Nghị định 20/2021/NĐ-CP chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
Số hiệu: | 20/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2021 |
Ngày công báo: | 27/03/2021 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ 01/7/2021
Nội dung này được đề cập tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo đó, bổ sung thêm các đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, bao gồm:
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ĐBKK;
- Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng tại khoản 1, 3, 6 Điều 5 Nghị định 20/2021 đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ĐBKK;
- Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Ngoài ra, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng (mức hiện hành là 270.000 đồng/tháng).
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
Nghị định 20/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 và thay thế Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; trợ giúp xã hội khẩn cấp và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là việc hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng trợ giúp xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại hộ gia đình.
2. Người bị thương nặng là người bị thương dẫn đến phải cấp cứu và điều trị tại cơ sở y tế từ 3 ngày trở lên.
3. Hộ phải di dời khẩn cấp nhà ở là hộ gia đình phải di dời nhà ở do nguy cơ sạt lở đất, lũ, lụt, thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp và khả năng cần thiết.
5. Hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn giao thông hoặc sự kiện bất khả kháng khác là hậu quả có người bị chết hoặc bị thương nặng.
6. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là vợ, chồng hoặc các con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
1. Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
2. Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
3. Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
3. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
a) Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.
b) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
c) Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.
d) Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này:
Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.
đ) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.
e) Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
g) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8 Điều 5 Nghị định này.
2. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con là đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này thì được hưởng cả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 và chế độ đối với đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này.
1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:
a) Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng theo quy định sau đây:
a) Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:
- Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn; Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
- Giấy khai sinh của trẻ em đối với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con;
- Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
- Giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai;
- Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng.
Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.
Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi quy định tại các điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi, quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật từ tháng được cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng khác kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng.
Thời gian điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ tháng đối tượng đủ điều kiện điều chỉnh.
2. Trường hợp đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bị chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
Thời gian thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng kể từ tháng ngay sau tháng đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể các trường hợp thôi hưởng, tạm dừng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
3. Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội, nhận chăm sóc hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới.
4. Thủ tục quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong và ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng thay đổi nơi cư trú có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại nơi cư trú cũ, sau đó gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú mới xác nhận và chuyển hồ sơ của đối tượng đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho đối tượng. Thời gian hưởng ngay sau tháng ghi trong quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cũ của đối tượng.
1. Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.
1. Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:
a) Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
c) Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
2. Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng quy định tại nhiều văn bản khác nhau với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy chứng tử của đối tượng;
b) Bản sao quyết định hoặc danh sách thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng:
a) Cá nhân, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.
1. Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết âm lịch. Hỗ trợ không quá 3 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác từ nguồn lực của địa phương và nguồn dự trữ quốc gia.
2. Hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu:
Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.
3. Thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu cần hỗ trợ theo các Mẫu số 5a và 5b ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét các trường hợp hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm thiết yếu trong danh sách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;
e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;
g) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia;
h) Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;
i) Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.
. Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Trình tự xem xét hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
2. Trường hợp người bị thương nặng ngoài nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều này mà không có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
1. Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết quy định tại khoản 1 Điều này do không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng thì được xem xét, hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
3. Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trực tiếp mai táng có Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này và giấy báo tử của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này hoặc xác nhận của công an cấp xã đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu kinh phí thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
2. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
4. Thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trình tự xem xét hỗ trợ về nhà ở thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
1. Trẻ em có cả cha và mẹ chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
2. Thủ tục hỗ trợ trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
1. Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích hoặc hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất chính do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác dẫn đến mất việc làm thì được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất theo quy định hiện hành.
2. Trường hợp đặc biệt khẩn cấp, nghiêm trọng, việc hỗ trợ các nội dung quy định tại các Điều 12, 13 và 14 Nghị định này thực hiện theo quy trình, thủ tục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, bỏ qua bước bình xét, bảo đảm chi trả cho đối tượng kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức, công khai và minh bạch.
1. Đối tượng thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định này;
c) Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm:
a) Trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
c) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
d) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thời gian nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này là không quá 03 tháng. Trường hợp hết thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng mà hộ gia đình, cá nhân không nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hộ gia đình, cá nhân khác nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời hoặc có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội theo quy định.
1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này được hưởng các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
c) Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
d) Hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này khi sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ theo quy định sau đây:
a) Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế;
c) Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn khoản 2 Điều này.
1. Hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 1, điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định này bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 04 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em từ đủ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
2. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định như sau:
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên;
Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất;
Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
b) Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
c) Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0).
d) Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau:
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng.
3. Được hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
4. Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ và chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật liên quan.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn khoản 3 Điều này.
1. Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định này.
2. Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trưởng thôn lập danh sách đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và cá nhân hoặc hộ gia đình có đủ điều kiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thuộc địa bàn thôn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Thủ tục đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có đơn kèm theo biên bản về vụ việc bạo hành, xâm hại và văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội nơi trẻ em, người lang thang xin ăn không có nơi cư trú ổn định bị bạo hành, xâm hại có trách nhiệm lập hồ sơ;
b) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, xác minh và có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em;
c) Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
d) Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em;
đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.
2. Trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này không bảo đảm điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này vẫn được xem xét hưởng chính sách quy định tại Điều 12 Nghị định này.
3. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;
b) Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;
c) Đối xử bình đẳng đối với trẻ em;
d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em:
a) Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;
c) Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;
d) Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
1. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội phải bảo đảm điều kiện và trách nhiệm sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Có sức khoẻ, kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi;
c) Có nơi ở ổn định và nơi ở cho người khuyết tật, người cao tuổi;
d) Có điều kiện kinh tế;
đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.
2. Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật:
a) Có hành vi đối xử tệ bạc đối với người cao tuổi, người khuyết tật;
b) Lợi dụng việc nhận việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;
c) Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật;
d) Vi phạm nghiêm trọng quyền của người được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
1. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định này thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;
b) Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
c) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
c) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng. Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.
5. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
a) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
b) Người không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định này khi sống tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định sau đây:
1. Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Hệ số 5,0 đối với trẻ em dưới 04 tuổi;
b) Hệ số 4,0 đối với các đối tượng từ đủ 4 tuổi trở lên.
2. Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế.
3. Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
4. Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định.
5. Trường hợp đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng quy định tại khoản 1 Điều này thì không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng quy định tại Điều 6 Nghị định này.
1. Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng trẻ em quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng không quá 22 tuổi.
3. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề.
4. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được đưa trở về nơi ở trước khi vào cơ sở trợ giúp xã hội. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống.
5. Đối tượng quy định tại khoản 1 và 3 Điều 24 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì cơ sở trợ giúp xã hội và địa phương xem xét hỗ trợ để có nơi ở, tạo việc làm và cơ sở trợ giúp xã hội tiếp tục giải quyết trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.
1. Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở.
2. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này, gồm:
a) Tờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch;
c) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp là người khuyết tật;
d) Xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
đ) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
e) Giấy tờ liên quan khác (nếu có);
g) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở trợ giúp xã hội (nếu vào cơ sở của tỉnh);
h) Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.
3. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này, bao gồm:
a) Tờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);
c) Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến an toàn của đối tượng;
d) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;
đ) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở (nếu vào cơ sở của tỉnh);
e) Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.
4. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện, bao gồm:
a) Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của đối tượng.
1. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ có giấy tờ theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 27 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày làm việc, trừ những thông tin về HIV của đối tượng;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét chuyển hồ sơ đến người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội tiếp nhận đối tượng vào cơ sở;
đ) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và chuyển hồ sơ của đối tượng đến cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn quản lý; sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở;
e) Trường hợp đối tượng không được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng và hoàn thiện các thủ tục theo quy trình sau:
Bước 1. Lập biên bản tiếp nhận có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở trợ giúp xã hội. Đối với đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ ký của đối tượng (nếu có thể);
Bước 2. Đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ giúp đối tượng;
Bước 3. Bảo đảm an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp thời; đối với trẻ em bị bỏ rơi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 25 ngày làm việc;
Bước 4. Quyết định trợ giúp đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng;
Bước 5. Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ của đối tượng theo quy định, Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi, cơ sở thực hiện các thủ tục khai sinh cho trẻ theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
b) Các thủ tục, hồ sơ phải hoàn thiện trong 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng, trường hợp kéo dài quá 10 ngày làm việc, phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định.
3. Thủ tục quyết định tiếp nhận đối với đối tượng tự nguyện thực hiện theo quy định sau đây:
Đối tượng tự nguyện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội với người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội và nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
Cơ sở trợ giúp xã hội phải tiến hành lập và quản lý hồ sơ cá nhân của từng đối tượng. Hồ sơ của đối tượng gồm có:
1. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội quy định tại Điều 27 Nghị định này.
2. Kế hoạch trợ giúp xã hội và các tài liệu liên quan.
3. Quyết định dừng trợ giúp xã hội hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
4. Các văn bản có liên quan đến đối tượng.
1. Thẩm quyền dừng trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng.
2. Điều kiện dừng trợ giúp xã hội:
a) Kết thúc quản lý trường hợp theo quyết định của người đứng đầu cơ sở;
b) Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Đối tượng được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật con nuôi;
d) Đối tượng đủ 16 tuổi. Trường hợp từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi;
đ) Cơ sở trợ giúp xã hội không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng;
e) Đối tượng không liên hệ trong vòng 1 tháng;
g) Đối tượng đề nghị dừng hoạt động trợ giúp xã hội;
h) Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;
i) Kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội;
k) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục dừng trợ giúp xã hội:
a) Đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc người giám hộ, thân nhân hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cha mẹ nuôi quy định tại điểm b, c, d, g khoản 2 Điều này có đơn đề nghị theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này gửi người đứng đầu cơ sở dừng trợ giúp xã hội (nếu có);
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng thuộc quyền quản lý; người đứng đầu cơ sở quyết định dừng trợ giúp xã hội;
c) Lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình, cộng đồng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
1. Kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng và kinh phí thực hiện chi trả chính sách; tuyên truyền, xét duyệt đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ và kiểm tra giám sát được thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí bảo đảm để chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
Đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo đảm trong dự toán chi bảo đảm xã hội.
3. Kinh phí chi hoạt động thường xuyên, đầu tư xây dựng cơ bản và các chi phí khác của cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật. Cơ sở trợ giúp xã hội được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành các khoản 1 và 2 Điều này.
1. Kinh phí thực hiện trợ giúp khẩn cấp bao gồm:
a) Ngân sách địa phương tự cân đối theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua cơ quan, tổ chức.
2. Trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng và các nguồn kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này không đủ để thực hiện trợ giúp khẩn cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ hàng hóa từ nguồn dự trữ quốc gia theo quy định.
Việc lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng phải được chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng.
2. Việc lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện chi trả bảo đảm yêu cầu có kinh nghiệm, có mạng lưới điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn, có thể đảm nhiệm việc chi trả tại nhà cho một số đối tượng đặc thù, bảo đảm kịp thời và an toàn trong việc chi trả.
3. Việc chi trả thông qua tổ chức dịch vụ chi trả được lập thành hợp đồng giữa cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tùy theo phân cấp của từng địa phương) và tổ chức dịch vụ chi trả, trong đó phải ghi rõ phạm vi, đối tượng chi trả, phương thức chi trả (gồm phương thức chi trả qua tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán điện tử do pháp luật quy định hoặc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt), phương thức chuyển tiền và thời hạn chuyển tiền, thời hạn chi trả đến người thụ hưởng, mức chi phí chi trả theo thực tế, thời hạn thanh quyết toán, quyền và trách nhiệm của các bên, thoả thuận khác có liên quan đến việc chi trả.
4. Trước ngày 25 hàng tháng, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách đối tượng thụ hưởng (bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng tăng, giảm; đối tượng hưởng trợ cấp một lần); số kinh phí chi trả tháng sau (bao gồm cả tiền truy lĩnh và mai táng phí của đối tượng); số kinh phí còn lại chưa chi trả các tháng trước (nếu có) thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước và chuyển vào tài khoản tiền gửi của tổ chức dịch vụ chi trả; đồng thời chuyển danh sách chi trả để tổ chức dịch vụ chi trả cho đối tượng thụ hưởng tháng sau. Trong thời gian chi trả, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cử người giám sát việc chi trả của tổ chức thực hiện chi trả.
5. Hàng tháng, tổ chức dịch vụ chi trả tổng hợp, báo cáo danh sách đối tượng đã nhận tiền, số tiền đã chi trả; danh sách đối tượng chưa nhận tiền để chuyển chi trả vào tháng sau, số kinh phí còn lại chưa chi trả và chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận và chứng từ chuyển khoản ngân hàng) cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 hàng tháng. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp quyết toán kinh phí chi trả theo quy định.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn thực hiện Nghị định này theo quy định;
b) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chính sách trợ giúp xã hội và quản lý đối tượng;
d) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội;
đ) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan thẩm định, trình cấp có thẩm quyền trợ giúp khẩn cấp từ nguồn dự trữ quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương theo quy định tại Luật Dự trữ quốc gia và Luật Ngân sách nhà nước;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan kiểm tra việc xuất cấp, sử dụng hàng dự trữ quốc gia và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách theo quy định.
3. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm:
a) Rà soát, kiểm tra, tổng hợp số lượng, giá trị, mặt hàng dự trữ quốc gia cần cứu trợ, hỗ trợ báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Báo cáo kết quả xuất cấp, sử dụng hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Các bộ, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định này.
1. Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng quy định tại Nghị định này. Giao cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng theo Mẫu số 10a, 10b, 10c, 10d ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này.
3. Quyết định phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phương.
1. Đối tượng đang hưởng chế độ chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thì được chuyển sang mức và hệ số tương ứng quy định tại Nghị định này kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục chuyển mức và hệ số tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
2. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Điều 17 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; các điều từ Điều 40 đến Điều 43 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội; các điều từ Điều 15 đến Điều 23 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
(Kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)
Mẫu số 1a |
Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 7 Điều 5 Nghị định số...) |
Mẫu số 1b |
Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và khoản 8 Điều 5 Nghị định số ....) |
Mẫu số 1c |
Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số....) |
Mẫu số 1d |
Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số ....) |
Mẫu số 1đ |
Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số.....) |
Mẫu số 2a |
Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật |
Mẫu số 2b |
Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng |
Mẫu số 03 |
Tờ khai đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng |
Mẫu số 04 |
Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 5, khoản 1 Điều 14 Nghị định số....) |
Mẫu số 5a |
Danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm |
Mẫu số 5b |
Danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm |
Mẫu số 06 |
Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 15 Nghị định số....) |
Mẫu số 07 |
Tờ khai đề nghị tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội |
Mẫu số 08 |
Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội |
Mẫu số 09 |
Đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội |
Mẫu số 10a |
Số liệu kết quả thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên |
Mẫu số 10b |
Số liệu thực hiện trợ giúp xã hội đột xuất |
Mẫu số 10c |
Số liệu kết quả thực hiện chính sách đối với người cao tuổi |
Mẫu số 10d |
Số liệu kết quả thực hiện chính sách đối với người khuyết tật |
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 20/2021/ND-CP |
Hanoi, March 15, 2021 |
SOCIAL SUPPORT POLICIES FOR SOCIAL PROTECTION BENEFICIARIES
Pursuant to Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to Law on State Budget dated June 25, 2015;
Pursuant to Law on the Elderly dated November 23, 2009;
Pursuant to Law on Persons with Disabilities dated June 17, 2010;
Pursuant to Children Law dated April 5, 2016;
Pursuant to Law on Prevention of virus infection causing acquired immunodeficiency syndrome (HIV/AIDS) dated June 29, 2006;
Pursuant to Law on natural disaster prevention and control dated June 19, 2013;
Pursuant to Law on amendments to Law on Natural Disaster Prevention and Control and Law on Dikes dated June 17, 2020;
At request of Minister of Labor – War Invalids and Social Affairs;
The Government promulgates Decree on social support policies for social protection beneficiaries.
This Decree prescribes regular social support policies in community; care and nurture adoption in community; emergency social support and care, nurture in social support facilities.
Article 2. Term interpretation
In this Decree, terms below are construed as follows:
1. “care and nurture adoption in community” refers to when households and individuals provide care and nurture for social support beneficiaries with particularly disadvantaged conditions in households.
2. “seriously injured individual” refers to an individual who is injured and requiring emergency aid and treatment in medical facilities for at least 3 days.
3. “household subject to emergency relocation” refers to a household which must relocate due to risk of landslide, flood, inundation, natural disasters, fire or other force majeure decided by competent authority.
4. “a force majeure event” refers to an event that takes place objectively, unexpectedly and irreversibly despite the fact that all necessary measures and efforts have been taken.
5. “serious consequences due to natural disasters, fire, traffic accidents or other force majeure events” refer to humans who are killed or seriously injured.
6. “individuals holding obligations and rights to take care of the elderly” refer to spouses or children of the elderly and other individuals obliged to provide care or nurture according to regulations and law on marriage.
Article 3. Basic principles regarding social support policies
1. Social support policies are implemented promptly, fairly, publicly and transparently; on the basis of level of disadvantage and priority in family and community where beneficiaries live.
2. Social support policies are amended depending on national economic conditions and minimum living standards from time to time.
3. The Government encourages and enables agencies, organizations and individuals to take care, nurture and support social support beneficiaries.
Article 4. Standard social support amount
1. Standard social support amount serves as the basis for determining social benefits, financing adoption for care and nurture; financing for nurture in social support facilities and other social support amount.
2. Standard social support amount applicable from July 1, 2021 is VND 360.000 per month.
Depending on balancing capacity of budget, increase rate of consumption rates and living conditions of social protection beneficiaries, competent agencies shall consider and increase standard social support amount accordingly; guarantee relation with policies on other beneficiaries.
3. Depending on socio-economic conditions in local administrative divisions, People’s Committees of provinces shall request People's Councils of provinces to guarantee that:
a) Standard social support amount and social support amount applied in provinces are not lower than standard social support amount and social support amount prescribed under this Decree;
b) Other individuals facing difficulties not specified under this Decree benefit from social support policies.
REGULAR SOCIAL SUPPORT IN COMMUNITY
Article 5. Social protection beneficiaries eligible for monthly social benefits
1. Children who are under 16 years of age, receiving no nurture and:
a) abandoned without foster parent(s); or
b) without both parents; or
c) without a parent while the other is declared missing as per the law; or
d) without a parent while the other is receiving care, nurture in a social support facility or social housing; or
dd) without a parent while the other is serving prison sentence or complying with decision on penalties against administrative violations in reform school, mandatory education institution or mandatory rehabilitation center; or
e) having both parents declared missing as per the law; or
g) having both parents receiving care, nurture in social support facilities or social houses; or
h) having both parents serving prison sentences or complying with decisions on penalties against administrative violations in reform schools, mandatory education institutions or mandatory rehabilitation centers; or
i) having a parent declared missing as per the law while the other is receiving care, nurture in social support facility or social house; or
k) having a parent declared missing as per the law while the other is serving prison sentence or complying with decision on penalties against administrative violations in reform school, mandatory education institution or mandatory rehabilitation center; or
l) having a parent receiving care, nurture in social support facility while the other is serving prison sentence or complying with decision on penalties against administrative violations in reform school, mandatory education institutions or mandatory rehabilitation center.
2. Individuals under Clause 1 of this Article who are receiving monthly benefits, of 16 years of age and pursuing formal education, vocational education, professional secondary education, college education or first higher education degrees shall benefit from social support policies until they finish education or reach the age of 22, whichever comes first.
3. Children living in poor households and contracted HIV/AIDS.
4. Individuals who live in poor, near-poor households and have not married; individuals who are married to spouses that are deceased or missing as per the law and raising children under 16 years of age or children from 16 to 22 years of age that are pursuing formal education, vocational education, professional secondary education, college education or first higher education degrees according to Clause 2 of this Article (hereinafter referred to as “poor single parent”).
5. The elderly who are:
a) living in poor households, deprived of individuals with obligations and rights to care or living with individuals with obligations and rights to care who are benefiting from monthly social benefits; or
b) from 75 to 80 years of age, living in poor or near-poor households, not specified under Point a of this Clause and living in ethnic minorities in communes, hamlets and mountainous regions; or
c) of 80 years of age or older, not specified under Clause a of this Clause and receiving no pension, monthly social security benefits or monthly social benefits; or
d) living in poor households, having no individuals with obligations and rights to care for, inadequate to live in community, adequate to be admitted to social support facilities and receiving care, nurture in community.
6. Individuals with severe disabilities and individuals with very severe disabilities according to regulations and law on individuals with disabilities.
7. Children under 3 years of age, living in poor households or near-poor households, not specified under Clauses 1, 3, and 6 of this Article and living in ethnic minorities in communes, hamlets and mountainous regions.
8. Individuals contracted HIV/AIDS, living in poor households and having no stable monthly income namely salary, wage, pension, social security benefit, monthly social security.
Article 6. Monthly social benefit
1. Individuals under Article 5 hereof shall receive monthly social benefits equal to the product of social support standards under Article 4 hereof multiplying with following coefficient:
a) For individuals under Clause 1 Article 5 hereof:
- 2.5 for children under 4 years of age;
- 1.5 for children at 4 years of age or older.
b) 1.5 for individuals under Clause 2 Article 5 hereof.
c) For individuals under Clause 3 Article 5 hereof:
- 2.5 for children under 4 years of age;
- 2.0 for children from 4 years of age to under 16 years of age.
d) For individuals under Clause 4 Article 5 hereof:
1.0 for every child the beneficiaries are raising.
dd) For individuals under Clause 5 Article 5 hereof:
- 1.5 for individuals under Point a Clause 5 from 60 years of age to 80 years of age;
- 2.0 for individuals under Point a Clause 5 at 80 years of age or older;
- 1.0 for individuals under Points b and c Clause 5;
- 3.0 for individuals under Point d Clause 5.
e) For individuals under Clause 6 Article 5 hereof:
- 2.0 for individuals with very severe disabilities;
- 2.5 for children with very severe disabilities or the elderly with very severe disabilities;
- 1.5 for individuals with severe disabilities;
- 2.0 for children with severe disabilities or the elderly with severe disabilities.
g) 1.5 for individuals under Clauses 7 and 8 Article 5 hereof.
2. In case a beneficiary is eligible for multiple coefficients under Clause 1 of this Article or under different documents, only the highest coefficient prevails. Poor single parents who fall under cases specified in Clauses 5, 6, and 8 Article 5 hereof shall benefit from both provisions under Clause 4 Article 5 and provisions under Clauses 5, 6, and 8 Article 5 hereof.
Article 7. Application for provision of monthly social benefits, monthly financing of care and nurture
1. Application for provision of monthly social benefits includes:
Declaration using Forms No. 1a, 1b, 1c, 1d, and 1dd attached hereto.
2. Application for monthly financing of care and nurture includes:
a) Declaration using Form No. 2a attached hereto;
b) Declaration using Form No. 2b attached hereto;
c) Declaration using Form No. 3 attached hereto.
Article 8. Procedures for implementation, revision and suspension of benefiting from monthly social benefits and monthly care financing
1. Procedures for implementation, revision and suspension of benefiting from monthly social benefits and monthly care, nurture financing are as follow:
a) Beneficiaries, their guardians or relevant organizations, individuals shall prepare application according to Article 7 hereof and submit to People’s Committees of communes, wards, townlets where they live (hereinafter referred to as “People’s Committees of communes”). Following documents must be submitted along submission of application to enable receiving officials to compare information:
- Family register of beneficiaries of written confirmation of police authorities of communes, wards, townlets; ID Cards of Citizen Identity Cards;
- Birth certificates of children in case of considering social benefits for children, poor single parents, individuals with disabilities and raising children;
- Written confirmation of HIV infection of competent medical agencies for cases of HIV infection;
- Written confirmation of pregnancy of competent medical agencies for cases of pregnant individuals with disabilities;
- Written confirmation of disabilities for cases of individuals with disabilities.
b) Within 7 working days from the date on which adequate documents are received, officials in charge of labor - war invalids and social affairs are responsible for reviewing the documents and presenting to Chairpersons of People’s Committees of communes to consider, decide and publicly post approval results at head offices of People’s Committees of communes in 2 working days, except for information related to HIV/AIDS condition of the applicants.
In case of complaints, within 10 working days from the date on which complaints are received, Chairpersons of People’s Committees of communes shall review, conclude and publicize the complaints.
c) Within 3 working days from the date on which documents are approved without complaints, Chairpersons of People’s Committees of communes shall request Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs in writing and attach documents of the applicants.
d) Within 7 working days from the date on which subjects’ documents and written request of Chairpersons of People’s Committees of communes, Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs are responsible for appraising and presenting decision on monthly social benefits, monthly financing for care, nurture for the applicants to Chairpersons of People’s Committees of districts, townlets (hereinafter referred to as “Chairpersons of People’s Committees of districts”). In case the applicants are ineligible, Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs shall respond in writing and provide reason.
dd) Within 3 working days from the date on which written presentation of Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs are received, Chairpersons of People’s Committees of districts shall review and decide on provision of monthly social benefits and monthly financing for care, nurture for applicants.
Period of monthly social benefits for the elderly under Point b Clause 5 Article 5 of this Decree starts as soon as they reach 75 years of age and 80 years for the elderly specified under Point c Clause 5 Article 5 of this Decree. Period of monthly social benefits for persons with disabilities starts from the month in which they are issued with verification of level of disabilities. Period of monthly social benefits, monthly financing for care, nurture of other beneficiaries starts from the month in which Chairpersons of People’s Committees sign decisions on monthly social benefits.
Revision period for monthly social benefits starts from the month in which applicants are eligible for revision.
2. In case beneficiaries of monthly social benefits, monthly financing for care and nurture decease or turn ineligible for social benefits, Chairpersons of People’s Committees of communes shall request Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs to submit reports to Chairpersons of People’s Committees of districts to suspend monthly social benefits, monthly financing for care and nurture.
Beneficiaries of monthly social benefits and monthly financing for care, nurture shall cease to receive such benefits in the month following the month in which they decease or turn ineligible for social benefits.
Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs shall provide specific guidelines for cases of temporary and permanent suspension of monthly social benefits and monthly financing for care, nurture.
3. Procedures for paying social benefits and adopting care on a monthly basis when beneficiaries change residence within the same districts, townlets, towns affiliated to provinces are as follow:
a) Beneficiaries or their guardians shall send written request to Chairpersons of People’s Committees of communes of the new residence;
b) Within 3 working days from the date on which written request is received, Chairpersons of People’s Committees of communes shall send notice to Sub-department of Labor – War Invalids and Social Affairs;
c) Within 3 working days from the date on which notice of Chairpersons of People’s Committees of Council is received, Sub-department of Labor – War Invalids and Social Affairs are responsible for appraising and paying monthly social benefits and monthly financing for care, nurture for beneficiaries in new residence address.
4. Procedures for deciding monthly social benefits and monthly financing for care when beneficiaries change residence between districts, towns, townlets affiliated to provinces or central-affiliated cities are as follows:
a) Beneficiaries changing residence shall request Chairpersons of People’s Committees of communes where they are benefitting from monthly social benefits;
b) Chairpersons of People’s Committees of communes where the beneficiaries are receiving monthly social benefits and monthly financing for care and nurture shall send notice to Sub-department of Labor – War Invalids and Social Affairs.
Sub-department of Labor - War Invalids and Social Affairs shall request Chairpersons of People’s Committees of districts to decide on suspending monthly social benefits and financing for care, nurture in old residence and send documents of beneficiaries to Chairpersons of People’s Committees of communes of new residence of the beneficiaries;
c) Within 3 working days from the date on which documents of the beneficiaries are received, Chairpersons of People’s Committees of communes of the new residence shall verify and transfer the documents to Sub-department of Labor – War Invalids and Social Affairs;
d) Within 5 working days from the date on which documents on beneficiaries are received, Sub-department of Labor – War Invalids and Social Affairs shall appraise and request Chairpersons of People’s Committees of districts to provide monthly social benefits and monthly financing for care, nurture for beneficiaries. Beneficiaries shall benefit from monthly social benefits and monthly financing for care and nurture in the month following the month in which they cease to benefit from monthly social benefits and monthly financing for care and nurture from Chairpersons of People’s Committees of previous residence.
Article 9. Issuance of health insurance card
1. Social protection beneficiaries receiving monthly social benefits shall be issued with health insurance card according to regulations and law on health insurance.
2. In case an individual under Clause 1 of this Article is eligible for multiple types of health insurance cards, they shall only be issued with a single health insurance card that guarantees the highest health insurance benefits.
Article 10. Education, training and vocational education assistance
An individual specified under Article 5 of this Decree pursuing formal education, vocational education, college education and university education shall benefit from support policies regarding education, training and vocational education as per the law.
Article 11. Financing for funeral cost
1. Individuals below shall receive financing for funeral cost upon their decease:
a) Individuals specified under Article 5 hereof benefiting monthly social benefits;
b) Children of poor single parents specified under Clause 4 Article 5 hereof;
c) Individuals of at least 80 years of age receiving monthly survivor allowance from social insurance and other monthly social allowances.
2. The financing for funeral costs for beneficiaries specified in Clause 1 of this Article is equal to 20 times of the standard rate of social support specified in Clause 2 Article 4 hereof.
3. Application for financing for funeral cost includes:
a) Application for financing for funeral cost of agencies, organizations, households or individuals in charge of organizing funeral for beneficiaries using Form No. 4 attached hereto;
b) Copies of death certificates of beneficiaries;
b) Copies of decisions or list of individuals suspended from social benefits and other benefits of competent agencies for cases specified under Point c Clause 1 of this Article.
4. Procedures for financing funeral cost:
a) Individuals, agencies and entities in charge of organizing funeral shall prepare as specified under Clause 3 of this Article and submit to Chairpersons of People’s Committees of communes;
b) Within 2 working days from the date on which adequate application is received, Chairpersons of People’s Committees of communes shall send the application and beneficiaries’ dossiers to Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs;
c) Within 3 working days from the date on which documents of Chairpersons of People’s Committees of communes are received, Sub-departments of Labor - War Invalids and Social Affairs shall consider and request Chairpersons of People’s Committees of districts to decide on financing funeral cost.
Article 12. Food and necessity support utilizing state budget
1. Provide 15 kg of rice/person/month for 1 month for each support period for beneficiaries that are hunger households during Lunar New Year. Support for no more than 3 months for each support period for hunger beneficiaries due to natural disasters, fire, harvest failure, lean seasons or other force majeure utilizing local resources and national reserves.
2. Provide necessities:
Beneficiaries facing disadvantages due to natural disasters, diseases or other force majeure who lose houses and are unable to guarantee their necessities shall be considered for support based on mobilized resources or national reserves: tents, drinking water, food, blankets, sheets, pans, fire fuel, motorized boats and other necessities serving current demands.
3. Procedures for support are as follows:
a) Heads of hamlets, neighborhoods (hereinafter referred to as “heads of hamlets”) shall prepare list of households and number of members thereof that face hunger, lack of necessities and require support using Forms No. 5a and 5b attached hereto;
b) Heads of hamlets shall take charge and work with representatives of relevant organizations in the hamlets to review households and members thereof that face hunger, lack of necessities included in the list, finalize and submit to Chairpersons of People’s Committees of communes;
c) Within 2 days from the date on which request sent by heads of hamlets is received, Chairpersons of People’s Committees of communes shall review and decide to support for necessary cases. In case of lack of resources, request Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs in writing for assistance;
d) Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs shall appraise and request Chairpersons of People’s Committees of districts to decide and assist;
dd) Chairpersons of People’s Committees of districts shall decide and provide assistance. In case of lack of resources, request Departments of Labor – War Invalids and Social Affairs and Departments of Finance in writing for assistance;
e) Departments of Labor – War Invalids and Social Affairs shall take charge and cooperate with Departments of Finance and relevant ministries in consolidating and requesting Chairpersons of People’s Committees of provinces to consider and decide. In case of lack of resources, Chairpersons of People’s Committees of provinces shall request Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs in writing;
g) Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs shall take charge and cooperate with ministries managing national reserved commodities in consolidating local support demands and reporting to Prime Minister; request Ministry of Finance to appraise and present Prime Minister for review and deciding on extraction of national reserved commodities;
h) Upon receiving support, Chairpersons of People’s Committees of all levels shall provide immediate support for beneficiaries as per the law;
i) At the end of each support period, People’s Committees of all levels are responsible for consolidating and submitting reports on support results.
Article 13. Financing for treatment cost for seriously injured individuals
1. Individuals seriously injured by natural disasters, fire, traffic accidents, serious occupational accidents or other force majeure in residence shall be considered for a minimum amount of 10 times the standard social support specified under Clause 2 Article 4 hereof.
Procedures for considering financing shall comply with Clause 3 Article 12 hereof.
2. In case of individuals seriously injured outside of residence specified under Clause 1 of this Article without care from relatives, agencies and organizations directly providing emergency medical aid shall request Chairpersons of People’s Committees of districts where the individuals receive emergency medical aid in writing to provide financing according to Clause 1 of this Article.
Within 2 days from the date on which request is received, Chairpersons of People’s Committees of districts shall consider and decide.
Article 14. Financing for funeral cost
1. Households with individuals deceasing or missing due to natural disasters, fire, diseases, traffic accidents, serious occupational accidents or other force majeure shall be considered for financing for funeral cost with a minimum amount of 50 times the standard social support specified under Clause 2 Article 4 hereof.
2. Agencies, organizations and individuals organizing funeral for deceased individuals under Clause 1 of this Article since nobody assumes the responsibility to organize funeral shall be eligible for financing for practical funeral cost which is at least 50 times the standard social support under Clause 2 Article 4 hereof.
3. Procedures for receiving financing for funeral cost are as follows:
a) Agencies, organizations, families or individuals directly holding funeral shall submit application using Form No 4 attached hereto and death certificates of beneficiaries specified under Clause 1 of this Article or verification of police authorities of communes for cases under Clause 2 of this Article to Chairpersons of People’s Committees of communes;
b) Within 3 working days from the date on which applications of Chairpersons of People’s Committees of communes are received, Chairpersons of People’s Committees of districts shall review and decide. In case of lack of funding, conform to Clause 3 Article 12 hereof.
Article 15. Financing for house construction and repair
1. Poor households, near-poor households and households facing disadvantages when their houses collapse, drift or burn entirely due to natural disasters, fire or other force majeure and having no other place to live shall be considered for financing for house construction with a minimum amount of VND 40,000,000/household.
2. Households subject to emergency relocation according to decision of competent agencies due to risks of landslide, flood, inundation, natural disasters, fire or other force majeure shall be considered for financing for house relocation cost with a minimum amount of VND 30,000,000/household.
3. Poor households, near-poor households and households having severely damaged houses due to natural disasters, fire or other force majeure which render the houses uninhabitable shall be considered for financing for house repair with a minimum amount of VND 20,000,000/household.
4. Procedures for considering financing for house construction and repair cost are as follows:
a) Households shall submit applications using Form No. 6 attached hereto to Chairpersons of People’s Committees of communes;
b) Procedures for considering financing for house affairs shall comply with Clause 3 Article 12 hereof.
Article 16. Emergency support for children whose parents decease or go missing due to natural disasters, fire, diseases or other force majeure
1. Children whose both parents decease or go missing due to natural disasters, fire, diseases or other force majeure and having no other relatives to take care, nurture shall receive support according to Clause 2 Article 19 hereof.
2. Procedures for providing support for children under Clause 1 of this Article shall conform to Clause 1 Article 12 hereof.
Article 17. Support for job creation and production development
1. Households with deceased, missing primary breadwinners or households with missing primary means of production due to natural disasters, fire, diseases or other force majeure thereby losing jobs shall be considered for receiving support for job creation and production as per applicable laws.
2. In case of particularly emergency or serious situations, provision of support under Article 12, Article 13 and Article 14 hereof shall conform to procedures decided by Chairpersons of People’s Committees of communes and ignore consideration phase in order to provide support for accurate beneficiaries, at the right amount and in a public, transparent manner.
Article 18. Eligibility for receiving care and nurture in community
1. Individuals eligible for receiving monthly care and nurture from households, individuals in community include:
a) Individuals under Clause 1 Article 5 hereof;
b) Individuals under Point d Clause 5 Article 5 hereof;
c) Individuals under Clause 6 Article 5 hereof.
2. Individuals requiring emergency protection and eligible for receiving temporary care and nurture in community include:
a) Children whose both parents have deceased or gone missing as per the law without receiving care, nurture from capable relatives;
b) Victims of domestic violence; victims of sexual harassment, body violation; victims of trafficking; victims of labor abuse requiring emergency protection while waiting for transfer to residence or social support facilities, social houses;
c) Children and individuals wandering and begging while waiting for transfer to social support facilities, social houses;
d) Other individuals according to decisions of Chairpersons of People’s Committees of provinces.
3. Duration for temporary care and nurture in community for individuals under Clause 2 of this Article shall be 3 months or less. In case households and individuals do not provide permanent care and nurture at the end of temporary care and nurture period, Chairpersons of People’s Committees of communes shall transfer to other households and individuals for temporary care and nurture or request Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs to request Chairpersons of People’s Committees of districts to provide care and nurture in social support facilities and social houses as per the law.
Article 19. Policies for individuals provided with care and nurture
1. Individuals under Clause 1 Article 18 hereof shall benefit from following policies:
a) Monthly social benefits according to Article 6 hereof;
b) Issuance of health insurance card according to Article 9 hereof;
c) Support for education, training and vocational training according to Article 10 hereof;
d) Financing for funeral costs according to Article 11 hereof.
2. Individuals under Clause 2 Article 18 hereof upon being provided with care and nurture in households shall receive following support:
a) Allowances while living with households that provide care and care;
b) Medical treatment financing in case of treatment in medical examination and treatment establishments without health insurance cards;
c) Costs for transferring the individuals to residence or to social support facilities or social houses.
3. Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs shall provide guidelines on Clause 2 of this Article.
Article 20. Policies for households and individuals providing care and nurture
1. The lowest monthly financing for care and nurture for each individual under Clause 1, Point d Clause 5 Article 5 hereof shall equal standard social support under Clause 2 Article 4 hereof multiplied by following coefficient:
a) 2.5 for cases of providing care and nurture for children under 4 years of age specified under Clause 1 Article 5 hereof;
b) 1.5 for cases of providing care and nurture for children from 4 years of age to under 16 years of age specified under Clause 1 Article 5 hereof and Point d Clause 5 Article 5 hereof.
2. The lowest monthly financing for care and nurture for each individual under Clause 6 Article 5 hereof shall equal standard social support under Clause 2 Article 4 hereof multiplied by following coefficient:
a) Monthly financing for care for persons with very severe disabilities, persons with severe disabilities and expecting or raising children under 36 months of age is as follows:
- 1.5 for persons with very severe disabilities, persons with severe disabilities and expecting or raising a child under 36 months of age;
- 2.0 for persons with very severe disabilities, persons with severe disabilities, expecting and raising a child under 36 months of age or raising 2 children of 36 months of age or old;
In case a person with disabilities is eligible for multiple coefficients under this Point, he/she shall only benefit from the highest coefficient;
In case both spouses are persons with disabilities eligible for monthly financing according to this Point, only either spouse can benefit from monthly financing.
b) In case persons with very severe disabilities, persons with severe disabilities are receiving social benefits according to Clause 6 Article 5 hereof and expecting or raising children under 36 months of age, they shall benefit from financing under Point a Clause 2 hereof.
c) Households directly providing care, nurture for a person with very severe disabilities shall benefit from 1.0 financing coefficient.
d) Households, individuals providing care, nurture for persons with very severe disabilities shall receive financing with coefficient as follow:
- 1.5 for cases of providing care, nurture for a person with very severe disabilities;
- 2.5 for cases of providing care, nurture for a child with very severe disabilities;
3. Receive training for care and nurture operations.
4. Be prioritized for loan, vocational training for job creation, household economic development and other preferential treatment according to relevant law provisions.
5. Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs shall provide guidelines on Clause 3 of this Article.
Article 21. Procedures for providing care and nurture
1. Procedures for providing care and nurture for individuals under Clause 1 Article 18 hereof shall conform to Article 7 and Article 8 hereof.
2. Procedures for providing care and nurture for individuals under Point a Clause 2 Article 18 hereof shall conform to following regulations:
a) Heads of hamlets shall produce list of beneficiaries of care, nurture and individuals or households eligible for providing care and nurture in hamlets and submit to Chairpersons of People’s Committees of communes;
b) Within 2 working days, Chairpersons of People’s Committees of communes shall send notice to Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs;
Within 3 working days, Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs shall appraise and request Chairpersons of People’s Committees of districts to support. In case of rejection, produce written response and explanation;
d) Chairpersons of People’s Committees of communes shall deliver beneficiaries to organizations, individuals or households providing care and nurture as soon as decisions on support of Chairpersons of People’s Committees of districts are issued.
3. Procedures applied for individuals under Points b, c, and d Clause 2 Article 18 hereof shall conform to following regulations:
a) Beneficiaries or guardians thereof shall send notice and records on physical abuse, violation and verification of medical examination and treatment establishments regarding health conditions (if any) to Chairpersons of People’s Committees of communes.
Officials of communes in charge of labor, war invalid and social affairs where children and beggars without stable residence are physically abused and/or violated are responsible for producing documents;
b) Within 2 working days, Chairpersons of People’s Committees of communes shall organize inspection, verification and send notice to Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs;
Within 3 working days, Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs shall appraise and request Chairpersons of People’s Committees of districts to support. In case of rejection, produce written response and explanation;
d) Chairpersons of People’s Committees of communes shall deliver beneficiaries to organizations, individuals or households providing care and nurture as soon as decisions of Chairpersons of People’s Committees of districts are issued.
Article 22. Eligibility and responsibilities of individuals providing care and nurture for children
1. Individuals providing care and nurture for children must guarantee all following eligibility:
a) Have full legal capacity and follow policies of the Communist Party, regulations and law of the Government;
b) Voluntarily provide care for children;
c) Have stable residence and accommodations for children receiving care and nurture;
d) Have economic, health conditions and experience in taking care of children;
dd) If they are living with their spouses, their spouses must satisfy eligibility under Point a and Point b of this Clause.
2. Grandparents, aunts, uncles, siblings provide care for children under Clause 1 Article 5 hereof without satisfying eligibility under Points a, c, and d Clause 1 of this Article are still considered for policies under Article 12 hereof.
3. Individuals providing care and nurture for children must assume all following responsibilities:
a) enabling children to go to schools, receive health care, participate in recreational activities;
b) guarantee safe and hygienic accommodations for children;
c) treat children with equality;
dd) perform other obligations as per the law.
4. Cases where provision of care and nurture for children is discontinued:
a) treat children inappropriately;
b) take advantage of provision of care and nurture for personal gain;
c) having financial issues or other reasons which lead to inability to guarantee care and nurture for children;
d) seriously violate rights of children.
Article 23. Eligibility and responsibilities for individuals providing care and nurture for persons with very severe disabilities and the elderly living in social support facilities
1. Individuals providing care and nurture for persons with very severe disabilities and the elderly living in social support facilities must guarantee following eligibility and responsibilities:
a) Have full legal capacity and follow policies of the Communist Party, regulations and law of the Government;
b) Have health, experience and skills for taking care of persons with disabilities and the elderly;
c) Have stable accommodations for persons with disabilities and the elderly;
d) Have adequate financial conditions;
dd) If they are living with their spouses, their spouses must satisfy eligibility under Point a and Point b of this Clause.
2. Cases where provision of care and nurture for persons with disabilities and the elderly is discontinued:
a) Treat persons with disabilities and/or the elderly in appropriately;
b) take advantage of provision of care and nurture for personal gain;
c) Experience financial issues or other reason which lead to inability to guarantee care and nurture for persons with disabilities and/or the elderly;
d) seriously violate rights of beneficiaries of care and nurture.
CARE AND NURTURE FOR SOCIAL PROTECTION BENEFICIARIES IN SOCIAL SUPPORT FACILITIES AND SOCIAL HOUSES
Article 24. Social protection beneficiaries receiving care and nurture in social support facilities and social houses (hereinafter referred to as “social support facilities”)
1. Social protection beneficiaries with particularly disadvantaged conditions include:
a) Individuals specified under Clauses 1 to 3 Article 5 hereof who face difficulties, cannot live on their own and receive no care and/or nurture in community;
b) The elderly eligible for receiving care and nurture in social support facilities as per the law on the elderly;
c) Children with disabilities, persons with disabilities eligible for receiving care and nurture in social support facilities according to regulations and law on the elderly.
2. Individuals requiring emergency protection include:
a) Victims of domestic violence; victims of sexual assault; victims of trafficking; victims of labor abuse;
b) Children and beggars waiting for transfer to residence;
c) Other individuals according to decisions of Chairpersons of People’s Committees of provinces.
3. Minors, individuals no longer capable of working eligible for receiving care and nurture in social support facilities according to regulations and law on imposing penalties for administrative violations.
4. Duration for provision of care and nurture for beneficiaries specified under Clause 2 of this Article in social support facilities and social houses shall not exceed 3 months. If beneficiaries are not returned to families or community after 3 months, superior agencies of social support facilities shall consider and decide on appropriate solutions.
5. Beneficiaries voluntarily live in social support facilities include:
a) The elderly conforming to trust contracts for care;
b) Individuals not specified under Clauses 1, 2, and 3 of this Article ineligible for living in families and wishing to live in social support facilities.
Article 25. Policies on care and nurture in social support facilities
Individuals under Clauses 1, 2, and 3 Article 24 hereof upon being provided with residence in social support facilities shall receive care and nurture as follows:
1. The lowest monthly financing for each individual shall equal standard social support under Clause 2 Article 4 hereof multiplied by following coefficient:
a) 5.0 for children under 4 years of age;
b) 4.0 for children from 4 years of age or older.
2. Issue health insurance card according to regulations and law on health insurance card.
3. Provide financing for funeral cost upon death with a minimum value of 50 times the standard social support specified under Clause 2 Article 4 hereof.
4. Provide necessities for daily routine, blankets, towels, mats, summer clothes, winter clothes, underwear, handkerchief, shoes, toothbrushes, regular medicine, personal hygiene products for women in reproductive age, books, notebooks and school supplies for beneficiaries pursuing education and other costs as per the law.
5. In case a beneficiary is receiving monthly financing for nurture under Clause 1 of this Article, he/she shall not receive monthly social benefits according to Article 6 hereof.
Article 26. Education, training and job creation
1. Individuals receiving care and nurture in socials support facilities shall benefit from policies on supporting preschool education, formal education, vocational education, professional secondary education, college, and formal higher education as per the law.
2. Children specified under Clauses 1, 2, and 3 Article 24 hereof of 16 years of age or older pursuing formal education, vocational education, professional secondary education, college, or formal higher education shall continue to receive care and nurture in social support facilities until they finish education or until they are 22 years of age (whichever comes first).
3. Children from 13 years of age or older receiving care and nurture in social support facilities and no longer pursuing formal education shall be introduced to vocational training.
4. Individuals specified under Clauses 1, 2, and 3 Article 24 of this Decree, older than 16 years of age and no longer pursuing formal education, vocational education, professional secondary education, college or higher education shall be transferred to residence where they live prior to transfer to social support facilities. People’s Committees of communes where the individuals previously live are responsible for accepting and enabling the individuals to have stable jobs and life.
5. Individuals specified under Clauses 1 and 3 Article 24 hereof of 16 years of age or older and no longer pursuing formal education, vocational education, professional secondary education, college or higher education shall be considered by social support facilities and local governments for support regarding accommodations, job creations and provided with monthly financing by social support facilities until they are capable of living on their own but no longer than 24 months.
Article 27. Entitlement and application for admission to social support facilities
1. Entitlement for admission to social support facilities: Heads of social support facilities shall decide on admitting individuals to the facilities. For social support facilities under management by district governments, Chairpersons of People’s Committees of districts shall decide on admitting individuals to the facilities.
2. Application for admission to social support facilities for social protection beneficiaries having particularly disadvantaged conditions specified under Clause 1 Article 24 hereof includes:
a) Declaration of individuals or guardians thereof using Form No. 7 attached hereto;
b) Copies of birth certificates for children (adopt birth certificate registration procedures according to regulations and law on civil registration for abandoned children);
c) Copies of written confirmation of disabilities for cases of persons with disabilities;
d) Written confirmation of HIV infection of competent medical agencies for cases of HIV infection;
dd) Written request of People’s Committees of communes;
e) Other relevant documents (if any);
g) Written request of Chairpersons of People’s Committees of districts sent to supervisory agencies of social support facilities (if the individuals apply for admission to social support facilities of provinces);
h) Decision on admission of heads of social support facilities.
3. Application for admission to social support facilities for individuals requiring emergency protection specified under Clause 2 Article 24 hereof includes:
a) Declaration of individuals or guardians thereof using Form No. 7 attached hereto;
b) Copies of ID Cards, Citizen Identity Cards or personal documents of the individuals (if any);
c) Records for emergency cases where the individuals’ safety is threatened;
d) Written request of Chairpersons of People’s Committees of communes where the individuals are residing or where emergency protection is required;
dd) Written request of Chairpersons of People’s Committees of districts sent to supervisory agencies of social support facilities (if the individuals apply for admission to social support facilities of provinces);
e) Decision on admission of heads of social support facilities.
4. Application for admission to social support facilities submitted on a voluntary basis includes:
a) Contract for provision of social support service using Form No. 8 attached hereto;
b) Copies of ID Cards or Citizen Identity Cards or Passports or other valid personal identification papers of the individuals.
Article 28. Procedures for admission to social support facilities
1. Procedures for admission to social support facilities for social protection beneficiaries having particularly disadvantaged conditions specified under Clause 1 Article 24 are as follows:
a) Applicants or guardians thereof send documents specified under Points a, b, and c Clause 2 Article 27 hereof to Chairpersons of People’s Committees of communes;
b) Within 10 working days from the date on which applications are received, Chairpersons of People’s Committees of communes are responsible for approving and posting approval results (except for information on HIV conditions of the applicants) publicly at head offices of Chairpersons of People’s Committees of communes within 7 working days;
c) Within 7working days from the date on which applications and written request of Chairpersons of People’s Committees of communes are received, Sub-departments of Labor - War Invalids and Social Affairs shall consider and appraise and request Chairpersons of People’s Committees of districts to decide;
d) Within 3 working days from the date on which written request of Sub-departments of Labor - War Invalids and Social Affairs is received, Chairpersons of People’s Committees of districts shall decide on admitting the individuals to social support facilities under their management or request Departments of Labor - War Invalids and Social Affairs to consider and transfer the applications to heads of social support facilities who will admit the individuals to social support facilities;
dd) Within 7 working days from the date on which applications and written request of Chairpersons of People’s Committees of districts are received, Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs shall appraise and transfer the applications to social support facilities under their management; upon receiving adequate applications, heads of social support facilities shall decide on admitting the individuals to their social support facilities;
e) In case of rejection, respond in writing and specify reasons.
2. Procedures for admission to social support facilities for individuals requiring emergency protection specified under Clause 2 Article 24 are as follows:
a) Social support facilities are responsible for immediately admitting individuals requiring emergency protection to the social support facilities and completing following procedures:
Step 1. Produce records of admission bearing signatures of individuals or representatives of entities finding the individuals (if any), commune authorities (or police), and representatives of social support facilities. For individuals who are victims of domestic violence, victims of sexual assault, victims of trafficking and/or victims of labor abuse, records of admission must also bear signatures of the individuals (if possible);
Step 2. Assess level of injury, recovery capacity and needs for help of the individuals to develop plans for helping the individuals;
Step 3. Guarantee safety and treatment for physical and mental injuries in a timely manner; for abandoned children, make announcement on mass media within 25 working days;
Step 4. Decide on providing support for the individuals in social support facilities or transferring the individuals to families, community;
Step 5. Complete procedures and applications of the individuals as per the law; in case of abandoned children; social support facilities shall adopt procedures for registering birth certificates for the children according to regulations and law on civil status.
b) Procedures and applications must be completed within 10 working days from the date on which the individuals are admitted; cases that require more than 10 working days shall be decided by supervisory agencies.
3. Procedures for admission to social support facilities for applicants applying on a voluntary basis are as follows:
Individuals shall sign contracts for provision of social support service on a voluntary basis with heads of social support facilities and submit physical copies of ID Cards or Citizen Identity Cards or Passports or other valid personal identification papers.
Article 29. Preparation of dossier on management of individual in social support facilities
Social support facilities must produce and manage personal dossier of each individual. Dossiers of individuals include:
1. Application for admission to social support facilities under Article 27 hereof.
2. Social support plans and relevant documents.
3. Decisions on suspension of social support or settlement of contracts for social support service.
4. Documents related to the individuals.
Article 30. Entitlement, conditions and procedures for suspension of social support in social support facilities
1. Entitlement for suspension of social support: Heads of social support facilities shall decide on suspension of social support facilities. For social support facilities under management of district governments, Chairpersons of People’s Committees of districts shall decide on suspension of social support.
2. Conditions for suspending social support:
a) Terminate management according to decisions of heads of social support facilities;
b) Guardians, families or families, individuals providing care and nurture submit application using Form No. 9 attached hereof;
c) Individuals are adopted according to regulations and law on adopted children;
d) Individuals at 16 years of age. In case individuals are at 16 years of age or older pursuing formal education, vocational education, professional secondary education, college or higher education shall receive care and nurture in facilities until they finish formal higher education or reach 22 years of age (whichever comes first);
dd) Social support facilities are incapable of providing appropriate social support service for the individuals;
e) The individuals do not contact for 1 month;
g) The individuals request suspension of social support;
h) The individuals decease or go missing as per the law;
i) Terminate contracts for provision of social support service;
k) Other cases according to regulations and law.
3. Procedures for suspending social support:
a) Individuals using service or guardians, relatives or households, individuals providing care and nurture or foster parents specified under Points b, c, d, and g Clause 2 of this Article shall submit application on suspension of social support using Form No. 9 attached hereto to heads of social support facilities (if any);
b) Within 7 working days from the date on which applications are received, Chairpersons of People’s Committees of districts shall decide on suspension of social support for individuals within their competence; heads of social support facilities shall decide on suspension of social support;
c) Produce records of transferring individuals to families and community bearing confirmation of People’s Committees of communes or settle contract for social support service.
Article 31. Expenditure on implementation of regular social support policies
1. Expenditure on implementing regular social support policies, providing care in the community and expenditure on paying for policies, publicizing, approving beneficiaries, applying information technology, training, improving officials’ capacity and supervising shall conform to regulations and law on state budget.
2. Expenditure on guaranteeing care and nurture for beneficiaries specified under Clauses 1, 2, and 3 Article 24 hereof shall conform to following regulations:
Social support facilities of an administrative division shall be guaranteed by budget of respective government in social affair expenditure estimate.
3. Expenditure on regular activities, fundamental construction investment and other costs of social support facilities shall conform to regulations and law. Social support facilities may receive, utilize and manage funding sources and exhibits contributed by organizations and individuals for charity purposes must be used for the right purposes, for the right beneficiaries and settled as per the law.
4. Ministry of Finance shall provide guidelines on Clause 1 and Clause 2 hereof.
Article 32. Expenditure on emergency support
1. Expenditure on emergency support includes:
a) Budget of local government balanced according to regulations and law on state budget;
b) Support of domestic and foreign organizations and individuals for local governments made via agencies and organizations.
2. In case natural disasters, fire or widespread diseases cause severe damage and funding sources specified under Clause 1 of this Article are insufficient for emergency support, Chairpersons of People’s Committees of provinces shall submit reports to Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs, ministries managing national reserves and Ministry of Finance to request consolidation and presentation to Prime Minister for consideration and decision on extraction of national reserves as per the law.
Article 33. Management of expenditure on social support
Preparation of estimates, allocation, compliance and settlement of expenditure on implementation of social support policies shall conform to regulations and law on state budget.
Article 34. Payment for monthly social support policies and financing for provision of care and nurture in the community
1. Regular social support policies and provision of care and nurture in the community must be promptly and adequately paid for.
2. Selection of service providers paying for social support policies shall conform to regulations and law. Organizations making payments must be experienced, having transaction network covering communes, wards, townlets and capable of guaranteeing payment at home for specific individuals in order to assure timeliness and safety in making payments.
3. Payments made via service providers shall be made into contracts between Labor – War Invalids and Social Affairs Authorities (Departments of Labor – War Invalids and Social Affairs or Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs) and service providers making the payments which must specify scope of payment, subjects of payment, methods of payment (including payment via bank accounts, electronic checking accounts regulated by law or cash), method of transfer and transfer deadline, deadline for making payment to beneficiaries, practical payments made, deadline for settlement, rights and responsibilities of parties and other agreements related to making payments.
4. Before the 25th of each month, Labor – War Invalids and Social Affairs Authorities shall rely on list of beneficiaries (including beneficiaries of increased, decreased monthly social benefits; benefits of lump-sum benefits); expenditure for next month’s payment (including payments not collected and funeral cost of the individuals); remaining expenditure that has not been paid in previous months (if any) to withdraw estimates in State Treasury and transfer to deposit accounts of service providers that make payments while transfer list of payment beneficiaries to enable service providers to make payment in the following months. During payment period, Labor – War Invalids and Social Affairs Authorities are responsible for assigning individuals to supervise payment made by organizations.
5. On a monthly basis, service providers shall consolidate and submit reports on lists of beneficiaries who have received payments, total money paid, lists beneficiaries who have not received payments for next month’s payments, remaining expenditure and transport documents (lists of beneficiaries who have received payments and bank transfer documents) to Labor – War Invalids and Social Affairs Authorities before the 20th of each month. Labor – War Invalids and Social Affairs Authorities shall consolidate expenditure estimates as per the law.
Article 35. Responsibilities of ministries
1. Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs shall:
a) provide guidelines on implementation hereof as per the law;
b) publicize regulations and law on social support;
c) apply information technology in implementing social support policies and managing beneficiaries;
d) train officials implementing social support policies;
dd) inspect compliance with this Decree.
2. Ministry of Finance shall:
a) cooperate with Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs and relevant ministries in appraising and requesting competent authority to provide emergency support from national reserves for ministries and local governments according to Law on National Reserves and Law on State Budget;
b) take charge and cooperate with Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs and relevant ministries in examining extraction and use of national reserve commodities and expenditure on policy implementation as per the law.
3. Ministry of Health, Ministry of Agriculture and Rural Development and Ministry of Industry and Trade managing national reserves shall:
a) review, examine, consolidate quantity, value, commodities for national reserves required for emergency support and report to Prime Minister;
b) submit reports on extraction and use of national reserve commodities to Ministry of Finance for consolidation and presentation to Prime Minister.
4. Relevant ministries within their functions and tasks shall cooperate with Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs in guiding implementation of this Decree.
Article 36. Responsibilities of People’s Committees of provinces
1. Organizing implementation of social support policies for individuals specified under this Decree. Assigning Labor – War Invalids and Social Affairs Authorities to consolidate and submit reports on implementation results of social support policies using Forms 10a through 10d attached hereto.
2. Allocating expenditure on implementing policies according to this Decree.
3. Deciding on methods of paying social support policies suitable for practical conditions of local administrative divisions.
4. Inspecting implementation of social support policies in local administrative divisions.
Article 37. Transition clauses
1. Beneficiaries receiving social support policies applied to social protection beneficiaries according to Decree No. 136/2013/ND-CP dated October 21, 2013 of the Government on social support policies for social protection beneficiaries shall be transferred to corresponding level and coefficient according to this Decree from the effective date hereof.
2. Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs shall provide guidelines on procedures for transfer of level and coefficient specified under Clause 1 of this Article.
1. This Decree comes into force from July 1, 2021.
2. Decree No. 136/2013/ND-CP dated October 21, 2013 of the Government on social support policies for social protection beneficiaries; Article 17 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 of the Government on amendments to Decrees related to conditions of business investment and administrative procedures within state management scope of Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs; Articles 40 through 43 of Decree No. 103/2017/ND-CP dated September 12, 2017 of the Government on establishment, organization, operation, dissolution and management of social support policies; Article 15 through 23 of Decree No. 28/2012/ND-CP dated April 10, 2012 of the Government on elaborating to Law on Persons with Disabilities shall expire from the effective date hereof.
Article 39. Responsibilities for implementation
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for implementation of this Decree.
|
PP. GOVERNMENT |
------------------------------------------------------------------------------------------------------