Chương VI Luật Thú y 2015: Hành nghề thú y
Số hiệu: | 79/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 25/07/2015 | Số công báo: | Từ số 861 đến số 862 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải đối xử nhân đạo với chó
Theo Luật thú y số 79/2015/QH13 thì tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật phải có trách nhiệm sau:
- Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp với từng loài động vật.
- Giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
Đồng thời, Luật thú y 2015 còn quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh và cách thức xử lý cho động vật bị mắc bệnh.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 và thay thế Pháp lệnh thú y năm 2004.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y.
2. Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật.
3. Buôn bán thuốc thú y.
4. Sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y.
1. Đối với cá nhân hành nghề thú y:
a) Có Chứng chỉ hành nghề thú y phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;
b) Có đạo đức nghề nghiệp;
c) Có đủ sức khỏe hành nghề.
2. Đối với tổ chức hành nghề thú y:
a) Có cá nhân đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề thú y như sau:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Chứng chỉ hành nghề thú y quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 107 của Luật này.
b) Cục Thú y cấp Chứng chỉ hành nghề thú y quy định tại khoản 4 Điều 107 của Luật này.
2. Hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:
a) Đơn đăng ký;
b) Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe;
d) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Đối với người nước ngoài, ngoài những quy định tại các điểm a, b và c khoản này còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
3. Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề thú y:
a) Cá nhân có nhu cầu được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Chứng chỉ hành nghề thú y có giá trị 05 năm.
5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y:
a) Cá nhân có nhu cầu gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trước khi hết hạn 30 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều này. Hồ sơ bao gồm đơn đăng ký gia hạn, Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp, Giấy chứng nhận sức khỏe;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Chứng chỉ hành nghề thú y được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, sai sót, hư hỏng;
b) Có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y.
2. Hồ sơ cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:
a) Đơn đăng ký cấp lại;
b) Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y:
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y gửi hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật này;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cá nhân không được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y trong trường hợp sau đây:
1. Không có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp;
2. Đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo bản án, quyết định của tòa án;
3. Đang trong thời gian bị kỷ luật có liên quan đến chuyên môn thú y;
4. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
5. Đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự của tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
6. Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
1. Chứng chỉ hành nghề thú y bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
b) Phát hiện giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y;
c) Có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật này thu hồi Chứng chỉ hành nghề thú y.
1. Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có quyền sau đây:
a) Được hành nghề theo nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề thú y;
b) Được đào tạo, tập huấn nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ thú y;
c) Được Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích khi tham gia hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương.
2. Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật có liên quan trong hành nghề; bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong hành nghề thú y;
b) Cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; tuân thủ và tham gia các hoạt động về thú y khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
1. Hội đồng thú y được thành lập ở trung ương, cấp tỉnh.
2. Hội đồng thú y làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động thú y.
3. Thành phần Hội đồng thú y bao gồm đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, đại diện các hội, hiệp hội, trường đại học, viện nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực thú y.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thú y các cấp.
Article 107. Forms of veterinary practice
1. Inoculation, treatment, surgery of animals; consultation on activities relating to veterinary medicine.
2. Examination, diagnosis, testing on animals.
3. Trading in veterinary drugs.
4. Production, analysis, testing, export, import of veterinary drugs.
Article 108. Requirements for veterinary practice
1. Regarding individuals practicing veterinary medicine:
a) Have the Veterinary practice certificate conformable to specific forms of veterinary practice;
b) Have professional ethics;
c) Healthy enough for veterinary practice.
2. Regarding organizations practicing veterinary medicine:
a) Have staff satisfying the requirements specified in clause 1 of this Article;
b) Have facilities appropriate to specific forms of veterinary practice according to the law provisions.
3. The Government shall provide guidance on this Article.
Article 109. Granting and extension of the Veterinary practice certificate
1. Competence in granting the Veterinary practice certificate:
a) The veterinary authorities of provinces are responsible for granting the Veterinary practice certificates to entities performing the activities specified in clauses 1, 2 and 3 Article 107 of this Law.
b) Department of Animal Health is responsible for granting the Veterinary practice certificates to entities performing the activities specified in clause 4 Article 107 of this Law.
2. An application for the Veterinary practice certificate shall include:
a) An application form;
b) Qualifications conformable to specific forms of veterinary practice;
c) The Health certificate;
d) The ID card. Regarding foreigners, apart from the regulations in points a, b and c of this clause, the application shall include the judicial records verified by competent agencies.
3. Procedures for granting the Veterinary practice certificate:
a) Any individuals wishing to obtain the Veterinary practice certificate shall submit the application to a veterinary authority according to the regulations in clause 1 of this Article;
b) Within 05 working days from the day on which the satisfactory application is received, the receiving agency shall decide the granting of the Veterinary practice certificate. If the application is rejected, a written response containing the explanation shall be made.
4. A Veterinary practice certificate is effective for 05 years.
5. Procedures for extension of the Veterinary practice certificate:
a) Any individuals wishing to extend the Veterinary practice certificate shall submit the application to a veterinary authority within 30 days before the expired dated of the certificate according to the regulations in clause 1 of this Article. The application shall include an application form for extension, the granted Veterinary practice certificate and the Health certificate;
b) Within 03 working days from the day on which the satisfactory application is received, the receiving agency shall decide the extension of the Veterinary practice certificate. If the application is rejected, a written response containing the explanation shall be made.
Article 110. Re-granting of the Veterinary practice certificate
1. The Veterinary practice certificate shall be regranted in the following cases:
a) Lost, incorrect, damaged;
b) Having changes in the information relating to the individual granted with the Certificate.
2. An application for the re-granting of Veterinary practice certificate shall include:
a) An application form for re-granting;
b) The granted Veterinary practice certificate, unless it is lost.
3. Procedures for re-granting of the Veterinary practice certificate:
a) Any organizations/individuals applying for re-granting of the Veterinary practice certificate shall submit the application to a veterinary authority according to the regulations in clause 1 Article 109 of this Law;
b) Within 03 working days from the day on which the satisfactory application is received, the receiving agency shall decide the re-granting of the Veterinary practice certificate. if the application is rejected, a written response containing the explanation shall be made.
Article 111. Refusal to grant the Veterinary practice certificate
These following people shall not be granted the Veterinary practice certificate:
1. Individuals without appropriate qualifications;
2. Individuals who are incurring prohibition from practicing according to the judgment/decision of the court;
3. Individuals who are incurring disciplinary measures relating to veterinary medicine;
4. Individuals who are facing criminal prosecution;
5. Individuals who are serving sentences; incurring administrative handling measures by entering reform schools or detoxification centers;
6. Individuals who are limited or incapable of civil acts.
Article 112. Revocation of the Veterinary practice certificate
1. The Veterinary practice certificate of an organization/individual shall be revoked in the following cases:
a) The License is erased or adjusted in content;
b) There is a determination of fake documents or untrue information in the application for the Veterinary practice certificate;
c) The organization/individual commits violations against the professional ethics and relevant law provisions.
2. The competent agencies specified in clause 1 Article 109 of this Law are in charge of revoking the Veterinary practice certificate.
Article 113. Rights and obligations of organizations/individuals practicing veterinary medicine
1. Rights of organizations/individuals practicing veterinary medicine:
a) Entitled to practice veterinary medicine according to the Veterinary practice certificate;
b) Provided with training/advanced training in veterinary professional knowledge/skills;
c) Provided with incentives when participating in the prevention and fighting against animal epidemic in local areas.
2. Obligations of organizations/individuals practicing veterinary medicine:
a) Comply with the law provisions on veterinary medicine and relevant law provisions; provide compensation for the damaged they caused in veterinary practice;
b) Provide relevant information for veterinary authorities; comply with and participate in activities relating to veterinary medicine at the request of competent agencies.
Article 114. Veterinary Council
1. Veterinary Councils shall be established at central level or provincial level.
2. The Veterinary Councils shall hold concurrent responsibilities and are in charge of providing consults for the Minister of Agriculture and Rural development and Director of the Service of Agriculture and Rural development in terms of veterinary activities.
3. Members of the Council are representatives of veterinary authorities, representatives of the associations, unions, universities, research institutes and experts in veterinary medicine.
4. The Minister of Agriculture and Rural development shall detail the organization, functions, tasks and powers of the Veterinary Council at all levels.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 45. Hợp nhất, sáp nhập công ty luật
Điều 6. Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y
Điều 23. Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật
Điều 61. Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật
Điều 78. Quy định chung về quản lý thuốc thú y
Điều 90. Điều kiện sản xuất thuốc thú y
Điều 92. Điều kiện buôn bán thuốc thú y
Điều 94. Điều kiện nhập khẩu thuốc thú y
Điều 78. Quy định chung về quản lý thuốc thú y
Điều 80. Đăng ký lưu hành thuốc thú y
Điều 81. Gia hạn Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y
Điều 82. Cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y
Điều 84. Khảo nghiệm thuốc thú y
Điều 91. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc thú y
Điều 96. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y
Điều 97. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y
Điều 98. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y
Điều 100. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y