Chương I Nghị định 65/2023/NĐ-CP: Xác định hành vi, tính chất và mức độ xâm phạm, xác định thiệt hại
Số hiệu: | 65/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | *** | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 23/08/2023 | Ngày hiệu lực: | 23/08/2023 |
Ngày công báo: | 08/09/2023 | Số công báo: | Từ số 995 đến số 996 |
Lĩnh vực: | *** | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Ngày 23/08/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, trong đó có hướng dẫn việc tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.
Hướng dẫn tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Theo đó, việc tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau:
- Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể tách đơn (tách một hoặc một số giải pháp kỹ thuật trong đơn đăng ký sáng chế, một hoặc một số kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu sang một hoặc nhiều đơn mới, gọi là đơn tách);
- Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có).
Đối với mỗi đơn tách, người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn và mọi khoản phí, lệ phí cho các thủ tục được thực hiện độc lập với đơn ban đầu (ngoài các thủ tục đã được thực hiện ở đơn ban đầu mà không cần phải thực hiện lại ở đơn tách).
Người nộp đơn không phải nộp phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (trừ trường hợp tách đơn kiểu dáng công nghiệp do không bảo đảm tính thống nhất).
Đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu.
Đơn tách phải được công bố theo quy định;
- Người nộp đơn phải nộp bản thuyết minh về đối tượng yêu cầu bảo hộ và nội dung thay đổi so với đơn ban đầu khi nộp đơn tách;
- Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục xử lý đơn hoặc theo thủ tục sửa đổi đơn.
Nghị định 65/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 23/08/2023
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tùy theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định tại Phần thứ năm (Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) của Luật Sở hữu trí tuệ và theo quy định sau đây:
1. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.
Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
3. Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng quy định tại các Điều 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ;
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, khoản 3 Điều 133a, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ;
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng Internet và được thực hiện trên trang thông tin điện tử dưới tên miền Việt Nam hoặc có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt hoặc nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
1. Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo giấy xác nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo giấy xác nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ đó.
3. Đối với tên thương mại, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở quá trình sử dụng, lĩnh vực và lãnh thổ sử dụng tên thương mại đó.
4. Đối với bí mật kinh doanh, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu thể hiện nội dung, bản chất của bí mật kinh doanh và thuyết minh, mô tả về biện pháp bảo mật tương ứng.
5. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ về việc sử dụng rộng rãi để đạt được sự nổi tiếng của nhãn hiệu theo các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ.
6. Đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo điều ước quốc tế, đối tượng bảo hộ được xác định theo điều ước quốc tế hoặc theo Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
7. Quyền đối với giống cây trồng được xác định theo Bằng bảo hộ giống cây trồng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
a) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
b) Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
c) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
2. Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là phạm vi bảo hộ sáng chế được xác định theo Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
a) Thiết kế bố trí được tạo ra do sao chép trái phép thiết kế bố trí được bảo hộ;
b) Mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra một cách trái phép theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
c) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm gắn mạch tích hợp bán dẫn quy định tại điểm b khoản này.
2. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí là phạm vi bảo hộ quyền đối với thiết kế bố trí được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
2. Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được xác định theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, quyết định chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
3. Sản phẩm, bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp có hình dáng bên ngoài bị coi là không khác biệt đáng kể đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp bị xem xét, kể cả trường hợp đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có hình dáng bên ngoài là tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không thể phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của người khác đã được bảo hộ;
b) Sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp bị xem xét có hình dáng bên ngoài là tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác.
1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn với hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.
2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp hoặc thông qua việc đánh giá chứng cứ chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo và cách thức thể hiện; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số thành phần hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc đối với dấu hiệu nhìn thấy được, nhạc điệu, âm điệu đối với dấu hiệu âm thanh và việc sử dụng dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
b) Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện.
4. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều này hoặc hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng dấu hiệu gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý hoặc điều ước quốc tế có nội dung công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với chỉ dẫn địa lý và so sánh sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý, trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với chỉ dẫn địa lý nếu giống với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý nếu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý đó về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý và làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm mang dấu hiệu đó có nguồn gốc từ khu vực địa lý được bảo hộ;
b) Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ;
c) Đối với rượu vang, rượu mạnh, ngoài quy định tại điểm a, điểm b khoản này, dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, kể cả thể hiện dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy được sử dụng cho sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cũng bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.
2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp do chủ sở hữu tên thương mại cung cấp, trong đó xác định cụ thể về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh và quá trình sử dụng tên thương mại.
3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ, so sánh chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh liên quan đến dấu hiệu bị nghi ngờ, so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tên thương mại được bảo hộ, dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với tên thương mại; một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với tên thương mại, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;
b) Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu trùng hoặc tương tự nhau về bản chất hoặc chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ; hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện.
1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được xem là cấu thành hành vi xâm phạm thể hiện như sau:
a) Vật liệu nhân giống, cây giống nguyên vẹn, sản phẩm thu hoạch hoặc vật liệu bất kỳ có khả năng sinh trưởng thành cây giống hoàn chỉnh của giống cây trồng đã được bảo hộ;
b) Tên giống cây trồng hoặc các ký tự tương tự đến mức gây nhầm lẫn thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã được bảo hộ;
c) Phương tiện máy móc, trang thiết bị, kho bãi lưu giữ, bảo quản, phương tiện vận chuyển hoặc các trang thiết bị khác phục vụ mục đích chế biến, lưu giữ giống, vật liệu nhân giống, vật liệu thu hoạch để làm giống của giống cây trồng.
2. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng là phạm vi Bằng bảo hộ giống cây trồng còn hiệu lực.
1. Tính chất xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 199 của Luật Sở hữu trí tuệ được xác định dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Hoàn cảnh, động cơ xâm phạm: xâm phạm do vô ý, xâm phạm cố ý, xâm phạm do bị khống chế hoặc bị lệ thuộc, xâm phạm lần đầu, tái phạm;
b) Cách thức thực hiện hành vi xâm phạm: xâm phạm riêng lẻ, xâm phạm có tổ chức, tự thực hiện hành vi xâm phạm, mua chuộc, lừa dối, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi xâm phạm.
2. Mức độ xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 199 của Luật Sở hữu trí tuệ được xác định dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Phạm vi lãnh thổ, thời gian, khối lượng, quy mô thực hiện hành vi xâm phạm;
b) Ảnh hưởng, hậu quả của hành vi xâm phạm.
1. Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng quy định tại Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền.
2. Được coi là có tổn thất thực tế nếu có đủ các căn cứ sau đây:
a) Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại;
b) Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích quy định tại điểm a khoản này;
c) Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó.
3. Mức độ thiệt hại được xác định phù hợp với yếu tố xâm phạm quyền đối với đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Việc xác định mức độ thiệt hại dựa trên chứng cứ về thiệt hại do các bên cung cấp, kể cả kết quả yêu cầu giám định và bản kê khai thiệt hại, trong đó làm rõ các căn cứ để xác định và tính toán mức thiệt hại.
1. Tổn thất về tài sản được xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất về giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ.
2. Giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây:
a) Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;
b) Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;
c) Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng trong tổng số tài sản của doanh nghiệp;
d) Giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, bao gồm các chi phí tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác.
Tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; tác giả giống cây trồng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ phát sinh do quyền nhân thân của các chủ thể này bị xâm phạm dẫn đến tác giả bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm, bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm (uy tín), danh tiếng, lòng tin vì bị hiểu nhầm.
1. Thu nhập, lợi nhuận quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;
b) Thu nhập, lợi nhuận thu được do cho thuê đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;
c) Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
2. Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây:
a) So sánh trực tiếp mức thu nhập, lợi nhuận thực tế trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm, tương ứng với từng loại thu nhập quy định tại khoản 1 Điều này;
b) So sánh sản lượng, số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thực tế tiêu thụ hoặc cung ứng trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm;
c) So sánh giá bán thực tế trên thị trường của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm.
1. Cơ hội kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Khả năng thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng trong kinh doanh;
b) Khả năng thực tế cho người khác thuê đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;
c) Khả năng thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, chuyển nhượng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng cho người khác;
d) Cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra.
2. Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện các khả năng quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm gây ra.
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ gồm chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hóa xâm phạm, chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời, chi phí hợp lý để thuê luật sư, dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí cho việc thông báo, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến hành vi xâm phạm.
DETERMINATION OF ACTS, NATURE, AND LEVEL OF INFRINGEMENT AND DAMAGE IDENTIFICATION
Section 1. GROUNDS TO DETERMINE ACTS, NATURE, AND LEVEL OF INFRINGEMENT
Article 71. Application of civil, administrative, and criminal measures to protect industrial property rights and rights to plant varieties
Acts of infringement may, based on the nature and level, be handled by civil, administrative, and criminal measures according to Part Five (Protection of Industrial Property Rights) of the Law on Intellectual Property and the following regulations:
1. Civil measures shall be applied to handle any act of infringement at the request of the holder of industrial property rights or rights to plant varieties or the organization or individual with damage caused by the infringement, even if such an act has been or is being handled by administrative or criminal measures.
The procedure for requesting the application of civil measures and the competence and procedure for applying civil measures shall comply with civil procedure laws.
2. Administrative measures shall be applied to handle any act of infringement that falls into one of the cases prescribed in Article 211 of the Law on Intellectual Property at the request of the holder of industrial property rights or rights to plant varieties, the organization or individual with damage caused by such acts, or a competent authority.
Forms, fines, competence, and procedure for fining acts of infringement and measures to remedy the consequences in compliance with the Law on Intellectual Property and administrative handling laws concerning industrial property rights and rights to plant varieties.
3. Criminal measures shall be applied to handle any act of infringement if such an act has sufficient elements to constitute a crime according to the Criminal Code.
The competence and procedure for applying criminal measures shall comply with criminal procedure laws.
Section 72. Determination of violations
Acts are considered infringements on industrial property rights and rights to plant varieties according to Articles 126, 127, 129, and 188 of the Law on Intellectual Property when the following grounds are found:
1. The subject in consideration falls into the scope of subjects under protection;
2. There are elements of infringement in the subject in consideration;
3. The person who commits the act that is in consideration is not the holder of industrial property rights or rights to plant varieties and is not a person permitted by laws or a competent authority according to Clause 2 and Clause 3 Article 125, Article 133, Clause 3 Article 133a, Article 134, Clause 2 Article 137, Article 145, Article 190, and Article 195 of the Law on Intellectual Property;
4. The act in consideration takes place in Vietnam. The act will also be considered to take place in Vietnam if it occurs on the Internet and is carried out on an information website under a Vietnamese domain name or with the display language of Vietnamese or aims at consumers or information users in Vietnam.
Article 73. Grounds to identify subjects of protection
1. The identification of subjects of protection shall be performed by assessing documents and evidence proving the arising grounds and establishment of rights according to Article 6 of the Law on Intellectual Property.
2. Regarding industrial property rights registered at competent authorities, the subjects of protection shall be identified according to the certificates of registration confirmation, protection titles, and documents enclosed with such certificates of registration confirmation and protection titles.
3. Regarding trade names, the subjects of protection shall be identified based on the use progress, fields, and territories using such trade names.
4. Regarding business secrets, the subjects of protection shall be identified based on documents specifying the content and nature of the business secrets and presenting and describing the corresponding confidentiality measures.
5. Regarding famous marks, the subjects of protection shall be identified based on documents and evidence that the marks are used widely to achieve their fame following the criteria prescribed in Article 75 of the Law on Intellectual Property.
6. Regarding geographical indications protected under international treaties, the subjects of protection shall be identified according to international treaties or the National Industrial Property Register.
7. Rights to plant varieties shall be determined according to plant variety protection titles issued by competent authorities.
Article 74. Elements of infringement on invention ownership
1. Elements of infringement on rights to inventions may be in one of the following forms:
a) A product or any part of the product is identical or similar to a product or any part of the product under the scope of invention protection;
b) A procedure is identical or similar to a procedure under the scope of invention protection;
c) A product or any part of the product is produced under a procedure identical or similar to a procedure under the scope of invention protection.
2. The ground to determine elements of infringement on rights to inventions is the scope of invention protection determined according to the invention patents, utility solution patents, or excerpts from the National Industrial Property Register.
Article 75. Elements of infringement on rights to layout designs
1. Elements of infringement on rights to layout designs may be in one of the following forms:
a) A layout design is created from an illegal copy of a protected layout design;
b) A semiconductor integrated circuit is created illegally following a protected layout design;
c) A product or any part of the product with a semiconductor integrated circuit prescribed in Point b of this Clause.
2. The ground to determine elements of infringement on rights to layout designs is the scope of protection of rights to layout designs determined according to certificates of registration of semiconductor integrated circuit or excerpts from the National Industrial Property Register.
Article 76. Elements of infringement on rights to industrial designs
1. Elements of infringement on rights to industrial designs refer to when a product or any part for assembly into a complex product whose external appearance does not differ significantly from the protected industrial design.
2. The ground to determine elements of infringement on rights to industrial property is the scope of protection of industrial designs determined according to the industrial design patents, decisions on acceptance of the protection of industrial designs internationally registered, or excerpts from the National Industrial Property Register.
3. A product or any part for assembly into a complex product whose appearance is considered to not differ significantly from a protected industrial design if it falls into one of the following cases:
a) The product or any part for assembly into the complex product in consideration, even if it has an issued industrial design patent, has an appearance that is a combination of design features that forms a whole that is a copy or essentially a copy (nearly indistinguishable) of a protected industrial design of another person;
b) The product or any part for assembly into the complex product is considered to have an external appearance that is a combination of design features that forms a whole that is a copy or essentially a copy of an industrial design of at least one product in the protected set of products of another person.
Article 77. Elements of infringement on rights to marks
1. Elements of infringement on rights to marks refer to signs attached to goods, goods packaging, means of services, transaction documents, signs, advertising means, and other means of businesses that are identical or similar to the point of confusion over the protected marks.
2. The ground to assess elements of infringement on rights to marks is the scope of protection of marks, including mark samples and lists of goods and services determined in the certificates of mark registration, confirmation certificates of internationally registered marks protected in Vietnam, or excerpts from the National Industrial Property Register or determined via the assessment of evidence proving the famous marks according to Article 75 of the Law on Intellectual Property.
3. In order to determine if a suspicious sign is an element of infringement on rights to a mark, it is necessary to compare such a sign to the related mark while comparing the goods and services bearing that sign to the goods and services under the protection scope. An element of infringement may only be confirmed when the following requirements are met:
a) The suspicious sign is identical or similar to the point of confusion over the mark under the scope of protection. Specifically, a sign is considered identical to a protected mark if it has the same structure and presentation or similar to the point of confusion over a mark under the protection scope if there are several components completely identical to or similar to the point that they cannot be easily distinguished from each other in terms of structure, pronunciation, transcription, meanings, presentation, or colors regarding a visible sign and melody or tone regarding a sound sign and the use of the sign can potentially cause confusion over the goods and services bearing the mark for consumers;
b) Goods and services that bear the suspicious sign are identical or similar to the goods and services under the protection scope if they are identical or similar in terms of nature or functions and uses and have the same consumption channel or have connections with each other in terms of nature, functions, or implementation methods.
4. Regarding famous marks, suspicious signs are considered elements of infringement if:
a) The suspicious signs meet the requirements prescribed in Point a Clause 3 of this Article;
b) Goods and services bearing the suspicious signs meet the requirements prescribed in Point b Clause 3 of this Article, or the goods and services are not identical, similar, or related to goods and services bearing the famous marks, but they can potentially cause confusion for consumers over the goods origins and services or make a false impression on the relationship between the persons producing and trading such products and services with the owners of the famous marks.
Article 78. Elements of infringement on rights to geographical indications
1. Elements of infringement on rights to geographical indications displayed in the form of signs attached to goods, goods packaging, means of services, transaction documents, signs, advertising means, and other means of businesses that are identical or similar to the point of confusion with the protected geographical indications.
2. The ground to assess elements of infringement on rights to geographical indications is the scope of protection of geographical indications determined according to certificates of registration of geographical indications, international treaties that have contents of recognition and protection of geographical indications, or excerpts from the National Industrial Property Register.
3. In order to determine if a suspicious sign is an element of infringement on rights to a protected geographical indication, it is necessary to compare such a sign to the related geographical indication while comparing the product bearing that sign to the product with the protected geographical indication based on the following grounds:
a) The suspicious sign is identical or similar to the point of confusion over the protected geographical indication. Specifically, a sign is considered identical to a protected geographical indication if it has the same wording structure, including pronunciation and transcription of letters, meanings, or images and symbols under the scope of protection of the geographical indication. A sign is considered similar to the point of confusion over the protected geographical indication if it is similar in terms of wording structure, including pronunciation and transcription of letters, meanings, or images and symbols under the scope of protection of the geographical indication and misleads consumers that the product bearing the suspicious sign originates from a protected geographical area;
b) The product bearing the suspicious sign is identical or similar to the product bearing the protected geographical indication in terms of nature, functions, uses, and consumption channel;
c) Regarding wines and brandies, aside from the regulations prescribed in Point a and Point b of this Clause, signs that are identical with protected geographical indications, even if they are presented in the form of definition, transcription, or words indicating types, styles, forms, or equivalences used for products not originating from geographical areas with protected geographical indications are also considered elements of infringement on rights to geographical indications.
Article 79. Elements of infringement on rights to trade names
1. Elements of infringement on rights to trade names displayed in the form of commercial indications attached to goods, goods packaging, means of services, transaction documents, signs, advertising means, and other means of businesses that are identical or similar to the point of confusion with the protected trade names.
2. The ground to assess elements of infringement on rights to trade names is the scope of protection of trade names determined based on the evidence showing the legal use of such trade names provided by the trade name owners, which identifies the subjects of business, business facilities, business operations, business fields, and business areas and the process of using the trade names.
3. In order to determine if a suspicious sign is an element of infringement on rights to a trade name, it is necessary to compare such a sign to the protected trade name, the subject of the business, the business facility, and the business operation related to the suspicious sign, and the goods and services bearing such a sign to the goods and services of the protected trade name based on the following grounds:
a) The suspicious sign is identical or similar to the point of confusion over the protected trade name. Specifically, a sign is considered identical to a protected trade name if they are identical in terms of wording structure, including pronunciation and transcription of the trade name. A sign is considered similar to a protected trade name if they are similar in terms of structure, pronunciation, and transcription of the trade name, confusing the consumers over the subject of business, business facility, and business operation under the protected trade name;
b) Goods and services that bear the suspicious sign are considered identical or similar to goods and services bearing the protected trade name if they are identical or similar in terms of nature or functions and uses and have the same consumption channel, or have connections with each other in terms of nature, functions, or implementation methods.
Article 80. Elements of infringement on rights to plant varieties
1. Elements of infringement on rights to plant varieties considered to constitute acts of infringement are as follows:
a) Plant propagation materials, intact seedlings, harvested products, or any material that can potentially grow into the complete seedlings of protected plant varieties;
b) Names of plants or characters that are similar to the point of confusion over the display on goods, goods packaging, means of services, transaction documents, signs, advertising means, and other means of businesses or the names of the protected plant varieties;
c) Machinery, equipment, storage, preservation, transport vehicles, or other equipment serving the processing and storage of seeds, plant propagation materials, and harvested materials for making seeds of protected plant varieties.
2. The ground to determine elements of infringement on rights to plant varieties is the scope of unexpired plant variety protection titles.
Article 81. Grounds to determine nature and level of infringement on industrial property rights and rights to plant varieties
1. The nature of infringement prescribed in Clause 1 Article 199 of the Law on Intellectual Property is determined based on the following grounds:
a) Circumstances and motives for infringement: unintentional infringement, intentional infringement, infringement due to being controlled or dependent, first-time infringement, and repeated infringement;
b) Methods of infringement: independent infringement, organized infringement, self-perpetuated acts of infringement, and acts of bribing, deceiving, or forcing others to commit acts of infringement.
2. The level of infringement prescribed in Clause 1 Article 199 of the Law on Intellectual Property is determined based on the following grounds:
a) Territorial scope, time, volume, and scale of the infringement;
b) Impacts and consequences of the infringement.
Section 2. DAMAGE IDENTIFICATION
Article 82. Principles of identifying damage to industrial property rights and rights to plant varieties
1. Damage caused by infringement on industrial property rights and rights to plant varieties prescribed in Article 204 of the Law on Intellectual Property means the actual physical and spiritual loss caused by acts of infringement directly to the right holders.
2. Actual loss shall be identified if there are the following grounds:
a) Physical or spiritual benefits are real and belong to the aggrieved person;
b) The aggrieved person can potentially gain the benefits prescribed in Point a of this Clause;
c) There is a reduction or loss of benefits for the aggrieved person after the occurrence of the infringement compared to the potential gain of such benefits when the infringement does not occur, and such infringement is the main source that causes such reduction or loss.
3. The level of damage shall be determined in conformity with the elements of infringement on rights for subjects of industrial property rights and rights to plant varieties. The determination of damage levels shall be based on evidence of the damage provided by concerned parties, including the results of the request for damage identification and table of damage with elaboration on grounds to identify and calculate the damage.
1. Loss of assets shall be determined based on the level of deterioration or loss of value in money of the subject of industrial property rights or rights to plant varieties under protection.
2. The value in money of the subject of industrial property rights or rights to plant varieties prescribed in Clause 1 of this Article shall be determined by one or more of the following grounds:
a) Price for the transfer of the ownership or price for the transfer of rights to use the subject of industrial property rights or rights to plant varieties;
b) Value of business capital contribution by industrial property rights or rights to plant varieties;
b) Value of industrial property rights or rights to plant varieties in the total number of assets of the enterprise;
d) Value of investment in the creation and development of the subject of industrial property rights or rights to plant varieties, including costs of marketing, research, advertising, labor, taxes, and other costs.
Damage to the honor, dignity, reputation, fame, and other spiritual losses caused to the author of inventions, industrial designs, layout designs, and plant varieties according to the Law on Intellectual Property refers to when the moral rights of the mentioned subjects are infringed on, making the author receive damage to the honor and dignity or decrease or loss of credibility (prestige), reputation, and trust due to misunderstanding.
Article 85. Decrease of incomes and profits
1. Incomes and profits prescribed in Point a Clause 1 Article 204 of the Law on Intellectual Property include:
a) Incomes and profits from direct use or utilization of subjects of industrial property rights or rights to plant varieties;
b) Incomes and profits from leases on subjects of industrial property rights or rights to plant varieties;
c) Incomes and profits from the transfer of rights to use subjects of industrial property rights or rights to plant varieties.
2. Decrease of incomes and benefits shall be determined following one or more of the following grounds:
a) Direct comparison of the actual incomes or profits before and after the occurrence of the violations corresponding with each type of income prescribed in Clause 1 of this Article;
b) Comparison of the output, quantity of actual products, goods, and services consumed or the supply of the mentioned subjects before and after the occurrence of the violations;
c) Comparison of the actual market sale prices of the products, goods, or services before and after the occurrence of the violations.
Article 86. Loss of business opportunities
1. Business opportunities prescribed in Point a Clause 1 Article 204 of the Law on Intellectual Property include:
a) The actual capacity for directly using or utilizing subjects of industrial property rights or rights to plant varieties in business;
b) The actual capacity for leasing subjects of industrial property rights or rights to plant varieties;
c) The actual capacity for transferring rights to use subjects of industrial property rights or rights to plant varieties or transferring subjects of industrial property rights or rights to plant varieties;
d) Loss of other business opportunities caused by acts of direct infringement.
2. Loss of business opportunities means the damage to the value in money of the income that is supposed to belong to the aggrieved person when performing the capacities prescribed in Clause 1 of this Clause if the related act of infringement does not occur.
Article 87. Reasonable expenses for damage prevention and remedy
Reasonable expenses for damage prevention and remedy prescribed in Point a Clause 1 Article 204 of the Law on Intellectual Property include the expenses for temporary detention, preservation, and storage of infringing goods, expenses for the implementation of temporary emergency measures, reasonable expenses for hiring lawyers, assessment services, and preventing and remedying acts of infringement, and expenses for notification and rectification on mass media concerning acts of infringement.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực