Luật Thú y 2015 số 79/2015/QH13
Số hiệu: | 79/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 25/07/2015 | Số công báo: | Từ số 861 đến số 862 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải đối xử nhân đạo với chó
Theo Luật thú y số 79/2015/QH13 thì tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật phải có trách nhiệm sau:
- Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp với từng loài động vật.
- Giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
Đồng thời, Luật thú y 2015 còn quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh và cách thức xử lý cho động vật bị mắc bệnh.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 và thay thế Pháp lệnh thú y năm 2004.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 79/2015/QH13 |
Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2015 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật thú y.
Luật này quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động thú y tại Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Động vật bao gồm:
a) Động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn;
b) Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.
2. Sản phẩm động vật là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm:
a) Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn;
b) Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật thủy sản.
3. Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật là việc làm sạch, pha lóc, phân loại, đông lạnh, ướp muối, hun khói, làm khô, bao gói hoặc áp dụng phương pháp chế biến khác để sử dụng ngay hoặc làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc dùng cho mục đích khác.
4. Hoạt động thú y là công tác quản lý nhà nước về thú y và các hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y.
5. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là vùng, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống động vật được xác định không xảy ra bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong vùng, cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.
6. Bệnh truyền nhiễm là bệnh truyền lây trực tiếp hoặc gián tiếp giữa động vật và động vật hoặc giữa động vật và người do tác nhân gây bệnh, truyền nhiễm.
7. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và các tác nhân khác có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
8. Dịch bệnh động vật là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
9. Ổ dịch bệnh động vật là nơi đang có bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
10. Vùng có dịch là vùng có ổ dịch bệnh động vật hoặc có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.
11. Vùng bị dịch uy hiếp là vùng bao quanh vùng có dịch hoặc khu vực tiếp giáp với vùng có dịch ở biên giới của nước láng giềng đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.
12. Vùng đệm là vùng bao quanh vùng bị dịch uy hiếp đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.
13. Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội hoặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa động vật và người.
14. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
15. Kiểm soát giết mổ là việc kiểm tra trước và sau khi giết mổ động vật để phát hiện, xử lý, ngăn chặn các yếu tố gây bệnh, gây hại cho động vật, sức khỏe con người và môi trường.
16. Vệ sinh thú y là việc đáp ứng các yêu cầu nhằm bảo vệ sức khỏe động vật, sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.
17. Kiểm tra vệ sinh thú y là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y.
18. Đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật bao gồm vi sinh vật, ký sinh trùng, trứng và ấu trùng của ký sinh trùng gây bệnh cho động vật, gây hại cho sức khỏe con người.
19. Đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y bao gồm các vi sinh vật gây ô nhiễm, độc tố vi sinh vật; yếu tố vật lý, hóa học; chất độc hại, chất phóng xạ; yếu tố về môi trường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe động vật, con người, môi trường và hệ sinh thái.
20. Chủ hàng là chủ sở hữu động vật, sản phẩm động vật hoặc người đại diện cho chủ sở hữu thực hiện việc quản lý, áp tải, vận chuyển, chăm sóc động vật, sản phẩm động vật.
21. Thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất bao gồm dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật.
22. Thuốc thú y thành phẩm là thuốc thú y đã qua tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, kể cả đóng gói trong bao bì cuối cùng, dán nhãn, đã qua kiểm tra chất lượng cơ sở và đạt các chỉ tiêu chất lượng theo hồ sơ đăng ký.
23. Nguyên liệu thuốc thú y là những chất có trong thành phần của thuốc thú y.
24. Vắc-xin dùng trong thú y là chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên, tạo cho cơ thể động vật khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng để phòng bệnh.
25. Chế phẩm sinh học dùng trong thú y là sản phẩm có nguồn gốc sinh học dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh quá trình sinh trưởng, sinh sản của động vật.
26. Vi sinh vật dùng trong thú y là vi khuẩn, vi rút, đơn bào ký sinh, nấm mốc, nấm men và một số vi sinh vật khác dùng để chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y.
27. Hóa chất dùng trong thú y là sản phẩm có nguồn gốc hóa học dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
28. Kiểm nghiệm thuốc thú y là việc kiểm tra, xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật của thuốc thú y.
29. Khảo nghiệm thuốc thú y là việc kiểm tra, xác định các đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của thuốc thú y trên động vật tại cơ sở khảo nghiệm.
30. Kiểm định thuốc thú y là việc kiểm tra, đánh giá lại chất lượng thuốc thú y đã qua kiểm nghiệm, khảo nghiệm hoặc đang lưu hành khi có tranh chấp, khiếu nại hoặc có yêu cầu, trưng cầu giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động thú y từ trung ương đến địa phương nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe động vật, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, tính bền vững trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
2. Thực hiện phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương; phát hiện nhanh, chính xác, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh động vật, nguồn lây dịch bệnh động vật; ngăn chặn kịp thời sự lây nhiễm, lây lan của đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
3. Phòng, chống dịch bệnh động vật trước hết là trách nhiệm của chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời, hiệu quả.
4. Bảo đảm thuận lợi trong giao dịch thương mại đối với động vật, sản phẩm động vật; hài hòa lợi ích của Nhà nước, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, kết hợp khoa học và công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh, chữa bệnh động vật.
1. Trong từng thời kỳ, Nhà nước có chính sách cụ thể đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động sau đây:
a) Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ trong chẩn đoán, xét nghiệm, chữa bệnh động vật; xây dựng các cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, khảo nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng thuốc thú y phục vụ quản lý nhà nước; xây dựng khu cách ly kiểm dịch;
b) Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật; quy hoạch cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật theo hướng công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi;
c) Phát triển hệ thống thông tin, giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật;
d) Phòng, chống dịch bệnh động vật và khắc phục thiệt hại sau dịch bệnh động vật;
đ) Phòng, chống dịch bệnh có trong Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch; kiểm soát, khống chế, thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, các bệnh truyền lây giữa động vật và người;
e) Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường;
g) Sản xuất thuốc thú y, vắc-xin phục vụ phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm của động vật;
h) Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật.
2. Nhà nước khuyến khích các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; xây dựng cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ động vật tập trung;
b) Tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật; xã hội hóa hoạt động thú y, bảo hiểm vật nuôi;
c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thực hành tốt, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong lĩnh vực thú y;
d) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thú y;
đ) Chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ động vật vì mục đích nhân đạo.
3. Người thực hiện hoạt động thú y theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu bị lây nhiễm bệnh, bị thương, chết thì được xem xét, hưởng chế độ, chính sách như đối với thương binh, liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
1. Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gồm có:
a) Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh);
c) Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đặt tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện).
2. Căn cứ vào yêu cầu hoạt động thú y trên địa bàn và khả năng cân đối nguồn lực của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định bố trí nhân viên thú y xã, phường, thị trấn.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn.
1. Việc thông tin, tuyên truyền về thú y nhằm cung cấp kiến thức về dịch bệnh động vật, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật và chính sách, pháp luật về thú y.
2. Việc thông tin, tuyên truyền về thú y được thực hiện bằng nhiều hình thức, phù hợp với đối tượng, địa bàn. Nội dung thông tin, tuyên truyền về thú y phải bảo đảm chính xác, kịp thời, dễ hiểu.
3. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong hoạt động thông tin, tuyên truyền về thú y:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, chỉ đạo việc cung cấp thông tin, thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về thú y;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về thú y.
4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thông tin, tuyên truyền về thú y phải tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thú y trong phạm vi cả nước.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thú y và có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thú y;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thú y;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y;
d) Quy định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật;
đ) Tổ chức thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ trong lĩnh vực thú y;
e) Tổ chức điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về thú y;
g) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về thú y;
h) Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các chức danh trong hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn;
i) Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động thú y; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thú y theo thẩm quyền;
k) Thống kê về thú y;
l) Chỉ đạo, thực hiện hợp tác quốc tế về thú y.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phòng, chống các bệnh truyền lây giữa động vật và người.
4. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phòng, chống gian lận thương mại, hàng giả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y lưu thông trên thị trường.
5. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực thú y.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về điều kiện hoàn tất thủ tục hải quan trong kiểm tra, giám sát động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, mẫu bệnh phẩm, thuốc thú y khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y qua biên giới; hướng dẫn địa phương bố trí, sử dụng ngân sách hằng năm và bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
7. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc bảo đảm an ninh liên quan đến phòng, chống dịch bệnh động vật và kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
8. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh liên quan đến phòng, chống dịch bệnh động vật và kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; chỉ đạo Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển phối hợp với cơ quan hữu quan phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y qua biên giới.
9. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn việc truyền tải thông tin cảnh báo dịch bệnh động vật, phòng, chống dịch bệnh động vật.
10. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về bảo vệ môi trường, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường có liên quan đến lĩnh vực thú y.
11. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm soát phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thi hành pháp luật về thú y;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật; chương trình giám sát, khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật;
c) Quyết định phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí, huy động nguồn lực của địa phương theo quy định của pháp luật để phòng, chống, giám sát dịch bệnh động vật; kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc thú y lưu hành trên địa bàn; bố trí kinh phí xử lý, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y vô chủ tại địa phương và hoạt động khác có liên quan đến thú y;
d) Chỉ đạo, tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật; thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch bệnh gây ra; thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, khôi phục chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau dịch bệnh động vật;
đ) Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, giáo dục pháp luật về thú y;
e) Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động thú y, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thú y theo thẩm quyền.
2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về thú y;
b) Yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật;
c) Bố trí kinh phí và tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật; thống kê, đánh giá, hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau dịch bệnh động vật;
d) Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động thú y, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thú y theo thẩm quyền.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về thú y;
b) Quy định địa điểm và tổ chức xử lý, tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh, thuốc thú y giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu;
c) Tổ chức giám sát phát hiện sớm và thông báo tình hình dịch bệnh động vật; triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; tổng hợp, báo cáo thiệt hại do dịch bệnh động vật gây ra; hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật;
d) Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện giám sát dịch bệnh động vật, thống kê về thú y;
đ) Tổ chức kiểm tra hoạt động thú y, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thú y theo thẩm quyền.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về thú y; tham gia ý kiến xây dựng pháp luật, thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực thú y theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội tham gia ý kiến xây dựng pháp luật trong lĩnh vực thú y; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về thú y; tư vấn, tập huấn kỹ thuật về thú y.
1. Nội dung hợp tác quốc tế về thú y bao gồm:
a) Ký kết, gia nhập và thực hiện thỏa thuận, điều ước quốc tế trong lĩnh vực thú y mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực thú y;
c) Hỗ trợ nguồn lực.
2. Cục Thú y là cơ quan đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế về thú y theo phân công của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y phải trả phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
1. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm làm lây lan dịch bệnh động vật.
2. Khai báo, lập danh sách, xác nhận không đúng số lượng, khối lượng động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật nhiễm bệnh phải tiêu hủy; khai báo, xác nhận không đúng số lượng, khối lượng vật tư, hóa chất để phòng, chống dịch bệnh động vật với mục đích trục lợi.
3. Không thực hiện việc thông báo, công bố dịch bệnh động vật trong trường hợp phải thông báo, công bố theo quy định của Luật này.
4. Thông tin không chính xác về tình hình dịch bệnh động vật.
5. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật này.
6. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
7. Vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường.
8. Vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm hoặc chất thải của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng có dịch khi không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.
9. Tiêu hủy không đúng quy định hoặc không tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
10. Mua bán, tự ý tẩy xóa, sửa chữa các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ trong lĩnh vực thú y.
11. Đánh tráo hoặc làm thay đổi số lượng động vật, sản phẩm động vật đã được kiểm dịch.
12. Trốn tránh việc kiểm dịch; vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
13. Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh nguy hiểm trên loài động vật mẫn cảm với bệnh dịch đó.
14. Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật, mẫu bệnh phẩm không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
15. Nhập khẩu, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thuộc diện cấm nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
16. Giết mổ, thu hoạch động vật, sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm trước thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y theo hướng dẫn sử dụng.
17. Giết mổ, chữa bệnh động vật mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh.
18. Giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
19. Sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thú y hoặc chứa các vi sinh vật, chất tồn dư quá giới hạn cho phép.
20. Ngâm, tẩm hóa chất, đưa nước hoặc các loại chất khác vào động vật, sản phẩm động vật làm mất vệ sinh thú y.
21. Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y để phòng bệnh, chữa bệnh động vật; sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc thú y cấm sử dụng, thuốc thú y hết hạn sử dụng, thuốc thú y chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều 15 của Luật này.
22. Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán thuốc thú y giả, thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc thú y cấm sử dụng, thuốc thú y hết hạn sử dụng, thuốc thú y kém chất lượng, thuốc thú y chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 100 của Luật này.
23. Lưu hành thuốc thú y có nhãn không đúng với nội dung nhãn đã đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
24. Quảng cáo thuốc thú y không đúng với tính năng, công dụng đã đăng ký.
25. Hành nghề thú y trái pháp luật.
1. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán, chữa bệnh; quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi; giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh; điều tra dịch bệnh; phân tích nguy cơ; khống chế dịch bệnh động vật.
2. Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
3. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; thực hiện chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người.
4. Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh động vật, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh động vật.
5. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.
1. Nơi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, diệt vật chủ trung gian định kỳ và sau mỗi đợt nuôi; nơi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải theo quy hoạch của địa phương hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Chất thải trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải được xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với hệ thống nuôi trồng thủy sản kín, nguồn nước nuôi phải bảo đảm chất lượng; nước thải, chất thải phải được xử lý trước khi xả thải bảo đảm vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Con giống, thức ăn sử dụng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về giống vật nuôi, pháp luật về thức ăn chăn nuôi.
4. Động vật phải được phòng bệnh bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
5. Vắc-xin phòng bệnh bắt buộc trong các chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật, phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp do ngân sách nhà nước hỗ trợ; cơ quan quản lý chuyên ngành thú y chịu trách nhiệm xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc-xin phòng bệnh động vật.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch; Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh;
b) Quy định các biện pháp phòng bệnh bắt buộc; yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; điều kiện động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển ra khỏi vùng có dịch;
c) Quyết định sử dụng thuốc thú y chưa được đăng ký lưu hành tại Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp để kịp thời phòng, chống dịch bệnh động vật;
d) Quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
1. Giám sát dịch bệnh động vật nhằm phát hiện sớm dịch bệnh có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, các bệnh truyền lây giữa động vật và người.
2. Chương trình giám sát dịch bệnh động vật được cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật để khuyến khích chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật.
3. Chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng và giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Khi tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật quy định tại khoản 2 Điều này, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và được vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
c) Theo dõi, ghi chép quá trình nuôi, phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật;
d) Báo cho chính quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có kết quả kiểm tra xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.
4. Cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có kết quả xét nghiệm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người.
5. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức thực hiện giám sát bệnh động vật như sau:
a) Căn cứ diễn biến của dịch bệnh động vật, xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh động vật trong quá trình nuôi, vận chuyển, giết mổ, buôn bán, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật;
b) Chủ động điều tra, lấy mẫu giám sát dịch bệnh động vật;
c) Định kỳ hoặc đột xuất giám sát các bệnh truyền nhiễm có thể lây giữa động vật hoang dã và động vật nuôi tại cơ sở nuôi động vật hoang dã, vườn thú, vườn chim, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên;
d) Căn cứ kết quả giám sát, đặc điểm dịch tễ của bệnh động vật, tiến hành dự báo, cảnh báo về một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật và hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch bệnh; trường hợp phát hiện dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người thì phải thông báo kịp thời cho cơ quan y tế cùng cấp, cảnh báo tới người chăn nuôi và cộng đồng để chủ động thực hiện các biện pháp cách ly động vật lây nhiễm, phòng, chống dịch bệnh động vật lây sang người;
đ) Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về giám sát dịch bệnh động vật và thông tin dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật; tiếp nhận và phản hồi thông tin về tình hình dịch bệnh động vật;
e) Xác nhận cơ sở tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật bảo đảm an toàn.
1. Điều kiện được công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:
a) Thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật quy định tại Điều 14 và các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 15 của Luật này;
b) Thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật này;
c) Không xảy ra dịch bệnh động vật đăng ký công nhận trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật;
d) Hoạt động thú y trong vùng, cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật.
2. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được ưu tiên trong việc lựa chọn cung cấp con giống, động vật và sản phẩm động vật.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
1. Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người phải được xây dựng thành chương trình, kế hoạch trong từng thời kỳ.
2. Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nghiên cứu, điều tra phát hiện tác nhân gây bệnh, tác nhân truyền bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật; phân tích, đánh giá nguy cơ gây bệnh, lây nhiễm dịch bệnh động vật;
b) Phát hiện dịch bệnh động vật sớm, dập tắt dịch kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng;
c) Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật bao gồm sử dụng vắc-xin, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh và biện pháp kỹ thuật bắt buộc khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
d) Giám sát dịch bệnh động vật, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm bệnh;
đ) Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tổ chức, cá nhân chủ động phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật;
e) Mở rộng và duy trì vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
3. Việc khống chế, thanh toán bệnh truyền lây giữa động vật và người bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nghiên cứu, điều tra, phát hiện các tác nhân gây bệnh truyền lây giữa động vật và người;
b) Kiểm soát, khống chế nguồn lây nhiễm bệnh, không để dịch bệnh lây lan;
c) Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật bao gồm sử dụng vắc-xin, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh và các biện pháp kỹ thuật bắt buộc khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, cơ quan y tế;
d) Giám sát bệnh truyền lây giữa động vật và người; thiết lập hệ thống thông tin, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền lây giữa động vật và người;
đ) Chế độ thông tin, báo cáo tình hình dịch bệnh động vật giữa cơ quan quản lý chuyên ngành thú y với cơ quan y tế trong ứng phó, xử lý dịch bệnh;
e) Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tổ chức, cá nhân chủ động phòng, chống bệnh truyền lây giữa động vật và người theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, cơ quan y tế.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp bắt buộc để khống chế, thanh toán dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật; bệnh truyền lây giữa động vật và người;
c) Hằng năm, đánh giá tình hình dịch bệnh động vật, việc khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xử lý thông tin liên quan đến dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người; tổ chức điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh ở người; thực hiện việc công bố dịch theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện chương trình, kế hoạch quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người.
1. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cá nhân hành nghề thú y khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm phải báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất.
2. Nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện hoặc nhận được tin báo có động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra thông tin, chẩn đoán lâm sàng, hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành thú y lấy mẫu xét nghiệm;
b) Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 33 của Luật này;
c) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện.
3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện khi nhận được thông báo có động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm sau đây:
a) Xác minh thông tin, chẩn đoán lâm sàng, điều tra ổ dịch bệnh động vật;
b) Lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh;
c) Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật;
d) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
1. Động vật có dấu hiệu mắc bệnh phải được chẩn đoán, cách ly, chăm sóc, chữa bệnh kịp thời, trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt buộc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nhân viên thú y cấp xã, cá nhân hành nghề thú y khi chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch bệnh động vật, vùng có dịch phải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc và các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật.
3. Việc sử dụng thuốc thú y chữa bệnh cho động vật mắc bệnh phải theo quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật này.
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp với từng loài động vật;
b) Giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
2. Tổ chức, cá nhân nuôi động vật làm cảnh, nuôi bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật đầy đủ, kịp thời theo quy định của Luật này.
1. Dự trữ thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng, chủng loại thuốc thú y dự trữ quốc gia;
b) Thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
2. Việc sử dụng thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia được quy định như sau:
a) Trong trường hợp đột xuất, cấp bách khi có thiên tai, dịch bệnh động vật và căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định xuất, cấp thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia để phòng, chống dịch bệnh động vật có giá trị tương ứng với thẩm quyền quyết định chi ngân sách của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Luật ngân sách nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thông báo cho Bộ Tài chính về việc xuất, cấp thuốc thú y dự trữ quốc gia; trường hợp vượt quá thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc tiếp nhận, bảo quản, sử dụng thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia được hỗ trợ để phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời, hiệu quả, đúng mục đích và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả sử dụng thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia đã hỗ trợ cho địa phương.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí dự trữ thuốc thú y từ ngân sách địa phương để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.
1. Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật được sử dụng cho các hoạt động sau đây:
a) Phòng, chống dịch bệnh động vật;
b) Khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật;
c) Phục hồi môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
2. Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Kinh phí của chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
c) Đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật.
1. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp được thành lập khi dịch bệnh động vật được công bố.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định việc thành lập và tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp.
1. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Cách ly ngay động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh;
b) Không giết mổ, mua bán, vứt động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường;
c) Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
đ) Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Phòng bệnh, chống dịch bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh động vật, lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
c) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình dịch bệnh động vật.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
b) Chỉ đạo nhân viên thú y cấp xã, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra, giám sát chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện cách ly động vật mắc bệnh, thống kê số lượng động vật mắc bệnh, động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật; phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện lấy mẫu bệnh phẩm;
c) Tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin, chống dịch bệnh, chữa bệnh động vật theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
d) Quyết định, và chỉ đạo tiêu hủy động vật trong ổ dịch bệnh động vật; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật;
đ) Tổ chức việc kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào ổ dịch bệnh động vật.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Bố trí kinh phí xử lý ổ dịch bệnh động vật;
b) Yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện, chỉ đạo các phòng, ban, ngành có liên quan xác định ổ dịch bệnh động vật, thông báo trên phương tiện truyền thông của địa phương và hướng dẫn thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật;
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới và các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện xử lý ổ dịch bệnh động vật, bố trí kinh phí, hỗ trợ chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có động vật bị tiêu hủy.
1. Nguyên tắc công bố dịch bệnh động vật trên cạn:
a) Việc công bố dịch bệnh động vật phải bảo đảm đủ điều kiện, đúng thẩm quyền, công khai, chính xác, kịp thời;
b) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị công bố dịch bệnh động vật, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này quyết định việc công bố dịch bệnh động vật.
2. Công bố dịch bệnh động vật trên cạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;
b) Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.
3. Nội dung công bố dịch bệnh động vật trên cạn bao gồm:
a) Tên dịch bệnh động vật hoặc tên tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới; loài động vật mắc bệnh;
b) Thời gian xảy ra dịch bệnh động vật hoặc thời gian phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;
c) Vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm;
d) Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.
4. Thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật trên cạn được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ đề nghị của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện quyết định, công bố dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và dịch bệnh xảy ra trong phạm vi huyện;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ đề nghị của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh quyết định công bố dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và dịch bệnh xảy ra từ hai huyện trở lên trong phạm vi tỉnh.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề nghị của Cục Thú y quyết định công bố dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và dịch bệnh xảy ra từ hai tỉnh trở lên; kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc công bố dịch của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.
6. Trong trường hợp dịch bệnh động vật lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo để Thủ tướng Chính phủ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
1. Khi công bố dịch bệnh động vật, người có thẩm quyền công bố dịch chỉ đạo tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Xác định giới hạn vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; đặt biển báo, chốt kiểm soát, hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua vùng có dịch;
b) Cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật mắc bệnh hoặc chết; hạn chế người ra vào vùng có dịch; thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho động vật theo quy định;
c) Cấm giết mổ, đưa vào, mang ra hoặc lưu thông trong vùng có dịch động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm động vật của chúng, trừ trường hợp được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Khẩn cấp tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố trong vùng có dịch; chữa bệnh, giết mổ bắt buộc động vật hoặc tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
đ) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi, nơi chăn thả động vật mắc bệnh, phương tiện, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, chất thải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch huy động nguồn lực của địa phương nhanh chóng thực hiện các biện pháp bao vây, khống chế, dập tắt dịch bệnh, ngăn chặn dịch lây lan; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức chống dịch bệnh động vật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật và triển khai việc hỗ trợ phòng, chống dịch;
c) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục chăn nuôi sau dịch bệnh động vật.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; huy động nguồn lực tại địa phương để phòng, chống dịch bệnh động vật; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
c) Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh động vật gây ra, ổn định đời sống, khôi phục chăn nuôi trên địa bàn;
d) Đề xuất Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;
đ) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
c) Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra, ổn định đời sống và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn;
d) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;
đ) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp trên;
b) Tổ chức tiêu hủy động vật chết, động vật mắc bệnh; giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
d) Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra, ổn định đời sống và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn;
đ) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;
e) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn.
6. Cục Thú y có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; tham gia hỗ trợ địa phương phòng, chống dịch bệnh động vật, điều tra dịch bệnh, đánh giá ổ dịch bệnh động vật;
b) Xác định tác nhân gây bệnh động vật truyền nhiễm đối với trường hợp bệnh mới, bệnh chưa xác định được nguyên nhân.
7. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, xác định thiệt hại do dịch bệnh gây ra, theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiệu quả phòng, chống dịch bệnh động vật và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
8. Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trong việc phòng, chống dịch bệnh động vật;
b) Xử lý ổ dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật này;
c) Hướng dẫn, tham gia thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc để phòng, chống dịch bệnh động vật lây lan;
d) Thống kê số lượng động vật nuôi, động vật mắc bệnh, chết, tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
9. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện xử lý ổ dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này;
b) Thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
c) Trả chi phí khắc phục hậu quả vi phạm; bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh động vật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
1. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Kiểm soát việc đưa vào, mang ra khỏi vùng bị dịch uy hiếp động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm của chúng;
b) Kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trong vùng bị dịch uy hiếp;
c) Tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố;
d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.
2. Trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các biện pháp sau đây và báo cáo ngay cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Công bố vùng bị dịch uy hiếp trong phạm vi 5 km tính từ biên giới và thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyết định cửa khẩu và động vật, sản phẩm động vật không được phép lưu thông qua cửa khẩu;
c) Quyết định tạm thời cấm trong thời gian có dịch bệnh động vật việc đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đang xảy ra ở nước láng giềng và sản phẩm của chúng;
d) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động liên quan đến động vật, sản phẩm động vật trong vùng bị dịch uy hiếp; thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc cho người, phương tiện vận chuyển qua cửa khẩu.
3. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện phòng bệnh bằng vắc-xin và các biện pháp phòng bệnh khác cho động vật theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, môi trường chăn nuôi;
c) Chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật;
b) Thường xuyên theo dõi, giám sát động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật.
2. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
1. Các biện pháp xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới bao gồm:
a) Tiêu hủy bắt buộc;
b) Giết mổ bắt buộc.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định biện pháp xử lý quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Nhà nước hỗ trợ việc tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới. Trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ đối với việc tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người.
4. Việc giết mổ bắt buộc động vật được thực hiện như sau:
a) Thực hiện tại cơ sở giết mổ do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương chỉ định và phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y theo quy định;
b) Phương tiện vận chuyển động vật giết mổ bắt buộc phải có sàn kín để không rơi vãi các chất thải trên đường đi và phải được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc ngay sau vận chuyển;
c) Cơ sở giết mổ, dụng cụ giết mổ, chất thải của động vật bị giết mổ bắt buộc phải được xử lý, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc sau giết mổ;
d) Thân thịt của động vật bị giết mổ bắt buộc được sử dụng nhưng phải được xử lý bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
đ) Những phụ phẩm, sản phẩm khác của động vật bị giết mổ bắt buộc, các chất độn chuồng, chất thải của động vật phải được đốt hoặc chôn.
5. Việc tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới phải theo quy định của pháp luật về thú y, phòng chống bệnh truyền nhiễm và bảo vệ môi trường.
6. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có động vật bị tiêu hủy, giết mổ bắt buộc có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành việc tiêu hủy, giết mổ bắt buộc, tiêu thụ sản phẩm động vật giết mổ bắt buộc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí kinh phí dự phòng cho việc tiêu hủy động vật, hỗ trợ chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có động vật bị tiêu hủy để bảo đảm việc khống chế, ngăn chặn bệnh dịch động vật nhanh, hiệu quả và vệ sinh môi trường.
8. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết các khoản 1, 4 và 5 Điều này.
1. Điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật bao gồm:
a) Trong thời hạn quy định đối với từng bệnh, kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng chết, bị tiêu hủy, giết mổ bắt buộc hoặc lành bệnh mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì dịch bệnh động vật đã công bố;
b) Đã phòng bệnh bằng vắc-xin hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp;
c) Đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y đối với vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp;
d) Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp trên thẩm định, công nhận.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết khoản này.
2. Người có thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật quy định tại Điều 26 của Luật này có thẩm quyền công bố hết dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Theo dõi, giám sát, kiểm tra các chỉ tiêu môi trường ở nơi nuôi trồng thủy sản và ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu thu thập được;
b) Cung cấp thông tin, số liệu về quan trắc môi trường, phòng dịch bệnh thủy sản nuôi khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản có thẩm quyền chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản;
b) Thực hiện hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân quan trắc môi trường thủy sản triển khai kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất lợi của môi trường để khuyến cáo chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản điều chỉnh kịp thời.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quan trắc, dự báo, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản; xử lý và khắc phục các biến động môi trường ở vùng nuôi;
b) Chỉ định tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản và gửi kết quả quan trắc, cảnh báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản.
1. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Không xả nước thải, chất thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường;
b) Không vứt động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết ra môi trường;
c) Chữa bệnh, thu hoạch hoặc xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết và áp dụng các biện pháp khác theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
d) Khai báo dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này; cung cấp thông tin về dịch bệnh động vật thủy sản theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
đ) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường nuôi, dụng cụ nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
e) Xử lý, tiêu hủy động vật thủy sản bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh;
g) Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 8 Điều 27 của Luật này; hướng dẫn, giám sát chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thống kê, báo cáo diện tích nuôi trồng thủy sản, số lượng thả nuôi; số lượng, diện tích động vật thủy sản mắc bệnh.
3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có trách nhiệm điều tra, báo cáo và đề xuất áp dụng các biện pháp xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 27 của Luật này.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh động vật xảy ra trên địa bàn xã căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật đối với các bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và đề nghị của nhân viên thú y cấp xã;
b) Thực hiện giám sát, cảnh báo vùng có dịch bệnh động vật;
c) Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn; thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn;
d) Chỉ đạo việc chữa bệnh, thu hoạch, xử lý hoặc giám sát xử lý động vật thủy sản mắc bệnh; thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản, số lượng, diện tích động vật thủy sản mắc bệnh; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường vùng có dịch;
đ) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
e) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;
g) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh động vật xảy ra trên địa bàn huyện căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật đối với các bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và đề nghị của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện;
b) Tổ chức phòng bệnh, xử lý động vật thủy sản mắc bệnh; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định đối với từng bệnh;
c) Hướng dẫn chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, người mua bán, vận chuyển động vật thủy sản thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y để ngăn chặn dịch bệnh động vật lây lan;
d) Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh động vật gây ra và khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn;
đ) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
g) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;
h) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, sở, ban, ngành có liên quan thực hiện xử lý ổ dịch bệnh động vật;
b) Bố trí kinh phí để xử lý ổ dịch bệnh động vật, hỗ trợ chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có động vật thủy sản mắc bệnh, chết, buộc phải tiêu hủy.
1. Nguyên tắc, nội dung công bố dịch bệnh động vật thủy sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 26 của Luật này.
2. Công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;
b) Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật;
c) Có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ điều kiện công bố dịch quy định, tại khoản 2 Điều này.
1. Khi công bố dịch, người có thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật thủy sản chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Xác định giới hạn vùng có dịch; đặt biển báo, hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản đi qua vùng có dịch;
b) Hạn chế người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật thủy sản mắc bệnh hoặc chết do dịch bệnh động vật;
c) Kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản ra, vào vùng có dịch; phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật thủy sản;
d) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc nơi nuôi trồng thủy sản, phương tiện, dụng cụ, nước thải và chất thải trong nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức phòng, chống dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; huy động nguồn lực tại địa phương để phòng, chống dịch bệnh động vật;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
c) Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn;
d) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật;
đ) Đề xuất Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;
e) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
c) Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn;
d) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;
đ) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định;
b) Tổ chức giám sát xử lý động vật thủy sản mắc bệnh theo quy định;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
d) Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn;
đ) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;
e) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
6. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 27 của Luật này.
7. Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trong việc phòng, chống dịch bệnh động vật;
b) Xử lý ổ dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật này;
c) Hướng dẫn, tham gia thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc để phòng, chống dịch bệnh động vật lây lan;
d) Lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện.
8. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
9. Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa có động vật mắc bệnh nhưng thuộc vùng có dịch, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập; tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường, chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho động vật thủy sản; giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm động vật thủy sản mắc bệnh.
1. Điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật bao gồm:
a) Không phát sinh ổ dịch bệnh động vật mới kể từ khi ổ dịch bệnh động vật cuối cùng được xử lý theo quy định đối với từng bệnh;
b) Đã áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật trong vùng có dịch;
c) Đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y đối với vùng có dịch;
d) Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh và được Cục Thú y thẩm định, công nhận.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hết dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát đối với các trường hợp sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh;
b) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chăn nuôi chưa được giám sát dịch bệnh động vật;
c) Động vật chưa được phòng bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật này hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc-xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ;
d) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh động vật;
đ) Sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chưa được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y;
e) Động vật, sản phẩm động vật không thuộc trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản này khi có yêu cầu của chủ hàng.
2. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu, của chủ hàng và trước khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:
a) Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch;
b) Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện miễn kiểm dịch;
c) Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;
đ) Quy định cụ thể nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và động vật, sản phẩm động vật mang theo người; đánh dấu, cấp mã số động vật, niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.
1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi xuất phát cấp;
b) Động vật phải khỏe mạnh, sản phẩm động vật bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Không làm lây lan dịch bệnh động vật, không gây hại đến sức khỏe con người.
2. Động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại Điều 70 của Luật này.
1. Động vật, sản phẩm động vật quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này được thực hiện kiểm dịch như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;
c) Nội dung thực hiện kiểm dịch bao gồm kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán, xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật để phát hiện đối tượng kiểm dịch, đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh hoặc được phòng bệnh bằng vắc-xin và còn miễn dịch bảo hộ hoặc sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y được kiểm dịch như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.
1. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển qua các đầu mối giao thông do trạm kiểm dịch động vật thực hiện. Trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông phải có đại diện các ngành công an, quản lý thị trường, thú y.
2. Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo Giấy chứng nhận kiểm dịch; mã số, dấu, tem vệ sinh thú y; dấu niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển;
b) Kiểm tra tình trạng sức khỏe của động vật; thực trạng vệ sinh thú y của sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển;
c) Xác nhận đã kiểm tra động vật, sản phẩm động vật nếu đạt yêu cầu; trường hợp không đạt yêu cầu thì tạm đình chỉ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập và phê duyệt quy hoạch trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông trên phạm vi cả nước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy hoạch quy định tại khoản 3 Điều này quyết định thành lập và tổ chức thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật của các trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông trên địa bàn.
1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu phải được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng; trường hợp nước nhập khẩu hoặc chủ hàng không yêu cầu kiểm dịch thì thực hiện theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vận trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
2. Cục Thú y thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng.
3. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được thực hiện tại nơi xuất phát hoặc tại nơi cách ly kiểm dịch ở cửa khẩu theo quy trình, yêu cầu vệ sinh thú y quy định đối với động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu.
1. Hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu bao gồm:
a) Đơn đăng ký kiểm dịch;
b) Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có);
c) Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).
2. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch quy định tại khoản 1 Điều này cho Cục Thú y;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch phải thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch thì thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật này.
1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được phân tích nguy cơ.
2. Cục Thú y tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ trên cơ sở thông tin do cơ quan có thẩm quyền về thú y của nước xuất khẩu cung cấp và các nguồn thông tin có liên quan khác.
3. Căn cứ kết quả phân tích nguy cơ, Cục Thú y quyết định việc nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật.
1. Đối với động vật:
a) Khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam;
b) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam.
2. Đối với sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm:
a) Có nguồn gốc từ động vật đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam;
c) Được giết mổ, sơ chế, chế biến tại cơ sở sản xuất đã đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam.
3. Đối với sản phẩm động vật không dùng làm thực phẩm:
a) Được lấy từ động vật quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam;
c) Trường hợp sử dụng để sản xuất con giống thì phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam.
4. Trong trường hợp cần thiết, Cục Thú y giám sát quá trình cách ly kiểm dịch; kiểm tra, đánh giá hệ thống quản lý, giám sát dịch bệnh động vật, vệ sinh thú y tại nước xuất khẩu.
1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu bao gồm:
a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân;
b) Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.
2. Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu bao gồm:
a) Đơn khai báo kiểm dịch;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
1. Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này cho Cục Thú y.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, căn cứ tình hình dịch bệnh, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, giám sát vệ sinh thú y của nước xuất khẩu, Cục Thú y có văn bản đồng ý kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu và hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu; trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp động vật, sản phẩm động vật từ quốc gia, vùng lãnh thổ lần đầu tiên đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam hoặc từ quốc gia, vùng lãnh thổ có nguy cơ cao về dịch bệnh động vật phải được Cục Thú y tiến hành phân tích nguy cơ theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian để tiến hành kiểm dịch theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
1. Đối với động vật nhập khẩu, Cục Thú y thực hiện kiểm dịch như sau:
a) Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, tình trạng sức khỏe của động vật; nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, động vật không có dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm thì xác nhận để làm thủ tục và chuyển động vật đến khu cách ly kiểm dịch hoặc đến địa điểm đã được kiểm tra, có đủ điều kiện để cách ly kiểm dịch;
b) Giám sát động vật tại khu cách ly kiểm dịch hoặc tại địa điểm có đủ điều kiện cách ly kiểm dịch; thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch phù hợp với từng loài động vật, từng bệnh được kiểm tra nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày bắt đầu cách ly kiểm dịch;
c) Lấy mẫu kiểm tra bệnh động vật, áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật theo quy định;
d) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến;
đ) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.
2. Đối với sản phẩm động vật nhập khẩu, Cục Thú y thực hiện kiểm dịch như sau:
a) Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, thực trạng hàng hóa, nếu đạt yêu cầu thì lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định;
b) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến;
c) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.
3. Trường hợp động vật, sản phẩm động vật không đạt yêu cầu thì lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch bao gồm:
a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam của tổ chức, cá nhân;
b) Hợp đồng thương mại;
c) Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.
2. Hồ sơ khai báo kiểm dịch bao gồm:
a) Đơn khai báo kiểm dịch;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
1. Tổ chức, cá nhân khi tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật trên cạn có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này cho Cục Thú y.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, giám sát vệ sinh thú y của nước xuất khẩu, Cục Thú y có văn bản hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
3. Tại cửa khẩu, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch để tiến hành kiểm dịch theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
1. Tại cửa khẩu nhập, Cục Thú y thực hiện:
a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, thực trạng lô hàng;
b) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch, trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Niêm phong hoặc kẹp chì phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
d) Hướng dẫn chủ hàng và thực hiện các quy định vệ sinh thú y trong quá trình lưu giữ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên lãnh thổ Việt Nam; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển và nơi bốc dỡ hàng hóa;
đ) Trong trường hợp động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển bằng công-ten-nơ hoặc phương tiện đóng kín khác, nếu phát hiện phương tiện vận chuyển, dấu niêm phong, kẹp chì có biểu hiện bất thường, Cục Thú y yêu cầu chủ hàng mở công-ten-nơ, phương tiện vận chuyển để kiểm tra vệ sinh thú y với sự chứng kiến của cơ quan hải quan và chủ hàng.
2. Chủ hàng khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Thực hiện hướng dẫn của Cục Thú y trong quá trình lưu giữ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên lãnh thổ Việt Nam; trường hợp cần thay đổi lộ trình vận chuyển hoặc thay đổi cửa khẩu thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Cục Thú y;
b) Không tự ý bốc dỡ hàng, tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, trừ trường hợp cần thiết thì phải có sự chứng kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; trong trường hợp cần thay đổi phương tiện vận chuyển thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Cục Thú y;
c) Không để động vật tiếp xúc với động vật trong nước; chỉ được phép thả động vật để cho ăn, uống hoặc trường hợp đặc biệt khác khi cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cho phép và giám sát;
d) Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phải bảo đảm không làm rơi vãi chất thải trên đường đi. Xác động vật, chất thải, chất độn, thức ăn thừa của động vật, dụng cụ chứa đựng phát sinh trong quá trình vận chuyển phải được thu gom, xử lý tại địa điểm theo hướng dẫn của Cục Thú y.
3. Tại cửa khẩu xuất, Cục Thú y thực hiện:
a) Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch;
b) Kiểm tra dấu niêm phong hoặc kẹp chì phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
c) Nếu hàng hóa đúng với Giấy chứng nhận kiểm dịch được cấp tại cửa khẩu nhập thì xác nhận để chủ hàng làm thủ tục xuất hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
4. Không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật đã đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh động vật mẫn cảm với loài động vật đó;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu không hợp lệ;
c) Động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh nguy hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Động vật tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật trên cạn tham gia hội chợ, triển lãm phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Có nguồn gốc rõ ràng, không mang mầm bệnh;
b) Thực hiện việc kiểm dịch tại nơi xuất phát và nơi đến theo quy định.
2. Trong thời gian tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, chủ hàng phải thực hiện các quy định về yêu cầu vệ sinh thú y dưới sự giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
3. Khi kết thúc hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực tập trung động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y để vận chuyển, sử dụng trong nước; trường hợp có nhu cầu xuất ra khỏi Việt Nam, chủ hàng phải làm thủ tục theo quy định về kiểm dịch xuất khẩu.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đưa vào Việt Nam, gửi ra nước ngoài mẫu bệnh phẩm phải đăng ký và gửi hồ sơ tới Cục Thú y để được phép vận chuyển.
2. Mẫu bệnh phẩm gửi tới cơ sở xét nghiệm phải được bao gói, bảo quản, vận chuyển theo quy định, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, không làm phát tán mầm bệnh, không gây ô nhiễm môi trường.
3. Mẫu bệnh phẩm không được phép đưa vào Việt Nam hoặc mẫu bệnh phẩm không được bao gói, bảo quản, vận chuyển theo quy định, không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, có nguy cơ phát tán và gây ô nhiễm môi trường phải được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về thú y, phòng chống bệnh truyền nhiễm và bảo vệ môi trường.
1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát đối với các trường hợp sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố dịch;
b) Động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh;
c) Động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc chưa được giám sát dịch bệnh theo quy định;
d) Động vật, sản phẩm động vật không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, và c khoản này khi có yêu cầu của chủ hàng.
2. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu, của chủ hàng và trước khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:
a) Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch;
b) Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
c) Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
d) Quy định, cụ thể về nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương nơi xuất phát cấp;
b) Động vật thủy sản phải khỏe mạnh, sản phẩm động vật thủy sản bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Không làm lây lan dịch bệnh động vật, không gây hại đến sức khỏe con người.
2. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản phải được vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại Điều 70 của Luật này.
1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này được thực hiện kiểm dịch, như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;
c) Nội dung thực hiện kiểm dịch bao gồm kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán, xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật thủy sản để phát hiện đối tượng kiểm dịch, đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 03 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Động vật thủy sản làm giống xuất phát từ cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh được kiểm dịch như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật thủy sản làm giống đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.
1. Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch dùng làm thực phẩm, tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch với cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký kiểm dịch;
b) Yêu cầu về kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu có);
c) Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định;
d) Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh của cơ sở nuôi thủy sản nơi xuất xứ của thủy sản để sản xuất lô hàng (nếu có).
2. Khi nhận được đăng ký kiểm dịch của tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật như sau:
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, bao gói động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
b) Kiểm tra dấu hiệu mắc bệnh động vật;
c) Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo yêu cầu của nước nhập khẩu (nếu có), trừ các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh đối với cơ sở nuôi nơi xuất xứ của động vật thủy sản;
d) Trường hợp lấy mẫu xét nghiệm bệnh thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lấy mẫu, cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch gửi mẫu tới phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm bệnh;
đ) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được mẫu xét nghiệm bệnh, phòng thử nghiệm thông báo kết quả xét nghiệm bệnh cho cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch.
3. Việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch được thực hiện như sau:
a) Trường hợp không phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh, cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra đạt yêu cầu;
b) Trường hợp phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh, cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu;
c) Trường hợp chủ hàng có yêu cầu đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với lô hàng, cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch kiểm tra lô hàng và cấp đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch.
Trình tự, nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm; vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản được thực hiện theo quy định tại các điều 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51 và 52 của Luật này.
1. Cục Thú y có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thực hiện việc kiểm tra tại nước xuất khẩu hoặc yêu cầu kiểm dịch theo quy định của nước nhập khẩu;
b) Quyết định các biện pháp xử lý; giám sát việc xử lý động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch vô chủ, không rõ nguồn gốc từ nước ngoài vào Việt Nam;
d) Cung cấp các thông tin về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật cho các nước có liên quan khi được yêu cầu.
2. Cục Thú y có quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật cung cấp các thông tin liên quan và phối hợp kiểm tra tại nước xuất khẩu;
b) Từ chối nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật không đáp ứng các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;
c) Yêu cầu chủ hàng xử lý động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Trong trường hợp cần thiết, Cục Thú y ủy quyền cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật tại một số cửa khẩu.
1. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được Cục Thú y ủy quyền.
2. Quyết định các biện pháp xử lý; giám sát việc xử lý động vật, sản phẩm động vật; yêu cầu xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; yêu cầu chủ hàng thực hiện và trả chi phí.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu được xác định mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh đến động vật nuôi trong nước, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người; bị cảnh báo, không đáp ứng các quy định của Việt Nam; ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu của Việt Nam;
b) Động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, bị cảnh báo của nước nhập khẩu, có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
2. Khi các nguy cơ quy định tại khoản 1 Điều này đã được khắc phục thì động vật, sản phẩm động vật được tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định của Luật này; chấp hành quy trình nghiệp vụ kiểm dịch và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; khi làm nhiệm vụ phải mặc trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và thẻ kiểm dịch động vật.
2. Yêu cầu chủ hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan cần thiết cho việc kiểm dịch.
3. Hướng dẫn, giám sát chủ hàng đưa động vật, sản phẩm động vật đến địa điểm, khu cách ly kiểm dịch; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng.
4. Thực hiện việc kiểm tra, lấy mẫu trong quá trình kiểm dịch theo quy định.
1. Chủ hàng có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
b) Được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hướng dẫn nhận biết, phát hiện các yếu tố gây hại đến động vật, sản phẩm động vật; các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;
c) Yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quy định tại điểm e khoản 1 Điều 37 và điểm d khoản 1 Điều 53 của Luật này, trừ trường hợp vượt quá năng lực của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
d) Khiếu nại về kết quả kiểm dịch và quyết định của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
2. Chủ hàng có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật có liên quan trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
b) Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
c) Cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác kiểm dịch khi cơ quan quản lý chuyên ngành thú y yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm nuôi giữ, chăm sóc động vật, bảo quản sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, nội dung khai báo kiểm dịch; bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong quá trình tập trung, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo quy định;
đ) Phải báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất khi phát hiện bệnh lạ hoặc động vật có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch;
e) Không được đánh tráo, thay đổi số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật đã được kiểm dịch; không tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
g) Không tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, thay đổi phương tiện vận chuyển và địa điểm vận chuyển động vật, sản phẩm động vật hoặc tự ý thay đổi mã số đánh dấu động vật trong quá trình vận chuyển;
h) Trả kinh phí xử lý, bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật gây ra;
i) Nộp phí, lệ phí, chi phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật.
1. Động vật có trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm soát giết mổ theo quy trình.
2. Việc giết mổ động vật phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật tập trung bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật này.
Trường hợp tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn chưa có cơ sở giết mổ động vật tập trung thì việc giết mổ động vật được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ và phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này.
3. Động vật có trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ khi đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và được đối xử theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật này.
1. Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với động vật giết mổ.
2. Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 69 của Luật này.
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với người trực tiếp tham gia giết mổ động vật.
4. Kiểm tra trước và sau khi giết mổ động vật để phát hiện các yếu tố gây bệnh, gây hại cho động vật, sức khỏe con người và môi trường.
5. Xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
6. Đóng dấu hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt hoặc dán tem vệ sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
1. Việc kiểm tra vệ sinh thú y phải được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện trong quá trình sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
2. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này và pháp luật về an toàn thực phẩm.
1. Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.
2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
3. Xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
1. Kiểm tra vệ sinh thú y phải được thực hiện trong quá trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm tra, giám sát yêu cầu vệ sinh thú y đối với các đối tượng có trong Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; phân tích nguy cơ, truy xuất nguồn gốc đối với động vật, sản phẩm động vật.
3. Nội dung kiểm tra vệ sinh thú y:
a) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với các đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y;
b) Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
c) Kết luận và xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở giết mổ động vật tập trung:
a) Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương;
b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
c) Trang thiết bị, dụng cụ, nước cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
2. Cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ:
a) Địa điểm phải tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
b) Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật;
c) Có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho việc giết mổ động vật;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
3. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
c) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
đ) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm sản phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại;
g) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
4. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ:
a) Có khoảng cách bảo đảm không bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây hại;
b) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
1. Phương tiện vận chuyển động vật:
a) An toàn kỹ thuật để bảo vệ động vật trong quá trình vận chuyển;
b) Bảo đảm không để thoát nước thải và chất thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển;
c) Dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;
d) Đối với phương tiện vận chuyển kín phải có hệ thống cung cấp dưỡng khí hoặc thông khí thích hợp.
2. Phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật:
a) An toàn kỹ thuật để bảo đảm chất lượng của sản phẩm động vật không bị ảnh hưởng xấu trong quá trình vận chuyển;
b) Mặt trong của vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;
c) Vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải kín để bảo quản sản phẩm không bị ô nhiễm từ môi trường bên ngoài và ngược lại;
d) Đáp ứng yêu cầu nhiệt độ bảo quản đối với từng loại sản phẩm động vật trong suốt quá trình vận chuyển.
3. Nước thải, chất thải trong quá trình vận chuyển phải được thu gom, xử lý bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Chợ chuyên kinh doanh động vật:
a) Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương;
b) Có khu vực riêng biệt đối với từng loài động vật;
c) Trang thiết bị, dụng cụ, nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo quy định.
2. Chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ:
a) Địa điểm tách biệt với các ngành hàng khác;
b) Thuận lợi cho việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, thu gom, xử lý nước thải, chất thải.
a) Địa điểm cách biệt với khu dân cư, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các công trình công cộng;
b) Có khu vực riêng biệt đối với từng loài động vật;
c) Trang thiết bị, dụng cụ, nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật:
a) Phương tiện bày bán, vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;
b) Có biện pháp bảo quản thích hợp để sản phẩm động vật không bị mất an toàn thực phẩm, biến chất;
c) Địa điểm và vật dụng dùng trong kinh doanh sản phẩm động vật phải được vệ sinh sạch trước, trong và sau khi bán, định kỳ khử trùng, tiêu độc;
d) Kho, thiết bị bảo quản sản phẩm động vật phải tuân thủ các quy định theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng;
đ) Nước thải, chất thải trong quá trình kinh doanh sản phẩm động vật phải được xử lý bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở kinh doanh, sản phẩm động vật với mục đích làm thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại khoản 1 Điều này và theo pháp luật về an toàn thực phẩm.
1. Cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật:
a) Địa điểm cách biệt với khu dân cư, công trình công cộng;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phù hợp;
c) Có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở phẫu thuật động vật:
a) Có đủ diện tích, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất;
b) Có nơi nuôi giữ động vật trước và sau phẫu thuật;
c) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu vệ sinh thú y đối với các đối tượng thuộc diện kiểm tra vệ sinh thú y; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật động vật; cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật;
2. Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
3. Quy trình kiểm soát giết mổ động vật; quy trình, hồ sơ kiểm tra vệ sinh thú y; mẫu dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y; quy định việc xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về yêu cầu vệ sinh thú y đối với đối tượng thuộc diện phải kiểm tra yêu cầu vệ sinh thú y, đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y.
2. Hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y không đạt yêu cầu.
3. Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
4. Cục Thú y thực hiện kiểm soát giết mổ động vật trên cạn để xuất khẩu.
5. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương thực hiện kiểm soát giết mổ động vật trên cạn để tiêu thụ trong nước.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành các quy định, chính sách, hướng dẫn về hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y;
b) Chỉ đạo xây dựng quy hoạch giết mổ động vật tập trung và lập kế hoạch thực hiện việc giết mổ động vật tập trung;
c) Chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp quản lý việc giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về thú y;
d) Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật; sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai quy hoạch cơ sở giết mổ động vật tập trung;
b) Quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ động vật tập trung; hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn;
c) Tổ chức thực hiện quy định tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 9 của Luật này.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quản lý việc giết mổ động vật tập trung, sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn;
b) Quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ.
1. Thuốc thú y phải được quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật.
2. Thuốc thú y phải bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật được cấp Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này phải có giấy phép nhập khẩu và sử dụng đúng mục đích ghi trong giấy phép nhập khẩu.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:
a) Quy chuẩn kỹ thuật về thuốc thú y;
b) Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam;
c) Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam;
d) Quy định về nội dung ghi nhãn, hồ sơ khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, lưu hành thuốc thú y.
5. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y.
1. Thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam.
2. Thuốc thú y có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, động vật và môi trường.
3. Thuốc thú y bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
4. Tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành thuốc thú y tự ý sửa chữa hoặc sử dụng tài liệu, giấy tờ giả trong hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y.
5. Tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành thuốc thú y sử dụng con dấu giả, giả mạo chữ ký hoặc con dấu của tổ chức, cá nhân liên quan trong hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y phải đăng ký lưu hành thuốc thú y với Cục Thú y trong trường hợp sau đây:
a) Thuốc thú y mới sản xuất trong nước;
b) Thuốc thú y lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam để buôn bán, sản xuất.
2. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y bao gồm:
a) Đơn đăng ký;
b) Tài liệu kỹ thuật, mẫu nhãn thuốc thú y;
c) Kết quả phân tích chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất; kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc thú y của phòng thử nghiệm được chỉ định tại Việt Nam; kết quả khảo nghiệm về hiệu lực và độ an toàn của thuốc thú y đối với thuốc phải khảo nghiệm;
d) Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc thú y hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y; Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất cấp đối với thuốc thú y nhập khẩu.
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký cho Cục Thú y;
b) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y nếu hồ sơ đạt yêu cầu; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y có giá trị trong thời hạn 05 năm.
1. Trước thời hạn 03 tháng tính đến ngày hết hạn của Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn nộp hồ sơ đăng ký gia hạn.
2. Hồ sơ đăng ký gia hạn bao gồm:
a) Đơn đăng ký gia hạn;
b) Bản sao Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y đã được cấp;
c) Kết quả phân tích chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất; kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc thú y của phòng thử nghiệm được chỉ định tại Việt Nam;
d) Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc thú y hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y; đối với thuốc thú y nhập khẩu còn phải có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y do cơ quan có thẩm quyền nước sản xuất cấp.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y thẩm định hồ sơ và gia hạn Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y nếu hồ sơ đạt yêu cầu; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y được gia hạn có giá trị trong thời hạn 05 năm.
1. Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y được cấp lại trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi thành phần, công thức, dạng bào chế, đường dùng, liều dùng, chỉ định điều trị của thuốc thú y; thay đổi phương pháp, quy trình sản xuất mà làm thay đổi chất lượng sản phẩm; đánh giá lại chất lượng, hiệu quả, độ an toàn của thuốc thú y theo quy định. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 80 của Luật này;
b) Bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi tên sản phẩm hoặc thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành thuốc thú y.
2. Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Đơn đăng ký cấp lại;
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi;
c) Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký cấp lại cho Cục Thú y;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y nếu hồ sơ đạt yêu cầu; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
b) Phát hiện tài liệu, giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đăng ký lưu hành đã được xét duyệt;
c) Thuốc thú y bị cấm lưu hành tại Việt Nam;
d) Có bằng chứng khoa học về thuốc thú y gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, động vật và môi trường;
đ) Thuốc thú y có hai lô sản xuất liên tiếp không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc vi phạm tiêu chuẩn chất lượng một lần nhưng nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thuốc thú y;
e) Tổ chức, cá nhân có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam đề nghị rút đăng ký;
g) Thuốc thú y bị rút Giấy chứng nhận lưu hành ở nước sản xuất, xuất khẩu;
h) Thuốc thú y bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
i) Tổ chức, cá nhân có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi.
2. Cục Thú y thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y.
1. Việc khảo nghiệm thuốc thú y phải được thực hiện đối với tất cả thuốc thú y trước khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp được miễn khảo nghiệm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Việc khảo nghiệm thuốc thú y chỉ được tiến hành sau khi có Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y của Cục Thú y và do tổ chức có đủ điều kiện khảo nghiệm thuốc thú y quy định tại Điều 88 của Luật này thực hiện.
1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y bao gồm:
a) Đơn đăng ký;
b) Tài liệu chứng minh đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 88 của Luật này;
c) Tài liệu kỹ thuật của thuốc thú y.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y cho Cục Thú y;
b) Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y nếu hồ sơ đạt yêu cầu; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y có giá trị trong thời hạn 05 năm.
1. Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y được cấp lại trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc thay đổi tên thuốc thú y, thông tin của tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thuốc thú y.
2. Hồ sơ đăng ký cấp lại bao gồm:
a) Đơn đăng ký cấp lại;
b) Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y cho Cục Thú y;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y nếu hồ sơ đạt yêu cầu; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
b) Phát hiện tài liệu, giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y;
c) Thuốc thú y có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người, động vật và môi trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cục Thú y thu hồi Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y.
1. Người phụ trách kỹ thuật của tổ chức khảo nghiệm phải có Chứng chỉ hành nghề thú y.
2. Người lao động có trình độ chuyên môn phù hợp và đã được tập huấn về khảo nghiệm thuốc thú y.
3. Không trực tiếp đứng tên đăng ký hoặc không được nhận ủy quyền đứng tên đăng ký thuốc thú y tại Việt Nam.
4. Có cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho việc khảo nghiệm thuốc thú y.
1. Tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến khảo nghiệm thuốc thú y;
b) Thu phí khảo nghiệm thuốc thú y theo quy định;
c) Khiếu nại quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm khách quan, chính xác, trung thực trong khảo nghiệm;
b) Tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và các yêu cầu khảo nghiệm;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khảo nghiệm;
d) Lưu giữ tài liệu liên quan đến việc thực hiện khảo nghiệm trong thời hạn ít nhất 05 năm, kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm;
đ) Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khảo nghiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc thú y phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2. Có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc bảo đảm diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường;
3. Có trang thiết bị phù hợp với quy mô sản xuất, kiểm tra chất lượng đối với từng loại thuốc thú y;
4. Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
5. Người trực tiếp quản lý sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y về sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y;
6. Người trực tiếp sản xuất thuốc thú y phải được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn phù hợp;
7. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y.
1. Cơ sở sản xuất thuốc thú y có quyền sau đây:
a) Sản xuất thuốc thú y đã có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam;
b) Nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y để sản xuất, tái xuất theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài; nhượng quyền theo hợp đồng;
c) Thông tin, quảng cáo thuốc thú y theo quy định của pháp luật về quảng cáo;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cơ sở sản xuất thuốc thú y có nghĩa vụ sau đây:
a) Sản xuất thuốc thú y đúng tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc thú y công bố;
b) Tuân thủ quy định về kiểm nghiệm, bảo quản, phân phối thuốc thú y và thực hành tốt sản xuất;
c) Chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc thú y do cơ sở mình gây ra và chỉ được phép lưu hành thuốc thú y đạt chất lượng trên thị trường;
d) Lưu giữ mẫu thuốc thú y theo từng lô sản xuất trong thời hạn ít nhất 06 tháng, kể từ ngày thuốc thú y hết hạn sử dụng;
đ) Theo dõi thuốc thú y do cơ sở mình sản xuất, khi phát hiện thuốc không bảo đảm yêu cầu theo quy định thì thông báo và thu hồi ngay toàn bộ thuốc thú y đó đang lưu hành trên thị trường;
e) Phải bồi thường thiệt hại do lỗi của cơ sở mình gây ra theo quy định của pháp luật;
g) Cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra, kiểm tra và đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất thuốc thú y theo quy định của pháp luật;
h) Chủ cơ sở sản xuất thuốc thú y phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng, phòng ngừa tác dụng không mong muốn do thuốc thú y gây ra khi sử dụng; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho người trực tiếp sản xuất thuốc thú y;
i) Chấp hành, thực hiện quy định của pháp luật khác về phòng, chống cháy nổ, hóa chất, an toàn lao động, môi trường.
Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2. Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp;
3. Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y;
4. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.
1. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y có quyền sau đây:
a) Buôn bán thuốc thú y có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam;
b) Cung cấp thông tin và hướng dẫn liên quan đến thuốc thú y;
c) Tham gia tập huấn về an toàn trong sử dụng, bảo quản, vận chuyển và phòng ngừa tác dụng không mong muốn do thuốc thú y gây ra.
2. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y có nghĩa vụ sau đây:
a) Bán đúng loại thuốc thú y theo đơn đối với thuốc thú y phải kê đơn hoặc theo yêu cầu của người mua với thuốc thú y không phải kê đơn;
b) Niêm yết giá bán, bán đúng giá niêm yết và lập sổ theo dõi việc mua, bán thuốc thú y;
c) Tuân thủ điều kiện bảo quản thuốc thú y ghi trên nhãn và hướng dẫn sử dụng thuốc thú y cho người mua theo đúng nội dung của nhãn thuốc thú y;
d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của cơ sở mình, gây ra theo quy định của pháp luật;
đ) Khi phát hiện thuốc thú y của cơ sở buôn bán của mình không bảo đảm các yêu cầu theo quy định thì có trách nhiệm thông báo cho đại lý trực tiếp hoặc cơ sở sản xuất đã cung cấp thuốc thú y để thu hồi ngay toàn bộ thuốc thú y đó đang lưu hành trên thị trường; tham gia thu hồi thuốc thú y đã bán ra.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có đủ các điều kiện buôn bán thuốc thú y quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 92 của Luật này;
2. Có kho đủ điều kiện để bảo quản thuốc;
3. Có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam hoặc giấy phép nhập khẩu thuốc thú y theo quy định;
4. Có hồ sơ kiểm soát chất lượng và theo dõi xuất, nhập đối với từng loại thuốc;
5. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y.
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y có quyền sau đây:
a) Được pháp luật bảo vệ về thương hiệu hàng hóa;
b) Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
c) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp hồ sơ nhập khẩu đúng với nội dung đã đăng ký;
b) Tuân thủ quy định về điều kiện bảo quản thuốc;
c) Cung cấp thuốc bảo đảm chất lượng theo đúng nội dung đăng ký;
d) Lưu giữ tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc thú y trong thời hạn ít nhất 06 tháng, kể từ ngày thuốc thú y hết hạn sử dụng;
đ) Chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp đầy đủ tài liệu có liên quan cho việc lấy mẫu, thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu;
e) Trả kinh phí xử lý, bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu thuốc thú y gây ra theo quy định của pháp luật.
1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y bao gồm:
a) Đơn đăng ký;
b) Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật quy định tại Điều 90 của Luật này; danh sách các loại thuốc thú y sản xuất;
c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
d) Chứng chỉ hành nghề thú y;
đ) Bản sao văn bản phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc thú y nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y cho Cục Thú y;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất, nếu đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký:
a) Hồ sơ đăng ký cấp lại bao gồm đơn đăng ký cấp lại; tài liệu chứng minh nội dung thay đổi trong trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất;
b) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y cho Cục Thú y; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Cục Thú y thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y của tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc thú y trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
b) Vi phạm pháp luật mà bị xử phạt vi phạm hành chính từ ba lần trở lên trong một năm hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính ba lần liên tiếp về một hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất thuốc thú y;
c) Không còn hoạt động sản xuất thuốc thú y;
d) Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y.
1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y bao gồm:
a) Đơn đăng ký;
b) Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật;
c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
d) Chứng chỉ hành nghề thú y.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y:
a) Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh kiểm tra điều kiện của cơ sở buôn bán thuốc thú y, nếu đủ điều kiện thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký:
a) Hồ sơ đăng ký cấp lại bao gồm đơn đăng ký cấp lại; tài liệu chứng minh nội dung thay đổi trong trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất;
b) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y của tổ chức, cá nhân trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
b) Vi phạm pháp luật mà bị xử phạt vi phạm hành chính từ ba lần trở lên trong một năm hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính ba lần liên tiếp về một hành vi vi phạm trong lĩnh vực buôn bán thuốc thú y;
c) Không còn hoạt động buôn bán thuốc thú y;
d) Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.
1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y bao gồm:
a) Đơn đăng ký;
b) Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật;
c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
d) Chứng chỉ hành nghề thú y.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y:
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y cho Cục Thú y;
b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y kiểm tra điều kiện của cơ sở nhập khẩu thuốc thú y, nếu đủ điều kiện thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký:
a) Hồ sơ đăng ký cấp lại bao gồm đơn đăng ký cấp lại; tài liệu chứng minh nội dung thay đổi trong trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký; Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất;
b) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y cho Cục Thú y; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Cục Thú y thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
b) Vi phạm pháp luật mà bị xử phạt vi phạm hành chính từ ba lần trở lên trong một năm hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính ba lần liên tiếp về một hành vi vi phạm trong lĩnh vực nhập khẩu thuốc thú y;
c) Không còn hoạt động nhập khẩu thuốc thú y;
d) Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y.
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y có giá trị trong thời hạn 05 năm.
2. Trước 03 tháng tính đến ngày hết hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y nộp đơn đăng ký gia hạn giấy chứng nhận. Trình tự, thủ tục gia hạn giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 96, khoản 2 Điều 97 và khoản 2 Điều 98 của Luật này.
1. Thuốc thú y có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam thì được phép nhập khẩu, trừ vắc-xin, vi sinh vật dùng trong thú y khi nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu của Cục Thú y.
2. Thuốc thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam được nhập khẩu trong trường hợp sau đây:
a) Phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai;
b) Mẫu kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành, tham gia trưng bày triển lãm, hội chợ, nghiên cứu khoa học;
c) Chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
d) Tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
đ) Dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y;
e) Viện trợ của các tổ chức quốc tế và các hình thức nhập khẩu phi mậu dịch khác.
3. Nguyên liệu thuốc thú y được nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng để sản xuất thuốc thú y đã có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam;
b) Dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu vắc-xin, vi sinh vật quy định tại khoản 1 Điều này và thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này nộp hồ sơ đăng ký nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y cho Cục Thú y. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y xem xét cấp giấy phép nhập khẩu; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ đăng ký nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y.
5. Thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y nhập khẩu quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu khi đạt chất lượng.
6. Cục Thú y thực hiện kiểm tra chất lượng thuốc thú y nhập khẩu tại cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc thú y có quyền xuất khẩu thuốc thú y theo quy định của pháp luật.
1. Thuốc thú y phải được kiểm nghiệm đạt chất lượng trước khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam và được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y được chỉ định.
2. Kiểm nghiệm thuốc thú y được thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở sản xuất đăng ký.
3. Điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y:
a) Có địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp;
b) Người quản lý hoặc trực tiếp kiểm nghiệm phải có Chứng chỉ hành nghề thú y.
4. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y:
a) Có quyền từ chối tiếp nhận mẫu nếu không đạt yêu cầu về số lượng, bảo quản, hồ sơ kèm theo;
b) Được cung cấp thông tin liên quan đến mẫu kiểm nghiệm;
c) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu thuốc thú y đã kiểm nghiệm;
d) Chỉ cung cấp thông tin kết quả, hồ sơ kiểm nghiệm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Bồi thường theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do kết quả kiểm nghiệm sai.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
1. Việc kiểm định thuốc thú y được thực hiện để đánh giá lại chất lượng thuốc thú y.
2. Thuốc thú y được kiểm định trong các trường hợp sau đây:
a) Có khiếu nại, tố cáo về chất lượng thuốc thú y;
b) Có yêu cầu, trưng cầu giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y thực hiện việc kiểm định thuốc thú y quy định tại khoản 2 Điều này.
Thuốc thú y lưu hành trên thị trường phải có nhãn đáp ứng yêu cầu sau đây:
1. Nhãn thuốc phải có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt;
2. Có đầy đủ thông tin về sử dụng thuốc thú y;
3. Trên nhãn phải có dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y”;
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
5. Phù hợp với nội dung mẫu nhãn đã đăng ký với Cục Thú y.
1. Thuốc thú y phải được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đơn thuốc của cá nhân hành nghề thú y, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc thú y;
b) Yêu cầu cơ sở bán thuốc thú y hướng dẫn sử dụng thuốc thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Được bồi thường thiệt hại do lỗi của cơ sở buôn bán thuốc thú y theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng thuốc thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và sức khỏe con người thì ngừng sử dụng thuốc và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
1. Thuốc thú y bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 100 của Luật này;
b) Hết hạn sử dụng;
c) Không bảo đảm chất lượng;
d) Nhãn thuốc thú y không đúng quy định tại Điều 103 của Luật này.
2. Khi phát hiện thuốc thú y phải thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở sản xuất, nhập khẩu thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về lô thuốc thú y phải thu hồi và có trách nhiệm thu hồi toàn bộ thuốc thú y đó; trường hợp cơ sở sản xuất, nhập khẩu không tự nguyện thu hồi thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi.
3. Các biện pháp xử lý thuốc thú y bị thu hồi bao gồm:
a) Tái xuất;
b) Tái chế;
c) Tiêu hủy;
d) Khắc phục lỗi ghi nhãn thuốc thú y.
4. Thẩm quyền xử lý thuốc thú y bị thu hồi được quy định như sau:
a) Cục Thú y quyết định các biện pháp và thời hạn xử lý thuốc thú y bị thu hồi trên toàn quốc;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh quyết định các biện pháp và thời hạn xử lý thuốc thú y bị thu hồi trên địa bàn cấp tỉnh.
5. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu có thuốc thú y bị thu hồi phải chịu mọi chi phí thu hồi và xử lý.
1. Thuốc thú y bị tiêu hủy trong các trường hợp sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 100 của Luật này;
b) Không bảo đảm chất lượng, hết hạn sử dụng và không thể tái chế; chứa hoạt chất cấm sử dụng;
c) Thuốc thú y giả, thuốc thú y vô chủ, thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ.
2. Trách nhiệm tiêu hủy thuốc thú y:
a) Tổ chức, cá nhân có thuốc thú y phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chịu mọi chi phí;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và bố trí kinh phí việc tiêu hủy đối với thuốc thú y vô chủ;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tiêu hủy thuốc thú y có trách nhiệm giám sát, xác nhận việc tiêu hủy.
1. Tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y.
2. Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật.
3. Buôn bán thuốc thú y.
4. Sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y.
1. Đối với cá nhân hành nghề thú y:
a) Có Chứng chỉ hành nghề thú y phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;
b) Có đạo đức nghề nghiệp;
c) Có đủ sức khỏe hành nghề.
2. Đối với tổ chức hành nghề thú y:
a) Có cá nhân đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề thú y như sau:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Chứng chỉ hành nghề thú y quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 107 của Luật này.
b) Cục Thú y cấp Chứng chỉ hành nghề thú y quy định tại khoản 4 Điều 107 của Luật này.
2. Hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:
a) Đơn đăng ký;
b) Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe;
d) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Đối với người nước ngoài, ngoài những quy định tại các điểm a, b và c khoản này còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
3. Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề thú y:
a) Cá nhân có nhu cầu được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Chứng chỉ hành nghề thú y có giá trị 05 năm.
5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y:
a) Cá nhân có nhu cầu gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trước khi hết hạn 30 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều này. Hồ sơ bao gồm đơn đăng ký gia hạn, Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp, Giấy chứng nhận sức khỏe;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Chứng chỉ hành nghề thú y được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, sai sót, hư hỏng;
b) Có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y.
2. Hồ sơ cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:
a) Đơn đăng ký cấp lại;
b) Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y:
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y gửi hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật này;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cá nhân không được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y trong trường hợp sau đây:
1. Không có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp;
2. Đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo bản án, quyết định của tòa án;
3. Đang trong thời gian bị kỷ luật có liên quan đến chuyên môn thú y;
4. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
5. Đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự của tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
6. Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
1. Chứng chỉ hành nghề thú y bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
b) Phát hiện giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y;
c) Có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật này thu hồi Chứng chỉ hành nghề thú y.
1. Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có quyền sau đây:
a) Được hành nghề theo nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề thú y;
b) Được đào tạo, tập huấn nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ thú y;
c) Được Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích khi tham gia hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương.
2. Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật có liên quan trong hành nghề; bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong hành nghề thú y;
b) Cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; tuân thủ và tham gia các hoạt động về thú y khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
1. Hội đồng thú y được thành lập ở trung ương, cấp tỉnh.
2. Hội đồng thú y làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động thú y.
3. Thành phần Hội đồng thú y bao gồm đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, đại diện các hội, hiệp hội, trường đại học, viện nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực thú y.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thú y các cấp.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Pháp lệnh thú y số 18/2004/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
3. Các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ trong lĩnh vực thú y đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa hết thời hạn thì vẫn có giá trị sử dụng cho đến khi hết thời hạn.
Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No.: 79/2015/QH13 |
Hanoi, June 19th, 2015 |
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
National Assembly promulgates the Law on Veterinary Medicine.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for the prevention, treatment and fighting against animal epidemic diseases; quarantine of animals and animal products; control of the slaughter, preparation and processing of animals and animal products; inspection of veterinary hygiene; management of veterinary drugs; veterinary practice.
This Law applies to any Vietnamese and foreign organizations/individuals engaged in veterinary activities in Vietnamese territory.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, these following terms can be construed as follows:
1. Animal includes:
a) Terrestrial animals include livestock and poultry, wild animals, reptiles, bees, silkworms and other species of animals that live on land;
b) Aquatic animals include fishes, crustaceans, mollusks, amphibious, aquatic mammals and other species of animals that live in water.
2. Animal products means any products derived from animals, including:
a) Terrestrial animal products include meat, eggs, milk, bee’s honey, beeswax, royal jelly, sperm, animal embryo, blood, innards, hide and skin, hair, bone, horns, ivory, claws and other products derived from terrestrial animals;
b) Aquatic animal products mean aquatic animals that have been prepared or have been processed without cutting; embryo, eggs, sperm and other types of products that are derived from aquatic animals.
3. Preparation or processing of animals/animal products includes the cleansing, cutting, classification, freezing, salting, smoking, drying, packaging or applying of other processing methods for instant use or for use as ingredients for processing of food, animal feed or other purposes.
4. Veterinary activities include the State management in terms of veterinary medicine and the prevention, treatment and fighting against animal epidemic diseases; quarantine of animals and animal products; control of the slaughter, preparation and processing of animals and animal products; inspection of veterinary hygiene; management of veterinary drugs; veterinary practice.
5. An animal epidemic-free zone/establishment means any zone/establishment raising animals and/or producing breeds that is identified to be free from the infectious diseases on the List of animal diseases subject to outbreak declaration for a time period specified for each disease, each species and veterinary activities in which ensure the control of such epidemic.
6. An infectious disease means a disease that transmits directly or indirectly from animals to animals or from animals to humans due to pathogens of infectious diseases.
7. Pathogens of infectious diseases include viruses, bacteria, parasites, fungi and other pathogens capable of causing an infectious disease.
8. An animal epidemic is the occurrence of an infectious disease in animals on the List of animal diseases subject to outbreak declaration.
9. An epidemic hotspot means an area where an infectious disease on the List of animal diseases subject to outbreak declaration occurs.
10. An epidemic zone means the area where a new hotspot or pathogen is found by a veterinary authority.
11. A high-risk zone means the area surrounding the epidemic zone or adjacent to the epidemic zone of a neighboring country that is identified by a veterinary authority.
12. A buffer zone means the area surrounding the high-risk zone identified by a veterinary authority.
13. List of animal diseases subject to outbreak declaration includes the dangerous animal infectious diseases that cause great damage to socio-economic conditions and the dangerous infectious diseases capable of transmitting from animals to humans.
14. Quarantine of animals and animal products means the inspection and application of technical measures to discover, control and prevent the subjects of quarantine of animals/animal products.
15. Animal slaughtering control means the inspection before and after the slaughter to discover, treat and control the factors causing disease and/or harm to animal, human and environment.
16. Veterinary hygiene means the compliance with the requirements to protect animal health, human health, environment and ecosystem.
17. Inspection of veterinary hygiene means the inspection and application of technical measures to discover, control and prevent the subjects of veterinary hygiene inspection.
18. Subjects of quarantine of animals/animal products include microorganisms, parasites, ages and lavae of parasite causing disease to animals and harmful to human health.
19. Subjects of veterinary hygiene inspection include the polluting microorganisms, microorganism toxin; physical/chemical element; toxic substances; environmental elements affecting human health, animal health and environmental hygiene.
20. Goods owners means owner of animals/animal products or representatives of the owner performing the management, escort, transport and care of animals/animal products.
21. Veterinary drugs means substances or compounds including medicinal products, Vaccine, bio-preparations, microorganisms and chemicals that are permitted to used for animals for prevention, treatment, diagnosis, rehabilitation and/or improvement of growing and reproductive functions of animals.
22. Finished veterinary drugs means veterinary drugs that have undergone all the manufacturing stages, including the packaging and labeling conducted in facilities passing the quality inspection and satisfy the quality norms according to the registration documents.
23. Veterinary drug ingredients means substances that are components of veterinary drugs.
24. Veterinary vaccines means bio-preparations containing antigen that provide animal with capability of immunity, used for prevention of animal diseases.
25. Veterinary bio-preparations means products with biological origin used for prevention, treatment, diagnosis and adjustment of the growing and reproductive process of animals.
26. Veterinary microorganisms include germs, viruses, parasitical unicellular, molds, fungi and other microorganisms used for diagnosis, prevention and treatment of animal diseases; for research, production, analysis and testing of veterinary drugs.
27. Veterinary chemicals means products with chemical origin used for prevention, treatment, diagnosis, decontamination, disinfection of animal/animal product raising, slaughtering, preparing, processing environment.
28. Veterinary drug analysis means the testing and determination of technical standards for veterinary drug.
29. Veterinary drug testing means the testing on animals at experimental facilities to determine the properties, effects and safety of veterinary drugs.
30. Veterinary drug inspection means the re-check and re-assessment of quality of veterinary drugs that have undergone analysis, testing or are being sold upon occurrence of disputes, complaints or request for assessment from the regulatory bodies.
Article 4. Principles of veterinary activities
1. The constancy in veterinary activities shall be ensured from central to local government to maintain animal health, increase the socio-economic effects, the sustainability in animal raising, ensuring food safety, maintaining human health and environmental hygiene.
2. Disease prevention shall be the key, disease treatment shall be prompt, epidemic fighting shall be expeditious; epidemic hotspot/animal pathogen shall be discovered promptly and exactly to be handled thoroughly; subjects of quarantine of animals/animal products shall be kept under control to avoid spreading.
3. Domestic animal owners, owners of animal-raising establishments shall take prior responsibilities for prevention and fighting against animal epidemic diseases; regulatory body shall provide guidelines and take measures to control the animal disease promptly and effectively.
4. The advantages in commercial transaction of animals/animal products shall be ensured; benefits of the State and the community and lawful rights and interests of organizations and individuals shall be harmonized.
5. Advancement of science and technology shall be applied, modern science and technology shall be combined with traditional experience of people in the prevention, treatment and fighting against animal diseases.
Article 5. Policies of the State on veterinary activities
1. For specific stages, the State shall formulate a policy on the investment and support for the following activities:
a) The conduction of scientific research, development and transfer of technology in diagnosis, testing and treatment for animal disease; the establishment of facilities in charge of diagnosing and testing animal diseases, testing and analyzing the quality of veterinary drugs serving state management; the establishment of quarantine area;
b) The formulation of system for accessing to the origin of animals/animal products; the planning on facilities in charge of slaughtering, preparing, processing animal products orienting towards industrialization in animal raising;
c) The development of a system that provides information, management, forecast and warning of animal diseases;
d) The prevention and fighting against animal diseases and elimination of damage from animal disease;
dd) The prevention and fighting against animal diseases on List of animal diseases subject to outbreak declaration; the control and elimination of dangerous infectious animal diseases, diseases capable of transmitting between animals and humans;
e) The improvement of the facilities of the system of veterinary authorities, system of environmental monitoring and warning;
g) The production of veterinary drugs and vaccine serving the prevention and fighting against dangerous animal diseases;
h) The establishment of animal epidemic-free zones.
2. The State shall encourage the following activities:
a) The foundation of animal epidemic-free establishments; of concentrated raising establishments and concentrated slaughtering establishments;
b) The participation in prevention and fighting against animal diseases; the public sector involvement in veterinary activities and animal insurance;
c) The researching and application of science and technology, application of good practice systems and advanced quality control system in veterinary medicine;
d) The training and cultivation of human resources in veterinary medicine;
dd) The care, raising and protection of animals for humanitarian purposes.
3. Any person who carries out veterinary activities at the request of a competent agency and catches an infection, is injured or dies shall be considered granting entitlement to the policy for revolutionary martyrs and wounded soldiers according to the regulations on incentive policies for meritorious persons.
Article 6. System of veterinary authorities
1. The system of veterinary authorities includes:
a) Departments of Animal Health affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) Veterinary divisions affiliated to Services of Agriculture and Rural development of provinces (hereinafter referred to as veterinary authorities provincial veterinary authorities);
c) Veterinary stations of districts, city affiliated to provinces and equivalent administrative units (hereinafter referred to as veterinary authorities veterinary authorities of districts).
2. Pursuant to the requirements for veterinary activities in administrative division and capability of resources balancing in local area, the People’s Committee of provinces shall request the People’s Council of provinces to consider and decide the arrangement of veterinary staff of communes.
3. The Government shall provide guidance on the regulations in this Article and issue policies for veterinary staff of communes.
Article 7. Dissemination and propagation of information about veterinary medicine
1. The dissemination and propagation of veterinary medicine is to provide information about animal diseases, measures for prevention and fighting against animal diseases and policies and law provisions on veterinary medicine.
2. The dissemination and propagation of information about veterinary medicine shall be performed in different forms according to the objects and areas. Content for dissemination/propagation shall be accurate and understandable and shall be provided promptly.
3. Responsibilities of regulatory agencies in the dissemination and propagation of information about veterinary medicine:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall organize and direct the provision of information and the dissemination and propagation of information about veterinary medicine;
b) The Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committees at all levels, within their competence, shall carry out the dissemination and propagation of information about veterinary medicine.
4. Any organizations/individuals relating to the dissemination and/or propagation of veterinary medicine shall comply with the regulations in this Law and relevant law provisions.
Article 8. Responsibilities of the Government and the Ministries in state management
1. The Government shall unify veterinary management nationwide.
2. The Minister of Agriculture and Rural development responsible to the Government for the state management in veterinary medicine shall:
a) Formulate and direct the implementation of the strategies, master plans and plans on veterinary medicine;
b) Promulgate or request the competent authorities to promulgate and organize the implementation of the policies, legislative documents, technical regulations and standards for veterinary medicine;
c) Preside over, guide and organize the prevention, treatment and fighting against animal disease; quarantine of animals and animal products; control of slaughtering, preparing and processing of animals and animal products; inspection of veterinary hygiene; management of veterinary drugs; veterinary practice.
d) Provide regulations on clothing, name badges, insignias, signboards, animal quarantine cards;
dd) Organize the issuance, reissuance, extension, suspension and revocation of the licenses and certificates in veterinary medicine;
e) Organize the basis investigation, scientific researches, application of new technology, training in technical and professional knowledge in veterinary medicine;
g) Organize the dissemination and propagation of information about veterinary medicine, organize the education in legislations on veterinary medicine;
h) Provide standards for technical and professional knowledge applicable to the staff in the system of veterinary authorities; standards for veterinary staff of communes;
i) Preside over, organize the inspection of veterinary activities; handle the complaints, denunciations and violations against the law provisions on veterinary medicine within competence;
k) Formulate statistics about veterinary medicine;
l) Preside over, perform international cooperation in veterinary medicine.
3. The Minister of Health shall cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in the prevention and fighting against the diseases that can transmits between animals and humans.
4. The Minister of Industry and Trade shall preside over and cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in the prevention and fighting against commercial fraud, prevention and fighting against counterfeits and the handling of violations against the regulations on trade of animals, animal products and/or veterinary drugs for sale on market.
5. The Minister of Science and Technology shall cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in the management of scientific researches, the development and transfer of technology and the formulation of technical regulations and standards relating to veterinary medicine.
6. The Minister of Finance shall preside over and cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in promulgating regulations on conditions for completion of customs procedures in the inspection and supervision of animals/animal products subject to quarantine, pathology specimens, veterinary drugs that are exported, imported, temporarily imported, temporarily exported, moved to another custom post/bonded warehouses, transited through Vietnam’s territory; in the prevention of smuggling, illegal transport of animals, animal products and/or veterinary drugs across the border; in providing local governments with guidelines for distribution and use of the annual budget, ensuring the sufficient funding for the prevention and fighting against animal diseases.
7. The Minister of Public Security shall cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in ensuring the security relating to the prevention and fighting against animal diseases and the quarantine of animals/animal products.
8. The Minister of National Defense shall cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in ensuring the National defense and security relating to the prevention and fighting against animal diseases and quarantine of animals/animal products; direct the Border guard and the Coastguard to cooperate with the concerned agencies in the prevention and fighting against the smuggling, illegal transport of animals, animal products and/or veterinary drugs across the border.
9. The Minister of Information and Communications shall cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in directing and guiding the provision of warning about animal diseases and information about the prevention and fighting against animal diseases.
10. The Minister of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in promulgating regulations on environmental protection and National Technical Regulation on environment relating to veterinary medicine.
11. The Minister of Transport shall preside over and cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in inspecting the vehicles used for transport of animals, animal products and/or veterinary medicine.
Article 9. Responsibilities of People’s Committees at all levels
1. Responsibilities of People’s Committees of provinces:
a) Promulgate within their competence or request a competent authority to promulgate documents guiding the implementation of the legislations on veterinary medicine;
b) Build up and carry out planning for animal epidemic-free zones/establishments; plans on prevention and fighting against animal diseases; programs for supervision, control and elimination of animal diseases;
c) Give decisions on distribution, management and use of fundings, mobilize local resources according to the law provisions for prevention, fighting and control of animal diseases; conduct inspections and supervision of quality of veterinary drugs sold in local areas; allocate funding for handling and destruction of unowned animals, animal products and/or veterinary drugs in local areas and other activities relating to veterinary medicine;
d) Direct the activities of prevention and fighting against animal diseases; total up and assess the damage from animal disease; adopt supportive policies to stabilize people's lives, restore animal-raising activities after the occurrence of an animal epidemic;
dd) Preside over and organize the dissemination, propagation and cultivation of information about veterinary medicine, organize the education in legislations on veterinary medicine;
e) Preside over, organize the inspection of veterinary activities, handle the complaints, denunciations and violations against the law provisions on veterinary medicine within competence.
2. Responsibilities of People’s Committees of districts:
a) Preside over and organize the dissemination and propagation of information about veterinary medicine, organize the education in legislation on veterinary medicine;
b) Request veterinary authorities of districts to supervise and issue warnings about animal epidemics;
c) Allocate funding and organize the prevention and fighting against animal epidemics; total up, assess and provide support for raisers for the damage from animal epidemics;
d) Preside over, organize the inspection of veterinary activities, handle the complaints, denunciations and violations against the law provisions on veterinary medicine within competence.
3. Responsibilities of People’s Committees of communes:
a) Organize the dissemination and propagation of information about veterinary medicine, organize the education in legislation on veterinary medicine;
b) Give decision on location and organize the destruction of infected animals or animal products carrying pathogens of a disease, fake drugs, low-quality drugs, drugs with unidentified origin, smuggled drugs;c) Supervise to promptly discover and make notification of animal epidemic situation; take measures for prevention and fighting against animal epidemics; total up and make report on the damage from animal epidemics; provide guidelines for supportive policies for prevention and fighting against animal epidemics;
d) Cooperate with veterinary authorities of districts in supervising the animal epidemics and reckon up the information about veterinary medicine;
dd) Conduct inspections of veterinary activities, handle the complaints, denunciations and violations against the law provisions on veterinary medicine within competence.
Article 10. Responsibilities of Vietnamese Fatherland Front, member organizations of Vietnamese Fatherland Front and socio-professional organizations, social organizations
1. Vietnamese Fatherland Front and member organizations of Vietnamese Fatherland Front, within functions and tasks, shall propagate and mobilize people to comply with the policies and law provisions on veterinary medicine; contribute to the formulation of laws, carry out supervisions, social criticism in veterinary medicine according to the law provisions.
2. Socio-professional organizations, social organizations shall contribute in the formulation of laws in term of veterinary medicine; propagate and disseminate the law provisions on veterinary medicine; provide consultancy and training in veterinary medicine.
Article 11. International cooperation in veterinary medicine
1. The international cooperation in veterinary medicine includes:
a) The conclusion and implementation of international veterinary agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
b) The cultivation of human resources; scientific research, technology transfer; exchange of information and experience in terms of veterinary medicine;
c) Support in resources.
2. Department of Animal Health shall be the central agency in performing international cooperation in terms of veterinary medicine according to the assignment of the Minister of Agriculture and Rural development.
Article 12. Fees and charges in veterinary medicine
Any organizations/individuals that performs any activity relating to veterinary medicine shall pay fees and charges according to the law provisions on fees and charges.
1. Conceal, fail to report or delay reporting the infected animals, animals suspected of being infected, animals dying of infectious diseases that lead to the spread of animal epidemics.
2. Report, make list or verify the inaccurate number and amount of animals that are infected, dead, infected animal products subject to destruction; report, make list or verify the inaccurate number and amount of materials/chemicals used for prevention and fighting against animal disease for profiteering.
3. Fail to notify or declare outbreaks of animal diseases in the cases subject to notification or declaration according to the regulations in this Law.
4. Provide inaccurate information about the situation of animal disease.
5. Fail to implement or delay implementation of the preventive measures against the animal diseases according to the regulations in this Law.
6. Fail to comply with the preventive measure against animal disease at the request of competent agencies/organizations.
7. Dump infected or dead animal and the derivatives thereof, discharge waste water/waste matter carrying pathogens to the environment.
8. Transport infected animals, derivatives or waste from animals that carry dangerous infectious pathogens, animals susceptible to the declared animal disease and the derivatives thereof out of the epidemic zones without permission of veterinary authority.
9. Carry out destruction unconformably to the regulations or fail to destroy the infected/dead animals, animal products carrying pathogens that are subject to destruction according to the law provisions.
10. Trade, unpromptly erase or adjust the certificates or permits in the field of veterinary medicine.
11. Swap or make change in quantity of animals/animal products that have undergone quarantine.
12. Evade the quarantine; transport of animals/animal products subject to quarantine without the Quarantine Certificate or without identified origin.
13. Import, temporarily import, temporarily export, transit through Vietnam’s territory the animals/animal products from a country/region having epidemic that is dangerous for animal susceptible to such disease.
14. Import animals, animal products and/or pathology specimens forbidden by veterinary authority.
15. Import/export animals/animal products that are banned from import/export according to the law provisions.
16. Slaughter, collect animals/animal products to use as food before the expiration of post-treatment period according to the instruction.
17. Slaughter or treat animals infected with the diseases on the List of animal diseases banned from slaughtering/treatment.
18. Slaughter, prepare or process animals/animal products for trading unconformably to veterinary hygiene standards.
19. Produce, prepare, process or trade in animal products carrying substances banned from using in animal raising or veterinary medicine or carrying microorganisms or chemical residues exceeding the permissible amount.
20. Soak animals/animal products in chemicals, put water or other substances into animals/animal products leading to the decrease of veterinary hygiene.
21. Use veterinary drug ingredients for prevention and treatment of animal diseases; use veterinary drugs with unidentified origin, veterinary drugs banned from using, expired veterinary drugs, veterinary drugs that are not permissible to sell in Vietnam, excluding the cases specified in point c clause 6 Article 15 of this Law.
22. Produce, export, import or trade fake veterinary drugs, veterinary drugs with unidentified origin, veterinary drugs banned from using, expired veterinary drugs, low-quality veterinary drugs, veterinary drugs that are not permissible to sell in Vietnam, excluding the cases specified in clause 2 Article 100 of this Law.
23. Sell veterinary drugs whose labels are unconformable to the one registered with veterinary authority.
24. Advertise the veterinary drugs unconformable to the registered effects and/or uses.
25. Illegally practice the veterinary activities.
PREVENTION AND FIGHTING AGAINST ANIMAL EPIDEMICS
Section 1. GENERAL REGULATIONS ON PREVENTION AND FIGHTING AGAINST ANIMAL EPIDEMICS
Article 14. Contents of the prevention and fighting against animal epidemics
1. The application of prophylactic measures, the diagnosis, treatment; monitoring, warnings of raising environment; supervision, warnings about the epidemic; inspections of the epidemic; analysis of the risk; control of animal epidemics.
2. The cleaning, decontamination, disinfection of raising environment.
3. Foundation of animal epidemic-free zones/establishments; programs and plans for controlling and erasing a number of dangerous animal infectious diseases, diseases capable of transmitting between animals and humans.
4. Accurate, sufficient and prompt provision of information about animal epidemics, supportive policies in prevention and fighting against animal epidemics.
5. Propagation, dissemination and training of measures for prevention and fighting against animal epidemics.
Article 15. Prevention of animal diseases
1. Raising places and raising tools shall be cleansed and decontaminated, disinfected, and have vector removed periodically after each raising period; raising places shall be conformable to local planning or approved by a competent agency.
2. Waste from animal raising shall be treated according to the law provisions on environmental protection. Regarding closed aquaculture system, water supply for animal raising shall assure the quality; waste water, waste matter shall be treated before being discharged to ensure veterinary hygiene and shall be in accordance with the law provisions on environmental protection.
3. Stud and feed used in animal raising shall be epidemic-free, ensure veterinary hygiene and shall conform to the law provisions on livestock breeds and the law provisions on animal feed.
4. Compulsory preventive measures for dangerous infectious diseases shall be adopted to animals at the request of veterinary authorities.
5. The expenses of compulsory preventive vaccine in the emergency programs for control and elimination of animal epidemics, prevention and fighting against epidemic shall be covered by the state budget; veterinary authorities are responsible for formulating and requesting competent authorities to approve and organizing the plan on use of vaccine against animal diseases.
6. Responsibilities of the Minister of Agriculture and Rural development:
a) Promulgate the List of animal diseases subject to outbreak declaration; the List of diseases capable of transmitting between animals and humans; the List of diseases
b) Issue the compulsory prophylactic measures; veterinary hygiene standards and environmental hygiene in animal raising; requirements on animals/animal products for transporting out of epidemic zones;
c) Decide the use of veterinary drugs that have not been registered for sale in Vietnam for emergencies for prompt prevention and fighting against animal diseases;
d) Establish procedures and application documents for recognition of animal epidemic-free zone/establishment.
Article 16. Supervision of animal diseases
1. Supervision of animal diseases is for promptly discovery of diseases that are likely to cause serious damage to economy and society, pathogens of dangerous infectious animal disease and diseases capable of transmitting between animals and humans.
2. The animal disease supervision program shall be issued by competent agencies for a number of dangerous infectious animal diseases to encourage the owners of animals, owners of animal-raising establishments to be initiative in prevention and fighting against animal diseases.
3. Owners of animal-raising establishments shall:
a) Carry out the supervision of animal diseases in the establishment according to the guidance of veterinary authorities;
b) When participating in the animal disease supervision program prescribed in clause 2 of this Article, the owner of animal-raising establishment shall comply with the requirements of the veterinary authorities and may transport animals/animal products out of the epidemic zones according to the guidance of veterinary authorities;
c) Supervise and record the animal raising and prevention and fighting against animal diseases;
d) Report to the authorities and veterinary authorities if an animal is determined carrying pathogens on the List of animal diseases subject to outbreak declaration and the List of diseases capable of transmitting between animals and humans and take the handling measures according to the regulations.
4. The facilities in charge of conducting testing and diagnosing the animal disease shall report to the authorities and veterinary authorities if a pathogen on the List of animal diseases subject to outbreak declaration and the List of diseases capable of transmitting between animals and humans is determined.
5. Veterinary authorities shall:
a) Build up the animal disease monitoring program during the raising, transport, slaughter, trade or import of animals/animal products on the basis of the situation of the animal epidemics;
b) Initiatively inspect and collect specimens for animal disease monitoring;
c) Periodically or irregularly conduct supervision of infectious diseases capable of transmitting between animals in the wild and animals raised at wild animal-raising establishments, zoos, bird gardens, biodiversity sanctuaries, nature reserves;
d) On the basis of the supervising result and the epidemiological characteristics of animals, provide forecasts/warnings about a number of dangerous infectious animal diseases and provide guidelines for prevention and fighting against the diseases. If a disease capable of transmitting between animals and humans is discovered, the veterinary authority shall promptly reported to the medical agency of the same level and provide warnings for farmers and the community to initiatively isolate the infected animals and prevent the disease from transmitting to humans;
dd) Build up and manage the database system about the supervision of animal diseases and the information on forecast/warnings about animal diseases; accept and provide feedback on animal diseases;
e) Grant the certificates of participation in the program on animal disease monitoring ensuring the safety.
Article 17. Animal epidemic-free zones/establishments
1. Requirements for recognition as animal epidemic-free zones/establishments:
a) Conformable to the prophylactic measures specified in Article 14 and clauses 1, 2, 3, 4 and 5 Article 15 of this Law;
b) Carrying out the supervision of animal disease as prescribed in clause 3 Article 16 of this Law;
c) The animal disease applying for recognition has not been discovered for a time period regulated for specific disease and specific type of animal;
d) The veterinary activities on such zones/establishments can surely control the animal epidemic.
2. The animal epidemic-free zones/establishments shall receive incentives in the selection of provision of stud, animals and animal products.
3. The Minister of Agriculture and Rural development is responsible for detailing and providing guidance on this Article.
Article 18. Control and erasure of a number of dangerous animal infectious diseases, diseases capable of transmitting between animals and humans
1. Programs and plans shall be built for the control and erasure of a number of dangerous animal infectious diseases, diseases capable of transmitting between animals and humans in different stage.
2. Contents of the control and erasure of a number of dangerous animal infectious diseases:
a) The conduction researches and inspections to discover pathogens of dangerous infectious animal diseases; the analysis and assessment of risk of animal diseases;
b) The early discovery of animal diseases to promptly stamp out the disease to avoid widely spreading;
c) The adoption of compulsory prophylactic measures to animals including using vaccine, cleansing, decontaminating, disinfecting the raising areas, destructing and compulsory slaughtering (applicable to infected animals) and other compulsory technical measures at the request of veterinary authorities;
d) The supervision of animal diseases and provide warnings about the spreading of the diseases;
dd) The propagation, provision of training and guidance for relevant organizations/individuals on prevention and fighting against a number of dangerous infectious animal diseases;
e) The enlargement and maintenance of animal epidemic-free zones/establishments.
3. Contents of the control and erasure of a number of diseases capable of transmitting between animals and humans:
a) The conduction of researches and inspections to discover the pathogens of diseases capable of transmitting between animals and humans;
b) The control of the pathogens to prevent the spread of the diseases;
c) The adoption of compulsory prophylactic measures to animals including using vaccine, cleansing, decontaminating, disinfecting the raising areas, destructing and compulsory slaughtering (applicable to infected animals) and other compulsory technical measures at the request of veterinary authorities and medical agencies;
d) The supervision of the diseases capable of transmitting between animals and humans; the establishment of a system providing information and warnings about the risk of transmission between animals and humans;
dd) The provision of information and report of the situation of the diseases between the veterinary authorities and the medical agencies in the fighting and handling of the diseases;
e) The propagation and provision of training and guidance for relevant organizations/individuals on the initiative prevention and fighting against the diseases capable of transmitting between animals and humans according to the guidance of veterinary authorities and medical agencies.
4. Responsibilities of the Minister of Agriculture and Rural development:
a) Build up programs and plans on control and erasure of a number of dangerous infectious animal diseases and diseases capable of transmitting between animals and humans and request the Prime Minister to approve;
b) Steer the implementation of the compulsory measures to control and erase the dangerous infectious animal diseases; diseases capable of transmitting between animals and humans;
c) Annually assess the situation of animal diseases, the control and erasure of animal diseases and report to the Prime Minister.
5. The Minister of Health shall preside over and cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in processing the information relating to diseases capable of transmitting between animals and humans; promptly organize the treatment for the infected people; provide the outbreak declaration according to the law provisions on prevention and fighting against infectious diseases.
6. The Minister of Finance shall ensure the finance for the programs/plans specified in point a clause 4 of this Article.
7. The President of the People’s Committee at all levels shall organize the implementation of programs/plans on control and erasure of a number of dangerous infectious animal diseases and diseases capable of transmitting between animals and humans.
Article 19. The report, diagnosis and inspection of animal diseases
1. Owners of domestic animals, owners of animal-raising establishments, individuals practicing veterinary service who discover animals being infected, dead or suspected of an infectious disease shall immediately report to veterinary staff of communes, People’s Committees of communes or the nearest veterinary authority .
2. Veterinary staff of communes who discovers or receives information about animals that are infected, dead or suspected of an infectious disease shall:
a) Examine the information, carry out clinical diagnosis, assist veterinary authority to collect the specimens;
b) Provide owners of domestic animals, owners of animal-raising establishments with guidance on the implementation of measures prescribed in clause 1 Article 25 and clause 1 Article 33 of this Law;
c) Report the cases to People’s Committees of communes, veterinary authorities of districts.
3. Veterinary authorities of districts that receive information about animals that are infected, dead or suspected of an infectious disease shall:
a) Verify the information, make clinical diagnosis
b) Harvest the specimens to discover pathogens;
c) Provide guidance on prevention and fighting against animal diseases;
d) Report the cases to People’s Committees of districts, veterinary authorities of provinces.
4. The Minister of Agriculture and Rural development is responsible for detailing and providing guidance on this Article.
Article 20. Treatment of animal diseases
1. Animals suspected of infection shall be examines, isolated and promptly treated, except for cases banned from treatment or slaughter and cases subject to compulsory destruction according to the regulations promulgated by the Minister of Agriculture and Rural development.
2. Any owners of domestic animals, owners of animal-raising establishments, veterinary staff of communes, individuals practicing as a veterinarian who treats animals in an epidemic hotspot or epidemic zones shall comply with the guidance of veterinary authorities; carry out the cleansing, decontamination and disinfection and comply with the regulations on prevention and fighting against the animal epidemic.
3. The use of veterinary drugs in the treatment for infected animals shall conform to the provisions of clause 1 Article 104 of this Law.
Article 21. Treatment of animals
1. Any organizations/individuals that raises or uses animals shall:
a) Carry out the management, care, bringing up and transport according to specific type of animals;
b) Reduce the pain, fright and treat the animals humanely during the raising, transport, slaughtering, destruction of animals and, the prevention and treatment for animals diseases and scientific research.
2. Any organizations/individuals raising animals for ornamental purposes or for biodiversity conservation shall take care of and bring up animals, promptly provide animals with prevention and treatment for animal diseases according to the regulations in this Law.
Article 22. Reserve and use of veterinary drugs on the List of national reserve goods
1. Regarding the reserve of veterinary drugs on the List of national reserve goods:
a) The Minister of Agriculture and Rural development shall request the Prime Minister to prescribed the quantity and types of national reserve veterinary drugs;
b) The veterinary drugs on the List of national reserve goods shall be managed and used according to the legislations on national reserve.
2. Regarding the use of veterinary drugs on the List of national reserve goods:
a) In case of natural disasters/animal diseases and according to the request of Presidents of the People’s Committees of provinces, the Minister of Agriculture and Rural development shall give decision on the dispersion of veterinary drugs on the List of national reserve goods for the prevention and fighting against the animal diseases with value appropriate to the competence in spending from the budget regulated by the Minister of Finance in the Law on the State budget and report to the Prime Minister, concurrently notify the Ministry of Finance about the dispersion of national reserve veterinary drugs; ultra vires cases shall be reported to the Prime Minister for consideration and decision.
b) Presidents of the People’s Committees of provinces shall direct the receipt, reserve and use of veterinary drugs on the List of national reserve goods for prompt and appropriate prevention and fighting against the animal diseases and report to the Minister of Agriculture and Rural development the results of the use of veterinary drugs on the List of national reserve goods that are provided for the local governments.
3. People's Committees of provinces shall allocate the reserve veterinary drugs from local budget to carry out the prevention and fighting against the animal diseases.
Article 23. Funds for the prevention and fighting against animal diseases
1. Funds for the prevention and fighting against animal diseases shall cover the expense on the following activities:
a) Prevention advertisement fighting against animal diseases;
b) Elimination of damage from animal diseases;
c) Remediation of animal-raising environment.
2. Funds for the prevention and fighting against animal diseases shall be subsidized by:
a) The State budget;
b) Owners of animals/animal-raising establishments;
c) Vietnamese or foreign organizations/individuals, international organizations and other lawful sources according to the laws.
3. The Government shall regulate the mobilization, management and use of funds for the prevention and fighting against animal diseases.
Article 24. Steering committee in charge of the prevention and fighting against animal diseases
1. Steering committee in charge of the prevention and fighting against animal diseases at all levels shall be established when the animal disease is declared.
2. The Prime Minister shall provide the regulations on the establishment and operation of the Steering committee in charge of the prevention and fighting against animal diseases at all levels.
Section 2. PREVENTION AND FIGHTING AGAINST DISEASES OF TERRESTRIAL ANIMALS
Article 25. Handling of epidemic hotspots of terrestrial animals
1. Responsibilities of owners of animals/animal-raising establishments:
a) Immediately isolate the infected animals or animals suspected of infection;
b) Do not slaughter, trade or dump infected animals, animals denoting infection, dead animals, animal products carrying diseases into the environment;
c) Carry out the cleansing, disinfection, decontamination, compulsory slaughter of infected animals, animals suspected of infection and dead animals according to the guidance of veterinary authorities and the legislations on environmental protection;
d) Provide accurate information about the animal diseases at the request of veterinary authorities and veterinary staff of communes;
dd) Facilitate the inspection of competent agencies.
2. Responsibilities of veterinary staff of communes:
a) Guide the owners of animals, owners of animal-raising establishments to comply with the regulations in clause 1 of this Article;
b) Carry out the prevention, fighting, diagnosis, treatment for animal diseases, harvest pathology specimens according to the guidelines of veterinary authorities;
c) Report to Presidents of People’s Committees of communes the situations of animal diseases.
3. Responsibilities of People’s Committees of communes:
a) Propagate the information about prevention and fighting against animal diseases in local areas;
b) Direct the veterinary staff of communes and relevant organizations/individuals to conduct inspections and supervisions of owners of animals/animal raising establishments in the isolation of infected animals, reckon up the amount of infected animals, animals susceptible to animal diseases, cooperate with veterinary authorities of communes in harvesting pathology specimens;
c) Organize the prevention of diseases by vaccine, provide fighting and treatment for animal diseases according to the guidelines of veterinary authorities;
d) Make decision and steer the destruction of animals in the epidemic hotspots; conduct the cleansing and decontamination of animals/animals products raising/slaughtering/trading areas;
dd) Control the transport of animals/animal products into or out of epidemic hotspot.
4. Responsibilities of People’s Committees of districts:
a) Allocate the funding for treating epidemic hotspots;
b) Request veterinary authorities of districts, steer the relevant specialized divisions to determine epidemic hotspots, issue announcement via means of media in local areas and provide guidelines for the implementation of veterinary hygiene measures in raising, slaughtering, transport and trade of animals/animal products;
c) Steer People’s Committees of communes to comply with the regulations on clause 3 of this Article.
5. People's Committees of provinces shall direct the inferior People’s Committees and relevant specialized divisions in the treatment of epidemic hotspots, allocate the funding, subsidize the owners of animals, owners of animal-raising establishments having animals subjects to destruction.
Article 26. Declaration about the epidemics of terrestrial animals
1. Principle of declaration about the epidemics of terrestrial animals:
a) The declaration about an animal epidemic shall be issued if the disease is subject to outbreak declaration and shall be issued intra vires, publicly, accurately and promptly;
b) Within 24 hours since the application for declaration on an animal epidemic is received, competent persons specified in clauses 4 and 5 of this Article shall issue the decision on the declaration on animal epidemic.
2. An epidemic of terrestrial animals shall be declared if all of the following conditions are met:
a) There is a hotspot of a disease on the List of animal diseases subject to outbreak declaration that tends to quickly spread out a large area or there is the discovery of a new agent of an infectious disease;
b) A diagnosis by an agency competent in animal disease diagnosing and testing is issued determining that the disease is on the List of animal diseases subject to outbreak declaration or is a new agent of an infectious disease.
3. The declaration about the diseases of terrestrial animals shall include:
a) The name of the disease or the new agent of an infectious disease; species of the infected animal;
b) The time when the animal epidemic occurs or the time when the new agent of the infectious disease is discovered;
c) The epidemic zones, high-risk zones, buffer zones;
d) Preventive measures for animal diseases.
4. Competence in issuance of the declaration about epidemics of terrestrial animals:
a) Presidents of People’s Committees of districts are in charge of giving decision on the announcement about animal epidemics on the basis of the request of veterinary authorities of districts if all the conditions specified in clause 2 of this Article are met and the epidemics occur within a district;
a) Presidents of People’s Committees of provinces are in charge of giving decision on the announcement about animal epidemics on the basis of the request of veterinary authorities of provinces if all the conditions specified in clause 2 of this Article are met and the epidemics occur in multiple districts in a province.
5. The Minister of Agriculture and Rural development are in charge of giving decision on the announcement about animal epidemics on the basis of the request of Department of Animal Health if all the conditions specified in clause 2 of this Article are met and the epidemics occur in multiples provinces; supervising, inspecting, expediting and monitoring the outbreak declaration of Presidents of People’s Committees of districts/provinces.
6. If the animal epidemic spreads out widely, seriously threatening human life or causes serious damage to economy and society, the Minister of Agriculture and Rural development shall report to the Prime Minister for requesting regulatory agencies to issue the declaration about the emergency according to the law provisions on emergency.
Article 27. Fighting against epidemics of terrestrial animals in epidemic zones
1. When issuing the declaration about an animal epidemic, persons competent to announcing the epidemic shall direct relevant organizations/individuals to:
a) Determine the limits of epidemic zones, epidemic threatened zones and buffer zones; place the signboards, checkpoints, guide the travel and transport of animals/animal products across the epidemic zones;
b) Forbid the irrelevant people from entering the areas having infected or dead animals; limit the travel into or out of the epidemic zones; apply prophylactic measures on animals according to the regulations;
c) Forbid the slaughter, transport or sale of animals susceptible to the declared animal epidemic and derivatives thereof in the epidemic zones, except for the transport of animals/animal products that is permitted according to the decision of the Minister of Agriculture and Rural development;
d) Immediately carry out the prevention using vaccine or apply the compulsory prophylactic measures on animals in the epidemic zone that are susceptible to the declared animal epidemic; provide treatment or carry out the compulsory slaughtering or destruction of infected animals or animal products carrying pathogens according to the guidelines of veterinary authorities;
dd) Conduct the cleansing, decontamination, disinfection of raising facilities, grazing areas for infected animals, equipment and tools used in animal raising and waste matters according to the guidance of veterinary authorities.
2. Responsibilities of the Minister of Agriculture and Rural development:
a) Direct People's Committees of provinces having epidemics to mobilize the resources in local areas to promptly raise a blockade, control and stamp out the epidemic, prevent the spread of the epidemic; supervise, monitor and expedite the fighting against the animal epidemic of People's Committees of provinces having epidemic;
b) Request the Prime Minister to give decision on the support to the prevention and fighting against animal diseases and provide the support;
c) Report to the Prime Minister the results of the prevention and fighting against animal epidemic, results of the implementation of the policies on support to the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of the animal raising after the epidemic.
3. Responsibilities of People’s Committees of provinces:
a) Direct People’s Committees of districts, veterinary authorities of provinces and relevant agencies, organizations and individuals to take measures for preventing and fighting animal diseases; mobilize the local resources to carry out the prevention and fighting against animal diseases; conduct inspections of the prevention and fighting against animal diseases;
b) Propagate and disseminate the measures for prevention and fighting against animal epidemic in local areas;
c) Direct the implementation of policies on prevention and fighting against animal diseases, elimination of the consequence of animal diseases, stabilization of human life and restoration of animal-raising activities in local areas;
d) Request the Minister of Agriculture and Rural development to request the Prime Minister to decide the subsidies on expenditure, materials and resources in case the requirement for prevention and fighting against animal diseases exceeds the capability of local government;
dd) Report to the Minister of Agriculture and Rural development the results of the prevention and fighting against animal epidemic and results of the implementation of the policies on subsidies on the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of the animal raising in local areas.
4. Responsibilities of People’s Committees of districts:
a) Direct and organize the performance of measures for prevention and fighting against animal diseases according to the direction of Presidents of the People’s Committees of provinces;
b) Propagate and disseminate the measures for prevention and fighting against animal epidemic in local areas;
c) Carry out the policies on prevention and fighting against animal diseases, elimination of the consequence of animal diseases, stabilization of human life and restoration of animal-raising activities in local areas;
d) Request Presidents of the People’s Committees of provinces to decide the subsidies on expenditure, materials and resources in case the requirement for prevention and fighting against animal diseases exceeds the capability of local government;
dd) Report to the Presidents of the People’s Committees of provinces the results of the prevention and fighting against animal epidemic and results of the implementation of the policies on subsidies on the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of the animal raising in local areas.
5. Responsibilities of People’s Committees of communes:
a) Direct and organize the implementation of measures for prevention and fighting against animal diseases according to the direction of People’s Committees of superior levels;
b) Direct the destruction of dead animals, infected animals; the compulsory slaughtering of infected animals; the cleansing, decontamination, disinfection;
c) Propagate and disseminate the measures for prevention and fighting against animal epidemics in local areas;
d) Carry out the policies on prevention and fighting against animal diseases, elimination of the consequence of animal diseases, stabilization of human life and restoration of animal-raising activities in local areas;
dd) Request Presidents of People’s Committees of districts to decide the subsidies on expenditure, materials and resources in case the requirement for prevention and fighting against animal diseases exceeds the capability of local government;
e) Report to the Presidents of People’s Committees of districts the results of the prevention and fighting against animal epidemic and results of the implementation of the policies on subsidies on the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of the animal raising in local areas.
6. Responsibilities of Department of Animal Health:
a) Provide local veterinary authorities with guidelines on measures for prevention and fighting against animal diseases; assist local governments in preventing and fighting against animal diseases, inspecting the epidemics, assessing the epidemic hotspots;
b) Determine the pathogens of animal infectious diseases, applicable to new infected cases with unidentified causes.
7. Local veterinary authorities are responsible for giving People’s Committees of the same levels advices and guidance on the implementation of measures for prevention and fighting against animal diseases, determination of damage from animal epidemic, supervising, collecting and assessing the effect of the prevention and fighting against animal diseases and making reports according to the regulations.
8. Responsibilities of veterinary staff of communes:
a) Comply with the direction of People’s Committees of communes and veterinary authorities in the prevention and fighting against animal epidemic;
b) Handle hotspots of animal disease according to the regulations in clause 2 Article 25 of this Law;
c) Provide guidance and participate in the implementation of measures of cleansing, decontamination and disinfection so as for preventing the spread of animal diseases;
d) Reckon up the number of animals that are being raised, animals that are infected, dead or destroyed according to the guidance of veterinary authorities.
9. Responsibilities of owners of animals/animal-raising establishments:
a) Treat epidemic hotspots according to the regulations in clause 1 Article 25 of this Law;
b) Take measures for prevention and fighting against animal diseases at the request of People’s Committees at all levels, veterinary authorities at all levels and veterinary staff of communes;
c) Pay the cost for the elimination and compensation for the damage from their violations against the laws on prevention and fighting against animal diseases according to the provisions of laws.
Article 28. Prevention and fighting against epidemics of terrestrial animals in high-risk zones
1. People’s Committees at all levels shall direct the relevant organizations to:
a) Control the transport into or out of high-risk zones the animals susceptible to the declared animal epidemics and products thereof;
b) Strictly control the slaughter and transport of animals/animal products in high-risk zones;
c) Organize the epidemic prevention by vaccine and take the compulsory prophylactic measures on animals susceptible to the declared animal epidemics;
d) Propagate and disseminate the measures for prevention and fighting against animal epidemics in local areas.
2. If an animal epidemic occurs in the border region of the neighboring country, Presidents of the People’s Committees of provinces shall take the following measures and immediately report to the Minister of Agriculture and Rural development:
a) Issue an declaration of high-risk zone for the area within a radius of 5 km from the border and implement the measures specified in clause 1 of this Article;
b) Give decision on checkpoints and animals/animal products forbidden from transport through the checkpoints;
c) Give decision on the ban of transport of animals susceptible to the animal epidemic occurring in the neighboring country and products thereof in Vietnam’s territory within the epidemic period;
d) Direct the relevant agencies to conduct inspections and control strictly the activities relating to animals/animal products in high-risk zones; carry out the cleansing, decontamination, disinfection of people and vehicles across the checkpoints.
3. Responsibilities of owners of animals/animal-raising establishments:
a) Carry out the prevention of diseases by vaccine and other prophylactic measures for animal diseases according to the guidance of veterinary authorities;
b) Carry the cleansing, decontamination and disinfection of animal-raising areas, raising tools and raising environment;
c) Comply with the measures for prevention and fighting against animal disease at the request of competent agencies.
Article 29. Prevention and fighting against epidemics of terrestrial animals in buffer zones
1. People’s Committees at all levels shall direct the relevant organizations to:
a) Inspect and control the slaughter, transport and trade of animals/animal products;
b) Regularly supervise and monitor animals susceptible to the animal epidemic.
2. Guide the owners of animals, owners of animal-raising establishments to comply with the regulations in clause 3 Article 28 of this Law.
Article 30. Compulsory handling of infected animals, animals suspected of being infected and animal products carrying pathogens on the List of animal diseases subject to outbreak declaration, the List of diseases capable of transmitting between animals and humans or newly discovered pathogens of infectious diseases
1. Compulsory handling measures for infected animals, animals suspected of being infected and animal products carrying pathogens on the List of animal diseases subject to outbreak declaration, the List of diseases capable of transmitting between animals and humans or newly discovered pathogens of infectious diseases include:
a) Compulsory destruction;
b) Compulsory slaughtering.
2. The Minister of Agriculture and Rural development, the President of the People’s Committee at all levels, within their tasks and powers, shall decide the handling measures specified in clause 1 of this Article.
3. The state shall subsidize the compulsory destruction/slaughtering of infected animals, animals suspected of being infected and animal products carrying pathogens on the List of animal diseases subject to outbreak declaration, the List of diseases capable of transmitting between animals and humans or newly discovered pathogens of infectious diseases. In specific stage, the Prime Minister shall detail the subjects and level of subsidies to the compulsory destruction/slaughtering of infected animals, animals suspected of being infected and animal products carrying pathogens on the List of animal diseases subject to outbreak declaration, the List of diseases capable of transmitting between animals and humans.
4. Requirements of compulsory slaughtering of animals:
a) The compulsory slaughter of animals shall be carried out at slaughterhouses designated by veterinary authorities of provinces and all animal health measures shall be adopted in these houses in accordance with regulations;
b) Vehicles for transport of animals for compulsory slaughter must have close floors so that waste matters do not drop on road and shall be cleansed and disinfected immediately after transportation;
c) Slaughtering places, slaughtering tools, wastes of animals subjected to compulsory slaughter must be treated and disinfected immediately after slaughter;
d) Meat of animals subjected to compulsory slaughter must not be used fresh but must be treated to satisfy veterinary hygiene standards according to the regulation;
dd) Sub-products and other products of animals subjected to compulsory slaughter, bedding and waste matters of such animals shall be destroyed or buried.
5. The compulsory destruction/slaughtering of infected animals, animals suspected of being infected and animal products carrying pathogens on the List of animal diseases subject to outbreak declaration, the List of diseases capable of transmitting between animals and humans or newly discovered pathogens of infectious diseases shall comply with the law provisions on veterinary medicine, prevention and fighting against infectious diseases and environmental protection.
6. Owners of animals, owners of animal-raising establishments having animals subject to destruction/slaughtering shall:
a) Carry out the compulsory destruction/slaughtering of animals and consumption of animal products from compulsory slaughtering according to the guidance of veterinary authorities;
b) Comply with the regulations in clause 1 Article 25 of this Law.
7. Every year, People's Committees of provinces shall distribute the provisional fundings for the slaughter of animals, subsidies for owners of animals, owners of animal-raising establishments having animals subject to destruction to control the animal epidemic quickly and effectively without damage to the environment.
8. The Minister of Agriculture and Rural development shall provide guidance for clause 1, 4 and 5 of this Article.
Article 31. Declaration about the end of diseases of terrestrial animals
1. Conditions for declaration about the end of a disease of terrestrial animals:
a) Within the duration specified for particular disease from the day on which last infected animal die or are compulsorily destroyed, slaughtered or fully recover, there is not any other animal infected or dying of the declared epidemic;
b) Prevention by vaccine or other compulsory prophylactic measures have been adopted to animals susceptible to the declared animal epidemics in the epidemic zones/high-risk zones;
c) Cleansing and disinfection measures have been taken in epidemic and high-risk zones to satisfy the veterinary hygiene standards;
d) An application for declaration about the end of the animal epidemic has been made by a veterinary authority and appraised and approved by a superior veterinary authority.
The Minister of Agriculture and Rural development is responsible for detailing and providing guidance on this clause.
2. Persons competent to issue the declaration about animal epidemics specified in Article 26 of this Law are competent to issue the declaration about the end of the animal epidemics if all the conditions specified in clause 1 of this Article are satisfied.
Section 3. PREVENTION AND FIGHTING AGAINST DISEASES OF AQUATIC ANIMALS
Article 32. Observing and warning about aquaculture environment
1. Responsibilities of owners of animal-raising establishments:
a) Supervise, monitor and inspect the environmental criteria in aquaculture areas and records sufficiently the collected information/figures;
b) Present information and figures about environmental observation, prevention of epidemics of aquatic animals at the request of competent agencies.
2. Competent aquaculture specialized agencies shall preside over and cooperate with veterinary authorities in carrying out the following activities:
a) Build up and submit to competent authorities the plans on observing and warning about aquaculture environment for approval;
b) Carry out or cooperate with organizations/individuals in charge of observing aquaculture environment in carrying out the plans on observing and warning about aquaculture environment to promptly discover the disadvantaged signs of the environment to request the owners of aquaculture establishment to promptly make adjustment.
3. People's Committees of provinces shall grant approval, distribute fundings and direct the implementation of the plans on observation and warning about aquaculture environment.
4. Responsibilities of the Minister of Agriculture and Rural development:
a) Provide guidance and organize the observation, forecasting and warning about aquaculture environment; handling and elimination of environmental varies in raising areas;
b) Appoint the eligible organizations/individuals to participate in the observation and warning about aquaculture environment and send the results to veterinary authorities and aquaculture specialized agencies.
Article 33. Handling of hotpots of epidemic of aquatic animals
1. Responsibilities of owners of aquaculture establishments:
a) Do not discharge the untreated or unconformably treated waste water and waste matter to the environment;
b) Do not dump the infected animals, animals suspected of infectious diseases or dead animals to the environment;
c) Provide treatment, collect or treat the infected animals, animal suspected of infectious diseases or dead animals and take other measures according to the guidance of veterinary authorities;
d) Report the epidemics of aquatic animals according to the regulations in clause 1 Article 19 of this Law; provide information about epidemics of aquatic animals at the request of veterinary authorities and veterinary staff of communes;
dd) Conduct the cleansing, decontamination, disinfection of raising environment, aquaculture tools according to the guidance of veterinary authorities;
e) Treat and/or destroy aquatic animals to avoid the spread of epidemics;
g) Facilitate the inspection of competent agencies.
2. Responsibilities of veterinary staff of communes:
a) Comply with the regulations in points a and c clause 8 Article 27 of this Law; provide guidance and monitor the implementation of measures prescribed in clause 1 of this Article;
b) Reckon up and report the scale of aquaculture, the amount of animals; amount of aquatic animals being infected.
3. veterinary authorities shall conduct inspections, make reports and proposal for handling measures for hotspots of epidemics of aquatic animals specified in clauses 6 and 7 Article 27 of this Law.
4. Responsibilities of People’s Committees of communes:
a) Provide announcement promptly and exactly about the animal epidemic situations in local areas on the basis of the conclusions of regulatory bodies in charge of making diagnosis and testing for animal diseases on the List of animal diseases subject to outbreak declaration and according to the request of veterinary staff of communes;
b) Supervise and issue warnings about animal epidemic zones;
c) Propagate the prevention and fighting against animal epidemic in local areas; carry out the policies on subsidies for the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of aquaculture in local areas;
d) Direct the treatment, collection, handling or supervision of handling of infected animals; reckon up the aquaculture area, amount of infected animals; cleansing, decontamination, disinfection of environment in epidemic zones;
dd) Direct and organize the implementation of measures for prevention and fighting against animal diseases according to the direction of People’s Committees of districts;
e) Request Presidents of People’s Committees of districts to decide the subsidies on expenditure, materials and resources in case the requirement for prevention and fighting against animal diseases exceeds the capability of local government;
g) Report to the Presidents of People’s Committees of districts the results of the prevention and fighting against animal epidemic and results of the implementation of the policies on subsidies on the prevention and fighting against the epidemic.
5. Responsibilities of People’s Committees of districts:
a) Provide announcement promptly and exactly about the animal epidemic situations in local areas on the basis of the conclusions of regulatory bodies in charge of making diagnosis and testing for animal diseases on the List of animal diseases subject to outbreak declaration and according to the request of veterinary authorities of districts;
b) Organize the prevention and handling of infected animals; cleansing, decontamination and disinfection of aquaculture environment according to the regulations for specific diseases;
c) Guide the owners of aquaculture establishments, people who sell, purchase or transport aquatic animals to implement the veterinary hygiene measures to prevent the spread of animal diseases;
d) Carry out the policies on subsidies for the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of aquaculture in local areas;
dd) Organize the implementation of measures for prevention and fighting against animal diseases according to the direction of People’s Committees of provinces;
e) Propagate and disseminate the measures for prevention and fighting against animal epidemics in local areas;
g) Request Presidents of the People’s Committees of provinces to decide the subsidies on expenditure, materials and resources in case the requirement for prevention and fighting against animal diseases exceeds the capability of local government;
h) Report to the Presidents of People’s Committees of provinces the results of the prevention and fighting against animal epidemic and results of the implementation of the policies on subsidies on the prevention and fighting against animal epidemics.
6. Responsibilities of People’s Committees of provinces:
a) Direct People’s Committees at all levels and relevant specialized divisions to handle epidemic hotspots;
b) Allocate fundings for the handling of animal epidemic diseases, assisting the owners of aquaculture establishments having animals that are infected, dead or subject to compulsory destruction.
Article 34. Declaration about epidemics of aquatic animals
1. The declaration of epidemics of aquatic animals shall comply with the principles and contents specified in clauses 1 and 3 Article 26 of this Law.
2. An epidemic of aquatic animals shall be declared if all of the following conditions are met:
a) There is a hotspot of a disease on the List of animal diseases subject to outbreak declaration that tends to quickly spread out a large area or there is the discovery of a new agent of infectious diseases;
b) A diagnosis by an agency competent in animal disease diagnosing and testing is issued determining that the disease is on the List of animal diseases subject to outbreak declaration or is a new agent of infectious disease;
c) An application for outbreak declaration is submitted by a veterinary authority of province.
3. Presidents of the People’s Committees of provinces shall decide the outbreak declaration of aquatic animals if all of the conditions specified in clause 2 of this Article are met.
Article 35. Fighting against epidemics of aquatic animals in epidemic zones
1. When issuing the declaration about an animal epidemic, persons competent to declaring the epidemic shall direct relevant organizations/individuals to:
a) Determine the limits of epidemic zones; place the signboards, guide the travel and transport of animals/animal products across the epidemic zones;
b) Limit the irrelevant people from entering the areas having infected animals or animals dying of the epidemic;
c) Control the transport of aquatic animals and products thereof into or out of epidemic zones; the prevention and treatment of aquatic animals;
d) Conduct the cleansing, decontamination, disinfection of raising facilities, equipment and tools used in aquaculture, waste water and waste matters from aquaculture according to the guidance of veterinary authorities.
2. The Minister of Agriculture and Rural development shall organize the prevention and fighting against the epidemics according to the regulations in clause 2 Article 27 of this Law.
3. Responsibilities of People’s Committees of provinces:
a) Direct veterinary authorities of provinces and relevant agencies, organizations and individuals to take measures for preventing and fighting animal diseases; mobilize the local resources to carry out the prevention and fighting against animal diseases;
b) Propagate and disseminate the measures for prevention and fighting against animal epidemics in local areas;
c) Carry out the policies on subsidies for the prevention and fighting against the epidemics, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of aquaculture in local areas;
d) Conduct inspections of the prevention and fighting against animal epidemics;
dd) Request the Minister of Agriculture and Rural development to request the Prime Minister to decide the subsidies on expenditure, materials and resources in case the requirement for prevention and fighting against animal diseases exceeds the capability of local government;
e) Report to the Minister of Agriculture and Rural development the results of the prevention and fighting against animal epidemic and results of the implementation of the policies on subsidies on the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of aquaculture in local areas.
4. Responsibilities of People’s Committees of districts:
a) Direct and organize the implementation of measures for prevention and fighting against animal diseases according to the regulations;
b) Propagate and disseminate the measures for prevention and fighting against animal epidemics in local areas;
c) Carry out the policies on subsidies for the prevention and fighting against the epidemics, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of aquaculture in local areas;
d) Request Presidents of the People’s Committees of provinces to decide the subsidies on expenditure, materials and resources in case the requirement for prevention and fighting against animal diseases exceeds the capability of local government;
dd) Report to the Presidents of the People’s Committees of provinces the results of the prevention and fighting against animal epidemic and results of the implementation of the policies on subsidies on the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of aquaculture activities in local areas.
5. Responsibilities of People’s Committees of communes:
a) Organize the implementation of measures for prevention and fighting against animal diseases according to the regulations;
b) Supervise and handle infected aquatic animals according to the regulations;
c) Propagate and disseminate the measures for prevention and fighting against animal epidemics in local areas;
d) Carry out the policies on subsidies for the prevention and fighting against the epidemics, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of aquaculture in local areas;
dd) Request Presidents of People’s Committees of districts to decide the subsidies on expenditure, materials and resources in case the requirement for prevention and fighting against animal diseases exceeds the capability of local government;
e) Report to the Presidents of the People’s Committees of districts and veterinary authorities of provinces the results of the prevention and fighting against animal epidemic and results of the implementation of the policies on subsidies on the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of aquaculture activities in local areas.
6. veterinary authorities shall comply with the regulations on clauses 6 and 7 Article 27 of this Law.
7. Responsibilities of veterinary staff of communes:
a) Comply with the direction of People’s Committees and veterinary authorities in the prevention and fighting against animal epidemic;
b) Handle animal disease according to the regulations in clause 2 Article 33 of this Law;
c) Provide guidance and participate in the implementation of measures for cleansing, decontamination and disinfection so as for preventing the spread of animal diseases;
d) Harvest pathology specimens according to the guidance of veterinary authorities of districts.
8. Owners of aquaculture establishment shall comply with the regulations in clause 1 Article 33 of this Law.
9. If an aquaculture establishment located in an epidemic zone but not any animal has been discovered infected, the owner of such aquaculture establishment shall take the measures for preventing pathogens; intensify the observation and warning about environment, take care and increase the resistance of aquatic animals; carry out epidemic supervision to promptly discover infected animals.
Article 36. Declaration about the end of epidemics of aquatic animals
1. Conditions for declaration about the end of a disease of terrestrial animals:
a) There is not any new epidemic hotspot discovered since the last hotspot is handled according to the regulations applicable to specified diseases;
b) Compulsory prophylactic measures have been adopted to animals susceptible to animal diseases in epidemic zones;
c) Cleansing, decontamination and disinfection have been carried out satisfying the veterinary hygiene standards for epidemic zones;
d) An application for declaration about the end of the animal epidemic has been made by a veterinary authority of province and appraised and approved by Department of Animal Health.
2. Presidents of the People’s Committees of provinces shall issue the declaration of the end of animal epidemics if all the conditions specified in clause 1 of this Article are satisfied.
QUARANTINE OF ANIMALS/ANIMAL PRODUCTS
Section 1. QUARANTINE OF TERRESTRIAL ANIMALS AND PRODUCTS THEREOF
Section 37. General provisions on quarantine of terrestrial animals and products thereof
1. Animals/animal products on the List of terrestrial animals and products thereof subject to quarantine that are transported out of a province shall undergo quarantine once in the departure place in any of the following cases:
a) Such animals/animal products are departed from a collecting or trading establishment;
b) Such animals/animal products are departed from an animal-raising establishment that has not undergone animal epidemic supervision;
c) Preventive measures have not been adopted to such animals according to the regulations in clause 4 Article 15 of this Law or prevention by vaccine has been adopted to such animals but no longer effective;
d) Such animals/animal products are departed from an animal-raising establishment that has been certified animal epidemic-free establishment;
dd) Such animal products are departed from a preparation/processing establishment that has not undergone periodic inspections of veterinary hygiene;
e) Such animals/animal products are other than those specified in points b, c, d and dd of this clause but the quarantine is according to the request of the goods owner.
2. Animals/animal products on the List of terrestrial animals and products thereof subject to quarantine shall undergo quarantine before exporting at the request of importing countries, goods owners, before importing, temporarily importing, temporarily exporting or before transiting through Vietnam’s territory.
3. The Minister of Agriculture and Rural development shall issue:
a) List of terrestrial animals and products thereof subject to quarantine;
b) List of terrestrial animals and products thereof eligible for exemption from quarantine;
c) List of terrestrial animals and products thereof subject to risk analysis before importing into Vietnam;
d) List of organisms in terrestrial animals and products thereof subject to quarantine;
dd) Regulations on contents, application for quarantine of animals/animal products that are transported out of a province, exported, imported, temporarily imported, temporarily exported, transited through Vietnam’s territory and handed animals/animal products; leave marks, grant animal number, seal vehicles for transporting/containing animals/animal products subject to quarantine.
Article 38. Requirements for terrestrial animals and products thereof that are transported out of a province
1. Animals/animal products on the List of terrestrial animals and products thereof subject to quarantine that are transported out of a province shall satisfy the following conditions:
a) There is the Certificate of quarantine of animals/animal products issued by the veterinary authority of the departure place;
b) Animals are healthy, animal products shall satisfy the veterinary hygiene standards;
c) The transport must not cause the spread of animal diseases, must not damage people’s health.
2. Animals/animal products shall be transported and contained with vehicles ensuring the veterinary hygiene standards specified in Article 70 of this Law.
Article 39. Procedures for quarantine of terrestrial animals and products thereof that are transported out of a province
1. Quarantine of animals/animal products specified in clause 1 Article 37 of this Law shall be conducted as follows:
a) Any organizations/individuals transporting animals/animal products shall send an application for quarantine to a local veterinary authority ;
b) Within 01 working day from the day on which the application is received, the local veterinary authority shall decide and notify the applicant organization/individual about location and time of quarantine;
c) The quarantine shall include the clinical examination, diagnosis and testing of animals/animal products to discover subjects of quarantine and subjects of veterinary hygiene inspection;
d) Within 05 working days from the day on which the quarantine begins, if the animals/animal products are satisfactory, the local veterinary authority shall grant their owner the Quarantine Certificate; otherwise the veterinary authority shall make a response containing the explanation.
2. Animals/animal productions departed from establishments certified epidemic-free or participate in the program on supervision of epidemic or receive epidemic prevention by vaccine that is still effective or animal products departed from a preparation establishment/processing establishment receiving periodic inspection of veterinary hygiene shall undergo quarantine as follows:
a) Any organizations/individuals transporting animals/animal products shall send an application for quarantine to local veterinary authorities;
b) Within 01 working day from the day on which the application is received, the local veterinary authority shall grant the Quarantine Certificate.
Article 40. Animal quarantine stations at main roads
1. The quarantine of animals/animal products that are transported through main roads shall be carried out by animal quarantine stations. Animal quarantine stations at main roads shall have representatives specialized in police, market management, veterinary medicine.
2. Quarantine of animals/animal products at main roads shall include:
a) Examine the quantities and species of animals, categories of animal products according to the Quarantine Certificate; veterinary hygiene codes, marks or stamps; seals/lead seals of transport vehicles;
b) Inspect the health situation of animals; the veterinary hygiene of animal products, transport vehicles; the cleansing, decontamination and disinfection of vehicles;
c) Grant certificates of quarantine of animals/animal diseases if they are satisfactory; otherwise, the transport of animals/animal products shall be suspended and handled according to the law provisions.
3. The Minister of Agriculture and Rural development shall build up and grant approval for planning on animal quarantine stations at main roads nationwide.
4. People's Committees of provinces shall base on the planning prescribed in clause 3 of this Article to issue the decision on establishment and operation of quarantine of animals/animal products of animal quarantine stations at main roads in local areas.
Article 41. Quarantine of exported terrestrial animals and products thereof
1. Animals/animal products on the List of terrestrial animals and products thereof subject to quarantine shall undergo quarantine and be granted the Quarantine Certificate before exporting at the request of the importing country or the goods owner; if the importing country or the goods owner does not request the quarantine, the regulations on quarantine of terrestrial animals and products thereof that are transported out of a province shall be applied.
2. Department of Animal Health shall conduct the quarantine and grant the Quarantine Certificate according to Vietnamese legislation and the request of the importing country or the goods owner.
3. The quarantine of animals/animal products shall be conducted at the departure places or in quarantine areas at border gates according to the procedures and veterinary hygiene standards applicable to exported animals/animal products.
Article 42. Procedures for quarantine of exported terrestrial animals and products thereof
1. An application for quarantine of exported animals and products thereof shall include:
a) An application form for quarantine;
b) The veterinary hygiene standards of the importing country or the goods owner (if any);
c) The Form of Quarantine Certificate of a competent agency of the importing country (if any).
2. Procedures for quarantine of exported terrestrial animals and products thereof:
a) Any organizations and individuals exporting animals and/or animal products included in List of terrestrial animals and products thereof subject to quarantine shall submit to Department of Animal Health an application for quarantine as prescribed in clause 1 of this Article;
b) Within 01 working day from the day on which the satisfactory application is received, Department of Animal Health shall decide and notify the applicant organization/individual about location and time of quarantine;
c) Within 05 working days from the day on which the quarantine begins, if the animals/animal products are satisfactory, Department of Animal Health shall grant their owner the Quarantine Certificate; otherwise a written response containing the explanation shall be made.
3. If the importing country does not request the quarantine, the regulations in Article 39 of this Law shall be applied.
Article 43. Risk analysis for imported terrestrial animals and products thereof
1. Animals/animal products on the List of terrestrial animals and products thereof subject to risk analysis before importing into Vietnam shall undergo the risk analysis.
2. Department of Animal Health shall carry out the risk analysis on the basis of the information provided by agencies competent in veterinary medicine of the exporting country and other relevant information.
3. Pursuant to the result of risk analysis, Department of Animal Health shall decide the import of animals/animal products.
Article 44. Requirements for imported terrestrial animals and products thereof
1. Regarding animals:
a) Healthy; departed from zones/establishments that are recognized free from epidemic and dangerous diseases according to the regulations of World Organization for Animal Health and Vietnam Organization for Animal Health;
b) Granted the Quarantine Certificate by a competent agency of the exporting country that satisfies the veterinary hygiene standards of Vietnam.
2. Regarding animal products used as food:
a) Derived from animals satisfying the requirements specified in point a clause 1 of this Article;
b) Granted the Quarantine Certificate by a competent agency of the exporting country that satisfies the veterinary hygiene standards of Vietnam;
c) Slaughtered, prepared and/or processed at establishments that have registered for exporting to Vietnam.
3. Regarding animal products not used as food:
a) Derived from animals satisfying the requirements specified in point a clause 1 of this Article;
b) Granted the Quarantine Certificate by a competent agency of the exporting country that satisfies the veterinary hygiene standards of Vietnam;
c) If animal products are used for production of breed animals, such animal products shall be departed from zones/establishments that are free from epidemic and dangerous infectious diseases according to the regulations of World Organization for Animal Health and Vietnam Organization for Animal Health.
4. If necessary, Department of Animal Health shall monitor the isolation for quarantine; inspect and assess the system for management and supervision of animal epidemic and veterinary hygiene at the exporting country.
Article 45. Application and declaration of quarantine of imported terrestrial animals and products thereof
1. An application for quarantine of imported terrestrial animals and products thereof shall include:
a) An application for guidance on quarantine of imported animals and products thereof of organizations/individuals;
b) The application for quarantine of animals/animal products subject to management of other relevant regulatory agencies shall include the documents or the licenses according to the regulations.
2. Documents on quarantine declaration of imported terrestrial animals and products thereof shall include:
a) An declaration form of quarantine;
b) The Quarantine Certificate of the exporting country.
Article 46. Procedures for quarantine of exported terrestrial animals and products thereof
1. Any organizations and individuals importing animals and/or animal products included in List of terrestrial animals and products thereof subject to quarantine shall submit to Department of Animal Health an application for quarantine as prescribed in clause 1 Article 45 of this Law.
2. Within 05 working days from the day on which the satisfactory application specified in clause 1 Article 45 of this law is received, on the basis of the situation of the epidemic, the system of management of epidemic and veterinary hygiene of the exporting country, Department of Animal Health shall issue a written approval for quarantine of imported animals and products thereof and provide relevant organizations/individuals with guidance on quarantine of imported animals and products thereof; if the application is rejected, a written response shall be made containing the explanation.
If animals/animal products are initially imported into Vietnam or are exported from a country/region with high risk of animal epidemic, such animals/animal products shall undergo the risk analysis made by Department of Animal Health according to the regulations in Article 43 of this Law.
3. Within 01 working day from the day on which the satisfactory documents of quarantine declaration of animals and products thereof as prescribed in clause 2 Article 45 of this Law is received, Department of Animal Health shall decide and notify the applicant organization/individual about location and time of quarantine according to the regulations on Article 47 of this Law.
Article 47. Contents of quarantine of imported terrestrial animals and products thereof
1. Regarding imported animals, Department of Animal Health shall:
a) Examine the declaration of quarantine, health conditions of animals; if the documents on quarantine are satisfactory and animals do not denote infection by dangerous diseases, grant the certificate and transmit the animals to the isolated area for quarantine or to a place that is certified eligible for isolation for quarantine;
b) Supervise the animals at the isolated area or at a place eligible for isolation for quarantine; duration of isolation shall be specified for each species of animals and each diseases and shall not exceed 45 days from the day on which the quarantine begins;
c) Harvest the specimens from animals, take the compulsory prophylactic measures on animals according to the regulations;
d) Grant the Certificate of quarantine for import to animals that satisfy the veterinary hygiene standards and notify the veterinary authorities of the arrival place;
dd) Provide the goods owners with guidance on the implementation of measures for cleansing, decontamination and disinfection.
2. Regarding imported animal products, Department of Animal Health shall:
a) Examine the documents on quarantine declaration and real situation of goods, if the documents and goods are satisfactory, specimens shall be harvested for testing of veterinary hygiene criteria according to the regulations;
b) Grant the Certificate of quarantine for import to animal products that satisfy the veterinary hygiene standards and notify the veterinary authorities of the arrival place;
c) Provide the goods owners with guidance on the implementation of measures for cleansing, decontamination and disinfection.
3. If an animal/animal product is not satisfactory, a record shall be made and penalties shall be imposed according to the provisions of laws.
Article 48. Application for quarantine of animals and animal products which are temporarily imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory
1. An application for quarantine shall include:
a) A written application for guidance on quarantine of animals and animal products which are temporarily imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory of the applicant organization/individual;
b) A commercial contract;
c) The application for quarantine of animals/animal products subject to management of other relevant regulatory agencies shall include the documents or the licenses according to the regulations.
2. Documents for quarantine declaration shall include:
a) An declaration form;
b) The Quarantine Certificate of the exporting country.
Article 49. Procedures for quarantine of animals and animal products which are temporarily imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory
1. Any organizations/individuals that carries out the temporary import, temporary export or transit through Vietnam of animals and/or animal products included in List of terrestrial animals and products thereof subject to quarantine shall submit to Department of Animal Health an application for quarantine as prescribed in clause 1 Article 48 of this Law.
2. Within 05 working days from the day on which the satisfactory application is received, on the basis of the situation of the epidemic, the system of management of epidemic and veterinary hygiene of the exporting country, Department of Animal Health shall provide the organization/individual with a written guidance on the quarantine of animals/animal products that are imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory.
3. At the checkpoints, within 01 working day from the day on which the satisfactory declaration prescribed in clause 2 Article 48 of this Law is received, Department of Animal Health shall decide and notify the applicant organization/individual about location and time of quarantine according to the regulations on Article 50 of this Law.
Article 50. Quarantine of animals and animal products which are temporarily imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory
1. At the importing checkpoints, Department of Animal Health shall:
a) Examine the documents on quarantine and the real situation of goods;
b) Grant the Quarantine Certificates, except for the cases specified in clause 4 of this Article;
c) Affix seals/lead seals to vehicles used for transporting animals/animal products;
d) Provide goods owners with guidance and comply with regulations on veterinary hygiene during the storage and transport of animals/animal products within Vietnam’s territory; conduct cleansing, decontamination and disinfection of vehicles and the places of unloading;
dd) In case animals/animal products are transported by a container or another tightly-closed means, if the vehicle or the seal is detected having abnormal signs, Department of Animal Health may request goods owners to open containers or transport vehicles for re-inspection of veterinary hygiene under the witnessing of the customs authority and goods owner.
2. Goods owner who transports animals/animal products which are temporarily imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory shall:
a) Comply with the guidance of Department of Animal Health during the storage and transport of animals/animal products within Vietnam’s territory; any change of transporting route or checkpoint shall be approved and verified by Department of Animal Health;
b) Must not unload goods or break the seals without permission, except for necessary cases. Any unloading of goods or break of seals shall be witnessed by a veterinary authority ; any change of vehicles shall be approved and verified by Department of Animal Health;
c) Must not let animals contact with other animals in water; animals shall be released for feeding, drinking or other special cases under the approval and supervision of the veterinary authority ;
d) Vehicles for transporting animals/animal products must prevent waste matters from dropping on the road. Bodies of dead animals, waste matters, bedding, left-over food and feeds, packages of animal products and other waste matters during the transportation shall be collected and treated according to regulations of Department of Animal Health.
3. At the exporting checkpoints, Department of Animal Health shall:
a) Check the Quarantine Certificates;
b) Check the seals/lead seals on vehicles used for transporting animals/animal products;
c) If goods are conformable to the Quarantine Certificate granted at the importing checkpoint, the Department of Animal Health shall grant the verification enabling goods owner to carry out the procedures for exporting goods out of Vietnam’s territory.
4. Must not grant the Quarantine Certificate to animals and animal products which are temporarily imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory in any of the following cases:
a) Animals/animal products have been transported across a country/region having a animal disease which such animals are susceptible to;
b) The Quarantine Certificate of the exporting country is unconformable;
c) Animals are infected, suspected of infection; animal products carry dangerous pathogens according to the regulations of Vietnam's Law.
Article 51. Requirements for terrestrial animals used as participant in fairs, exhibitions, sport contests and art shows; products of terrestrial animals used as participant in fairs and exhibitions
1. Requirements for terrestrial animals used as participant in fairs, exhibitions, sport contests and art shows; products of terrestrial animals used as participant in fairs and exhibitions:
a) Have identified origin, free from pathogens;
b) Have undergone quarantine at the departure places and the arrival places according to the regulations.
2. During the fair/exhibition/sport contest/art show, the goods owner shall comply with the regulation on veterinary hygiene standards under the supervision of local veterinary authority .
3. When the fair/exhibition/sport contest/art show finished, local veterinary authority shall guide the cleansing, decontamination and disinfection of animal/animal product concentrated areas; conduct inspections and grant the Quarantine Certificates to animals/animal products satisfying the veterinary hygiene standards for transport and domestic use; goods owners wishing to export their animals/animal products out of Vietnam shall carry out the procedures according to the regulations on quarantine for export.
Article 52. Transport of pathology specimens
1. Any organizations/individuals wishing to transport into or out of Vietnam a pathology specimen shall send an application for permission for transport to Department of Animal Health.
2. Pathology specimens sent to testing establishments shall be packaged, preserved and transported according to the regulations, ensuring the veterinary hygiene standards that ensuring not to spread the pathogens or cause environment pollution.
3. Pathology specimens than are not permitted to transported into Vietnam or pathology specimens that are not packaged, preserved and/or transported according to the regulations, not conforming with the veterinary hygiene standards and likely to spread and cause environment pollution shall be destroyed according to the law provisions on veterinary medicine, prevention and fighting against infectious diseases and protection of the environment.
Section 2. QUARANTINE OF AQUATIC ANIMALS AND PRODUCTS THEREOF
Section 53. General provisions on quarantine of aquatic animals and products thereof
1. Animals/animal products on the List of aquatic animals and products thereof subject to quarantine that are transported out of a province shall undergo quarantine once in the departure place in any of the following cases:
a) Such animals/animal products are departed from an area that is declared to be an epidemic zone by a competent agency;
b) Such animals/animal products are departed from a collecting or trading establishment;
c) Such animals that are used as breeds are departed from aquaculture establishment that has not been recognized epidemic-free establishment or has not undergone epidemic supervision according to the regulations;
d) Such animals/animal products are other than those specified in points a, b and c of this clause but the quarantine is according to the request of the goods owner.
2. Animals/animal products on the List of aquatic animals and products thereof subject to quarantine shall undergo quarantine before exporting at the request of importing countries, goods owners, before importing, temporarily importing, temporarily exporting or before transiting through Vietnam’s territory.
3. The Minister of Agriculture and Rural development shall issue:
a) List of aquatic animals and products thereof subject to quarantine, List of aquatic animals and products thereof eligible for exemption from quarantine;
b) List of aquatic animals and products thereof subject to risk analysis before importing into Vietnam;
c) List of organisms in terrestrial animals and products thereof subject to quarantine;
d) Regulations and guidance on documents on quarantine of aquatic animals and products thereof which are transported out of a province, exported, imported, temporarily imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory.
Article 54. Requirements for aquatic animals and products thereof that are transported out of a province
1. Animals/animal products on the List of aquatic animals and products thereof subject to quarantine that are transported out of a province shall satisfy the following conditions:
a) Have the Certificate of quarantine of aquatic animals and products thereof issued by the veterinary authority of the departure place;
b) Animals shall be healthy, animal products shall satisfy the veterinary hygiene standards;
c) Must not cause the spread of animal diseases, must not damage people’s health.
2. Animals/animal products shall be transported and contained with vehicles ensuring the veterinary hygiene standards specified in Article 70 of this Law.
Article 55. Procedures for quarantine of aquatic animals and products thereof that are transported out of a province
1. Quarantine of aquatic animals and products thereof specified in clause 1 Article 53 of this Law shall be conducted as follows:
a) Any organizations/individuals transporting aquatic animals and products thereof shall send an application for quarantine to local veterinary authorities;
b) Within 01 working day from the day on which the application is received, the local veterinary authority shall decide and notify the applicant organization/individual about location and time of quarantine;
c) The quarantine shall include the clinical examination, diagnosis and testing of animals/animal products to discover subjects of quarantine and subjects of veterinary hygiene inspection;
d) Within 03 working days from the day on which the quarantine begins, if the animals/animal products are satisfactory, the local veterinary authority shall grant their owner the Quarantine Certificate; otherwise the veterinary authority shall make a response containing the explanation.
2. Quarantine of aquatic animals used as breed that are departed from epidemic-free establishment or undergone the epidemic supervision:
a) Any organizations/individuals transporting aquatic animals used as breed shall send an application for quarantine to local veterinary authorities;
b) Within 01 working day from the day on which the application is received, the local veterinary authority shall grant the Quarantine Certificate.
Article 56. Procedures and contents of quarantine of aquatic animals and products thereof that are exported not for use as food
The quarantine of aquatic animals and products thereof on the List of aquatic animals and products thereof subject to quarantine that are exported not for use as food shall comply with the regulations in Articles 41 and 42 of this Law.
Article 57. Procedures for quarantine of aquatic animals and products thereof that are exported for use as food
1. Any organizations/individuals wishing to export aquatic animals and products thereof on the List of aquatic animals and products thereof subject to quarantine for use as food shall submit an application for quarantine to a competent agency. The application shall include:
a) An application form for quarantine;
b) Requirements on quarantine of importing countries (if any);
c) The application for quarantine of animals/animal products subject to management of other relevant regulatory agencies shall include the documents or the licenses according to the regulations;
d) The certificate of being epidemic-free granted by the aquaculture establishment where the aquatic animals and products thereof are departed from (if any).
2. When the application of the organization/individual is received, the competent agency shall conduct the quarantine of animals/animal products as follows:
a) Examine the quantity, species, package of animals/animal products;
b) Examine the sign of infection by animal diseases;
c) Harvest the specimens at the aquaculture establishment where the animals/animal products are departed from at the request of the importing countries (if any), except for the diseases that have been recognized being epidemic-free;
d) Within 01 working day from the day on which the specimens are harvested (if any), the agency in charge of quarantine shall send the specimen to the appointed laboratory for testing for the diseases;
dd) Within 03 working days from the day on which the specimens are received, the laboratory shall notify agency in charge of quarantine of the result of the testing.
3. The granting of Quarantine Certificates shall be carried out as follows:
a) If it is not required to harvest specimens, the agency in charge of quarantine shall grant the Export quarantine certificate within 01 working day from the day on which the examination result is received;
b) If it is required to harvest specimens, the agency in charge of quarantine shall grant the Export quarantine certificate within 01 working day from the day on which the testing result is received;
c) If the goods owner request replacement of the Quarantine Certificate, the agency in charge of quarantine shall examine the goods and grant the replacement.
Article 58. Procedures and contents of quarantine of aquatic animals and products thereof that are imported, temporarily imported, temporarily exported, transited through Vietnam’s territory; aquatic animals used as participant in fairs, exhibitions, sport contests, art shows; products of aquatic animals used as participant in fairs, exhibitions; transport of pathology specimens of aquatic animals and products thereof
The quarantine of aquatic animals and products thereof that are imported, temporarily imported, temporarily exported, transited through Vietnam’s territory; aquatic animals used as participant in fairs, exhibitions, sport contests, art shows; products of aquatic animals used as participant in fairs, exhibitions; transport of pathology specimens of aquatic animals and products thereof shall comply with the regulations in Articles 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51 and 52 of this Law.
Section 3. RESPONSIBILITIES AND POWER OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN QUARANTINE OF ANIMALS AND PRODUCTS THEREOF
Article 59. Responsibilities and power of Department of Animal Health
1. Responsibilities of Department of Animal Health:
a) Cooperate with competent veterinary agency of the country exporting animals/animal products in conducting the inspection at the exporting country or request the quarantine according to the regulations of the importing country;
b) Decide the handling measures; supervise the handling of animals/animal products subject to quarantine for export/import that not satisfy the veterinary hygiene standards;
c) Cooperate with relevant agencies in handling the animals/animal products subject to quarantine that is unowned or have unidentified origin imported into Vietnam;
d) Provide the information about quarantine of animals/animal products for relevant countries if there is request.
2. Power of Department of Animal Health:
a) Request the competent veterinary agency of the country exporting animals/animal products in to provide the relevant information and cooperate in conducting inspections at the exporting country;
b) Refuse to import animals/animal products unconformable to veterinary hygiene standards according to the regulations;
c) Request the goods owner to handle the imported animals/animal products that are unconformable to veterinary hygiene standards;
d) In case of necessity, Department of Animal Health shall authorize the veterinary authority of province to conduct the quarantine and grant the Certificate of quarantine for export/import/temporary import/temporary export/transit through Vietnam of animals/animal products at a number of checkpoints.
Article 60. Responsibilities and power of local veterinary authorities
1. Conduct quarantine of animals/animal products which are temporarily imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory with the authority given by Department of Animal Health.
2. Give decision on the handling measures; supervise the handling of animals/animal products; request handling of animals/animal products unconformable to veterinary hygiene standards; request goods owners to pay the costs.
Article 61. Suspension of export/import; ban on export/import of animals/animal products
1. The Minister of Agriculture and Rural development shall issue a decision in a suspension of export/import or a ban on export/import in any of the following cases:
a) Animals/animal products that are imported are determined carrying dangerous infectious diseases, likely to cause the spread of the disease to animals that are raised in water, badly damaging people's health; animals/animal products that have incurred warning or unconformable to Vietnam’s regulations; seriously affect the export of Vietnam;
b) Exported animals/animal products that are unconformable to veterinary hygiene standards, imposed warning by the importing country, likely to badly affect the exporting market of Vietnam.
2. If the risks prescribed in clause 1 of this Article are remedied, the export/import of animals/animal products may be continued.
3. The Government shall provide the guidance on this Article.
Article 62. Responsibilities and power of animal quarantine cadres
1. Conduct the quarantine of animals/animal products according to the regulations in this Law; comply with the professional procedures for quarantine and take responsibilities for the implementation of their tasks and power; animal quarantine cadres shall wear uniforms, badges, insignias and animal quarantine cadre’s cards.
2. Request goods owner to provide relevant documents that are necessary for quarantine activities.
3. Provide guidance and supervision of the transport of animals/animal products to isolated places/isolated zones for quarantine; the cleansing, decontamination and disinfection of vehicles and containers.
4. Conduct inspections and harvest specimens during the quarantine according to the regulations.
Article 63. Rights and obligations of goods owners
1. Rights of goods owners:
a) Goods owners shall be provided with information about quarantine of animals/animal products;
b) Goods owners shall be provided with guidelines for discovering the factors harmful to animals/animal products and measures for cleansing, decontamination and disinfection by veterinary authorities;
c) Goods owners may request veterinary authorities to conduct the quarantine of animals/animal products specified in point e clause 1 Article 37 of this Law, except for the cases exceeding the capability of the veterinary authorities;
d) Goods owners may make complaints about the result of quarantine and the decisions of the veterinary authorities.
2. Obligations of goods owners:
a) Comply with the regulations in this Law and relevant law provisions in the quarantine of animals/animal products;
b) Enable the veterinary authorities to conduct the quarantine of animals/animal products;
c) Provide necessary information for the quarantine at the request of veterinary authorities;
d) Take responsibilities for caring of animals, preserving animal products, vehicles, contents of declaration of quarantine; satisfy the veterinary hygiene standards, environmental hygiene during the gathering and transport of animals/animal products according to the regulations;
dd) Promptly report to the nearest veterinary authorities when a strange disease is discovered or animals are suspected of infection, animal products carry pathogens of a disease on the List of animal diseases subject to outbreak declaration;
e) Do not swap, change the quantity of animals, amount of animal products that have undergone quarantine; do not add, erase or adjust the content of the Certificate of quarantine of animals/animal products;
g) Do not break the seals or change the transport vehicles and place of transport of animals/animal diseases or adjust the number marked on animals during the transportation without permission;
h) Pay the cost for the handling and compensate the damage from the violations against the law provisions on quarantine of animals/animal products;
i) Pay fees and charges for quarantine of animals/animal products according to the law provisions.
CONTROL OF THE SLAUGHTER OF TERRESTRIAL ANIMALS; PREPARATION/PROCESSING OF ANIMAL PRODUCTS; INSPECTION OF VETERINARY HYGIENE
Section 1. CONTROL OF THE SLAUGHTER OF TERRESTRIAL ANIMALS
Article 64. Requirements for the slaughter or terrestrial animals for business
1. Animals on the List of animals subject to slaughtering control shall undergo slaughtering control of the veterinary authority according to the regulated procedures.
2. The slaughter of animals shall be carried out at concentrated slaughterhouses ensuring veterinary hygiene standards specified in clause 1 Article 69 of this Law.
Regarding the rural areas, highlands, islands, ethnic minority areas and areas facing socio-economic difficulties without concentrated slaughterhouses, the slaughter shall be conducted at small slaughterhouses and shall satisfy the veterinary hygiene standards specified in clause 2 Article 69 of this Law.
3. Animals on the List of animals subject to slaughtering control that are slaughtered shall be healthy, ensuring the veterinary hygiene standards and shall be treated according to the regulations in point b clause 1 Article 21 of this Law.
Section 65. Contents of control of slaughter of terrestrial animals
1. Inspect the compliance with the veterinary hygiene standards applicable to animal slaughter.
2. Inspect the compliance with veterinary hygiene standards applicable to slaughterhouses according to the regulations in clauses 1 and 2 Article 69 of this Law.
3. Inspect the implementation of regulations applicable to people who directly slaughter animals.
4. Conduct inspection before and after slaughtering to discover factors causing disease and/or harm to animal, human and environment.
5. Handle the animals/animal products that are unconformable to veterinary hygiene standards.
6. Affix seals or slaughtering control marks on meat or stick veterinary hygiene stamps; grant the Certificate of quarantine of animal products transported out of a province.
Section 2. CONTROL OF PREPARATION OF ANIMALS/ANIMAL PRODUCTS
Article 66. Veterinary hygiene standards for the preparation/processing of animals and products thereof
1. The veterinary hygiene inspection is carried out by a veterinary authority during the preparation/processing of animals and products thereof.
2. Any establishments performing preparation/processing of animals/animal products satisfy the veterinary hygiene standards specified in clauses 3 and 4 Article 69 of this Law and the law provisions on food safety.
Section 67. Contents of the control of preparation/processing of animals/animal products
1. Inspection of the compliance with veterinary hygiene standards applicable to establishments performing the preparation/processing of animals/animal products according to the regulations in clauses 3 and 4 Article 69 of this Law.
2. Inspection of the implementation of regulations applicable to people who directly perform the preparation/processing of animals/animal products.
3. Handling of animals/animal products that are unconformable to veterinary hygiene standards and food safety standards.
Section 3. VETERINARY HYGIENE INSPECTION
Article 68. General provisions on veterinary hygiene inspection
1. Veterinary hygiene inspection shall be carried out during the raising, transport, slaughter of terrestrial animals, preparation, processing, preservation and trading of animals and products thereof.
2. veterinary authorities shall carry out the inspection and supervision of veterinary hygiene standards for subjects on the List of subjects of veterinary hygiene inspection ; analysis of risks, access to origin of animals and products thereof.
3. Contents of veterinary hygiene inspection:
a) Inspection, assessment of the compliance with veterinary hygiene standards for subjects of veterinary hygiene inspection;
b) Implementation of technical measures to discover subjects of veterinary hygiene inspection;
c) Conclusion and handling according to the law provisions.
Article 69. Veterinary hygiene standards for establishments that carry out slaughter of terrestrial animals ; establishments that carry out preparation/processing animal products.
1. Regarding concentrated slaughterhouses :
a) The location conforms with the planning of local government:
b) Specialized areas are separated from each other to avoid cross-contamination;
c) Equipment, tools and water used for slaughtering animals satisfy veterinary hygiene standards;
d) There is a sewage treatment system conformable to the law provisions on environmental protection to ensure epidemic safety;
dd) People who directly slaughter animals comply with the regulations on health and hygiene procedures during the slaughtering activity.
2. Regarding small slaughterhouses:
a) Location of such slaughterhouses shall be separate from toxic and polluting sources ;
b) Equipment and tools shall be suitable for slaughtering, not toxic or polluting to animal products;
c) There shall be sufficient water to ensure veterinary hygiene for the slaughter of animals;
d) Measures for collecting and treating waste water and waste matters that are conformable to the law provisions on environmental protection and the requirements for epidemic safety;
dd) People who directly slaughter animals shall comply with the regulations on health and hygiene procedures during the slaughtering activity.
3. Establishments that carry out the preparation/processing of animals/animal products for business:
a) The establishments shall have appropriate location and area and shall have a safe distance from toxic/polluting sources and other harmful factors;
b) Specialized areas shall be designed separate from each other to avoid cross-contamination;
c) Equipment and tools shall satisfy the veterinary hygiene standards;
d) There shall be sufficient water to ensure technical standards for the preparation/processing of animal products;
dd) Sewage treatment systems safety conformable to the law provisions on environmental protection shall be equipped to ensure epidemic;
e) The preparation/processing procedures shall protect products from cross-contamination or contact with polluting or toxic elements;
g) People who directly perform the preparation/processing of animal products shall comply with the regulations on health and hygiene procedures during the preparation/processing activities.
4. Small establishments that carry out the preparation/processing of animals/animal products:
a) There shall be an appropriate distance from harmful elements to prevent animal products from being polluted;
b) Equipment and tools shall satisfy the veterinary hygiene standards;
c) There shall be sufficient water to ensure technical standards for the preparation/processing of animal products;
d) Measures for collecting and treating waste water and waste matters conformable to the law provisions on environmental protection and the requirements for epidemic safety shall be taken;
dd) People who directly perform the preparation/processing of animal products shall comply with the regulations on health and hygiene procedures during the preparation/processing activities.
Article 70. Veterinary hygiene standards in transport of animals and products thereof
1. Regarding vehicles for transport of animals:
a) Ensuring technical safety to protect animals during the transportation;
b) Prevent wastewater and waste matters from being discharged into the environment during the transportation;
c) Easy for cleansing, decontamination and disinfection;
d) Closed vehicles shall have appropriate oxygenators or ventilating systems.
2. Regarding vehicles and containers of animal products:
a) Ensuring technical safety to ensure that quality of animal products is not badly affected during the transportation ;
b) The inside of animal product containers shall be made of stainless and easy to cleanse and disinfect;
c) Animal product containers shall be closed to prevent products from being contaminated by outside environment and vice versa;
d) Satisfying the requirements of preservation in terms of temperature for specific type of animal products during the transportation.
3. Measures for collecting and treating waste water and waste matters that are conformable to the law provisions on environmental protection shall be taken during the transportation to ensure epidemic safety.
Article 71. Veterinary hygiene standards applicable to animal markets and animal collecting establishments
1. Regarding animal markets:
a) Location shall conform with the planning of local government:
b) Animals shall be kept in separate areas;
c) Equipment, tools and water shall satisfy the veterinary hygiene standards;
d) Measures for collecting and treating waste water and waste matters safety that are conformable to the law provisions on environmental protection shall be taken to ensure epidemic;
dd) Cleansing, decontamination and disinfection shall be carried out according to the regulations.
2. Regarding small animal markets:
a) Located separately from other branches;
b) Convenient for cleansing, decontamination, disinfection and collection and treatment of waste water, waste matters.
3. Animal collecting establishments:
a) Their locations shall be distant from residential areas, raising establishments and public works;
b) Animals shall be kept in separate areas;
c) Equipment, tools and water shall satisfy the veterinary hygiene standards;
d) Measures for collecting and treating waste water and waste matters that are conformable to the law provisions on environmental protection and the requirements for epidemic safety shall be taken.
Article 72. Veterinary hygiene standards applicable to establishment trading in animal products
1. Establishments trading animal products:
a) Things used for display, sale and containing of animal products shall be made of stainless materials so as not to badly affect the quality of products and shall be easy for cleansing, decontamination and disinfection;
b) Appropriate preservation measures shall be taken to prevent animal products from losing food safety and degeneration;
c) Location and things used for trading of animal products shall be carefully cleansed before, while and after the sale of animal products and shall be periodically decontaminated and disinfected;
d) Warehouses, equipment for preservation of animal products shall comply with the regulations according to corresponding technical standards;
dd) Measures for collecting and handling waste water and waste matters safety that are conformable to the law provisions on environmental protection shall be taken during the trading of animal products to ensure epidemic.
2. Establishment trading animal products for use as food shall satisfy the veterinary hygiene standards specified in clause 1 of this Article and shall comply with the legislations on food safety.
Article 73. Veterinary hygiene standards applicable to establishments performing testing, diagnosis and surgery for animals
1. Establishments providing testing and diagnosis of animals:
a) Their locations shall be distant from residential areas and public works;
b) There shall be sufficient appropriate facilities, equipment, tools and chemicals;
c) Animals shall be kept in separate places;
d) Measures for collecting and treating waste water and waste matters that are conformable to the law provisions on environmental protection and the requirements for epidemic safety shall be taken.
2. Animal surgery establishments:
a) Area, facilities, equipment, tools and chemicals shall be sufficient;
b) There shall be places to keep animal before and after the surgery;
c) Measures for collecting and treating waste water and waste matters that are conformable to the law provisions on environmental protection and the requirements for epidemic safety shall be taken.
Section 4. RESPONSIBILITIES OF IN THE CONTROL OF THE SLAUGHTER OF TERRESTRIAL ANIMALS; PREPARATION, PROCESSING OF ANIMALS AND PRODUCTS THEREOF; VETERINARY HYGIENE INSPECTION
Article 74. Regarding the Minister of Agriculture and Rural development
The Minister of Agriculture and Rural development shall promulgate:
1. National technical regulations on veterinary hygiene standards applicable to entities subject to veterinary hygiene inspection; establishments providing testing, diagnosis and surgery for animals; establishments carrying out the slaughter, preparation, processing of animals and products thereof;
2. The List of animals subject to slaughtering control; the List of entities subject to veterinary hygiene inspection; the List of subjects of veterinary hygiene inspection;
3. Procedures for animal slaughtering control; procedures and documents for veterinary hygiene inspection; sample of marks of slaughtering control, stamp of veterinary hygiene; regulations on the treatment of animals/animal products unconformable to veterinary hygiene standards.
Article 75. Responsibilities of veterinary authorities
1. Provide guidance, conduct inspections and monitor the implementation of regulations on veterinary hygiene standards applicable to entities subject to veterinary hygiene inspection, subjects of veterinary hygiene inspection.
2. Provide guidance on the implementation of handling measures for entities subject to veterinary hygiene inspection that are unconformable.
3. Provide professional training in slaughtering control and veterinary hygiene inspection.
4. Department of Animal Health shall be in charge of controlling the slaughter of terrestrial animals for export.
5. Local veterinary authorities shall be in charge of controlling the slaughter of terrestrial animals for domestic consumption.
Article 76. Responsibilities of People’s Committees at all levels
1. Responsibilities of People’s Committees of provinces:
a) Promulgate the regulations, policies and guidance on the slaughter, and the control of the slaughter of terrestrial animals; preparation, processing, transport and trade of animals and products thereof; veterinary hygiene inspection;
b) Steer the formulation of master plans for concentrated animal slaughter and formulation of plans on concentrated animal slaughter;
c) Steer the relevant specialized divisions to cooperate in the management of slaughter and the control of the slaughter of terrestrial animals; preparation, processing, transport and trade of animals and products thereof and veterinary hygiene in local areas; propagate and disseminate the law provisions on veterinary medicine;
d) Steer the organization in charge of inspecting and handling violations against the regulations on the slaughter, and the control of the slaughter of terrestrial animals; preparation, processing, transport and trade of animals and products thereof and veterinary hygiene in local areas.
2. Responsibilities of People’s Committees of districts:
a) Cooperate with relevant specialized divisions in carrying out the planning of concentrated animal slaughterhouses;
b) Manage the operation of concentrated animal slaughterhouses; the preparation, processing, transport and trade of animals, animal products and veterinary hygiene in local areas;
c) Comply with the regulations on points a and d clause 2 Article 9 of this Law.
3. Responsibilities of People’s Committees of communes:
a) Cooperate with competent agencies in the management of concentrated slaughter of animal; the preparation, processing, transport and trade of animals, animal products and veterinary hygiene in local areas;
b) Manage the operation of small slaughterhouses:
Article 77. Responsibilities of relevant organizations/individuals
1. Comply with the regulations on veterinary hygiene standards in the slaughter, preparation, processing of animals and products thereof.
2. Retain the documents and information necessary for accessing to origin of animals/animal products.
MANAGEMENT OF VETERINARY DRUGS
Section 1. MANAGEMENT AND REGISTRATION OF VETERINARY DRUGS
Article 78. General provisions on management of veterinary drugs
1. Veterinary drug shall undergo quality management according to the technical standards.
2. Veterinary drugs satisfying the requirements for quality according to the technical standards shall be granted Certificate of sale of veterinary drugs in Vietnam.
3. Any organizations/individuals importing veterinary drugs specified in clauses 1, 2 and 3 Article 100 of this Law shall obtain the import license and shall use such drugs according to the purposes written in the import license.
4. The Minister of Agriculture and Rural development shall promulgate:
a) The technical standards for veterinary drugs;
b) The List of veterinary drugs permissible for sale in Vietnam;
c) The List of veterinary drugs that are banned in Vietnam;
d) Regulations on label, documents about the testing, production, trade, import and sale of veterinary drugs.
5. The Government shall detail the requirements for productions, trade, import, analysis and testing of veterinary drugs.
Article 79. Veterinary drugs sale banned from registration
1. Veterinary drugs on the List of veterinary drugs that are banned in Vietnam.
2. Veterinary drugs that have high risks of harmfulness to people’s health, animal’s health and the environment.
3. Veterinary drugs that are concluded violating the intellectual property rights by competent agencies.
4. Organizations/individuals registering for sale of veterinary drugs that adjust unpromptly the documents or use fake documents in the registration process.
5. Organizations/individuals registering for sale of veterinary drugs that use fake seals, forge the signatures or seals of relevant organizations/individuals in the documents of registration for sale of veterinary drugs.
Article 80. Registration for sale of veterinary drugs
1. Any organization/individual producing or importing veterinary drugs shall register with Department of Animal Health for sale in any of the following cases:
a) Such veterinary drugs are newly produced in Vietnam;
b) Such veterinary drugs are initially imported into Vietnam for trading and producing.
2. An application for the Certificate of sale of veterinary drugs shall include:
a) An application form;
b) Technical documents, sample of the label of drug;
c) Reports on results of the analysis of product quality made by manufacturer; results of the testing of quality of veterinary drugs made by a laboratory in Vietnam that is appointed; results of the testing of the effect and safeness of veterinary drugs, applicable to drugs subject to testing.
d) The GMP Certificates or the Certificate of eligibility for producing veterinary drugs or the Certificate of eligibility for importing veterinary drugs; the Certificate of sale of veterinary drugs granted by a competent agency of the producing country, applicable to imported drugs.
3. Procedures for the granting of the Certificate of sale of veterinary drugs:
a) Organizations/individuals shall submit the application to Department of Animal Health;
b) Within 06 months from the day on which the satisfactory application is received, Department of Animal Health shall examine the documents and grant the Certificate of sale of veterinary drugs; if the application is rejected, Department of Animal Health shall make a written response containing the explanation.
4. Effective duration of a Certificate of sale of veterinary drugs is 05 years.
Article 81. Extension of the Certificate of free sale of veterinary drugs
1. 03 months before the expiration of the Certificate of sale of veterinary drugs, organizations/individuals wishing to extend the effect of the certificate shall submit the application for extension.
2. The application for extension shall include:
a) An application form for extension;
b) A copy of the Certificate of sale of veterinary drugs;
c) Reports on results of the analysis of product quality made by manufacturer; results of the testing of quality of veterinary drugs made by a laboratory in Vietnam that is appointed;
d) The GMP Certificates or the Certificate of eligibility for producing veterinary drugs or the Certificate of eligibility for importing veterinary drugs; the Certificate of sale of veterinary drugs granted by a competent agency of the producing country, applicable to imported drugs.
3. Within 20 days from the day on which the satisfactory application is received, Department of Animal Health shall examine the documents and grant the extension of the Certificate of sale of veterinary drugs; if the application is rejected, Department of Animal Health shall make a written response containing the explanation.
4. The Certificate of sale of veterinary drugs shall be extended for another 05 years.
Article 82. Re-grant of the Certificate of sale of veterinary drugs
1. The Certificate of sale of veterinary drugs shall be re-granted in any of the following cases:
a) The components, recipe, dosage form, administration, dose and/or indication of veterinary drug are adjusted; manufacturing methods/procedures are changed leading to change in quality of products; quality, effect and safeness of drug are reassessed according to the regulations. Documents and procedures for re-granting of the Certificate of sale of veterinary drugs shall comply with the regulations in clauses 2 and 3 Article 80 of this Law;
b) Information in the Certificate is not correct or the Certificate is lost or damaged; name of drug or information relating to organizations/individuals registering for sale of veterinary drugs is adjusted.
2. An application for re-granting of the Certificate of sale of veterinary drugs specified in point b clause 1 of this Article shall include:
a) An application form for re-granting;
b) Documents proving the adjusted contents;
c) The Certificate of sale of veterinary drugs that has been granted, unless it is lost.
3. Procedures for re-granting of the Certificate of sale of veterinary drugs specified in point b clause 1 of this Article shall include:
a) Organizations/individuals shall submit the application to Department of Animal Health;
b) Within 15 days from the day on which the satisfactory application is received, Department of Animal Health shall examine the documents and regrant the Certificate of sale of veterinary drugs; if the application is rejected, Department of Animal Health shall make a written response containing the explanation.
Article 83. Revocation of the Certificate of sale of veterinary drugs
1. The Certificate of sale of veterinary drugs shall be revoked in any of the following cases:
a) The Certificate is erased or adjusted in content;
b) There is a determination of fake documents or untrue information in the documents of registration for sale that are approved;
c) The veterinary drug is banned in Vietnam;
d) There is scientific evidence proving that such veterinary drug causes high risks of harmfulness to people’s health, animal’s health and the environment;
dd) Two constant production batches of the drugs are unconformable to the quality standards or a production batch of the drug seriously violates the quality standards according to the conclusion of State management agencies in charge of quality of veterinary drugs;
e) An organization/individual having the Certificate of sale of veterinary drugs in Vietnam applies for revocation of the Certificate;
g) The Certificate of sale of veterinary drug granted to such drugs at the manufacturing/exporting country has been revoked;
h) Veterinary drug is concluded violating the intellectual property rights by competent agencies;
i) An organization/individual having the Certificate of sale of veterinary drugs in Vietnam commits violations against the regulations and incurs the revocation of the Certificate.
2. Department of Animal Health is in charge of the revocation of the Certificate of sale of veterinary drugs.
Section 2. TESTING OF VETERINARY DRUGS
Article 84. Testing of veterinary drugs
1. The testing of veterinary drugs shall be conduct for any type of veterinary drugs before registration for sale in Vietnam, except for cases eligible for exemption from testing according to the regulations of the Minister of Agriculture and Rural development.
2. The testing of veterinary drugs shall be conducted when the License to conduct the testing of veterinary drugs is granted by Department of Animal Health and shall be conducted by an organization eligible for conducting the testing of veterinary drugs specified in Article 88 of this Law.
Article 85. Granting of the License to conduct the testing of veterinary drugs
1. An application for the License to conduct the testing of veterinary drugs shall include:
a) An application form;
b) Documents proving the conformity with the requirements specified in Article 88 of this Law;
c) Technical documents of the veterinary drugs;
2. Procedures for granting of the License to conduct the testing of veterinary drugs:
a) Organizations/individuals shall submit the application to Department of Animal Health;
b) Within 25 days from the day on which the satisfactory application is received, Department of Animal Health shall examine the documents and grant the License to conduct the testing of veterinary drugs; if the application is rejected, Department of Animal Health shall make a written response containing the explanation.
3. Effective duration of a License to conduct the testing of veterinary drugs is 05 years.
Article 86. Re-granting of the License to conduct the testing of veterinary drugs
1. The License to conduct the testing of veterinary drugs shall be regranted if it is lost, incorrect, damaged or there is change in name of drug or information of organization/individual registering to conduct the testing of veterinary drugs.
2. The application for regranting shall include:
a) An application form for re-granting;
b) The License to conduct the testing of veterinary drugs that has been granted, unless it is lost.
3. Procedures for regranting of the License to conduct the testing of veterinary drugs:
a) Organizations/individuals shall submit the application to Department of Animal Health;
b) Within 05 working days from the day on which the satisfactory application is received, Department of Animal Health shall examine the documents and regrant the License to conduct the testing of veterinary drugs; if the application is rejected, Department of Animal Health shall make a written response containing the explanation.
Article 87. Revocation of the License to conduct the testing of veterinary drugs
1. The License to conduct the testing of veterinary drugs shall be revoked in any of the following cases:
a) The License is erased or adjusted in content;
b) There is a determination of fake documents or untrue information in the application for the License to conduct the testing of veterinary drugs;
c) The veterinary drug is likely to cause harm to people's health, animal's health and the environment according to the regulations of the Minister of Agriculture and Rural development.
2. Department of Animal Health shall be responsible for the revocation of the License to conduct the testing of veterinary drugs.
Article 88. Requirements for organizations conducting the testing of veterinary drugs
1. People who are in charge of technical issues of such organizations shall have the veterinary practice certificates
2. Employees in such organizations shall have appropriate professional knowledge and shall have received training in conducting testing of veterinary drugs.
3. Such organizations shall not perform the registration in their name or shall not assume authority to perform the registration of veterinary drugs in Vietnam.
4. Such organizations shall be equipped with sufficient facilities for the testing of veterinary drugs.
Article 89. Rights and obligations of organizations conducting the testing of veterinary drugs
1. Rights of organizations conducting the testing of veterinary drugs:
a) Be provided with information relating to the testing of veterinary drugs;
b) Collect fees of the testing of veterinary drugs according to the regulations;
c) Make complaints against the decisions of regulatory agencies.
2. Obligations of organizations conducting the testing of veterinary drugs:
a) Ensure the objectivity, accuracy and honesty in testing process;
b) Comply with the regulations, standards, technical procedures and the requirements on the testing;
c) Take legal responsibilities for the results of the testing;
d) Retain the documents relating to the performance of testing for at least 05 years from the day on which the testing finishes;
dd) Enable the inspection and supervision of the performance of testing of regulatory agencies;
e) Provide compensation for the damage according to the law provisions.
Section 3. PRODUCTION, TRADE, IMPORT, EXPORT OF VETERINARY DRUGS
Article 90. Requirements for production of veterinary drugs
Organizations/individuals that perform the production of veterinary drugs shall satisfy the following conditions:
1. Having the Certificate of Enterprise registration;
2. Location, workshops, drug warehouses shall be designed with area and distance ensuring the safety for human, animals and the environmental protection;
3. Provided with equipment appropriate to the scale of production and quality inspection of each type of veterinary drug;
4. Sewage treatment system shall be equipped according to veterinary hygiene standards and the law provisions on environmental protection;
5. People who directly carry out the management of production and analysis of veterinary drugs shall have veterinary practice certificates in terms of production and analysis of veterinary drugs;
6. People who directly perform the production of veterinary drugs shall be provided with training in appropriate professional skills;
7. Having the Certificate of eligibility for producing veterinary drugs.
Article 91. Rights and obligations of manufacturers of veterinary drugs
1. Rights of establishments producing veterinary drugs:
a) Perform the production of veterinary drugs that are granted the Certificate of sale of veterinary drugs in Vietnam;
b) Import veterinary drugs, veterinary drug ingredients for production or re-export according to the contract with foreign organizations and individuals; obtain or grant concession according to the regulations;
c) Provide information or advertisement of veterinary drugs according to the regulations on advertising;
dd) Other rights according to the relevant law provisions.
2. Obligations of establishments producing veterinary drugs:
a) Produce veterinary drugs according to the standards they have declared;
b) Comply with the regulations on analysis, preservation and distribution of veterinary drugs and good manufacturing production;
c) Take responsibilities for the quality of veterinary drugs they produced and shall sell only the conformable veterinary drugs;
d) Retain the samples of veterinary drugs sorted by production batches for at least 06 months from the day on which they expires;
dd) Supervise the veterinary drugs they produced, make notification and immediately recall the whole batch of the drug if such type of drug is discovered unconformable;
e) Provide compensation for the damage they cause according to the law provisions;
g) Provide sufficient information for the inspection and assessment of the production of veterinary drugs according to the law provisions;
h) Owners of veterinary drug-producing establishments shall provides training, guidelines for use and prevention of unexpected effect of veterinary drugs; provide professional training for people who directly produce veterinary drugs;
i) Comply with other law provisions on fire prevention, chemical safety, labor safety and environment protection.
Article 92. Requirements for trading in veterinary drugs
Organizations/individuals trading in veterinary drugs shall satisfy the following conditions:
1. Having the Certificate of Business registration or the Certificate of Enterprise registration;
2. Having appropriate location and facilities;
3. People who manage or directly perform the sale of veterinary drugs shall have veterinary practice certificates;
4. Having the Certificate of eligibility for trading in veterinary drugs.
Article 93. Rights and obligations of organizations/individuals trading in veterinary drugs
1. Rights of organizations trading in veterinary drugs:
a) Perform the trading in veterinary drugs that are granted the Certificate of sale of veterinary drugs in Vietnam;
b) Be provided with information and guidance relating to veterinary drugs;
c) Participate in training in safety in use, preservation and transport of veterinary drugs and prevention of unexpected effect caused by veterinary drugs.
2. Obligations of organizations trading in veterinary drugs:
a) Sell drugs conformable to the prescription (applicable to prescription drugs) or at the request of buyers (applicable to over-the-counter drugs);
b) Post the prices and sell drugs at the posted prices and establish the logbook recording the sale and purchase of veterinary drugs;
c) Comply with the conditions of preservation of veterinary drugs written on the labels and provide the buyers with guidelines for use of veterinary drugs according to the contents of the label;
d) Provide compensation for the damage they caused according to the law provisions;
dd) Supervise the veterinary drugs they produced, make notification and immediately recall the whole batch of the drug if such type of drug is discovered unconformable;
Article 94. Requirements for import of veterinary drugs
Organizations/individuals importing veterinary drugs shall satisfy the following conditions:
1. Satisfy the requirements for trade in veterinary drugs specified in clauses 1, 2 and 3 Article 92 of this Law;
2. Have warehouses satisfactory to the preservation of drugs;
3. Have the Certificate of sale of veterinary drugs in Vietnam or the License to import veterinary drugs according to the regulations;
4. Have documents on quality control and supervision of export/import of each type of drugs;
5. Having the Certificate of eligibility for importing veterinary drugs.
Article 95. Rights and obligations of importers of veterinary drugs
1. Rights of organizations/individuals importing veterinary drugs:
a) Organizations/individuals importing veterinary drugs shall be legally protected in terms of trademark;
b) Organizations/individuals importing veterinary drugs may make complaints and/or denunciation according to the law provisions;
c) Organizations/individuals importing veterinary drugs shall be provided with compensation for the damage according to the law provisions;
d) Other rights according to the relevant law provisions.
2. Obligations of organizations/individuals importing veterinary drugs:
a) Provide the import documents according to the registered contents;
b) Comply with the regulations on conditions of preservation of drugs;
c) Provide conformable drugs according to the register contents;
d) Retain the documents relating to each batch of veterinary drugs for at least 06 months from the day on which such drugs expire;
dd) Bear the management and supervision of regulatory agencies; provide sufficient documents relating to the harvest of specimens and inspection on request;
e) Pay the cost for the handling and compensate the damage from the violations against the law provisions on import of veterinary drugs according to the law provisions.
Article 96. Procedures for granting, re-granting, revocation of the Certificate of eligibility for producing veterinary drugs
1. An application for the Certificate of eligibility for producing veterinary drugs shall include:
a) An application form;
b) A detailed description of facilities specified in Article 90 of this Law; a list of veterinary drugs to produce;
c) The Certificate of Enterprise registration;
d) The veterinary practice certificate;
dd) A copy of the written approval for the report on environmental impact assessment by regulatory agencies.
2. Procedures for granting of the Certificate of eligibility for producing veterinary drugs:
a) Organizations/individuals wishing to carry out the production of veterinary drugs shall submit the application for the Certificate of eligibility for producing veterinary drugs to Department of Animal Health;
b) Within 15 days from the day on which the satisfactory application is received, Department of Animal Health shall conduct an inspection on site. If the establishment satisfies the requirements, within 05 working days from the day on which the inspection finishes, Department of Animal Health shall grant the Certificate of eligibility for producing veterinary drugs. If the application is rejected, a written response containing the explanation shall be made.
3. Documents and procedures for re-granting of the Certificate of eligibility for producing veterinary drugs in case the Certificate is lost, incorrect or damaged or the information about registered organization/individual is adjusted:
a) An application for re-granting shall include an application form; documents proving the adjusted contents, applicable to the case information relating to registered organization/individual is adjusted; The Certificate of eligibility for producing of veterinary drugs that is granted, unless it is lost;
b) Organizations/individuals shall submit the application for re-granting of the Certificate of eligibility for producing veterinary drugs to Department of Animal Health. Within 05 working days from the day on which the satisfactory application is received, Department of Animal Health shall regrant the Certificate of eligibility for producing veterinary drugs. If the application is rejected, a written response containing the explanation shall be made.
4. Department of Animal Health shall revoke the Certificate of eligibility for producing veterinary drugs of an organization/individual producing veterinary drugs in any of the following cases:
a) The Certificate of eligibility for producing veterinary drugs is erased or adjusted;
b) The organization/individual commits violations against the legislation and incurs administrative penalties for at least three times a year or incurs administrative violations for 3 constant times for the same violation in the field of veterinary drug production;
c) The organization/individual no longer performs the production of veterinary drugs;
d) The organization/individual commits another violation that is regulated to have the Certificate of eligibility for producing veterinary drugs revoked.
Article 97. Procedures for granting, re-granting, revocation of the Certificate of eligibility for trading in veterinary drugs
1. An application for the Certificate of eligibility for trading in veterinary drugs shall include:
a) An application form;
b) A detailed description of facilities of the establishment;
c) The Certificate of Enterprise registration or the Certificate of Business registration;
d) The veterinary practice certificate.
2. Procedures for granting of the Certificate of eligibility for trading in veterinary drugs:
a) Organizations/individuals wishing to perform the trade in veterinary drugs shall submit the application for the Certificate of eligibility for trading in veterinary drugs to the veterinary authority of province;
b) Within 05 working days from the day on which the satisfactory application is received, the veterinary authority of province shall conduct an inspection on site. If the establishment satisfies the requirements, within 03 working days from the day on which the inspection finishes, the veterinary authority shall grant the Certificate of eligibility for trading in veterinary drugs. If the application is rejected, a written response containing the explanation shall be made.
3. Documents and procedures for re-granting of the Certificate of eligibility for trading in veterinary drugs in case the Certificate is lost, incorrect or damaged or the information about registered organization/individual is adjusted:
a) An application for re-granting shall include an application form; documents proving the adjusted contents, applicable to the case information relating to registered organization/individual is adjusted; The Certificate of eligibility for trading in veterinary drugs that is granted, unless it is lost;
b) Organizations/individuals shall submit the application for re-granting of the Certificate of eligibility for trading in veterinary drugs to the veterinary authority of province. Within 05 working days from the day on which the satisfactory application is received, the veterinary authority of province shall regrant the Certificate of eligibility for trading in veterinary drugs. If the application is rejected, a written response containing the explanation shall be made.
4. The veterinary authority of province shall revoke the Certificate of eligibility for trading in veterinary drugs of an organization/individual in any of the following cases:
a) The Certificate of eligibility for trading in veterinary drugs is erased or adjusted;
b) The organization/individual commits violations against the legislation and incurs administrative penalties for at least three times a year or incurs administrative violations for 3 constant times for the same violation in the field of veterinary drug trading;
c) The organization/individual no longer performs the trade in veterinary drugs;
d) The organization/individual commits another violation that is regulated to have the Certificate of eligibility for trading in veterinary drugs revoked.
Article 98. Procedures for granting, re-granting, revocation of the Certificate of eligibility for importing veterinary drugs
1. An application for the Certificate of eligibility for importing veterinary drugs shall include:
a) An application form;
b) A detailed description of facilities of the establishment;
c) The Certificate of Enterprise registration or the Certificate of Business registration;
d) The veterinary practice certificate.
2. Procedures for granting of the Certificate of eligibility for importing veterinary drugs:
a) Organizations/individuals wishing to import veterinary drugs shall submit the application for the Certificate of eligibility for importing veterinary drugs to Department of Animal Health;
b) Within 10 days from the day on which the satisfactory application is received, Department of Animal Health shall conduct an inspection on site. If the establishment satisfies the requirements, within 03 working days from the day on which the inspection finishes, Department of Animal Health shall grant the Certificate of eligibility for importing veterinary drugs. If the application is rejected, a written response containing the explanation shall be made.
3. Documents and procedures for re-granting of the Certificate of eligibility for importing veterinary drugs in case the Certificate is lost, incorrect or damaged or the information about registered organization/individual is adjusted:
a) An application for re-granting shall include an application form; documents proving the adjusted contents, applicable to the case information relating to registered organization/individual is adjusted; The Certificate of eligibility for importing veterinary drugs that is granted, unless it is lost;
b) Organizations/individuals shall submit the application for re-granting of the Certificate of eligibility for importing veterinary drugs to Department of Animal Health. Within 05 working days from the day on which the satisfactory application is received, Department of Animal Health shall regrant the Certificate of eligibility for importing veterinary drugs. If the application is rejected, a written response containing the explanation shall be made.
4. Department of Animal Health shall revoke the Certificate of eligibility for importing veterinary drugs of an organization/individual importing veterinary drugs in any of the following cases:
a) The Certificate of eligibility for importing veterinary drugs is erased or adjusted;
b) The organization/individual commits violations against the legislation and incurs administrative penalties for at least three times a year or incurs administrative violations for 3 constant times for the same violation in the field of import of veterinary drug;
c) The organization/individual no longer performs the import of veterinary drugs;
d) The organization/individual commits another violation that is regulated to have the Certificate of eligibility for importing veterinary drugs revoked.
Article 99. Effective duration of the certificates of eligibility for producing/trading/importing of veterinary drugs
1. The certificates of eligibility for producing/trading/importing of veterinary drugs shall be effective for 05 years.
2. 03 months before the expiration of the certificates of eligibility for producing/trading/importing of veterinary drugs, organization/individual wishing to continue the production, trading or import of veterinary drugs shall submit an application for extension of the certificate. Procedures for extensions of the certificate shall comply with the regulation on clause 2 Article 96, clause 2 Article 97 and clause 2 Article 98 of this Law.
Article 100. Import, export of veterinary drugs, veterinary drug ingredients
1. Veterinary drugs having the Certificate of sale of veterinary drugs in Vietnam are permissible to import; vaccines and microorganisms used in veterinary medicine shall obtain the License to import of Department of Animal Health to be imported.
2. Veterinary drugs without the Certificate of sale of veterinary drugs in Vietnam may be imported in the following cases:
a) Used for prevention and fighting against emergency animal epidemic or disaster recovery;
b) Used as specimens for analysis, testing, sale registration or used in exhibitions, fairs, scientific researches;
c) Used for treatment of animal that are temporarily imported or in transit through Vietnam’s territory;
d) Temporarily imported or processed for export according to the contract signed with foreign organizations and individuals;
dd) Used in diagnosis, testing, analysis in terms of veterinary medicine;
e) Provided as aid from international organizations and other non-commercial forms of import.
3. Veterinary drug ingredients are permissible to import in the following cases:
a) Used for producing the veterinary drugs having the Certificate of sale of veterinary drugs in Vietnam;
b) Used in diagnosis, testing, analysis in terms of veterinary medicine according to the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
4. Organizations/individual importing vaccines or microorganisms specified in clause 1 of this Article and veterinary drugs/veterinary drug ingredients specified in clauses 2 and 3 of this Article shall submit an application for importing veterinary drugs/veterinary drug ingredients to Department of Animal Health. Within 05 working days from the day on which the satisfactory application is received, Department of Animal Health shall consider granting the license to import. If the application is rejected, a written response containing the explanation shall be made.
The Minister of Agriculture and Rural development shall provide regulation on the application for importing veterinary drugs/veterinary drug ingredients.
5. Veterinary drugs/veterinary drug ingredients specified in clause 1, point a clause 2 and point a clause 3 of this Article shall undergo quality inspection before being imported and shall be imported only when such veterinary drugs/veterinary drug ingredients are conformable.
6. Department of Animal Health shall conduct the inspections of quality of imported veterinary drugs at the checkpoints according to the law provisions.
7. Organizations/individuals producing or trading in veterinary drugs are entitled to export veterinary drugs according to the law provisions.
Article 101. Analysis of veterinary drugs
1. Veterinary drugs shall undergo an analysis and shall be concluded conformable before registration for sale in Vietnam. The analyses shall be performed at the appointed veterinary drug analyzing establishments.
2. The analysis of veterinary drugs shall be performed according to registered quality standards of the producing establishment.
3. Requirements for establishments performing the analysis of veterinary drugs:
a) Having appropriate location, facilities and equipment;
b) People who manage or directly perform the analysis of veterinary drugs shall have veterinary practice certificates.
4. Rights and obligations of establishment performing the analysis of veterinary drugs:
a) Entitled to reject the specimens if the quantity, preservation and enclosure are not satisfactory;
b) Provided with information relating to the analyzing specimens;
c) Establishment performing the analysis of veterinary drugs shall be responsible for the analysis results of veterinary drug specimens;
d) Establishment performing the analysis of veterinary drugs shall provide the information about the results and analyzing documents only at the request of regulatory agencies;
dd) Provide compensation according to the law provisions applicable to organizations/individuals suffering losses due to the mistake of the analyzing results.
5. The Minister of Agriculture and Rural development shall provide detail and guidance on this Article.
Article 102. Inspection of veterinary drugs
1. The inspection of veterinary drugs shall be conducted to reassess the quality of veterinary drugs.
2. Veterinary drug shall undergo inspection in the following cases:
a) There is complaint or denunciation about their quality;
b) There are requests for assessment from regulatory agencies.
3. The regulatory agencies shall appoint a veterinary drug analyzing establishment to conduct the inspection of veterinary drugs specified in clause 2 of this Article.
Article 103. Labels of veterinary drugs
Veterinary drugs that are sold on market shall have label satisfying the following requirements:
1. The label shall contain instruction in Vietnamese;
2. The label shall contain sufficient information about use of veterinary drug;
3. The label shall contain the text “ For use in veterinary medicine only”;
4. The label shall be conformable to the law provisions on goods label;
5. The label shall be conformable to the form registered with Department of Animal Health.
Article 104. Use of veterinary drugs
1. Veterinary drugs shall be used according to the guidance of the manufacturer, prescriptions of individuals practicing veterinary medicine and veterinary authorities.
2. Rights of organizations/individuals using veterinary drugs:
a) Provided with information and guidelines for use of veterinary drugs;
b) Entitled to request veterinary drug selling establishment to provide guidance on use of veterinary drugs according to the regulation in clause 1 of this Article;
c) Provided with compensation for the losses due to the mistake of veterinary drug selling establishments according to the law provisions.
3. Obligations of organizations/individuals using veterinary drugs:
a) Use veterinary drugs according to the regulation in clause 1 of this Article;
b) Stop using the veterinary drugs that are discovered harmful to animal, environment and people’s health and immediately report to People’s Committees of communes or local veterinary authorities.
Section 4. RECALL AND DESTRUCTION OF VETERINARY DRUGS
Article 105. Recall of veterinary drugs on market, handling of veterinary drugs that are recalled
1. Veterinary drugs shall be recalled in any of the following cases:
a) The veterinary drugs are not granted the Certificate of sale of veterinary drugs in Vietnam, except for the cases specified in clauses 2 and 3 Article 100 of this Law;
b) The drugs are expired;
c) The drugs are not conformable to the quality standards;
d) Their labels are not conformable to the regulations in Article 103 of this law.
2. When determining veterinary drugs subject to recall according to the regulations in clause 1 of this Article, the producing/importing establishments shall issue announcements on means of mass media about the batches of veterinary drugs subject to recall and shall be responsible for recall all the products in such batches. If the producing/importing establishments fail to initiatively perform the recall, competent agencies shall issue decisions compelling such establishments to recall the products.
3. Handling measures for the recalled veterinary drugs:
a) Re-export;
b) Reprocessing;
c) Destruction;
d) Correction of mistake on labels.
4. Competence in handling of recalled veterinary drugs:
a) Department of Animal Health shall decide the measures and duration of handling of veterinary drugs that are recalled nationwide;
b) veterinary authorities of provinces shall decide the measures and duration of handling of veterinary drugs that are recalled in their provinces.
5. Producing/importing establishments having veterinary drugs recalled shall pay all the spending on recall and handling.
Article 106. Destruction of veterinary drugs
1. Veterinary drugs shall be destroyed in any of the following cases:
a) The veterinary drugs are not granted the Certificate of sale of veterinary drugs in Vietnam, except for the cases specified in clauses 2 and 3 Article 100 of this Law;
b) The veterinary drugs are unconformable to the quality standards, expired and are not recyclable or contain forbidden active ingredients;
c) Fake veterinary drugs, unowned veterinary drugs, veterinary drugs with unidentified origin.
2. Responsibilities in destruction of veterinary drugs:
a) Organizations/individuals having veterinary drugs subject to destruction shall destroy the drugs according to the law provisions on environmental protection and pay all the costs;
b) People's Committees of provinces shall steer and allocate the fundings for the destruction of unowned veterinary drugs;
c) Regulatory agencies deciding the destruction of veterinary drugs shall supervise and confirm the destruction.
Article 107. Forms of veterinary practice
1. Inoculation, treatment, surgery of animals; consultation on activities relating to veterinary medicine.
2. Examination, diagnosis, testing on animals.
3. Trading in veterinary drugs.
4. Production, analysis, testing, export, import of veterinary drugs.
Article 108. Requirements for veterinary practice
1. Regarding individuals practicing veterinary medicine:
a) Have the Veterinary practice certificate conformable to specific forms of veterinary practice;
b) Have professional ethics;
c) Healthy enough for veterinary practice.
2. Regarding organizations practicing veterinary medicine:
a) Have staff satisfying the requirements specified in clause 1 of this Article;
b) Have facilities appropriate to specific forms of veterinary practice according to the law provisions.
3. The Government shall provide guidance on this Article.
Article 109. Granting and extension of the Veterinary practice certificate
1. Competence in granting the Veterinary practice certificate:
a) The veterinary authorities of provinces are responsible for granting the Veterinary practice certificates to entities performing the activities specified in clauses 1, 2 and 3 Article 107 of this Law.
b) Department of Animal Health is responsible for granting the Veterinary practice certificates to entities performing the activities specified in clause 4 Article 107 of this Law.
2. An application for the Veterinary practice certificate shall include:
a) An application form;
b) Qualifications conformable to specific forms of veterinary practice;
c) The Health certificate;
d) The ID card. Regarding foreigners, apart from the regulations in points a, b and c of this clause, the application shall include the judicial records verified by competent agencies.
3. Procedures for granting the Veterinary practice certificate:
a) Any individuals wishing to obtain the Veterinary practice certificate shall submit the application to a veterinary authority according to the regulations in clause 1 of this Article;
b) Within 05 working days from the day on which the satisfactory application is received, the receiving agency shall decide the granting of the Veterinary practice certificate. If the application is rejected, a written response containing the explanation shall be made.
4. A Veterinary practice certificate is effective for 05 years.
5. Procedures for extension of the Veterinary practice certificate:
a) Any individuals wishing to extend the Veterinary practice certificate shall submit the application to a veterinary authority within 30 days before the expired dated of the certificate according to the regulations in clause 1 of this Article. The application shall include an application form for extension, the granted Veterinary practice certificate and the Health certificate;
b) Within 03 working days from the day on which the satisfactory application is received, the receiving agency shall decide the extension of the Veterinary practice certificate. If the application is rejected, a written response containing the explanation shall be made.
Article 110. Re-granting of the Veterinary practice certificate
1. The Veterinary practice certificate shall be regranted in the following cases:
a) Lost, incorrect, damaged;
b) Having changes in the information relating to the individual granted with the Certificate.
2. An application for the re-granting of Veterinary practice certificate shall include:
a) An application form for re-granting;
b) The granted Veterinary practice certificate, unless it is lost.
3. Procedures for re-granting of the Veterinary practice certificate:
a) Any organizations/individuals applying for re-granting of the Veterinary practice certificate shall submit the application to a veterinary authority according to the regulations in clause 1 Article 109 of this Law;
b) Within 03 working days from the day on which the satisfactory application is received, the receiving agency shall decide the re-granting of the Veterinary practice certificate. if the application is rejected, a written response containing the explanation shall be made.
Article 111. Refusal to grant the Veterinary practice certificate
These following people shall not be granted the Veterinary practice certificate:
1. Individuals without appropriate qualifications;
2. Individuals who are incurring prohibition from practicing according to the judgment/decision of the court;
3. Individuals who are incurring disciplinary measures relating to veterinary medicine;
4. Individuals who are facing criminal prosecution;
5. Individuals who are serving sentences; incurring administrative handling measures by entering reform schools or detoxification centers;
6. Individuals who are limited or incapable of civil acts.
Article 112. Revocation of the Veterinary practice certificate
1. The Veterinary practice certificate of an organization/individual shall be revoked in the following cases:
a) The License is erased or adjusted in content;
b) There is a determination of fake documents or untrue information in the application for the Veterinary practice certificate;
c) The organization/individual commits violations against the professional ethics and relevant law provisions.
2. The competent agencies specified in clause 1 Article 109 of this Law are in charge of revoking the Veterinary practice certificate.
Article 113. Rights and obligations of organizations/individuals practicing veterinary medicine
1. Rights of organizations/individuals practicing veterinary medicine:
a) Entitled to practice veterinary medicine according to the Veterinary practice certificate;
b) Provided with training/advanced training in veterinary professional knowledge/skills;
c) Provided with incentives when participating in the prevention and fighting against animal epidemic in local areas.
2. Obligations of organizations/individuals practicing veterinary medicine:
a) Comply with the law provisions on veterinary medicine and relevant law provisions; provide compensation for the damaged they caused in veterinary practice;
b) Provide relevant information for veterinary authorities; comply with and participate in activities relating to veterinary medicine at the request of competent agencies.
Article 114. Veterinary Council
1. Veterinary Councils shall be established at central level or provincial level.
2. The Veterinary Councils shall hold concurrent responsibilities and are in charge of providing consults for the Minister of Agriculture and Rural development and Director of the Service of Agriculture and Rural development in terms of veterinary activities.
3. Members of the Council are representatives of veterinary authorities, representatives of the associations, unions, universities, research institutes and experts in veterinary medicine.
4. The Minister of Agriculture and Rural development shall detail the organization, functions, tasks and powers of the Veterinary Council at all levels.
1. This Law comes into effect from July 01, 2016.
2. The Ordinance on Veterinary Medicine No. 18/2004/PL-UBTVQH10 is annulled by the effect of this Law.
3. The licenses, certificates, qualifications in terms of veterinary medicine that are granted before the effective date of this Law and have not expired shall be effective until their expiration.
Article 116. Implementation detailing
The Government and competent agencies shall detail the provisions in this Law.
This Law was ratified on June 19th, 2015, by the XIIIth National Assembly at its 9th session.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 45. Hợp nhất, sáp nhập công ty luật
Điều 6. Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y
Điều 23. Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật
Điều 61. Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật
Điều 78. Quy định chung về quản lý thuốc thú y
Điều 90. Điều kiện sản xuất thuốc thú y
Điều 92. Điều kiện buôn bán thuốc thú y
Điều 94. Điều kiện nhập khẩu thuốc thú y
Điều 78. Quy định chung về quản lý thuốc thú y
Điều 80. Đăng ký lưu hành thuốc thú y
Điều 81. Gia hạn Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y
Điều 82. Cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y
Điều 84. Khảo nghiệm thuốc thú y
Điều 91. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc thú y
Điều 96. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y
Điều 97. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y
Điều 98. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y
Điều 100. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y