Phần thứ nhất Nghị định 65/2023/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 65/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | *** | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 23/08/2023 | Ngày hiệu lực: | 23/08/2023 |
Ngày công báo: | 08/09/2023 | Số công báo: | Từ số 995 đến số 996 |
Lĩnh vực: | *** | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Ngày 23/08/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, trong đó có hướng dẫn việc tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.
Hướng dẫn tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Theo đó, việc tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau:
- Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể tách đơn (tách một hoặc một số giải pháp kỹ thuật trong đơn đăng ký sáng chế, một hoặc một số kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu sang một hoặc nhiều đơn mới, gọi là đơn tách);
- Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có).
Đối với mỗi đơn tách, người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn và mọi khoản phí, lệ phí cho các thủ tục được thực hiện độc lập với đơn ban đầu (ngoài các thủ tục đã được thực hiện ở đơn ban đầu mà không cần phải thực hiện lại ở đơn tách).
Người nộp đơn không phải nộp phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (trừ trường hợp tách đơn kiểu dáng công nghiệp do không bảo đảm tính thống nhất).
Đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu.
Đơn tách phải được công bố theo quy định;
- Người nộp đơn phải nộp bản thuyết minh về đối tượng yêu cầu bảo hộ và nội dung thay đổi so với đơn ban đầu khi nộp đơn tách;
- Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục xử lý đơn hoặc theo thủ tục sửa đổi đơn.
Nghị định 65/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 23/08/2023
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết và biện pháp thi hành các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về:
1. Việc xác lập, chủ thể, nội dung, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp và các biện pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu công nghiệp.
2. Việc xác định hành vi xâm phạm, tính chất và mức độ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, xác định thiệt hại, yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện hưởng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ hoặc có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Tổ chức, cá nhân Việt Nam” là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của pháp luật về dân sự.
2. “Người nộp đơn” là tổ chức, cá nhân nộp đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
3. “Công ước Paris” là Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883, được sửa đổi năm 1967 và năm 1979.
4. “Hiệp ước PCT” là Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984 và năm 2001.
5. “Thỏa ước Madrid” là Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1891, được sửa đổi năm 1979.
6. “Nghị định thư Madrid” là Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid năm 1989, được sửa đổi năm 2006 và năm 2007.
7. “Thỏa ước La Hay” là Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp, Văn kiện năm 1999.
8. “Đơn PCT” là đơn đăng ký sáng chế nộp theo Hiệp ước PCT.
9. “Đơn PCT có chỉ định hoặc chọn Việt Nam” là Đơn PCT được nộp tại bất kỳ thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam, trong đó Việt Nam là nước được chỉ định hoặc lựa chọn.
10. “Đơn PCT vào giai đoạn quốc gia” là Đơn PCT có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam được nộp vào cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
11. “Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam” là Đơn PCT được nộp từ Việt Nam, trong đó có yêu cầu bảo hộ tại bất kỳ thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam.
12. “Đơn Madrid” là đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu nộp theo Thỏa ước Madrid hoặc theo Nghị định thư Madrid.
13. “Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam” là Đơn Madrid yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại các thành viên khác của Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid nộp từ Việt Nam.
14. “Đơn Madrid có chỉ định Việt Nam” là Đơn Madrid yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, có nguồn gốc từ các thành viên khác của Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid.
15. “Đơn La Hay” là đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp nộp theo Thỏa ước La Hay.
16. “Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam” là Đơn La Hay yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, có nguồn gốc từ bất kỳ thành viên nào của Thỏa ước La Hay, kể cả Việt Nam.
17. “Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam” là Đơn La Hay được nộp từ Việt Nam, trong đó có yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại bất kỳ thành viên nào của Thỏa ước La Hay, kể cả Việt Nam.
18. “Văn phòng quốc tế” là Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.
19. “Hành vi xâm phạm” là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
20. “Xử lý hành vi xâm phạm” là xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
21. “Người xâm phạm” là tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
22. “Yếu tố xâm phạm” là yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
23. “Hành vi bị xem xét” là hành vi bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận có phải là hành vi xâm phạm hay không.
24. “Đối tượng bị xem xét” là đối tượng bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận đó có phải là đối tượng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng hay không.
25. “Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm” dùng để chỉ đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp để xử lý hành vi xâm phạm.
26. “Luật Sở hữu trí tuệ” là Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022.
This Decree provides for the elaboration and implementation measures of regulations of the Law on Intellectual Property on:
1. Right establishment, right holders, contents, and limitations of industrial property rights, transfer of industrial property rights, industrial property representatives, and measures to promote industrial property.
2. Identification of acts of infringement, nature, and severity of industrial property right infringements, rights to plant varieties, identification of damage, request and settlement of infringement handling requests, handling of infringements upon industrial property rights and rights to plant varieties, control of imports and exports concerning industrial property rights and rights to plant varieties, assessment of industrial property rights and rights to plant varieties, and state management of intellectual property.
1. Vietnamese and foreign organizations and individuals meeting the requirements for grant of protection of industrial property rights in Vietnam according to international treaties to which Vietnam is a signatory.
2. Organizations and individuals that have granted protection of industrial property rights and/or rights to plant varieties or have acts of infringement on industrial property rights and/or rights to plant varieties as prescribed by the Law on Intellectual Property.
3. Other relevant organizations and individuals.
Article 3. Interpretation of terms
For the purpose of this Decree, the following terms shall be construed as follows:
1. “Vietnamese organizations and individuals” are individuals, juridical persons, and other right holders as prescribed by civil laws.
2. “Applicants” are organizations and/or individuals applying for the establishment of industrial property rights or organizations and individuals applying for the handling of acts of infringement on industrial property rights and/or rights to plant varieties.
3. “Paris Convention” means the Paris Convention for the Protection of Industrial Property dated 1883, amended in 1967 and 1979.
4. “PCT Treaty” means the Patent Cooperation Treaty dated 1970, amended in 1984 and 2001.
5. “Madrid Agreement” means the Madrid Agreement Concerning the International Registration of Marks dated 1891, amended in 1979.
6. “Madrid Protocol” means the Madrid Protocol Concerning Madrid Treaty dated 1989, amended in 2006 and 2007.
7. “Hague Agreement” means the Hague Agreement Concerning the International Deposit of Industrial Designs and its Document dated 1999.
8. “PCT application” means an invention registration application submitted under the PCT Treaty.
9. “PCT application designating or selecting Vietnam” means a PCT application submitted at any member of the PCT Treaty, including Vietnam, specifying Vietnam is the designated or selected country.
10. “PCT national phase application” means a PCT application designating or selecting Vietnam submitted to an industrial property right authority.
11. “PCT application originating from Vietnam” means a PCT application submitted from Vietnam, which requests the grant of protection to any member of the PCT Treaty, including Vietnam.
12. “Madrid application” means an application for the international registration of marks submitted under the Madrid Agreement or Madrid Protocol.
13. “Madrid application originating from Vietnam” means a Madrid application requesting a grant of protection to marks at other members of the Madrid Treaty or Madrid Protocol submitted from Vietnam.
14. “Madrid application designating Vietnam” means a Madrid application requesting a grant of protection to marks in Vietnam, originating from other members of the Madrid Treaty or Madrid Protocol.
15. “Hague application” means an application for the international registration of industrial designs submitted under the Hague Agreement.
16. “Hague application designating Vietnam” means a Hague application requesting a grant of protection to industrial designs in Vietnam, originating from any member of the Hague Agreement, including Vietnam.
17. “Hague application originating from Vietnam” means a Hague application submitted from Vietnam requesting a grant of protection of industrial designs at any member of the Hague Agreement, including Vietnam.
18. “International Office” means the International Office of the World Intellectual Property Organization (WIPO).
19. “Acts of infringement” are acts of infringement on industrial property rights and/or rights to plant varieties.
20. “Handling of infringements” means the handling of infringements on industrial property rights and/or rights to plant varieties.
21. “Violators” are organizations and/or individuals infringing on industrial property rights and/or rights to plant varieties.
22. “Infringement factors” are factors created from infringements on industrial property rights and/or rights to plant varieties.
23. “Act subject to examination” means an act that is suspected and examined to determine whether it is an infringement or not.
24. “Subjects under examination” are subjects suspected and examined to determine whether they are violators of industrial property rights and/or rights to plant varieties or not.
25. “Application for infringement handling” means an application for the adoption of measures to handle acts of infringement.
26. “Law on Intellectual Property” means the Law on Intellectual Property dated November 29, 2005, amended by the Law on amendments to the Law on Intellectual Property dated June 19, 2009, the Law on amendments to the Law on Insurance Business and the Law on Intellectual Property dated June 14, 2019, and the Law on amendments to the Law on Intellectual Property dated June 16, 2022.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực