Chương 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP: Bảo trợ xã hội
Số hiệu: | 28/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/04/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2012 |
Ngày công báo: | 23/04/2012 | Số công báo: | Từ số 343 đến số 344 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng hàng tháng đối với người khuyết tật được tính theo mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số quy định tại các Điều 16, 17 và 18 Nghị định này.
2. Căn cứ điều kiện cụ thể, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, tổ chức đoàn thể ở Trung ương (có cơ sở chăm sóc người khuyết tật), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng trong cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quản lý cho phù hợp, nhưng không thấp hơn các mức tương ứng quy định tại Nghị định này.
1. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được quy định như sau:
a) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
b) Hệ số hai phẩy năm (2,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em;
c) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng;
d) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em.
2. Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất.
3. Người khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng bằng mức hỗ trợ mai táng đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các mức hỗ trợ chi phí mai táng khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
1. Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định như sau:
a) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;
b) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
c) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi;
d) Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất;
đ) Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0).
4. Người đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này khi nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau:
a) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng;
b) Hệ số ba (3,0) đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ hai người khuyết tật đặc biệt nặng trở lên.
Nhà nước cấp kinh phí để cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng không nương tựa, không tự lo được cuộc sống theo quy định sau đây:
1. Hệ số tính mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng là ba (3,0); trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em hoặc người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi thì hệ số mức trợ cấp là bốn (4,0).
2. Mức hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
3. Mức mai táng khi chết bằng mức hỗ trợ mai táng phí áp dụng đối với đối tượng bảo trợ xã hội trong cơ sở bảo trợ xã hội.
4. Hỗ trợ mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ sinh hoạt đời sống thường ngày; mua thuốc chữa bệnh thông thường và vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với phụ nữ theo mức quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có chỗ ở ổn định và không thuộc diện hộ nghèo.
2. Có sức khỏe để thực hiện chăm sóc người khuyết tật.
3. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
4. Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
5. Có kỹ năng để chăm sóc người khuyết tật.
1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội bao gồm:
a) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
c) Bản sao Sổ hộ khẩu;
d) Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
đ) Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;
e) Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:
a) Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
c) Bản sao Sổ hộ khẩu;
d) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội hoặc bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:
a) Đơn của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) về đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc;
d) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình người khuyết tật, nếu có;
e) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
g) Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.
4. Hồ sơ hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo quy định như sau:
a) Trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội, hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hồ sơ bao gồm: Bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi.
1. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc được quy định như sau:
a) Để được hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc thì người đề nghị trợ cấp hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc làm hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội) tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày;
Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.
Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày, nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định hoặc có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký Quyết định trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
2. Trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thì Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát và báo cáo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo các mức tương ứng quy định tại Nghị định này, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
3. Thủ tục điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc được quy định như sau:
a) Khi có sự thay đổi về điều kiện hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội hướng dẫn đối tượng bổ sung hồ sơ, xem xét, kết luận và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã văn bản, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xem xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều chỉnh hoặc thôi hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký quyết định điều chỉnh hoặc thôi hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc;
d) Thời gian điều chỉnh thôi hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc từ tháng sau tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định điều chỉnh thôi hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
4. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội, khi đối tượng thay đổi nơi cư trú được quy định như sau:
a) Khi đối tượng đang được hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc chuyển đi nơi khác và có đơn đề nghị thôi nhận trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc ở nơi cư trú cũ và đề nghị nhận trợ cấp ở nơi cư trú mới thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cũ quyết định thôi hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí chăm sóc và giấy giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú mới của đối tượng, gửi kèm theo hồ sơ đang hưởng trợ cấp của đối tượng;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và giấy giới thiệu, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú mới có trách nhiệm xem xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc theo mức tương ứng của địa phương;
c) Thời gian hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc tại nơi ở mới từ tháng tiếp theo của tháng thôi hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí chăm sóc ghi trong quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi ở cũ của đối tượng.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về việc thành lập, hoạt động của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội.
1. Hồ sơ hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm:
a) Đơn hoặc văn bản đề nghị của gia đình, cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức đứng ra tổ chức mai táng cho người khuyết tật;
b) Bản sao giấy chứng tử của người khuyết tật.
2. Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng quy định như sau:
a) Gia đình, cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức mai táng cho người khuyết tật làm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.
1. Hồ sơ tiếp nhận người khuyết tật đặc biệt nặng vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội gồm:
a) Đơn đề nghị của người khuyết tật hoặc gia đình, người thân, người giám hộ người khuyết tật;
b) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Sơ yếu lý lịch của người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
đ) Bản sao Sổ hộ khẩu;
e) Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
g) Biên bản của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
h) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội;
i) Quyết định tiếp nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý;
k) Các văn bản, giấy tờ có liên quan khác, nếu có.
2. Thủ tục tiếp nhận người khuyết tật vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định của Chính phủ về thủ tục tiếp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội.
3. Thẩm quyền tiếp nhận, đưa người khuyết tật đặc biệt nặng về nuôi dưỡng chăm sóc tại gia đình được quy định như sau:
a) Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội quyết định đưa người khuyết tật đặc biệt nặng vào cơ sở bảo trợ xã hội;
b) Người đứng đầu cơ sở bảo trợ xã hội quyết định đưa người khuyết tật đủ điều kiện về sống tại gia đình;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều kiện để đưa người khuyết tật đang nuôi dưỡng và chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội về sống tại gia đình.
Article 15. Standard level for determining social welfare, monthly care-taking support and monthly raising allowance levels
1. Monthly social welfare, care-taking support and raising allowance levels for the disabled shall be calculated based on the standard level of social welfare for beneficiaries as prescribed by the Government multiplied by the coefficients specified in Articles 16, 17 and 18 of this Decree.
2. Based on specific conditions, the ministers, heads of sectors and central organizations (having care centers for the disabled) and Presidents of provincial People’s Committees shall set monthly social welfare levels accordingly, care-taking and nursing support, funeral support, and funding for nursing people suffering from particularly serious impairments at social welfare institutions under their management. The social welfare must not be lower than the corresponding levels specified in this Decree.
Article 16. Coefficients for monthly social welfare and funeral support calculation
1. Coefficients for calculating monthly social welfare for the disabled living in households are provided as follows:
a/ Two (2.0), for people suffering from particularly serious impairments;
b/ Two point five (2.5), for elderly people or children suffering from particularly serious impairments;
c/ One point five (1.5), for people suffering from serious impairments;
d/ Two (2.0) for elderly people or children suffering from serious impairments.
2. The disabled eligible for various coefficients specified in Clause 1 of this Article shall only enjoy the highest coefficient.
3. The funeral support for the disabled on monthly welfare under Clause 1 of this Article when they die is equal to that applicable to the beneficiaries of social welfare. The disabled eligible for various funeral support shall only enjoy the highest one.
Article 17. Coefficients for calculating monthly care-taking support levels
1. Coefficients for calculating monthly care- taking support levels for people suffering from particularly serious impairments, people suffering from serious impairments who are pregnant or raising under-36-month children are provided as follows:
a/ One point five (1.5), for people suffering from particularly serious impairments and people suffering from serious impairments who are pregnant or raising an under-36-month child;
b/ Two (2.0), for people suffering from particularly serious impairments and people suffering from serious impairments who are pregnant and raising an under-36-month child;
c/ Two (2.0), for people suffering from particularly serious impairments and people suffering from serious impairments who are raising two or more under- 36-month children;
d/ The disabled entitled to different coefficients specified in Points a, b and c, Clause 1 of this Article may only enjoy the highest coefficient of all;
dd/ A married couple being the disabled entitled to the monthly care-taking support specified in Clause 1 of this Article may receive care-taking support for only one person specified in Points a, b and c, Clause 1 of this Article.
2. People suffering from particularly serious impairments or people suffering from serious impairments on social welfare under Clause 1, Article 16 of this Decree who are pregnant or raising under-36-month children may still receive the care-taking support specified in Clause 1 of this Article.
3. Households directly nursing and taking care of people suffering from particularly serious impairments are entitled to the care-taking support coefficient of one (1.0).
4. Persons satisfying the conditions specified in Article 19 of this Decree who nurse people suffering from particularly serious impairments may receive care-taking support at the following coefficients:
a/ One point five (1.5), for nursing and taking care of one person with particularly serious impairments;
b/ Three (3.0), for nursing and taking care of two or more people suffering from particularly serious impairments.
Article 18. Coefficients for calculating monthly allowance and supports for nursing helpless and dependent people suffering from particularly serious impairments admitted to social welfare institutions
The State shall provide the budget for social welfare institutions to nurse homeless and needy people suffering from particularly serious impairments in accordance with the following provisions:
1. The coefficient for calculating the monthly nursing allowance is three (3.0); and four (4.0), for nursing children or elderly people with particularly serious impairments.
2. The support for health insurance comply with the law on health insurance.
3. The funeral support upon is equal to the funeral support applicable to the social welfare beneficiaries in social welfare institutions.
4. The supports for purchasing stuff serving everyday activities; purchasing medicines for ordinary diseases; and monthly personal hygiene for women must comply with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs’ regulations.
Article 19. Conditions on carers of people suffering from particularly serious impairments
A carer of a person suffering from particularly serious impairments must satisfy the following conditions:
1. Having a fixed residence not being a poor household.
2. Having good health to nurse the disabled.
3. Fully capable of civil acts.
4. Possessing good morals, committing no social evils, not liable for criminal prosecution and nor being remitted from a previous conviction.
5. Possessing skills to nurse the disabled.
Article 20. Application for social welfare and monthly care-taking support
1. A application for social welfare comprises:
a/ An information sheet of the person with impairments, made under the prescribed form;
b/ A copy of the impairment certificate;
c/ A copy of the family record book;
d/ A copy of the birth certificate or identity card;
dd/ A copy of the decision on transfer of the person with impairments to family issued by the care center of that person, for the disabled living in social welfare institutions;
dd/ Written certification of pregnancy by a competent healthcare establishment under the Ministry of Health's regulations, or a copy of the birth certificate of the under-36-month child, for pregnant women or those raising under-36-month children.
2. For families with people suffering from particularly serious impairments, a application for care-taking support comprises:
a/ A declaration sheet of the family, made under the form prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
b/ A copy of the impairment certificate;
d A copy of the family record book;
d/ An information sheet of the disabled person, made under the prescribed form, for the disabled not on social welfare; or a copy of the decision on enjoyment of social welfare, for the disabled on social welfare.
3. A application for care-taking support for the carer of a person with particularly serious impairments comprises:
a/ An application made by the carer containing the commune-level People’s Committee’s certification that this person satisfies nursing conditions under Article 19 of this Decree;
b/ An information sheet of the carer, made under the form prescribed by the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs;
c/ The copies of the family record book and ID card of the carer;
d/ An information sheet of the person with impairments, made under the form prescribed by the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs ;
dd/ A copy of the family record book of the household of the disabled person, if any;
e/ A copy of the impairment certificate;
g/ A copy of the decision on provision of monthly social welfare for the disabled person , for the disabled on social welfare.
4. An application for care-taking support for a person with impairments who is pregnant or raising an under-36-month child complies with the following provisions:
a/ For a person with impairments not being on social welfare, the application must comply with Clause 1 of this Article;
b/ For a person with impairments on monthly social welfare, the dossier comprises a copy of the decision on enjoyment of monthly social welfare; a written certification of pregnancy by a competent healthcare establishment under the Ministry of Health's regulations; and a copy of the birth certificate of the under-36-month child.
Article 21. Procedures for provision of monthly social welfare and care-taking support
1. Procedures for provision of social welfare and care-taking support are provided as follows:
a/ To receive social welfare or care-taking support, the applicant shall make a dossier under Article 20 of this Decree and submit it to the commune-level People’s Committee;
b/ Within 15 days after receiving a valid dossier, the social welfare approval council of the commune, ward or township (below referred to as social welfare approval council) shall meet to consider and approve the dossier, publicly post up its conclusions at the office of the commune-level People’s Committee and notify such conclusions in the mass media for 7 days;
Past the time limit for public notification, if there is no inquiries or complaints, the social welfare approval council shall supplement the minutes of its meeting for approval of social welfare to the applicant’s dossier and propose the commune-level People’s Committee chairperson to send a written request to the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division for consideration and settlement.
If there is a citizen’s complaint or denunciation, within 10 days, the social welfare approval council shall conduct verification and examination and make specific written conclusions for public notification and supplementation to the applicant’s dossier.
c/ Within 7 working days after receiving a complete dossier on request of the commune- level People’s Committee chairperson, the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division shall appraise the dossier and propose the district-level People’s Committee chairperson to make decision or notify the commune-level People’s Committee of the reason for ineligibility for social welfare or care-taking support;
d/ Within 3 working days, the district-level People’s Committee chairperson shall consider and sign a decision on provision of social welfare or care-taking support.
2. For the disabled currently receiving social welfare or care-taking support under the Government’s Decree No. 67/ 2007/ND-CP of April 13, 2007, on social welfare policies for social welfare beneficiaries, and Decree No. 13/2010/ND-CP of February 27, 2010, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 67/ 2007/ND-CP, commune-level People’s Committees shall make review and propose district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Divisions to make decision at corresponding levels under this Decree, from the effective date of this Decree.
3. Procedures for adjustment or termination of social welfare and care-taking support are provided as follows:
a/ When there is a change in conditions for enjoyment of social welfare or care-taking support, the social welfare approval council shall guide the applicant to supplement the dossier, make consideration and conclusion, and propose the commune-level People’s Committee chairperson to send a written request to the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division;
b/ Within 7 working days after receiving a written request of the commune-level People’s Committee chairperson, the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division shall consider it and propose the district-level People’s Committee chairperson to make decisions on adjustment or termination of social welfare or care-taking support;
c/ Within 3 working days, the district-level People’s Committee chairperson shall consider and sign a decision on adjustment or termination of social welfare or care-taking support;
d/ The time for adjusting or terminating social welfare or care-taking support is the month following the month the district-level People’s Committee chairperson signs the decision on adjustment or termination of social welfare or care-taking support.
4. Procedures for provision of social welfare for beneficiaries that change their places of residence are provided as follows:
a/ When a beneficiary of social welfare or care-taking support moves to another place and files an application to receive social welfare or care-taking support at the new place of residence rather than the former one, the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division shall submit to the chairperson of the district-level People’s Committee of the applicant’s former locality of residence a decision on termination of social welfare or care-taking support and send a letter of reference to the district-level People’s Committee of the applicant’s new locality of residence together with the dossier on allowance enjoyment of this person;
b/ Within 7 working days after receiving a complete dossier and a letter of reference, the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division of the new locality of residence shall consider it and propose the district-level People’s Committee chairperson to make decisions on provision of social welfare or care-taking support at the corresponding level of the locality;
c/ The time for receiving social welfare or care-taking support at the new place of residence is the month following the month of termination of social welfare or care-taking support indicated in the decision on termination of social welfare or care-taking support of the chairperson of the district-level People’s Committee of the applicant's former locality of residence.
5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide the formation and operation of social welfare approval councils.
Article 22. Dossiers and procedures for funeral support
1. A dossier on funeral support comprises:
a/ An application or written request made by the family, person, agency, unit or organization which organizes the funeral of a person with impairments;
b/ A copy of the death certificate of the person with impairments.
2. Procedures for funeral support are provided as follows:
a/ The family, person, agency, unit or organization that organizes the funeral of a person with impairments shall make a dossier under Clause 1 of this Article and send it to the commune-level People’s Committee;
b/ Within 3 working days after receiving a complete and valid dossier under Clause 1 of this Article, the commune-level People's Committee shall send a written request together with the dossier to the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division;
c/ Within 2 working days after receiving a written request of the commune-level People’s Committee, the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division shall consider it and propose the district-level People’s Committee chairperson to issue a decision on funeral support.
Article 23. Dossiers and procedures for admission of people suffering from particularly serious impairments to social welfare institutions
A dossier on admission of a people suffering from particularly serious impairments to a social welfare establishment comprises:
a/ An application of the person with impairments or his/her family, relative or guardian;
b/ An information sheet of the person with impairments, made under the prescribed form;
c/ Resume of the person with impairments certified by the commune-level People’s Committee;
d/A copy of the impairment certificate;
dd/ A copy of family record book;
e/ A copy of the birth certificate or identity card;
g/ Record of the social welfare approval council and written request of the commune- level People’s Committee chairperson;
h/ Written request of the district-level People’s Committee chairperson to the agency managing the social welfare establishment;
i/The managing agency head's decision on admission;
k/ Other relevant documents and papers, if any.
2. Procedures for admission of the disabled to social welfare institutions comply with the Government’s regulations on receipt and nursing of social welfare beneficiaries.
3. Competence to receive and send home people suffering from particularly serious impairments for nursing are provided as follows:
a/ The head of the agency managing a social welfare establishment may decide to admit people suffering from particularly serious impairments to the social welfare establishment;
b/ The head of a social welfare establishment may decide to send home eligible the disabled;
c/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall specify the conditions for sending the disabled in social welfare institutions to their home.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực