Chương III Luật An toàn vệ sinh lao động 2015: Các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Số hiệu: | 27/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 06/03/2024 | Ngày hiệu lực: | 06/03/2024 |
Ngày công báo: | 21/03/2024 | Số công báo: | Từ số 423 đến số 424 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 06/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 27/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp 2017.
Bổ sung quy định về tạm sử dụng rừng từ ngày 06/3/2024
Tạm sử dụng rừng là việc sử dụng rừng để thực hiện thi công công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về xây dựng, điện lực và các pháp luật khác có liên quan nhưng không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với diện tích tạm sử dụng rừng.
Điều kiện phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng từ ngày 06/3/2024
Theo đó, việc phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư.
- Trường hợp dự án có cả chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác (đối với phần diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng).
- Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng có tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
- Chỉ cho phép tạm sử dụng rừng trong trường hợp dự án bắt buộc phải sử dụng trên diện tích có rừng do không thể bố trí trên diện tích đất khác.
- Hạn chế tối đa diện tích tạm sử dụng rừng và chặt hạ cây rừng trong phạm vi diện tích được tạm sử dụng (không chặt hạ cây rừng có đường kính từ 20 cm trở lên ở vị trí từ mặt đất đến vị trí 1,3m của thân cây).
- Diện tích tạm sử dụng phải được điều tra, đánh giá về hiện trạng, trữ lượng, tác động của việc tạm sử dụng rừng đối với hệ sinh thái rừng. Nội dung tác động vào rừng, trồng lại rừng, phục hồi rừng phải được thể hiện đầy đủ, chi tiết trong Phương án tạm sử dụng rừng.
- Thời gian tạm sử dụng rừng phải được xác định rõ trong văn bản đề nghị quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng; không quá thời gian thực hiện dự án.
- Không tạm sử dụng rừng trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, phạm vi diện tích rừng có các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm;
- Không lợi dụng việc tạm sử dụng rừng để chặt, phá rừng, săn bắt động vật rừng, khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản trái quy định của pháp luật, hợp thức hóa gỗ và lâm sản khai thác trái pháp luật;
- Không đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật;
- Không xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên, hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
- Việc trồng lại rừng được thực hiện ngay trong mùa vụ trồng rừng gần nhất tại địa phương nhưng không quá 12 tháng tính từ thời gian tạm sử dụng rừng kết thúc trong Phương án tạm sử dụng rừng được phê duyệt; bảo đảm diện tích rừng được phục hồi đáp ứng tiêu chí thành rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Xem chi tiết tại Nghị định 27/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/3/2024
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động thực hiện như sau:
a) Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra;
b) Đối với các vụ tai nạn quy định tại điểm a khoản này làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
c) Đối với các vụ tai nạn, sự cố xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành;
d) Khi xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động để kịp thời có biện pháp xử lý.
Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan Công an cấp huyện và cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn để kịp thời có biện pháp xử lý.
Trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì người phát hiện có trách nhiệm kịp thời khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi xảy ra sự cố kỹ thuật và việc báo cáo thực hiện theo quy định tại Điều 19 và Điều 36 của Luật này.
2. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết tin báo về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, thông báo kết quả giải quyết tin báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã báo tin khi có yêu cầu và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người đã báo tin.
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này hoặc tai nạn lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.
Trường hợp tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động phải lập biên bản ghi nhận sự việc và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh để tiến hành điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên, kể cả người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này; điều tra lại vụ tai nạn lao động đã được Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở đã điều tra khi có khiếu nại, tố cáo hoặc khi xét thấy cần thiết.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh gồm có đại diện của Thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Sở Y tế, đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và một số thành viên khác.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương để tiến hành điều tra các vụ tai nạn lao động khi xét thấy tính chất nghiêm trọng của tai nạn lao động hoặc mức độ phức tạp của việc điều tra tai nạn lao động vượt quá khả năng xử lý của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh; điều tra lại vụ tai nạn lao động đã được Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm điều tra.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương gồm có đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện Bộ Y tế, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và một số thành viên khác.
4. Đối với các vụ tai nạn, sự cố quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này, việc thực hiện điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về lao động và có sự phối hợp của Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động.
5. Người sử dụng lao động và các cá nhân liên quan đến tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng phải có nghĩa vụ hợp tác với Đoàn điều tra, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan và không được từ chối hoặc cản trở quá trình điều tra.
Trường hợp tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn điều tra một trong các giấy tờ sau đây:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn;
b) Biên bản điều tra tai nạn giao thông;
c) Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động.
6. Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp trung ương quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:
a) Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động;
b) Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động;
c) Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên;
d) Không quá 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người; không quá 60 ngày đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y. Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi Đoàn điều tra tai nạn lao động nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn.
Đối với tai nạn lao động được quy định tại các điểm b, c và d của khoản này có tình tiết phức tạp thì được gia hạn thời gian điều tra một lần nhưng thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn quy định tại các điểm này; Trưởng đoàn điều tra phải báo cáo việc gia hạn và được sự đồng ý của người ban hành quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động đối với tai nạn lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản này.
7. Trong quá trình điều tra tai nạn lao động quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm, Đoàn điều tra phải báo cáo bằng văn bản, kèm theo các tài liệu, chuyển giao đồ vật, phương tiện liên quan (nếu có) cho cơ quan điều tra để xem xét, khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Thời hạn giải quyết đối với kiến nghị khởi tố thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; trường hợp cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án, thì trong thời hạn 05 ngày, kể từ khi ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan điều tra có trách nhiệm cung cấp và chuyển giao cho Đoàn điều tra tai nạn lao động các tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động.
8. Biên bản điều tra tai nạn lao động phải được công bố công khai tại cuộc họp dưới sự chủ trì của Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động và các thành viên tham dự là thành viên của Đoàn điều tra, người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản, đại diện tổ chức công đoàn, người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc, người có liên quan đến vụ tai nạn; trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người còn có đại diện cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Biên bản điều tra tai nạn lao động và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động phải gửi đến các cơ quan có thành viên trong Đoàn điều tra tai nạn lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động và các nạn nhân hoặc thân nhân người bị tai nạn lao động.
9. Trách nhiệm công bố biên bản điều tra tai nạn lao động và các thông tin cần thiết khác liên quan đến tai nạn lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố thông tin nếu việc điều tra vụ tai nạn lao động quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động; Ủy ban nhân dân cấp xã công bố thông tin nếu vụ tai nạn lao động do Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản;
b) Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động hoặc cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện điều tra các vụ tai nạn lao động quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này có trách nhiệm công bố thông tin;
c) Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động hoặc cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện điều tra các vụ tai nạn lao động có trách nhiệm công bố thông tin, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Sau khi nhận được biên bản điều tra tai nạn lao động và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện niêm yết công khai, đầy đủ thông tin để người lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động biết; trường hợp tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải niêm yết công khai để nhân dân biết;
d) Trưởng đoàn điều tra hoặc cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện điều tra tai nạn, sự cố theo quy định tại khoản 4 Điều này, điều tra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng có trách nhiệm công bố công khai biên bản điều tra và các thông tin cần thiết khác liên quan sau khi hết thời hạn điều tra, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
10. Trường hợp vượt quá thời hạn điều tra đối với tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng quy định tại Điều này mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
11. Chính phủ quy định chi tiết về phân loại, khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và việc giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động trong trường hợp vụ tai nạn lao động có quyết định khởi tố vụ án hình sự.
1. Người sử dụng lao động phải thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng tại cơ sở của mình và định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
2. Định kỳ 06 tháng, hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 34 của Luật này với Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo các vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng được thống kê, báo cáo theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
a) Báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn;
b) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, gửi báo cáo tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và công tác an toàn lao động trên địa bàn.
4. Định kỳ 06 tháng, hằng năm, Bộ Y tế thống kê các trường hợp người bị tai nạn lao động khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức, hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; tổ chức xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về an toàn lao động trong phạm vi cả nước.
1. Tất cả người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp phải được thống kê và báo cáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi lấy ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức xã hội có liên quan và được rà soát sửa đổi, bổ sung phù hợp với thay đổi về môi trường lao động, thiết bị, công nghệ.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo, thống kê về phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế cấp tỉnh để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế.
3. Hằng năm, Bộ Y tế gửi báo cáo thống kê, đánh giá về bệnh nghề nghiệp, tình hình thực hiện công tác phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
4. Bộ Y tế tổ chức, hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình bệnh nghề nghiệp; tổ chức xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về phòng, chống bệnh nghề nghiệp; tổ chức điều tra bệnh nghề nghiệp.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;
10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
1. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.
2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này.
4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.
1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.
1. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là quỹ thành phần của Quỹ bảo hiểm xã hội; việc đóng, hưởng, quản lý và sử dụng quỹ thực hiện theo quy định của Luật này và Luật bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và do người sử dụng lao động đóng.
3. Mức hưởng trợ cấp, mức hỗ trợ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động, mức đóng và thời gian đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4. Việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật này; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.
3. Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
4. Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
5. Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.
7. Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
8. Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
1. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục này là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định.
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại Điều 43 của Luật này vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm:
a) Khoản đóng thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật bảo hiểm xã hội;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
3. Căn cứ vào khả năng bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ quy định chi tiết mức đóng vào quỹ quy định tại khoản 1 Điều này.
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.
2. Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;
c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 24 tháng, kể từ ngày người lao động được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động liền kề trước đó; trường hợp do tính chất của bệnh nghề nghiệp khiến người lao động suy giảm sức khỏe nhanh thì thời gian giám định được thực hiện sớm hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết việc tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong trường hợp người lao động thay đổi mức hưởng trợ cấp do giám định lại, giám định tổng hợp.
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
3. Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội; hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng. Hồ sơ, trình tự giải quyết trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 109 và khoản 4 Điều 110 của Luật bảo hiểm xã hội.
6. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú; trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này, thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Trường hợp người lao động được đi giám định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 47 của Luật này thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, niên hạn, mức tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và hồ sơ, trình tự thực hiện.
Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật bảo hiểm xã hội.
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
1. Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 của Luật này, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.
2. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
1. Hằng năm, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm:
a) Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;
b) Phục hồi chức năng lao động;
c) Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội;
d) Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 của Luật này.
3. Việc hỗ trợ các hoạt động quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này không bao gồm phần chi phí do Quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm y tế hoặc chi phí do người sử dụng lao động đã hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện hỗ trợ, hồ sơ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc hỗ trợ, việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này và phải bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật này.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Người sử dụng lao động lập danh sách người đã hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người lao động được xác định là sức khỏe chưa phục hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động và chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.
1. Trường hợp vượt quá thời hạn giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 59 và khoản 1 Điều 60 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chi trả tiền trợ cấp chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của bản thân người lao động hoặc của thân nhân của người lao động được hưởng chế độ tử tuất.
1. Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
2. Việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch. Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định của mình theo quy định của pháp luật.
RESPONSES TO SAFETY THREAT AND OCCUPATIONAL ACCIDENTS AND OCCUPATIONAL DISEASES
Section 1. REPORTING, STATISTICS AND INVESTIGATION INTO SAFETY THREAT, OCCUPATIONAL ACCIDENTS AND OCCUPATIONAL DISEASES
Article 34. Reporting occupational accidents and safety threat
1. An occupational accident or a safety threat shall be reported as follows:
a) Upon the occurrence or possible occurrence of the occupational accident or safety threat at the workplace, the victim or the witness shall immediately inform the person in charge and the employer to promptly give responses and eliminate the consequences;
b) If the accident prescribed in Point a of this Clause is fatal or causes serious injuries to at least two employees, the employer shall immediately report the accident to the labor authority of province where the accident occurred; and concurrently inform police security authority of the district, town, city affiliated to province, or city affiliated to central-affiliated city (hereinafter referred to as the district) regarding the accident resulting in death.
c) If the accident or breakdown occurs in following fields: radioactivity, petroleum exploration and extraction, vehicles of rail transport, waterway, road transport, air transport, and units of People’s armed forces, the employer shall report the accident/breakdown as prescribed in specialized legislation;
d) If the accident is fatal or causes serious injuries to an employee without labor contract, his/her family or the witness shall immediately report such accident to the People’s Committee of commune, ward and town (hereinafter referred to as the commune) where the accident occurred.
If the accident is fatal or causes serious injuries to at least two employees, the People’s Committee of commune shall immediately report to police authority of the district and labor authority of province where the accident occurred.
If the safety threat occurs relating to an employee without labor contract, the witness shall immediately report the breakdown to the People’s Committee of commune where the breakdown occurred as prescribed in Article 19 and Article 36 of this Law.
2. The competent agency shall consider and deal with declaration of occupational accidents and safety threat, inform results of the informer and apply necessary measures for protection of legitimate rights and interests of the informer.
Article 35. Investigation into occupational accidents or safety threat or serious safety threat
1. Each employer shall establish an internal investigation group to investigate occupational accidents that cause minor or major injuries to one employee with their management, unless such employee has undergone investigation as prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article or as prescribed in specialized legislation.
Composition of the internal investigation group includes: the employer or representative of the employer who is the group leader and representatives of the Executive board of internal trade union or employees (for business entity having no internal trade union), occupational safety officers, health officers, etc., who are group members.
If the accident causes serious injuries to an employee without labor contract, the People’s Committee of commune shall immediately report to police authority of the district and labor authority of province where the accident occurred.
2. Each labor authority of province shall establish a provincial investigation group to investigate fatal accidents or accidents that cause serious injuries to at least two employees, including employees without labor contracts, excluding the cases prescribed in Clause 4 of this Article; and re-investigate occupational accidents that were investigated by the internal investigation group in case of complaints, denunciations, or where necessary..
Composition of the provincial investigation group shall include representative of Occupational Safety and Hygiene Inspectorate affiliated to a provincial authority who is the group leader and representatives of the Service of Health, Confederation of Labor, etc., who are group members.
3. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs or competent agency in charge of establishment of the central investigation group shall investigate occupational accidents so serious and complicated that they are beyond the capacity of the provincial group of investigation into occupational accidents; and re-investigate occupational accidents that were investigated by the provincial group of investigation into occupational accidents.
Composition of the central investigation group shall include representatives of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health, Vietnam General Confederation of Labor and other members.
4. Regarding the accidents and breakdowns prescribed in Point c Clause 1 Article 34 of this Law, the investigation shall be carried out according to specialized legislation, legislation on labor with the cooperation of Occupational Safety and Hygiene Inspectorate.
5. The employers and persons involved in occupational accidents or safety threat or serious safety threat must cooperate with the investigation group, provide sufficient information and relevant materials and may not refuse or obstruct the investigation process.
If the employee has the accident while commuting between home and work, the competent agency shall provide one of the following documents to the investigation group:
a) A report on scene examination and a diagram of accident scene;
b) A report on investigation into traffic accident;
c) If there is no document prescribed in Point a and Point b of this Clause, a written confirmation issued by the police authority of the commune, ward or town where the accident occurred is required at the request of the employee or their relatives.
6. Time limit for investigation of occupational accidents within competence of internal, provincial or central investigation group prescribed in Clause 1, 2 and 3 of this Article from the date on which the report on the occupational accident is received to the date on which the report on investigation into the occupational accident is published is:
a) 04 days if the accident only causes minor injuries to employees;
b) 07 days if the accident causes major injuries to an employee;
c) 20 days if the accident causes major injuries to at least two employees;
d) 30 days if the accident is fatal; 60 days if the accident requires technical assessment or forensic examination. If the accident is suspected to be a crime and investigated by an investigating agency but there is no decision on criminal prosecution, the time limit for investigation shall be begin from the date on which the investigation group receives adequate materials, objects, or vehicles related to the accident.
If the accident mentioned in Points b, c, and d of this Clause has complicated facts, it shall be granted an extension provided that it does not exceed the time limit prescribed in those Points; the extension must be reported and concurred with by the person issuing the decision on establishment of the investigation group regarding occupational accidents prescribed in Points b, c and d of this Clause by the investigation group leader.
7. During the investigation process prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, if there is any sign of crime, the investigation group shall send reports enclosed with materials, transfer relevant items and vehicles (if any) to the investigating agency for consideration, criminal prosecution as prescribed in legislation on criminal proceedings.
The time limit for criminal prosecution shall comply with legislation on criminal procedures; if the investigating agency decides not to initiate the prosecution, within 05 days, from the date on which the decision not to initiate criminal prosecution, the investigating agency shall provide and transfer materials, objects or vehicles related to the accident to the investigation group.
8. The report on investigation into the occupational accident shall be announced in the meeting presided over by the group leader and group members, the employer or representative of the employer, representatives of trade union, victims or representative of victims’ relatives, witnesses or relevant parties in the accident; if the accident cause death to the employee, there are also representatives of police authority and People’s Procuracy at the same level.
The report on investigation into the accident and the meeting minutes shall be sent to agencies having the group members, the labor authority, and the employer of the business entity having the accident and victims or their relatives.
9. Responsibility to publish the report on investigation into the accident and necessary information about the accident:
a) The employer shall publish information if it is required to investigate the occupational accident prescribed in Clause 1 of this Article; the People’s Committee of the commune shall publish information about the occupational accident in which the People’s Committee of the commune makes the report;
b) The investigation group leader or the competent agency in charge of the investigation into the occupational accidents prescribed in Clause 2 and Clause 2 of this Article shall publish information;
c) The investigation group leader or the competent agency in charge of the investigation into the occupational accidents shall publish information, unless otherwise prescribed by specialized legislation.
The receiving the report on investigation into the occupational accidents and the meeting minutes, the employer shall post them on the bill publicly and sufficiently for all employees in the business entity; regarding occupational accidents occurring to employees without labor contracts, the People’s Committee of the commune shall post them on the bill for the people of the commune;
d) The investigation group leader or the competent agency in charge of the investigation into the occupational accidents or breakdowns prescribed in Clause 4 of this Article, or safety threat and serious safety threat shall publish the reports on investigation and relevant necessary information after the time limit for investigation expires, unless otherwise prescribed by specialized legislation.
10. If the time for investigation into the occupational accident, safety threat and serious safety threat prescribed in this Article expires the time limit as prescribed and cause damage to the lawful rights and interests of employees or employer, it is required to pay compensation as prescribed.
11. The Government shall provide guidance on classification, reporting, investigation, and statistical reports on occupational accidents, safety threat or serious safety threat and provision of occupational accident benefits for employees in case there are decision on crime prosecution for occupational accidents.
Article 36. Statistical reports on occupational accidents and serious safety threat
1. Every 6 month and every year, each employer shall send statistical reports on occupational accidents and serious safety threat to the labor authority of province, unless otherwise prescribed by specialized legislation.
2. Every 6 month and every year, each People’s Committee of commune shall send statistical reports on occupational accidents and serious safety threat related to employees without labor contracts prescribed in Point d Clause 1 Article 34 of this Law to the People’s Committee of district, then it shall be synthesized and reported to the labor authority of province.
3. Each labor authority of province shall send reports on occupational accidents and serious safety threat prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs as follows:
a) The labor authority shall send quick reports on occupational accidents that cause deaths or serious safety threat or serious safety threat in the province;
b) Every 06 months and every year, the labor authority shall send reports on occupational accidents or serious safety threat and occupational safety in the province.
4. Every 06 months and every year, the Ministry of Health shall release statistics on cases in which victims of occupational accidents undergone medical examinations and treatment and send to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall organize and give instructions in collection, archives, provision, promulgation and assessment of occupational accidents and serious safety threat; creation and management of database of occupational safety nationwide.
Article 37. Statistics and reports on occupational diseases
1. All employees suffering occupational diseases shall be released statistics and reported as prescribed by the Minister of Health.
The List of occupational diseases promulgated by the Minister of Health with the consent of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Vietnam General Confederation of Labor, the representative of employers, relevant social organizations shall be amended in conformity with the occupational environment, equipment and technology.
2. Every year, each employer shall send reports and statistics of prevention of occupational diseases to health authority of province, and then they shall be sent to the Ministry of Health.
3. Every year, the Ministry of Health shall send statistics and assessment of occupational diseases and actions against occupational diseases to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and then they shall be sent to the Government.
4. The Ministry of Health shall organize and give instructions in collection, archives, provision, promulgation and assessment of occupational diseases; creation and management of database of occupational disease prevention; and investigation into occupational diseases.
Section 2. RESPONSIBILITIES OF EMPLOYERS TO EMPLOYEES SUFFERING FROM OCCUPATIONAL ACCIDENTS OR OCCUPATIONAL DISEASES
Article 38. Responsibilities of employers to employees suffering from occupational accidents or occupational diseases
Each employer shall take responsibilities to an employee suffering from occupational accidents or occupational diseases as follows:
1. Promptly give first aid and emergency aid to the employee and advance payment for first aid, emergency aid, and treatment for the employee;
2. Pay for first aid, emergency aid, and treatment for the employee until their health become stable, including:
a) Co-payment and costs not covered by health insurance for the employee if the employee has health insurance;
b) Payment for medical assessment of decreased work capacity if the employee’s working capacity decreases by under 5% as concluded by the Medical Examination Council;
c) Full payment for treatment for the employee if the employee has not heath insurance;
3. Pay full salary for the employee if he/she is absent from work during the treatment and health rehabilitation period;
4. The employer shall pay compensation for the employee suffering from occupational accident that is not entirely his/her fault and the employee suffering occupational disease as follows:
a) At least 1.5 months’ salary for the employee whose working capacity decrease is between 5% and 10%; 0.4 month’s salary shall be add for each additional 1% working capacity decrease regarding the employee whose working capacity decrease is between 11% and 80% ;
b) At least 30 months’ salary for the employee working capacity decrease is at least 81% or for the employee’s relatives if the employee dies from an occupational accident or an occupational disease;
5. Provide the employee suffering from the occupational accident with a benefit of at least 40% of the amount prescribed in Clause 4 of this Article if the accident is entirely his/her fault;
6. Recommend the employee for medical assessment of decreased work capacity, treatment, convalescence and health rehabilitation as prescribed;
7. Pay compensation or benefit for the victim within 05 days, from the date on which the conclusion on working capacity rate made by Medical Examination Council or from the date on which the report on investigation into the occupational accident published by the investigation group in relation to occupational accidents causing deaths;
8. Assign works appropriate for the employee’s health according to the conclusion of Medical Examination Council after treatment and health rehabilitation if the employee keeps working;
9. File a claim for the insurance benefits from the Insurance fund as prescribed in Section 3 of this Chapter;
10. The salary used as the basis for compensation, benefits, or salaries paid for employees absent from work due to their occupational accidents or occupational diseases prescribed in Clauses 3, 4 and 5 of this Article shall include salary, allowances and additional payments as prescribed in legislation on labor.
11. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance on Clauses 3, 4, and 5 of this Article.
Article 39. Responsibilities of employers for providing compensation and benefit applicable to particular cases
1. If an employee has an occupational accident when he/she is performing tasks or conform to the directive of the employer outside the premises of the agency, enterprise, organization or cooperatives through other people’s faults or through the fault of an unidentifiable person, the employer shall still pay compensation for the employee as prescribed in Clause 4 Article 38 of this Law.
2. If an employee has an occupational accident while commuting between home and work, with other people’s faults or not identifiable persons causing the accident, the employer shall still pay benefits for the employee as prescribed in Clause 5 Article 38 of this Law.
3. If the employer bought accident insurance for the employee from an insurance company, the employee shall receive compensation and/or benefits as specified in the insurance policy. If the insurance payout paid by the insurance company is lower than the amount prescribed in Clause 4 and Clause 5 Article 38 of this Law, the employer shall pay the remaining amount provided that total amount that the employee or their relatives receives is not smaller than the compensation or benefit prescribed in Clause 4 and Clause 5 Article 38 of this Law.
4. If the employer does not buy the insurance for the employee subject to compulsory social insurance as prescribed in Law on social insurance, apart from the compensation and/or benefit prescribed in Article 38 of this Law, the employer shall pay an amount equivalent to the insurance benefits prescribed in Section 3 of this Chapter; the payment is a lump-sum payment or a monthly payment depending on contracting parties, or at the request of the employee if they cannot reach an agreement.
5. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance on this Article.
Article 40. Cases in which occupational accident benefit are rejected by employers
1. An employee shall not receive occupational accident benefits prescribed in Article 38 and Article 39 of this Law from the employer if the accident is caused by one of the following reasons:
a) Conflict between the employee and the person causing the accident not relating their works or tasks;
d) The employee deliberately ruins their own health;
c) The employee uses drugs or other narcotic substances against of law.
2. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance on this Article.
Section 3. INSURANCE FOR OCCUPATIONAL ACCIDENTS OR OCCUPATIONAL DISEASES
Article 41. Rules for provision of benefit for victims covered by Insurance fund for occupational accidents and occupational diseases (hereinafter referred to as Insurance fund)
1. Insurance fund is a sub-fund of the Social insurance fund; insurance premiums and payout, management and use of this Fund shall comply with this Law and Law on social insurance.
2. Insurance premium rates shall be determined according to monthly salary of each employee and paid by their employer.
3. Benefit level for a victim shall be determined according to his/her decreased work capacity, premium rate and payment period to the Insurance fund.
4. The insurance must be purchased and used simply, conveniently, promptly with full rights and interests for the insured.
Article 42. Use of the Insurance fund
1. Expenditures on fees for medical assessment of injuries or diseases caused by occupational accidents or occupational diseases for entities eligible as prescribed in Article 45 and Article 46 of this Law; expenditures on fees for medical assessment for employees who proactively take medical assessment of decreased work capacity as prescribed in Point b Clause 1 and Clause 3 Article 47 of this Law and the medical assessment results show that they are entitled to higher benefit of occupational accidents and occupational diseases.
2. Expenditures on lump-sum benefit, monthly benefit, attendance benefit.
3. Expenditures on daily living aids, orthopedic devices.
4. Expenditures on health rehabilitation.
5. Expenditures on support for prevention and risk sharing occupational accidents and occupational diseases.
6. Support for changes in occupations for victims when they return to work.
7. Expenditures on management of insurance as prescribed in the Law on social insurance.
8. Expenditures on health insurance premiums for employees entitled to monthly insurance benefit.
Article 43. Employees receiving the insurance benefits
1. The employees receiving the insurance benefits prescribed in this Section are employees subject to compulsory social insurance as prescribed in Point a, b, c, d, dd, e and h Clause 1 Article 2 and employers as prescribed in Clause 3 Article 2 of the Law on social insurance.
2. If an employee concludes labor contracts with multiple employers, each employer shall pay insurance premiums for the labor contract concluded with the employee who is subject to compulsory social insurance. When an employee has an occupational accident or suffers from an occupational disease, he/she shall receive the insurance benefit as prescribed by the Government.
Article 44. Premium rates and contribution sources to the Insurance fund
1. Every month, each employer shall make a contribution up to 1% of their salary fund which is the basis for paying social insurance premiums for employees as prescribed Article 43 of this Law to the Insurance fund.
2. Contribution sources to the Insurance fund include:
a) Contributions under liability of employers prescribed in Clause 1 of this Article.
b) Profits from investment activities using the fund prescribed in Article 90 and Article 91 of Law on Social insurance;
c) Other lawful revenues.
3. According to balance of the Insurance fund, the Government shall promulgate detailed contribution rate to the Insurance fund prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 45. Requirements for receiving occupational accident benefit
An employee buying the insurance shall receive occupational accident insurance benefit if the following requirements are satisfied:
1. He/she has an accident:
a) At the workplace and during the working time, even if he/she does necessary daily activities at the workplace or during the working time as prescribed in the Labor Code and internal regulations of the business entity, including break time, mid-shift meal, in-kind meal, menstrual hygiene, bathing, breastfeeding or personal hygiene;
b) Outside the workplace or beyond working time when he/she does works assigned by their employer or the person authorized by the employer;
c) On the route between home and work within a reasonable period of time and route;
2. He/she suffers a working capacity decrease of at least 5% caused by an accident prescribed in Clause 1 of this Article;
3. The employee will not be covered by the Insurance fund if he/she has an accident caused by one of the reasons prescribed in Clause 1 Article 40 of this Law.
Article 46. Requirements for receiving occupational disease benefit
1. An employee buying the insurance shall receive the occupational disease insurance benefit if the following requirements are satisfied:
b) He/she suffers from an occupational disease mentioned in the List of occupational diseases promulgated by the Minister of Health as prescribed in Clause 1 Article 37 of this Law;
b) He/she suffers a working capacity decrease of at least 5% caused by a disease prescribed in Clause 1 of this Article.
2. If an employee who has retired or no longer does the jobs posing risk of occupational diseases on the List of occupational diseases promulgated by the Minister of Health as prescribed in Clause 1 Article 37 of this Law is detect any occupational disease within a prescribed time, he/she might receive benefits as prescribed by the Government.
Article 47. Medical assessment of decreased work capacity
1. An employee involving in an occupational accident or suffering from an occupational disease is entitled to undergo medical assessment or medical re-assessment of decreased work capacity if he/she is in one of the following cases:
a) Their health condition has become stable after treatment of the first time injury or disease but there are sequelae affecting their health;
b) Their health condition has become stable after treatment of the relapse injury or disease;
c) If their health condition cannot become stable after treatment of the injury or disease as prescribed by the Minister of Health, the employee is entitled to undergo a medical assessment before or during the treatment process.
2. An employee is entitled to thorough assessment of their decreased work capacity when he/she is in one of the following cases:
a) He/she both suffers from an occupational accident and suffers from an occupational disease;
b) He/she suffers from multiple occupational accidents;
c) He/she suffers from multiple occupational diseases.
3. The employee prescribed in Point b Clause 1 of this Article shall be entitled to undergo medical re-assessment of occupational accidents or occupational diseases after 24 months, from the date on which the employee receives the preceding conclusion of decreased work capacity rate made by the Medical Examination Council; in case the employee’s health decline considerably, the period of time for re-assessment shall be shortened as prescribed by the Minister of Health.
1. Each employee suffering a working capacity decrease of between 5% and 30% is entitled to a lump-sum benefit.
2. Lump-sum benefit levels:
a) Each employee suffering a 5% working capacity decrease is entitled to a benefit which is five times more than the statutory pay rate, a half of the statutory pay rate shall be added to each additional 1% working capacity decrease;
b) Apart from the benefit level prescribed in Point a of this Clause, each employee is entitled to an additional benefit determined according to the payment period of the insurance premiums which equals half of the salary of the month preceding the leave taken for treatment on which social insurance premiums are based, for a period of social insurance premium payment of one year or less, and shall then be added with 0.3 month’s salary of the month preceding the leave taken for treatment on which social insurance premiums are based, for each additional year of social insurance premium payment; if the employee suffers from the occupational accident in the first month he/she pays premium or discontinued payment of premium until returning to work, the salary of such month shall be the basis for determination of that benefit.
3. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance on determination of benefit occupational accident benefit or occupational disease benefit in case of changes in benefit levels given to employees due to re-assessment or thorough assessment.
1. Each employee suffering a working capacity decrease of at least 31% is entitled to a monthly benefit.
2. Monthly benefit levels:
a) Each employee suffering a 31% working capacity decrease is entitled to benefit equivalent to 30% of the statutory pay rate, 2% of the statutory pay rate shall be added to each additional 1% working capacity decrease;
Apart from the benefit levels prescribed in Point a of this Clause, each employee is entitled to receive a monthly additional benefit determined according to the period of social insurance premium payment, which equals half of the salary of the month preceding the leave taken for treatment on which social insurance premiums are based, for a period of social insurance premium payment of one year or less, and shall then be added with 0.3% of the salary of the month preceding the leave taken for treatment on which social insurance premiums are based, for each additional year of social insurance premium payment.
3. Suspension from or continuation of receipt of monthly benefit of occupational accidents or occupational diseases, or attendance benefit shall comply with Article 64 of Law on Social insurance; documents and procedures for continuation of receipt of monthly benefit of occupational accidents or occupational diseases shall comply with Article 113 and Article 114 of Law on Social insurance. If the receipt of benefit suspend as prescribed in Point c Clause 1 Article 64 of Law on Social insurance, social security agency shall send notifications and provide explanation; decision on termination of benefit receipt shall comply with conclusion of the competent agency.
4. If a person who is receiving a monthly occupational accident benefit settles another place in the country and wishes to receive the benefit at the new place, he/she shall send an application to the former social security agency. Within 05 days, from the date on which the application is received, the social security agency shall verify the application; if the application is rejected, they must provide explanation in writing.
5. If a person who is receiving monthly insurance benefit settles abroad, he/she is entitled to a lump-sum benefit; the lump-sum benefit equals 3 months’ former benefit. Documents and procedures for lump-sum benefit shall comply with Clause 2 and Clause 3 Article 109 and Clause 4 Article 110 of Law on Social insurance.
6. The monthly benefit levels of occupational accidents or occupational diseases, or attendance benefit levels shall be adjusted as prescribed in Law on Social insurance.
Article 50. Time for benefit receipt
1. Time for benefit receipt prescribed in Article 48, 49 and 52 of this Law shall be determined from the month in which the employee’s health condition become stable or he/she is discharged from the hospital or from the month in which the conclusion is made by Medical Examination Council if the employee is an outpatient; with regard to thorough assessment of decreased work capacity prescribed in Clause 2 Article 47 of this Law, the time for benefit receipt shall be determined from the month in which the employee’s health condition become stable or he/she is discharged from the hospital regarding the last occupational accident or occupational disease or from the month in which the conclusion is made by Medical Examination Council if the employee is an outpatient.
If it fails to determine the time for which the employee’s health become stable or he/she is discharged from the hospital, the time for benefit receipt shall be determined from the month in which the conclusion is made by Medical Examination Council; if the employee is infected with HIV/AIDS due to occupational accidents, the time for benefit receipt shall be determined from the month in which the employee receive a Certificate of HIV/AIDS infection due to occupational accidents.
2. If the employee undergoes medical assessment of decreased work capacity prescribed in Point b Clause 1 and Clause 2 Article 47 of this Law, the time for new benefit receipt shall be determined from the month in which the conclusion is made by Medical Examination Council.
Article 51. Daily living aids, orthopedic devices
1. Any employee involving in an occupational accident or an occupational disease which damages their body functions shall be annually provided with money to buy daily living aids and orthopedic devices depending on the conditions of their injury or disease and at the indication of qualified health facilities, orthopedic or rehabilitation facilities.
2. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance on types of daily living aids, orthopedic devices, shelf life, costs and documents and procedures for purchase.
Article 52. Attendance benefit
If an employee suffering a working capacity decrease of 81% or more, such as rachioplegia, total blindness, paraplegia, amputation of two legs or a mental disease, he/she is entitled to not only the benefit specified in Article 49 of this Law but also a monthly attendance benefit equivalent to the statutory pay rate.
Article 53. Benefit upon death due to occupational accidents or occupational diseases
If an employee dies from an occupational accident or an occupational disease, his/her relatives shall be entitled to a lump-sum benefit which is thirty six times the statutory pay rate determined in the month in which he/she dies and enjoy survivor benefits as prescribed in Law on Social insurance if the employee is in one of the following cases:
1. The employee dies from an occupational accident or an occupational disease;
2. The employee dies from an occupational accident or an occupational disease after the first treatment;
3. The employee dies during the treatment period without assessment of decreased work capacity.
Documents on survivor benefits from deaths of employees from occupational accidents or occupational diseases shall comply with Clause 1 Article 111 of Law on Social insurance.
Article 54. Convalescence and health rehabilitation after injury or disease treatment
1. An employee whose health has not yet recovered after taking treatment of occupational diseases or injuries within 30 days after returning to work is entitled to a leave of between 5 days and 10 days for convalescence and health rehabilitation for each time that occupational accident or occupational disease occurs.
If the employee has not been received the conclusion on assessment of decreased work capacity made by Medical Examination Council within 30 days after returning to work, the employee is still entitled to benefits from convalescence and health rehabilitation after injury and disease treatment prescribed in Clause 2 of this Article if the Medical Examination Council concludes that his/her decreased work capacity is entitled to the insurance.
2. The number of days of a leave for convalescence and health rehabilitation shall be jointly decided by the employer and Executive board of internal trade union or by the employer in case the internal trade union has not been set up. In particular:
a) Within 10 days regarding any employee suffering a working capacity decrease of at least 51%;
b) Within 07 days regarding any employee suffering a working capacity decrease of between 31% and 50%;
c) Within 05 days regarding any employee suffering a working capacity decrease of between 15% and 30%;
3. The per-diem benefit of convalescence and health rehabilitation for each employee prescribed in Clause 1 of this Article shall equal 30% of the statutory pay rate.
Article 55. Support for career change of victims when returning to work.
1. The employer shall assign new works for the victims as prescribed in Clause 8 Article 38 of this Law; the employee shall be supported tuition fees if the training courses for change in occupations are required.
2. The support does not exceed 50% of tuition fees and 15 times the statutory pay rate; each employee shall be entitled to up to 2 times of supports and once a year.
Article 56. Support for prevention and sharing of risks of occupational accidents and occupational diseases
1. Every year, the Insurance fund shall allocate up to 10% of revenues to support prevention and risk sharing for occupational accidents and occupational diseases.
2. Prevention and risk sharing activities of occupational accidents and occupational diseases include:
a) Occupational disease examinations and treatment;
b) Occupational rehabilitation;
c) Re-investigation into occupational accidents or occupational diseases at the requests of the social security agencies;
d) Provision of training in occupational safety and hygiene for the insured and entities prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 14 of this Law.
3. The support for activities prescribed in Point a and Point b Clause 2 of this Article excluding the costs paid by the Insurance fund as prescribed in the Law on Health insurance or costs paid by the employers as prescribed in Clause 2 Article 38 of this Law.
4. The Government shall provide guidance on requirements for support, support rates, time for support, procedures for support, competent agencies deciding the support and implementation of support policies as prescribed in Article 55 and Article 56 of this Law and assurance of balance of the Insurance fund.
Article 57. Documents for claiming occupational accident benefit
1. A social insurance book.
2. A hospital discharge note or copies of medical records after occupational accident treatment for an inpatient.
3. A report of medical assessment of decreased work capacity made by Medical Examination Council.
4. A claim form for occupational accident benefit using the form issued by Vietnam Social Security with the consent of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 58. Claim documents on occupational disease benefit
1. A social insurance book.
2. A hospital discharge note or copies of medical records after occupational disease treatment for an inpatient; or an examination slip of occupational diseases for an outpatient.
3. A report of medical assessment of decreased work capacity made by Medical Examination Council; or a Certificate of HIV/AIDS infection due to occupational accidents.
4. A claim form for occupational disease benefit using the form issued by Vietnam Social Security with the consent of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 59. Provision of the insurance benefits
1. The employer shall send the claim documents on the insurance benefits to the social security agency within 30 days, from the date on which the adequate documents prescribed in Article 57 and Article 58 of this Law are received.
2. Within 10 days, from the date on which the adequate documents are received, the social security agency shall provide the insurance benefits; if the documents are rejected, they must provide explanation in writing.
Article 60. Provision of benefit of convalescence and health rehabilitation after occupational accident or occupational disease treatment
1. The employer shall make a list of employees entitled to the insurance benefits whose health is not recovered and send it to the social security agency within 10 days, from the date on which their health has not been recovered as determined in Clause 1 Article 54 of this Law.
2. Within 10 days, from the date on which the list is received, the social insurance agency shall provide convalescence and health rehabilitation for the employees and transfer money to the employee; if the list is rejected, they must provide explanation in writing.
3. Within 05 days, from the date on which the money sent from the social security agency is received, the employer shall pay benefit to employees.
Article 61. Provision of the insurance benefits behind regulated schedule
1. If the insurance benefits are provided behind schedule as prescribed in Article 59 and Clause 1 Article 60 of this Law, the persons or agencies in charge shall provide explanation in writing.
2. If the insurance benefits and the benefit are provided behind the schedule as prescribed and cause damage to lawful rights and interests of the insured, the persons or agencies in charge must give compensation as prescribed, unless that damage caused by the employees or their relatives entitled to survivor benefits.
Article 62. Documents and procedures for medical assessment of decreased work capacity for the insurance benefits
1. Documents and procedures for medical assessment of decreased work capacity for the insurance benefits shall be prescribed by the Minister of Health.
2. Medical assessment of decreased work capacity shall be carried out accurately, publicly and transparently. Medical Examination Council shall be responsible for the accuracy of their assessment results as prescribed.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 42. Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 44. Mức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 53. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 56. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Y tế
Điều 86. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 18. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
Điều 34. Khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
Điều 64. Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Điều 65. An toàn, vệ sinh lao động trong trường hợp cho thuê lại lao động
Điều 70. An toàn, vệ sinh lao động đối với học sinh, sinh viên, người học nghề, tập nghề, thử việc
Điều 71. Thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh
Điều 72. Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động
Điều 75. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở
Điều 88. Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh
Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 44. Mức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 46. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Điều 56. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp