Chương VI Nghị định 20/2021/NĐ-CP : Kính phí thực hiện
Số hiệu: | 20/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2021 |
Ngày công báo: | 27/03/2021 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ 01/7/2021
Nội dung này được đề cập tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo đó, bổ sung thêm các đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, bao gồm:
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ĐBKK;
- Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng tại khoản 1, 3, 6 Điều 5 Nghị định 20/2021 đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ĐBKK;
- Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Ngoài ra, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng (mức hiện hành là 270.000 đồng/tháng).
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
Nghị định 20/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 và thay thế Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng và kinh phí thực hiện chi trả chính sách; tuyên truyền, xét duyệt đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ và kiểm tra giám sát được thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí bảo đảm để chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
Đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo đảm trong dự toán chi bảo đảm xã hội.
3. Kinh phí chi hoạt động thường xuyên, đầu tư xây dựng cơ bản và các chi phí khác của cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật. Cơ sở trợ giúp xã hội được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành các khoản 1 và 2 Điều này.
1. Kinh phí thực hiện trợ giúp khẩn cấp bao gồm:
a) Ngân sách địa phương tự cân đối theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua cơ quan, tổ chức.
2. Trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng và các nguồn kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này không đủ để thực hiện trợ giúp khẩn cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ hàng hóa từ nguồn dự trữ quốc gia theo quy định.
Việc lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Article 31. Expenditure on implementation of regular social support policies
1. Expenditure on implementing regular social support policies, providing care in the community and expenditure on paying for policies, publicizing, approving beneficiaries, applying information technology, training, improving officials’ capacity and supervising shall conform to regulations and law on state budget.
2. Expenditure on guaranteeing care and nurture for beneficiaries specified under Clauses 1, 2, and 3 Article 24 hereof shall conform to following regulations:
Social support facilities of an administrative division shall be guaranteed by budget of respective government in social affair expenditure estimate.
3. Expenditure on regular activities, fundamental construction investment and other costs of social support facilities shall conform to regulations and law. Social support facilities may receive, utilize and manage funding sources and exhibits contributed by organizations and individuals for charity purposes must be used for the right purposes, for the right beneficiaries and settled as per the law.
4. Ministry of Finance shall provide guidelines on Clause 1 and Clause 2 hereof.
Article 32. Expenditure on emergency support
1. Expenditure on emergency support includes:
a) Budget of local government balanced according to regulations and law on state budget;
b) Support of domestic and foreign organizations and individuals for local governments made via agencies and organizations.
2. In case natural disasters, fire or widespread diseases cause severe damage and funding sources specified under Clause 1 of this Article are insufficient for emergency support, Chairpersons of People’s Committees of provinces shall submit reports to Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs, ministries managing national reserves and Ministry of Finance to request consolidation and presentation to Prime Minister for consideration and decision on extraction of national reserves as per the law.
Article 33. Management of expenditure on social support
Preparation of estimates, allocation, compliance and settlement of expenditure on implementation of social support policies shall conform to regulations and law on state budget.