Chương VII Nghị định 20/2021/NĐ-CP : Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 20/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2021 |
Ngày công báo: | 27/03/2021 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ 01/7/2021
Nội dung này được đề cập tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo đó, bổ sung thêm các đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, bao gồm:
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ĐBKK;
- Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng tại khoản 1, 3, 6 Điều 5 Nghị định 20/2021 đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ĐBKK;
- Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Ngoài ra, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng (mức hiện hành là 270.000 đồng/tháng).
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
Nghị định 20/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 và thay thế Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng phải được chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng.
2. Việc lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện chi trả bảo đảm yêu cầu có kinh nghiệm, có mạng lưới điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn, có thể đảm nhiệm việc chi trả tại nhà cho một số đối tượng đặc thù, bảo đảm kịp thời và an toàn trong việc chi trả.
3. Việc chi trả thông qua tổ chức dịch vụ chi trả được lập thành hợp đồng giữa cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tùy theo phân cấp của từng địa phương) và tổ chức dịch vụ chi trả, trong đó phải ghi rõ phạm vi, đối tượng chi trả, phương thức chi trả (gồm phương thức chi trả qua tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán điện tử do pháp luật quy định hoặc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt), phương thức chuyển tiền và thời hạn chuyển tiền, thời hạn chi trả đến người thụ hưởng, mức chi phí chi trả theo thực tế, thời hạn thanh quyết toán, quyền và trách nhiệm của các bên, thoả thuận khác có liên quan đến việc chi trả.
4. Trước ngày 25 hàng tháng, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách đối tượng thụ hưởng (bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng tăng, giảm; đối tượng hưởng trợ cấp một lần); số kinh phí chi trả tháng sau (bao gồm cả tiền truy lĩnh và mai táng phí của đối tượng); số kinh phí còn lại chưa chi trả các tháng trước (nếu có) thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước và chuyển vào tài khoản tiền gửi của tổ chức dịch vụ chi trả; đồng thời chuyển danh sách chi trả để tổ chức dịch vụ chi trả cho đối tượng thụ hưởng tháng sau. Trong thời gian chi trả, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cử người giám sát việc chi trả của tổ chức thực hiện chi trả.
5. Hàng tháng, tổ chức dịch vụ chi trả tổng hợp, báo cáo danh sách đối tượng đã nhận tiền, số tiền đã chi trả; danh sách đối tượng chưa nhận tiền để chuyển chi trả vào tháng sau, số kinh phí còn lại chưa chi trả và chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận và chứng từ chuyển khoản ngân hàng) cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 hàng tháng. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp quyết toán kinh phí chi trả theo quy định.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn thực hiện Nghị định này theo quy định;
b) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chính sách trợ giúp xã hội và quản lý đối tượng;
d) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội;
đ) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan thẩm định, trình cấp có thẩm quyền trợ giúp khẩn cấp từ nguồn dự trữ quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương theo quy định tại Luật Dự trữ quốc gia và Luật Ngân sách nhà nước;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan kiểm tra việc xuất cấp, sử dụng hàng dự trữ quốc gia và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách theo quy định.
3. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm:
a) Rà soát, kiểm tra, tổng hợp số lượng, giá trị, mặt hàng dự trữ quốc gia cần cứu trợ, hỗ trợ báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Báo cáo kết quả xuất cấp, sử dụng hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Các bộ, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định này.
1. Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng quy định tại Nghị định này. Giao cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng theo Mẫu số 10a, 10b, 10c, 10d ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này.
3. Quyết định phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phương.
Article 34. Payment for monthly social support policies and financing for provision of care and nurture in the community
1. Regular social support policies and provision of care and nurture in the community must be promptly and adequately paid for.
2. Selection of service providers paying for social support policies shall conform to regulations and law. Organizations making payments must be experienced, having transaction network covering communes, wards, townlets and capable of guaranteeing payment at home for specific individuals in order to assure timeliness and safety in making payments.
3. Payments made via service providers shall be made into contracts between Labor – War Invalids and Social Affairs Authorities (Departments of Labor – War Invalids and Social Affairs or Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs) and service providers making the payments which must specify scope of payment, subjects of payment, methods of payment (including payment via bank accounts, electronic checking accounts regulated by law or cash), method of transfer and transfer deadline, deadline for making payment to beneficiaries, practical payments made, deadline for settlement, rights and responsibilities of parties and other agreements related to making payments.
4. Before the 25th of each month, Labor – War Invalids and Social Affairs Authorities shall rely on list of beneficiaries (including beneficiaries of increased, decreased monthly social benefits; benefits of lump-sum benefits); expenditure for next month’s payment (including payments not collected and funeral cost of the individuals); remaining expenditure that has not been paid in previous months (if any) to withdraw estimates in State Treasury and transfer to deposit accounts of service providers that make payments while transfer list of payment beneficiaries to enable service providers to make payment in the following months. During payment period, Labor – War Invalids and Social Affairs Authorities are responsible for assigning individuals to supervise payment made by organizations.
5. On a monthly basis, service providers shall consolidate and submit reports on lists of beneficiaries who have received payments, total money paid, lists beneficiaries who have not received payments for next month’s payments, remaining expenditure and transport documents (lists of beneficiaries who have received payments and bank transfer documents) to Labor – War Invalids and Social Affairs Authorities before the 20th of each month. Labor – War Invalids and Social Affairs Authorities shall consolidate expenditure estimates as per the law.
Article 35. Responsibilities of ministries
1. Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs shall:
a) provide guidelines on implementation hereof as per the law;
b) publicize regulations and law on social support;
c) apply information technology in implementing social support policies and managing beneficiaries;
d) train officials implementing social support policies;
dd) inspect compliance with this Decree.
2. Ministry of Finance shall:
a) cooperate with Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs and relevant ministries in appraising and requesting competent authority to provide emergency support from national reserves for ministries and local governments according to Law on National Reserves and Law on State Budget;
b) take charge and cooperate with Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs and relevant ministries in examining extraction and use of national reserve commodities and expenditure on policy implementation as per the law.
3. Ministry of Health, Ministry of Agriculture and Rural Development and Ministry of Industry and Trade managing national reserves shall:
a) review, examine, consolidate quantity, value, commodities for national reserves required for emergency support and report to Prime Minister;
b) submit reports on extraction and use of national reserve commodities to Ministry of Finance for consolidation and presentation to Prime Minister.
4. Relevant ministries within their functions and tasks shall cooperate with Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs in guiding implementation of this Decree.
Article 36. Responsibilities of People’s Committees of provinces
1. Organizing implementation of social support policies for individuals specified under this Decree. Assigning Labor – War Invalids and Social Affairs Authorities to consolidate and submit reports on implementation results of social support policies using Forms 10a through 10d attached hereto.
2. Allocating expenditure on implementing policies according to this Decree.
3. Deciding on methods of paying social support policies suitable for practical conditions of local administrative divisions.
4. Inspecting implementation of social support policies in local administrative divisions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực