Chương VII Nghị định 65/2023/NĐ-CP: Các biện pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu công nghiệp
Số hiệu: | 65/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | *** | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 23/08/2023 | Ngày hiệu lực: | 23/08/2023 |
Ngày công báo: | 08/09/2023 | Số công báo: | Từ số 995 đến số 996 |
Lĩnh vực: | *** | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Ngày 23/08/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, trong đó có hướng dẫn việc tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.
Hướng dẫn tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Theo đó, việc tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau:
- Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể tách đơn (tách một hoặc một số giải pháp kỹ thuật trong đơn đăng ký sáng chế, một hoặc một số kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu sang một hoặc nhiều đơn mới, gọi là đơn tách);
- Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có).
Đối với mỗi đơn tách, người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn và mọi khoản phí, lệ phí cho các thủ tục được thực hiện độc lập với đơn ban đầu (ngoài các thủ tục đã được thực hiện ở đơn ban đầu mà không cần phải thực hiện lại ở đơn tách).
Người nộp đơn không phải nộp phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (trừ trường hợp tách đơn kiểu dáng công nghiệp do không bảo đảm tính thống nhất).
Đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu.
Đơn tách phải được công bố theo quy định;
- Người nộp đơn phải nộp bản thuyết minh về đối tượng yêu cầu bảo hộ và nội dung thay đổi so với đơn ban đầu khi nộp đơn tách;
- Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục xử lý đơn hoặc theo thủ tục sửa đổi đơn.
Nghị định 65/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 23/08/2023
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu công nghiệp.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc bồi dưỡng về sở hữu công nghiệp cho những người làm công tác quản lý nhà nước, thẩm định, giám định, xử lý vi phạm, xâm phạm về sở hữu công nghiệp.
1. Hệ thống thông tin sở hữu công nghiệp bao gồm tập hợp các thông tin liên quan đến tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam, các thông tin chọn lọc theo mục đích hoặc theo chủ đề về các đối tượng sở hữu công nghiệp của nước ngoài, được phân loại, sắp xếp phù hợp và thuận tiện cho việc tìm kiếm (tra cứu), phân phối và sử dụng.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý các kho thông tin sở hữu công nghiệp, xây dựng các công cụ phân loại, tra cứu, hướng dẫn cách tra cứu và sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp trong và ngoài nước; tổ chức việc cung ứng thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, bảo đảm khả năng tiếp cận các kho thông tin cho các đối tượng có nhu cầu dùng tin phục vụ các hoạt động xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, nghiên cứu, phát triển và kinh doanh; quản lý và tổ chức thực hiện việc chia sẻ, kết nối, khai thác, hợp tác quốc tế và các hoạt động khác liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia về sở hữu công nghiệp.
1. Đối với những sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí do Nhà nước sở hữu và trong trường hợp khả năng sử dụng của chủ văn bằng bảo hộ không đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì các tổ chức khác của Nhà nước có quyền yêu cầu chủ văn bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó với các điều kiện sau đây:
a) Quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền và không được chuyển giao quyền đó cho người khác;
b) Phạm vi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của bên nhận chuyển giao không ảnh hưởng đến việc sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí cho đến hết khả năng của chủ văn bằng bảo hộ;
c) Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí sử dụng không nhằm mục đích thương mại, giá chuyển giao quyền sử dụng mà bên nhận quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả cho chủ văn bằng bảo hộ bằng 50% mức mà bên nhận không phải là tổ chức nhà nước phải trả để nhận quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó với điều kiện khác tương đương.
2. Việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của Nhà nước cho các tổ chức nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này không ảnh hưởng đến quyền của chủ văn bằng bảo hộ trong việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng đó cho các tổ chức khác không phải của Nhà nước.
Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được tạo điều kiện để thực hiện chức năng tư vấn, phản biện xã hội về sở hữu công nghiệp và thúc đẩy các hoạt động dịch vụ xã hội ngoài công lập nhằm phát huy đầy đủ vai trò bổ trợ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước và hỗ trợ cho các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp.
Nhà nước khuyến khích và bảo trợ các hoạt động sáng tạo công nghệ bằng các biện pháp sau đây:
1. Bảo trợ các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật.
2. Khen thưởng, phổ biến kinh nghiệm, phương pháp sáng tạo, điển hình tiên tiến về lao động sáng tạo.
3. Hỗ trợ hoạt động xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các thành quả sáng tạo.
MEASURES TO PROMOTE INDUSTRIAL PROPERTY
Article 66. Provision of training and advanced training for industrial property personnel
1. The Ministry of Science and Technology of Vietnam shall elaborate on the content, training program, and advanced training in industrial property.
2. The Ministry of Science and Technology of Vietnam shall take charge and cooperate with relevant ministries and central authorities in providing advanced training in industrial property for people engaging in the state management, appraisal, assessment, and handling of violations and infringements concerning industrial property.
Article 67. Ensuring industrial property information
1. The industrial property information system includes a collection of information concerning all of the subject matters of industrial property protected in Vietnam, information sorted for specific purposes or themes of foreign subject matters of industrial property categorized and arranged appropriately and conveniently for search (lookup), distribution, and use.
2. The Ministry of Science and Technology of Vietnam shall develop and manage industrial property information storages and develop tools to classify, search, guide the search, and use the domestic and foreign industrial property information; organize the supply of information adequately, promptly, and accurately to ensure the access to information storages for any subject that wishes to use such information for the establishment and protection of industrial property rights, research, development, and business; manage and carry out the sharing, connection, utilization, international cooperation, and other operations concerning the national database on industrial property.
Article 68. Extending the use scope of inventions, industrial designs, and layout designs of the State
1. Regarding inventions, industrial designs, and layout designs owned by the State, in case the capacity for using them of the owner of the protection title fails to meet the social demand, other organizations of the State may request the owner of the protection title to transfer the rights to use such inventions, industrial designs, or layout designs with the following requirements:
a) Rights to use inventions, industrial designs, or layout designs to be transferred are non-exclusive and forbidden from transferring to another person;
b) The use scope of inventions, industrial designs, or layout designs of the receiving party shall not affect the capacity for using such inventions, industrial designs, or layout designs to the fullest extent of the owner of the protection title;
c) In case the inventions, industrial designs, or layout designs are used for non-commercial purposes, the price for transferring the rights that the receiving party must pay the owner of the protection title shall be 50% of the amount that a non-state receiving party must pay for the receipt of rights to use such inventions, industrial designs, or layout designs with other equivalent conditions.
2. The transfer of rights to use inventions, industrial designs, or layout designs of the State to state organizations prescribed in Clause 1 of this Article shall not affect the rights of the owner of the protection title in the transfer of rights to use the mentioned subjects to non-state organizations.
Article 69. Encouraging social organizations and socio-vocational organizations to engage in industrial property
Social organizations and socio-vocational organizations operating in fields concerning industrial property shall be facilitated to perform social consulting and criticism functions on industrial property and intensified non-public social services to adequately promote the support for the operations of state authorities and holders of industrial property rights.
Article 70. Other measures to encourage creative activities
The State encourages and supports technological creative activities by:
1. Sponsoring technical creative competitions.
2. Commending and disseminating experience, creative measures, and advanced examples of creative labor.
3. Supporting the establishment and protection of industrial property rights regarding the results of creative activities.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nguyên tắc thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Điều 5. Trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Điều 6. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ về sở hữu công nghiệp
Điều 10. Căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Điều 11. Quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế
Điều 12. Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
Điều 14. Thủ tục kiểm soát an ninh đối với sáng chế
Điều 16. Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 21. Xử lý Đơn PCT vào giai đoạn quốc gia
Điều 24. Xử lý Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam
Điều 32. Chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
Điều 33. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
Điều 34. Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp
Điều 35. Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Điều 37. Thực hiện quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý
Điều 39. Bảo mật dữ liệu thử nghiệm nông hóa phẩm
Điều 40. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Điều 41. Sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước
Điều 42. Đền bù cho chủ sở hữu sáng chế vì sự chậm trễ trong việc cấp phép lưu hành dược phẩm
Điều 48. Đơn đăng ký sáng chế mật
Điều 49. Các thủ tục liên quan đến sáng chế mật
Điều 52. Quản lý việc sử dụng sáng chế mật
Điều 53. Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc
Điều 54. Quyền yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Điều 55. Hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Điều 56. Thủ tục xử lý hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Điều 58. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Điều 59. Thủ tục xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Điều 60. Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu
Điều 62. Chương trình đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp
Điều 63. Kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 64. Cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 65. Ghi nhận và xóa tên đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 72. Xác định hành vi xâm phạm
Điều 73. Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ
Điều 77. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Điều 82. Nguyên tắc xác định thiệt hại quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
Điều 85. Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận
Điều 86. Tổn thất về cơ hội kinh doanh
Điều 87. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại
Điều 88. Thực hiện quyền tự bảo vệ
Điều 91. Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền
Điều 94. Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
Điều 102. Trình tự, thủ tục xử lý hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm
Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
Điều 107. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
Điều 109. Cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp
Điều 110. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp
Điều 112. Cấp, cấp lại và thu hồi Thẻ giám định viên về quyền đối với giống cây trồng
Điều 113. Cấp, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng
Điều 114. Nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
Điều 121. Văn bản kết luận giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng