Chương I Nghị định 65/2023/NĐ-CP: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Số hiệu: | 65/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | *** | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 23/08/2023 | Ngày hiệu lực: | 23/08/2023 |
Ngày công báo: | 08/09/2023 | Số công báo: | Từ số 995 đến số 996 |
Lĩnh vực: | *** | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Ngày 23/08/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, trong đó có hướng dẫn việc tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.
Hướng dẫn tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Theo đó, việc tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau:
- Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể tách đơn (tách một hoặc một số giải pháp kỹ thuật trong đơn đăng ký sáng chế, một hoặc một số kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu sang một hoặc nhiều đơn mới, gọi là đơn tách);
- Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có).
Đối với mỗi đơn tách, người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn và mọi khoản phí, lệ phí cho các thủ tục được thực hiện độc lập với đơn ban đầu (ngoài các thủ tục đã được thực hiện ở đơn ban đầu mà không cần phải thực hiện lại ở đơn tách).
Người nộp đơn không phải nộp phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (trừ trường hợp tách đơn kiểu dáng công nghiệp do không bảo đảm tính thống nhất).
Đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu.
Đơn tách phải được công bố theo quy định;
- Người nộp đơn phải nộp bản thuyết minh về đối tượng yêu cầu bảo hộ và nội dung thay đổi so với đơn ban đầu khi nộp đơn tách;
- Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục xử lý đơn hoặc theo thủ tục sửa đổi đơn.
Nghị định 65/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 23/08/2023
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp cấp văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký các đối tượng đó theo quy định tại Chương VII, Chương VIII và Chương IX của Luật Sở hữu trí tuệ và Phụ lục I của Nghị định này.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid được xác lập trên cơ sở chấp nhận bảo hộ của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp đối với đăng ký quốc tế đó.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế theo Thỏa ước La Hay được xác lập trên cơ sở chấp nhận bảo hộ của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp đối với đăng ký quốc tế đó.
2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu đó phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 91 của Nghị định này.
3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ thể có tên thương mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 91 của Nghị định này.
4. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở đầu tư tài chính, trí tuệ hay bất kỳ cách thức hợp pháp nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt được thông tin và bảo mật thông tin tạo thành bí mật kinh doanh đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với bí mật kinh doanh, chủ thể có bí mật kinh doanh phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 91 của Nghị định này.
5. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở thực tiễn của hoạt động cạnh tranh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Khi sử dụng quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, chủ thể phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện đối tượng, lĩnh vực, lãnh thổ, thời gian kinh doanh liên quan đến hoạt động cạnh tranh.
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế liên quan đến sở hữu công nghiệp mà Việt Nam là thành viên có quy định về thừa nhận, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của các thành viên theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của các thành viên khác được thừa nhận, bảo hộ tại Việt Nam.
Quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ trong phạm vi, thời hạn phù hợp với quy định của điều ước quốc tế và không phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố mọi thông tin cần thiết liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp được thừa nhận, bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế.
Quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu quy định tại Điều 91 của Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng như sau:
1. Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Công ước Paris, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước thành viên Công ước Paris hoặc công dân của nước khác cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên Công ước Paris;
b) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của Công ước Paris và đơn đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu;
c) Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: 06 tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, 12 tháng đối với đơn đăng ký sáng chế;
d) Trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên nêu tại điểm b khoản này trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên. Bản sao đơn đầu tiên có thể được nộp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nộp đơn;
đ) Nộp đủ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
2. Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của Công ước Paris theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này là đơn đủ điều kiện để xác nhận ngày đơn đó được nộp tại nước thành viên liên quan, không phụ thuộc vào kết quả xử lý đơn đó.
3. Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước quốc tế đó.
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam quy định tại Điều 2 của Nghị định này có thể nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế về hoặc liên quan đến thủ tục nộp đơn quốc tế.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký quốc tế sở hữu công nghiệp để yêu cầu bảo hộ quyền của mình tại Việt Nam nếu điều ước quốc tế có quy định.
1. Đối với sáng chế thuộc lĩnh vực kỹ thuật có tác động đến an ninh, quốc phòng được liệt kê tại Phụ lục VII của Nghị định này, được tạo ra tại Việt Nam và thuộc quyền đăng ký của cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam hoặc của tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, để đáp ứng điều kiện nộp đơn đăng ký sáng chế ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 89a của Luật Sở hữu trí tuệ, thủ tục kiểm soát an ninh phải được thực hiện trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố đơn đăng ký sáng chế đó.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ định cơ quan tiếp nhận và xử lý đề nghị xác định sáng chế trong đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực kỹ thuật có tác động đến quốc phòng, an ninh theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của người nộp đơn đăng ký sáng chế theo thể thức quốc gia về việc dự kiến nộp đơn đăng ký ra nước ngoài để thực hiện việc kiểm soát an ninh sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc ngày Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, nếu có cơ sở để nghi ngờ rằng sáng chế trong đơn đó thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tạm dừng quy trình thẩm định đơn và gửi văn bản đề nghị xác định sáng chế thuộc các lĩnh vực kỹ thuật có tác động đến quốc phòng, an ninh cho cơ quan được chỉ định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Cơ quan được chỉ định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ban hành văn bản xác định sáng chế nêu trong đơn có phải là sáng chế thuộc các lĩnh vực kỹ thuật có tác động đến quốc phòng, an ninh hay không trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp gửi văn bản đề nghị.
4. Đối với đơn đăng ký sáng chế quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo cho người nộp đơn về việc tạm dừng quy trình thẩm định đơn để thực hiện quy trình kiểm soát an ninh theo quy định tại Điều 89a của Luật Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày văn bản đề nghị được gửi cho cơ quan được chỉ định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
5. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan được chỉ định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về việc đối tượng trong đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực kỹ thuật có tác động đến quốc phòng, an ninh theo quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo cho người nộp đơn thông tin nêu trên, đồng thời yêu cầu người nộp đơn đăng ký sáng chế theo thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày thông báo và thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Đối với đơn đăng ký sáng chế nộp theo thể thức quốc gia: Trường hợp người nộp đơn nộp đơn đăng ký sáng chế theo thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, đơn được tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp người nộp đơn không đăng ký sáng chế theo thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong thời hạn ấn định, đơn coi như bị rút bỏ và được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, trừ trường hợp người nộp đơn có căn cứ chứng minh sáng chế không phải là bí mật nhà nước.
b) Đối với Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp: Tiêu hủy đơn theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và thực hiện quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Nghị định này, trừ trường hợp người nộp đơn có căn cứ chứng minh sáng chế không phải là bí mật nhà nước.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp tục quy trình thẩm định đơn theo quy định trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn 03 tháng quy định tại khoản 3 của Điều này mà cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp không nhận được thông báo của cơ quan được chỉ định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
b) Cơ quan được chỉ định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thông báo sáng chế trong đơn không phải là sáng chế thuộc các lĩnh vực kỹ thuật có tác động đến quốc phòng, an ninh.
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo cho người nộp đơn về việc tiếp tục xử lý đơn trong thời hạn 01 tháng tính từ thời điểm nêu tại điểm a khoản này hoặc từ ngày nhận được thông báo nêu tại điểm b khoản này.
7. Đối với đơn thuộc trường hợp quy định tại khoản 6 của Điều này, người nộp đơn có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế đó ở nước ngoài.
1. Cách tính thời hạn trong hoạt động sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định về thời hạn của Bộ luật dân sự.
2. Thời hạn dành cho người nộp đơn và bên liên quan tiến hành việc nộp, sửa đổi, bổ sung tài liệu hoặc có ý kiến có thể được gia hạn một lần bằng đúng thời hạn đã được ấn định trong thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, với điều kiện người yêu cầu gia hạn phải nộp văn bản yêu cầu gia hạn trước ngày kết thúc thời hạn ấn định và nộp lệ phí yêu cầu gia hạn theo quy định.
3. Không tính vào thời hạn khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình trong phạm vi thời hạn nếu tổ chức, cá nhân đó có yêu cầu và có chứng cứ xác đáng chứng minh tình trạng đó. Trường hợp yêu cầu được chấp nhận, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định, thông báo thu hồi quyết định, thông báo đã ban hành với lý do tổ chức, cá nhân không thực hiện quyền và nghĩa vụ đúng thời hạn và khôi phục quá trình xử lý đơn trở về tình trạng như chưa kết thúc thời hạn.
4. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được (ví dụ thiên tai, địch họa v.v...) và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động (ví dụ: ốm đau, đi công tác, học tập ở nơi xa v.v...) làm cho người có quyền, nghĩa vụ không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình.
1. Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể:
a) Sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong đơn với điều kiện việc sửa đổi, bổ sung không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã bộc lộ trong bản mô tả đối với đơn đăng ký sáng chế, bộ ảnh chụp, bản vẽ và bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, trong mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn;
b) Sửa đổi về tên, địa chỉ, mã nước của người nộp đơn, tên, quốc tịch, địa chỉ của tác giả sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp; sửa đổi đại diện sở hữu công nghiệp.
2. Việc sửa đổi, bổ sung đơn được thực hiện như sau:
a) Trường hợp sửa đổi, bổ sung đơn do người nộp đơn chủ động thực hiện sau khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận đơn hợp lệ, kể cả thay đổi về đại diện hợp pháp tại Việt Nam, đơn yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải được làm theo Mẫu số 04 tại Phụ lục II của Nghị định này;
b) Trường hợp sửa đổi, bổ sung đơn trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận đơn hợp lệ hoặc sửa đổi, bổ sung đơn trên cơ sở thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến đơn đó, yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải được thể hiện bằng văn bản trong đó nêu rõ nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
c) Người nộp đơn có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung với cùng một nội dung liên quan đến nhiều đơn có cùng loại đối tượng quyền sở hữu công nghiệp trong một Tờ khai hoặc một văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
d) Người yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn phải nộp các loại phí sau đây:
d1) Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho mỗi nội dung sửa đổi theo quy định và bản sao chứng từ nộp phí (trường hợp nộp phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp);
d2) Phí công bố thông tin sửa đổi, bổ sung đơn theo quy định nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phải được công bố theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Trường hợp việc sửa đổi, bổ sung phải thực hiện để khắc phục những sai sót do lỗi của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, người nộp đơn không phải nộp phí công bố;
đ) Đối với yêu cầu sửa đổi, bổ sung các tài liệu sau đây, người nộp đơn phải nộp tài liệu tương ứng đã được sửa đổi, bổ sung:
đ1) Một phần hoặc toàn bộ bản mô tả, bản tóm tắt sáng chế đối với đơn đăng ký sáng chế;
đ2) 04 bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ, bản mô tả mạch tích hợp sản xuất theo thiết kế bố trí đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí;
đ3) 04 bộ bản vẽ hoặc 04 bộ ảnh chụp, bản mô tả đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
đ4) 05 mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu;
đ5) Bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Tài liệu sửa đổi, bổ sung đơn phải đáp ứng quy định về các tài liệu đó tại Phụ lục I của Nghị định này. Đối với yêu cầu sửa đổi, bổ sung tại điểm đ1, đ2 và đ3 khoản này, người nộp đơn phải nộp kèm theo bản thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi, bổ sung so với tài liệu ban đầu đã nộp.
e) Đối với trường hợp sửa đổi tên, địa chỉ, mã nước của người nộp đơn, tên, quốc tịch của tác giả, người nộp đơn phải nộp tài liệu xác nhận (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) hoặc tài liệu pháp lý (bản sao có chứng thực) chứng minh việc thay đổi (quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ v.v…). Đối với trường hợp sửa đổi đại diện sở hữu công nghiệp, người nộp đơn phải nộp tuyên bố thay đổi đại diện sở hữu công nghiệp.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn như sau:
a) Công bố các nội dung sửa đổi, bổ sung trong trường hợp yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin liên quan đến đơn hợp lệ về mặt hình thức ghi trong quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; tên, quốc tịch của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; bản tóm tắt sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có); bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp; mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo; bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và tên sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
b) Trường hợp người nộp đơn yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, nội dung sửa đổi, bổ sung được thẩm định theo quy định tại Điều 109 của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật liên quan;
c) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn được nộp sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ thuộc các trường hợp dưới đây thì đơn phải được thẩm định lại và người nộp đơn phải nộp phí theo quy định:
c1) Sửa đổi thông tin liên quan đến bản chất của đối tượng nêu trong đơn: bản mô tả sáng chế; bản mô tả, bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp; mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
c2) Thay đổi người nộp đơn nhãn hiệu;
d) Thông báo chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ;
đ) Thông báo chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn tại các văn bản gửi cho người nộp đơn trong quá trình xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp liên quan đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
1. Việc tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau:
a) Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể tách đơn (tách một hoặc một số giải pháp kỹ thuật trong đơn đăng ký sáng chế, một hoặc một số kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu sang một hoặc nhiều đơn mới, gọi là đơn tách);
b) Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có). Đối với mỗi đơn tách, người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn và mọi khoản phí, lệ phí cho các thủ tục được thực hiện độc lập với đơn ban đầu (ngoài các thủ tục đã được thực hiện ở đơn ban đầu mà không cần phải thực hiện lại ở đơn tách), nhưng không phải nộp phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (trừ trường hợp tách đơn kiểu dáng công nghiệp do không bảo đảm tính thống nhất). Đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu. Đơn tách phải được công bố theo quy định;
c) Người nộp đơn phải nộp bản thuyết minh về đối tượng yêu cầu bảo hộ và nội dung thay đổi so với đơn ban đầu khi nộp đơn tách;
d) Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục xử lý đơn hoặc theo thủ tục sửa đổi đơn.
2. Việc rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 116 của Luật Sở hữu trí tuệ được thực hiện như sau:
a) Việc rút đơn phải do chính người nộp đơn hoặc do người đại diện được người nộp đơn ủy quyền thực hiện thông qua tuyên bố bằng văn bản. Đối với đơn nộp qua đại diện, trong văn bản ủy quyền phải nêu rõ việc ủy quyền rút đơn hoặc phải kèm theo thư lệnh chỉ rõ số đơn cần rút;
b) Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp:
b1) Ra thông báo chấp nhận rút đơn trong trường hợp yêu cầu rút đơn đáp ứng quy định tại điểm a khoản này và chấm dứt việc xử lý đơn, ghi nhận việc rút đơn trong hồ sơ đơn. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đã rút không thể được khôi phục mà chỉ có thể dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại khoản 3 Điều 116 của Luật Sở hữu trí tuệ;
b2) Ra thông báo dự định từ chối chấp nhận rút đơn trong trường hợp yêu cầu rút đơn không đáp ứng quy định tại điểm a khoản này và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn khắc phục thiếu sót;
b3) Ra thông báo từ chối chấp nhận rút đơn nếu người nộp đơn không khắc phục thiếu sót trong thời hạn quy định tại điểm b2 khoản này hoặc khắc phục thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu.
3. Việc chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 115 của Luật Sở hữu trí tuệ được thực hiện như sau:
a) Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn đăng ký sáng chế có thể chuyển đổi yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế thành yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc ngược lại đối với toàn bộ hoặc một phần của đơn, với điều kiện người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn đối với đơn chuyển đổi theo quy định. Đối với trường hợp chuyển đổi một phần của đơn, người nộp đơn phải thực hiện thủ tục tách đơn trước khi yêu cầu chuyển đổi;
b) Sau khi nhận được yêu cầu chuyển đổi đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp tục tiến hành thủ tục xử lý đơn chuyển đổi theo quy định tương ứng, nhưng không thực hiện lại các thủ tục đã tiến hành đối với đơn trước khi có yêu cầu chuyển đổi.
4. Người thứ ba yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiến hành thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế theo quy định tại Điều 113 của Luật Sở hữu trí tuệ theo quy định như sau:
a) Yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế phải làm theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I của Nghị định này;
b) Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 113 của Luật Sở hữu trí tuệ;
c) Người yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế phải nộp phí tra cứu và phí thẩm định nội dung theo quy định;
d) Yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế được thông báo cho người nộp đơn đăng ký sáng chế đó trong vòng 03 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu;
đ) Trường hợp yêu cầu thẩm định nội dung không hợp lệ, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu thẩm định nội dung sửa chữa thiếu sót. Trường hợp người yêu cầu thẩm định nội dung không sửa chữa thiếu sót trong thời hạn ấn định hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo từ chối thẩm định nội dung đơn;
e) Trường hợp yêu cầu thẩm định nội dung hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiến hành thẩm định nội dung đơn theo quy định tại Điều 114 của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật có liên quan và thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn cho người có yêu cầu.
1. Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận việc thay đổi người nộp đơn trên cơ sở chuyển nhượng, thừa kế, kế thừa hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Việc ghi nhận thay đổi người nộp đơn do chuyển nhượng đơn được thực hiện như sau:
a) Hồ sơ yêu cầu ghi nhận thay đổi do chuyển nhượng đơn bao gồm:
a1) Yêu cầu ghi nhận việc chuyển nhượng đơn làm theo Mẫu số 05 tại Phụ lục II của Nghị định này;
a2) Tài liệu chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) phải có các nội dung chủ yếu gồm tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; số đơn được chuyển nhượng hoặc thông tin đủ để xác định đơn đó;
a3) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp);
b) Yêu cầu ghi nhận thay đổi do chuyển nhượng nhiều đơn của cùng một người nộp đơn có thể được thực hiện trong cùng một tờ khai, với điều kiện phải nộp phí thẩm định theo quy định tương ứng với số lượng đơn được yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng;
c) Yêu cầu ghi nhận thay đổi do chuyển nhượng đơn được xử lý như yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này. Trường hợp yêu cầu ghi nhận thay đổi do chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định lại và công bố nội dung chuyển nhượng. Người yêu cầu phải nộp phí thẩm định đơn và phí công bố theo quy định.
3. Việc ghi nhận thay đổi người nộp đơn do thừa kế, kế thừa hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được thực hiện theo yêu cầu trên cơ sở thừa kế, kế thừa tài sản khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách pháp nhân, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác. Thủ tục yêu cầu ghi nhận thay đổi người nộp đơn trong các trường hợp này được thực hiện như thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
1. Đơn PCT bao gồm Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam và Đơn PCT vào giai đoạn quốc gia.
2. Đối với Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam, người nộp đơn có thể nộp đơn thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc trực tiếp cho Văn phòng quốc tế. Đơn nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế phải được làm bằng ngôn ngữ theo quy định tại Hiệp ước PCT và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Hiệp ước PCT. Đơn nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Anh, mỗi đơn được làm thành 01 bản và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Hiệp ước PCT và người nộp đơn phải nộp phí kiểm tra sơ bộ hình thức, các khoản phí, lệ phí theo quy định của Quy chế thi hành Hiệp ước PCT và pháp luật về phí, lệ phí của các nước thành viên được chỉ định trong Đơn PCT.
3. Đối với Đơn PCT có chỉ định hoặc chọn Việt Nam, để được vào giai đoạn quốc gia, người nộp đơn phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp trong thời hạn 31 tháng kể từ ngày ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên) hoặc kể từ ngày nộp đơn quốc tế các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký sáng chế, làm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I của Nghị định này;
b) Bản sao đơn quốc tế (trường hợp người nộp đơn yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế);
c) Bản dịch ra tiếng Việt của bản mô tả và bản tóm tắt trong đơn quốc tế (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 và/hoặc Điều 34.2(b) của Hiệp ước PCT);
d) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp);
đ) Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện).
1. Sau khi nhận Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Thu phí kiểm tra sơ bộ hình thức đơn;
b) Xác định đối tượng yêu cầu bảo hộ của đơn có phải là bí mật nhà nước không;
c) Thông báo các khoản phí theo quy định để người nộp đơn chuyển cho Văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu quốc tế theo quy định của Hiệp ước PCT;
d) Kiểm tra và xử lý đơn theo quy định của Hiệp ước PCT;
đ) Chuyển đơn cho Văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu quốc tế đối với trường hợp đơn đáp ứng yêu cầu sơ bộ về hình thức, phí theo pháp luật quốc gia được nộp đủ và đúng thời hạn và đối tượng yêu cầu bảo hộ trong đơn không phải là bí mật nhà nước;
e) Không tiến hành các công việc tiếp theo đối với trường hợp đối tượng yêu cầu bảo hộ trong đơn là bí mật nhà nước.
2. Sau khi Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chuyển cho Văn phòng quốc tế, mọi giao dịch liên quan đến đơn được người nộp đơn thực hiện trực tiếp với Văn phòng quốc tế hoặc cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên của Hiệp ước PCT được chỉ định trong đơn theo quy định của Hiệp ước PCT.
Đơn PCT vào giai đoạn quốc gia được xử lý như sau:
1. Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trong Đơn PCT vào giai đoạn quốc gia được xử lý phù hợp với Hiệp ước PCT và Quy chế thi hành Hiệp ước PCT. Để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải:
a) Khẳng định lại yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trong tờ khai;
b) Nộp phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
c) Nộp bản dịch ra tiếng Việt của các tài liệu đã nộp cho Văn phòng quốc tế theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp và các tài liệu cần thiết theo Quy tắc 17.1(a) của Quy chế thi hành Hiệp ước PCT.
2. Người nộp đơn có thể sửa đổi, bổ sung tài liệu trong đơn. Việc sửa đổi, bổ sung tài liệu trong đơn phải phù hợp với quy định sau đây:
a) Điều 28 và 41 của Hiệp ước PCT, Quy tắc 52.1(b) và 78.1(b) của Quy chế thi hành Hiệp ước PCT và quy định của Điều 115 Luật Sở hữu trí tuệ;
b) Văn bản ủy quyền, văn bản chuyển nhượng quyền nộp đơn trong giai đoạn quốc tế (nếu có) phải được nộp trong thời hạn 34 tháng kể từ ngày ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên) hoặc kể từ ngày nộp đơn quốc tế;
c) Các tài liệu sửa đổi, bổ sung do người nộp đơn nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt.
3. Thời điểm bắt đầu xử lý Đơn PCT ở giai đoạn quốc gia là ngày đầu tiên của tháng thứ ba mươi hai kể từ ngày ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên) hoặc kể từ ngày nộp đơn quốc tế. Nếu người nộp đơn có văn bản yêu cầu xử lý sớm Đơn PCT ở giai đoạn quốc gia, Đơn PCT sẽ được xử lý trước thời hạn quy định tại khoản này phù hợp với quy định tại Điều 23.2 của Hiệp ước PCT.
4. Đơn PCT vào giai đoạn quốc gia được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế nộp theo thể thức quốc gia và được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
1. Đơn La Hay bao gồm Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam và Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam.
2. Đối với Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam, người nộp đơn có thể nộp đơn thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế. Đơn nộp cho Văn phòng quốc tế phải được làm bằng ngôn ngữ theo quy định tại Thỏa ước La Hay và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Thỏa ước La Hay.
3. Đơn La Hay được nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Anh, mỗi đơn được làm thành 02 bản và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Thỏa ước La Hay và người nộp đơn phải nộp phí chuyển đơn quốc tế, phí, lệ phí theo quy định của Thỏa ước La Hay và pháp luật về phí, lệ phí của các nước thành viên được chỉ định.
1. Trường hợp Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Thu phí chuyển đơn quốc tế;
b) Thông báo khoản phí mà người nộp đơn cần nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế theo quy định của Thỏa ước La Hay trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đơn;
c) Kiểm tra sơ bộ hình thức đơn trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đơn;
d) Trường hợp đơn có thiếu sót, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo cho người nộp đơn về các thiếu sót của đơn và ấn định thời hạn 12 ngày kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn khắc phục;
đ) Chuyển Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn.
2. Ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhận được đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
3. Sau khi đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam đã được nộp cho Văn phòng quốc tế, mọi giao dịch liên quan đến đơn được người nộp đơn thực hiện trực tiếp với Văn phòng quốc tế hoặc cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên của Thỏa ước La Hay được chỉ định trong đơn theo quy định của Thỏa ước La Hay.
Sau khi nhận được thông báo của Văn phòng quốc tế, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xử lý Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam theo quy định như sau:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiến hành thẩm định nội dung đơn như với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp theo thể thức quốc gia trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều này. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Văn phòng quốc tế ra thông báo, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp kết luận về khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp trong đơn.
2. Trường hợp kiểu dáng công nghiệp trong đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam và đơn không có thiếu sót, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Trước khi kết thúc thời hạn 06 tháng nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế trong đơn, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Phần Kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế) và gửi cho Văn phòng quốc tế tuyên bố chấp nhận bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế theo mẫu của Văn phòng quốc tế;
b) Công bố quyết định trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
3. Trường hợp kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc đơn còn có thiếu sót (thiếu ảnh chụp/bản vẽ khiến bộ ảnh chụp/bản vẽ không bộc lộ đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp hoặc đăng ký quốc tế không đáp ứng các tuyên bố của Việt Nam hoặc có thông tin cần phải xác minh v.v…), trước khi kết thúc thời hạn 06 tháng nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối theo mẫu của Văn phòng quốc tế, trong đó nêu rõ nội dung và lý do từ chối và gửi thông báo đó cho Văn phòng quốc tế.
4. Đối với trường hợp một số kiểu dáng công nghiệp đăng ký không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc đơn còn có thiếu sót đối với một số kiểu dáng công nghiệp (thiếu ảnh chụp/bản vẽ khiến bộ ảnh chụp/bản vẽ không bộc lộ đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp hoặc đăng ký quốc tế không đáp ứng các tuyên bố của Việt Nam hoặc có thông tin cần phải xác minh v.v…), trước khi kết thúc thời hạn 06 tháng nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Ra thông báo từ chối đối với kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc còn thiếu sót theo mẫu của Văn phòng quốc tế, trong đó nêu rõ nội dung và lý do từ chối và gửi thông báo đó cho Văn phòng quốc tế;
b) Ra quyết định chấp nhận bảo hộ đối với các kiểu dáng công nghiệp đáp ứng điều kiện bảo hộ và không có thiếu sót, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Phần Kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế) và gửi cho Văn phòng quốc tế Tuyên bố chấp nhận bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế theo mẫu của Văn phòng quốc tế, trong đó chỉ rõ kiểu dáng công nghiệp được chấp nhận bảo hộ;
c) Công bố quyết định trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
5. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều này, người nộp đơn có quyền sửa chữa thiếu sót hoặc phản đối ý kiến từ chối của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Việc sửa chữa thiếu sót hoặc phản đối ý kiến từ chối nêu trong thông báo được thực hiện theo thủ tục như đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp theo thể thức quốc gia, kể cả quy định về cách thức nộp đơn.
Trường hợp Đơn La Hay bị dự định từ chối do không đáp ứng yêu cầu về tính thống nhất của đơn theo quy định tại Điều 101 của Luật Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn có thể khắc phục thiếu sót nêu trên bằng cách yêu cầu tách một hoặc một số kiểu dáng công nghiệp trong đăng ký quốc tế nêu trên thành một hoặc nhiều đơn mới. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện việc tách đơn và ra các quyết định và thông báo của đơn mới một cách độc lập với đơn ban đầu.
6. Trường hợp người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu và/hoặc có ý kiến phản đối xác đáng trong thời hạn 03 tháng quy định tại khoản 5 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Ra quyết định chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế đối với các kiểu dáng công nghiệp đáp ứng điều kiện bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Phần Kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế) và gửi cho Văn phòng quốc tế tuyên bố chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế sau từ chối theo mẫu của Văn phòng quốc tế, trong đó chỉ rõ kiểu dáng công nghiệp được chấp nhận bảo hộ;
b) Công bố quyết định trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
7. Trường hợp kết thúc thời hạn 03 tháng nêu tại khoản 5 Điều này mà người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng đối với các kiểu dáng công nghiệp bị thông báo từ chối, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế đối với các kiểu dáng công nghiệp đó.
8. Trường hợp kết thúc thời hạn 03 tháng kể từ ngày Văn phòng quốc tế thông báo về Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam mà người nộp đơn không nộp tài liệu chứng minh quyền ưu tiên hoặc có nộp tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nhưng không được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp thuận thì đơn được coi là không có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
9. Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với các quyết định nêu tại các khoản 2, 3, 4, 6 và 7 Điều này được thực hiện như đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp theo thể thức quốc gia. Trường hợp sau khi có kết quả giải quyết khiếu nại mà một số hoặc tất cả kiểu dáng công nghiệp bị từ chối trong các quyết định từ chối được chấp nhận bảo hộ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp gửi cho Văn phòng quốc tế tuyên bố chấp nhận bảo hộ sau từ chối theo mẫu của Văn phòng quốc tế, trong đó chỉ rõ kiểu dáng công nghiệp được chấp nhận bảo hộ.
10. Trường hợp người thứ ba có ý kiến đối với Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam trước ngày ra quyết định chấp nhận bảo hộ, ý kiến của người thứ ba được coi là một nguồn thông tin tham khảo cho quá trình xử lý Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam.
1. Đơn Madrid bao gồm Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam và Đơn Madrid có chỉ định Việt Nam.
2. Đối với Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam, người nộp đơn phải nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
3. Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam theo Mẫu số 01 bằng tiếng Việt tại Phụ lục II của Nghị định này;
b) 02 tờ khai MM2 theo mẫu của Văn phòng quốc tế bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp;
c) 02 mẫu nhãn hiệu đúng như nhãn hiệu trong đơn đăng ký đã được nộp tại Việt Nam (đơn cơ sở) hoặc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (đăng ký cơ sở);
d) 02 tờ khai MM18 bằng tiếng Anh (nếu đơn có chỉ định Hoa Kỳ);
đ) Văn bản ủy quyền bằng tiếng Việt (trường hợp đơn được nộp thông qua đại diện);
e) Chứng từ nộp phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam;
g) Các tài liệu khác có liên quan (nếu cần).
4. Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung theo quy định. Người nộp đơn phải điền đầy đủ, chính xác, đúng quy định các thông tin trong tờ khai, thống nhất với các thông tin ghi trong đơn cơ sở hoặc đăng ký cơ sở.
1. Sau khi tiếp nhận Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm thẩm định để xác định đơn có đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 25 Nghị định này hay không và thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Trường hợp đơn có thiếu sót, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót. Trường hợp người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo, đơn coi như bị rút bỏ;
b) Trường hợp đơn không có thiếu sót hoặc có thiếu sót nhưng người nộp đơn đã sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo các khoản phí, lệ phí người nộp đơn cần phải nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế, ký xác nhận đơn và chuyển đơn cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra thông báo về phí, lệ phí;
c) Ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhận được Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam sẽ được coi là ngày đăng ký quốc tế của đơn đó trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn trong vòng 02 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp đơn không được hoàn thiện để gửi đến Văn phòng quốc tế trong thời hạn nói trên thì ngày nhận được đơn tại Văn phòng quốc tế sẽ được coi là ngày đăng ký quốc tế.
2. Sau khi Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam được nộp cho Văn phòng quốc tế, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo để người nộp đơn biết và tiếp tục xử lý (phối hợp với người nộp đơn nếu cần thiết) các thông báo, yêu cầu từ Văn phòng quốc tế hoặc các việc khác liên quan đến đơn (nếu có).
3. Các yêu cầu thực hiện sau khi Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam được cấp số đăng ký quốc tế như chỉ định sau (mở rộng lãnh thổ bảo hộ), sửa đổi tên, địa chỉ chủ sở hữu đăng ký quốc tế, giới hạn danh mục hàng hóa, dịch vụ, gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế, chỉ định đại diện, thay đổi đại diện, ghi nhận chuyển nhượng đăng ký quốc tế v.v… có thể thực hiện trực tiếp với Văn phòng quốc tế hoặc thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, người nộp đơn cần nộp các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai yêu cầu theo Mẫu số 02 bằng tiếng Việt tại Phụ lục II của Nghị định này;
b) 02 tờ khai tương ứng theo mẫu của Văn phòng quốc tế;
c) Văn bản ủy quyền bằng tiếng Việt (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
d) Chứng từ nộp phí thẩm định sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn, mở rộng lãnh thổ, giới hạn danh mục hàng hóa, dịch vụ, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam v.v…;
đ) Các tài liệu khác có liên quan (nếu cần).
4. Sau khi tiếp nhận các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau:
a) Trường hợp hồ sơ yêu cầu có thiếu sót, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót. Trường hợp người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo, yêu cầu coi như bị rút bỏ.
b) Trường hợp hồ sơ yêu cầu không có thiếu sót hoặc có thiếu sót nhưng người nộp đơn đã sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo các khoản phí để người nộp đơn nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế, ký xác nhận yêu cầu và chuyển yêu cầu cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra thông báo về phí.
5. Trường hợp yêu cầu gia hạn đăng ký quốc tế nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, người nộp đơn cần nộp không sớm hơn 06 tháng và không muộn hơn 01 tháng tính đến ngày đăng ký quốc tế đó hết hạn. Nếu yêu cầu gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế trong thời gian ân hạn thì hồ sơ yêu cầu cần được nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp không muộn hơn 01 tháng tính đến ngày hết thời gian ân hạn.
1. Sau khi nhận được thông báo của Văn phòng quốc tế về Đơn Madrid có chỉ định Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiến hành thẩm định nội dung đơn như đối với đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo thể thức quốc gia, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3 và 10 Điều này. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Văn phòng quốc tế ra thông báo, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp kết luận về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.
2. Đối với nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Trước khi kết thúc thời hạn 12 tháng nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt Nam, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Phần Nhãn hiệu đăng ký quốc tế) và gửi cho Văn phòng quốc tế tuyên bố bảo hộ;
b) Công bố quyết định trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
Phạm vi (khối lượng) bảo hộ được xác định theo nội dung yêu cầu trong đăng ký quốc tế nhãn hiệu đã được Văn phòng quốc tế ghi nhận và được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận.
3. Đối với nhãn hiệu có một phần hoặc toàn bộ hàng hóa, dịch vụ không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc nhãn hiệu đáp ứng điều kiện bảo hộ nhưng đăng ký quốc tế còn có thiếu sót (thiếu quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, thiếu ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh nhãn hiệu ba chiều v.v...), thì trước khi kết thúc thời hạn 12 tháng nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo tạm thời từ chối, trong đó nêu rõ nội dung và lý do dự định từ chối và gửi thông báo đó cho Văn phòng quốc tế.
4. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp gửi thông báo tạm thời từ chối đối với một phần hoặc toàn bộ hàng hóa, dịch vụ, người nộp đơn có quyền sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Việc sửa chữa thiếu sót hoặc phản đối dự định từ chối được thực hiện theo thủ tục như đối với đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo thể thức quốc gia, kể cả quy định về cách thức nộp đơn.
5. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp dự định từ chối một phần hoặc toàn bộ danh mục hàng hóa, dịch vụ (nêu trong thông báo tạm thời từ chối), nếu trong thời hạn 03 tháng nêu tại khoản 4 Điều này, người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu và/hoặc có ý kiến phản đối xác đáng đối với dự định từ chối một phần hoặc toàn bộ hàng hóa, dịch vụ đó thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Ra quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt Nam với phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng với hàng hóa, dịch vụ đáp ứng điều kiện bảo hộ; ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Phần Nhãn hiệu đăng ký quốc tế); và gửi cho Văn phòng quốc tế tuyên bố bảo hộ sau thông báo tạm thời từ chối;
b) Công bố quyết định trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
6. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp dự định từ chối một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ (nêu trong thông báo tạm thời từ chối), nếu kết thúc thời hạn 03 tháng nêu tại khoản 4 Điều này mà người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng đối với dự định từ chối đó thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp áp dụng tương tự các thủ tục quy định tại khoản 5 Điều này chỉ riêng đối với hàng hóa, dịch vụ đáp ứng điều kiện bảo hộ (hàng hóa, dịch vụ không nêu trong thông báo tạm thời từ chối).
7. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp dự định từ chối toàn bộ danh mục hàng hóa, dịch vụ (nêu trong thông báo tạm thời từ chối), nếu kết thúc thời hạn 03 tháng nêu tại khoản 4 Điều này mà người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng đối với dự định từ chối toàn bộ danh mục hàng hóa, dịch vụ đó thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt Nam và gửi cho Văn phòng quốc tế thông báo khẳng định từ chối toàn bộ.
8. Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với các quyết định nêu tại điểm a khoản 2, các khoản 5, 6 và 7 Điều này được thực hiện như đối với đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo thể thức quốc gia nếu có cơ sở cho rằng quyết định này được ban hành không phù hợp với các quy định pháp luật về nội dung và trình tự ban hành. Kết quả giải quyết khiếu nại được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo cho người nộp đơn. Trường hợp sau khi có kết quả giải quyết khiếu nại mà một phần hoặc toàn bộ danh mục hàng hóa, dịch vụ bị từ chối trong các quyết định từ chối được chấp nhận bảo hộ hoặc có thay đổi về yếu tố loại trừ (không được bảo hộ riêng), cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp gửi cho Văn phòng quốc tế quyết định tiếp theo ảnh hưởng đến việc bảo hộ nhãn hiệu theo mẫu của Văn phòng quốc tế về các nội dung tương ứng.
9. Kể từ ngày đăng ký quốc tế nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam, theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp cấp giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam với điều kiện người yêu cầu nộp phí, lệ phí theo quy định.
10. Kể từ ngày Đơn Madrid được Văn phòng quốc tế công bố trên Công báo đến trước ngày ra quyết định chấp nhận bảo hộ, hoặc kết thúc 12 tháng kể từ ngày Văn phòng quốc tế thông báo về đơn có chỉ định Việt Nam, tùy thuộc thời điểm nào sớm hơn, nếu người thứ ba có ý kiến đối với Đơn Madrid có chỉ định Việt Nam thì ý kiến này được coi là nguồn thông tin tham khảo trong quá trình xử lý đơn.
1. Trường hợp đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Việt Nam của chủ sở hữu nhãn hiệu là cá nhân, tổ chức thuộc thành viên của Nghị định thư Madrid bị mất hiệu lực theo quy định tại Điều 6 của Nghị định thư Madrid, người đó có quyền nộp đơn chuyển đổi cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp để đăng ký bảo hộ cho chính nhãn hiệu đó đối với một phần hoặc toàn bộ hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ đã được ghi nhận trong đăng ký quốc tế nhãn hiệu nhưng bị mất hiệu lực theo quy định tại Điều 9quinquies của Nghị định thư Madrid. Đơn đăng ký nhãn hiệu chuyển đổi được chấp nhận hợp lệ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đơn được nộp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ghi nhận vào Sổ đăng bạ quốc tế về việc đăng ký quốc tế tương ứng bị mất hiệu lực;
b) Đăng ký quốc tế chưa từng là đối tượng của việc từ chối, chấm dứt hoặc hủy bỏ toàn bộ tại Việt Nam;
c) Đơn được làm theo Mẫu số 03 tại Phụ lục II của Nghị định này (trong đó danh mục hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt trong đơn chuyển đổi phải nhỏ hơn hoặc bằng với danh mục hàng hóa, dịch vụ bị mất hiệu lực trong đăng ký quốc tế tương ứng);
d) Đơn đáp ứng tất cả các yêu cầu khác về hình thức đối với đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Người nộp đơn nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí theo quy định như đối với đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo thể thức quốc gia, trừ trường hợp được quy định tại điểm b khoản 2 của Điều này.
Đơn đăng ký nhãn hiệu chuyển đổi được ghi nhận ngày nộp đơn là ngày đăng ký quốc tế hoặc ngày chỉ định sau (trong trường hợp chỉ định sau vào Việt Nam). Trường hợp đăng ký quốc tế được hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế, đơn đăng ký nhãn hiệu chuyển đổi được ghi nhận quyền ưu tiên tương ứng, trừ trường hợp có căn cứ để bác bỏ.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu chuyển đổi theo quy định về điều kiện chuyển đổi nêu tại khoản 1 Điều này và theo nguyên tắc như sau:
a) Đối với những yếu tố về hình thức đã được Văn phòng quốc tế chấp nhận trong đăng ký quốc tế tương ứng, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp không thẩm định lại, trừ trường hợp đơn có thiếu sót (thiếu quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, thiếu ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh nhãn hiệu ba chiều v.v...). Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn trong trường hợp đơn không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu chuyển đổi từ đăng ký quốc tế đã được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp không tiến hành thẩm định lại nội dung. Trường hợp đơn đáp ứng các điều kiện chuyển đổi quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, công bố quyết định trên Công báo Sở hữu công nghiệp như đối với đơn nộp theo thể thức quốc gia.
c) Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu chuyển đổi hợp lệ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục chấp nhận đơn hợp lệ, công bố đơn, thẩm định nội dung và các thủ tục tiếp theo như đối với đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo thể thức quốc gia.
1. Văn bằng bảo hộ ghi nhận các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật Sở hữu trí tuệ và theo mẫu được quy định tại Phụ lục II Nghị định này. Văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng bản điện tử và bản giấy (trong trường hợp người nộp đơn đề nghị cấp bản giấy). Chủ văn bằng bảo hộ, tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho phép thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận các thay đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi về tên, địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ; tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; tên, quốc tịch của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
b) Thay đổi chủ văn bằng bảo hộ (chuyển dịch quyền sở hữu do thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác);
c) Sửa đổi bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Người yêu cầu ghi nhận thay đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ phải nộp phí thẩm định yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định ghi nhận sửa đổi văn bằng bảo hộ.
2. Chủ văn bằng bảo hộ, tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho phép thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận thay đổi về tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp của chủ văn bằng bảo hộ trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp. Người yêu cầu ghi nhận thay đổi tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp phải nộp văn bản ủy quyền của chủ văn bằng bảo hộ và phí thẩm định yêu cầu ghi nhận, phí đăng bạ và phí công bố quyết định ghi nhận thay đổi thông tin đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định.
3. Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thu hẹp phạm vi bảo hộ theo quy định tại khoản 3 Điều 97 của Luật Sở hữu trí tuệ trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu giảm bớt một hoặc một số hàng hóa, dịch vụ hoặc nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc loại bỏ các chi tiết nhỏ là yếu tố bị loại trừ (không bảo hộ riêng) nhưng không làm thay đổi khả năng phân biệt của nhãn hiệu ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
b) Yêu cầu giảm bớt một hoặc một số điểm độc lập hoặc phụ thuộc thuộc phạm vi (yêu cầu) bảo hộ ghi trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích;
c) Yêu cầu loại bỏ một hoặc một số phương án kiểu dáng công nghiệp, một hoặc một số sản phẩm trong bộ sản phẩm trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Người yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ phải nộp phí thẩm định yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ.
4. Tùy theo nội dung cần sửa đổi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều này, hồ sơ yêu cầu sửa đổi bao gồm 01 bộ tài liệu sau đây:
a) Tờ khai yêu cầu sửa đổi làm theo Mẫu số 06 tại Phụ lục II của Nghị định này, trong đó nêu rõ yêu cầu ghi nhận thay đổi. Một tờ khai yêu cầu sửa đổi có thể yêu cầu sửa đổi nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng nội dung sửa đổi, với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí theo quy định đối với từng văn bằng bảo hộ;
b) Bản gốc văn bằng bảo hộ trong trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng giấy;
c) Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) nếu nội dung yêu cầu sửa đổi là tên, địa chỉ;
d) Tài liệu chứng minh việc chuyển dịch quyền sở hữu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này (tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác), nếu yêu cầu thay đổi chủ văn bằng bảo hộ;
đ) Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi;
e) 05 bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi kiểu dáng công nghiệp); 02 bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi chỉ dẫn địa lý); 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận); 05 mẫu nhãn hiệu (nếu yêu cầu sửa đổi mẫu nhãn hiệu theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này);
g) Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
h) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
5. Yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ, ghi nhận thay đổi tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp được xử lý như sau:
a) Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải xem xét yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này. Nếu xét thấy yêu cầu hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ có thiếu sót hoặc không hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo dự định từ chối yêu cầu sửa đổi, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ;
b) Đối với các yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ theo quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều này, thủ tục thẩm định lại đơn tương ứng được tiến hành theo quy định tại Điều 114 của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật khác có liên quan. Thời hạn thẩm định lại không tính vào thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ;
c) Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xem xét yêu cầu ghi nhận thay đổi tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu xét thấy hồ sơ yêu cầu hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định ghi nhận thay đổi tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, đăng bạ và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp yêu cầu ghi nhận thay đổi tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp có thiếu sót hoặc không hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo dự định từ chối yêu cầu ghi nhận, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối ghi nhận thay đổi tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.
6. Trường hợp phát hiện có thiếu sót trong văn bằng bảo hộ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tự mình hoặc theo yêu cầu của người phát hiện ra thiếu sót tiến hành thu hồi văn bằng bảo hộ có thiếu sót và cấp lại văn bằng bảo hộ với thông tin đã được sửa đổi. Chủ văn bằng bảo hộ phải nộp phí thẩm định yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật Sở hữu trí tuệ và phí công bố thông tin sửa đổi đối với trường hợp văn bằng bảo hộ có thiếu sót đã được công bố nếu thiếu sót đó do lỗi của chủ văn bằng bảo hộ. Nếu thiếu sót đó do lỗi của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thì chủ văn bằng bảo hộ không phải nộp khoản phí đó.
7. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp cấp phó bản văn bằng bảo hộ và cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung, văn bằng bảo hộ sẽ chỉ được cấp cho người đầu tiên trong danh sách những người nộp đơn chung. Các đồng chủ sở hữu khác có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp cấp phó bản văn bằng bảo hộ, với điều kiện phải nộp phí cấp phó bản;
b) Trường hợp văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ bị mất hoặc bị hỏng, rách, bẩn, phai mờ đến mức không sử dụng được, bị tháo rời không giữ được dấu niêm phong, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ, với điều kiện phải nộp phí tương ứng;
c) Yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp đã được thể hiện trong tờ khai đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp. Hồ sơ yêu cầu bao gồm 01 bộ tài liệu sau đây:
c1) Tờ khai yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ được làm theo Mẫu số 09 tại Phụ lục II của Nghị định này;
c2) 02 mẫu nhãn hiệu, 02 bộ ảnh chụp hoặc 02 bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp trùng với mẫu nhãn hiệu, bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp trong văn bằng bảo hộ gốc;
c3) Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
c4) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp);
d) Xử lý yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ:
d1) Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải xem xét yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ. Trường hợp yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ đáp ứng các quy định tại điểm a, b và c khoản này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định cấp phó bản văn bằng bảo hộ, quyết định cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào mục đăng bạ của văn bằng bảo hộ tương ứng trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp;
d2) Nội dung phó bản văn bằng bảo hộ thể hiện đầy đủ các thông tin của văn bằng bảo hộ tương ứng và phải kèm theo chỉ dẫn “Phó bản”. Nội dung bản cấp lại của văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ thể hiện đầy đủ các thông tin của văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ cấp lần đầu và phải kèm theo chỉ dẫn “Bản cấp lại”. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố việc cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định;
d3) Trường hợp yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ không đáp ứng quy định tại điểm c khoản này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu kết thúc thời hạn nêu trên, người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối cấp phó bản văn bằng bảo hộ, quyết định từ chối cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ, có nêu rõ lý do.
8. Thủ tục cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được áp dụng tương tự như thủ tục nêu tại khoản 7 Điều này.
1. Hồ sơ yêu cầu duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai theo Mẫu số 07 tại Phụ lục II của Nghị định này;
b) Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
c) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
2. Yêu cầu duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ và phí thẩm định yêu cầu duy trì hiệu lực, lệ phí duy trì hiệu lực và phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố phải được nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp muộn nhất là 06 tháng trước ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực. Yêu cầu này có thể được nộp sau thời hạn quy định trên đây, nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí cho mỗi tháng bị muộn theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
3. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ và các khoản phí, lệ phí quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xem xét hồ sơ yêu cầu và thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ yêu cầu hợp lệ, ra thông báo về việc duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra thông báo;
b) Trường hợp hồ sơ có thiếu sót hoặc không hợp lệ, ra thông báo dự định từ chối duy trì, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ.
1. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được gia hạn nhiều nhất 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm. Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ có nhiều phương án thì Bằng độc quyền có thể được gia hạn đối với tất cả hoặc một số phương án, trong đó phải có phương án cơ bản. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ.
2. Hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực làm theo Mẫu số 07 tại Phụ lục II của Nghị định này;
b) Bản gốc Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng giấy và có yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);
c) Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
d) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
Trong một hồ sơ có thể yêu cầu gia hạn hiệu lực cho một hoặc nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng loại đối tượng và cùng chủ sở hữu.
3. Hồ sơ yêu cầu gia hạn và phí thẩm định yêu cầu gia hạn, lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp trong vòng 06 tháng tính đến ngày Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. Yêu cầu gia hạn có thể nộp sau thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí cho mỗi tháng bị muộn theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
4. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu gia hạn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xem xét hồ sơ và thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, ra quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ (nếu có yêu cầu), đăng bạ và công bố quyết định gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định;
b) Ra thông báo dự định từ chối gia hạn, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b1) Hồ sơ yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;
b2) Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng.
Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
c) Sau khi thủ tục gia hạn đã hoàn tất, trường hợp chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận quyết định gia hạn hiệu lực vào văn bằng bảo hộ, chủ văn bằng bảo hộ phải thực hiện thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ và nộp phí, lệ phí theo quy định.
1. Tổ chức, cá nhân yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 4 Điều 95, khoản 4 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ phải nộp lệ phí yêu cầu, phí thẩm định yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
2. Đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải phù hợp với quy định sau đây:
a) Trong một đơn có thể yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực một hoặc nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng một lý lẽ, với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí, lệ phí theo quy định đối với từng văn bằng bảo hộ;
b) Đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm 01 bộ tài liệu sau đây:
b1) Tờ khai yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo Mẫu số 08 tại Phụ lục II của Nghị định này;
b2) Chứng cứ (nếu có);
b3) Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
b4) Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan;
b5) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
3. Đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ được xử lý như sau:
a) Đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ được xử lý theo quy định tại Điều 95, Điều 96, khoản 3 Điều 220 của Luật Sở hữu trí tuệ và theo quy định tại Điều này. Đối với yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiến hành thẩm định lại nội dung đơn tương ứng theo quy định tại Điều 114 của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định pháp luật có liên quan;
b) Trường hợp người thứ ba yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng bảo hộ trong đó ấn định thời hạn là 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có thể tổ chức trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng bảo hộ liên quan;
c) Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấm dứt/hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt/hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 5 Điều 95 và khoản 5 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ;
Thời hạn ra quyết định và thông báo nêu tại điểm này là 03 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn 02 tháng nêu tại điểm b khoản này hoặc kết thúc thời hạn 03 tháng quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều này mà chủ văn bằng bảo hộ không có ý kiến hoặc kể từ ngày nhận được ý kiến của chủ văn bằng bảo hộ. Thời hạn này có thể kéo dài thêm tối đa 03 tháng nếu chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến khác với người yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn nêu trên là 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Thời gian thực hiện các thủ tục liên quan khác cần thiết để giải quyết yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ không tính vào thời hạn nêu trên.
d) Nếu không đồng ý với nội dung quyết định, thông báo xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nêu tại điểm c khoản này, người yêu cầu hoặc tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b khoản này có quyền khiếu nại quyết định hoặc thông báo đó theo quy định của pháp luật về khiếu nại liên quan đến các thủ tục về sở hữu công nghiệp;
đ) Quyết định chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.
4. Đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu được xử lý như sau:
a) Đối với đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid do người thứ ba nộp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo nội dung yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho chủ sở hữu nhãn hiệu thông qua Văn phòng quốc tế, trong đó ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để chủ sở hữu nhãn hiệu có ý kiến;
b) Đăng ký quốc tế nhãn hiệu có thể bị chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đối với một phần hoặc toàn bộ danh mục hàng hóa, dịch vụ;
c) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu đối với một phần hoặc toàn bộ danh mục hàng hóa, dịch vụ và quyết định này không còn là đối tượng của khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu của Văn phòng quốc tế, trong đó chỉ rõ danh mục hàng hóa, dịch vụ bị chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực và gửi thông báo này cho Văn phòng quốc tế;
d) Các quy định liên quan khác về xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo thể thức quốc gia được áp dụng đối với việc xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
5. Đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được xử lý như sau:
a) Đối với đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay do người thứ ba nộp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo nội dung yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp thông qua Văn phòng quốc tế, trong đó ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có ý kiến;
b) Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp có thể bị hủy bỏ hiệu lực đối với một số hoặc tất cả kiểu dáng công nghiệp trong đăng ký đó;
c) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với một số hoặc tất cả kiểu dáng công nghiệp và quyết định này không còn là đối tượng của khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo mẫu của Văn phòng quốc tế, trong đó chỉ rõ các kiểu dáng công nghiệp bị hủy bỏ hiệu lực và gửi thông báo này cho Văn phòng quốc tế;
d) Các quy định liên quan khác về xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được cấp trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp theo thể thức quốc gia được áp dụng đối với yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp.
ESTABLISHMENT OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS
Section 1. GENERAL REGULATIONS ON ESTABLISHMENT OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS
Article 10. Grounds and procedures for establishing industrial property rights
1. Industrial property rights to an invention, layout design, industrial design, mark, and geographical indication shall be established based on a protection grant decision of the industrial property right authority issued to the applicant for such subjects according to Chapter VII, Chapter VIII, and Chapter IX of the Law on Intellectual Property and Appendix I of this Decree.
Industrial property rights to an internationally registered mark under the Madrid Agreement and Madrid Protocol shall be established based on a decision to grant protection to such a mark issued by an industrial property right authority.
Industrial property rights to an internationally registered industrial design under the Hague Agreement shall be established based on a decision to grant protection to such an industrial design issued by an industrial property right authority.
2. Industrial property rights to a well-known mark shall be established based on the actual use practice of such a mark according to Article 75 of the Law on Intellectual Property without having to carry out registration procedures. When using the rights and handling a dispute over the rights to the well-known mark, the owner shall prove his/her rights with evidence prescribed in Point c Clause 5 Article 91 of this Decree.
3. Industrial property rights to a trade name shall be established based on the actual legal use of such a name corresponding to the area (territory) and business line without having to carry out registration procedures. When using the rights and handling a dispute over the rights to the trade name, the owner shall prove his/her rights via evidence prescribed in Point b Clause 5 Article 91 of this Decree.
4. Industrial property rights to a business secret shall be established based on the financial, intellectual investment, or other legal methods to find out, create, or achieve information and information security forming such a business secret without having to carry out registration procedures. When using the rights and handling a dispute over the right to the business secret, the owner shall prove his/her right via evidence prescribed in Point a Clause 5 Article 91 of this Decree.
5. Anti-unfair competition rights shall be established based on the actual anti-unfair competition activities without having to carry out registration procedures at industrial property right authorities. When using the anti-unfair competition rights, holders shall prove their rights via evidence specifying subjects, fields, territories, and business time concerning competition.
Article 11. Industrial property rights under international treaties
1. If any international treaty concerning industrial property rights to which Vietnam is a signatory stipulates the recognition and protection of industrial property rights of organizations and/or individuals of members according to Article 6 of the Law on Intellectual Property, such industrial property rights shall be recognized and protected in Vietnam.
Industrial property rights shall be protected within a scope and period appropriate to international treaties. Registration procedures according to the Law on Intellectual Property are not required.
2. The Ministry of Science and Technology of Vietnam shall disclose every essential information concerning industrial property rights recognized and protected in Vietnam under international treaties.
Article 12. Priority rights of registration applications for inventions, industrial designs, or marks
Priority rights of registration applications for inventions, industrial designs, or marks prescribed in Article 91 of the Law on Intellectual Property shall be applied as follows:
1. If the applicant wishes to have priority rights according to the Paris Convention, his/her applicant shall be accepted if the following requirements are met:
a) The applicant is a Vietnamese citizen or a citizen of a member country of the Paris Convention or a member of another country residing or having a production or business facility in Vietnam or any member country of the Paris Convention;
b) The first application has been submitted in Vietnam or any member country of the Paris Convention, containing content corresponding to the request for priority rights of the registration application for inventions, industrial designs, or marks;
c) The registration application is submitted within the following period since the submission of the first application: 6 months for registration applications for industrial designs or marks and 12 months for registration applications for inventions;
d) The registration application for inventions, industrial designs, or marks specifies the request for priority rights enclosed with copies of the first application prescribed in Point b of this Clause in case of submission in a foreign country with a confirmation of the agency receiving the first application. Copies of the first application may be submitted within 3 months from the date of the registration application submission;
dd) The applicant adequately pays fees for priority rights.
2. The first application submitted in Vietnam or any member country of the Paris Convention according to Point b Clause 1 of this Article is the application eligible for confirming its submission date at any concerned member country, regardless of its processing results.
3. If the applicant wishes to have priority rights under another international treaty, his/her request will be accepted if he/she meets the requirements for priority rights prescribed in such an international treaty.
Article 13. Rights to register industrial property under international treaties
1. Foreign organizations and individuals meeting the requirements for protection of industrial property rights in Vietnam according to Article 2 of this Decree may apply for industrial property in Vietnam under international treaties on or related to procedures for submitting international applications.
2. Vietnamese organizations and individuals may submit international registration applications for industrial property to request protection of their rights in Vietnam if prescribed by international treaties.
Article 14. Security control of inventions
1. Regarding technical inventions affecting national defense and security listed in Appendix VII of this Decree created in Vietnam and subject to registration rights of individuals who are Vietnamese citizens residing in Vietnam or organizations established under the law of Vietnam, the control procedure shall be performed before the industrial property right authority discloses such registration applications to meet the requirements for overseas submission of invention registration applications according to Clause 1 Article 89a of the Law on Intellectual Property.
2. The Ministry of National Defense of Vietnam and the Ministry of Public Security of Vietnam shall designate agencies receiving and processing requests for invention identification in invention registration applications in technical fields affecting national defense and security as prescribed in Clause 3 of this Article.
3. Within 1 month from the date of receiving the written notification from the invention registration applicant under the national format of the expected overseas submission for the security control of inventions according to Clause 1 of this Article or the date the PCT application originating from Vietnam is submitted through the industrial property right authority, in case the invention is suspected to fall under Clause 1 of this Article, the industrial property right authority shall suspend the appraisal of the application and submit a written document requesting the performance of the identification of inventions in technical fields affecting national defense and security to the agency designated by the Ministry of National Defense of Vietnam and/or the Ministry of Public Security of Vietnam. The agency designated by the Ministry of National Defense of Vietnam and/or Ministry of Public Security of Vietnam shall issue a document identifying if the invention specified in the application is subject to technical fields affecting national defense and security or not within 3 months after the date the industrial property right authority submits the requesting document.
4. Regarding the invention registration application prescribed in Clause 3 of this Article, the industrial property right authority shall notify the applicant of the suspension of the appraisal procedure of the application for the performance of the security control procedure under Article 89a of the Law on Intellectual Property within 7 working days after submitting the requesting document to the agency designated by the Ministry of National Defense of Vietnam and/or Ministry of Public Security of Vietnam.
5. Within 20 days from the date of receiving the notification of the agency designated by the Ministry of National Defense of Vietnam and/or Ministry of Public Security of Vietnam on the subject in the invention registration application is subject to technical fields affecting national defense and security according to Clause 3 of this Article, the industrial property right authority shall notify the applicant of such information while requesting the applicant to perform procedures for state secret protection according to laws within 1 month after receiving the notification and the following procedures:
a) Regarding an invention registration application submitted under the national format: if the applicant submits the mentioned application under procedures appropriate to state secret protection laws, the application shall be continued to be processed under laws. If the applicant fails to comply with state secret protection laws when submitting the mentioned application within a prescribed period, such application is considered to be withdrawn and shall be destroyed by the industrial property right authority under state secret protection laws, excluding cases where the applicant has evidence proving that the invention is not a state secret.
b) Regarding a PCT application originating from Vietnam submitted through the industrial property right authority: such application shall be destroyed according to state secret protection laws, and Point e Clause 1 Article 20 of this Decree shall be applied, excluding cases where the applicant has evidence proving that the invention is not a state secret.
6. The industrial property right authority shall continue the processing of the application in the following cases:
a) The industrial property right authority does not receive any notification from the agency designated by the Ministry of National Defense of Vietnam and/or Ministry of Public Security of Vietnam after the 3-month period prescribed in Clause 3 of this Article.
b) The agency designated by the Ministry of National Defense of Vietnam and/or Ministry of Public Security of Vietnam notifies that the invention in the application is not subject to technical fields affecting national defense and security.
The industrial property right authority shall notify the applicant of the continuation of the processing of the application within 1 month from the time prescribed in Point a of this Clause or the the date of receiving the notification prescribed in Point b of this Clause.
7. Regarding an application subject to cases prescribed in Clause 6 of this Article, the applicant may submit such registration application overseas.
Article 15. Time limit calculation
1. The methods of calculating time limits in industrial property shall comply with regulations on time limits of the Civil Code.
2. The time limit for an applicant and related parties to submit, amend, and supplement documents or provide suggestions may be extended once equal to the time limit prescribed in the notification of the industrial property right authority, providing that the petitioner submits the document requesting the extension before the end date of the prescribed time limit and pays fees for the extension as per regulation.
3. The time limit does not include when there is any force majeure or objective obstacle making the organization or individual fail to perform their concerned tasks and rights within the scope of the time limit if such an organization or individual requests and has reasonable evidence proving such a state. If the request is accepted, the industrial property right authority shall issue a notification and/or notification revoking the issued decision and/or notification regarding the failure to promptly perform tasks and rights of the individual or organization and restore the processing of the application to its previous state.
4. Force majeure means an objective event that cannot be predicted (such as natural disasters, epidemics, etc.) and cannot be remedied despite applying necessary and permissible measures.
Objective obstacles mean obstacles caused by objective situations (such as sickness, work or study at a faraway location, etc.), making persons with rights and tasks unable to know their legitimate rights and benefits are infringed upon or fail to perform their tasks and rights.
Article 16. Amendments and supplements to industrial property registration applications
1. Before the industrial property right authority decides to refuse or accept the application or issue or refuse to issue the protection title, the applicant may:
a) Amend or supplement documents in the application, providing that such an amendment or supplement does not extend the scope (volume) of protection in the description of the invention registration application, set of photos, drawings, and descriptions of industrial designs displayed in the set of photos and drawings regarding an industrial design registration application or in the mark and list of goods and services regarding a mark registration application without changing the nature of the subjects specified in the application;
b) Change the name, address, country code of the applicant, name, nationality, address of the inventor, layout design, and/or industrial design; industrial property representative.
2. Amendments and supplements to the application shall be performed as follows:
a) In case the applicant proactively amends or supplements the application after the industrial property right authority approves the valid application, including changes to the legal representative in Vietnam, the application for such amendments or supplements shall be made following Form No. 04 in Appendix II of this Decree;
b) In case of amendments or supplements to the application before the industrial property right authority accepts or refuses the valid application or amendments or supplements based on a notification of the industrial property right authority concerning such an application, the request for amendments or supplements shall be made in writing, specifying the content of the amendments or supplements;
c) The applicant may request amendments or supplements to the same content related to many applications with the same subject matter of industrial property rights in one statement or document requesting such amendments or supplements;
d) Any petitioner for amendments or supplements to applications shall pay:
d1) Fees for appraisal of the request for amendments or supplements for each amendment content according to regulations and copies of receipts (in case of paying fees via postal services or directly to the account of the industrial property right authority);
d2) Fees for disclosure of information on amendments or supplements to the application according to regulations if the amendment or supplement content must be disclosed as prescribed in Point a Clause 3 of this Article. In case amendments or supplements must be done to remedy errors caused by the industrial property right authority, the applicant shall not pay the disclosure fees;
dd) Regarding requests for amendments or supplements to the following documents, the application shall submit the corresponding documents that have been amended or supplemented:
dd1) A part or a whole of the description and/or summary of the invention regarding an invention registration application;
dd2) 4 sets of photos or sets of drawings, descriptions of integrated circuits produced according to the layout design regarding a layout design registration application;
dd3) 4 sets of drawings or 4 sets of photos and descriptions regarding an industrial design registration application;
dd4) 5 samples of marks and the list of goods and services with such marks regarding a mark registration application;
dd5) Description of the specific characteristics of the product with geographical indications, maps of the corresponding geographical area with geographical indications regarding a geographical indication registration application.
Documents amending or supplementing the application shall comply with regulations on such documents prescribed in Appendix I of this Decree. Regarding requests for amendments or supplements as prescribed in Points dd1, dd2, and dd3 of this Clause, the applicant shall submit a detailed presentation of the amendment or supplement content for comparison with the initially submitted documents.
e) Regarding cases of changing the name, address, country code of the applicant, name, and nationality of the author, the applicant shall submit a confirmation document (original or certified copy) or a legal document (certified copy) proving the changes (decision on changes to the name, address; enterprise registration certificate recording the changes to name, address, etc.). Regarding cases of changing the industrial property representative, the applicant shall submit a statement on changing the industrial property representative.
3. The industrial property right authority shall process requests for amendments and/or supplements top applications as follows:
a) Disclose amended or supplemented content in case the request for amendments or supplements to relevant information is formally valid as stated in the decision on valid application acceptance; name, nationality of the inventor, industrial design, layout design; summary of the invention enclosed with drawings (if any); set of photos or drawings of the industrial design; mark sample and list of goods and services enclosed; description of the specific characteristics and the name of the product with geographical indications;
b) Appraise the amendment or supplement content in compliance with Article 109 of the Law on Intellectual Property and relevant laws in case the applicant requests amendments or supplements to the application under Point a Clause 2 of this Article;
c) Regarding any request for amendments or supplements to the submitted application after the notification of the intended issuance of the protection title that falls into the following cases, the application shall be re-appraised, and the applicant shall pay fees as per regulation:
c1) Amendments to information related to the nature of the subject specified in the application: description of the invention; description, set of photos, drawings of the industrial design; mark sample, list of goods and services with the mark, regulation on the use of the collective mark, regulation on the use of the certification mark; description of the specific characteristics of the product with geographical indications, geographical area corresponding to the geographical indications;
c) Changes to the mark applicant;
d) Notify the acceptance or refusal of the request for amendments or supplements within the time limit prescribed in Clause 4 Article 119 of the Law on Intellectual Property;
dd) Notify the acceptance or refusal of the request for amendments or supplement to the application in the documents sent to the applicant during the processing of the concerned industrial property registration application regarding the case prescribed in Point b Clause 2 of this Article.
Article 17. Splitting, withdrawing industrial property registration applications; requesting appraisal of content, and converting invention registration applications
1. Splitting industrial property registration applications shall be performed as follows:
a) Before the industrial property right authority decides to accept the application or issue or refuse the issuance of the protection title, the applicant may split the application (splitting one or several technical solutions in the invention registration application, one or several industrial designs in the industrial design registration application, or a part of the list of goods and services in the mark registration application to one or more new applications, called split application);
b) A split application carries a new application number and is dated as the submission date of the initial application or the prioritized date(s) of the initial application (if any). For each split application, the applicant shall pay the application submission fees and every fee for procedures performed independently from the initial application (aside from the procedures performed at the initial application that are not required for re-performance at the split application) and be exempted from the fees for appraisal of request for priority rights (except for cases of splitting industrial design applications due to the inability to ensure uniformity). The split application shall be appraised regarding its format and continue to be processed under incomplete procedures for the initial application. The split application shall be disclosed as per regulation;
c) The application shall submit a presentation on the subject matter of protection request and the amended content compared to the initial application when submitting the split application;
d) The initial application (after the splitting) shall continue to be processed under procedures for processing applications or amending applications.
2. Withdrawing industrial property registration applications according to Article 116 of the Law on Intellectual Property shall be performed as follows:
a) The withdrawal of the application shall be performed by the applicant or his/her authorized representative via written statements. Regarding an application submitted by a representative, the authorizing document shall specify the authorization of the withdrawal of the application or be enclosed with an order letter specifying the number of applications to be withdrawn;
b) Within 2 months from the date of receiving the request, the industrial property right authority shall:
b1) Issue a notification of the acceptance of the application withdrawal in case it complies with Point a of this Clause, terminate the processing of the application, and record the withdrawal to the application record. A withdrawn industrial property registration application cannot be restored but can be used as the grounds for requesting priority rights according to Clause 3 Article 116 of the Law on Intellectual Property;
b2) Issue a notification of the intended refusal of the withdrawal in case the application withdrawal does not comply with Point a of this Clause and impose a 2-month time limit from the notification issuance date for the applicant to remedy his/her deficiencies;
b3) Issue a refusal notification of the application withdrawal if the applicant fails to remedy his/her deficiencies within the time limit prescribed in Point b2 of this Clause or fails to provide a qualified remedy.
3. Converting an invention registration application according to Point dd Clause 1 of Article 115 of the Law on Intellectual Property shall be performed as follows:
a) Before the industrial property right authority decides to refuse or accept the application, issue or refuse to issue the protection title, the applicant may convert the request for issuance of the invention patent into the request for the utility solution patent or vice versa for the whole or a port of the application, providing that the applicant pays the submission fees for the conversion application as per regulation. In case of converting a part of the application, the applicant shall split the application before requesting the conversion.
b) After receiving the valid conversion request, the industrial property right authority shall continue to perform procedures for processing the conversion application under relevant regulations and shall not re-perform the procedures done to the application before the conversion request.
4. Any third party requesting the industrial property right authority to appraise the content of the invention registration application under Article 113 of the Law on Intellectual Property shall comply with the following regulations:
a) The request for the appraisal of the content of the invention registration application shall be made following Form No. 05 Appendix I of this Decree;
b) The time limit for submitting the mentioned request shall comply with Clause 1 and Clause 2 Article 113 of the Law on Intellectual Property;
c) Petitioner shall pay the fees for looking up and appraising the content as per regulation;
d) The request shall be notified to the applicant within 3 months after receiving the request;
dd) If the request is invalid, within 1 month after receiving the request, the industrial property right authority shall issue a notification and impose a 2-month time limit from the notification issuance date for the petitioner to remedy his/her deficiencies. If the petitioner fails to remedy his/her deficiencies within the imposed time limit or provides an unqualified remedy, the industrial property right authority shall issue a notification of declining to appraise the content of the application;
e) If the request is valid, the industrial property right authority shall appraise the content of the application under Article 114 of the Law on Intellectual Property and relevant laws and notify the petitioner of the results.
Article 18. Recording changes to applicants of industrial property registration applications
1. Before the industrial property right authority decides to refuse or accept the application, issue or refuse to issue the protection title, the applicant may request the industrial property right authority to record the changes to the applicant based on the transfer, inheritance, or decision of the competent authority.
2. Recording changes to the applicant due to applicant transfer shall be performed as follows:
a) An application for recording of changes due to application transfer includes:
a1) A request for the recording of the application transfer following Form No. 05 Appendix II of this Decree;
a2) Documents on the transfer of the industrial property registration application (original or certified copy) specifying the names and addresses of the transferring party and the receiving party; the number of applications to be transferred or information adequate to confirm such applications;
a3) Copies of payment invoices of fees and charges as per regulation (in cases of paying fees and charges via postal services or directly to the account of the industrial property right authority);
b) Request for the recording of changes due to the transfer of several applications of the same applicant may be carried out in the same statement, providing that the payment for appraisal fees under regulations corresponding to the number of applications requested for transfer recording is made;
c) Request for the recording of changes due to application transfer shall be processed similarly to the processing of a request for amendments or supplements to the application according to Article 16 of this Decree. If the request for the recording of changes due to the transfer of the mark registration application is submitted after the issuance of the notification of the intended issuance of the protection title, the mark registration application shall be re-appraised, and disclosure of the transfer content shall be made. The petitioner shall pay the application appraisal fees and disclosure fees as per regulation.
3. The recording of changes to the applicant due to the inheritance or decision of the competent authority shall be performed according to a request based on the asset inheritance during the merger, division, and splitting of juridical persons or joint venture, association, and establishment of new juridical persons of the same owner, trading form conversion, or decision of the Court or other competent authorities. Procedures for requesting the recording of changes to the applicant in the mentioned cases shall be performed similarly to the procedures for amending or supplementing applications prescribed in Article 16 of this Decree.
Section 2. PCT APPLICATION AND ITS PROCESSING
1. PCT applications include PCT applications originating from Vietnam and PCT national phase applications.
2. Regarding a PCT application originating from Vietnam, the applicant may submit the application through an industrial property right authority or directly to the International Office. Any application submitted directly to the International Office shall be made in a language prescribed in the PCT Convention and meet the requirements for the format and content prescribed in the PCT Convention. Any application submitted through the industrial property right authority shall be made in English, each application shall be made in 1 copy and meet the requirements for the format and content prescribed in the PCT Convention, and the applicant shall pay fees for the preliminary inspection of the format and fees and charges prescribed by the Implementation Regulation of the PCT Convention and fees and charges laws of any member country designated in the PCT application.
3. Regarding a PCT designating or selecting Vietnam, for it to be into the national phase, the applicant shall submit the following documents to the industrial property right authority within 31 months from the priority date (if the application requests priority rights) or the date of submission of the international application:
a) Invention registration statement, following Form No. 01 Appendix I of this Decree;
b) Copies of the international application (in case the applicant requests the national phase before the international disclosure date);
c) A Vietnamese translation of the description and summary in the international application (disclosed copy or initial copy if the application is yet to be disclosed, and amended copy and amendment explanation if the international application has been amended according to Article 19 and/or Article 34.2(b) of the PCT Convention);
d) Copies of payment invoices of fees and charges (in cases of paying fees and charges via postal services or directly to the account of the industrial property right authority);
dd) Authorizing documents (in case the request is submitted by a representative).
Article 20. Processing PCT applications originating from Vietnam submitted via industrial property right authorities
1. After receiving the PCT application originating from Vietnam, the industrial property right authority shall:
a) Collect fees for the preliminary inspection of the application format;
b) Identify if the subject matter of the protection request in the application is a state secret or not;
c) Provide notifications of fees as per regulation for the applicant to transfer to the International Office and the international search agency according to the PCT Convention;
d) Inspect and process the application following the PCT Convention;
dd) Transfer the application to the International Office and the international search agency in case the application meets the preliminary requirements for the format, fees under national laws are paid fully and promptly, and the subject matter of the protection request in the application is not a state secret;
e) Cancel further work in case the subject matter of the protection request in the application is a state secret.
2. After the PCT application originating from Vietnam has been transferred to the International Office by the industrial property right authority, regarding transactions concerning such an application, the applicant shall carry it out directly with the International Office or the competent authority of the concerned member country of the PCT Convention designated in the application as prescribed by the PCT Convention.
Article 21. Processing of PCT national phase applications
A PCT national phase application shall be processed as follows:
1. Request for priority rights in the PCT national phase application shall be processed in compliance with the PCT Convention and its Implementation Regulation. To have priority rights, the applicant shall:
a) Reaffirm the request for priority rights in the statement;
b) Pay fees for the appraisal of the request for priority rights;
c) Submit the Vietnamese translation of documents submitted to the International Office according to requests from the industrial property right authority and necessary documents according to Rule 17.1(a) of the Implementation Regulation of the PCT Convention.
2. The applicant may amend or supplement documents in the application. Amendments or supplements to documents in the application shall comply with the following regulations:
a) Article 28 and 41 of the PCT Convention, Rule 52.1(b) and Rule 78.1(b) of the Implementation Regulation of the PCT Convention, and Article 115 of the Law on Intellectual Property;
b) Authorizing documents, documents on transfer rights to the submit international phase application (if any) shall be submitted within 34 months from the priority date (if the application requests priority rights) or the date of submission of the international application;
c) Amendment or supplement documents submitted to the industrial property right authority by the applicant shall be made in Vietnamese.
3. The PCT national phase application shall be processed on the first day of the 32nd month from the priority date (if the application requests priority rights) or from the submission date of the international application. If the applicant has a document requesting early processing of the PCT national phase application, the application shall be processed before the time limit prescribed in this Clause in compliance with Article 23.2 of the PCT Convention.
4. The PCT national phase application shall be appraised regarding its format and content under prescribed procedures for invention registration applications submitted under the national format and disclosed within 2 months after the date of valid application acceptance.
Section 3. HAGUE APPLICATION AND ITS PROCESSING
1. Hague applications include Hague applications designating Vietnam and Hague applications originating from Vietnam.
2. Regarding a Hague application originating from Vietnam, the applicant may submit the application through an industrial property right authority or directly to the International Office. Any application submitted directly to the International Office shall be made in a language prescribed in the Hague Agreement and meet the requirements for the format and content prescribed in the Hague Agreement.
3. Any application submitted through the industrial property right authority shall be made in English, each application shall be made in 2 copies and meet the requirements for the format and content prescribed in the Hague Agreement, and the applicant shall pay fees for international transfer of the application and fees and charges prescribed by the Hague Agreement and fees and charges laws of any designated member country.
Article 23. Processing Hague applications originating from Vietnam submitted via industrial property right authorities
1. If the Hague application originating from Vietnam is submitted through the industrial property right authority, such an authority shall:
a) Collect the fees for international transfer of the application;
b) Notify the fees that the applicant has to pay directly to the International Office under the Hague Agreement within 20 days from the date of receiving the application;
c) Conduct a preliminary inspection of the application format within 15 days after receiving the application;
d) If the application has deficiencies, the industrial property right authority shall notify the applicant of such deficiencies and impose a 12-day time limit for the applicant to adopt remedial measures;
dd) Transfer the Hague application originating from Vietnam to the International Office within 1 month after receiving the application.
2. The date on which the industrial property right authority receives the Hague application will be considered the submission date of the international registration application for industrial designs if the International Office receives that application within 1 month after the date displayed on the receipt seal of the industrial property right authority.
3. After the Hague application originating from Vietnam has been transferred to the International Office, regarding transactions concerning such an application, the applicant shall carry it out directly with the International Office or the competent authority of the concerned member country of the Hague Agreement designated in the application as prescribed by the Hague Agreement.
Article 24. Processing Hague applications designating Vietnam
After receiving a notification of the International Office, the industrial property right authority shall process the Hague application designating Vietnam as follows:
1. The industrial property right authority shall appraise the content of the application similarly to the procedure applicable to the industrial design registration application submitted under the national format, except for cases prescribed in Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7, and 9 of this Clause. Within 6 months from the date of the notification issuance of the International Office, the industrial property right authority shall conclude the protective capacity of the industrial design specified in the application.
2. In case the industrial design specified in the application meets the requirements for protection according to the laws of Vietnam and the application does not have any deficiency, the industrial property right authority shall:
a) Before the 6-month time limit prescribed in Clause 1 of this Article ends, issue a decision to accept the protection of the internationally registered industrial design specified in the application, record the information to the National Industrial Design Register (the part for Internationally Registered Industrial Design) and send the statement on protection acceptance of the internationally registered industrial design to the International Office following the form of the International Office;
b) Disclose the decision on the Industrial Property Official Gazette within 2 months from the decision issuance date.
3. In case the industrial design does not meet the requirements for protection or the application has deficiencies (lack of photos/drawings, resulting in the inadequate description of the design characteristics of the industrial design or the international registration does not comply with statements of Vietnam or there is information to be verified, etc.), before the 6-month time limit prescribed in Clause 1 of this Article ends, the industrial property right authority shall issue a refusal notification following the form of the International Office, specifying the content and reason for the refusal and send such a notification to the International Office.
4. In case several industrial designs do not meet the requirements for protection or the application has deficiencies concerning several industrial designs (lack of photos/drawings, resulting in the inadequate description of the design characteristics of the industrial designs or the international registration does not comply with statements of Vietnam, or there is information to be verified, etc.), before the 6-month time limit prescribed in Clause 1 of this Article ends, the industrial property right authority shall:
a) Issue a refusal notification regarding any industrial design that fails to meet the requirements for protection or any deficiency following the form of the International Office, specifying the content and reason for the refusal and send such a notification to the International Office;
b) Issue a decision to accept the protection of any industrial design that meets the requirements for protection without any deficiency, record the information to the National Industrial Design Register (the part for Internationally Registered Industrial Design), and send the statement on protection acceptance of the internationally registered industrial design to the International Office following the form of the International Office, which specifies the industrial design accepted for protection;
c) Disclose the decision on the Industrial Property Official Gazette within 2 months from the decision issuance date.
5. Within 3 months from the date the industrial property right authority issues the refusal notification according to Clause 3 and Clause 4 of this Article, the applicant may amend his/her deficiencies or object to the refusal of the industrial property right authority. Any amendment to deficiencies or objection to the refusal prescribed in the notification shall be carried out similarly to the procedure applicable to the industrial design registration application submitted under the national format, including regulations on application submission methods.
In case the Hague application is expected to be refused due to failure to meet the uniformity requirements of applications as prescribed in Article 101 of the Law on Intellectual Property, the applicant may remedy such a deficiency by splitting one or several industrial designs in the application to one or many new applications. The industrial property right authority shall split the application and issue decisions and notifications of new applications independently from the initial application.
6. In case the applicant provides qualified amendments to deficiencies and/or reasonable objections, within 3 months as prescribed in Clause 5 of this Article, the industrial property right authority shall:
a) Issue a decision to accept the protection of internationally registered industrial design regarding any industrial design that meets the requirements for protection, record the information to the National Industrial Design Register (the part for Internationally Registered Industrial Design), and send the statement on protection acceptance of the internationally registered industrial design to the International Office after the refusal following the form of the International Office, which specifies the industrial design accepted for protection;
b) Disclose the decision on the Industrial Property Official Gazette within 2 months from the decision issuance date.
7. In case the applicant fails to amend deficiencies or provides inadequate amendments, does not have any objection or provides inadequate objections regarding the refused industrial designs after the 3-month time limit prescribed in Clause 5 of this Article, the industrial property right authority shall issue a decision to refuse the protection of internationally registered industrial design of such industrial designs.
8. After the 3-month time limit from the date the International Office issues a notification of the Hague application designating Vietnam but the applicant fails to submit any document proving priority rights or has such a document refused by the industrial property right authority, the application shall be considered not having any request for priority rights.
9. Procedures for complaining and settling complaints for decisions prescribed in Clauses 2, 3, 4, 6, and 7 of this Article shall be carried out similarly to procedures applicable to industrial design registration applications submitted under the national format. In case several or all of the previously refused industrial designs are accepted for protection as the result of the complaint settlement, the industrial property right authority shall send the statement on protection acceptance of the internationally registered industrial design to the International Office after the refusal following the form of the International Office, which specifies the industrial designs accepted for protection.
10. In case a third party has a suggestion on the Hague application designating Vietnam before the date of issuance of the protection acceptance decision, such a suggestion shall be considered as a reference for the processing of the Hague application designating Vietnam.
Section 4. MADRID APPLICATION AND ITS PROCESSING
Article 25. Madrid application
1. Madrid applications include Madrid applications originating from Vietnam and Madrid applications designating Vietnam.
2. Regarding a Madrid application originating from Vietnam, the applicant shall submit the application through an industrial property right authority.
3. A Madrid application originating from Vietnam includes:
a) Statement on request for the international registration of marks originating from Vietnam, following Form No. 01 Appendix II of this Decree in Vietnamese;
b) 2 MM2 statements following the form of the International Office in English or French;
c) 2 samples of the mark identical to the mark in the registration application submitted in Vietnam (base application) or the certificate of mark registration (base registration);
d) 2 MM18 statements in English (if the application designates the USA);
dd) Authorizing documents in Vietnamese (in case the application is submitted by a representative);
e) Payment receipts of fees for procedures for international registration of marks originating from Vietnam;
g) Other relevant documents (if necessary).
4. The Madrid application originating from Vietnam shall meet the requirements for the format and content according to regulations. The applicant shall provide information for the statement with adequacy, accuracy, and compliance with regulations and in uniformity with the information specified in the base application or registration.
Article 26. Processing Madrid applications originating from Vietnam and relevant requests
1. After receiving the Madrid application originating from Vietnam, the industrial property right authority shall conduct the appraisal to determine if the application meets the requirements prescribed in Clause 3 and Clause 4 Article 25 of this Decree and perform the following procedures:
a) If the application has deficiencies, the industrial property right authority shall notify the applicant of such deficiencies for the applicant to provide amendments. If the applicant fails to amend the deficiencies within the 3-month time limit from the date the industrial property right authority issues the notification, the application shall be considered to be withdrawn;
b) If the application does not have deficiencies or the applicant has provided qualified amendments to deficiencies, the industrial property right authority shall issue a notification of fees and charges that the applicant has to pay directly to the International Office, provide an application confirmation signature and transfer the application to the International Office within 15 days after issuing the mentioned notification;
c) The date on which the industrial property right authority receives the Madrid application originating from Vietnam will be considered the international registration date of that application if the International Office receives that application within 2 months after the date displayed on the receipt seal of the industrial property right authority. If the application is not submitted to the International Office within the mentioned time limit, the date on which the International Office receives the application will be considered the international registration date.
2. After the Madrid application originating from Vietnam is submitted to the International Office, the industrial property right authority shall let the applicant know via a notification and continue to process (in cooperation with the applicant if necessary) notifications and requests from the International Office or carry out operations concerning the application (if any).
3. Requests arising after the Madrid application originating from Vietnam is issued with an international registration book, such as late designation (extension of protection territory), amendments to the name and/or address of the owner of the international registration, limitation of the list of goods and services, renewal of the international registration validity, designation of the representative, changes to the representative, recording of international registration transfer, etc., may be carried out directly with the International Office or through the industrial property right authority. Any request submitted through the industrial property right authority shall be enclosed with the following documents:
a) Statement on request following Form No. 02 Appendix II of this Decree in Vietnamese;
b) 2 corresponding statements following the form of the International Office;
c) Authorizing documents in Vietnamese (in case the request is submitted by a representative);
d) Payment receipts of fees for appraisal of amendments, transfer, renewal, territorial extension, limitation of the list of goods and services, and termination or abrogation of the validity of marks internationally registered originating from Vietnam, etc.;
dd) Other relevant documents (if necessary).
4. After receiving requests prescribed in Clause 3 of this Article, the industrial property right authority shall perform the following procedures:
a) If the request application has deficiencies, the industrial property right authority shall notify the applicant of such deficiencies for the applicant to provide amendments. If the applicant fails to amend the deficiencies within the 3-month time limit from the date the industrial property right authority issues the notification, the request shall be considered to be withdrawn;
b) If the request application does not have deficiencies or the applicant has provided qualified amendments to deficiencies, the industrial property right authority shall issue a notification of fees and charges that the applicant has to pay directly to the International Office, provide a request confirmation signature and transfer the request to the International Office within 10 days after issuing the mentioned notification.
5. In case of an international registration renewal request submitted through the industrial property right authority, the applicant shall submit the request within 6 months before and/or within 1 month after the expiry date of the international registration. In case of requesting the international registration renewal during a grace period, the request application shall be submitted to the industrial property right authority within 1 month from the end date of the grace period.
Article 27. Processing Madrid applications designating Vietnam
1. After receiving the notification of the International Office regarding the Madrid application designating Vietnam, the industrial property right authority shall appraise the content of the application similarly to the procedure applicable to the mark registration application submitted under the national format, except for cases prescribed in Clause 3 and Clause 10 of this Article. Within 12 months from the date the International Office issues the notification, the industrial property right authority shall conclude the protective capacity of the mark.
2. In case the mark meets the requirements for protection according to the laws of Vietnam, the industrial property right authority shall:
a) Before the 12-month time limit prescribed in Clause 1 of this Article ends, issue a decision to accept the protection of the mark internationally registered in Vietnam, record the information to the National Industrial Design Register (the part for Internationally Registered Marks) and send the protection statement to the International Office;
b) Disclose the decision on the Industrial Property Official Gazette within 2 months from the decision issuance date.
The protection scope (volume) is determined based on the content of the request in the international registration of marks recognized by the International Office and accepted by the industrial property right authority.
3. If the mark has a part or all of the goods and services not meeting the requirements for protection or the mark meets the requirement for protection but its international registration has deficiencies (lack of regulations on the use of the collective mark, certification mark, photos or drawings describing the 3-dimensional illustration of the mark, etc.), before the 12-month time limit prescribed in Clause 1 of this Article ends, the industrial property right authority shall issue a temporary refusal notification, specifying the content and reason for the intended refusal and send that notification to the International Office.
4. Within 3 months from the date the industrial property right authority issues the notification of temporary refusal of a part or all of the goods and services, the applicant may amend deficiencies or object to the intended refusal of the industrial property right authority.
Amendments to deficiencies or objection to the intended refusal shall be carried out similarly to the procedure applicable to the mark registration application submitted under the national format, including regulations on application submission methods.
5. If the industrial property right authority intends to refuse a part or all of the list of goods and services specified in the temporary refusal notification, if the applicant provides qualified amendments to deficiencies and/or has reasonable objections to the intended refusal within the 3-month time limit prescribed in Clause 4 of this Article, the industrial property right authority shall:
a) Issue a decision to accept the protection of the mark internationally registered in Vietnam with the scope (volume) of protection corresponding to the goods and services meeting the requirements for the protection, record the information to the National Industrial Design Register (the park for Internationally Registered Marks), and send the protection statement after the temporary refusal notification to the International Office;
b) Disclose the decision on the Industrial Property Official Gazette within 2 months from the decision issuance date.
6. In case the industrial property right authority intends to refuse a part of the list of goods and services specified in the temporary refusal notification, if the applicant fails to amend deficiencies or provides unqualified amendments or does not have any objection or has unreasonable objections to the intended refusal after the 3-month time limit prescribed in Clause 4 of this Article, the industrial property right authority shall apply the procedures prescribed in Clause 5 of this Article to goods and services meeting the requirements for protection (goods and services not specified in the temporary refusal notification).
7. In case the industrial property right authority intends to refuse all of the list of goods and services specified in the temporary refusal notification, if the applicant fails to amend deficiencies or provides unqualified amendments or does not have any objection or has unreasonable objections to the intended refusal after the 3-month time limit prescribed in Clause 4 of this Article, the industrial property right authority shall issue a decision to refuse the protection of marks internationally registered in Vietnam and send such a notification of complete refusal to the International Office.
8. Procedures for complaining and settling complaints for decisions prescribed in Point a Clause 2 and Clauses 5, 6, 7 of this Article shall be carried out similarly to procedures applicable to mark registration applications submitted under the national format if there are grounds proving that such decisions are issued contrary to laws on contents and issuance order. The applicant shall be notified of the results of the complaint settlement by the industrial property right authority. If a part or a whole of the list of goods and services refused in refusal decisions is accepted for protection, or there are changes to exclusion elements (not separately protected) as a result of the complaint settlement, the industrial property right authority shall send decisions concerning mark protection following the form of the International Office on corresponding contents to the International Office.
9. From the date the international registration of the mark is accepted for protection in Vietnam, according to the request of the owner of the mark, the industrial property right authority shall issue a confirmation certificate of marks internationally registered in Vietnam, providing that related fees and charges are paid under regulations.
10. From the date the Madrid application is disclosed by the International Office on the Official Gazette to before the issuance date of the protection acceptance decision, or after the 12-month time limit from the date the International Office notifies the application designating Vietnam, depending on any of the mentioned period, if a third party has suggestions on the Madrid application designating Vietnam, such suggestions shall be considered as reference during the processing of the application.
Article 28. Converting international registration of marks to applications submitted under the national format
1. In case an international registration of a mark in Vietnam of an owner that is an individual or an organization of a member of the Madrid Protocol expires according to Article 6 of the Madrid Protocol, that owner may submit a conversion application to the industrial property right authority to register protection for such a mark regarding a part or all of the goods and services of the list of goods and services recognized in the expired international registration of the mark as prescribed in Article 9quinquies of the Madrid Protocol. The mark conversion registration application shall be accepted as valid if it meets the following requirements:
a) The application is submitted within 3 months after the date of recording in the International Register on the corresponding expired international registration;
b) The international registration has never been subject to a complete refusal, termination, or cancellation in Vietnam;
c) The application is made following Form No. 03 Appendix II of this Decree (with the list of goods and services in Vietnamese in the conversion application smaller or equal to the list of goods and services that expires in the corresponding international registration);
d) The application meets all of the other requirements for the format of the mark registration application according to the laws of Vietnam;
dd) The applicant adequately pays fees and charges according to regulations applicable to mark registration applications submitted under the national format, except for cases prescribed in Point b Clause 2 of this Article.
The submission date of the conversion mark registration application is the international registration date or the late designation date (in case of late designation of Vietnam). If the international registration is eligible for priority rights under international treaties, the conversion mark registration application shall be recorded with the corresponding priority rights, except for cases where there are grounds abrogating such rights.
2. The industrial property right authority shall appraise the conversion mark registration application according to regulations on requirements for conversion prescribed in Clause 1 of this Article and the following principles:
a) Regarding elements on the selected format accepted by the International Office in the corresponding international registration, the industrial property right authority shall not perform the re-appraisal, except for cases where the application has deficiencies (lack of regulations on the use of the collective mark, certification mark, photos or drawings describing the 3-dimensional illustration of the mark, etc.). The industrial property right authority shall issue a decision to refuse the application in case the application fails to meet the requirements prescribed in Clause 1 of this Article.
b) Regarding a mark registration application converted from an international registration accepted for protection in Vietnam, the industrial property right authority shall not perform the re-appraisal. If the application meets the requirements for conversion prescribed in Clause 1 of this Article, the industrial property right authority shall perform procedures for notifying the intended issuance of the protection title, issuing a decision on grant of the protection title, recording to the National Industrial Design Register, disclosing the decision on the Industrial Property Official Gazette as for applications submitted under the national format.
c) Regarding valid conversion mark registration application that does not fall into the case prescribed in Point b of this Clause, the industrial property right authority shall perform procedures for valid application acceptance, application disclosure, and content appraisal and carry out other procedures as for mark registration applications submitted under the national format.
Article 29. Amending information on protection titles, changing information in the National Industrial Property Register
1. A protection title records information prescribed in Clause 1 Article 92 of the Law on Intellectual Property and is made following the form prescribed in Appendix II of this Decree. The protection title is issued under electronic and paper forms (if the applicant requests the paper form). The owner of the protection title, organization, or individual permitted by the State to perform the rights to geographical registration may request the industrial property right authority to record changes to information on the protection title in the following cases:
a) Changes to the name and address of the owner of the protection title; organization managing geographical indications; name and nationality of the author of the invention, industrial design, or layout design;
b) Changes to the owner of the protection title (transfer of ownership due to the merger, division, and splitting of juridical persons or joint venture, association, and establishment of new juridical persons of the same owner, trading form conversion, or decision of the Court or other competent authorities);
c) Amendments to the description of the specific characteristics of the product with geographical indications, geographical area corresponding to the geographical indications, regulations on the use of the collective mark, and regulation on the use of the certification mark.
Regarding requests for recording changes to information on the protection title, the petitioner shall pay the fees for the appraisal of the amendment request for the protection title, fees for registration, and fees for disclosure of the decision to record amendments to the protection title.
2. The owner of the protection title, organization, or individual permitted by the State to perform rights to geographical indication registration may request the industrial property right authority to record changes to the industrial property representative of the owner of the protection title in the National Industrial Property Register. Regarding requests for changes to the industrial property representative, the petitioner shall submit an authorizing document of the owner of the protection title and pay fees for the appraisal of the request, fees for registration, and fees for disclosure of decisions to record changes to the information on the industrial property representative under regulations.
3. The owner of the protection title may request the industrial property right authority to narrow the scope of protection according to Clause 3 Article 97 of the Law on Intellectual Property in the following cases:
a) Request for reduction of one or several goods and services from the list of goods and services specified in the Certificate of Mark Registration or elimination of small details that are exclusion elements (not separately protected) not affecting the distinctiveness of the mark specified in the Certificate of Mark Registration;
b) Request for reduction of one or several independent points depending on the scope (request) of protection specified in the invention patent or utility solution patent;
c) Request for elimination of one or several industrial design schemes, one or several products in the product set in the industrial design patent.
Regarding a request for narrowing the protection scope, the petitioner shall pay the fees for appraisal of the request for narrowing the protection scope, fees for registration, and fees for disclosure of decisions to amend the protection title.
4. Depending on the content that needs to be amended according to Clauses 1, 2, and 3 of this Article, the request application shall include 1 set of the following documents:
a) Statement on request following Form No. 06 Appendix II of this Decree specifying in the request for recording changes. A statement requesting amendments may amend many protection titles if they have the same amendment content, providing that the petitioner pay the prescribed fees for each protection title;
b) Original protection title in case it is granted in paper form;
c) Documents confirming changes to the name and address (original or certified copy); decisions on changes to the name and address; business registration licenses specifying changes to the name and address; other legal documents proving changes to the name and address (original or certified copy) in case of requesting changes to name and address;
d) Documents proving the transfer of ownership according to Point b Clause 1 of this Article (documents proving the merger, division, and splitting of juridical persons or joint venture, association, and establishment of new juridical persons of the same owner, trading form conversion, or decision of the Court or other competent authorities) in case of requesting changes to the owner of the protection title;
dd) Documents on detailed presentation of the amendment content;
e) 5 sets of photos or drawings of the amended industrial design (in case of requesting amendments to the industrial design); 2 descriptions of the specific characteristics of the product with geographical indications, maps of the corresponding geographical area with geographical indications (in case of requesting amendments to geographical indications); 2 copies of the amended regulation on the use of the collective mark or certification mark (in case of requesting amendments to the collective or certification mark); 5 mark samples (in case of requesting amendments to the mark sample according to Point a Clause 3 of this Article);
g) Authorizing documents (in case the request is submitted by a representative);
h) Copies of payment invoices of fees and charges (in cases of paying fees and charges via postal services or directly to the account of the industrial property right authority).
5. Request for amendments to the protection title or recording of changes to the industrial property representative in the National Industrial Property Register shall be processed as follows:
a) Within 2 months after receiving the request, the industrial property right authority shall assess the request for amendments to the protection title according to Point a and Point b Clause 1 of this Article. If the request is considered valid, the industrial property right authority shall issue a decision on the amendment to the protection title, record the information to the protection title, and register and disclose the decision on the Industrial Property Official Gazette within 60 days after issuing the decision. If the request has deficiencies or is invalid, the industrial property right authority shall issue a notification of the intended refusal of the request, specifying the reason and imposing a 2-month time limit from the notification issuance date for the petitioner to amend the deficiencies or object to the refusal. After the imposed time limit, if the petitioner fails to amend deficiencies or provides inadequate amendments, does not have any objection or provides inadequate objections, the industrial property right authority shall issue a decision to refuse the amendment to the protection title;
b) Regarding requests for amendments to the protection title according to Point c Clause 1 and Clause 3 of this Article, procedures for the re-appraisal of the corresponding application shall be performed under Article 114 of the Law on Intellectual Property and relevant laws. The time for re-appraisal is not included in the time for the processing of requests for amendments to the protection title;
c) Within 2 months after receiving the request, the industrial property right authority shall assess the request for recording changes to the industrial property representative in the National Industrial Property Register according to Clause 2 of this Article. If the request application is considered valid, the industrial property right authority shall issue a decision to record changes to the industrial property representative to the National Industrial Property Register and register and disclose the decision on the Industrial Property Official Gazette within 60 days after issuing the decision. If the request has deficiencies or is invalid, the industrial property right authority shall issue a notification of the intended refusal of the request, specifying the reason and imposing a 2-month time limit from the notification issuance date for the petitioner to amend the deficiencies or object to the refusal. After the imposed time limit, if the petitioner fails to amend deficiencies or provides inadequate amendments, does not have any objection or provides inadequate objections, the industrial property right authority shall issue a decision to refuse to record the changes to the industrial property representative.
6. If any deficiency is detected in the protection title, the industrial property right authority shall revoke the protection title with deficiencies and re-issue it with amended information itself or based on the request of the person who detects the deficiency. The owner of the protection title shall pay the fees for the appraisal of the request for amendments to the protection title according to Clause 1 Article 97 of the Law on Intellectual Property and the fees for disclosure of amendment information in case the protection title has deficiencies that have been disclosed if the deficiencies are caused by the owner. If the deficiencies are caused by the industrial property right authority, the owner shall not pay the disclosure fees.
7. The industrial property right authority shall issue copies of the protection title and re-issue the protection title or its copies in the following cases:
a) In case the industrial property rights are jointly owned, the protection title shall only be issued to the first person in the list of applicants. Other co-owners may request the industrial property right authority to issue copies of the protection title, providing that they pay the issuance fees;
b) In case the protection title or the copy of the protection title is lost, damaged, torn, dirty, faded to the point of being unusable, or disassembled without the seal, the industrial property right owner may request the industrial property right authority to re-issue the protection title of the copy, providing that the corresponding fees are paid;
c) Request for issuance of copies of the protection title or re-issuance of the protection titles or its copies shall be made in writing, except for cases where the request has been specified in the statement on registration of subject matter of industrial property. A request application shall include 1 set of the following documents:
c1) Statement on request for the issuance of copies of the protection title or re-issuance of the protection title or its copies following Form No. 09 Appendix II of this Decree;
c2) 2 mark samples, 2 sets of photos or drawings of the industrial design identical to the mark samples, and sets or photos or drawings of the industrial design in the original protection title;
c3) Authorizing documents (in case the request is submitted by a representative);
c4) Copies of payment invoices of fees and charges (in cases of paying fees and charges via postal services or directly to the account of the industrial property right authority);
d) Processing of requests for issuance of copies of the protection title or re-issuance of the protection title or its copies:
d1) Within 1 month after receiving the request, the industrial property right authority shall assess the request for issuance of copies of the protection title or re-issuance of the protection title or its copies. In case the request for issuance of copies of the protection title or re-issuance of the protection title or its copies comply with Points a, b, and c of this Clause, the industrial property right authority shall issue a decision to issue copies of the protection title or re-issue the protection title or its copies and record the information to the registration session of the corresponding protection title in the National Industrial Property Register;
d2) Contents of copies of the protection title shall specify the information of the corresponding protection title and be labeled as “Copy”. Contents of the re-issued protection title or its copies shall specify the information of the initial protection title or its copies and be labeled as “Re-Issued Copy”. The industrial property right authority shall disclose the re-issuance of the protection title or its copies on the Industrial Property Official Gazette within 60 days after issuing the decision;
d3) If the request for issuance of copies of the protection title or re-issuance of the protection title or its copies fails to comply with Point c of this Clause, the industrial property right authority shall issue a notification and impose a 2-month time limit from the notification issuance date for the applicant to amend deficiencies or have objections. After the imposed time limit, if the petitioner fails to amend deficiencies or provides inadequate amendments, does not have any objection or provides inadequate objections, the industrial property right authority shall issue a decision to refuse the issuance of copies of the protection title or re-issuance of the protection title or its copies with specific explanations and reasons.
8. Procedures for issuing copies of the certificate of registration of transfer contract of subject matter of industrial property right or re-issuing such certificate shall be performed similarly to the procedures prescribed in Clause 7 of this Article.
Article 30. Maintaining the validity of invention patents and utility solution patents
1. A request application for maintenance of the validity of an invention patent/utility solution patent shall include the following documents:
a) Statement following Form No. 07 Appendix II of this Decree in Vietnamese;
b) Authorizing documents (in case the request is submitted by a representative);
c) Copies of payment invoices of fees and charges (in cases of paying fees and charges via postal services or directly to the account of the industrial property right authority).
2. Request for validity maintenance of the protection title and fees for appraisal of the request, fees for validity maintenance, fees for the use of the protection title, registration fees, and disclosure fees shall be paid to the industrial property right authority within 6 months before the end date of the validity of the protection title. This request may be submitted after the mentioned time limit, but shall not be later than 6 months from the end date of the previous validity period of the protection title and the owner of the protection title shall pay fees for each month late under fees and charges laws.
3. Within 1 month from the date of receipt of the request application for validity maintenance of the protection title and fees and charges prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the industrial property right authority shall assess the request application and perform the following procedures:
a) If the request application is considered valid, issue a notification of the validity maintenance of the protection title, record the information to the National Industrial Property Register, and disclose it on the Industrial Property Official Gazette within 6o days after issuing the notification;
b) If the request application has deficiencies or is invalid, issue a notification of the intended refusal of maintenance, specifying the reason and imposing a 2-month time limit from the notification issuance date for the petitioner to amend the deficiencies or object to the refusal. After the imposed time limit, if the petitioner fails to amend deficiencies or provides inadequate amendments, does not have any objection or provides inadequate objections, the industrial property right authority shall issue a decision to refuse the validity maintenance of the protection title.
Article 31. Renewing the validity of industrial design patents and certificates of mark registration
1. An industrial design patent shall be renewed up to 2 consecutive times, 5 years each. If the protected industrial design has many schemes, the industrial design patent may be renewed for one or several schemes, which must contain the basic scheme. A certificate of mark registration may be renewed multiple times, 10 years each for a part or a whole of the list of goods and services.
2. A request application for renewal of the validity of an industrial design patent or certificate of mark registration shall include the following documents:
a) Statement requesting the validity renewal following Form No. 07 Appendix II of this Decree;
b) Original industrial design patent or certificate of mark registration (if the protection title is issued in paper form and the recording of the renewal into the protection title is requested);
c) Authorizing documents (in case the request is submitted by a representative);
d) Copies of payment invoices of fees and charges (in cases of paying fees and charges via postal services or directly to the account of the industrial property right authority).
The same application may be used to request the validity renewal for one or many protection titles if they have the same subject matter and owner.
3. The request application and fees for appraisal of the request, fees for validity renewal of the protection title, fees for the use of the protection title, fees for registration, and fees for disclosure of the decision on validity renewal of the protection title shall be paid by the owner of the industrial design patent or certificate of mark registration to the industrial property right authority within 6 months from the date the mentioned patent/certificate expires. This request may be submitted after the mentioned time limit, but shall not be later than 6 months from the end date of the previous validity period of the protection title and the owner of the protection title shall pay fees for each month late under fees and charges laws.
4. Within 1 month after receiving the request application, the industrial property right authority shall assess the application and perform the following procedures:
a) If the application is valid, issue a decision to renew the validity of the protection title, record the information to the protection title (if requested), and register and disclose the decision to renew the validity of the industrial design patent or certificate of mark registration on the Industrial Property Official Gazette within 60 days after issuing the decision;
b) Issue a notification of the intended refusal of the renewal, specifying the reason and imposing a 2-month time limit from the notification issuance date for the petitioner to amend the deficiencies or object to the refusal in one of the following cases:
b1) Request application for renewal is invalid or submitted contrary to the prescribed procedures;
b2) The petitioner is not the owner of the corresponding industrial design patent or certificate of mark registration.
After the imposed time limit, if the petitioner fails to amend deficiencies or provides inadequate amendments, does not have any objection or provides inadequate objections, the industrial property right authority shall issue a decision to refuse to renew the validity of the industrial design patent or certificate of mark registration.
c) After the renewal procedure is completed, if the owner of the industrial design patent or certificate of mark registration requests the industrial property right authority to record the validity renewal decision into the protection title, the owner shall perform procedures for amendments to the protection title and pay fees and charges under regulations.
Article 32. Terminating or abrogating the validity of protection titles
1. Any organization or individual requesting the termination or abrogation of the validity of the protection title according to Clause 4 of Article 95, Clause 4 Article 96 of the Law on Intellectual Property shall pay the request fees, fees for appraisal of the request for termination or abrogation of the validity of the protection title, fees for registration, and fees for disclosure of the decision on the termination or abrogation of the validity of the protection title.
2. A request application for the termination or abrogation of the validity of the protection title shall comply with the following regulations:
a) One application may request the termination or abrogation of the validity of one or several protection titles if the specified reason is the same, providing that the petitioner pay fees and charges for each protection title;
b) A request application shall content 1 set of the following documents:
b1) Statement requesting the termination or abrogation of the validity of the protection title following Form No. 08 Appendix II of this Decree;
b2) Evidence (if any);
b3) Authorizing documents (in case the request is submitted by a representative);
b4) Explanation for the request (specifying certificates, reasons, legal grounds, the content of the request for the termination or abrogation of a part or a whole of the validity of the protection title), and relevant documents;
b5) Copies of payment invoices of fees and charges (in cases of paying fees and charges via postal services or directly to the account of the industrial property right authority).
3. A request application for the termination or abrogation of the validity of the protection title shall be processed as follows:
a) The request application for termination or abrogation of the validity of the protection title shall be processed under Article 95, Article 96, and Clause 3 Article 220 of the Law on Intellectual Property and this Article. Regarding the request for abrogation of the validity of the protection title, the industrial property right authority shall re-appraise the content of the corresponding application according to Article 114 of the Law on Intellectual Property and relevant laws;
b) In case a third party requests the termination or abrogation of the validity of the protection title, within 1 month after receiving the request, the industrial property right authority shall provide a written notification on the third party's suggestions for the owner of the protection title, imposing a 2-month time limit for the owner to provide any suggestion. The industrial property right authority may organize a direct exchange between the third party and the concerned owner;
c) The industrial property right authority shall, on the basis of assessing the suggestions of parties, issue a decision to terminate/abrogate a part or a whole of the validity of the protection title or a notification declining the termination/abrogation according to Clause 5 Article 95 and Clause 5 Article 96 of the Law on Intellectual Property;
The time limit for issuing the decision or notification mentioned in this Point is 3 months from the end date of the 2-month time limit prescribed in Point b of this Clause or after the end date of the 3-month time limit prescribed in Point a Clause 4 and Point a Clause 5 of this Article and the owner does not have any suggestion or from the date of receipt of the suggestion of the owner. This time limit may be extended for up to 3 months if the owner has a suggestion different from the party requesting the termination or abrogation of the validity of the protection title.
If the owner declares to renounce the industrial property rights according to Clause 3 Article 95 of the Law on Intellectual Property, the mentioned time limit shall be 15 days after receiving the request.
The time to implement other procedures necessary to process the request for termination or abrogation of the validity of the protection title shall not be included in the above time.
d) In case of disagreement over the decision or notification of the processing of the request for termination or abrogation of the validity of the protection title of the industrial property right authority prescribed in Point c of this Clause, the petitioner or organization or individual prescribed in Point b of this Clause may submit a complaint about such a decision or notification according to complaint laws concerning industrial property procedures;
dd) The decision on termination or abrogation of the validity of the protection title shall be recorded to the National Industrial Property Register and disclosed on the Industrial Property Official Gazette within 60 days after its issuance date.
4. A request application for the termination or abrogation of the international registration of a mark shall be processed as follows:
a) Regarding a request application for termination or abrogation of the validity of the international registration of a mark under the Madrid Agreement or Madrid Protocol submitted by a third party, the industrial property right authority shall notify the owner of the mark of the request for termination or abrogation of the validity of the international registration of the mark through the International Office, imposing a 3-month time limit from the notification issuance date for the owner to have any suggestions;
b) The validity of the international registration of the mark may be terminated or abrogated partly or wholly regarding the list of goods and services;
c) If the industrial property right authority issues a decision to terminate or abrogate the validity of the international registration of the mark regarding a part or a whole of the list of goods and services and this decision no longer subject to a complaint or administrative lawsuit, the industrial property right authority shall issue a notification terminating or abrogating the validity or the international registration of the mark following the form of the International Office, specifying the list of goods and services whose validity is terminated or abrogated and send this notification to the International Office;
d) Other regulations concerning the processing of requests for termination or abrogation of the validity of mark protection titles based on the mark registration applications submitted under the national format shall apply to the processing of requests for termination or abrogation of the validity of the international registration of marks.
5. A request application for the termination or abrogation of the international registration of an industrial design shall be processed as follows:
a) Regarding a request application for termination or abrogation of the validity of the international registration of an industrial design under the Hague Agreement submitted by a third party, the industrial property right authority shall notify the owner of the industrial design of the request for termination or abrogation of the validity of the international registration of the industrial design through the International Office, imposing a 3-month time limit from the notification issuance date for the owner to have any suggestions;
b) The international registration of the industrial design may have its validity abrogated for one or all of the industrial designs in the registration;
c) If the industrial property right authority issues a decision to terminate or abrogate the validity of the international registration for one or all of the industrial designs and this decision no longer subject to a complaint or administrative lawsuit, the industrial property right authority shall issue a notification terminating or abrogating the validity or the international registration of the industrial design following the form of the International Office, specifying industrial designs whose validity is terminated or abrogated and send this notification to the International Office;
d) Other regulations concerning the processing of requests for termination or abrogation of the validity of industrial design protection titles issued based on the industrial design registration applications submitted under the national format shall apply to the processing of requests for termination or abrogation of the validity of the international registration of industrial designs.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nguyên tắc thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Điều 5. Trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Điều 6. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ về sở hữu công nghiệp
Điều 10. Căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Điều 11. Quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế
Điều 12. Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
Điều 14. Thủ tục kiểm soát an ninh đối với sáng chế
Điều 16. Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 21. Xử lý Đơn PCT vào giai đoạn quốc gia
Điều 24. Xử lý Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam
Điều 32. Chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
Điều 33. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
Điều 34. Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp
Điều 35. Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Điều 37. Thực hiện quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý
Điều 39. Bảo mật dữ liệu thử nghiệm nông hóa phẩm
Điều 40. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Điều 41. Sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước
Điều 42. Đền bù cho chủ sở hữu sáng chế vì sự chậm trễ trong việc cấp phép lưu hành dược phẩm
Điều 48. Đơn đăng ký sáng chế mật
Điều 49. Các thủ tục liên quan đến sáng chế mật
Điều 52. Quản lý việc sử dụng sáng chế mật
Điều 53. Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc
Điều 54. Quyền yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Điều 55. Hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Điều 56. Thủ tục xử lý hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Điều 58. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Điều 59. Thủ tục xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Điều 60. Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu
Điều 62. Chương trình đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp
Điều 63. Kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 64. Cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 65. Ghi nhận và xóa tên đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 72. Xác định hành vi xâm phạm
Điều 73. Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ
Điều 77. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Điều 82. Nguyên tắc xác định thiệt hại quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
Điều 85. Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận
Điều 86. Tổn thất về cơ hội kinh doanh
Điều 87. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại
Điều 88. Thực hiện quyền tự bảo vệ
Điều 91. Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền
Điều 94. Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
Điều 102. Trình tự, thủ tục xử lý hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm
Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
Điều 107. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
Điều 109. Cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp
Điều 110. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp
Điều 112. Cấp, cấp lại và thu hồi Thẻ giám định viên về quyền đối với giống cây trồng
Điều 113. Cấp, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng
Điều 114. Nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
Điều 121. Văn bản kết luận giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng