Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn luật người khuyết tật
Số hiệu: | 28/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/04/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2012 |
Ngày công báo: | 23/04/2012 | Số công báo: | Từ số 343 đến số 344 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật người khuyết tật về dạng tật, mức độ khuyết tật và xác định mức độ khuyết tật; chính sách xã hội hóa trợ giúp người khuyết tật; nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết tật; chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; việc làm cho người khuyết tật; giảm giá vé, giá dịch vụ; thực hiện lộ trình cải tạo công trình công cộng; phương tiện giao thông tiếp cận; bảo trợ xã hội; thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở chăm sóc người khuyết tật.
1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định này và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng tật và mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật người khuyết tật.
3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
c) Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.
4. Trường hợp văn bản của Hội đồng giám định y khoa trước ngày Nghị định này có hiệu lực kết luận chưa rõ về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
5. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
6. Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về kinh phí quy định tại khoản 5 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ về loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, tạo việc làm và cơ sở cung cấp dịch vụ khác giúp người khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học về người khuyết tật, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên về chỉnh hình, phục hồi chức năng được nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Khoản này.
2. Cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ quy định về cho vay lãi suất ưu đãi đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Các đối tượng sau đây được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
a) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp giảng dạy, quản lý người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
b) Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục không thuộc Điểm a Khoản này.
2. Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi như sau:
Phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật |
= |
Tiền lương 01 giờ dạy của giáo viên |
x |
0,2 |
x |
Tổng số giờ thực tế giảng dạy ở lớp có người khuyết tật |
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính quy định về chức danh nghề nghiệp, chính sách đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật công tác trong các cơ sở giáo dục và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
1. Người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được hưởng chính sách sau đây:
a) Vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện, thời hạn và mức vốn cho vay thực hiện theo các quy định hiện hành áp dụng đối với các dự án vay vốn giải quyết việc làm;
b) Hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm do người khuyết tật làm ra.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật quy định tại Điều 34 Luật Người khuyết tật được hưởng các chính sách ưu đãi sau đây:
a) Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Mức hỗ trợ theo tỷ lệ người khuyết tật làm việc ổn định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định mức kinh phí hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
b) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế;
c) Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện vay, thời hạn vay, mức vốn vay và mức lãi suất vay thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng đối với dự án vay vốn giải quyết việc làm;
d) Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật;
đ) Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao động là người khuyết tật.
Trong thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước; không được thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, góp vốn liên doanh, liên kết bằng quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục, tiêu chí xác định cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức hỗ trợ kinh phí quy định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều này.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xác định tỷ lệ lao động là người khuyết tật; trình tự, thủ tục, hồ sơ để cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% lao động trở lên là người khuyết tật được hưởng ưu đãi quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định được hưởng chính sách ưu đãi quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
2. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định được hưởng chính sách quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao sau đây:
a) Bảo tàng, di tích văn hóa - lịch sử, thư viện và triển lãm;
b) Nhà hát, rạp chiếu phim;
c) Các cơ sở thể thao khi diễn ra các hoạt động thể dục, thể thao trong nước;
d) Các cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch khác.
2. Người khuyết tật nặng được giảm tối thiểu 50% giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch phát hành vé giảm giá cho người khuyết tật. Để được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ, người khuyết tật cần xuất trình Giấy xác nhận khuyết tật.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Điều này.
5. Căn cứ điều kiện cụ thể, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giảm giá vé, giá dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý nhưng không thấp hơn mức quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng xe buýt.
2. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông trên các tuyến vận tải nội địa bằng các phương tiện sau đây:
a) Giảm tối thiểu 15% đối với máy bay;
b) Giảm tối thiểu 25% đối với tàu hỏa, tàu điện, tàu thủy, xe ô tô vận tải khách theo tuyến cố định.
3. Đơn vị tham gia vận tải công cộng phát hành vé giảm giá cho người khuyết tật. Để được miễn, giảm giá vé dịch vụ, người khuyết tật cần xuất trình Giấy xác nhận khuyết tật.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức và cá nhân sở hữu, quản lý, khai thác sử dụng công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư; công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội khác có trách nhiệm rà soát, xây dựng kế hoạch và bảo đảm điều kiện để thực hiện cải tạo điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật theo lộ trình sau đây:
a) Đến năm 2015 có ít nhất 50% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật;
b) Đến năm 2017 có ít nhất 75% trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật;
c) Đến ngày 01 tháng 01 năm 2020 tất cả trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật;
d) Đến ngày 01 tháng 01 năm 2025, tất cả trụ sở làm việc; nhà chung cư; công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội khác chưa quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
2. Kinh phí thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này do cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, khai thác sử dụng tự bố trí, huy động thực hiện.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan rà soát, thống kê đánh giá thực trạng nhà chung cư; công trình công cộng chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật theo từng loại công trình, hướng dẫn phương pháp, chỉ tiêu giám sát đánh giá việc thực hiện lộ trình cải tạo công trình công cộng.
1. Đơn vị tham gia vận tải công cộng bằng xe buýt, tàu hỏa phải xây dựng phương án, trang bị, cải tạo phương tiện giao thông công cộng bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận trên các tuyến vận tải theo tỷ lệ như sau:
a) Bảo đảm tỷ lệ xe buýt đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận theo từng thời kỳ đến năm 2015, 2020 và 2025 theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Bảo đảm đến năm 2015 có ít nhất một toa xe trong đoàn tàu chở khách liên tỉnh Bắc - Nam bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận; đến năm 2020 có ít nhất một toa xe trong đoàn tàu chở khách trên tất cả các tuyến bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận.
2. Đơn vị tham gia vận tải công cộng có trách nhiệm bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên để trợ giúp hành khách là người khuyết tật lên, xuống phương tiện giao thông thuận tiện. Phương án trợ giúp phải được thông báo tại các nhà ga, bến đón, trả hành khách ở những nơi dễ thấy.
3. Kinh phí thực hiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này do cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, khai thác bảo đảm. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn đối với doanh nghiệp đầu tư, cải tạo phương tiện giao thông bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận.
4. Đơn vị tham gia vận tải công cộng có trách nhiệm rà soát, thống kê đánh giá thực trạng phương tiện giao thông công cộng chưa bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận; xây dựng kế hoạch trang bị, cải tạo phương tiện giao thông công cộng bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận thuộc trách nhiệm quản lý của mình.
1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng hàng tháng đối với người khuyết tật được tính theo mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số quy định tại các Điều 16, 17 và 18 Nghị định này.
2. Căn cứ điều kiện cụ thể, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, tổ chức đoàn thể ở Trung ương (có cơ sở chăm sóc người khuyết tật), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng trong cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quản lý cho phù hợp, nhưng không thấp hơn các mức tương ứng quy định tại Nghị định này.
1. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được quy định như sau:
a) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
b) Hệ số hai phẩy năm (2,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em;
c) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng;
d) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em.
2. Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất.
3. Người khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng bằng mức hỗ trợ mai táng đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các mức hỗ trợ chi phí mai táng khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
1. Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định như sau:
a) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;
b) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
c) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi;
d) Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất;
đ) Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0).
4. Người đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này khi nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau:
a) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng;
b) Hệ số ba (3,0) đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ hai người khuyết tật đặc biệt nặng trở lên.
Nhà nước cấp kinh phí để cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng không nương tựa, không tự lo được cuộc sống theo quy định sau đây:
1. Hệ số tính mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng là ba (3,0); trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em hoặc người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi thì hệ số mức trợ cấp là bốn (4,0).
2. Mức hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
3. Mức mai táng khi chết bằng mức hỗ trợ mai táng phí áp dụng đối với đối tượng bảo trợ xã hội trong cơ sở bảo trợ xã hội.
4. Hỗ trợ mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ sinh hoạt đời sống thường ngày; mua thuốc chữa bệnh thông thường và vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với phụ nữ theo mức quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có chỗ ở ổn định và không thuộc diện hộ nghèo.
2. Có sức khỏe để thực hiện chăm sóc người khuyết tật.
3. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
4. Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
5. Có kỹ năng để chăm sóc người khuyết tật.
1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội bao gồm:
a) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
c) Bản sao Sổ hộ khẩu;
d) Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
đ) Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;
e) Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:
a) Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
c) Bản sao Sổ hộ khẩu;
d) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội hoặc bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:
a) Đơn của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) về đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc;
d) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình người khuyết tật, nếu có;
e) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
g) Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.
4. Hồ sơ hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo quy định như sau:
a) Trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội, hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hồ sơ bao gồm: Bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi.
1. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc được quy định như sau:
a) Để được hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc thì người đề nghị trợ cấp hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc làm hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội) tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày;
Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.
Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày, nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định hoặc có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký Quyết định trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
2. Trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thì Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát và báo cáo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo các mức tương ứng quy định tại Nghị định này, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
3. Thủ tục điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc được quy định như sau:
a) Khi có sự thay đổi về điều kiện hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội hướng dẫn đối tượng bổ sung hồ sơ, xem xét, kết luận và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã văn bản, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xem xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều chỉnh hoặc thôi hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký quyết định điều chỉnh hoặc thôi hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc;
d) Thời gian điều chỉnh thôi hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc từ tháng sau tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định điều chỉnh thôi hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
4. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội, khi đối tượng thay đổi nơi cư trú được quy định như sau:
a) Khi đối tượng đang được hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc chuyển đi nơi khác và có đơn đề nghị thôi nhận trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc ở nơi cư trú cũ và đề nghị nhận trợ cấp ở nơi cư trú mới thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cũ quyết định thôi hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí chăm sóc và giấy giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú mới của đối tượng, gửi kèm theo hồ sơ đang hưởng trợ cấp của đối tượng;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và giấy giới thiệu, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú mới có trách nhiệm xem xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc theo mức tương ứng của địa phương;
c) Thời gian hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc tại nơi ở mới từ tháng tiếp theo của tháng thôi hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí chăm sóc ghi trong quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi ở cũ của đối tượng.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về việc thành lập, hoạt động của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội.
1. Hồ sơ hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm:
a) Đơn hoặc văn bản đề nghị của gia đình, cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức đứng ra tổ chức mai táng cho người khuyết tật;
b) Bản sao giấy chứng tử của người khuyết tật.
2. Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng quy định như sau:
a) Gia đình, cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức mai táng cho người khuyết tật làm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.
1. Hồ sơ tiếp nhận người khuyết tật đặc biệt nặng vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội gồm:
a) Đơn đề nghị của người khuyết tật hoặc gia đình, người thân, người giám hộ người khuyết tật;
b) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Sơ yếu lý lịch của người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
đ) Bản sao Sổ hộ khẩu;
e) Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
g) Biên bản của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
h) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội;
i) Quyết định tiếp nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý;
k) Các văn bản, giấy tờ có liên quan khác, nếu có.
2. Thủ tục tiếp nhận người khuyết tật vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định của Chính phủ về thủ tục tiếp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội.
3. Thẩm quyền tiếp nhận, đưa người khuyết tật đặc biệt nặng về nuôi dưỡng chăm sóc tại gia đình được quy định như sau:
a) Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội quyết định đưa người khuyết tật đặc biệt nặng vào cơ sở bảo trợ xã hội;
b) Người đứng đầu cơ sở bảo trợ xã hội quyết định đưa người khuyết tật đủ điều kiện về sống tại gia đình;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều kiện để đưa người khuyết tật đang nuôi dưỡng và chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội về sống tại gia đình.
1. Điều kiện thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 57 Luật người khuyết tật thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Việc thành lập, hoạt động và giải thể cơ sở chăm sóc người khuyết tật quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều 47 Luật người khuyết tật theo quy định của pháp luật về loại hình tổ chức đó.
3. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật quy định tại Khoản 2 Điều này chỉ được phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật.
Cơ sở chăm sóc người khuyết tật được cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Người đứng đầu cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
3. Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc người khuyết tật đáp ứng quy định tại Điều 26 Nghị định này;
4. Trường hợp cơ sở chăm sóc người khuyết tật có nuôi dưỡng người khuyết tật thì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này còn phải bảo đảm các điều kiện về môi trường, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn chăm sóc, nuôi dưỡng quy định của Chính phủ đối với cơ sở bảo trợ xã hội.
Nhân viên trực tiếp chăm sóc người khuyết tật phải bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Có sức khỏe để thực hiện chăm sóc người khuyết tật.
2. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
4. Có kỹ năng để chăm sóc người khuyết tật.
1. Giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật có nội dung chính sau đây:
a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax;
b) Họ và tên người đứng đầu cơ sở;
c) Phạm vi, nội dung dịch vụ cung cấp của cơ sở.
2. Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, người đứng đầu, phạm vi, nội dung dịch vụ phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép; trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép.
3. Khi giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật bị mất, bị hư hỏng thì cơ sở phải đề nghị để được cấp lại giấy phép.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trụ sở chính của cơ sở chăm sóc người khuyết tật đặt tại địa phương;
b) Cơ sở do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập có trụ sở chính đặt tại địa phương;
c) Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật đối với các cơ sở do các tổ chức, cá nhân trong nước thành lập mà không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này có trụ sở chính của cơ sở chăm sóc người khuyết tật tại địa phương.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật là cơ quan có thẩm quyền cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật của cơ sở;
b) Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở;
c) Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
2. Hồ sơ điều chỉnh, cấp lại giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh, cấp lại giấy phép;
b) Giấy tờ chứng minh, giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật bị mất, bị hư hỏng;
c) Giấy tờ chứng minh thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, người đứng đầu, phạm vi, nội dung dịch vụ.
1. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại và điều chỉnh giấy phép hoạt động trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ sở chăm sóc người khuyết tật lập hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động.
2. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại và điều chỉnh giấy phép hoạt động trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định này được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ sở chăm sóc người khuyết tật lập hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động.
3. Trong trường hợp hồ sơ của cơ sở xin cấp giấy phép hoạt động chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan cấp giấy phép phải thông báo cho cơ sở biết để hoàn thiện hồ sơ.
4. Trường hợp cơ sở xin cấp giấy phép hoạt động không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản cho cơ sở về lý do không đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật.
1. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật trong quá trình hoạt động không bảo đảm đủ điều kiện quy định tại Điều 25 Nghị định này thì bị tạm đình chỉ hoạt động cho đến khi bảo đảm đủ điều kiện hoạt động.
2. Giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hoạt động được cấp cho cơ sở không đúng thẩm quyền hoặc không đúng quy định của pháp luật;
b) Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật nhưng cơ sở không hoạt động;
c) Cơ sở thay đổi mục đích hoạt động;
d) Hết thời hạn tạm đình chỉ mà cơ sở vẫn không bảo đảm đủ điều kiện theo quy định;
đ) Cơ sở vi phạm bị xử phạt hành chính ba (03) lần trong 12 tháng;
e) Tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở bị giải thể, phá sản mà cơ sở đó không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật phải có trách nhiệm giải quyết quyền lợi của người khuyết tật khi cơ sở bị tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật.
1. Khi phát hiện một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thu hồi giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật đã cấp.
2. Trường hợp phát hiện cơ sở không còn bảo đảm các điều kiện quy định, tùy theo tính chất, mức độ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định tạm đình chỉ có thời hạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động chăm sóc người khuyết tật theo quy định trong giấy phép đã cấp.
1. Kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội; kinh phí khảo sát, thống kê, ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý người khuyết tật; kinh phí tuyên truyền phổ biến chính sách; kinh phí tập huấn cán bộ làm công tác người khuyết tật, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội; kinh phí chi trả trợ cấp xã hội áp dụng theo quy định của Chính phủ về kinh phí thực hiện chính sách đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Kinh phí thực hiện các chính sách, hoạt động chăm sóc người khuyết tật chưa quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định Luật người khuyết tật, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012.
Nghị định này thay thế Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 1999 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật, những quy định có liên quan đến người tàn tật và người tâm thần quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội./.
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 28/2012/ND-CP |
Hanoi , April 10, 2012 |
|
|
DETAILING AND GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON THE DISABLED
Pursuant to the December 25, 2001 Law’ on Organization of the Government;
Pursuant to the June 17, 2010 Law on The disabled;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;
The Government promulgates this decree detailing and guiding a number of articles of the Law on The disabled,
Article 1. Scope of regulation
This Decree elaborates a number of articles of the Law on The disabled regarding types and levels of impairment and determination of levels of impairment; socialization policies to assist the disabled; scientific researches, specialists and technicians training, producing equipment for the disabled; allowance and incentive policies for teachers, educational administrators and assistants serving the disabled; employment for the disabled; price reduction; implementation of the roadmap to improve public constructions: accessible transport; social welfare; the establishment, operation and dissolution of nursing centers for the disabled.
Article 2. Types of impairment
1. Mobility impairment means partial or total loss of the mobility of the head, the neck, the lower or upper limbs, or the body, that restricts the dexterity.
2. Hearing and speaking impairment means partial or total loss of the hearing or speaking function or both hearing and speaking functions; or the function to pronounce words and sentences clearly, leading to limited communication or information exchange in words.
3. Visual impairment means partial or total loss of sight and senses of light, colors, images and objects in normal light and environment.
4. Mental impairment means disorder of senses, memory, feeling, thought and act control manifested abnormal speech or acts.
5. Intellectual impairment means partial or total loss of perception and mind manifested in the slowness or inability to think, to analyze objects, phenomena or to solve problems.
6. Other impairments means partial or total loss of bodily functions causing difficulties in work and daily-life activities and learning not being specified in Clauses 1,2, 3, 4 and 5 of this Article.
Article 3. Levels of impairment
1. People suffering from particularly serious impairments are those whose impairments lead to total loss of their functions, self-control or make them unable to move, to dress, to keep personal hygiene and to complete other everyday tasks without other people to watch, to help and to take care of.
2. People suffering from serious impairments are those whose impairments lead to partial loss or deficiency of their functions, self-control or make them unable to move, to dress, to keep personal hygiene and to complete other everyday tasks without other people to watch, to help and to take care of.
3. People suffering from mild impairments are the disabled not falling into the cases defined in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 4. Impairment level identification
1. The Impairment Assessment Council shall base on Articles 2 and 3 of this Decree and observe the disabled while they are doing everyday tasks serving their personal living needs, and use of the set of medical and social questions and other prescribed methods to identify the level of impairment, except for the cases specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
2. The Medical Examination Council shall identify and draw conclusions about the type and level of impairments for the cases specified in Clause 2, Article 15 of the Law on The disabled.
3. For the disabled of whom the self-serving capacity and work capability deficiency have been identified the Medical Examination Council before this Decree takes effect, the Impairment Assessment Council shall determine levels of impairment based on the Medical Examination Council’s conclusions as follows:
a/ That person is considered suffering from particularly serious impairments when the Medical Examination Council concludes that they are no longer capable of self-serving or at least 81% of their work capability has been lost.
b/ That person is considered suffering from serious impairments when the Medical Examination Council concludes that they are capable of self-serving if they are partly assisted by other people or equipment or 61% and 80% of their work capability has been lost;
c/ That person is considered suffering from mild impairments when the Medical Examination Council concludes that they are capable of self-serving or less than 61% of their work capability has been lost.
4. In case the Medical Examination Council’s document dated before the effective date of this Decree fails specify the self-serving capability and work capability deficiency, the Impairment Assessment Council shall determine levels of impairment for the disabled under Clause 1 of this Article.
5. State budget shall cover the cost of the impairment level identification and the issuance of impairment certificates under the state budget management decentralization.
6. The Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide the funds specified in Clause 5 of this Article.
Article 5. Socialization policies to assist the disabled
1. Organizations and individuals that invest in and build orthopedic facilities, functional rehabilitation centers, nursing centers, educational, vocational training institutions, job creation centers or other facilities providing other services to assist the disabled may enjoy incentives as prescribed by law provisions on encouragement policies on the socialization of education, vocational training, health, culture, sports and environment.
2. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall present the forms, criteria, sizes and standards of orthopedic facilities and rehabilitation centers, nursing centers, and job creation centers and other facilities providing other services to assist the disabled specified in Clause 1 of this Article to the Prime Minister .
Article 6. Scientific research, training of specialists and technicians and manufacture of equipment for the disabled
1. Agencies and organizations doing scientific researches on the disabled or training in orthopedic and rehabilitation specialists and technicians shall have their expense covered by the state budget as prescribed by law provisions on the state budget.
The Ministry of Science and Technology, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide the implementation of this Clause.
2. Manufacturers of orthopedic and rehabilitation equipment and devices to assist the disabled in everyday tasks, in learning and working may take low-interest loans from Social Policy Banks as prescribed by law.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall present the regulations on low-interest loans to the subjects specified in Clause 2 of this Article to the Prime Minister.
Article 7. Allowance and incentives for teachers, educational administrators and assistants serving the disabled people’s education
1. The following persons are eligible for incentives under the Government's Decree No. 61/2006/ND-CP on June 20, 2006 on policies applicable to teachers and educational administrators of special schools and schools in impoverished areas.
a/ Teachers or educational administrators directly teaching or managing the disabled using special educational methods at special educational institutions or integrative education development and support centers;
b/ Teachers directly teaching the disabled using special educational methods at educational institutions not being specified in Point a of this Clause.
2. Teachers directly teaching the disabled using integrative education methods not being specified in Clause 1 of this Article are eligible for preferential allowance as follows:
Preferential allowance for teaching the disabled |
= |
Teacher’s wage for 1 teaching hour |
x |
0.2 |
x |
Total actual hours of teaching in class with the disabled |
3. The Ministry of Education and Training, the Ministry of Home Affairs and the Ministry of Finance shall specify the professional titles and policies on educational assistants to the disabled at educational institutions and integrative education development and support centers.
Article 8. Encouraging self-employment of the disabled and households to provide employment for the disabled
1. Self-employed disabled people and households employing the disabled are eligible for the following policies:
a/ Taking low-interest loans from Social Policy Banks for production and business. The loan conditions, terms and amount must comply with current regulations on loans for job creation projects;
b/ Receiving instruction in production and business and support in technology transfer and product sale.
2. People’s Committees at all levels shall be in charge and cooperate with related agencies, organizations and persons in providing instruction in the production, business and technology transfer, and supporting the sale of products made by the disabled.
Article 9. Production and business establishments employing disabled people accounting for at least 30% of total labor
1. Production and business establishments employing disabled people accounting for at least 30% of total labor as specified in Article 34 of the Law on The disabled are eligible for the following incentives:
a/ Receiving support for improving working conditions and environment suitable for the disabled as prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. The support level depends on the number or official disabled employees working in the production and business establishments, their impairment level and scale of production and business establishments as prescribed by the Prime Minister.
Presidents of provincial People’s Committees shall make decisions on the levels of support for the improvement of working conditions and environment of production and business establishments employing disabled people accounting for at least 30% of total employees;
b/ Exempted from enterprise income tax in accordance with law provisions on tax;
c/ Receiving low-interest loans under the production and business development project from Social Policy Banks. The loan conditions, period, amount and interest rates must comply with current provisions on loans for job creation projects;
d/ Being prioritized when renting land and water surface as prescribed by law;
dd/ Exempted from land and water surface rents for production and business establishments that employ disabled people accounting for at least 70% of total employees. Receiving 50% reduction of land and water surface rents for production and business, for production and business establishments employing disabled people accounting for 30% to under 70% of total employees.
While enjoying exemption from or reduction of land or water surface rents, production and business establishments must not change, transfer, give, lease out the right to use land or water surface and mortgage, guarantee or contribute to joint ventures using the right to use land or water surface as prescribed by law provisions on land.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall present the lists of establishments and the criteria of support level determination specified in Points a and dd, Clause 1 of this Article to the Prime Minister
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide the determination of the percentage of disabled employees, the procedures and dossiers for production and business establishments employing disabled people accounting for at least 30% of total employees to enjoy the incentives specified in Clause 1 of this Article.
Article 10. Encouraging agencies, organizations and enterprises to employ the disabled
1. Enterprises officially employing 10 or more disabled people are eligible for the incentives specified in Points a and c, Clause 1, Article 9 of this Decree.
2. Administrative agencies and non-business units officially employing 10 or more disabled people are eligible for the incentives specified in Point a, Clause 1, Article 9 of this Decree.
EXEMPTION AND REDUCTION OF TICKET AND SERVICE PRICES, IMPLEMENTATION OF A ROADMAP TO IMPROVE PUBLIC CONSTRUCTIONS AND ACCESSIBLE TRANSPORT
Article 11. Price reduction and exemption of ticket and services of culture, sports, recreation and tourism
1. People suffering from particularly serious impairments are exempt from ticket and service charges when directly using cultural, sports, recreational and tourist services at the following cultural and sports establishments and facilities:
a/ Museums, cultural and historical relics, libraries and exhibitions;
b/ Theaters and cinemas;
c/ Sports facilities where domestic physical training and sports events take place;
d/ Other cultural, sports, recreational and tourist establishments and facilities.
2. People suffering from serious impairments are entitled to a reduction of at least 50% of ticket or service charges when directly using cultural, sports, recreational and tourist services at the cultural and sports establishments and facilities specified in Clause 1 of this Article.
3. Cultural, sports, recreational and tourist establishments and facilities shall issue discount tickets for the disabled. To enjoy ticket or service charge exemption or reduction, the disabled shall produce impairment certificates.
4. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall be in charge and cooperate with related ministries and sectors in, guiding this Article.
5. Based on specific conditions, ministers, heads of sectors and central mass organizations and Presidents of provincial People’s Committees shall make decisions on the reduction levels of ticket and service charges under their management, which must not be lower than the levels specified in Clause 2 of this Article.
Article 12. Exemption from and reduction of fares and transport service charges
1. People suffering from particularly serious impairments and people suffering from serious impairments are exempt from fares or service charges when using bus.
2. People suffering from particularly serious impairments and people suffering from serious impairments are eligible for reduction of fares and service charges when using the following means of transport on domestic routes:
a/A reduction of at least 15% for air ticket;
b/ A reduction of at least 25% of fares for train, tram, ship and coach services on fixed routes.
3. Public transport service providers shall issue discount tickets for the disabled. The disabled must present impairment certificates to enjoy such exemption or reduction.
Article 13. Implementation of a roadmap to improve apartment buildings and public constructions
1. Ministries, ministerial-level agencies, governmental agencies, People’s Committees at all levels, organizations and persons owning, managing, operating and using offices of state agencies; train stations, bus stations and ports; medical examination and treatment facilities; educational and vocational training institutions; culture and sports constructions; apartment buildings; and other technical or social infrastructural constructions shall check, plan and assure the conditions for the improvement of accessibility for the disabled under the following roadmap:
a/ 2015, at least 50% of offices of state agencies; stations, bus stations and ports; medical examination and treatment facilities; educational and vocational training institutions; culture and sports constructions; and apartment buildings would be accessible for the disabled;
b/ By 2017, at least 70% of offices of state agencies; stations, bus stations and ports; medical examination and treatment facilities; educational and vocational training institutions; culture and sports constructions; and apartment buildings would be accessible for the disabled;
c/ By January 1, 2020, all offices of state agencies; stations, bus stations and ports; medical examination and treatment facilities; educational and vocational training institutions; culture and sports constructions; and apartment buildings would be accessible for the disabled;
d/ By January 1. 2025, all offices; apartment buildings; and technical and social infrastructural constructions other than those specified in Points a, b and c, Clause 1 of this Article would be accessible for the disabled.
2. Funds for implementation of Clause 1 of this Article shall be raised and managed by using agencies, organizations and persons that use such funds.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Construction and related ministries and sectors shall review, make statistics, and assess apartment buildings and public constructions that are not yet accessible for the disabled by type of work, and guide methods and criteria for the supervision and assessment of progress of the roadmap to improve public constructions.
Article 14. Accessible means of transport
1. Providers of public bus and train services shall make plans on acquiring and improving means of transport to meet the technical regulations on accessible transportation as follows:
a/ Assuring the ratio of buses meeting the technical regulations on accessible transportation for each period by 2015, 2020 and 2025 under regulations of provincial People’s Committees;
b/ Assuring that at least one carriage of each passenger train on North-South route would meet the technical regulations on accessible transportation by 2015; by 2020, at least one carriage of each passenger train on all routes would meet technical regulations on accessible transportation.
2. Public transport service providers must arrange equipment, devices and staff to assist the disabled in getting on and off the vehicles conveniently. The assistance plans must be posted up at noticeable places of stations, arrival and departure terminals.
3. The budget for the implementation of Clauses 1 and 2 of this Article shall be covered by the owners. The Ministry of Transport shall be in charge and cooperate with related ministries and sectors in, formulating and presenting the policies on preferential loan interest for enterprises investing in improving means of transport in order to satisfy the technical regulations on accessible transportation to the Prime Minister .
4. Public transport service providers shall check, make statistics, and assess means of transport that have not satisfied the technical regulations on accessible transportation; and formulate the plan to improve the means of transport under their management to meet the technical regulations on accessible transportation.
Article 15. Standard level for determining social welfare, monthly care-taking support and monthly raising allowance levels
1. Monthly social welfare, care-taking support and raising allowance levels for the disabled shall be calculated based on the standard level of social welfare for beneficiaries as prescribed by the Government multiplied by the coefficients specified in Articles 16, 17 and 18 of this Decree.
2. Based on specific conditions, the ministers, heads of sectors and central organizations (having care centers for the disabled) and Presidents of provincial People’s Committees shall set monthly social welfare levels accordingly, care-taking and nursing support, funeral support, and funding for nursing people suffering from particularly serious impairments at social welfare institutions under their management. The social welfare must not be lower than the corresponding levels specified in this Decree.
Article 16. Coefficients for monthly social welfare and funeral support calculation
1. Coefficients for calculating monthly social welfare for the disabled living in households are provided as follows:
a/ Two (2.0), for people suffering from particularly serious impairments;
b/ Two point five (2.5), for elderly people or children suffering from particularly serious impairments;
c/ One point five (1.5), for people suffering from serious impairments;
d/ Two (2.0) for elderly people or children suffering from serious impairments.
2. The disabled eligible for various coefficients specified in Clause 1 of this Article shall only enjoy the highest coefficient.
3. The funeral support for the disabled on monthly welfare under Clause 1 of this Article when they die is equal to that applicable to the beneficiaries of social welfare. The disabled eligible for various funeral support shall only enjoy the highest one.
Article 17. Coefficients for calculating monthly care-taking support levels
1. Coefficients for calculating monthly care- taking support levels for people suffering from particularly serious impairments, people suffering from serious impairments who are pregnant or raising under-36-month children are provided as follows:
a/ One point five (1.5), for people suffering from particularly serious impairments and people suffering from serious impairments who are pregnant or raising an under-36-month child;
b/ Two (2.0), for people suffering from particularly serious impairments and people suffering from serious impairments who are pregnant and raising an under-36-month child;
c/ Two (2.0), for people suffering from particularly serious impairments and people suffering from serious impairments who are raising two or more under- 36-month children;
d/ The disabled entitled to different coefficients specified in Points a, b and c, Clause 1 of this Article may only enjoy the highest coefficient of all;
dd/ A married couple being the disabled entitled to the monthly care-taking support specified in Clause 1 of this Article may receive care-taking support for only one person specified in Points a, b and c, Clause 1 of this Article.
2. People suffering from particularly serious impairments or people suffering from serious impairments on social welfare under Clause 1, Article 16 of this Decree who are pregnant or raising under-36-month children may still receive the care-taking support specified in Clause 1 of this Article.
3. Households directly nursing and taking care of people suffering from particularly serious impairments are entitled to the care-taking support coefficient of one (1.0).
4. Persons satisfying the conditions specified in Article 19 of this Decree who nurse people suffering from particularly serious impairments may receive care-taking support at the following coefficients:
a/ One point five (1.5), for nursing and taking care of one person with particularly serious impairments;
b/ Three (3.0), for nursing and taking care of two or more people suffering from particularly serious impairments.
Article 18. Coefficients for calculating monthly allowance and supports for nursing helpless and dependent people suffering from particularly serious impairments admitted to social welfare institutions
The State shall provide the budget for social welfare institutions to nurse homeless and needy people suffering from particularly serious impairments in accordance with the following provisions:
1. The coefficient for calculating the monthly nursing allowance is three (3.0); and four (4.0), for nursing children or elderly people with particularly serious impairments.
2. The support for health insurance comply with the law on health insurance.
3. The funeral support upon is equal to the funeral support applicable to the social welfare beneficiaries in social welfare institutions.
4. The supports for purchasing stuff serving everyday activities; purchasing medicines for ordinary diseases; and monthly personal hygiene for women must comply with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs’ regulations.
Article 19. Conditions on carers of people suffering from particularly serious impairments
A carer of a person suffering from particularly serious impairments must satisfy the following conditions:
1. Having a fixed residence not being a poor household.
2. Having good health to nurse the disabled.
3. Fully capable of civil acts.
4. Possessing good morals, committing no social evils, not liable for criminal prosecution and nor being remitted from a previous conviction.
5. Possessing skills to nurse the disabled.
Article 20. Application for social welfare and monthly care-taking support
1. A application for social welfare comprises:
a/ An information sheet of the person with impairments, made under the prescribed form;
b/ A copy of the impairment certificate;
c/ A copy of the family record book;
d/ A copy of the birth certificate or identity card;
dd/ A copy of the decision on transfer of the person with impairments to family issued by the care center of that person, for the disabled living in social welfare institutions;
dd/ Written certification of pregnancy by a competent healthcare establishment under the Ministry of Health's regulations, or a copy of the birth certificate of the under-36-month child, for pregnant women or those raising under-36-month children.
2. For families with people suffering from particularly serious impairments, a application for care-taking support comprises:
a/ A declaration sheet of the family, made under the form prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
b/ A copy of the impairment certificate;
d A copy of the family record book;
d/ An information sheet of the disabled person, made under the prescribed form, for the disabled not on social welfare; or a copy of the decision on enjoyment of social welfare, for the disabled on social welfare.
3. A application for care-taking support for the carer of a person with particularly serious impairments comprises:
a/ An application made by the carer containing the commune-level People’s Committee’s certification that this person satisfies nursing conditions under Article 19 of this Decree;
b/ An information sheet of the carer, made under the form prescribed by the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs;
c/ The copies of the family record book and ID card of the carer;
d/ An information sheet of the person with impairments, made under the form prescribed by the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs ;
dd/ A copy of the family record book of the household of the disabled person, if any;
e/ A copy of the impairment certificate;
g/ A copy of the decision on provision of monthly social welfare for the disabled person , for the disabled on social welfare.
4. An application for care-taking support for a person with impairments who is pregnant or raising an under-36-month child complies with the following provisions:
a/ For a person with impairments not being on social welfare, the application must comply with Clause 1 of this Article;
b/ For a person with impairments on monthly social welfare, the dossier comprises a copy of the decision on enjoyment of monthly social welfare; a written certification of pregnancy by a competent healthcare establishment under the Ministry of Health's regulations; and a copy of the birth certificate of the under-36-month child.
Article 21. Procedures for provision of monthly social welfare and care-taking support
1. Procedures for provision of social welfare and care-taking support are provided as follows:
a/ To receive social welfare or care-taking support, the applicant shall make a dossier under Article 20 of this Decree and submit it to the commune-level People’s Committee;
b/ Within 15 days after receiving a valid dossier, the social welfare approval council of the commune, ward or township (below referred to as social welfare approval council) shall meet to consider and approve the dossier, publicly post up its conclusions at the office of the commune-level People’s Committee and notify such conclusions in the mass media for 7 days;
Past the time limit for public notification, if there is no inquiries or complaints, the social welfare approval council shall supplement the minutes of its meeting for approval of social welfare to the applicant’s dossier and propose the commune-level People’s Committee chairperson to send a written request to the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division for consideration and settlement.
If there is a citizen’s complaint or denunciation, within 10 days, the social welfare approval council shall conduct verification and examination and make specific written conclusions for public notification and supplementation to the applicant’s dossier.
c/ Within 7 working days after receiving a complete dossier on request of the commune- level People’s Committee chairperson, the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division shall appraise the dossier and propose the district-level People’s Committee chairperson to make decision or notify the commune-level People’s Committee of the reason for ineligibility for social welfare or care-taking support;
d/ Within 3 working days, the district-level People’s Committee chairperson shall consider and sign a decision on provision of social welfare or care-taking support.
2. For the disabled currently receiving social welfare or care-taking support under the Government’s Decree No. 67/ 2007/ND-CP of April 13, 2007, on social welfare policies for social welfare beneficiaries, and Decree No. 13/2010/ND-CP of February 27, 2010, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 67/ 2007/ND-CP, commune-level People’s Committees shall make review and propose district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Divisions to make decision at corresponding levels under this Decree, from the effective date of this Decree.
3. Procedures for adjustment or termination of social welfare and care-taking support are provided as follows:
a/ When there is a change in conditions for enjoyment of social welfare or care-taking support, the social welfare approval council shall guide the applicant to supplement the dossier, make consideration and conclusion, and propose the commune-level People’s Committee chairperson to send a written request to the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division;
b/ Within 7 working days after receiving a written request of the commune-level People’s Committee chairperson, the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division shall consider it and propose the district-level People’s Committee chairperson to make decisions on adjustment or termination of social welfare or care-taking support;
c/ Within 3 working days, the district-level People’s Committee chairperson shall consider and sign a decision on adjustment or termination of social welfare or care-taking support;
d/ The time for adjusting or terminating social welfare or care-taking support is the month following the month the district-level People’s Committee chairperson signs the decision on adjustment or termination of social welfare or care-taking support.
4. Procedures for provision of social welfare for beneficiaries that change their places of residence are provided as follows:
a/ When a beneficiary of social welfare or care-taking support moves to another place and files an application to receive social welfare or care-taking support at the new place of residence rather than the former one, the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division shall submit to the chairperson of the district-level People’s Committee of the applicant’s former locality of residence a decision on termination of social welfare or care-taking support and send a letter of reference to the district-level People’s Committee of the applicant’s new locality of residence together with the dossier on allowance enjoyment of this person;
b/ Within 7 working days after receiving a complete dossier and a letter of reference, the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division of the new locality of residence shall consider it and propose the district-level People’s Committee chairperson to make decisions on provision of social welfare or care-taking support at the corresponding level of the locality;
c/ The time for receiving social welfare or care-taking support at the new place of residence is the month following the month of termination of social welfare or care-taking support indicated in the decision on termination of social welfare or care-taking support of the chairperson of the district-level People’s Committee of the applicant's former locality of residence.
5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide the formation and operation of social welfare approval councils.
Article 22. Dossiers and procedures for funeral support
1. A dossier on funeral support comprises:
a/ An application or written request made by the family, person, agency, unit or organization which organizes the funeral of a person with impairments;
b/ A copy of the death certificate of the person with impairments.
2. Procedures for funeral support are provided as follows:
a/ The family, person, agency, unit or organization that organizes the funeral of a person with impairments shall make a dossier under Clause 1 of this Article and send it to the commune-level People’s Committee;
b/ Within 3 working days after receiving a complete and valid dossier under Clause 1 of this Article, the commune-level People's Committee shall send a written request together with the dossier to the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division;
c/ Within 2 working days after receiving a written request of the commune-level People’s Committee, the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division shall consider it and propose the district-level People’s Committee chairperson to issue a decision on funeral support.
Article 23. Dossiers and procedures for admission of people suffering from particularly serious impairments to social welfare institutions
A dossier on admission of a people suffering from particularly serious impairments to a social welfare establishment comprises:
a/ An application of the person with impairments or his/her family, relative or guardian;
b/ An information sheet of the person with impairments, made under the prescribed form;
c/ Resume of the person with impairments certified by the commune-level People’s Committee;
d/A copy of the impairment certificate;
dd/ A copy of family record book;
e/ A copy of the birth certificate or identity card;
g/ Record of the social welfare approval council and written request of the commune- level People’s Committee chairperson;
h/ Written request of the district-level People’s Committee chairperson to the agency managing the social welfare establishment;
i/The managing agency head's decision on admission;
k/ Other relevant documents and papers, if any.
2. Procedures for admission of the disabled to social welfare institutions comply with the Government’s regulations on receipt and nursing of social welfare beneficiaries.
3. Competence to receive and send home people suffering from particularly serious impairments for nursing are provided as follows:
a/ The head of the agency managing a social welfare establishment may decide to admit people suffering from particularly serious impairments to the social welfare establishment;
b/ The head of a social welfare establishment may decide to send home eligible the disabled;
c/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall specify the conditions for sending the disabled in social welfare institutions to their home.
ESTABLISHMENT, OPERATION AND DISSOLUTION OF CARE CENTERS FOR THE DISABLED
Article 24. The establishment, operation and dissolution of care centers for the disabled
1. Conditions for the establishment, organization, operation and dissolution of social welfare institutions specified in Point a, Clause 2, Article 57 of the Law on The disabled comply with the Government's regulations on social welfare institutions.
2. The establishment, operation and dissolution of an care center of the disabled specified in Point b, c or d. Clause 2. Article 47 of the Law on The disabled comply with the law on the organizational form of such establishment.
3. Care centers for the disabled specified in Clause 2 of this Article may take care of the disabled only after being licensed by competent authorities.
Article 25. Conditions for obtaining an operation license for taking care of the disabled
A care center of the disabled may obtain the operation license when:
1. It is lawfully established.
2. Its directoe is fully capable of civil acts; possesses good morals; commits no social evils; is not subject to criminal prosecution nor having his/her criminal records erased.
3. It has staff directly counseling and nursing the disabled who meet the conditions specified in Article 26 of this Decree;
4. A care center of the disabled that also raises the disabled must satisfy conditions on environment, facilities, and care-taking and raising standards under the Government’s regulations applicable to social welfare institutions apart from the conditions specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 26. Employees directly taking care of the disabled
An employee directly taking care of the disabled must satisfy the following conditions:
1. Having good health to take care of the disabled.
2. Fully capable of civil acts.
3. Possessing good ethical credentials, committing no social evils, not liable to criminal prosecution nor having their criminal records erased.
4. Skilful in taking care of the disabled.
Article 27. Operation licenses for taking care of the disabled
1. An operation license for taking care of the disabled covers:
a/ Name of the care center, the head office address, telephone and fax numbers;
b/ Full name of the care center director;
c/ Scale and services of the care center.
2. A center that changes its name, head office address, head, or scope or contents of its services shall carry out procedures for license adjustment. A center that changes its organizational form, or is divided, separated, consolidated or merged shall implement the procedures for license application.
3. When its operation license for taking care of the disabled is lost or damaged, an establishment shall request for re-grant of such license.
Article 28. Authority to issue, suspend and revoke operation licenses for taking care of the disabled
1. Provincial Services Labor, War Invalids and Social Affairs shall issue operation licenses for taking care of the disabled to:
a/ The care centers affiliated to ministries, ministerial-level agencies, governmental agencies and central agencies of socio-political organizations and socio-professional organizations of which the care centers for the disabled are situated locally;
b/ The care centers set up by foreign organizations or individuals, of which the head offices are situated locally;
c/ The care centers established by provincial agencies or organizations.
2. District-level Labor, War Invalids and Social Affairs Divisions shall issue operation licenses for taking care of the disabled to the care centers established by domestic organizations or individuals not falling in the cases specified in Clause 1 of this Article, of which the care centers for the disabled are situated locally.
3. Agencies competent to issue operation licenses for taking care of the disabled are competent to reissue, adjust, suspend or revoke those licenses.
Article 29. Dossiers of application for operation licenses for taking care of the disabled
1. An application for a license for taking care of the disabled comprises:
a/ The application for an operation license for taking care of the disabled;
b/ A copy of the establishment decision or business registration certificate of the founder;
c/ The documents proving the eligibility as prescribed Article 25 of this Decree.
2. An application for the adjustment or reissuance of a operation license for taking care of the disabled comprises:
a/ A written request for the license adjustment or reissuance;
b/ Documents proving the loss or the damage of the operation license for taking care of the disabled;
c/ Documents proving change of the name, the head office address, the director, the scale or the contents of the services.
Article 30. Procedures for issuing operation licenses for taking care of the disabled
1. The order and procedures for issuing and reissuing or adjusting operation licenses in the cases specified in Clause 1, Article 28 of this Decree comply with the following provisions:
a/ The care center of the disabled shall make and send an application to the provincial Service Labor, War Invalids and Social Affairs;
b/ Within 15 working days after receiving a complete and valid application as prescribed, the provincial Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall issue, reissue or adjust the operation license.
2. The procedures for issuing, reissuing or adjusting the operation licenses in the cases specified in Clause 2, Article 28 of this Decree must comply with the following provisions:
a/ The care center of the disabled shall make and send an application to the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division;
b/ Within 10 working days after receiving a complete and valid dossier as prescribed, the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division shall grant, re-grant or modify an operation license.
3. If the application is incomplete or invalid, the licensing agency shall notify the care center of the supplement within 3 working days.
4. If the care center is ineligible for obtaining a license, the licensing agency shall reply the care center in writing specifying the reason for its ineligibility within 5 working days.
Article 31. Suspension and revocation of the operation license for taking care of the disabled
1. A care center of the disabled that fails to satisfy the conditions specified in Article 25 of this Decree during its operation shall have its operation suspended until it fully satisfies the operation conditions.
2. The operation license for taking care of the disabled is revoked in the following cases:
a/ The license is issued improperly or ultra vires;
b/ The care center of the disabled fails to operate after 12 months as from obtaining the license;
c/ The center changes its operation purposes;
d/ The center fails to satisfy prescribed conditions after the suspension term is over;
dd/ The center being administratively sanctioned thrice (3) within 12 months;
e/ The founder of the dissolved or bankrupt center fails to satisfy operation conditions as prescribed by law.
3. The care center of the disabled must settle benefits of the disabled when its license is suspended or revoked.
Article 32. Responsibilities for the suspension and revocation of operation licenses for taking care of the disabled
1. Upon detecting the cases specified in Clause 2. Article 31 of this Decree, a provincial Service Labor, War Invalids and Social Affairs or the Division of Labor, War Invalids and Social Affairs Division shall revoke the granted operation license for taking care of the disabled.
2. Upon detecting that an establishment no longer satisfies prescribed conditions, depending on the nature and severity, the provincial Labor, War Invalids and Social Affairs Department or district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division shall issue a decision on suspension from partial or full operation of that establishment on a definite term according to the granted license.
Article 33. Budget for implementation
1. The budget for the implementation of social welfare polices; survey, statistical work, application of information technology for development of database for management of the disabled; dissemination of policies; training of personnel engaged in work related to the disabled, Impairment Assessment Councils, social welfare approval councils; and payment of social welfare must comply with the Government’s regulations on the budget for the implementation of policies on social welfare beneficiaries.
2. The budget for the implementation of policies on and operations of taking care the disabled other than those specified in Clause 1 of this Article comply with the Law on The disabled, the State Budget Law and their guiding documents.
Article 34. Responsibilities of ministries, sectors and localities
1. Ministries, ministerial-level agencies, governmental agencies and provincial People’s Committees shall guide the implementation of this Decree within the scope of their assigned functions, tasks and powers
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide the implementation of this Decree.
This Decree takes effect on June 1, 2012.
This Decree replaces Decree No. 55/1999/ ND-CP of July 10, 1999, detailing and guiding a number of articles of the Ordinance on The disabled, provisions on the disabled and psychiatric persons of the Government’s Decree No. 67/2007/ND-CP of April 13, 2007, on support policies for social welfare beneficiaries, and Decree No. 13/2010/ ND-CP of February 27, 2010, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 67/2007/ND-CP.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 16. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng
Điều 17. Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
Điều 19. Điều kiện đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng
Điều 20. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
Điều 21. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng