Chương 1 Nghị định 28/2012/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 28/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/04/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2012 |
Ngày công báo: | 23/04/2012 | Số công báo: | Từ số 343 đến số 344 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật người khuyết tật về dạng tật, mức độ khuyết tật và xác định mức độ khuyết tật; chính sách xã hội hóa trợ giúp người khuyết tật; nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết tật; chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; việc làm cho người khuyết tật; giảm giá vé, giá dịch vụ; thực hiện lộ trình cải tạo công trình công cộng; phương tiện giao thông tiếp cận; bảo trợ xã hội; thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở chăm sóc người khuyết tật.
1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định này và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng tật và mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật người khuyết tật.
3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
c) Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.
4. Trường hợp văn bản của Hội đồng giám định y khoa trước ngày Nghị định này có hiệu lực kết luận chưa rõ về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
5. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
6. Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về kinh phí quy định tại khoản 5 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ về loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, tạo việc làm và cơ sở cung cấp dịch vụ khác giúp người khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học về người khuyết tật, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên về chỉnh hình, phục hồi chức năng được nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Khoản này.
2. Cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ quy định về cho vay lãi suất ưu đãi đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Các đối tượng sau đây được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
a) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp giảng dạy, quản lý người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
b) Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục không thuộc Điểm a Khoản này.
2. Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi như sau:
Phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật |
= |
Tiền lương 01 giờ dạy của giáo viên |
x |
0,2 |
x |
Tổng số giờ thực tế giảng dạy ở lớp có người khuyết tật |
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính quy định về chức danh nghề nghiệp, chính sách đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật công tác trong các cơ sở giáo dục và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Article 1. Scope of regulation
This Decree elaborates a number of articles of the Law on The disabled regarding types and levels of impairment and determination of levels of impairment; socialization policies to assist the disabled; scientific researches, specialists and technicians training, producing equipment for the disabled; allowance and incentive policies for teachers, educational administrators and assistants serving the disabled; employment for the disabled; price reduction; implementation of the roadmap to improve public constructions: accessible transport; social welfare; the establishment, operation and dissolution of nursing centers for the disabled.
Article 2. Types of impairment
1. Mobility impairment means partial or total loss of the mobility of the head, the neck, the lower or upper limbs, or the body, that restricts the dexterity.
2. Hearing and speaking impairment means partial or total loss of the hearing or speaking function or both hearing and speaking functions; or the function to pronounce words and sentences clearly, leading to limited communication or information exchange in words.
3. Visual impairment means partial or total loss of sight and senses of light, colors, images and objects in normal light and environment.
4. Mental impairment means disorder of senses, memory, feeling, thought and act control manifested abnormal speech or acts.
5. Intellectual impairment means partial or total loss of perception and mind manifested in the slowness or inability to think, to analyze objects, phenomena or to solve problems.
6. Other impairments means partial or total loss of bodily functions causing difficulties in work and daily-life activities and learning not being specified in Clauses 1,2, 3, 4 and 5 of this Article.
Article 3. Levels of impairment
1. People suffering from particularly serious impairments are those whose impairments lead to total loss of their functions, self-control or make them unable to move, to dress, to keep personal hygiene and to complete other everyday tasks without other people to watch, to help and to take care of.
2. People suffering from serious impairments are those whose impairments lead to partial loss or deficiency of their functions, self-control or make them unable to move, to dress, to keep personal hygiene and to complete other everyday tasks without other people to watch, to help and to take care of.
3. People suffering from mild impairments are the disabled not falling into the cases defined in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 4. Impairment level identification
1. The Impairment Assessment Council shall base on Articles 2 and 3 of this Decree and observe the disabled while they are doing everyday tasks serving their personal living needs, and use of the set of medical and social questions and other prescribed methods to identify the level of impairment, except for the cases specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
2. The Medical Examination Council shall identify and draw conclusions about the type and level of impairments for the cases specified in Clause 2, Article 15 of the Law on The disabled.
3. For the disabled of whom the self-serving capacity and work capability deficiency have been identified the Medical Examination Council before this Decree takes effect, the Impairment Assessment Council shall determine levels of impairment based on the Medical Examination Council’s conclusions as follows:
a/ That person is considered suffering from particularly serious impairments when the Medical Examination Council concludes that they are no longer capable of self-serving or at least 81% of their work capability has been lost.
b/ That person is considered suffering from serious impairments when the Medical Examination Council concludes that they are capable of self-serving if they are partly assisted by other people or equipment or 61% and 80% of their work capability has been lost;
c/ That person is considered suffering from mild impairments when the Medical Examination Council concludes that they are capable of self-serving or less than 61% of their work capability has been lost.
4. In case the Medical Examination Council’s document dated before the effective date of this Decree fails specify the self-serving capability and work capability deficiency, the Impairment Assessment Council shall determine levels of impairment for the disabled under Clause 1 of this Article.
5. State budget shall cover the cost of the impairment level identification and the issuance of impairment certificates under the state budget management decentralization.
6. The Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide the funds specified in Clause 5 of this Article.
Article 5. Socialization policies to assist the disabled
1. Organizations and individuals that invest in and build orthopedic facilities, functional rehabilitation centers, nursing centers, educational, vocational training institutions, job creation centers or other facilities providing other services to assist the disabled may enjoy incentives as prescribed by law provisions on encouragement policies on the socialization of education, vocational training, health, culture, sports and environment.
2. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall present the forms, criteria, sizes and standards of orthopedic facilities and rehabilitation centers, nursing centers, and job creation centers and other facilities providing other services to assist the disabled specified in Clause 1 of this Article to the Prime Minister .
Article 6. Scientific research, training of specialists and technicians and manufacture of equipment for the disabled
1. Agencies and organizations doing scientific researches on the disabled or training in orthopedic and rehabilitation specialists and technicians shall have their expense covered by the state budget as prescribed by law provisions on the state budget.
The Ministry of Science and Technology, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide the implementation of this Clause.
2. Manufacturers of orthopedic and rehabilitation equipment and devices to assist the disabled in everyday tasks, in learning and working may take low-interest loans from Social Policy Banks as prescribed by law.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall present the regulations on low-interest loans to the subjects specified in Clause 2 of this Article to the Prime Minister.
Article 7. Allowance and incentives for teachers, educational administrators and assistants serving the disabled people’s education
1. The following persons are eligible for incentives under the Government's Decree No. 61/2006/ND-CP on June 20, 2006 on policies applicable to teachers and educational administrators of special schools and schools in impoverished areas.
a/ Teachers or educational administrators directly teaching or managing the disabled using special educational methods at special educational institutions or integrative education development and support centers;
b/ Teachers directly teaching the disabled using special educational methods at educational institutions not being specified in Point a of this Clause.
2. Teachers directly teaching the disabled using integrative education methods not being specified in Clause 1 of this Article are eligible for preferential allowance as follows:
Preferential allowance for teaching the disabled |
= |
Teacher’s wage for 1 teaching hour |
x |
0.2 |
x |
Total actual hours of teaching in class with the disabled |
3. The Ministry of Education and Training, the Ministry of Home Affairs and the Ministry of Finance shall specify the professional titles and policies on educational assistants to the disabled at educational institutions and integrative education development and support centers.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực