
c) The applicant falls in the case specified in:
- Point c clause 2 Article 137 of this Decree;
- Clause 3 Article 137 of this Decree;
- Point c clause 4 Article 137 of this Decree;
- Point b clause 5 Article 137 of this Decree;
- Point c clause 6 Article 137 of this Decree;
- Clause 7 Article 137 of this Decree;
- Clause 8 Article 137 of this Decree;
- Clause 9 Article 137 of this Decree;
- Point c clause 10 Article 137 of this Decree.
d) A medical practitioner who fails to follow renewal procedures as prescribed in point a clause 2 Article 134 of this Decree.
dd) A medical practitioner who has been granted a practicing license by a licensing authority in people’s armed forces stops using the issued practicing license for working in people’s armed forces, and wishes to practice in a health facility other than that under people’s armed forces in case the period after he/she stops working for the health facility in people’s armed forces until his/her submission of application for practicing license is longer than 60 months.
2. Conditions for issuance of practicing license for professional titles of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic and clinical psychologist:
a) The applicant must hold a professional qualification as prescribed in Article 127 of this Decree or a practicing license recognized as prescribed in Article 37 of this Decree in conformity with the title for which he/she is applying for the practicing license;
b) He/she is fit to practice medicine;
c) He/she is proficient in Vietnamese as prescribed in Article 138 of this Decree or is supported by an interpreter meeting the requirements in Article 139 of this Decree in case the applicant is a foreigner who is not proficient in Vietnamese;
d) He/she does not fall into the cases specified in Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment or is punished for an administrative offence involving the unlicensed practice of medicine within the time limit assigned for deeming that he/she has not yet been punished for administrative offences;
dd) He/she has successfully completed a medical internship as prescribed in Article 129 of this Decree, except the case specified in point b clause 1 Article 125 of this Decree.
Article 127. Qualifications required for issuance of practicing license
1. For the titles of doctor, nurse, midwife, medical technician (except the title of medical technician whose scope of practice involves medical laboratory), clinical nutritionist (except the title of clinical nutritionist with basic scope of practice), out-of-hospital paramedic and clinical psychologist:
a) Qualification required as a precondition for issuance of practicing license as prescribed in Article 8 of this Decree;
b) Degree of resident physician as prescribed in clause 1 Article 128 of this Decree;
c) Level-I specialty qualification as prescribed in clause 1 Article 128 of this Decree;
d) Level-II specialty qualification as prescribed in clause 1 Article 128 of this Decree;
dd) Master’s degree in healthcare sector;
e) Doctorate degree in healthcare sector.
2. For the title of physician assistant:
a) For a physician assistant whose scope of practice involves general medicine:
- Intermediate professional education diploma of physician assistant, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the intermediate professional education diploma of physician assistant. These diplomas must be issued before January 01, 2027;
- Associate degree for general medicine physician assistant, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the associate degree for general medicine physician assistant;
- Bachelor of medicine issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Education and Training of Vietnam to be equivalent to bachelor’s degree in Vietnam.
b) For a physician assistant whose scope of practice involves traditional medicine:
- Intermediate professional education diploma of physician assistant in traditional medicine or intermediate professional education diploma in traditional medicine, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the intermediate professional education diploma of physician assistant in traditional medicine. These diplomas must be issued before January 01, 2027;
- Associate degree for traditional medicine physician assistant or associate degree in traditional medicine, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the associate degree for traditional medicine physician assistant or associate degree in traditional medicine.
3. For a medical technician whose scope of practice involves medical laboratory:
a) Intermediate professional education diploma in medical laboratory technology, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the intermediate professional education diploma in medical laboratory technology;
b) Associate degree in medical laboratory technology, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the associate degree in medical laboratory technology;
c) Bachelor of medical laboratory technology, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as a bachelor of medical laboratory technology by the Minister of Education and Training of Vietnam;
d) Bachelor’s degree in chemistry, biology or pharmacy (including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Education and Training of Vietnam to be equivalent to a bachelor’s degree) which must be accompanied with certificate or certification of completion of training course in medical laboratory technology with a minimum training duration of at least 03 months, issued by a training institution providing training courses in medical laboratory technology or a postgraduate qualification in testing.
4. For a clinical nutritionist whose scope of practice involves clinical nutrition:
a) Associate degree in nutrition, including graduation diploma issued by a foreign training institution and certified by the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam to be equivalent to the associate degree in nutrition;
b) Bachelor of nutrition, including a graduation diploma issued by a foreign training institution, provided such diploma holder has been accredited as a bachelor of nutrition by the Minister of Education and Training of Vietnam;
c) Degree of doctor as prescribed in clause 1 of this Article which is accompanied with a basic specialty certificate in nutrition.
Article 128. Requirements attached to specialty qualifications, basic specialty certificates, and professional technique certificates in healthcare, clinical psychology
1. Requirements attached to specialty qualifications, degrees of resident physician, level-I specialty qualification and level-II specialty qualification in healthcare sector issued by training institutions:
a) It must be issued by a lawful training institution as prescribed by laws; and
b) The training duration is not shorter than 18 months.
2. Requirements attached to basic specialty certificates issued by domestic training institutions:
a) The basic specialty certificate is issued by a training institution that has run at least 01 training course in the corresponding specialty certificate or by a health facility that is eligible to provide medical internship as prescribed in clause 2 Article 10 of the Government's Decree No. 111/2017/ND-CP dated October 05, 2017 prescribing organization of medical internship programs in healthcare sector (hereinafter referred to as " Decree No. 111/2017/ND-CP”) and is providing medical internship in the major or discipline of the same specialty level corresponding to training contents of the issued basic specialty certificate;
b) The training institution may use training curriculum and materials for the basic specialty certificate that itself compiles, appraises and issues, or use such training program and materials of another training institution with written consent of the latter; contents of the training curriculum, training volume and lecturers must be appropriate to the training curriculum for specialty qualification in corresponding major or discipline, and may be connected with the training curriculum for specialty level;
c) The training duration is not shorter than 09 months.
3. Requirements attached to a professional technique certificate in healthcare:
a) It is issued by an educational institution that has run at least 01 training course in the same profession at the same qualification level after which the graduate has been granted practicing license with the same title or by a health facility that has implemented the corresponding professional technique for at least 06 months under a competent authority’s permission;
b) The training institution may use training curriculum and materials for professional technique certificate that itself compile, appraise and issue, or use such training program and materials of another training institution with written consent of the latter; contents of the training curriculum, training volume and lecturers must be appropriate to the list of professional techniques issued by the Ministry of Health of Vietnam.
4. In case a specialty qualification is used for modifying the scope of practice as prescribed in point a or b or c clause 1 Article 135 of this Decree, the start date of the training course must fall after the issue date of the practicing license or practicing certificate or the modified practicing license.
5. If a medical practitioner who holds a basic specialty certificate wishes to apply for modification of his/her scope of practice as prescribed in point a or b clause 1 Article 135 of this Decree, the following conditions must be satisfied:
a) The start date of the training course for the basic specialty certificate falls after the issue date of the practicing license or practicing certificate or the modified practicing license;
b) A medical internship in the specialty written in the basic specialty certificate must be successfully completed as a basis for modification of the practicing license. The sum of the basic specialty training period and the internship period is not shorter than 18 months.
6. Training for qualifications and certificates specified in clauses 1, 2, 3 of this Article must be published by training institutions on their websites.
Article 129. Medical internship required for issuance of practicing license
1. Any persons who start practicing as medical interns from January 01, 2024 shall comply with the provisions of Section 1 Chapter II of this Decree and the following provisions on the medical internship for the titles of clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist:
a) The practicing duration, location and contents shall comply with provisions of Section 1 Chapter II of this Decree.
b) Instructors must meet the following conditions:
- From January 01, 2024 to December 31, 2026: instructors must be medical practitioners whose scope of practice is suitable for the instruction on the medical interns’ practice of medicine or must be medical practitioners who have at least 36 months of working experience suitable for the instruction on the medical interns’ practice of medicine;
- From January 01, 2027: the provisions of Clause 3 Article 7 of this Decree shall apply.
2. Provisions on certificate of completion of internship program for the title of clinical nutritionist:
a) The certificate of completion of internship program is issued according to the provisions of Section 1 Chapter II of this Decree;
b) There must be a written certification of working period in clinical nutrition of at least 09 months up to the date of submission of an application for practicing license at a health facility whose scope of professional activities includes clinical nutrition.
3. Provisions on certificate of completion of internship program for the title of out-of-hospital paramedic:
a) The certificate of completion of internship program is issued according to the provisions of Section 1 Chapter II of this Decree.
b) There must be a written certification of working period in emergency care of at least 09 months up to the date of submission of an application for practicing license at any of the following health facilities:
- A hospital’s emergency care department;
- An out-of-hospital emergency care facility;
- A facility providing emergency medical transportation service that is established before January 01, 2024 and whose scope of professional activities includes emergency care.
4. Provisions on certificate of completion of internship program for the title of clinical psychologist:
a) The certificate of completion of internship program is issued according to the provisions of Section 1 Chapter II of this Decree.
b) There must be a written certification of working period in clinical psychology of at least 09 months up to the date of submission of an application for practicing license at any of the following health facilities:
- A clinical psychology facility;
- A hospital whose scope of professional activities includes psychiatry or that has a clinical psychology department.
5. A person who starts practicing as a medical intern before January 01, 2024 as prescribed in the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 may:
a) apply the duration of practicing as a medical intern as prescribed in Article 3 of this Decree; and
b) include the duration of practicing as a medical intern before January 01, 2024 in total duration of practicing as a medical intern, provided the required duration of practicing as prescribed in Article 3 of this Decree must be achieved before December 31, 2024.
Article 130. Application package and procedures for issuance of practicing license
1. An application package for issuance of practicing license submitted by a person who first applies for the practicing license as prescribed in point a or b clause 1 Article 30 of the Law on Medical Examination and Treatment is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith).
b) A legitimate copy of any of the following documents:
- Professional qualification (not required if such professional qualification has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
- Practicing license which has been accredited as prescribed in Article 37 of this Decree (not required if such accreditation has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
c) In addition to the documents prescribed in point b of this clause, an application package for issuance of practicing license on which the scope of practice involves a specific specialty must also include a legitimate copy of one of the specialty qualifications specified in points b, c, d, dd or e clause 1 Article 127 of this Decree (not required if such specialty qualification has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
d) An original or legitimate copy of health check report issued by a qualified health facility (not required if such health check results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database) or the legitimate copy of the work permit which is required as prescribed by the Labor Code.
dd) A legitimate copy of any of the following documents:
- Certificate of proficiency in Vietnamese as prescribed in Article 138 of this Decree (not required if such certificate has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
- Interpreter’s eligibility certificate as prescribed in Article 139 of this Decree in case a foreigner is not proficient in Vietnamese (not required if such certificate has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database), enclosed with the employment contract signed between the interpreter with the health facility where such foreigner will come to work.
e) The medical practitioner’s CV which is made using Form 09 in Appendix I enclosed herewith (not required if the medical practitioner’s CV has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
g) An original or legitimate copy of certificate of completion of internship program made using Form No. 07 in Appendix I enclosed herewith in the case specified in point a or c clause 1 or clause 4 Article 125 of this Decree (not required if internship results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
h) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
2. An application package for issuance of practicing license in the cases specified in points d, dd clause 1 Article 126 and where a practicing license has been revoked as prescribed in point c clause 2 Article 137, point c clause 3 Article 137, point b clause 4 Article 137, clause 7 Article 137, clause 8 Article 137, clause 9 Article 137, point c clause 10 Article 137 of this Decree includes:
a) The documents specified in section 1 of this Article;
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
3. An application package for issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point c clause 6 Article 137 of this Decree in the case specified in clause 1, 2, 3, 4 or 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment (point dd clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in section 1 of this Article.
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
c) One of the following documents:
- An original or legitimate copy of a competent authority’s written conclusion that the medical practitioner is found innocent or not subject to prohibition of practice of medicine in case he/she had been criminally prosecuted but then acquitted in writing and thus not banned from practicing medicine (clause 1 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
- An original or legitimate copy of certificate of completion of probation period or certificate that the medical practitioner has successfully served the court’s decision or sentence (clause 2, 3, or 4 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
- An original or legitimate copy of a competent authority’s written certification that the medical practitioner has full capacity to perform civil acts or does no longer face impaired cognition or difficulties in behavior control, or restricted capacity to perform civil acts (clause 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment).
4. An application package for issuance of practicing license in the case prescribed in point a clause 7 Article 125 of this Decree is composed of:
a) The documents specified in section 1 of this Article.
b) Legitimate copy(ies) of one or some of the following documents (not required if such documents have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database), including:
- Herbalist certificate;
- Fork remedy certificate;
- Folk therapy certificate.
5. Procedures for issuance of practicing license:
a) The applicant submits an application package for the corresponding case specified in clauses 1 through 4 of this Article and application fee, as prescribed by the Law on Fees and Charges, to the authority competent to issue practicing license as prescribed in Article 28 of the Law on Medical Examination and Treatment (hereinafter referred to as “licensing authority”);
b) The licensing authority is required to issue the requested practicing license within 30 days of receipt of an adequate application package. In case of refusal, a written response, clearly indicating reasons for such refusal, shall be sent to the applicant.
Where it is necessary to verify documents of foreign origin enclosed in the application package, the duration of decision to issue a practicing license shall be 30 days from the day on which verification results are available.
Article 131. Cases and conditions for re-issuance of practicing license
1. A practicing license may be re-issued if:
a) The practicing certificate has been issued before January 01, 2024 and the practicing license has been lost or damaged;
b) The practicing certificate has been issued before January 01, 2024 and there is any change in the following information on the practicing license: full name, date of birth or personal identification number of a Vietnamese practitioner; Passport number and nationality for foreign practitioner;
c) A person’s practicing certificate of practicing license has been revoked and he/she is eligible for re-issuance of practicing license as prescribed in Article 137 of this Decree.
d) The practicing license is issued ultra vires as prescribed in point d clause 1 Article 31 of the Law on Medical Examination and Treatment;
dd) A medical practitioner who has been granted a practicing license by a licensing authority in people’s armed forces stops using the issued practicing license for working in people’s armed forces, and wishes to practice in a health facility other than that under people’s armed forces in case the period after he/she stops working for the health facility in people’s armed forces until his/her submission of application for practicing license is not longer than 24 months;
e) A medical practitioner who has been granted a practicing license by a licensing authority in people’s armed forces stops using the issued practicing license for working in people’s armed forces, and wishes to practice in a health facility other than that under people’s armed forces in case the period after he/she stops working for the health facility in people’s armed forces until his/her submission of application for practicing license is longer than 24 months but shorter than 60 months.
2. Conditions for re-issuance of practicing license:
a) Conditions for re-issuance of practicing license shall comply with the provisions of clause 2 Article 31 of the Law on Medical Examination and Treatment;
b) Practicing certificates issued before January 01, 2024 as prescribed by the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 falling in re-issuance cases prescribed in points a, b, d clause 1 of this Article may be changed into practicing licenses in accordance with the Law on Medical Examination and Treatment No. 15/2023/QH15 and this Decree.
Article 132. Application package and procedures for re-issuance of practicing license
1. An application package for re-issuance of practicing license in case it is lost or damaged as prescribed in point a clause 1 Article 131 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) An original or legitimate copy of the issued practicing license (if available) (not required if such practicing license has been shared on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
2. An application package for re-issuance of practicing certificate in case there is any change in the following information on the practicing license: full name, date of birth or personal identification number of a Vietnamese practitioner; passport number and nationality for foreign practitioner as prescribed in point b clause 1 Article 131 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) The original of the issued practicing license;
c) The original(s) or legitimate copy(ies) of the document(s) proving such a change (not required if such information can be found or verified on the healthcare management information system or national healthcare database);
d) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
3. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point a clause 2 Article 137 of this Decree in case the application package for award of the practicing license fails to meet regulations (point a clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in Clause 1 Article 14 of this Decree;
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
4. An application package for re-issuance of practicing license in case the practicing license is revoked as prescribed in point b clause 2 Article 137 of this Decree because the application package for award of the practicing license fails to meet regulations (point a clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) The documents specified in Clause 1 Article 14 of this Decree;
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
5. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point a clause 4 Article 137 of this Decree in case the professional title or the scope of practice printed in that practicing license is different from those stated in the application package for issuance of the practicing license (point c clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
6. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point b clause 4 Article 137 of this Decree in case the professional title or the scope of practice printed in that practicing license is different from those stated in the application package for issuance of the practicing license (point c clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) The legitimate copy of certificate of completion of internship program made using Form No. 07 in Appendix I enclosed herewith (not required if internship results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
d) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
7. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point a clause 5 Article 137 of this Decree in case he/she has not practiced medicine for 24 consecutive months (point d clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) An original or legitimate copy of certificate of completion of internship program made using Form No. 07 in Appendix I enclosed herewith (not required if internship results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
d) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
8. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point a clause 6 Article 137 of this Decree in case he/she is subject to prohibition of practice of medicine as defined in clause 1, 2, 3, 4 or 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment (point dd clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith).
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
c) One of the following documents:
- An original or legitimate copy of a competent authority’s written conclusion that the medical practitioner is found innocent or not subject to prohibition of practice of medicine in case he/she had been criminally prosecuted but then acquitted in writing and thus not banned from practicing medicine (clause 1 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
- An original or legitimate copy of certificate of completion of probation period or certificate that the medical practitioner has successfully served the court’s decision or sentence (clause 2, 3, or 4 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
- An original or legitimate copy of a competent authority’s written certification that the medical practitioner has full capacity to perform civil acts or does no longer face impaired cognition or difficulties in behavior control, or restricted capacity to perform civil acts (clause 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
d) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
9. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point b clause 6 Article 137 of this Decree in case he/she is subject to prohibition of practice of medicine as defined in clause 1, 2, 3, 4 or 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment (point dd clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith).
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
c) One of the following documents:
- An original or legitimate copy of a competent authority’s written conclusion that the medical practitioner is found innocent or not subject to prohibition of practice of medicine in case he/she had been criminally prosecuted but then acquitted in writing and thus not banned from practicing medicine (clause 1 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
- An original or legitimate copy of certificate of completion of probation period or certificate that the medical practitioner has successfully served the court’s decision or sentence (clause 2, 3, or 4 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment);
- An original or legitimate copy of a competent authority’s written certification that the medical practitioner has full capacity to perform civil acts or does no longer face impaired cognition or difficulties in behavior control, or restricted capacity to perform civil acts (clause 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment).
d) The legitimate copy of certificate of completion of internship program made using Form No. 07 in Appendix I enclosed herewith (not required if internship results have been shared on the healthcare management information system or national healthcare database).
dd) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
10. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point a clause 10 Article 137 of this Decree in case such revocation is made at the request of the medical practitioner (point i clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
11. An application package for re-issuance of practicing license submitted by a person whose practicing license is revoked as prescribed in point b clause 10 Article 137 of this Decree in case such revocation is made at the request of the medical practitioner (point i clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment) is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) The legitimate copy of certificate of completion of internship program made using Form No. 07 in Appendix I enclosed herewith (not required if internship results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
d) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
12. An application package for re-issuance of practicing license in case the practicing license has been issued ultra vires as prescribed in point d clause 1 Article 31 of the Law on Medical Examination and Treatment is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) The issued practicing license;
c) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
13. An application package for re-issuance of practicing license in the case prescribed in point dd clause 1 Article 131 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) An original or legitimate copy of a written certification that the practicing license has been issued by a licensing authority in people’s armed forces, clearly indicating the number, issue date, issuing authority, personal information of the license holder, professional title and scope of practice;
c) An original or legitimate copy of health check report issued by a qualified health facility (not required if such health check results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database) or the legitimate copy of the work permit which is required as prescribed by the Labor Code;
d) The medical practitioner’s CV which is made using Form 09 in Appendix I enclosed herewith (not required if the medical practitioner’s CV has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
dd) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
14. An application package for re-issuance of practicing license in the case prescribed in point e clause 1 Article 131 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) An original or legitimate copy of a written certification that the practicing license has been issued by a licensing authority in people’s armed forces, clearly indicating the number, issue date, issuing authority, personal information of the license holder, professional title and scope of practice;
c) An original or legitimate copy of health check report issued by a qualified health facility (not required if such health check results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database) or the legitimate copy of the work permit which is required as prescribed by the Labor Code;
d) The medical practitioner’s CV which is made using Form 09 in Appendix I enclosed herewith (not required if the medical practitioner’s CV has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
dd) A legitimate copy of certificate of completion of internship program made using Form No. 07 in Appendix I enclosed herewith (not required if internship results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
e) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
15. An application package for issuance of practicing license submitted by a medical practitioner who is issued with a practicing certificate before January 01, 2024 in case this certificate has been lost or damaged is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) An original or legitimate copy of the issued practicing certificate (if available) (not required if such practicing certificate has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
16. An application package for issuance of practicing certificate submitted by a medical practitioner who has been issued with a practicing certificate before January 01, 2024 in case there is any change in the following information: full name, date of birth or personal identification number of a Vietnamese practitioner, or passport number and nationality for foreign practitioner, is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) An original of the issued practicing certificate;
c) The original(s) or legitimate copy(ies) of the document(s) proving such a change (not required if such information can be found or verified on the healthcare management information system or national healthcare database);
d) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
17. An application package for issuance of practicing license submitted by a medical practitioner whose practicing certificate has been revoked before January 01, 2024 as prescribed in Point a or b clause 1 Article 29 of the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 in case the period from after the practicing certificate has been revoked to the date of submission of application for practicing license shall not exceed 24 months is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) An original or legitimate copy of the decision to revoke practicing license (not required if such decision has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) 02 pictures of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application (not required if the applicant's picture has been published when following online administrative procedures).
18. Procedures for re-issuance of practicing license or practicing certificate issued before January 01, 2024:
a) The applicant for re-issuance of practicing license or practicing certificate which is issued before January 01, 2024 shall submit an application package for issuance or re-issuance of practicing license for the corresponding case specified in clauses 1 through 17 of this Article and application fee, as prescribed by the Law on Fees and Charges, to the licensing authority;
b) The licensing authority is required to re-issue the requested practicing license within 15 days of receipt of adequate required documents. In case of refusal, a written response, clearly stating reasons for such refusal, shall be sent to the applicant;
c) Where it is necessary to verify documents of foreign origin enclosed in the application package, the duration of decision to re-issue a practicing license shall be 15 days from the day on which verification results are available.
Article 133. Cases and conditions for renewal of practicing license
1. A practicing license may be renewed if it expires as prescribed in clause 2 Article 27 of the Law on Medical Examination and Treatment.
2. Conditions for renewal of practicing license shall comply with the provisions of clause 2 Article 32 of the Law on Medical Examination and Treatment.
Article 134. Application package and procedures for renewal of practicing license
1. An application package for renewal of practicing license for the professional title of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, clinical psychologist, or out-of-hospital paramedic, is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) A legitimate copy of the issued practicing license (not required if such practicing license has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
c) Documentary evidence that the applicant has continuously updated medical knowledge in accordance with the Minister of Health of Vietnam’s regulations (not required if such continuous updating of medical knowledge has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database);
d) A health check report issued by a qualified health facility (not required if such health check results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database) or a legitimate copy of the work permit which is required as prescribed by the Labor Code.
2. Procedures for renewal of practicing license:
a) The applicant submits an application package as prescribed in clause 1 of this Article and application fee, as prescribed by the Law on Fees and Charges, to the licensing authority at least 60 days before his/her practicing license expires.
In case of sickness, accident or a force majeure event occurring at the application submission date, the applicant shall notify the licensing authority in order to extend the submission deadline.
A medical practitioner may request permission for extension of the submission deadline multiple times, provided that an application package for renewal of practicing license must be submitted within 22 months after it expires;
b) During the period from the date of receipt of all required application documents to the expiry date printed on a practicing license, the licensing authority shall be responsible for renewing it or replying in writing to the license holder with clear reasons for refusal of renewal; where there is no written reply till the expiry date printed on the foregoing practicing license, it still remains valid as prescribed;
c) Where it is necessary to verify whether the applicant participates in medical knowledge updating programs run by qualified foreign entities or organizations, the duration of decision to renew the practicing license shall be 15 days from the day on which verification results are available.
Article 135. Cases and conditions for modification of practicing license
1. A practicing license may be modified in the following cases:
a) A person who has been issued with a practicing license or practicing certificate before January 01, 2024 on which the scope of practice does not include any specialty applies for addition of a specialty to his/her scope of practice;
b) A person who has been issued with a practicing license or practicing certificate before January 01, 2024 on which the scope of practice involves a particular specialty applies for addition of a specialty other than the licensed one to his/her scope of practice;
c) A person who has been issued with a practicing license or practicing certificate before January 01, 2024 on which the scope of practice involves a particular specialty stops practicing that licensed specialty and applies for replacement of that licensed specialty with another one;
d) A person who has been issued with a practicing license or practicing certificate before January 01, 2024 obtains a certificate of folk remedy holder or certificate of folk therapy holder.
2. Conditions for modification of a practicing license:
a) In case a person who has been issued with a practicing license or practicing certificate before January 01, 2024 on which the scope of practice does not include any specialty applies for addition of a specialty to his/her scope of practice, he/she must:
- hold one of the training qualifications specified in points b, c, d, dd or e clause 1 Article 127 of this Decree or the basic specialty certificate as prescribed in clause 2 Article 128 of this Decree corresponding to the title written in his/her practicing license and the specialty to be added;
- has successfully completed a medical internship, for the case prescribed in point b or c clause 2 Article 125 of this Decree.
b) In case a person who has been issued with a practicing license or practicing certificate before January 01, 2024 on which the scope of practice involves a particular specialty applies for addition of a specialty other than the licensed one to his/her scope of practice, he/she must:
- hold one of the training qualifications specified in points b, c, d, dd or e clause 1 Article 127 of this Decree or the basic specialty certificate as prescribed in clause 2 Article 128 of this Decree corresponding to the title written in his/her practicing license and the specialty to be added;
- has successfully completed a medical internship, for the case prescribed in point b or c clause 2 Article 125 of this Decree.
c) In case a person who has been issued with a practicing license or practicing certificate before January 01, 2024 on which the scope of practice involves a particular specialty applies for replacement of that licensed specialty with another one, he/she must:
- hold one of the training qualifications specified in points b, c, d, dd or e clause 1 Article 127 of this Decree corresponding to the title written in his/her practicing license and the new specialty;
- has successfully completed a medical internship, for the case prescribed in point c clause 2 Article 125 of this Decree.
Article 136. Application package and procedures for modification of practicing license
1. An application package for modification of a practicing license in case of addition of a specialty to the licensed scope of practice as prescribed in point a, b or c clause 1 Article 135 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith).
b) A legitimate copy of the issued practicing license (not required if such practicing license has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database) or the practicing certificate issued before January 01, 2024.
c) A legitimate copy of any of the following documents (not required if such documents have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database), including:
- The training qualification as prescribed in Points b, c, d, dd or e Clause 1 Article 127 of this Decree;
- The basic specialty certificate as prescribed in clause 2 Article 128 of this Decree.
d) An original or legitimate copy of certificate of completion of internship program made using Form No. 07 in Appendix I enclosed herewith (not required if internship results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database), if the applicant is:
- a medical practitioner prescribed in Point b or c Clause 2 Article 125 of this Decree; or
- a medical practitioner prescribed in Clause 5 or 6 Article 125 of this Decree.
2. An application package for modification of practicing license submitted by a person who has been issued with a practicing license on which the scope of practice involves a particular specialty but stops practicing that licensed specialty and applies for replacement of that licensed specialty with another one as prescribed in point c clause 1 Article 135 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith).
b) A legitimate copy of the issued practicing license (not required if such practicing license has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database) or the practicing certificate issued before January 01, 2024.
c) A legitimate copy of the training qualification prescribed in point b, c, d, dd or e clause 1 Article 127 of this Decree (not required if such training qualification has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database).
d) An original or legitimate copy of certificate of completion of internship program made using Form No. 07 in Appendix I enclosed herewith (not required if internship results have been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database), if the applicant is:
- a medical practitioner prescribed in Point c Clause 2 Article 125 of this Decree; or
- a medical practitioner prescribed in Clause 5 Article 125 of this Decree.
3. An application package for modification of a practicing license submitted by a person who has been issued with a practicing license but then obtains a certificate of folk remedy holder or certificate of folk therapy holder as prescribed in point d clause 1 Article 135 of this Decree is composed of:
a) An application form (made using Form 08 in Appendix I enclosed herewith);
b) A legitimate copy of the issued practicing license (not required if such practicing license has been shared or published on the healthcare management information system or national healthcare database) or the practicing certificate issued before January 01, 2024;
c) A legitimate copy of certificate of folk remedy holder or certificate of folk therapy holder (not required if such certificates have been shared on the healthcare management information system or national healthcare database).
4. Procedures for modification of practicing license in any of the cases prescribed in clause 1 Article 136 of this Decree:
a) The applicant submits an application package for the corresponding case as prescribed in clause 1 through 4 of this Article and application fee, as prescribed by the Law on Fees and Charges, to the licensing authority;
b) The licensing authority is required to modify the foregoing practicing license within 15 days of receipt of adequate required documents. In case of refusal, a written response, clearly stating reasons for such refusal, shall be sent to the applicant;
The practicing license shall be modified by means of issuance of a decision to modify the scope of practice using Form No. 10 in Appendix I enclosed herewith. The issued decision to modify the scope of practice is an integral part of the issued practicing license.
c) Where it is necessary to verify documents of foreign origin enclosed in the application package, the duration of decision to modify a practicing license shall be 15 days from the day on which verification results are available.
Article 137. Procedures for suspension of medical practice, post-suspension actions; procedures for revocation of practicing license and post-revocation actions
1. Procedures for suspension of medical practice, post-suspension actions, and procedures for revocation of practicing license shall comply with the provisions of Articles 30, 31 and 32 of this Decree.
2. If a practicing license is revoked in case the application package for issuance of that practicing license fails to meet regulations as prescribed in point a clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment: the medical practitioner whose practicing license is revoked (hereinafter referred to as “license holder”) is required to modify and re-submit the application package for issuance of practicing license.
a) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license within 24 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be re-issued with the practicing license without re-practicing as a medical intern;
b) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license within the period from 24 to 60 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be required to complete a medical internship before following procedures for re-issuance of practicing license;
c) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license after 60 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be required to complete a medical internship before following procedures for issuance of practicing license.
3. If a practicing license is revoked in case there is any fraudulent document enclosed in the application package for issuance of the practicing license as prescribed in point b clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment: an application package for issuance of practicing license may be submitted after the following time limit:
a) In case the qualification or certificate of completion of internship program included in the application package for issuance of practicing license is forged: at least 05 years from the issue date of the revocation decision;
b) In case any of other documents included in the application package for issuance of practicing license is forged: 03 years from the issue date of the revocation decision.
4. If a practicing license is revoked in case the professional title or the scope of practice printed in that practicing license is different from those stated in the application package for issuance of the practicing license as prescribed in point c clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment: the license holder shall follow procedures for issuance of practicing license without incurring any fees.
a) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license within 24 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be re-issued with the practicing license without re-practicing as a medical intern;
b) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license within the period from 24 to 60 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be required to complete a medical internship before following procedures for re-issuance of practicing license;
c) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license after 60 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be required to complete a medical internship before following procedures for issuance of practicing license.
5. If a practicing license is revoked in case the license holder has not practiced medicine for 24 consecutive months as prescribed in point d clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment:
a) If the license holder completes a medical internship within 36 months from the issue date of the revocation decision, he/she may follow procedures for re-issuance of practicing license;
b) If the license holder fails to complete a medical internship within 36 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall follow procedures for issuance of a new practicing license.
6. If a practicing license is revoked in the case prescribed in clause 1, 2, 3, 4 or 6 Article 20 of the Law on Medical Examination and Treatment:
a) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license within 24 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be re-issued with the practicing license without re-practicing as a medical intern;
b) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license within the period from 24 to 60 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be required to complete a medical internship before following procedures for re-issuance of practicing license;
c) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license after 60 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be required to complete a medical internship before following procedures for issuance of practicing license.
7. If a practicing license is revoked in case the Expert Council defined in Article 101 of the Law on Medical Examination and Treatment establishes that the license holder has committed an error related to his/her professional and technical expertise in healthcare to the extent of incurring the sanction of revocation of his/her practicing license (point e clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment): the license holder must complete a medical internship before following procedures for issuance of a new practicing license.
8. If a practicing license is revoked in case the Expert Council defined in Article 101 of the Law on Medical Examination and Treatment establishes that the license holder has committed an error related to his/her professional and technical expertise in healthcare for the second time to the extent of incurring the sanction of revocation of his/her practicing license for the second time within the validity period of his/her practicing license (point g clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment): an application package for issuance of practicing license shall only be submitted after 12 months counting from the issue date of the revocation decision.
9. If a practicing license is revoked in case the competent state agency establishes that the license holder has violated professional ethics for the second time to the extent of incurring the sanction of suspension of his/her practice of medicine within the validity period of that practicing license (point h clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment): the license holder must complete a medical internship before following procedures for issuance of a new practicing license.
10. If a practicing license is revoked in case such revocation is made at the request of the medical practitioner as prescribed in point i clause 1 Article 35 of the Law on Medical Examination and Treatment:
a) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license within 24 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be re-issued with the practicing license without re-practicing as a medical intern;
b) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license within the period from 24 to 60 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be required to complete a medical internship before following procedures for re-issuance of practicing license;
c) If the license holder submits an application package for issuance of practicing license after 60 months from the issue date of the revocation decision, he/she shall be required to complete a medical internship before following procedures for issuance of practicing license.
Article 138. Criteria for recognition of medical practitioners’ proficiency in Vietnamese or in another language in healthcare
1. A medical practitioner shall be recognized to be proficient in Vietnamese in healthcare when he/she has been tested and recognized by a training institution prescribed in Article 140 of this Decree, except the cases prescribed in clause 3 of this Article.
2. In case a medical practitioner registers for use of a language other than his/her native language or Vietnamese when delivering healthcare services, he/she must be tested and recognized by a training institution prescribed in Article 140 of this Decree to be proficient in the language that he/she has registered for use in healthcare, except the cases prescribed in clause 3 of this Article.
3. A medical practitioner shall be recognized to be proficient in Vietnamese or another language in healthcare without passing a language test if he/she meets any of the following criteria:
a) He/she holds an intermediate professional education diploma, or higher, in healthcare sector issued by a Vietnamese or foreign lawful training institution after having successfully completed this institution’s training program delivered in Vietnamese or the language that he/she registers for use during delivery of healthcare services.
b) He/she holds certificate of completion of a training course in healthcare sector which lasts at least 12 months and is delivered in Vietnamese or the language that he/she registers for use during delivery of healthcare services;
c) He/she holds a bachelor’s degree in Vietnamese or the language that he/she registers for use during delivery of healthcare services, which is issued by a Vietnamese or foreign lawful training institution.
The diploma or certificate prescribed in point a or b of this clause must have been issued within 05 years of submitting an application.
Article 139. Criteria for recognition of eligibility of interpreters in healthcare sector
1. A person’s eligibility to make language interpretation in healthcare sector shall be recognized if he/she has been tested and recognized by a training institution prescribed in Article 140 of this Decree, except the cases prescribed in clause 2 of this Article.
2. An interpreter in healthcare sector may be recognized to be eligible without passing any language test if he/she:
a) holds an intermediate professional education diploma, or higher, in healthcare sector issued by a Vietnamese or foreign lawful training institution after having successfully completed this institution’s training program delivered in the language that he/she registers for acting as an interpreter;
b) hold a certificate of completion of a training course in healthcare sector which lasts at least 12 months and is delivered in the language that he/she registers for acting as an interpreter;
c) hold an intermediate professional education diploma, or higher, in healthcare sector, or herbalist certificate and a bachelor's degree in the language that he/she registers for acting as an interpreter.
The diploma or certificate prescribed in point a or b clause 2 of this Article must have been issued within 05 years of submitting an application.
3. An interpreter may only interpret for a medical practitioner at the same time he/she is giving medical examination and treatment to a patient.
Article 140. Eligibility requirements to be satisfied by training institutions testing and recognizing ones’ proficiency in Vietnamese or other languages or eligibility of interpreters in healthcare sector
A training institution shall be eligible to test and recognize ones’ proficiency in Vietnamese or other languages or eligibility of interpreters in healthcare sector if it meets the following requirements:
1. It is a Vietnamese higher education institution providing training courses in healthcare sector.
2. It has a foreign language department teaching the language being tested.
3. It has a question bank for testing ones’ proficiency in Vietnamese or other languages or eligibility of interpreters in healthcare sector.
Article 141. Application package and procedures for issuance of certificate of eligibility to training institutions testing and recognizing ones’ proficiency in Vietnamese or other languages or eligibility of interpreters in healthcare sector
1. An application package includes:
a) Legitimate copies of documents proving the establishment and operation of the training institution;
b) Documentary evidences of the existence of the foreign language department as prescribed in clause 2 Article 140 of this Decree and the list of full-time lecturers working at this department;
c) The question bank used for testing ones’ proficiency in Vietnamese or other languages or eligibility of interpreters in healthcare sector in respect of the language to be tested.
2. In case a training institution that has been issued with a certificate of eligibility to test and recognize ones’ proficiency in Vietnamese or other languages or eligibility of interpreters in healthcare sector applies for addition of a language being tested, the application package shall include the documents in points b and c clause 1 of this Article.
3. Procedures:
a) The training institution shall send an application package for certificate of eligibility to test and recognize ones’ proficiency in Vietnamese or other languages or eligibility of interpreters in healthcare sector (hereinafter referred to as “test language”) as prescribed in clause 1 of this Article to the Ministry of Health of Vietnam;
b) Upon its receipt of the application package, the Ministry of Health of Vietnam shall give a receipt note made using Form 02 in Appendix I enclosed herewith to the training institution;
c) Within 15 days from the receipt of the application package, if the application package is satisfactory, the Ministry of Health of Vietnam shall issue a certificate of eligibility to test language in healthcare sector to the training institution using Form 02 in Appendix III enclosed herewith. If an application is refused, a written response clearly indicating reasons for refusal shall be given;
d) If the application package is unsatisfactory, within 5 working days from the date written in the receipt note, the receiving authority must send a written request for modification, in which contents need to be modified must be specified, to the training institution;
dd) Within 15 days from the receipt of the modified application, the Ministry of Health of Vietnam shall issue a certificate of eligibility to test language to the training institution using Form 02 in Appendix III enclosed herewith; If an application is refused, a written response clearly indicating reasons for refusal shall be given;
e) Within 10 days from the issue date of the certificate of eligibility to test language, the Ministry of Health of Vietnam shall publish the name of the certificate holder on its web portal and on the healthcare management information system.
Article 142. Application package and procedures for recognition of proficiency in Vietnamese or other languages or eligibility of interpreters in healthcare sector
1. An application package for testing and recognition of language proficiency in healthcare sector includes:
a) An application form (made using Form 01 in Appendix III enclosed herewith);
b) A legitimate copy of ID card, citizen identity card or unexpired passport;
c) Two color photos of 04 x 06 cm size, taken against a white background within 06 months of submitting the application.
2. An application package for recognition of proficiency in Vietnamese or other languages or eligibility of interpreters in healthcare sector includes:
a) An application form (made using Form 01 in Appendix III enclosed herewith);
b) The documents specified in Points b and c clause 1 of this Article;
c) Legitimate copies of the qualifications/certificates prescribed in clause 3 Article 138 of this Decree, in case of application for recognition of proficiency in Vietnamese or other languages in healthcare sectors; legitimate copies of the qualifications/certificates prescribed in clause 2 Article 139 of this Decree, in case of application for recognition of interpreter’s eligibility in healthcare sector.
3. Procedures for testing and recognition:
a) The applicant shall submit an application package as prescribed in clause 1 of this Article to the training institution mentioned in Article 140 of this Decree;
b) Within 30 days from the receipt of adequate and valid application package, the training institution shall organize testing and issue a certificate using Form 03 in Appendix III enclosed herewith to the applicant mentioned in clauses 1 and 2 Article 138, and clause 1 Article 139 of this Decree. Testing results must be openly published.
4. Procedures for recognition:
a) The applicant shall submit an application package as prescribed in clause 2 of this Article to the training institution mentioned in Article 140 of this Decree;
b) Within 10 working days from the receipt of adequate and valid application package, the training institution shall issue a certificate using Form 03 in Appendix III enclosed herewith to the applicant mentioned in clause 3 Article 138, and clause 2 Article 139 of this Decree. If an application is refused, a written response clearly indicating reasons for such refusal shall be given.
5. The list of persons granted certificates as prescribed in point b clause 3 and point b clause 4 of this Article shall be published on the website of the training institution and on the healthcare management information system.
Section 2. ROADMAP FOR CONVERSION TO PRACTICING LICENSE AND TRANSITION ON OPERATING LICENSE
Article 143. Transition on medical internship, practicing certificates and conversion of practicing certificates issued under Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12
1. A person who has started their internship before January 01, 2024 but not yet completed the internship duration may:
a) continue their internship according to provisions of the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 and its guiding documents. Internship results shall be used as the basis for issuance of a practicing license on which the scope of practice shall comply with the provisions of the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12; or
b) comply with provisions on medical internship in this Decree.
2. From January 01, 2024, the practicing certificates issued under the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 and its guiding documents shall be deemed valid as practicing licenses until they are converted as prescribed in clause 3 of this Article while the scope of practice approved by competent authorities remain unchanged.
3. Conversion of practicing certificates into practicing licenses shall be made when following renewal procedures. To be specific:
a) Since 2030, a practicing certificate issued under the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 and its guiding documents shall be valid for 05 years;
b) The practicing certificate prescribed in point a of this clause shall expire in 2035. The expiry date shall be determined according to the date written on the issued practicing certificate;
c) A medical practitioner shall follow renewal procedures as prescribed in clause 2 Article 134 of this Decree to continue practicing medicine. If a medical practitioner who holds a practicing certificate issued by the Ministry of Health of Vietnam stops working for health facilities affiliated to this Ministry, he/she shall follow renewal procedures with a health authority affiliated to the relevant provincial People’s Committee.
4. Modification, re-issuance, suspension, revocation and post-suspension and post-revocation actions against holders of practicing certificates issued under the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 shall comply with provisions of the Law on Medical Examination and Treatment No. 15/2023/QH15 and the provisions of Section 1 Chapter VIII of this Decree. The validity period of a practicing license shall start from the day on which that practicing license is re-issued.
5. Certificates issued by commune People’s Committees to dentist assistants who have been practicing from 1980 or earlier still remain valid without following procedures for conversion into practicing licenses.
6. If a holder of a practicing certificate issued under the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 wishes to apply for conversion of his/her practicing certificate into practicing license before the time prescribed in clause 3 of this Article, he/she shall be required to submit an application package and follow procedures for issuance of a new practicing license as prescribed in Article 130 of this Decree and return the issued practicing certificate.
7. Where an application package for practicing certificate has been shared and published on the healthcare management information system, the application package for re-issuance or modification or that practicing certificate under the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 shall be sent to the competent authority defined in Article 28 of the Law on Medical Examination and Treatment No. 15/2023/QH15.
8. Where an application package for practicing certificate has not yet been shared and published on the healthcare management information system, the application package for re-issuance or modification or that practicing certificate under the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 shall be sent to the authority issuing that practicing certificate.
Article 144. Transition on operating license
1. Health facilities that have been operating under operating licenses issued under the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 and its guiding documents shall be allowed to continue their operating under such issued operating licenses without converting into forms of organization prescribed in the Law on Medical Examination and Treatment No. 15/2023/QH15 and Article 39 of this Decree.
Any health facility that wishes to convert into a form of organization prescribed in this Decree must follow procedures for modification of its operating license as prescribed in Articles 64, 65 and 66 of this Decree.
2. A health facility that is a regional polyclinic and is issued with an operating license before the effective date of this Decree shall be allowed to provide inpatient treatment but must provide adequate staff on duty at all times (i.e. 24 hours per day and 7 days per week) to provide professional care.
3. A health facility that is an emergency care and patient transport service provider and is issued with an operating license before the effective date of this Decree may continue their operation but must meet the following requirements:
a) Material facilities:
- It has a fixed location which is well-lit and separated from the family living area;
- Electricity and water systems and other conditions for caring patients are available.
b) Equipment and vehicles for transporting patients;
- Emergency vehicles with adequate medical devices are sufficient;
- It must be equipped with anaphylaxis kits and adequate emergency medicines to ensure safety and hygienic conditions for patients.
c) Personnel:
- Any employee that provides medical examination and treatment shall be required to possess a valid practicing certificate or practicing license and perform assigned tasks suitable to his/her scope of practice;
- Its person in charge of professional practices must be a doctor possessing a valid practicing certificate or person holding a practicing license for the title of doctor, holding professional qualification or certificate or certification of completion of training course in resuscitation in emergency care; have at least 36 months of practicing period; is its full-time medical practitioner.
d) A contract for emergency transport services signed with an air service company must be available, if it registers for transport of patients to foreign countries.
Article 145. Authority to issue, re-issue and modify operating license within period from January 01, 2024 to December 31, 2026
1. The Minister of Health of Vietnam shall have authority to:
a) issue and re-issue operating licenses to health facilities under its management and private hospitals.
b) modify operating licenses of health facilities under its management and private hospitals if their scope of professional activities are changed: addition or removal of techniques to or from their scope of professional activities.
c) modify operating licenses of health facilities under its management and private hospitals if their scale is changed. To be specific:
- There is an increase or decrease in number of professional departments or wards of the health facility, including the case specified in point dd clause 1 Article 54 of the Law on Medical Examination and Treatment;
- The number of hospital beds of the health facility is increased or decreased by at least 10% or by less than 10% but more than 30 hospital beds;
- The number of hospital beds of the health facility is changed as prescribed in clause 4 of this Article.
d) modify operating licenses of health facilities under its management and private hospitals if their opening hours are changed.
dd) modify operating licenses of health facilities under its management and private hospitals if there are changes in their names or addresses (without relocation).
2. Health authorities affiliated to provincial People's Committees shall have authority to:
a) issue or re-issue operating licenses to health facilities located in their provinces, except those under the management of the Ministry of Health of Vietnam, the Ministry of National Defence of Vietnam, or the Ministry of Public Security of Vietnam, and private hospitals.
b) modify operating licenses of health facilities located in their provinces, except those under the management of the Ministry of Health of Vietnam, the Ministry of National Defence of Vietnam, or the Ministry of Public Security of Vietnam, and private hospitals, if their scope of professional activities are changed: addition or removal of techniques to or from their scope of professional activities.
c) modify operating licenses of health facilities located in their provinces, except those under the management of the Ministry of Health of Vietnam, the Ministry of National Defence of Vietnam, or the Ministry of Public Security of Vietnam, and private hospitals, if their scale is changed. To be specific:
- There is an increase or decrease in number of professional departments or wards of the health facility, including the case specified in point dd clause 1 Article 54 of the Law on Medical Examination and Treatment;
- The number of hospital beds of the health facility is increased or decreased by at least 10% or by less than 10% but more than 30 hospital beds;
- The number of hospital beds of the health facility is changed as prescribed in clause 4 of this Article.
d) modify operating licenses of health facilities located in their provinces, except those under the management of the Ministry of Health of Vietnam, the Ministry of National Defence of Vietnam, or the Ministry of Public Security of Vietnam, and private hospitals, if their opening hours are changed.
dd) modify operating licenses of health facilities located in their provinces, except those under the management of the Ministry of Health of Vietnam, the Ministry of National Defence of Vietnam, or the Ministry of Public Security of Vietnam, and private hospitals, if there are changes in their names or addresses (without relocation).
3. A hospital may increase or decrease the number of hospital beds of its departments or wards by less than 10% of its total number of hospital beds specified in its operating license but not more than 30 hospital beds, and must send a written report on such change to its supervisory authority. Such report must indicate:
a) The number of hospital beds of its departments or wards to be increased or decreased;
b) Declaration of its material facilities, medical devices and personnel proving its satisfaction of conditions for making change in number of its hospital beds.
4. If a hospital wishes to change the number of its hospital beds after it has completed procedures for increase or decrease of the number of its hospital beds by less than 10%, it shall be required to follow procedures for modification of its operating license as prescribed in Article 66 of this Decree. The hospital shall send an application package for modification of its operating license to:
a) The Ministry of Health of Vietnam, if it is affiliated to the Ministry of Health of Vietnam or a private hospital; or
b) The health authority affiliated to the People’s Committee of province or city where it is located, unless it is affiliated to the Ministry of Health of Vietnam, the Ministry of National Defence of Vietnam, or the Ministry of Public Security of Vietnam, and private hospitals.
5. If a hospital wishes to change the number of its hospital beds after it has completed procedures for modification of its operating license as prescribed in clause 4 of this Article, it shall follow corresponding guidelines in clause 3 and clause 4 of this Article.
6. Application packages for issuance, re-issuance and modification of operating licenses submitted before December 31, 2026 shall be considered by the corresponding authority prescribed in clauses 1, 2 and 4 of this Article.
Article 146. Classification of health facilities by levels of professional techniques
Hospitals that have been issued with operating licenses before January 01, 2024 must follow procedures for being classified before January 01, 2025. Classification of these hospitals by levels of professional techniques shall be carried out as follows:
1. If the period from the issue date of the operating license to the day on which procedures are followed is shorter than 02 years, only an application form for classification as prescribed in point a clause 1 Article 90 of this Decree is submitted. Within 15 working days from the receipt of the application form submitted by the hospital, the licensing authority shall issue a document to temporarily classify the hospital into the basic healthcare level. This document on temporary classification of the hospital shall be valid for 02 years from the date thereon. At least 60 days before the expiry date of this document, the hospital must submit an application for classification of its professional and technical expertise as prescribed in Article 90 of this Decree.
2. If the period from the issue date of the operating license to the day on which procedures are followed is enough 02 years or longer, the hospital must submit an application package and follow procedures as prescribed in Article 90 of this Decree. Classification results shall be applied from January 01, 2025.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 27. Hướng dẫn đăng ký hành nghề
Điều 28. Nội dung đăng ký hành nghề
Điều 30. Thủ tục đình chỉ hành nghề
Điều 32. Thủ tục thu hồi giấy phép hành nghề
Điều 40. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động chung đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 59. Các trường hợp cấp mới giấy phép hoạt động
Điều 67. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động
Điều 71. Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng cơ bản
Điều 73. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 80. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
Điều 87. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa
Điều 91. Các trường hợp áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 94. Giải quyết đối với người bệnh là người nước ngoài không có thân nhân
Điều 95. Giải quyết đối với trường hợp người bệnh tử vong là người nước ngoài mà không có thân nhân
Điều 96. Quy trình cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới
Điều 119. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Điều 123. Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 125. Quy trình cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Điều 126. Các trường hợp, điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề
Điều 130. Hồ sơ, thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề
Điều 131. Các trường hợp, điều kiện cấp lại giấy phép hành nghề
Điều 132. Hồ sơ, thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề