Chương IV Nghị định 20/2021/NĐ-CP : Chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng
Số hiệu: | 20/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2021 |
Ngày công báo: | 27/03/2021 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ 01/7/2021
Nội dung này được đề cập tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo đó, bổ sung thêm các đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, bao gồm:
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ĐBKK;
- Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng tại khoản 1, 3, 6 Điều 5 Nghị định 20/2021 đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ĐBKK;
- Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Ngoài ra, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng (mức hiện hành là 270.000 đồng/tháng).
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
Nghị định 20/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 và thay thế Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối tượng thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định này;
c) Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm:
a) Trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
c) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
d) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thời gian nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này là không quá 03 tháng. Trường hợp hết thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng mà hộ gia đình, cá nhân không nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hộ gia đình, cá nhân khác nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời hoặc có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội theo quy định.
1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này được hưởng các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
c) Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
d) Hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này khi sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ theo quy định sau đây:
a) Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế;
c) Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn khoản 2 Điều này.
1. Hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 1, điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định này bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 04 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em từ đủ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
2. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định như sau:
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên;
Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất;
Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
b) Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
c) Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0).
d) Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau:
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng.
3. Được hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
4. Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ và chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật liên quan.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn khoản 3 Điều này.
1. Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định này.
2. Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trưởng thôn lập danh sách đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và cá nhân hoặc hộ gia đình có đủ điều kiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thuộc địa bàn thôn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Thủ tục đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có đơn kèm theo biên bản về vụ việc bạo hành, xâm hại và văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội nơi trẻ em, người lang thang xin ăn không có nơi cư trú ổn định bị bạo hành, xâm hại có trách nhiệm lập hồ sơ;
b) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, xác minh và có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em;
c) Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
d) Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em;
đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.
2. Trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này không bảo đảm điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này vẫn được xem xét hưởng chính sách quy định tại Điều 12 Nghị định này.
3. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;
b) Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;
c) Đối xử bình đẳng đối với trẻ em;
d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em:
a) Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;
c) Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;
d) Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
1. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội phải bảo đảm điều kiện và trách nhiệm sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Có sức khoẻ, kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi;
c) Có nơi ở ổn định và nơi ở cho người khuyết tật, người cao tuổi;
d) Có điều kiện kinh tế;
đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.
2. Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật:
a) Có hành vi đối xử tệ bạc đối với người cao tuổi, người khuyết tật;
b) Lợi dụng việc nhận việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;
c) Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật;
d) Vi phạm nghiêm trọng quyền của người được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
Article 18. Eligibility for receiving care and nurture in community
1. Individuals eligible for receiving monthly care and nurture from households, individuals in community include:
a) Individuals under Clause 1 Article 5 hereof;
b) Individuals under Point d Clause 5 Article 5 hereof;
c) Individuals under Clause 6 Article 5 hereof.
2. Individuals requiring emergency protection and eligible for receiving temporary care and nurture in community include:
a) Children whose both parents have deceased or gone missing as per the law without receiving care, nurture from capable relatives;
b) Victims of domestic violence; victims of sexual harassment, body violation; victims of trafficking; victims of labor abuse requiring emergency protection while waiting for transfer to residence or social support facilities, social houses;
c) Children and individuals wandering and begging while waiting for transfer to social support facilities, social houses;
d) Other individuals according to decisions of Chairpersons of People’s Committees of provinces.
3. Duration for temporary care and nurture in community for individuals under Clause 2 of this Article shall be 3 months or less. In case households and individuals do not provide permanent care and nurture at the end of temporary care and nurture period, Chairpersons of People’s Committees of communes shall transfer to other households and individuals for temporary care and nurture or request Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs to request Chairpersons of People’s Committees of districts to provide care and nurture in social support facilities and social houses as per the law.
Article 19. Policies for individuals provided with care and nurture
1. Individuals under Clause 1 Article 18 hereof shall benefit from following policies:
a) Monthly social benefits according to Article 6 hereof;
b) Issuance of health insurance card according to Article 9 hereof;
c) Support for education, training and vocational training according to Article 10 hereof;
d) Financing for funeral costs according to Article 11 hereof.
2. Individuals under Clause 2 Article 18 hereof upon being provided with care and nurture in households shall receive following support:
a) Allowances while living with households that provide care and care;
b) Medical treatment financing in case of treatment in medical examination and treatment establishments without health insurance cards;
c) Costs for transferring the individuals to residence or to social support facilities or social houses.
3. Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs shall provide guidelines on Clause 2 of this Article.
Article 20. Policies for households and individuals providing care and nurture
1. The lowest monthly financing for care and nurture for each individual under Clause 1, Point d Clause 5 Article 5 hereof shall equal standard social support under Clause 2 Article 4 hereof multiplied by following coefficient:
a) 2.5 for cases of providing care and nurture for children under 4 years of age specified under Clause 1 Article 5 hereof;
b) 1.5 for cases of providing care and nurture for children from 4 years of age to under 16 years of age specified under Clause 1 Article 5 hereof and Point d Clause 5 Article 5 hereof.
2. The lowest monthly financing for care and nurture for each individual under Clause 6 Article 5 hereof shall equal standard social support under Clause 2 Article 4 hereof multiplied by following coefficient:
a) Monthly financing for care for persons with very severe disabilities, persons with severe disabilities and expecting or raising children under 36 months of age is as follows:
- 1.5 for persons with very severe disabilities, persons with severe disabilities and expecting or raising a child under 36 months of age;
- 2.0 for persons with very severe disabilities, persons with severe disabilities, expecting and raising a child under 36 months of age or raising 2 children of 36 months of age or old;
In case a person with disabilities is eligible for multiple coefficients under this Point, he/she shall only benefit from the highest coefficient;
In case both spouses are persons with disabilities eligible for monthly financing according to this Point, only either spouse can benefit from monthly financing.
b) In case persons with very severe disabilities, persons with severe disabilities are receiving social benefits according to Clause 6 Article 5 hereof and expecting or raising children under 36 months of age, they shall benefit from financing under Point a Clause 2 hereof.
c) Households directly providing care, nurture for a person with very severe disabilities shall benefit from 1.0 financing coefficient.
d) Households, individuals providing care, nurture for persons with very severe disabilities shall receive financing with coefficient as follow:
- 1.5 for cases of providing care, nurture for a person with very severe disabilities;
- 2.5 for cases of providing care, nurture for a child with very severe disabilities;
3. Receive training for care and nurture operations.
4. Be prioritized for loan, vocational training for job creation, household economic development and other preferential treatment according to relevant law provisions.
5. Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs shall provide guidelines on Clause 3 of this Article.
Article 21. Procedures for providing care and nurture
1. Procedures for providing care and nurture for individuals under Clause 1 Article 18 hereof shall conform to Article 7 and Article 8 hereof.
2. Procedures for providing care and nurture for individuals under Point a Clause 2 Article 18 hereof shall conform to following regulations:
a) Heads of hamlets shall produce list of beneficiaries of care, nurture and individuals or households eligible for providing care and nurture in hamlets and submit to Chairpersons of People’s Committees of communes;
b) Within 2 working days, Chairpersons of People’s Committees of communes shall send notice to Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs;
Within 3 working days, Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs shall appraise and request Chairpersons of People’s Committees of districts to support. In case of rejection, produce written response and explanation;
d) Chairpersons of People’s Committees of communes shall deliver beneficiaries to organizations, individuals or households providing care and nurture as soon as decisions on support of Chairpersons of People’s Committees of districts are issued.
3. Procedures applied for individuals under Points b, c, and d Clause 2 Article 18 hereof shall conform to following regulations:
a) Beneficiaries or guardians thereof shall send notice and records on physical abuse, violation and verification of medical examination and treatment establishments regarding health conditions (if any) to Chairpersons of People’s Committees of communes.
Officials of communes in charge of labor, war invalid and social affairs where children and beggars without stable residence are physically abused and/or violated are responsible for producing documents;
b) Within 2 working days, Chairpersons of People’s Committees of communes shall organize inspection, verification and send notice to Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs;
Within 3 working days, Sub-departments of Labor – War Invalids and Social Affairs shall appraise and request Chairpersons of People’s Committees of districts to support. In case of rejection, produce written response and explanation;
d) Chairpersons of People’s Committees of communes shall deliver beneficiaries to organizations, individuals or households providing care and nurture as soon as decisions of Chairpersons of People’s Committees of districts are issued.
Article 22. Eligibility and responsibilities of individuals providing care and nurture for children
1. Individuals providing care and nurture for children must guarantee all following eligibility:
a) Have full legal capacity and follow policies of the Communist Party, regulations and law of the Government;
b) Voluntarily provide care for children;
c) Have stable residence and accommodations for children receiving care and nurture;
d) Have economic, health conditions and experience in taking care of children;
dd) If they are living with their spouses, their spouses must satisfy eligibility under Point a and Point b of this Clause.
2. Grandparents, aunts, uncles, siblings provide care for children under Clause 1 Article 5 hereof without satisfying eligibility under Points a, c, and d Clause 1 of this Article are still considered for policies under Article 12 hereof.
3. Individuals providing care and nurture for children must assume all following responsibilities:
a) enabling children to go to schools, receive health care, participate in recreational activities;
b) guarantee safe and hygienic accommodations for children;
c) treat children with equality;
dd) perform other obligations as per the law.
4. Cases where provision of care and nurture for children is discontinued:
a) treat children inappropriately;
b) take advantage of provision of care and nurture for personal gain;
c) having financial issues or other reasons which lead to inability to guarantee care and nurture for children;
d) seriously violate rights of children.
Article 23. Eligibility and responsibilities for individuals providing care and nurture for persons with very severe disabilities and the elderly living in social support facilities
1. Individuals providing care and nurture for persons with very severe disabilities and the elderly living in social support facilities must guarantee following eligibility and responsibilities:
a) Have full legal capacity and follow policies of the Communist Party, regulations and law of the Government;
b) Have health, experience and skills for taking care of persons with disabilities and the elderly;
c) Have stable accommodations for persons with disabilities and the elderly;
d) Have adequate financial conditions;
dd) If they are living with their spouses, their spouses must satisfy eligibility under Point a and Point b of this Clause.
2. Cases where provision of care and nurture for persons with disabilities and the elderly is discontinued:
a) Treat persons with disabilities and/or the elderly in appropriately;
b) take advantage of provision of care and nurture for personal gain;
c) Experience financial issues or other reason which lead to inability to guarantee care and nurture for persons with disabilities and/or the elderly;
d) seriously violate rights of beneficiaries of care and nurture.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực