Chương II Nghị định 65/2023/NĐ-CP: Yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm
Số hiệu: | 65/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | *** | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 23/08/2023 | Ngày hiệu lực: | 23/08/2023 |
Ngày công báo: | 08/09/2023 | Số công báo: | Từ số 995 đến số 996 |
Lĩnh vực: | *** | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Ngày 23/08/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, trong đó có hướng dẫn việc tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.
Hướng dẫn tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Theo đó, việc tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau:
- Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể tách đơn (tách một hoặc một số giải pháp kỹ thuật trong đơn đăng ký sáng chế, một hoặc một số kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu sang một hoặc nhiều đơn mới, gọi là đơn tách);
- Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có).
Đối với mỗi đơn tách, người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn và mọi khoản phí, lệ phí cho các thủ tục được thực hiện độc lập với đơn ban đầu (ngoài các thủ tục đã được thực hiện ở đơn ban đầu mà không cần phải thực hiện lại ở đơn tách).
Người nộp đơn không phải nộp phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (trừ trường hợp tách đơn kiểu dáng công nghiệp do không bảo đảm tính thống nhất).
Đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu.
Đơn tách phải được công bố theo quy định;
- Người nộp đơn phải nộp bản thuyết minh về đối tượng yêu cầu bảo hộ và nội dung thay đổi so với đơn ban đầu khi nộp đơn tách;
- Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục xử lý đơn hoặc theo thủ tục sửa đổi đơn.
Nghị định 65/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 23/08/2023
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền tự bảo vệ theo quy định tại Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ và theo quy định chi tiết tại Điều này.
2. Các biện pháp công nghệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ (sau đây trong Điều này gọi chung là sản phẩm) nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm;
b) Sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ.
3. Việc yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ do chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng thực hiện bằng cách thông báo bằng văn bản cho người xâm phạm. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.
4. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ phải được thực hiện tuân theo quy định tại các Điều 89, 90, 91, 92, 93 và 94 của Nghị định này.
1. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
b) Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;
c) Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;
đ) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);
e) Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
g) Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;
h) Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có);
i) Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm;
k) Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;
l) Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).
2. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo nhằm chứng minh yêu cầu đó. Tài liệu, chứng cứ chứng minh phải phù hợp với quy định tại Điều 90 của Nghị định này.
1. Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải gửi kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm các tài liệu, chứng cứ sau đây để chứng minh yêu cầu của mình:
a) Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;
b) Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
c) Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình.
2. Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền thì phải kèm theo văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật.
1. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, giống cây trồng, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là một trong các loại tài liệu sau đây:
a) Bản sao Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Bằng bảo hộ giống cây trồng nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định;
b) Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền đăng ký các đối tượng đó cấp.
2. Đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid có chỉ định Việt Nam, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp hoặc bản sao đã được chứng thực theo quy định hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Phần Nhãn hiệu đăng ký quốc tế).
3. Đối với kiểu dáng công nghiệp được đăng ký quốc tế theo Thỏa ước La Hay có chỉ định Việt Nam, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là bản sao quyết định chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp, nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao đã được chứng thực theo quy định hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Phần Kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế).
4. Đối với chỉ dẫn địa lý, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là một trong các tài liệu sau đây:
a) Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý hoặc Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp;
b) Danh sách tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 38 của Nghị định này; hoặc tài liệu khác chứng minh chủ thể quyền theo quy định pháp luật của nước xuất xứ trong trường hợp chỉ dẫn địa lý của nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam.
5. Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền là các tài liệu, hiện vật, thông tin về căn cứ xác lập quyền tương ứng theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ và được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với bí mật kinh doanh: bản mô tả nội dung, hình thức lưu giữ, cách thức bảo vệ và phương thức có được bí mật kinh doanh;
b) Đối với tên thương mại: tài liệu chứng minh việc sử dụng hợp pháp tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh sử dụng tên thương mại và quá trình sử dụng tên thương mại;
c) Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: tài liệu thể hiện các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ và giải trình về quá trình sử dụng để nhãn hiệu trở thành nổi tiếng;
d) Đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo điều ước quốc tế: các tài liệu, thông tin trong điều ước quốc tế có nội dung về công nhận, bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp;
đ) Đối với giống cây trồng: Bằng bảo hộ giống cây trồng còn hiệu lực, Quyết định cấp hoặc cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng; hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và chứng cứ thu thập từ các nguồn theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
6. Trong trường hợp người yêu cầu xử lý xâm phạm là người được chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng, chuyển quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng, được thừa kế hoặc kế thừa đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng thì ngoài tài liệu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, còn phải xuất trình bản gốc hoặc bản sao hợp pháp hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng, hợp đồng sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng hoặc văn bản xác nhận quyền thừa kế, quyền kế thừa đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng. Trong trường hợp việc chuyển giao đã được ghi nhận trong văn bằng bảo hộ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng thì các tài liệu trên cũng được coi là chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền.
1. Các tài liệu, hiện vật sau đây được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm:
a) Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ;
b) Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét;
c) Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ;
d) Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
2. Tài liệu, hiện vật quy định tại khoản 1 Điều này phải lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm.
Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về sự trung thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp.
1. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm được nộp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ (sau đây gọi là cơ quan xử lý xâm phạm).
2. Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, nếu thấy yêu cầu xử lý xâm phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, thì cơ quan nhận đơn hướng dẫn để người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn.
3. Trong trường hợp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm chưa đủ tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết, thì cơ quan xử lý xâm phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ và ấn định thời hạn hợp lý nhưng không quá ba mươi ngày để người yêu cầu xử lý xâm phạm bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết.
4. Trong các trường hợp sau đây, cơ quan xử lý xâm phạm từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm, có nêu rõ lý do từ chối:
a) Hết thời hạn ấn định quy định tại khoản 3 Điều này mà người yêu cầu xử lý xâm phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý xâm phạm về việc bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật có liên quan;
b) Hết thời hiệu xử lý xâm phạm theo quy định pháp luật;
c) Kết quả xác minh của cơ quan xử lý xâm phạm cho thấy không có xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm;
d) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý xâm phạm.
5. Trong trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, cơ quan đã nhận đơn yêu cầu xử lý xâm phạm hướng dẫn người nộp đơn tiến hành thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp, khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
REQUESTS AND PROCESSING OF REQUESTS OF ACTS OF INFRINGEMENT
Article 88. Exercising rights to self-protection
1. Organizations and individuals shall exercise rights to self-protection prescribed in Article 198 of the Law on Intellectual Property and this Article.
2. Technological measures prescribed in Point a Clause 1 Article 198 of the Law on Intellectual Property include:
a) Inclusion of the information on instructions on arising grounds, protection titles, owners, scope, protection period, and other information on industrial property rights and rights to plant varieties to the products and means of services (hereinafter referred to as "products" in this Article) for notifying that the products are subjects of industrial property rights or rights to plant varieties under protection and warning other people from conducting any act of infringement;
b) Use of technical equipment or measures to mark, recognize, distinguish, and protect any product under protection.
3. Requests for termination of acts of infringement prescribed in Point b Clause 1 Article 198 of the Law on Intellectual Property shall be carried out in the form of written notifications sent to the perpetrators by the holders of industrial property rights or rights to plant varieties. Written notifications shall include the information on instructions on arising grounds, protection titles, scope, and protection period and impose a reasonable time limit for the perpetrators to terminate their acts of infringement.
4. Requests for competent state agencies to handle acts of infringement prescribed in Point c Clause 1 Article 198 of the Law on Intellectual Property shall comply with Articles 89, 90, 91, 92, 93, and 94 of this Decree.
Article 89. Applications for handling of infringement
1. An application for the handling of infringement shall include:
a) Application preparation date;
b) Name and address of the petitioner or name of the representative in case the request is performed via the representative;
c) Name of the authority receiving the application;
d) Name and address of the perpetrator; name and address of the suspected perpetrator in case of requesting for suspension of customs procedures for imports and exports suspected to be infringed on;
dd) Name and address of the organization or individual with related rights and benefits (if any);
e) Name and address of the witness (if any);
g) Summarized information on the infringed industrial property rights or rights to plant varieties: type of rights, grounds of arising rights, and summary of the subject of the rights;
h) Summarized information on the act of infringement: date and place of infringement, short description of the infringing product, act of infringement, and other information (if any);
i) Content of the request for the application of violation handling measures;
k) List of documents and evidence enclosed with the application;
l) Signature of the applicant and seal (if any).
2. The application for the infringement handling shall contain documents and evidence backing the request. The mentioned documents and evidence shall comply with Article 90 of this Decree.
Article 90. Documents and evidence enclosed with applications for infringement handling
1. The petitioner shall enclose the following documents and evidence with the application for infringement handling to back his/her request:
a) Evidence of right holder if the petitioner is the owner or the person who receives the transfer of or inherits industrial property rights or rights to plant varieties;
b) Evidence of occurred infringement or evidence to suspect that imports or exports infringe on industrial property rights or rights to plant varieties regarding an application for temporary suspension of customs procedures;
c) Other documents and evidence backing the petitioner’s request.
2. If the application for infringement handling is carried out via an authorized representative, the authenticated or certified authorizing document shall be enclosed with the application. If the application is carried out via a legal representative, documents proving the status of the legal representative shall be enclosed with the application.
Article 91. Evidence of right holders
1. Regarding an invention, industrial design, layout design, mark, or plant variety, the evidence of the right holder is one of the following documents:
a) Copy of the invention patent, utility solution patent, industrial design patent, certificate of registration of semiconductor integrated circuit, certificate of mark registration, or plant variety protection title enclosed with the original for comparison, excluding the cases of copies certified under regulations;
b) Excerpt of the National Industrial Property Register or excerpt of the National Register of Protected Plant Varieties issued by the authority competent to register the concerned subjects.
2. Regarding a mark internationally registered under the Madrid Agreement and Madrid Protocol indicating Vietnam, the evidence of the right holder is the confirmation certificate of an internationally registered mark protected in Vietnam issued by the industrial property right authority or its certified copy or excerpt of the National Industrial Property Register (the part for Internationally Registered Marks).
3. Regarding an industrial design internationally registered under the Hague Agreement indicating Vietnam, the evidence of the right holder is the copy of the decision to accept the protection of the industrial design internationally registered issued by the industrial property right authority enclosed with the original for comparison or its certified copy or excerpt of the National Industrial Property Register (the part for Internationally Registered Industrial Designs).
4. Regarding a geographical indication, the evidence of the right holder is one of the following documents:
a) Certificate of registration of the geographical indication or excerpt of the National Industrial Property Register;
b) List of organizations and individuals using the geographical indication according to Point c Clause 1 Article 38 of this Decree or other documents proving the right holder under the law of the country of origin in case of foreign geographical indication protected in Vietnam.
5. Regarding other subjects of industrial property, the evidence of the right holder means the documents, items, and information on the grounds to establish the corresponding rights according to Points a, b, c Clause 3 Article 6 of the Law on Intellectual Property and is elaborated as follows:
a) Regarding a business secret: descriptions of content, storage forms, protection methods, and measures to achieve the business secret;
b) Regarding a trade name: documents proving the legal use of the trade name, business field, and business location using the trade name, and the process of using the trade name;
c) Regarding a famous mark: documents specifying the criteria for assessment of the famous mark under Article 75 of the Law on Intellectual Property and presentation of the use process that makes the mark famous;
d) Regarding a geographical indication protected under an international treaty: documents and information in the international treaty containing the content of recognition and protection of the geographical indication or excerpt of the National Industrial Property Register;
dd) Regarding a plant variety: unexpired plant variety protection title, decision on issuance or re-issuance of the plant variety protection title, or excerpt of the National Register of Protected Plant Varieties and evidence collected from sources prescribed in Article 94 of the Civil Procedure Code.
6. If the petitioner for infringement handling is the person who receives the transfer of the rights to the subject of industrial property rights or rights to plant varieties, transfers the rights to use the subject of industrial property rights or rights to plant varieties, or inherits the subject of industrial property rights or rights to plant varieties, aside from the documents prescribed in Clauses 1, 2, and 3 of this Article, it is necessary to present the original or legal copy of the contract of the transfer of rights to the subject of industrial property rights or rights to plant varieties, contract of the use of the subject of industrial property rights or rights to plant varieties, or document confirming the rights to inherit the subject of industrial property rights or rights to plant varieties. In case the transfer has been recorded in the protection title, the certificate of contract registration of the transfer of rights to the subject of industrial property rights or rights to plant varieties, or certificate of contract registration of the use of the subject of industrial property rights or rights to plant varieties, the mentioned documents are also considered evidence of the status of the right holder.
Article 92. Evidence of infringement
1. The following documents and items shall be considered evidence of infringement:
a) Original or legal copy of the related description, sample, or item specifying the protected subject;
b) Related sample, item, photo, and video of the product in consideration;
c) Explanation or comparison between the product in consideration with the protected subject;
d) Minutes, testimonies, and other documents proving the infringement.
2. Documents and items prescribed in Clause 1 of this Article shall be made into a list with a confirmation signature of the petitioner for infringement handling.
Article 93. Responsibilities of petitioners for infringement handling
Petitioners for infringement handling shall ensure and take responsibility for the honesty of their provision of information, documents, and evidence.
Article 94. Applying and settling applications for infringement handling
1. An application for infringement handling shall be submitted to any of the infringement handling authorities prescribed in Article 200 of the Law on Intellectual Property.
2. After receiving the application for infringement handling, if the request is within the jurisdiction of another authority, the receiving authority shall instruct the applicant to submit the application to the competent authority or transfer it to the competent authority for settlement within 10 days from the date of receiving the application.
3. If the application for infringement handling fails to ensure a sufficient number of necessary documents, evidence, and items, the infringement handling authority shall request the applicant to provide supplements and impose a reasonable time limit that does not exceed thirty days for the applicant to supplement the necessary documents and evidence.
4. The infringement handling authority shall refuse the request for infringement handling and specify the reasons in the following cases:
a) The applicant fails to satisfy the request of the infringement handling authority regarding the supplement to related documents, evidence, and items after the imposed time limit prescribed in Clause 3 of this Article;
b) The prescriptive period for infringement handling expires as prescribed by laws;
c) Verification results of the infringement handling authority deny the infringement described in the application for infringement handling;
d) A competent authority issues a document on insufficient grounds to handle the infringement.
5. In case of a dispute over or complaint about the subject of rights, protection capacity, or protection scope of industrial property rights or rights to plant varieties, the authority that receives the application for infringement handling shall instruct the applicant to perform the procedure for requesting the settlement of the dispute or complaint at a competent authority within 10 days from the date the dispute arises.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nguyên tắc thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Điều 5. Trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Điều 6. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ về sở hữu công nghiệp
Điều 10. Căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Điều 11. Quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế
Điều 12. Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
Điều 14. Thủ tục kiểm soát an ninh đối với sáng chế
Điều 16. Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 21. Xử lý Đơn PCT vào giai đoạn quốc gia
Điều 24. Xử lý Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam
Điều 32. Chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
Điều 33. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
Điều 34. Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp
Điều 35. Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Điều 37. Thực hiện quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý
Điều 39. Bảo mật dữ liệu thử nghiệm nông hóa phẩm
Điều 40. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Điều 41. Sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước
Điều 42. Đền bù cho chủ sở hữu sáng chế vì sự chậm trễ trong việc cấp phép lưu hành dược phẩm
Điều 48. Đơn đăng ký sáng chế mật
Điều 49. Các thủ tục liên quan đến sáng chế mật
Điều 52. Quản lý việc sử dụng sáng chế mật
Điều 53. Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc
Điều 54. Quyền yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Điều 55. Hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Điều 56. Thủ tục xử lý hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Điều 58. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Điều 59. Thủ tục xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Điều 60. Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu
Điều 62. Chương trình đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp
Điều 63. Kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 64. Cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 65. Ghi nhận và xóa tên đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 72. Xác định hành vi xâm phạm
Điều 73. Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ
Điều 77. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Điều 82. Nguyên tắc xác định thiệt hại quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
Điều 85. Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận
Điều 86. Tổn thất về cơ hội kinh doanh
Điều 87. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại
Điều 88. Thực hiện quyền tự bảo vệ
Điều 91. Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền
Điều 94. Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
Điều 102. Trình tự, thủ tục xử lý hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm
Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
Điều 107. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
Điều 109. Cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp
Điều 110. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp
Điều 112. Cấp, cấp lại và thu hồi Thẻ giám định viên về quyền đối với giống cây trồng
Điều 113. Cấp, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng
Điều 114. Nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
Điều 121. Văn bản kết luận giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng