Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT
Số hiệu: | 14/2016/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 02/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 19/07/2016 |
Ngày công báo: | 16/07/2016 | Số công báo: | Từ số 559 đến số 560 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với các cá nhân, tổ chức trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
1. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản
2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
3. Duy trì và quản lý vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2016/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2016 |
QUY ĐỊNH VỀ VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
1. Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
2. Không xảy ra dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này.
3. Xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20 và 21 của Thông tư này.
4. Hoạt động thú y tại cơ sở được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 32, 33 và 35 của Luật thú y, các quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT và các quy định tại Thông tư này.
1. Cơ sở sản xuất thủy sản giống phải thực hiện quy định tại Điều 14 và các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật thú y và Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT với một số nội dung cụ thể như sau:
a) Nước dùng trong sản xuất thủy sản giống phải được xử lý bảo đảm không mang mầm bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe thủy sản;
b) Áp dụng biện pháp phù hợp để bảo vệ, ngăn chặn các loài động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, nuôi; đảm bảo không rò rỉ nước từ nơi nuôi, giữ động vật thủy sản ra môi trường bên ngoài và ngược lại;
c) Thủy sản giống nhập vào cơ sở phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm âm t nh của Phòng thử nghiệm được chỉ định đối với bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát; được kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành;
d) Có nội quy, quy trình vệ sinh đối với từng công đoạn sản xuất, quản lý, sử dụng vật tư; quy trình xử lý khi dịch bệnh xảy ra tại cơ sở; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc dụng cụ sản xuất trước và sau khi sử dụng, vệ sinh cá nhân đối với người tham gia sản xuất, mua bán, vận chuyển, tham quan và phương tiện vào cơ sở;
đ) Người trực tiếp tham gia sản xuất thủy sản giống phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát, đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh;
e) Có Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng với Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm đối với bệnh mà cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh.
2. Cơ sở nuôi động vật thủy sản thương phẩm phải thực hiện quy định tại Điều 14 và các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật thú y và đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Người trực tiếp nuôi động vật thủy sản phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát;
b) Đáp ứng yêu cầu quy định tại các Điểm a, b, c, d và e Khoản 1 Điều này.
3. Cơ sở sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản làm cảnh phải thực hiện quy định tại Điều 14 và các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật thú y và đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản làm cảnh: Áp dụng các Điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Đối với cơ sở nuôi động vật thủy sản làm cảnh: Áp dụng các Điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Đối với các cơ sở sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản có trang bị bể k nh để nuôi giữ động vật thủy sản phải được thường xuyên vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bể trước và sau khi sử dụng.
1. Đối với cơ sở lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong t nhất 06 (sáu) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.
2. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.
3. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 (sáu) tháng kể từ khi nơi nuôi giữ động vật thủy sản mắc bệnh cuối cùng của cơ sở được tiêu hủy hoặc kể từ khi xử lý xong động vật thủy sản mang mầm bệnh.
Cơ sở có nhu cầu chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật thủy sản phải xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản (sau đây gọi chung là Kế hoạch giám sát) bao gồm:
1. Giám sát chủ động
a) Theo dõi, ghi chép thông tin về các hoạt động kiểm soát trong sản xuất thủy sản giống, nuôi trồng thủy sản bảo đảm an toàn dịch bệnh; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh;
b) Theo dõi, ghi chép thông tin về tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh, sử dụng thuốc thú y, sản phẩm cải tạo, xử lý môi trường; sử dụng thức ăn, biện pháp vệ sinh thú y, xử lý dịch bệnh;
c) Lấy mẫu động vật thủy sản nuôi, mẫu môi trường, mẫu chất thải, mẫu thức ăn tươi sống (nếu có) và mẫu vật chủ trung gian để xét nghiệm xác định mầm bệnh theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.
2. Đối với cơ sở đ được chứng nhận VietGAP, cơ sở xây dựng Kế hoạch giám sát theo quy định tại Điểm c Khoản 1, các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này.
3. Đối tượng thuộc diện giám sát
a) Động vật thủy sản cảm nhiễm, nghi nhiễm bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, mắc bệnh;
b) Động vật thủy sản đang được nuôi tại cơ sở, mới nhập về cơ sở;
c) Thức ăn dùng cho động vật thủy sản;
d) Môi trường, chất thải, yếu tố trung gian truyền bệnh;
đ) Dịch bệnh, mầm bệnh cơ sở đề nghị chứng nhận an toàn.
4. Địa Điểm giám sát
a) Khu vực sản xuất giống, ương, nuôi động vật thủy sản; nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản, nơi bảo quản thức ăn dùng cho động vật thủy sản; nguồn cung cấp nước, nơi thu gom chất thải, nước thải;
b) Khu vực nghi có bệnh, khu vực trước đây có dịch bệnh, khu vực có nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
5. Giám sát bị động thực hiện theo yêu cầu của Cơ quan thú y và khi có nghi ngờ xuất hiện bệnh tại cơ sở.
6. Các bước xây dựng Kế hoạch giám sát
a) Xác định Mục tiêu giám sát phát hiện tác nhân gây bệnh;
b) Rà soát, kiểm tra, bổ sung các nguồn lực cần thiết, bao gồm: Dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và xử lý mẫu; năng lực của Phòng thử nghiệm, trang thiết bị, hóa chất, dụng cụ xét nghiệm; các quy trình xét nghiệm; hệ thống ghi chép thông tin, quản lý, phân tích dữ liệu, kết quả xét nghiệm; nguồn nhân lực và kinh phí cần thiết để triển khai giám sát;
c) Nội dung chi Tiết để thực hiện giám sát; phân công trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan, thời gian thực hiện từng nội dung của Kế hoạch;
d) Gửi Kế hoạch giám sát đến Cơ quan thú y theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
1. Cơ sở đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh chủ động thực hiện Kế hoạch giám sát đã gửi Cơ quan thú y.
2. Thời gian thực hiện Kế hoạch giám sát:
a) Đối với cơ sở lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Tối thiểu 02 (hai) năm tính đến thời Điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch giám sát, nếu phát hiện có mầm bệnh đăng ký chứng nhận an toàn thì cơ sở tiếp tục thực hiện Kế hoạch giám sát thêm ít nhất 06 (sáu) tháng đối với cơ sở sản xuất thủy sản giống, ít nhất 03 (ba) tháng đối với cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm so với Kế hoạch giám sát ban đầu;
b) Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Thực hiện giám sát trong thời gian tối thiểu là 06 (sáu) tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
Nội dung giám sát phải bảo đảm đúng như nội dung Kế hoạch giám sát đã được cơ sở thực hiện trước khi được cấp Giấy chứng nhận.
3. Khi có Điều chỉnh về thời gian, số lượng mẫu, tần suất thu mẫu so với Kế hoạch giám sát đã gửi Cơ quan thú y, cơ sở phải có văn bản báo cáo lý do Điều chỉnh kèm theo Kế hoạch giám sát đã được Điều chỉnh.
4. Kết thúc quá trình giám sát, cơ sở tổng hợp, phân tích số liệu, đánh giá kết quả, nhận định tình hình và xây dựng báo cáo kết quả giám sát theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này.
1. Nguyên tắc lấy mẫu:
a) Phải dựa trên Mục tiêu giám sát để phát hiện bệnh, mầm bệnh và áp dụng phương pháp lấy mẫu xác suất;
b) Số lượng mẫu giám sát theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tần suất lấy mẫu:
a) Đối với cơ sở sản xuất thủy sản giống, lấy mẫu ít nhất 01 (một) tháng/lần;
b) Đối với cơ sở nuôi động vật thủy sản thương phẩm, lấy mẫu ít nhất 03 (ba) tháng/lần.
3. Cơ sở lấy mẫu, bảo quản và xét nghiệm hoặc gửi mẫu đến Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 15 Thông tư này.
4. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu giám sát: Thực hiện theo QCVN 01-83:2011/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
1. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận mẫu, Phòng thử nghiệm được chỉ định phải trả lời kết quả xét nghiệm cho cơ sở.
2. Xử lý kết quả xét nghiệm:
a) Trường hợp kết quả xét nghiệm bệnh âm tính: Cơ sở sử dụng kết quả này để đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh sau khi kết thúc Kế hoạch giám sát;
b) Trường hợp kết quả xét nghiệm bệnh dương tính: Cơ sở phải triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT.
3. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của cơ sở theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này, Chi cục Thú y cử cán bộ đến cơ sở để phối hợp, hướng dẫn thực hiện những nội dung sau:
a) Khoanh vùng ao, bể có mẫu xét nghiệm dương t nh; kiểm tra lâm sàng toàn bộ các ao, bể còn lại của cơ sở, nếu phát hiện thủy sản có các dấu hiệu của bệnh, phải thực hiện các biện pháp chống dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT;
b) Lấy mẫu, xét nghiệm lại nếu có nghi ngờ hoặc theo yêu cầu của cơ sở: Trường hợp kết quả xét nghiệm lại âm tính, cơ sở thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 18 của Thông tư này. Trường hợp kết quả xét nghiệm lại dương tính, cơ sở thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT.
1. Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản trong thời gian thực hiện Kế hoạch giám sát, bao gồm cả hoạt động xuất, nhập động vật thủy sản ra, vào cơ sở.
2. Tình hình dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở trong thời gian thực hiện Kế hoạch giám sát.
3. Kết quả giám sát bị động: Thời gian, địa Điểm phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bất thường, số mẫu lấy, chỉ tiêu kiểm tra bao gồm cả môi trường, mẫu bệnh kèm theo kết quả xét nghiệm, kết quả xử lý ổ dịch.
4. Kết quả giám sát chủ động:
a) Kiểm tra về bệnh: Số Điểm, vị trí, thời gian lấy mẫu tại cơ sở, loại mẫu, số mẫu, nguyên tắc lấy mẫu theo quy định tại các Điều 17, 18 và 19 của Thông tư này và kèm theo kết quả xét nghiệm mẫu, xử lý kết quả xét nghiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Thông tư này;
b) Kiểm tra về môi trường nuôi: Số Điểm, vị trí, thời gian lấy mẫu tại cơ sở, loại mẫu, số mẫu/lần lấy, chỉ tiêu kiểm tra và kèm theo kết quả xét nghiệm;
c) Nội dung ghi chép: Đối với cơ sở sản xuất giống, ghi chép các nội dung theo quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản; đối với cơ sở nuôi động vật thủy sản thương phẩm, thực hiện ghi chép các nội dung theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Điều 16 và hoạt động thú y tại cơ sở theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 của Thông tư này.
1. Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật quy định tại Điều 23 của Thông tư này.
2. Không xảy ra dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này.
3. Xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại các Điều 25 và Điều 26 của Thông tư này.
4. Hoạt động thú y trong vùng được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 32, 33 và 35 của Luật thú y, các quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT và các quy định tại Thông tư này.
1. Các cơ sở hoặc hộ nuôi trồng thủy sản trong vùng đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật thủy sản phải đáp ứng các quy định tại Điều 15 của Thông tư này và các quy định sau đây:
a) Việc sử dụng nguồn nước cấp hoặc xả thải nước, chất thải qua kênh cấp thoát nước chung phải được xử lý đảm bảo an toàn dịch bệnh;
b) Trường hợp tất cả các hộ, cơ sở trong vùng mua thủy sản giống của cùng đợt sản xuất tại một cơ sở: Sử dụng chung Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc đại diện các cơ sở trong vùng (sau đây gọi đại Đại diện vùng) đăng ký kiểm tra, xét nghiệm (với trường hợp mua giống tại địa phương);
c) Trường hợp không thuộc quy định tại Điểm b Khoản này, thủy sản giống nhập vào từng hộ nuôi phải có nguồn gốc từ cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh hoặc phải có kết quả xét nghiệm âm tính của Phòng thử nghiệm được chỉ định đối với bệnh mà vùng đang thực hiện giám sát;
d) Thống nhất thực hiện ghi chép nhật ký nuôi theo cùng biểu mẫu đáp ứng quy định hiện hành;
đ) Phối hợp với Đại diện vùng xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch giám sát theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Thông tư này.
2. Định kỳ tổ chức họp giữa các cơ sở, hộ nuôi trong vùng để báo cáo tiến độ thực hiện và kế hoạch triển khai tiếp theo. Mọi Điều chỉnh trong Kế hoạch giám sát, Đại diện vùng phải tổng hợp báo cáo Cục Thú y.
1. Đối với vùng lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong t nhất 06 (sáu) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.
2. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.
3. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 (sáu) tháng kể từ khi ao, nơi nuôi giữ động vật thủy sản mắc bệnh cuối cùng của các cơ sở thuộc vùng được tiêu hủy hoặc kể từ khi xử lý xong động vật thủy sản phát hiện có mầm bệnh và nơi nuôi giữ.
1. Các cơ sở thuộc vùng cử Đại diện vùng để triển khai xây dựng và thực hiện chương trình giám sát, thực hiện các thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
2. Đại diện vùng chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng và thống nhất thực hiện Kế hoạch giám sát theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và Điều 20 của Thông tư này.
3. Đối với địa Điểm thu mẫu: Ngoài các địa Điểm quy định tại Khoản 4 Điều 17 của Thông tư này, phải thực hiện thu mẫu tại các khu vực chung, tại kênh cấp, thoát nước của vùng nuôi, những nơi nguy cơ cao trong vùng có khả năng xuất hiện bệnh hoặc mầm bệnh đăng ký chứng nhận.
1. Đối với cơ sở nuôi trong vùng đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh: Thực hiện quy định tại Điều 21 của Thông tư này.
2. Đối với vùng đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh, Đại diện vùng tổng hợp báo cáo của các cơ sở nuôi trong vùng gồm các nội dung sau:
a) Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả hoạt động xuất, nhập động vật thủy sản ra, vào vùng;
b) Tình hình dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng;
c) Kết quả giám sát bị động;
d) Kết quả giám sát chủ động;
đ) Tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Điều 24 và hoạt động thú y trong vùng theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Thông tư này.
1. Chủ cơ sở lập hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh và nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử (email) đến Cơ quan thú y theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này. Hồ sơ gồm:
b) Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn (Phụ lục IIa) hoặc Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (Phụ lục VII);
c) Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 21 của Thông tư này;
d) Bản sao kết quả kiểm tra, phân loại cơ sở còn hiệu lực (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ Điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi chung là Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT);
đ) Bản sao Giấy chứng nhận VietGAHP (đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn) hoặc VietGAP (đối với sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản thương phẩm) còn hiệu lực (nếu có).
2. Đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc mail đến Cơ quan thú y, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị (Phụ lục VIb);
b) Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã (Phụ lục IIb);
c) Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y kiểm tra tính hợp lệ và thẩm định nội dung của hồ sơ.
1. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thú y thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá (sau đây gọi chung là Đoàn đánh giá) và thông báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho cơ sở.
2. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho cơ sở để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
1. Thành phần Đoàn đánh giá gồm ít nhất 03 (ba) người. Trưởng đoàn là lãnh đạo Cơ quan thú y hoặc lãnh đạo phòng chuyên môn của Cơ quan thú y, thành viên là các cán bộ chuyên môn của Cơ quan thú y.
2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá phải thực hiện kiểm tra, đánh giá tại cơ sở.
1. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận VietGAP hoặc cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy sản đã được kiểm tra, xếp loại A hoặc loại B theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, nội dung kiểm tra gồm:
a) Kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, nuôi trồng thủy sản về dấu hiệu bệnh lý, xử lý tình huống khi cơ sở xuất hiện bệnh đăng ký chứng nhận;
b) Thực trạng sức khỏe động vật; việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn mối nguy dịch bệnh từ bên ngoài và bên trong cơ sở;
c) Kết quả thực hiện Kế hoạch giám sát theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này;
d) Kết quả công tác quản lý hoạt động thú y tại cơ sở theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 của Thông tư này.
2. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận VietGAHP hoặc cơ sở chăn nuôi đã được kiểm tra, xếp loại A hoặc loại B theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, kiểm tra việc thực hiện hoạt động giám sát theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
3. Đối với cơ sở không có Giấy chứng nhận VietGAHP hoặc VietGAP hoặc đã kiểm tra nhưng chưa đạt yêu cầu theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT được thực hiện như sau:
a) Đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn: Nội dung kiểm tra theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 của Thông tư này. Biên bản kiểm tra, đánh giá tại cơ sở theo quy định Phụ lục Ia ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản: Nội dung kiểm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều này và quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
4. Trong quá trình kiểm tra:
a) Đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn: Thực hiện lấy mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh. Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm được Cơ quan thú y bổ sung vào hồ sơ đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh của cơ sở;
b) Đối với cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, Đoàn đánh giá lấy mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm.
5. Tại thời Điểm kết thúc việc kiểm tra, Đoàn đánh giá lập biên bản theo mẫu tại Phụ lục Ia hoặc Phụ lục VIIIa hoặc Phụ lục VIIIb ban hành kèm theo Thông tư này; thông báo kết quả kiểm tra cho chủ cơ sở, đồng thời báo cáo kết quả kiểm tra cho lãnh đạo Cơ quan thú y theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
6. Đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã, nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Thông tư này.
1. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 của Thông tư này, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan thú y phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu.
2. Mẫu Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật:
a) Cục Thú y cấp giấy theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
b) Chi cục Thú y cấp giấy theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật: 05 (năm) năm kể từ ngày cấp.
4. Cơ sở có nhu cầu chuyển đổi Giấy chứng nhận do Chi cục Thú y cấp sang Giấy chứng nhận do Cục Thú y cấp, thực hiện như sau:
a) Nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc mail đến Cục Thú y, hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký (Phụ lục VIa) hoặc văn bản đề nghị đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã (Phụ lục VIb); báo cáo kết quả giám sát được Chi cục Thú y xác nhận đã thẩm định (đối với cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản); bản sao các kết quả xét nghiệm, biên bản kiểm tra của Đoàn đánh giá và Giấy chứng nhận đã được cấp;
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y thẩm định nội dung hồ sơ và cấp đổi giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu. Thời hạn của giấy chứng nhận được cấp đổi tương đương với thời hạn ghi trên giấy chứng nhận đã được Chi cục Thú y cấp. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cục Thú y trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu.
1. Cơ sở có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 hoặc Khoản 3 Điều 43 của Thông tư này hoặc có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận thì chủ cơ sở hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cơ quan thú y. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký (Phụ lục VIa) hoặc văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã (Phụ lục VIb);
b) Báo cáo kết quả khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y kiểm tra tính hợp lệ và thành lập Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 của Thông tư này.
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung không đạt yêu cầu tại cơ sở theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 của Thông tư này.
4. Cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 31 của Thông tư này.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh lập hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh và nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cục Thú y. Hồ sơ gồm:
1. Văn bản đề nghị (Phụ lục VIc).
2. Báo cáo Điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn (Phụ lục III).
3. Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 12, tình trạng dịch bệnh theo quy định tại Điều 13 và hoạt động thú y theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 của Thông tư này.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Thú y kiểm tra tính hợp lệ và thẩm định nội dung của hồ sơ.
1. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y thành lập Đoàn đánh giá và thông báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho đơn vị đăng ký.
2. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Thú y thông báo bằng văn bản cho đơn vị đăng ký để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
1. Thành phần Đoàn đánh giá gồm ít nhất 05 (năm) người. Trưởng đoàn là đại diện lãnh đạo Cục Thú y hoặc lãnh đạo phòng chuyên môn của Cục Thú y; thành viên là lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của Cơ quan thú y vùng, trung tâm chuyên ngành thuộc Cục Thú y, Chi cục Thú y và các đơn vị khác có liên quan.
2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá phải thực hiện kiểm tra, đánh giá tại vùng.
1. Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này và công tác quản lý các hoạt động thú y trong vùng theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 của Thông tư này.
2. Kết quả thực hiện hoạt động giám sát theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
3. Thực hiện lấy mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh. Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm được Cục Thú y bổ sung vào hồ sơ đăng ký chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh của đơn vị.
4. Kết quả kiểm tra được thể hiện trong Biên bản kiểm tra của Đoàn đánh giá theo quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm của Phòng thử nghiệm được chỉ định và căn cứ kết quả kiểm tra của Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 4 Điều 36 của Thông tư này, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận cho vùng đạt yêu cầu; trường hợp không cấp, Cục Thú y phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do và hướng dẫn vùng khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu.
2. Hiệu lực của Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn: 05 (năm) năm kể từ ngày cấp.
3. Giấy chứng nhận được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp nước nhập khẩu có yêu cầu khác, Cục Thú y Điều chỉnh các nội dung Giấy chứng nhận cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.
1. Vùng chăn nuôi có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc Khoản 3 Điều 43 của Thông tư này hoặc có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cục Thú y. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị (Phụ lục VIc);
b) Báo cáo kết quả khắc phục các nội dung không đạt yêu cầu.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Thú y kiểm tra tính hợp lệ và thành lập Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Thông tư này.
3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung không đạt yêu cầu tại vùng theo quy định tại Điều 36 của Thông tư này.
4. Cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 37 của Thông tư này.
1. Đại diện vùng lập hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh và nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc mail đến Cục Thú y. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị (Phụ lục VId);
b) Báo cáo Điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (Phụ lục VII đối với từng cơ sở; kèm theo sơ đồ mặt bằng, vị trí các cơ sở và bản mô tả hệ thống cấp thoát nước chung trong vùng);
c) Báo cáo kết quả giám sát theo quy định tại Điều 26 của Thông tư này kèm theo bản sao báo cáo của từng cơ sở nuôi trong vùng.
2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ được thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Thông tư này.
1. Thành phần Đoàn đánh giá, thời gian đánh giá: Theo quy định tại Điều 35 của Thông tư này.
2. Nội dung kiểm tra, đánh giá tại vùng:
a) Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Điều 23 của Thông tư này và công tác quản lý các hoạt động thú y trong vùng theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Thông tư này;
b) Kết quả thực hiện hoạt động giám sát theo quy định tại Điều 25 của Thông tư này;
c) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn, Đoàn đánh giá lấy mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm.
3. Kết quả kiểm tra được thể hiện trong biên bản kiểm tra của Đoàn đánh giá quy định tại Phụ lục VIIIc ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại vùng, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận cho vùng đạt yêu cầu; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cục Thú y trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn vùng khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu.
2. Hiệu lực của Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản: 05 (năm) năm kể từ ngày cấp.
3. Mẫu Giấy chứng nhận theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp nước nhập khẩu có yêu cầu khác, Cục Thú y Điều chỉnh các nội dung Giấy chứng nhận cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.
1. Vùng nuôi động vật thủy sản có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 hoặc Khoản 3 Điều 43 của Thông tư này hoặc có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận thì Đại diện vùng nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cục Thú y. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị (Phụ lục VId);
b) Báo cáo kết quả khắc phục các nội dung không đạt yêu cầu.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Thú y kiểm tra tính hợp lệ và thành lập Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Thông tư này.
3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung không đạt yêu cầu tại vùng theo quy định tại Khoản 2 Điều 40 của Thông tư này.
4. Cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 41 của Thông tư này.
1. Định kỳ hằng năm, Cơ quan thú y xây dựng và thực hiện kế hoạch đánh giá 01 (một) lần đối với vùng, cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh, cụ thể như sau:
a) Nội dung đánh giá theo quy định tại Điều 30 hoặc Điều 36 hoặc Khoản 2 Điều 40 của Thông tư này;
b) Kết quả kiểm tra được thể hiện trong Biên bản kiểm tra của Đoàn đánh giá.
2. Đánh giá đột xuất: Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá khi phát hiện vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, làm lây lan dịch bệnh.
3. Trường hợp phát hiện lỗi ảnh hưởng đến việc kiểm soát an toàn dịch bệnh, Đoàn đánh giá có văn bản đề nghị cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh (đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn), Đại diện vùng (đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản) có biện pháp và thời hạn khắc phục. Nếu không khắc phục lỗi đúng hạn, Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật hết hiệu lực theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này và Cơ quan thú y thực hiện công bố danh sách vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
1. Trước 03 (ba) tháng tính đến thời Điểm hết hiệu lực của Giấy chứng nhận, chủ cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã an toàn dịch bệnh); Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh (đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn), hoặc Đại diện vùng (đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản) có nhu cầu đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận lập hồ sơ và nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc mail đến Cơ quan thú y. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký (Phụ lục VIa) hoặc văn bản đề nghị (Phụ lục VIb hoặc VIc hoặc VId);
b) Báo cáo kết quả hoạt động trong thời hạn ghi tại Giấy chứng nhận, gồm: Số lượng giống xuất, nhập tại vùng, cơ sở; sản lượng động vật thương phẩm xuất bán cho mỗi vụ, đợt trong năm; báo cáo kết quả hoạt động thú y trong cơ sở, vùng; kết quả phòng bệnh bằng vắc-xin (đối với vùng, cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn);
c) Báo cáo kết quả giám sát dịch bệnh tại vùng, cơ sở; bản sao kết quả xét nghiệm bệnh của Phòng thử nghiệm được chỉ định, Giấy chứng nhận kiểm dịch;
d) Bản sao kết quả đánh giá định kỳ theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Thông tư này (nếu có).
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ Cơ quan thú y kiểm tra tính hợp lệ và thẩm định nội dung của hồ sơ:
a) Trường hợp vùng, cơ sở đã được đánh giá định kỳ mà thời gian đánh giá không quá 12 (mười hai) tháng (tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận): Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày thẩm định xong hồ sơ và căn cứ vào kết quả đánh giá định kỳ, Cơ quan thú y xem xét cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng, cơ sở và không cần thành lập Đoàn đánh giá;
b) Trường hợp vùng, cơ sở chưa được đánh giá định kỳ hoặc được đánh giá định kỳ nhưng thời gian đánh giá quá 12 (mười hai) tháng tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận: Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày thẩm định xong hồ sơ, Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 hoặc Khoản 1 Điều 35 của Thông tư này.
3. Đoàn đánh giá đề xuất nội dung cần đánh giá với Cơ quan thú y để xem xét, phê duyệt.
4. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra, đánh giá tại vùng, cơ sở.
5. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi kết thúc việc kiểm tra, đánh giá, Đoàn đánh giá gửi báo cáo kèm biên bản đến Cơ quan thú y.
6. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, căn cứ vào kết quả đánh giá và ý kiến đề xuất của Đoàn đánh giá, Cơ quan thú y cấp hoặc không cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng, cơ sở.
7. Hiệu lực và mẫu Giấy chứng nhận quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 31 hoặc Khoản 2 và Khoản 3 Điều 37 của Thông tư này.
1. Các vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận bị rách, cũ nát hoặc bị mất có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận nộp Đơn đăng ký (Phụ lục VIa) hoặc văn bản đề nghị (Phụ lục VIb hoặc VIc hoặc VId) trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cơ quan thú y.
2. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan thú y cấp đổi Giấy chứng nhận cho vùng, cơ sở.
3. Giấy chứng nhận được cấp đổi giữ nguyên số, ngày cấp và mọi thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đã cấp.
1. Vùng, cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật có nhu cầu bổ sung thêm bệnh được chứng nhận an toàn dịch bệnh phải thực hiện:
a) Đối với cơ sở chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi cấp xã: Thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Thông tư này;
b) Đối với vùng chăn nuôi động vật trên cạn: Thực hiện quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Thông tư này;
c) Đối với cơ sở sản xuất giống, nuôi thủy sản: Thực hiện quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19, 20 và Điều 21 của Thông tư này;
d) Đối với vùng nuôi trồng thủy sản: Thực hiện quy định tại các Điều 24, 25 và Điều 26 của Thông tư này.
2. Đăng ký, tiếp nhận, xử lý hồ sơ và đánh giá đối với vùng, cơ sở động vật trên cạn:
a) Hồ sơ đăng ký: Thực hiện quy định tại Điểm a và c Khoản 1 hoặc Điểm a và Điểm c Khoản 2 Điều 27 hoặc Khoản 1 và Khoản 3 Điều 33 của Thông tư này;
b) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Thực hiện quy định tại Điều 28 hoặc Điều 34 của Thông tư này;
c) Thành phần Đoàn đánh giá và thời gian đánh giá: Thực hiện quy định tại Điều 29 hoặc Điều 35 của Thông tư này;
d) Nội dung kiểm tra: Thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 30 hoặc các Khoản 2, 3 và 4 Điều 36 của Thông tư này.
3. Đăng ký, tiếp nhận, xử lý hồ sơ và đánh giá đối với cơ sở sản xuất giống, nuôi thủy sản và vùng nuôi trồng thủy sản:
a) Hồ sơ đăng ký: Theo quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 27 hoặc Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 39 của Thông tư này;
b) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Theo quy định tại Điều 28 hoặc Điều 34 của Thông tư này;
c) Thành phần Đoàn đánh giá và thời gian đánh giá: Theo quy định tại Điều 29 hoặc Điều 35 của Thông tư này;
d) Nội dung kiểm tra: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 hoặc Khoản 2 và Khoản 3 Điều 40 của Thông tư này.
4. Cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh:
a) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại vùng, cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 hoặc Khoản 3 Điều 36 của Thông tư này, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cho vùng, cơ sở đạt yêu cầu. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan thú y phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn vùng, cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu;
b) Mẫu Giấy chứng nhận, hiệu lực của Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 31 hoặc Khoản 2 và Khoản 3 Điều 37 của Thông tư này.
1. Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật hết hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Sau 05 (năm) năm kể từ ngày cấp;
b) Xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại vùng, cơ sở đã được chứng nhận an toàn;
c) Không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 50 của Thông tư này;
d) Không khắc phục lỗi theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 của Thông tư này;
đ) Vùng, cơ sở bị giải thể hoặc không còn hoạt động.
2. Vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận, thực hiện theo quy định tại Điều 44 của Thông tư này.
3. Vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận, thực hiện như sau:
a) Giám sát theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 của Thông tư này;
b) Nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc mail đến Cơ quan thú y, hồ sơ gồm: Đơn đăng ký (Phụ lục VIa) hoặc văn bản đề nghị (Phụ lục VIb hoặc VIc hoặc VId); Báo cáo kết quả thực hiện quy định tại Khoản 3 của một trong các Điều 9, 13, 16 và 24 của Thông tư này; bản sao các kết quả xét nghiệm;
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thú y thẩm định nội dung hồ sơ và thành lập Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 hoặc Khoản 1 Điều 35 của Thông tư này. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá phải thực hiện kiểm tra, đánh giá tại vùng, cơ sở;
d) Nội dung kiểm tra: Thực trạng sức khỏe động vật; việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn mối nguy dịch bệnh từ bên ngoài và bên trong vùng, cơ sở; kết quả thực hiện hoạt động giám sát;
đ) Trong quá trình kiểm tra, thực hiện lấy mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh (đối với vùng, cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn) và phiếu trả lời kết quả xét nghiệm được Cơ quan thú y bổ sung vào hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh của vùng, cơ sở. Đối với vùng, cơ sở nuôi, sản xuất thủy sản giống nếu phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh hoặc môi trường không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, Đoàn đánh giá lấy mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm;
e) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại vùng, cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều này, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cho vùng, cơ sở đạt yêu cầu. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan thú y phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn vùng, cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu;
g) Mẫu Giấy chứng nhận, hiệu lực của Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 31 hoặc Khoản 2 và Khoản 3 Điều 37 của Thông tư này.
4. Vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều này có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Điều 32 hoặc Điều 38 hoặc Điều 42 của Thông tư này.
1. Tổ chức thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.
2. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận của Chi cục Thú y theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
3. Công bố danh sách vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận; danh sách vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực lên trang thông tin điện tử (website) của Cục Thú y.
4. Tổ chức quản lý các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đã được cấp Giấy chứng nhận.
5. Bảo mật và lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc đăng ký, kiểm tra, đánh giá, thẩm định và công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
6. Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm tra, đánh giá và chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.
7. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, bao gồm cả lấy mẫu giám sát dịch bệnh động vật.
1. Tổ chức thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
2. Thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Cục Thú y trong quá trình thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận.
3. Công bố danh sách cơ sở an toàn dịch bệnh được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận; danh sách cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực lên website của Chi cục Thú y (nếu có) hoặc trên các phương tiện thông tin truyền thông của địa phương.
4. Tổ chức quản lý các cơ sở an toàn dịch bệnh đã được cấp Giấy chứng nhận.
5. Bảo mật và lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc đăng ký, kiểm tra, đánh giá, thẩm định và công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
6. Hướng dẫn và hỗ trợ vùng, cơ sở thực hiện các quy định tại Thông tư này.
7. Báo cáo Cục Thú y:
a) Những trường hợp vượt thẩm quyền xử lý hoặc chưa có quy định;
b) Danh sách các cơ sở an toàn dịch bệnh được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận, danh sách các cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực ở địa phương.
1. Tuân thủ các hướng dẫn, kế hoạch giám sát dịch bệnh đã được phê duyệt.
2. Tạo Điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc giám sát, thẩm định, đánh giá, kiểm tra, thanh tra tại vùng, cơ sở.
3. Duy trì Điều kiện của vùng, cơ sở sau khi được cấp chứng nhận:
a) Thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với bệnh đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn, bao gồm cả việc thu mẫu đúng, đủ số lượng với tần suất tối thiểu 01 (một) năm/lần và gửi mẫu xét nghiệm bệnh tại Phòng thử nghiệm được chỉ định;
b) Thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh tại vùng, cơ sở;
c) Báo cáo Cơ quan thú y những thay đổi liên quan đến nội dung được chứng nhận chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày có thay đổi.
4. Thông báo kịp thời và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu của nước nhập khẩu.
5. Đối với trường hợp gửi hồ sơ qua email, sau khi hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của Cơ quan thú y, chủ cơ sở nộp lại hồ sơ bản chính theo các quy định của Thông tư này cho Cơ quan thú y.
6. Nộp các chi phí thực tế triển khai theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Đối với các cơ sở đã được Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật: Tiếp tục thực hiện việc duy trì Điều kiện an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Cục Thú y và theo quy định tại Chương V và Khoản 3 Điều 50 của Thông tư này.
2. Hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp, cơ sở thực hiện đăng ký cấp lại theo quy định tại Điều 44 của Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 7 năm 2016.
2. Thông tư này thay thế các văn bản sau:
a) Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
b) Điều 3 của Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành ch nh trong lĩnh vực thú y theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/10/2010.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular stipulates requirements, procedures and application for certification of animal disease-free zones and establishments.
2. This Circular applies to domestic and foreign organizations and individuals that wish to establish and apply for certificate of animal disease-free zones or establishments in Vietnam; relevant authorities and organizations.
Article 2. Interpretation of terms
For the purpose of this Circular, the terms below are construed as follows:
1. “terrestrial animal disease-free zone” refers to an urban/suburban district, town or provincial city (hereinafter referred to as "district level”), or a province or central-affiliated city (hereinafter referred to as "provincial level”) where no case of diseases covered by the certificate of disease-free status occurs within a certain period of time corresponding to each disease and animal species and veterinary activities in which ensure disease control.
2. “terrestrial animal disease-free establishment” refers to an animal raising establishment or a commune, ward or commune-level town (hereinafter referred to as "commune-level animal raising establishment") where no case of diseases covered by the certificate of disease-free status occurs within a certain period of time corresponding to each disease and animal specifies and veterinary activities in which ensure disease control.
3. “aquatic animal disease-free zone” refers to an aquaculture zone in which aquaculture establishments or households are located, use the same water source and are recognized to be free from diseases covered by the certificate of disease-free status within a certain period of time corresponding to each disease and animal specifies, and veterinary activities also ensure disease control.
4. “aquatic animal disease-free establishment” refers to an aquatic animal-breeding or raising establishment that is recognized to be free from diseases covered by the certificate of disease-free status within a certain period of time corresponding to each disease and animal specifies, and veterinary activities in which also ensure disease control.
5. “biosecurity“ means technical measures which are taken to prevent the contact and spread of natural pathogens or animal pathogens developed from the animal raising or production of breeding animals or aquaculture process, and prevent them from affecting or causing harm to animals kept in a specific animal raising establishment or zone.
6. “animal health surveillance” means the process of monitoring, examining and evaluating the health of all farmed animals, or monitoring the raising of animals, production of breeding animals or aquaculture process, or raising environment, with the aim of early detecting risks or animal pathogens for giving necessary warning or effectively and appropriately applying disease prevention and control measures.
Article 3. Appraising and issuing certificates of disease-free zones and establishments
1. The Department of Animal Health of Vietnam shall organize appraisal and issuance of certificates of terrestrial animal disease-free zone and aquatic animal disease-free zone; appraisal and issuance of certificates of disease-free establishments to animal raising establishments, commune-level animal raising establishments, aquatic animal-raising establishments and aquatic breeding establishments as requested by establishment owners or at the request of importing country, and aquatic parent stock production establishments.
2. Provincial departments in charge of managing veterinary medicine (hereinafter referred to as “provincial-level animal health departments) shall organize appraisal and issuance of certificates of disease-free establishments to animal raising establishments, commune-level animal raising establishments, aquatic animal-raising establishments and aquatic breeding establishments other than those prescribed in Clause 1 of this Article.
Authorities authorized to appraise and issue certificates of animal disease-free zones and establishments are hereinafter called as veterinary agencies.
Fees and charges for processing applications for certificates of animal disease-free zones and establishments shall be collected in accordance with applicable laws.
Article 5. Entitlements of an animal disease-free zone or establishment
1. Enjoy rights defined in Clause 2 Article 17, Clause 2 Article 39 and Clause 2 Article 55 of the Law on veterinary medicine.
2. Terrestrial animal disease-free zones and establishments are allowed to transport terrestrial animals and terrestrial animal products from infected zones according to regulations of the Circular No. 07/2016/TT-BNNPTNT dated May 31, 2016 by the Minister of Agriculture and Rural Development and guidelines of competent veterinary agencies.
3. Aquatic animal disease-free zones and establishments are allowed to apply for approval for selling of commercial aquatic animals without preparation or processing when an outbreak declaration is made in such local areas in accordance with regulations of the Circular No. 04/2016/TT-BNNPTNT dated May 10, 2016 by the Minister of Agriculture and Rural Development.
4. Be eligible to apply for certificates of Vietnamese Good Animal Husbandry Practices (VietGAHP) or Vietnamese Good Aquaculture Practices (VietGAP).
5. Get priority in commercial promotion or product promotion programs.
1. Thông tư này quy định Điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu xây dựng, đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật tại Việt Nam; các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong vùng đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.
2. Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là cơ sở chăn nuôi hoặc một xã, một phường, thị trấn (sau đây gọi là cơ sở chăn nuôi cấp xã) được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y tại cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.
3. Vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là các cơ sở hoặc các hộ nuôi trồng thủy sản ở cùng một vùng nuôi và có chung nguồn nước được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y tại vùng đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.
4. Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật thủy sản và hoạt động thú y tại cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.
5. An toàn sinh học là các biện pháp kỹ thuật được áp dụng nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc và lây lan của các tác nhân gây bệnh xuất hiện tự nhiên hoặc do con người gây ra trong các hoạt động chăn nuôi, sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản, làm cho các tác nhân gây bệnh không có khả năng xâm nhập, gây nguy hại đến động vật trong cơ sở, trong vùng.
6. Giám sát dịch bệnh động vật là quá trình theo dõi, kiểm tra, đánh giá sức khỏe động vật; theo dõi quá trình chăn nuôi, sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản, môi trường nuôi nhằm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, tác nhân gây bệnh để cảnh báo, áp dụng hiệu quả các biện pháp phòng, chống.
1. Cục Thú y tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn, vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản; thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất thủy sản giống theo yêu cầu của chủ cơ sở hoặc yêu cầu của nước nhập khẩu; cơ sở sản xuất thủy sản giống bố mẹ.
2. Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (sau đây gọi là Chi cục Thú y) tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
Cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật sau đây gọi chung là Cơ quan thú y.
Việc thu phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Được hưởng các quyền lợi theo quy định tại Khoản 2 Điều 17, Khoản 2 Điều 39 và Khoản 2 Điều 55 của Luật thú y.
2. Đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn: Được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng dịch theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
3. Đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thuỷ sản: Được xem xét để xuất bán động vật thủy sản thương phẩm mà không phải qua sơ chế, chế biến khi có công bố dịch tại địa phương theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản (sau đây gọi chung là Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT).
4. Được xem xét cấp chứng nhận đạt Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt Việt Nam (VietGAHP) hoặc Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) khi có yêu cầu.
5. Được ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
1. Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
3. Không xảy ra dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
4. Hoạt động thú y tại cơ sở được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, Điều 15, Khoản 1 Điều 19, Điều 20, Khoản 1 Điều 25, Khoản 9 Điều 27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29 và Khoản 6 Điều 30 của Luật thú y và các quy định tại Thông tư này.
1. Cơ sở chăn nuôi cấp xã thực hiện quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Cơ sở chăn nuôi thực hiện quy định tại Điều 14, các Khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều 15 của Luật thú y, cụ thể như sau:
a) Địa Điểm chăn nuôi phải theo quy hoạch của địa phương hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép, bảo đảm cách biệt với khu dân cư, công trình công cộng, đường giao thông chính, nguồn gây ô nhiễm;
b) Có khu vực để xử lý chất thải; nơi nuôi cách ly động vật; khu vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ chăn nuôi;
c) Khu vực sản xuất, chế biến và kho chứa thức ăn chăn nuôi phải cách biệt với nơi để các hoá chất độc hại, khu vực xử lý chất thải;
d) Có biện pháp ngăn ngừa động vật khác xâm nhập vào khu vực chăn nuôi;
đ) Lối ra vào khu chăn nuôi phải được áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho người và phương tiện vận chuyển đi qua;
e) Dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển dùng trong chăn nuôi phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi đưa vào cơ sở và trước khi sử dụng;
g) Nước sử dụng trong chăn nuôi phải bảo đảm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 39: 2011/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi số hoặc đã được xử lý để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật;
h) Chất thải chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và thú y;
i) Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Động vật mẫn cảm với bệnh đăng ký công nhận an toàn khi đưa vào cơ sở chăn nuôi phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
a) Có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn;
b) Đã được kiểm tra, xét nghiệm và có kết quả của Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm bệnh đăng ký chứng nhận an toàn (sau đây gọi chung là Phòng thử nghiệm được chỉ định) xác nhận không mang tác nhân gây bệnh hoặc không có kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn;
c) Đã được phòng bệnh bằng vắc-xin đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn và còn miễn dịch bảo hộ.
1. Cơ sở chăn nuôi phải thực hiện giám sát lâm sàng động vật trong suốt quá trình nuôi để phát hiện các dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm. Trường hợp nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm phải báo cho cơ quan thú y để lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.
a) Định kỳ 01 (một) lần/tuần theo dõi và ghi chép tình trạng sức khỏe của đàn vật nuôi thông qua lượng thức ăn tiêu thụ, dấu hiệu bất thường về hô hấp, tiêu hóa, vận động, hành vi của con vật và những biểu hiện bất thường khác;
b) Ghi chép, lưu giữ toàn bộ thông tin về việc phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho vật nuôi, bao gồm: Loại vắc xin sử dụng, ngày sử dụng vắc xin; hoạt động vệ sinh, khử trùng tiêu độc, loại thuốc khử trùng; thời gian phát bệnh, dấu hiệu của bệnh, số lượng động vật mắc bệnh theo từng ngày, thuốc thú y đã sử dụng, ngày bắt đầu sử dụng thuốc để chữa bệnh cho vật nuôi, biện pháp xử lý đối với con vật mắc bệnh; loại mẫu, số lượng mẫu đã gửi xét nghiệm, ngày gửi mẫu và kết quả xét nghiệm (nếu có).
2. Lấy mẫu, xét nghiệm bệnh đăng ký an toàn theo các yêu cầu sau đây:
a) Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo xác suất thống kê; đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã áp dụng phương pháp chọn mẫu theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở không áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc-xin: Thực hiện giám sát bệnh để phát hiện mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên; số lượng mẫu giám sát (hoặc số động vật kiểm tra) theo quy định tại Mục A của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; kết quả xét nghiệm phải bảo đảm 100% số mẫu âm tính (không có tác nhân gây bệnh hoặc không có kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên) đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn; đối với bệnh Lao, kiểm tra 100 số động vật nuôi và kết quả kiểm tra phải bảo đảm 100% âm tính;
c) Cơ sở áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc-xin: Thực hiện giám sát sau tiêm phòng để đánh giá đáp ứng miễn dịch; số lượng mẫu giám sát sau tiêm phòng theo quy định tại Mục B của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; kết quả xét nghiệm phải bảo đảm trên 70% số mẫu có kháng thể đạt mức bảo hộ đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn;
Trường hợp kết quả giám sát sau tiêm phòng không đạt yêu cầu hoặc không thực hiện giám sát sau tiêm phòng, cơ sở được phép áp dụng giám sát bệnh để phát hiện mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên theo quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Cơ quan Thú y vùng thực hiện 01 (một) lần lấy mẫu xét nghiệm để giám sát chủ động đối với cơ sở thuộc diện quản lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;
đ) Chi cục Thú y thực hiện 01 (một) lần lấy mẫu xét nghiệm để giám sát chủ động đối với cơ sở thuộc diện quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này;
e) Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu theo QCVN số 01 - 3: 2011/BNNPTNT được ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
g) Mẫu phải được xét nghiệm tại Phòng thử nghiệm được chỉ định; phản ứng tiêm nội bì do Cơ quan thú y thực hiện;
h) Phương pháp xét nghiệm để giám sát chủ động được thực hiện theo quy định hiện hành tại Tiêu chuẩn Việt Nam - Quy trình chẩn đoán bệnh động vật đối với từng bệnh cụ thể được đăng ký chứng nhận an toàn.
3. Cơ sở chăn nuôi có trách nhiệm thông báo ngay cho chính quyền địa phương, Chi cục Thú y khi có kết quả kiểm tra xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh Mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh Mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
4. Cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh phải thực hiện duy trì Điều kiện của cơ sở theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 của Thông tư này.
1. Đối với cơ sở lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh của bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong ít nhất 12 (mười hai) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.
2. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh lâm sàng của bệnh được chứng nhận an toàn tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.
3. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có ca bệnh của bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 03 (ba) tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng được xử lý hoặc khỏi bệnh.
1. Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
3. Không xảy ra dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
4. Hoạt động thú y trong vùng được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25 và 30 của Luật thú y và các quy định tại Thông tư này; các xã bao quanh tiếp giáp với vùng an toàn dịch bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
1. Các cơ sở chăn nuôi trong vùng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Trường hợp xây dựng vùng an toàn dịch bệnh có sử dụng vắc xin, phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc xin phòng bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 của Luật thú y. Chi cục Thú y xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc xin trên địa bàn.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn theo quy định của Điều 12 của Thông tư này.
1. Các cơ sở chăn nuôi trong vùng thực hiện giám sát theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
2. Chi cục Thú y xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn trên địa bàn, gửi và chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của Cục Thú y, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh động vật.
3. Nội dung của chương trình giám sát dịch bệnh động vật bao gồm:
a) Hình thức giám sát: Giám sát lâm sàng, giám sát sau tiêm phòng hoặc giám sát phát hiện sự có mặt của tác nhân gây bệnh truyền nhiễm đăng ký an toàn;
b) Phương pháp chọn mẫu, loại mẫu, số lượng mẫu, tần suất lấy mẫu, xét nghiệm mẫu;
c) Thu thập, quản lý, phân tích thông tin, dữ liệu;
d) Các biện pháp xử lý kết quả giám sát.
4. Trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Chi cục Thú y, Cục Thú y gửi văn bản cho ý kiến về chuyên môn đối với chương trình giám sát dịch bệnh động vật của địa phương.
1. Đối với vùng lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh của bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 (mười hai) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.
2. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh lâm sàng của bệnh được chứng nhận an toàn trong vùng tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.
3. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có ca bệnh của bệnh được chứng nhận an toàn trong t nhất 03 (ba) tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng được tiêu hủy hoặc khỏi bệnh.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TẠI CƠ SỞ CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN CẤP TRÊN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………, ngày tháng năm …… |
BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TẠI CƠ SỞ CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Ngày kiểm tra: ……………………………………………………………………..
2. Tên cơ sở kiểm tra: ………………………………………………………………...
- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….
- Đối tượng nuôi: ………………………………………………………………………
- Điện thoại:………………….Fax: ……………………….Email: ……………………
- Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/ Quyết định thành lập: ..............
…………………………………………………………………………………………..
Tên cơ quan cấp: ……………………………………Ngày cấp:……………………….
- Người đại diện của cơ sở: ………………………… Chức vụ: ………………………
- Mã số cơ sở (nếu có):…………………………………………………………………
3. Thành phần Đoàn kiểm tra:
Trưởng đoàn: Ông (bà):…………………………… Chức vụ:………………………...
Thành viên: Ông (bà): ………………………..…….Chức vụ:……………………….
- Ông (bà): ………………………………..Chức vụ:…………………………………..
- Ông (bà):………………………………….Chức vụ:…………………………………
…………………………………………………………………………………………..
B. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
TT |
Chỉ tiêu kiểm tra |
Kết quả đánh giá |
Lỗi vi phạm và hành động khắc phục |
|||
Đạt |
Không đạt |
|||||
Nhẹ |
Nặng |
Nghiêm trọng |
||||
I |
Địa Điểm trại chăn nuôi |
|
|
|
|
|
1 |
Vị trí xây dựng trang trại có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
2 |
Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước có đúng với các quy định hiện hành không? |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
|
II |
Thiết kế chuồng trại, kho, thiết bị chăn nuôi |
|
|
|
|
|
3 |
Bố trí, thiết kế khu chăn nuôi có phù hợp với qui mô chăn nuôi, đầy đủ các khu vực xử lý chất thải, nuôi cách ly động vật; nơi vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ chăn nuôi không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
4 |
Khu vực sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi, các kho chứa thức ăn, kho thuốc thú y, kho hoá chất và thuốc sát trùng thiết kế đảm bảo cho việc bảo quản không? Có cách biệt với nơi để hoá chất độc hại, khu vực xử lý chất thải không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
5 |
Có biện pháp ngăn ngừa động vật khác xâm nhập vào khu vực chăn nuôi không? |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
|
6 |
Diện tích chuồng nuôi có phù hợp với số lượng động vật không? |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
7 |
Các thiết bị chăn nuôi và dụng cụ chứa thức ăn, nước uống có đầy đủ, bố trí hợp lý và phù hợp với Mục đích chăn nuôi không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
8 |
Hướng chuồng, kích thước, kiểu chuồng, Khoảng cách giữa các dãy chuồng, vách, mái chuồng, cửa chuồng có phù hợp với yêu cầu chăn nuôi không? Thiết kế chuồng trại bảo đảm thông thoáng, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ không? Chất lượng không khí chuồng nuôi đạt yêu cầu không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
III |
Vệ sinh tiêu độc, khử trùng trong cơ sở chăn nuôi |
|
|
|
|
|
9 |
Lối ra vào khu chăn nuôi có áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc không? Có thường xuyên bổ sung hoặc thay thuốc sát trùng hàng ngày tại các hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
10 |
Có sử dụng riêng và vệ sinh phương tiện vận chuyển động vật, thức ăn, chất thải và các dụng cụ, trang thiết bị dùng trong chăn nuôi trước khi đưa vào cơ sở và trước khi sử dụng không? |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
|
11 |
Có thực hiện vệ sinh, khử trùng trang bị bảo hộ lao động như áo quần bảo hộ, khẩu trang, găng tay, mũ, ủng cao su cho công nhân làm việc trong trại không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
12 |
Có thực hiện khử trùng, thay quần áo, ủng cho khách tham quan khi vào trong khu chăn nuôi không? Có ghi nhật ký khách tham quan không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
13 |
Có sát trùng chuồng trại trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
14 |
Có quy định và định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chăn nuôi, chuồng nuôi, trong khu chăn nuôi 2 tuần/lần không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
15 |
Có thực hiện đúng quy định vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng (1 tuần /lần) và để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi (15 ngày); khi chuyển đàn (7 ngày); khi có dịch (khử trùng: 1 ngày/lần; để trống chuồng 21 ngày) không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
16 |
Có vệ sinh máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi hàng ngày và định kỳ không? |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
17 |
Có chương trình kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật gây hại khác không? Nếu có, đã ghi sơ đồ chi Tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra để xử lý không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
18 |
Có định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để diệt ruồi xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
IV |
Quản lý con giống |
|
|
|
|
|
19 |
Con giống có nguồn gốc rõ ràng không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
20 |
Có tuân thủ quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại cho đàn gia súc, gia cầm mới nhập không? |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
21 |
Có sổ sách ghi chép việc quản lý con giống và xuất nhập đàn không? |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
22 |
Động vật đưa vào cơ sở nuôi có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật không? hoặc đã được kiểm tra xác định không mang tác nhân gây bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
V |
Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi |
|
|
|
|
|
23 |
Nguồn nước dùng trong chăn nuôi có đạt yêu cầu theo QCVN 01-39:2011/ BNNPTNT không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
24 |
Nước có được xử lý để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
25 |
Nước có đủ cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi không? |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
26 |
Có vệ sinh định kỳ hệ thống nước cấp và có đầy đủ hóa chất, dụng cụ để khử trùng định kỳ cho hệ thống xử lý nước cấp không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
VI |
Quản lý chất thải chăn nuôi |
|
|
|
|
|
27 |
Chất thải rắn có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không? |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
|
28 |
Có nơi xử lý động vật chết (lò thiêu, đất chôn) đảm bảo vệ sinh thú y theo quy định hiện hành của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
29 |
Có hệ thống lọc, lắng để phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt không? |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
30 |
Chất thải lỏng từ chuồng nuôi đến khu xử lý có chảy ngang qua những khu chăn nuôi khác, hệ thống nước thải riêng biệt với nước mưa không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
31 |
Nước thải sau khi xử lý có đảm bảo vệ sinh thú y theo quy định hiện hành hay không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
VII |
Giám sát dịch bệnh |
|
|
|
|
|
32 |
Định kỳ 01 lần/tuần theo dõi và ghi chép tình trạng sức khỏe vật nuôi không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
33 |
Ghi chép đầy đủ về dịch bệnh,thời gian phát bệnh, dấu hiệu của bệnh, số lượng động vật mắc bệnh theo từng ngày; liều lượng, tên thuốc, vắc xin, hóa chất khử trùng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng, người tiêm, thời Điểm ngưng thuốc không? |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
34 |
Ghi chép, lưu giữ toàn bộ thông tin về loại mẫu, số lượng mẫu đã gửi xét nghiệm, ngày gửi mẫu và kết quả xét nghiệm (nếu có) không? |
[ ] |
|
|
|
|
35 |
Có lịch tiêm phòng và thực hiện tiêm phòng các bệnh chính cho đàn gia súc, gia cầm không? Có thực hiện giám sát sau tiêm phòng không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
36 |
Cơ sở không áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc-xin có kiểm tra, xét nghiệm để giám sát chủ động dịch bệnh bằng cách lấy mẫu giám sát không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
37 |
Có lập tức cách ly để phòng ngừa lây lan khi động vật có biểu hiện bệnh không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
38 |
Khi phát hiện động vật chết có báo với cán bộ kỹ thuật/thú y để có biện pháp xử lý không? Có thực hiện xử lý hợp vệ sinh động vật chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
VIII |
Tình trạng dịch bệnh tại cơ sở |
|
|
|
|
|
39 |
Không có ca bệnh của bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký. |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
|
Tổng |
39 |
18 |
21 |
18 |
|
|
Kết quả đánh giá |
|
Đánh giá kết quả
Kết quả đánh giá |
|
Mức lỗi |
||
Đạt |
Nhẹ |
Nặng |
Nghiêm trọng |
|
Đạt |
>20 |
≤ 20 |
0 |
0 |
Đạt |
>30 |
≤ 10 |
≤ 10 |
0 |
Không đạt |
- |
- |
- |
≥ 1 |
Không đạt |
- |
- |
> 10 |
0 |
Ghi chú: ( - ) Không tính đến
C. LẤY MẪU VÀ CHỈ ĐỊNH CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH (kèm theo Biên bản lấy mẫu)
1. Thông tin về mẫu lấy
- Loại mẫu:……………………………………………………………………………...
- Số lượng mẫu: ………………………………………………………………………...
- ..................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
D. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA
1. Nhận xét của đoàn kiểm tra:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
2. Đề xuất xếp loại cơ sở:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Đ. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
................................................................................................................................. ....
.....................................................................................................................................
................................................................................................................................. ....
.....................................................................................................................................
……, ngày tháng năm ….. |
……, ngày tháng năm ….. |
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TẠI VÙNG CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN CẤP TRÊN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……., ngày tháng năm …. |
BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TẠI VÙNG CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Ngày kiểm tra: ……………………………………………………………………
2. Vùng kiểm tra: ……………………………………………………………………
- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………
- Đối tượng nuôi:………………………………Hình thức nuôi:………………………
- Đại diện liên hệ:……………………………Chức vụ: ………………………………
- Điện thoại:……………….Fax: ………………….Email: …………………………..
- Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/ Quyết định thành lập: ..............
…………………………………………………………………………………………..
Tên cơ quan cấp: …………………………………….Ngày cấp:………………………
- Số cơ sở trong vùng: ……………………….. Tổng diện tích:……………………….
3. Thành phần Đoàn kiểm tra:
Trưởng đoàn: Ông (bà):…………………………Chức vụ:………………………… …
Thành viên: Ông (bà):…………………………….Chức vụ:………………………….
- Ông (bà):………………………………… Chức vụ:…………………………………
- Ông (bà):……………………………..Chức vụ:……………………………………..
………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………..
B. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
TT |
Chỉ tiêu kiểm tra |
Kết quả đánh giá |
Lỗi vi phạm và hành động khắc phục |
|||
Đạt |
Không đạt |
|||||
Nhẹ |
Nặng |
Nghiêm trọng |
||||
|
Phần 1: Kiểm tra ngẫu nhiên một số cơ sở chăn nuôi trong vùng: |
|||||
I |
Địa Điểm nơi chăn nuôi |
|
|
|
|
|
1 |
Nơi chăn nuôi có theo quy hoạch của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
II |
Vệ sinh tiêu độc, khử trùng trong cơ sở chăn nuôi |
|
|
|
|
|
2 |
Có vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển, các dụng cụ, trang thiết bị dùng trong chăn nuôi định kỳ và sau mỗi đợt nuôi không? |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
|
3 |
Có thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, nơi chăn nuôi định kỳ và sau mỗi đợt nuôi không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
4 |
Có quy định và định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chăn nuôi, chuồng nuôi, trong khu chăn nuôi 2 tuần/lần không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
5 |
Có thực hiện đúng quy định vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng (1 tuần /lần) và để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi (15 ngày); khi chuyển đàn (7 ngày); khi có dịch (khử trùng: 1 ngày/lần; để trống chuồng 21 ngày) không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
6 |
Có vệ sinh máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi hàng ngày và định kỳ không? |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
7 |
Có diệt vật chủ trung gian định kỳ không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
8 |
Có định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để diệt ruồi xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
III |
Quản lý con giống |
|
|
|
|
|
9 |
Con giống có nguồn gốc rõ ràng không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
10 |
Có tuân thủ quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại cho đàn gia súc, gia cầm mới nhập không? |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
11 |
Có sổ sách ghi chép việc quản lý con giống và xuất nhập đàn không? |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
12 |
Động vật đưa vào cơ sở nuôi có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật không? hoặc đã được kiểm tra xác định không mang tác nhân gây bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc-xin? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
IV |
Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi |
|
|
|
|
|
13 |
Nước có được xử lý để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
14 |
Nước có đủ cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi không? |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
V |
Quản lý chất thải chăn nuôi |
|
|
|
|
|
15 |
Chất thải rắn có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không? |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
|
16 |
Có hệ thống lọc, lắng để phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt không? |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
17 |
Nước thải sau khi xử lý có đảm bảo vệ sinh thú y theo quy định hiện hành hay không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
VI |
Sử dụng vắc-xin |
|
|
|
|
|
18 |
Có kế hoạch tiêm phòng và thực hiện tiêm phòng các bệnh chính cho đàn gia súc, gia cầm không? Có thực hiện giám sát sau tiêm phòng không? |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
19 |
Cơ sở không áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc-xin có kiểm tra, xét nghiệm để giám sát chủ động dịch bệnh bằng cách lấy mẫu giám sát không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
VII |
Giám sát dịch bệnh |
|
|
|
|
|
20 |
Có tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật trên địa bàn không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
21 |
Ghi chép, lưu giữ toàn bộ thông tin về loại mẫu, số lượng mẫu đã gửi xét nghiệm, ngày gửi mẫu và kết quả xét nghiệm (nếu có) không? |
[ ] |
|
|
|
|
22 |
Ghi chép đầy đủ về dịch bệnh, thời gian phát bệnh, dấu hiệu của bệnh, số lượng động vật mắc bệnh theo từng ngày; liều lượng, tên thuốc, vắc-xin, hóa chất khử trùng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng, người tiêm, thời Điểm ngưng thuốc không? |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
23 |
Có lập tức cách ly để phòng ngừa lây lan khi động vật có biểu hiện bệnh không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
24 |
Khi phát hiện động vật chết có báo với cán bộ kỹ thuật/thú y để có biện pháp xử lý không? Có thực hiện xử lý hợp vệ sinh động vật chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân không? |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
VIII |
Tình trạng dịch bệnh tại cơ sở |
|
|
|
|
|
25 |
Không có ca bệnh của bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký. |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
|
Tổng |
25 |
10 |
12 |
12 |
|
|
Kết quả đánh giá |
|
Đánh giá kết quả
Kết quả đánh giá |
|
Mức lỗi |
||
Đạt |
Nhẹ |
Nặng |
Nghiêm trọng |
|
Đạt |
>15 |
≤ 10 |
0 |
0 |
Đạt |
>20 |
≤ 5 |
≤ 5 |
0 |
Không đạt |
- |
- |
- |
≥ 1 |
Không đạt |
- |
- |
> 5 |
0 |
Ghi chú: ( - ) Không tính đến
C. KẾT QUẢ LẤY MẪU GIÁM SÁT (kèm theo Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm)
1. Thông tin về mẫu lấy
- Ngày lấy mẫu:…………………………………………………………………………
- Loại mẫu:……………………………………………………………………………...
- Số lượng mẫu:…………………………………………………………………………
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Kết quả lấy mẫu giám sát:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
D. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA
1. Nhận xét của đoàn kiểm tra:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Đề xuất xếp loại vùng:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Đ. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN VÙNG
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
................................................................................................................................. .....
.......................................................................................................................................
……, ngày tháng năm ….. |
……, ngày tháng năm ….. |
MẪU BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
…………, ngày …… tháng…… năm …….
BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN
CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
Kính gửi: ………………………………………..
Họ và tên chủ cơ sở chăn nuôi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..
Địa chỉ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Điện thoại . . . . . . . . . . . . …
1. Mô tả vị trí địa lý
- Tổng diện tích đất tự nhiên. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……
- Vùng tiếp giáp xung quanh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …
2. Cơ sở vật chất
- Hàng rào (tường) ngăn cách: Có. . . . Không . . . . .
- Khu hành chính gồm: Phòng thường trực Có ........ Không ................
Phòng giao dịch: Có ......... Không ................
- Khu chăn nuôi: Ví dụ: Số nhà nuôi lợn nái ........... Tổng diện tích ...................
Số nhà nuôi lợn đực giống .............Tổng diện tích ...................
Số nhà nuôi lợn thịt, lợn choai . . . Tổng diện tích...................
- Khu nhà kho: Có kho thức ăn riêng biệt với diện tích ......................................
Có kho chứa dụng cụ, phương tiện chăn nuôi với diện tích ....
- Khu xử lý chất thải: Bể hoặc nơi tập trung chất thải: Có . . . . Không. . . . .
(Nếu có mô tả hệ thống xử lý chất thải)
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ….
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …
- Khu cách ly: Cách ly gia súc mới nhập: Có . . . . Không. . . .
Cách ly gia súc bệnh: Có. . . . .Không. . . .
(Nếu có mô tả quy mô, Khoảng cách với khu khác).
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Khu tiêu hủy gia súc bệnh: Có. . . .Không . . . .
- Quần áo, ủng, mũ dùng trong khu chăn nuôi: Có . . . . Không . . ..
- Phòng thay quần áo: Có. . . . .Không . . . .
- Phòng tắm sát trùng trước khi vào khu chăn nuôi: Có. . . . Không. . . .
(Nếu có mô tả phòng tắm, hoá chất sát trùng).
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Hố sát trùng ở cổng trước khi vào trại: Có. . . . Không . . . . .
(Nếu có mô tả, hoá chất sát trùng).
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Quy mô, cơ cấu đàn, sản phẩm, sản lượng
- Quy mô: Tổng đàn: . . . .
- Cơ cấu đàn: Ví dụ: Lợn nái . . . . .con
Lợn đực giống . . . .con
Lợn con theo mẹ: sơ sinh đến khi cai sữa (theo mẹ).
Lợn con > 2 tháng đến < 4 tháng (lợn choai): . . . .
Lợn thịt > 4 tháng: .................................................
- Sản phẩm bán ra: (loại gia súc gì). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Sản lượng hàng năm đối với mỗi loại sản phẩm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4. Nguồn nhân lực
- Người quản lý: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Số công nhân chăn nuôi: . . . . Số được đào tạo . . . .Số chưa được đào tạo . .
- Cán bộ thú y chuyên trách hay kiêm nhiệm, trình độ?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
15. Hệ thống quản lý chăn nuôi
- Gồm những giống gia súc gì ? nhập từ đâu?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Nguồn thức ăn tổng hợp? tự chế biến ? thức ăn xanh?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Nguồn nước uống: nước máy, giếng khoan, nước tự nhiên?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Chăm sóc quản lý: Sử dụng loại máng ăn, máng uống, thời gian cho ăn, số lần trong ngày, thời gian tắm.
Hệ thống ghi chép: lý lịch gia súc, ngày phối, ngày đẻ, số con sinh ra, tỷ lệ nuôi sống, ngày chu chuyển đàn, ...
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Chế độ vệ sinh chuồng trại trong ngày, trong tuần, tháng làm gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Quy trình chăn nuôi đối với từng lứa tuổi, loại động vật: Có. .. Không . . . .
(nếu có cung cấp bản photo kèm theo)
- Nội quy ra vào trại: Có. . . . Không . . . .
(Nếu có photo kèm theo)
- Chế độ tiêm phòng: Loại vắc-xin, thời gian tiêm?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Nơi tiêu thụ sản phẩm: Bán cho Công ty hoặc xí nghiệp nào?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Tình hình chăn nuôi khu vực xung quanh bán kính cách trại 1 km: Người dân xung quanh chăn nuôi chủ yếu là con gì? ước tính số lượng mỗi loài, quy mô và phương thức chăn nuôi?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
6. Tình hình dịch bệnh ở trại trong 12 tháng qua
- Tình hình dịch bệnh động vật tại trại?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Công tác tiêm phòng hàng năm, đại trà, bổ sung, số lượng, tỷ lệ tiêm mỗi loại bệnh.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Kết quả thực hiện giám sát dịch bệnh động vật tại trại?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Tủ thuốc thú y gồm các loại thuốc, dụng cụ gì? Trị giá bao nhiêu?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
|
. . . . . . . ., ngày tháng năm |
Ghi chú:
Nếu có hoặc không đánh ấu " v"
MẪU BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN DÂN ….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………………… |
………, ngày …… tháng …… năm …… |
BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI CẤP XÃ
Kính gửi: Cục Thú y.
I. ĐIỀU KIỆN CỦA VÙNG
1. Địa Điểm vùng an toàn dịch bệnh:
2. Địa lý tự nhiên:
3. Khí hậu, thời Tiết:
4. Giao thông:
5. Sông rạch:
6. Đặc Điểm kinh tế - xã hội:
7. Hệ thống thú y:
II. CHĂN NUÔI VÀ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
1. Đặc Điểm, tình hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn:
2. Tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn trong năm, nêu rõ nguyên nhân, nhận định tình hình:
III. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH
1. Mục đích, yêu cầu
2. Nội dung kế hoạch
3. Giải pháp thực hiện kế hoạch
3.1. Về tổ chức, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra
3.2. Về nguồn lực
a) Dự trù vật tư, hóa chất, kinh phí và nguồn nhân lực để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
b) Dự trù các trang thiết bị cần đầu tư, bổ sung, hiệu chỉnh để phục vụ công tác chẩn đoán xét nghiệm, giám sát, Điều tra ổ dịch, xây dựng bản đồ dịch tễ và phân tích số liệu.
3.3. Kế hoạch sử dụng vắc xin (nêu kết quả cụ thể)
3.4. Chương trình giám sát dịch bệnh (nêu kết quả cụ thể)
3.5. Các giải pháp kỹ thuật khác
a) Các biện pháp xử lý khi có dịch bệnh xảy ra.
b) Về vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
c) Về kiểm dịch vận chuyển
d) Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
đ) Về quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y
e) Quản lý người hành nghề thú y
3.6. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động thú y trên địa bàn; tập huấn cho người chăn nuôi, nhân viên thú y xã, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống thú y địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ trương, chính sách, các quy định của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
4. Nguồn kinh phí và cơ chế tài chính
5. Tổ chức thực hiện
Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai Kế hoạch; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MẪU BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN DÂN ….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………………… |
………, ngày …… tháng …… năm …… |
BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN
VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
Kính gửi: Cục Thú y.
I. ĐIỀU KIỆN CỦA VÙNG
1. Địa Điểm vùng an toàn dịch bệnh:
2. Địa lý tự nhiên:
3. Khí hậu, thời Tiết:
4. Giao thông:
5. Sông rạch:
6. Đặc Điểm kinh tế - xã hội:
7. Hệ thống thú y:
II. CHĂN NUÔI VÀ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
1. Đặc Điểm, tình hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn:
2. Tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn trong năm (nêu rõ nguyên nhân, nhận định tình hình):
III. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH
1. Mục đích, yêu cầu
2. Nội dung kế hoạch
3. Giải pháp thực hiện kế hoạch
3.1. Về tổ chức, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra
3.2. Về nguồn lực
a) Dự trù vật tư, hóa chất, kinh phí và nguồn nhân lực để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
b) Dự trù các trang thiết bị cần đầu tư, bổ sung, hiệu chỉnh để phục vụ công tác chẩn đoán xét nghiệm, giám sát, Điều tra ổ dịch, xây dựng bản đồ dịch tễ và phân tích số liệu.
3.3. Kế hoạch sử dụng vắc xin (nêu kết quả cụ thể)
3.4. Chương trình giám sát dịch bệnh (nêu kết quả cụ thể)
3.5. Các giải pháp kỹ thuật khác
a) Các biện pháp xử lý khi có dịch bệnh xảy ra
b) Về vệ sinh, khử trùng tiêu độc
c) Về kiểm dịch vận chuyển
d) Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
đ) Về quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y
e) Quản lý người hành nghề thú y;
3.6. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động thú y trên địa bàn; tập huấn cho người chăn nuôi, nhân viên thú y xã, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống thú y địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ trương, chính sách, các quy định của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
4. Nguồn kinh phí và cơ chế tài chính
5. Tổ chức thực hiện
Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai Kế hoạch; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
SỐ LƯỢNG MẪU GIÁM SÁT CHỦ ĐỘNG ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A. Giám sát bệnh động vật
1. Số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu xét nghiệm để phát hiện mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên
a) Công thức tính số mẫu: Số lượng gia súc, gia cầm được lấy mẫu để xét nghiệm phải t nh dựa trên tỷ lệ hiện mắc dự đoán là 10% theo công thức sau:
|
n: Số mẫu cần lấy p: Xác suất để phát hiện được bệnh (0,95) d: Số con mắc bệnh (d=N x P) P: Tỷ lệ hiện mắc dự đoán (Ví dụ: 10%) N: Tổng đàn vật nuôi |
Riêng đối với bệnh Lao bò, kiểm tra bằng phản ứng tiêm nội bì đối với 100% động vật thuộc diện phải kiểm tra.
b) Bảng tính số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu để xác định bệnh động vật
Tổng đàn |
Tỷ lệ hiện mắc dự đoán |
||||||
0,1% |
0,5% |
1% |
2% |
5% |
10% |
20% |
|
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
7 |
20 |
20 |
20 |
20 |
20 |
19 |
15 |
10 |
30 |
30 |
30 |
30 |
30 |
26 |
18 |
11 |
40 |
40 |
40 |
40 |
39 |
31 |
20 |
11 |
50 |
50 |
50 |
50 |
48 |
35 |
22 |
12 |
100 |
100 |
100 |
96 |
78 |
45 |
25 |
13 |
200 |
200 |
190 |
155 |
105 |
51 |
27 |
14 |
500 |
500 |
349 |
225 |
129 |
56 |
28 |
14 |
1000 |
950 |
450 |
258 |
138 |
57 |
29 |
14 |
5000 |
2253 |
564 |
290 |
147 |
59 |
29 |
14 |
10000 |
2588 |
581 |
294 |
148 |
59 |
29 |
14 |
¥ |
2995 |
598 |
299 |
149 |
59 |
29 |
14 |
2. Xử lý kết quả kiểm tra
a) Trường hợp không phát hiện bệnh: Đàn gia súc, gia cầm được đánh giá là không có mầm bệnh lưu hành đối với bệnh được kiểm tra và cơ sở được sử dụng kết quả kiểm tra, xét nghiệm để đăng ký cơ sở an toàn dịch bệnh.
b) Trường hợp phát hiện bệnh, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh cụ thể đối với từng bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
B. Giám sát sau tiêm phòng
1. Số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu xét nghiệm để đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng:
a) Công thức tính để đánh giá tỷ lệ bảo hộ có đạt mức 80% hay không:
|
n1 = Số mẫu huyết thanh cần lấy p = Tỷ lệ có kháng thể bảo hộ ước đoán d = Sai số ước lượng (Ví dụ: 10%) |
b) Bảng tính số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu để đánh giá tỷ lệ bảo hộ có đạt mức 80% hay không:
Tỷ lệ có kháng thể bảo hộ ước đoán |
Sai số ước lượng |
||
10% |
5% |
1% |
|
10% |
35 |
138 |
3457 |
20% |
61 |
246 |
6147 |
30% |
81 |
323 |
8067 |
40% |
92 |
369 |
9220 |
50% |
96 |
384 |
9604 |
60% |
92 |
369 |
9220 |
70% |
81 |
323 |
8067 |
80% |
61 |
246 |
6147 |
90% |
35 |
138 |
3457 |
Ghi chú: Yêu cầu số lượng mẫu huyết thanh cần lấy là 61 mẫu (dựa trên Tỷ lệ có kháng thể bảo hộ ước đoán là 80% và Sai số ước lượng là 10%).
b) Trường hợp quy mô đàn dưới 2000 con thì tính số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu huyết thanh theo công thức sau:
|
n2: Số mẫu huyết thanh cần lấy N: Tổng đàn n1: Số mẫu huyết thanh cần lấy (theo công thức tại Điểm a) nêu trên) |
2. Xử lý kết quả xét nghiệm
a) Trường hợp tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng đạt từ 70% trở lên, đàn gia súc, gia cầm được đánh giá là có miễn dịch đạt tỷ lệ bảo hộ và cơ sở được sử dụng kết quả kiểm tra, xét nghiệm để đăng ký cơ sở an toàn dịch bệnh.
b) Trường hợp tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng đạt dưới 70%, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn cơ sở tổ chức tiêm phòng lại hoặc áp dụng biện pháp giám sát bệnh tại Mục của Phụ lục này.
C. Chọn mẫu hai giai đoạn áp dụng đối với xã an toàn dịch bệnh động vật trên cạn (trừ bệnh Lao)
1. Lập Danh sách hộ gia đình, cơ sở có nuôi gia súc, gia cầm kèm theo số lượng cụ thể gia súc, gia cầm (gọi chung là cơ sở chăn nuôi).
2. Giai đoạn 1: Tính số lượng cơ sở chăn nuôi (số lượng là X cơ sở)
a) Trường hợp giám sát bệnh động vật: Tính số lượng cơ sở chăn nuôi phải lấy mẫu dựa trên tỷ lệ hiện mắc dự đoán (đối với cấp cơ sở chăn nuôi) là 5%, sử dụng công thức hoặc Bảng tính số lượng tại Mục A của Phụ lục này.
b) Trường hợp giám sát sau tiêm phòng: Tính số lượng cơ sở chăn nuôi phải lấy mẫu để đánh giá tỷ lệ bảo hộ (đối với cấp cơ sở chăn nuôi) có đạt mức 70% hay không (sai số ước lượng là 10%), sử dụng công thức hoặc Bảng tính số lượng tại Mục B của Phụ lục này.
Lựa chọn ngẫu nhiên các cơ sở chăn nuôi trong Danh sách tại Khoản 1 Mục này cho đến khi đủ số lượng X cơ sở.
3. Giai đoạn 2: Tính số lượng gia súc, gia cầm (số lượng là Y con động vật) nuôi trong xã cần phải lấy mẫu.
a) Trường hợp giám sát bệnh động vật: Tính số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu dựa trên tỷ lệ hiện mắc dự đoán (đối với cấp động vật nuôi) là 5%, sử dụng công thức hoặc Bảng tính số lượng tại Mục A của Phụ lục này.
b) Trường hợp giám sát sau tiêm phòng: Tính số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu để đánh giá tỷ lệ bảo hộ (đối với cấp động vật nuôi) có đạt mức 70% hay không (sai số ước lượng là 10%), sử dụng công thức hoặc Bảng tính số lượng tại Mục B của Phụ lục này.
Tính số lượng động vật cần lấy mẫu trong mỗi cơ sở chăn nuôi (số trung bình) tại Khoản 4 Mục này bằng cách lấy Y chia cho X.
4. Lựa chọn ngẫu nhiên số lượng gia súc, gia cầm trong mỗi cơ sở chăn nuôi cho đến khi đủ số lượng Y/X con động vật. Trường hợp cơ sở chăn nuôi không có đủ số lượng Y/X con động vật, người thực hiện lấy mẫu Điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp với thực tế, bảo đảm lấy đủ số lượng Y con động vật tại X cơ sở chăn nuôi.
Xử lý kết quả kiểm tra, xét nghiệm theo hướng dẫn tại Mục A và Mục B của Phụ lục này./.
SỐ LƯỢNG MẪU CẦN PHẢI LẤY ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH, TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Số lượng mẫu được tính dựa theo quy trình và công thức sau:
1. Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản ở hai giai đoạn, gồm:
- Giai đoạn 1: Lựa chọn số lượng ao cần phải lấy mẫu (ví dụ tại Bảng 1).
- Giai đoạn 2: Tại mỗi ao được lựa chọn tại giai đoạn 1, lựa chọn số lượng cá thể động vật cần lấy mẫu (ví dụ tại Bảng 2).
2. Công thức tính số lượng mẫu:
Trong đó:
- n: Là số ao (nếu tính số lượng ao), số cá thể (nếu tính số lượng cá thể động vật) cần lấy mẫu.
- a: Mức độ tin cậy = 1 – p (p là độ tin cậy 95%);
- N: Là tổng số ao (nếu tính số lượng ao), tổng số cá thể (nếu tính số lượng cá thể động vật).
- D: Là số ao, số cá thể động vật có thể bị bệnh. D = Se x P x N
Trong đó:
+ S: Độ nhạy của phương pháp xét nghiệm.
+ P: Mức độ lưu hành bệnh, tác nhân gây bệnh.
BẢNG 1
TÍNH SỐ LƯỢNG AO, BỂ CẦN PHẢI LẤY MẪU ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH, TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Tổng số ao, bể |
Số ao, bể phải lấy mẫu dựa trên tỷ lệ (%) lưu hành ước tính ở cấp độ ao |
|||||||||||
P=1% |
P=2% |
P=3% |
P=4% |
P=5% |
P=6% |
P=7% |
P=8% |
P=9% |
P=10% |
P=15% |
P=20% |
|
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
5 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
6 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
7 |
7 |
9 |
9 |
9 |
9 |
9 |
9 |
9 |
9 |
9 |
9 |
9 |
8 |
7 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
8 |
7 |
11 |
11 |
11 |
11 |
11 |
11 |
11 |
11 |
11 |
10 |
10 |
9 |
8 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
11 |
11 |
11 |
9 |
8 |
13 |
13 |
13 |
13 |
13 |
13 |
13 |
13 |
12 |
12 |
12 |
10 |
8 |
14 |
14 |
14 |
14 |
14 |
14 |
14 |
13 |
13 |
13 |
12 |
10 |
9 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
14 |
14 |
13 |
13 |
11 |
9 |
16 |
16 |
16 |
16 |
16 |
16 |
15 |
15 |
14 |
14 |
13 |
11 |
9 |
17 |
17 |
17 |
17 |
17 |
17 |
16 |
16 |
15 |
14 |
14 |
11 |
9 |
18 |
18 |
18 |
18 |
18 |
17 |
17 |
16 |
16 |
15 |
14 |
11 |
9 |
19 |
19 |
19 |
19 |
19 |
18 |
18 |
17 |
16 |
15 |
15 |
12 |
10 |
20 |
20 |
20 |
20 |
20 |
19 |
18 |
17 |
17 |
16 |
15 |
12 |
10 |
21 |
21 |
21 |
21 |
20 |
20 |
19 |
18 |
17 |
16 |
16 |
12 |
10 |
22 |
22 |
22 |
22 |
21 |
21 |
20 |
19 |
18 |
17 |
16 |
12 |
10 |
23 |
23 |
23 |
23 |
22 |
21 |
20 |
19 |
18 |
17 |
16 |
13 |
10 |
24 |
24 |
24 |
24 |
23 |
22 |
21 |
20 |
19 |
18 |
17 |
13 |
10 |
25 |
25 |
25 |
25 |
24 |
23 |
21 |
20 |
19 |
18 |
17 |
13 |
10 |
26 |
26 |
26 |
26 |
25 |
23 |
22 |
21 |
19 |
18 |
17 |
13 |
10 |
27 |
27 |
27 |
26 |
25 |
24 |
22 |
21 |
20 |
19 |
18 |
13 |
11 |
28 |
28 |
28 |
27 |
26 |
25 |
23 |
22 |
20 |
19 |
18 |
13 |
11 |
29 |
29 |
29 |
28 |
27 |
25 |
24 |
22 |
21 |
19 |
18 |
14 |
11 |
30 |
30 |
30 |
29 |
27 |
26 |
24 |
22 |
21 |
20 |
18 |
14 |
11 |
31 |
31 |
31 |
30 |
28 |
26 |
24 |
23 |
21 |
20 |
19 |
14 |
11 |
32 |
32 |
32 |
31 |
29 |
27 |
25 |
23 |
22 |
20 |
19 |
14 |
11 |
33 |
33 |
33 |
31 |
29 |
27 |
25 |
24 |
22 |
20 |
19 |
14 |
11 |
34 |
34 |
34 |
32 |
30 |
28 |
26 |
24 |
22 |
21 |
19 |
14 |
11 |
35 |
35 |
35 |
33 |
31 |
28 |
26 |
24 |
22 |
21 |
19 |
14 |
11 |
36 |
36 |
36 |
34 |
31 |
29 |
27 |
25 |
23 |
21 |
20 |
14 |
11 |
37 |
37 |
36 |
34 |
32 |
29 |
27 |
25 |
23 |
21 |
20 |
14 |
11 |
38 |
38 |
37 |
35 |
32 |
30 |
27 |
25 |
23 |
21 |
20 |
15 |
11 |
39 |
39 |
38 |
36 |
33 |
30 |
28 |
25 |
23 |
22 |
20 |
15 |
11 |
40 |
40 |
39 |
37 |
34 |
31 |
28 |
26 |
24 |
22 |
20 |
15 |
11 |
41 |
41 |
40 |
37 |
34 |
31 |
28 |
26 |
24 |
22 |
20 |
15 |
11 |
42 |
42 |
41 |
38 |
35 |
31 |
29 |
26 |
24 |
22 |
21 |
15 |
11 |
43 |
43 |
42 |
39 |
35 |
32 |
29 |
26 |
24 |
22 |
21 |
15 |
12 |
44 |
44 |
43 |
39 |
36 |
32 |
29 |
27 |
24 |
23 |
21 |
15 |
12 |
45 |
45 |
43 |
40 |
36 |
33 |
30 |
27 |
25 |
23 |
21 |
15 |
12 |
46 |
46 |
44 |
41 |
37 |
33 |
30 |
27 |
25 |
23 |
21 |
15 |
12 |
47 |
47 |
45 |
41 |
37 |
33 |
30 |
27 |
25 |
23 |
21 |
15 |
12 |
48 |
48 |
46 |
42 |
38 |
34 |
30 |
28 |
25 |
23 |
21 |
15 |
12 |
49 |
49 |
47 |
42 |
38 |
34 |
31 |
28 |
25 |
23 |
22 |
15 |
12 |
50 |
50 |
48 |
43 |
38 |
34 |
31 |
28 |
26 |
23 |
22 |
15 |
12 |
51 |
51 |
48 |
44 |
39 |
35 |
31 |
28 |
26 |
24 |
22 |
15 |
12 |
52 |
52 |
49 |
44 |
39 |
35 |
31 |
28 |
26 |
24 |
22 |
15 |
12 |
53 |
53 |
50 |
45 |
40 |
35 |
32 |
29 |
26 |
24 |
22 |
16 |
12 |
54 |
54 |
51 |
45 |
40 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
22 |
16 |
12 |
55 |
55 |
51 |
46 |
40 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
22 |
16 |
12 |
56 |
56 |
52 |
46 |
41 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
22 |
16 |
12 |
57 |
57 |
53 |
47 |
41 |
36 |
33 |
29 |
27 |
24 |
22 |
16 |
12 |
58 |
58 |
54 |
47 |
42 |
37 |
33 |
29 |
27 |
24 |
22 |
16 |
12 |
59 |
59 |
54 |
48 |
42 |
37 |
33 |
30 |
27 |
25 |
23 |
16 |
12 |
60 |
60 |
55 |
48 |
42 |
37 |
33 |
30 |
27 |
25 |
23 |
16 |
12 |
61 |
61 |
56 |
49 |
43 |
38 |
33 |
30 |
27 |
25 |
23 |
16 |
12 |
62 |
62 |
56 |
49 |
43 |
38 |
34 |
30 |
27 |
25 |
23 |
16 |
12 |
63 |
63 |
57 |
50 |
43 |
38 |
34 |
30 |
27 |
25 |
23 |
16 |
12 |
64 |
64 |
58 |
50 |
44 |
38 |
34 |
30 |
27 |
25 |
23 |
16 |
12 |
65 |
65 |
58 |
51 |
44 |
38 |
34 |
30 |
28 |
25 |
23 |
16 |
12 |
66 |
65 |
59 |
51 |
44 |
39 |
34 |
31 |
28 |
25 |
23 |
16 |
12 |
67 |
66 |
60 |
52 |
45 |
39 |
34 |
31 |
28 |
25 |
23 |
16 |
12 |
68 |
67 |
60 |
52 |
45 |
39 |
35 |
31 |
28 |
25 |
23 |
16 |
12 |
69 |
68 |
61 |
52 |
45 |
39 |
35 |
31 |
28 |
25 |
23 |
16 |
12 |
70 |
69 |
62 |
53 |
45 |
40 |
35 |
31 |
28 |
25 |
23 |
16 |
12 |
71 |
70 |
62 |
53 |
46 |
40 |
35 |
31 |
28 |
26 |
23 |
16 |
12 |
72 |
71 |
63 |
54 |
46 |
40 |
35 |
31 |
28 |
26 |
23 |
16 |
12 |
73 |
72 |
63 |
54 |
46 |
40 |
35 |
31 |
28 |
26 |
24 |
16 |
12 |
74 |
73 |
64 |
54 |
46 |
40 |
35 |
32 |
28 |
26 |
24 |
16 |
12 |
75 |
74 |
65 |
55 |
47 |
41 |
36 |
32 |
28 |
26 |
24 |
16 |
12 |
76 |
75 |
65 |
55 |
47 |
41 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
16 |
12 |
77 |
76 |
66 |
55 |
47 |
41 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
16 |
12 |
78 |
76 |
66 |
56 |
47 |
41 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
16 |
12 |
79 |
77 |
67 |
56 |
48 |
41 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
16 |
12 |
80 |
78 |
67 |
57 |
48 |
41 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
16 |
12 |
81 |
79 |
68 |
57 |
48 |
42 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
16 |
12 |
82 |
80 |
69 |
57 |
48 |
42 |
37 |
32 |
29 |
26 |
24 |
17 |
12 |
83 |
81 |
69 |
58 |
49 |
42 |
37 |
32 |
29 |
26 |
24 |
17 |
12 |
84 |
82 |
70 |
58 |
49 |
42 |
37 |
33 |
29 |
26 |
24 |
17 |
12 |
85 |
83 |
70 |
58 |
49 |
42 |
37 |
33 |
29 |
26 |
24 |
17 |
12 |
86 |
83 |
71 |
59 |
49 |
42 |
37 |
33 |
29 |
27 |
24 |
17 |
12 |
87 |
84 |
71 |
59 |
50 |
42 |
37 |
33 |
29 |
27 |
24 |
17 |
12 |
88 |
85 |
72 |
59 |
50 |
43 |
37 |
33 |
29 |
27 |
24 |
17 |
12 |
89 |
86 |
72 |
59 |
50 |
43 |
37 |
33 |
30 |
27 |
24 |
17 |
12 |
90 |
87 |
73 |
60 |
50 |
43 |
37 |
33 |
30 |
27 |
24 |
17 |
12 |
91 |
88 |
73 |
60 |
50 |
43 |
37 |
33 |
30 |
27 |
24 |
17 |
13 |
92 |
88 |
74 |
60 |
50 |
43 |
38 |
33 |
30 |
27 |
24 |
17 |
13 |
93 |
89 |
74 |
61 |
51 |
43 |
38 |
33 |
30 |
27 |
24 |
17 |
13 |
94 |
90 |
75 |
61 |
51 |
43 |
38 |
33 |
30 |
27 |
25 |
17 |
13 |
95 |
91 |
75 |
61 |
51 |
44 |
38 |
33 |
30 |
27 |
25 |
17 |
13 |
96 |
92 |
75 |
61 |
51 |
44 |
38 |
34 |
30 |
27 |
25 |
17 |
13 |
97 |
93 |
76 |
62 |
51 |
44 |
38 |
34 |
30 |
27 |
25 |
17 |
13 |
98 |
93 |
76 |
62 |
52 |
44 |
38 |
34 |
30 |
27 |
25 |
17 |
13 |
99 |
94 |
77 |
62 |
52 |
44 |
38 |
34 |
30 |
27 |
25 |
17 |
13 |
100 |
95 |
77 |
63 |
52 |
44 |
38 |
34 |
30 |
27 |
25 |
17 |
13 |
BẢNG 2
TÍNH SỐ LƯỢNG THỦY SẢN CẦN PHẢI LẤY MẪU ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH, TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Mật độ (cá thể thủy sản/m2) |
Số cá thể thủy sản phải lấy mẫu dựa trên tỷ lệ (%) lưu hành ước tính ở cấp độ cá thể |
|||||||||||
P=1% |
P=2% |
P=3% |
P=4% |
P=5% |
P=6% |
P=7% |
P=8% |
P=9% |
P=10% |
P=15% |
P=20% |
|
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
5 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
6 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
7 |
7 |
9 |
9 |
9 |
9 |
9 |
9 |
9 |
9 |
9 |
9 |
9 |
8 |
7 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
8 |
7 |
11 |
11 |
11 |
11 |
11 |
11 |
11 |
11 |
11 |
10 |
10 |
9 |
8 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
11 |
11 |
11 |
9 |
8 |
13 |
13 |
13 |
13 |
13 |
13 |
13 |
13 |
12 |
12 |
12 |
10 |
8 |
14 |
14 |
14 |
14 |
14 |
14 |
14 |
13 |
13 |
13 |
12 |
10 |
9 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
14 |
14 |
13 |
13 |
11 |
9 |
16 |
16 |
16 |
16 |
16 |
16 |
15 |
15 |
14 |
14 |
13 |
11 |
9 |
17 |
17 |
17 |
17 |
17 |
17 |
16 |
16 |
15 |
14 |
14 |
11 |
9 |
18 |
18 |
18 |
18 |
18 |
17 |
17 |
16 |
16 |
15 |
14 |
11 |
9 |
19 |
19 |
19 |
19 |
19 |
18 |
18 |
17 |
16 |
15 |
15 |
12 |
10 |
20 |
20 |
20 |
20 |
20 |
19 |
18 |
17 |
17 |
16 |
15 |
12 |
10 |
21 |
21 |
21 |
21 |
20 |
20 |
19 |
18 |
17 |
16 |
16 |
12 |
10 |
22 |
22 |
22 |
22 |
21 |
21 |
20 |
19 |
18 |
17 |
16 |
12 |
10 |
23 |
23 |
23 |
23 |
22 |
21 |
20 |
19 |
18 |
17 |
16 |
13 |
10 |
24 |
24 |
24 |
24 |
23 |
22 |
21 |
20 |
19 |
18 |
17 |
13 |
10 |
25 |
25 |
25 |
25 |
24 |
23 |
21 |
20 |
19 |
18 |
17 |
13 |
10 |
26 |
26 |
26 |
26 |
25 |
23 |
22 |
21 |
19 |
18 |
17 |
13 |
10 |
27 |
27 |
27 |
26 |
25 |
24 |
22 |
21 |
20 |
19 |
18 |
13 |
11 |
28 |
28 |
28 |
27 |
26 |
25 |
23 |
22 |
20 |
19 |
18 |
13 |
11 |
29 |
29 |
29 |
28 |
27 |
25 |
24 |
22 |
21 |
19 |
18 |
14 |
11 |
30 |
30 |
30 |
29 |
27 |
26 |
24 |
22 |
21 |
20 |
18 |
14 |
11 |
31 |
31 |
31 |
30 |
28 |
26 |
24 |
23 |
21 |
20 |
19 |
14 |
11 |
32 |
32 |
32 |
31 |
29 |
27 |
25 |
23 |
22 |
20 |
19 |
14 |
11 |
33 |
33 |
33 |
31 |
29 |
27 |
25 |
24 |
22 |
20 |
19 |
14 |
11 |
34 |
34 |
34 |
32 |
30 |
28 |
26 |
24 |
22 |
21 |
19 |
14 |
11 |
35 |
35 |
35 |
33 |
31 |
28 |
26 |
24 |
22 |
21 |
19 |
14 |
11 |
36 |
36 |
36 |
34 |
31 |
29 |
27 |
25 |
23 |
21 |
20 |
14 |
11 |
37 |
37 |
36 |
34 |
32 |
29 |
27 |
25 |
23 |
21 |
20 |
14 |
11 |
38 |
38 |
37 |
35 |
32 |
30 |
27 |
25 |
23 |
21 |
20 |
15 |
11 |
39 |
39 |
38 |
36 |
33 |
30 |
28 |
25 |
23 |
22 |
20 |
15 |
11 |
40 |
40 |
39 |
37 |
34 |
31 |
28 |
26 |
24 |
22 |
20 |
15 |
11 |
41 |
41 |
40 |
37 |
34 |
31 |
28 |
26 |
24 |
22 |
20 |
15 |
11 |
42 |
42 |
41 |
38 |
35 |
31 |
29 |
26 |
24 |
22 |
21 |
15 |
11 |
43 |
43 |
42 |
39 |
35 |
32 |
29 |
26 |
24 |
22 |
21 |
15 |
12 |
44 |
44 |
43 |
39 |
36 |
32 |
29 |
27 |
24 |
23 |
21 |
15 |
12 |
45 |
45 |
43 |
40 |
36 |
33 |
30 |
27 |
25 |
23 |
21 |
15 |
12 |
46 |
46 |
44 |
41 |
37 |
33 |
30 |
27 |
25 |
23 |
21 |
15 |
12 |
47 |
47 |
45 |
41 |
37 |
33 |
30 |
27 |
25 |
23 |
21 |
15 |
12 |
48 |
48 |
46 |
42 |
38 |
34 |
30 |
28 |
25 |
23 |
21 |
15 |
12 |
49 |
49 |
47 |
42 |
38 |
34 |
31 |
28 |
25 |
23 |
22 |
15 |
12 |
50 |
50 |
48 |
43 |
38 |
34 |
31 |
28 |
26 |
23 |
22 |
15 |
12 |
51 |
51 |
48 |
44 |
39 |
35 |
31 |
28 |
26 |
24 |
22 |
15 |
12 |
52 |
52 |
49 |
44 |
39 |
35 |
31 |
28 |
26 |
24 |
22 |
15 |
12 |
53 |
53 |
50 |
45 |
40 |
35 |
32 |
29 |
26 |
24 |
22 |
16 |
12 |
54 |
54 |
51 |
45 |
40 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
22 |
16 |
12 |
55 |
55 |
51 |
46 |
40 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
22 |
16 |
12 |
56 |
56 |
52 |
46 |
41 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
22 |
16 |
12 |
57 |
57 |
53 |
47 |
41 |
36 |
33 |
29 |
27 |
24 |
22 |
16 |
12 |
58 |
58 |
54 |
47 |
42 |
37 |
33 |
29 |
27 |
24 |
22 |
16 |
12 |
59 |
59 |
54 |
48 |
42 |
37 |
33 |
30 |
27 |
25 |
23 |
16 |
12 |
60 |
60 |
55 |
48 |
42 |
37 |
33 |
30 |
27 |
25 |
23 |
16 |
12 |
61 |
61 |
56 |
49 |
43 |
38 |
33 |
30 |
27 |
25 |
23 |
16 |
12 |
62 |
62 |
56 |
49 |
43 |
38 |
34 |
30 |
27 |
25 |
23 |
16 |
12 |
63 |
63 |
57 |
50 |
43 |
38 |
34 |
30 |
27 |
25 |
23 |
16 |
12 |
64 |
64 |
58 |
50 |
44 |
38 |
34 |
30 |
27 |
25 |
23 |
16 |
12 |
65 |
65 |
58 |
51 |
44 |
38 |
34 |
30 |
28 |
25 |
23 |
16 |
12 |
66 |
65 |
59 |
51 |
44 |
39 |
34 |
31 |
28 |
25 |
23 |
16 |
12 |
67 |
66 |
60 |
52 |
45 |
39 |
34 |
31 |
28 |
25 |
23 |
16 |
12 |
68 |
67 |
60 |
52 |
45 |
39 |
35 |
31 |
28 |
25 |
23 |
16 |
12 |
69 |
68 |
61 |
52 |
45 |
39 |
35 |
31 |
28 |
25 |
23 |
16 |
12 |
70 |
69 |
62 |
53 |
45 |
40 |
35 |
31 |
28 |
25 |
23 |
16 |
12 |
71 |
70 |
62 |
53 |
46 |
40 |
35 |
31 |
28 |
26 |
23 |
16 |
12 |
72 |
71 |
63 |
54 |
46 |
40 |
35 |
31 |
28 |
26 |
23 |
16 |
12 |
73 |
72 |
63 |
54 |
46 |
40 |
35 |
31 |
28 |
26 |
24 |
16 |
12 |
74 |
73 |
64 |
54 |
46 |
40 |
35 |
32 |
28 |
26 |
24 |
16 |
12 |
75 |
74 |
65 |
55 |
47 |
41 |
36 |
32 |
28 |
26 |
24 |
16 |
12 |
76 |
75 |
65 |
55 |
47 |
41 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
16 |
12 |
77 |
76 |
66 |
55 |
47 |
41 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
16 |
12 |
78 |
76 |
66 |
56 |
47 |
41 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
16 |
12 |
79 |
77 |
67 |
56 |
48 |
41 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
16 |
12 |
80 |
78 |
67 |
57 |
48 |
41 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
16 |
12 |
81 |
79 |
68 |
57 |
48 |
42 |
36 |
32 |
29 |
26 |
24 |
16 |
12 |
82 |
80 |
69 |
57 |
48 |
42 |
37 |
32 |
29 |
26 |
24 |
17 |
12 |
83 |
81 |
69 |
58 |
49 |
42 |
37 |
32 |
29 |
26 |
24 |
17 |
12 |
84 |
82 |
70 |
58 |
49 |
42 |
37 |
33 |
29 |
26 |
24 |
17 |
12 |
85 |
83 |
70 |
58 |
49 |
42 |
37 |
33 |
29 |
26 |
24 |
17 |
12 |
86 |
83 |
71 |
59 |
49 |
42 |
37 |
33 |
29 |
27 |
24 |
17 |
12 |
87 |
84 |
71 |
59 |
50 |
42 |
37 |
33 |
29 |
27 |
24 |
17 |
12 |
88 |
85 |
72 |
59 |
50 |
43 |
37 |
33 |
29 |
27 |
24 |
17 |
12 |
89 |
86 |
72 |
59 |
50 |
43 |
37 |
33 |
30 |
27 |
24 |
17 |
12 |
90 |
87 |
73 |
60 |
50 |
43 |
37 |
33 |
30 |
27 |
24 |
17 |
12 |
91 |
88 |
73 |
60 |
50 |
43 |
37 |
33 |
30 |
27 |
24 |
17 |
13 |
92 |
88 |
74 |
60 |
50 |
43 |
38 |
33 |
30 |
27 |
24 |
17 |
13 |
93 |
89 |
74 |
61 |
51 |
43 |
38 |
33 |
30 |
27 |
24 |
17 |
13 |
94 |
90 |
75 |
61 |
51 |
43 |
38 |
33 |
30 |
27 |
25 |
17 |
13 |
95 |
91 |
75 |
61 |
51 |
44 |
38 |
33 |
30 |
27 |
25 |
17 |
13 |
96 |
92 |
75 |
61 |
51 |
44 |
38 |
34 |
30 |
27 |
25 |
17 |
13 |
97 |
93 |
76 |
62 |
51 |
44 |
38 |
34 |
30 |
27 |
25 |
17 |
13 |
98 |
93 |
76 |
62 |
52 |
44 |
38 |
34 |
30 |
27 |
25 |
17 |
13 |
99 |
94 |
77 |
62 |
52 |
44 |
38 |
34 |
30 |
27 |
25 |
17 |
13 |
100 |
95 |
77 |
63 |
52 |
44 |
38 |
34 |
30 |
27 |
25 |
17 |
13 |
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
.................., ngày tháng năm ……..
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Kính gửi: (Cơ quan thú y)
1. Tên cơ sở: ………………………………..……………….…………………
Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………………..
Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..
2. Tên chủ cơ sở: ................................................................................................
Địa chỉ thường trú: ..............................................................................................
Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..
3. Đăng ký chứng nhận: |
Lần đầu |
Đánh giá lại |
|
Cấp lại |
Bổ sung |
|
Cấp đổi |
|
|
Lý do khác: .................................... ................ |
(ghi cụ thể lý do đối với trường hợp Cấp đổi: .........…………………………...
…………………………………………………………………………………..)
4. Loại hình hoạt động: Sản xuất giống Nuôi thương phẩm Làm cảnh
5. Thị trường tiêu thụ: Nội địa Xuất khẩu Cả nội địa, xuất khẩu
6. Cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn đối với bệnh ......................................
trên đối tượng….................................................. .................................................
7. Hồ sơ đăng ký gồm: (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).
|
Người làm đơn |
(*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ sở có sử dụng dấu)
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………………… V/v đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn |
………., ngày ..… tháng…… năm ..... |
Kính gửi: (Tên Cơ quan thú y)
Thực hiện quy định tại Thông tư số /2016/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……….. đề nghị (tên Cơ quan thú y) xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp/cấp lại/cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn.
Thông tin liên lạc:
Họ và tên:
Chức vụ:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Kèm theo là …………………………………………….../.
(Trường hợp cấp đổi phải ghi rõ lý do)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………………… V/v đăng ký chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn |
………., ngày ..… tháng…… năm ..... |
Kính gửi: Cục Thú y.
Thực hiện quy định tại Thông tư số /2016/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân huyện/tỉnh ……….. đề nghị Cục Thú y xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp/cấp lại/cấp đổi Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn.
Thông tin liên lạc:
Họ và tên:
Chức vụ:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Kèm theo là:
- ………………………………………………..;
- …………………………………………………../.
(Trường hợp cấp đổi phải ghi rõ lý do)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên vùng nuôi trồng thủy sản |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………………… V/v đăng ký chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản |
………., ngày … tháng … năm ..... |
Kính gửi: Cục Thú y.
Thực hiện quy định tại Thông tư số /2016/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, Đại diện vùng nuôi trồng thủy sản …………….. (ghi tên vùng nuôi) kính đề nghị Cục Thú y xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp/cấp lại/cấp đổi Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản.
Thông tin liên lạc:
Họ và tên:
Chức vụ:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Kèm theo là:
- ………………………………………………..;
- …………………………………………………….../.
|
TM. VÙNG NUÔI |
MẪU BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
…......., ngày…… tháng …… năm ……..
BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN
CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
Kính gửi: ………………………………………..
1. Vị trí cơ sở:
- Các khu vực xung quanh………………………………………………...
- Hệ thống bao quanh cơ sở: Có Không ; ngăn cách với cơ sở xung quanh bằng .............................................................................................
- Nguồn nước: Ngọt Mặn
- Vị trí giao thông:……………………………………………………...…
- Hệ thống điện: ………………….………………………………………
2. Điều kiện cơ sở sản xuất
2.1. Diện tích cơ sở (ghi chi Tiết từng hạng Mục): ………………………………
2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng……………………………………………………...
2.2.1. Sơ đồ bố trí mặt bằng (bản vẽ kèm theo)
Hệ thống bể trong khu vực có mái che: Có Không
2.2.2. Hệ thống ao và cấp thoát nước
- Hệ thống ao bể Có Không
- Hệ thống cấp thoát nước Có Không
- Khu vực xử lý Có Không
2.3. Trang thiết bị phục vụ sản xuất
2.4. Thực trạng sản xuất
2.4.1. Thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng đối với:
- Hệ thống ao, bể: |
Không |
Có |
Loại hóa chất:………. |
- Thiết bị, dụng cụ: |
Không |
Có |
Loại hóa chất:………. |
- Nguồn nước: |
Không |
Có |
Loại hóa chất:………. |
- Xử lý thủy sản chết: |
Không |
Có |
Loại hóa chất:………. |
- Vệ sinh cá nhân: |
Không |
Có |
|
2.4.2. Biện pháp phòng bệnh
- Xử lý khi cải tạo ao, bể: Không Có
Loại hóa chất: ............................................................................................
- Thay nước định kỳ: Không Có
- Dinh dưỡng: Không Có Nếu có, ghi rõ
Loại gì: ..................................................................................................
- Vệ sinh ao/bể: Không Có Nếu có, ghi rõ
Loại hóa chất: ............................................................................................
2.4.3.Tình hình sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh:
- Kháng sinh Không Có Nếu có, ghi rõ
Loại gì: ……………………………………………………………………
- Diệt khuẩn định kỳ Không Có Nếu có, ghi rõ
Loại hóa chất: …………………………………………………………….
- Bón vi sinh định kỳ Không Có Nếu có, ghi rõ
Loại gì: ..................................................................................................
2.5. Hồ sơ ghi chép
2.5.1. Ghi chép theo dõi số lượng thủy sản bố mẹ nhập, xuất
Ghi chép theo dõi số lượng thủy sản giống xuất
Ghi chép quá trình nuôi, chăm sóc thủy sản
2.5.2. Ghi chép tình hình dịch bệnh tại cơ sở: Không Có Lý do:
Có xét nghiệm bệnh trước khi cho thủy sản sinh sản không?..................
Nếu có xét nghiệm bệnh gì?..............................Đơn vị xét nghiệm?...................................
Nếu phát hiện có tác nhân gây bệnh, xử lý như thế nào?.......................
|
Chủ cơ sở |
(*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ sở có sử dụng dấu)
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ SẢN XUẤT THỦY SẢN GIỐNG AN TOÀN DỊCH BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
(Tên cơ quan kiểm tra) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
...………., ngày ....... tháng .... năm ..... |
BIÊN BẢN
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ SẢN XUẤT THỦY SẢN GIỐNG AN TOÀN DỊCH BỆNH
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Ngày kiểm tra: ..................................................................................................................
2. Tên cơ sở kiểm tra: ...........................................................................................................
- Địa chỉ: ...............................................................................................................................
- Điện thoại: ...................................Fax: ............................... Email: ...................................
- Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/ quyết định thành lập: .
…………………………………………………………………………………………
Tên cơ quan cấp: …………………………………………..Ngày cấp: ………………
- Người đại diện của cơ sở: …........................................... Chức vụ: .............................
- Mã số cơ sở (nếu có): ................................................... ...............................................
3. Địa Điểm kiểm tra:
- Địa chỉ: .........................................................................................................................
- Điện thoại: ...................................Fax: ............................... Email: .............................
4. Thành phần Đoàn kiểm tra: ...................................... Chức vụ: ...............................
....................................................................................... ..................................................
....................................................................................... ..................................................
....................................................................................... ..................................................
5. Đối tượng sản xuất: ..................................................................................................
....................................................................................... ..................................................
II. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
STT |
Nội dung cần đánh giá |
Kết quả kiểm tra, phân loại |
Diễn giải các lỗi, hành động và thời gian khắc phục |
|||
Đạt |
Mức lỗi |
|||||
Nhẹ |
Nặng |
Nghiêm trọng |
||||
I |
Nhóm các tiêu chí về địa Điểm và đăng ký sản xuất, kinh doanh |
|||||
1 |
Địa Điểm của cơ sở sản xuất thủy sản giống, đăng ký sản xuất, kinh doanh |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
II |
Nhóm các tiêu chí về ghi chép, hồ sơ cho từng lô sản xuất |
|
||||
2 |
Ghi chép về sử dụng thủy sản giống bố mẹ, quá trình sinh sản giống |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
3 |
Ghi chép về các lần thu mẫu xét nghiệm bệnh định kỳ, đột xuất , kết quả xét nghiệm |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
4 |
Biện pháp đã xử lý khi xảy ra dịch bệnh, kết quả xử lý, xác nhận của cơ quan thẩm quyền |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
5 |
Nguồn gốc, xuất xứ, kết quả kiểm dịch, xét nghiệm bệnh theo quy định |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
III |
Nhóm các tiêu chí về người trực tiếp tham gia sản xuất, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị |
|||||
6 |
Trình độ nhân viên kỹ thuật |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
7 |
Khu cách ly theo dõi sức khỏe giống thuỷ sản mới nhập về |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
8 |
Hệ thống xử lý nước cấp như ao chứa, ao lắng, hệ thống lọc nước và hệ thống bể đẻ, bể ương nuôi ấu trùng và nuôi thức ăn kèm phiếu kết quả kiểm tra lưu hành bệnh trong môi trường nước. |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
|
9 |
Biện pháp ngăn chặn các loài động vật xâm nhập, không rò rỉ nước từ nơi nuôi giữ ra ngoài và ngược lại |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
10 |
Hệ thống xử lý nước thải |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
11 |
Kho nguyên vật tư, dụng cụ và trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
IV |
Nhóm các tiêu chí về chất lượng nguồn nước cấp và nước thải |
|
||||
12 |
Chất lượng nước nguồn nước cấp |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
13 |
Chất lượng nước thải |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
V |
Nhóm các tiêu chí về lao động và vệ sinh, khử trùng |
|
||||
14 |
Trang bị bảo hộ lao động |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
15 |
Khu vệ sinh cho công nhân |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
16 |
Thu gom xử lý rác thải và vệ sinh cơ sở sản xuất |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
17 |
Các nội quy, quy trình vệ sinh, xử lý dịch bệnh, quy định khử trùng… |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
|
|
Tổng số chỉ tiêu |
17 |
11 |
15 |
4 |
|
|
Số chỉ tiêu đánh giá thực tế |
.... |
|
|||
|
Số chỉ tiêu không đạt |
|
... |
... |
... |
|
III. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ NHẬN BIẾT, XỬ LÝ DỊCH BỆNH
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
IV. LẤY MẪU (nếu có) VÀ CHỈ ĐỊNH CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH (kèm theo Biên bản lấy mẫu)
1. Thông tin về mẫu lấy (loại mẫu, số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu,..)
...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
V. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA
1. Nhận xét của đoàn kiểm tra:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
2. Đề xuất xếp loại cơ sở:..............................................................................................
VI. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA |
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA |
*Hướng dẫn xếp loại theo nhóm chỉ tiêu đánh giá
Kết quả đánh giá |
|
Mức lỗi |
||
Đạt |
Nhẹ |
Nặng |
Nghiêm trọng |
|
Đạt |
>9 |
≤ 6 |
≤ 2 |
0 |
Không đạt |
- |
- |
- |
≥ 1 |
Không đạt |
- |
- |
>2 |
0 |
Hoặc đạt yêu cầu khi: mức lỗi Nhẹ: ≤30%, Nặng < 10% tổng số chỉ tiêu đánh giá thực tế và không có lỗi nghiêm trọng.
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ NUÔI THỦY SẢN THƯƠNG PHẨM AN TOÀN DỊCH BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
(Tên Cơ quan Thú y) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày … tháng … năm ..... |
BIÊN BẢN
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THƯƠNG PHẨM AN TOÀN DỊCH BỆNH
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Ngày kiểm tra: ...........................................................................................................
2. Tên cơ sở kiểm tra: ..................................................................................................
- Địa chỉ: ........................................................................................................................
- Điện thoại: ...................................Fax: ............................... Email: ............................
- Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/ quyết định thành lập: .
…………………………………………………………………………………………
Tên cơ quan cấp: …………………………………………..Ngày cấp: ………………
- Người đại diện của cơ sở: …........................................... Chức vụ: .............................
- Mã số cơ sở (nếu có): ................................................... ...............................................
3. Địa Điểm kiểm tra:
- Địa chỉ: .........................................................................................................................
- Điện thoại: ...................................Fax: ............................... Email: .............................
4. Thành phần Đoàn kiểm tra: ...................................... Chức vụ: ...............................
....................................................................................... ..................................................
....................................................................................... ..................................................
....................................................................................... ..................................................
5. Đối tượng nuôi: ……......; diện tích nuôi: ................; Hình thức nuôi: ................
II. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
Phần 1. Biểu mẫu kiểm tra cơ sở nuôi trồng thủy sản
TT |
Nội dung cần đánh giá |
Kết quả kiểm tra đánh giá |
Diễn giải các lỗi, hành động và thời gian khắc phục |
|||
Đạt |
Mức lỗi |
|||||
Nhẹ |
Nặng |
Nghiêm trọng |
||||
I |
Nhóm các tiêu chí về hồ sơ quản lý của cơ sở nuôi |
|
||||
1 |
Ghi nhật ký nuôi; Lưu giữ các chứng từ liên quan |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
2 |
Ghi chép về các lần thu mẫu xét nghiệm bệnh định kỳ, đột xuất, kết quả xét nghiệm. |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
|
3 |
Biện pháp đã xử lý khi xảy ra dịch bệnh, kết quả xử lý, xác nhận của cơ quan thẩm quyền. |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
|
II |
Nhóm các tiêu chí về địa Điểm, cơ sở hạ tầng và công trình phụ trợ |
|
||||
4 |
Địa Điểm của cơ sở nuôi, biện pháp ngăn chặn động vật ra vào cơ sở |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
5 |
Đối với ao nuôi, ngăn chặn rò rỉ nước từ nơi nuôi ra môi trường và ngược lại |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
6 |
Hệ thống xử lý nước cấp, kết quả kiểm tra lưu hành bệnh trong môi trường nước |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
7 |
Hệ thống cấp và thoát nước |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
8 |
Khu xử lý bùn thải |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
9 |
Khu xử lý rác thải và động vật thủy sản chết |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
|
10 |
Kho chứa |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
11 |
Quy định về nhà vệ sinh |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
II |
Nhóm các tiêu chí về máy móc, dụng cụ chuyên dùng |
|
||||
12 |
Thiết bị dùng trong nuôi trồng thủy sản: Máy sục khí, quạt nước, bơm nước |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
13 |
Dụng cụ (vợt vớt bẩn, thuyền, thau nhựa, xô nhựa) chuyên dùng trong quá trình sản xuất (chỉ áp dụng với cơ sở nuôi tôm) |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
IV |
Nhóm các tiêu chí về công tác quản lý hoạt động nuôi tại cơ sở |
|
||||
14 |
Cải tạo ao |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
15 |
Sử dụng con giống: kết quả kiểm dịch, xét nghiệm bệnh theo quy định |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
|
16 |
Sử dụng thức ăn và chất bổ sung thức ăn |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
17 |
Sử dụng thuốc thú y thủy sản |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
18 |
Sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
19 |
Phòng thử nghiệm được chỉ định (hoặc hợp đồng với PTN) |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
20 |
Công tác quản lý ao nuôi |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
21 |
Quy định về bảo hộ lao động |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
Tổng số chỉ tiêu |
21 |
9 |
20 |
5 |
|
|
Số chỉ tiêu đánh giá thực tế |
.... |
|
|||
|
Số chỉ tiêu không đạt |
|
... |
... |
... |
|
III. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ NHẬN BIẾT, XỬ LÝ DỊCH BỆNH
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
IV. LẤY MẪU (nếu có) VÀ CHỈ ĐỊNH CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH (kèm theo Biên bản lấy mẫu)
1. Thông tin về mẫu lấy (loại mẫu; số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu...):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
V. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA
1. Nhận xét của đoàn kiểm tra:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Đề xuất xếp loại cơ sở:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
VI. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
……, ngày tháng năm ..... |
……, ngày tháng năm ..... |
*Hướng dẫn xếp loại theo nhóm chỉ tiêu đánh giá
Kết quả đánh giá |
|
Mức lỗi |
||
Đạt |
Nhẹ |
Nặng |
Nghiêm trọng |
|
Đạt |
>12 |
≤ 7 |
≤ 2 |
0 |
không đạt |
- |
- |
- |
≥ 1 |
không đạt |
- |
- |
>2 |
0 |
Hoặc đạt yêu cầu khi: mức lỗi Nhẹ: ≤30 , Nặng < 10% tổng số chỉ tiêu đánh giá thực tế và không có lỗi nghiêm trọng.
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày … tháng … năm ..... |
BIÊN BẢN
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN AN TOÀN DỊCH BỆNH
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Ngày kiểm tra: ...........................................................................................................
2. Vùng kiểm tra: ...........................................................................................................
- Địa chỉ: ..........................................................................................................................
- Đại diện liên hệ: …………………………………………………………………………
- Điện thoại: ...................................Fax: ............................... Email: .............................
…………………………………………………………………………………………
Tên cơ quan cấp: …………………………………………..Ngày cấp: ………………
- Số cơ sở trong vùng ….. ................................................. Tổng diện tích……………
- Sơ đồ bố trí mặt bằng các cơ sở trong vùng
4. Thành phần Đoàn kiểm tra: ... Chức vụ: .......................
....................................................................................... .................................................
....................................................................................... .................................................
....................................................................................... .................................................
5. Đối tượng nuôi: ……...................... Hình thức nuôi: ................
II. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
Phần 1. Biểu mẫu kiểm tra vùng nuôi trồng thủy sản
TT |
Nội dung cần đánh giá |
Kết quả kiểm tra đánh giá |
Diễn giải các lỗi, hành động và thời gian khắc phục |
|||
Đạt |
Mức lỗi |
|||||
Nhẹ |
Nặng |
Nghiêm trọng |
||||
I |
Nhóm các tiêu chí về hồ sơ quản lý |
|
||||
1 |
Ghi nhật ký nuôi theo mẫu thống nhất trong vùng; Lưu giữ các chứng từ liên quan (tại cơ sở) |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
2 |
Ghi chép, Tổng hợp các lần thu mẫu xét nghiệm bệnh định kỳ, đột xuất, kết quả xét nghiệm của vùng |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
|
3 |
Biện pháp đã xử lý khi xảy ra dịch bệnh, kết quả xử lý, xác nhận của cơ quan thẩm quyền trong vùng |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
|
II |
Nhóm các tiêu chí về địa Điểm, cơ sở hạ tầng và công trình phụ trợ |
|
||||
4 |
Các quy định về biện pháp ngăn chặn động vật ra vào vùng, từng cơ sở |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
5 |
Hệ thống xử lý nước cấp, kết quả kiểm tra lưu hành bệnh trong môi trường nước |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
6 |
Hệ thống cấp và thoát nước riêng và chung của vùng |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
7 |
Khu xử lý rác thải và động vật thủy sản chết |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
8 |
Quy định về vệ sinh chung trong vùng |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
III |
Nhóm các tiêu chí về công tác quản lý hoạt động nuôi tại cơ sở/vùng |
|
||||
9 |
Cải tạo kênh cấp thoát nước chung |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
10 |
Quản lý, sử dụng chung/riêng nguồn gốc con giống: kết quả kiểm dịch, xét nghiệm bệnh theo quy định |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
11 |
Quản lý, sử dụng chung/riêng nguồn gốc thức ăn và chất bổ sung thức ăn |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
12 |
Sử dụng thuốc thú y thủy sản |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
13 |
Quản lý, sử dụng chung/riêng nguồn gốc hóa chất, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
14 |
Phòng thử nghiệm được chỉ định (hoặc hợp đồng với PTN) |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
15 |
Công tác quản lý ao/vùng nuôi |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
16 |
Quy định về tổ chức, vận hành trong vùng |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
Tổng số chỉ tiêu |
16 |
5 |
15 |
4 |
|
|
Số chỉ tiêu đánh giá thực tế |
.... |
|
|||
|
Số chỉ tiêu không đạt |
|
... |
... |
... |
|
(Trường hợp đánh giá tại từng cơ sở: sử dụng biểu mẫu VIIIb)
III. ĐÁNH GIÁ XỬ LÝ DỊCH BỆNH XẢY RA TRONG VÙNG
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
IV. LẤY MẪU (nếu có) VÀ CHỈ ĐỊNH CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH (kèm theo Biên bản lấy mẫu)
1. Thông tin về mẫu lấy (loại mẫu; số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu...):
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích:
................................................................................................................................. ........
..........................................................................................................................................
V. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA
1. Nhận xét của đoàn kiểm tra:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Đề xuất xếp loại vùng:
................................................................................................................................. .........
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
VI. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN VÙNG
................................................................................................................................. .........
...........................................................................................................................................
................................................................................................................................. .........
...........................................................................................................................................
……, ngày tháng năm ..... |
……, ngày tháng năm ..... |
*Hướng dẫn xếp loại theo nhóm chỉ tiêu đánh giá
Kết quả đánh giá |
|
Mức lỗi |
||
Đạt |
Nhẹ |
Nặng |
Nghiêm trọng |
|
Đạt |
>9 |
≤ 5 |
≤ 2 |
0 |
Không đạt |
- |
- |
- |
≥ 1 |
Không đạt |
- |
- |
>2 |
0 |
Hoặc đạt yêu cầu khi: mức lỗi Nhẹ: ≤30 , Nặng < 10% tổng số chỉ tiêu đánh giá thực tế và không có lỗi nghiêm trọng.
MẪU NHẬT KÝ AO NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
NHẬT KÝ AO NUÔI SỐ: …………………………………………..
THÔNG TIN CHUNG
Tên chủ cơ sở nuôi: ………………………………………………....................
Điện thoại …………………………………………………...............................
Địa chỉ (ghi chi Tiết đến thôn/ấp, xã, huyện, tỉnh): …….....................................
Tọa độ PS: Toạ độ X …………........Toạ độ ……………….…….……….
Mã số cơ sở: ……………………………………………………………………
Mã ao/bể: …………………………………………………………………….
Diện tích ao/đầm/vuông: ………………(ha).
Ao có đường nước vào và thoát nước chung hay riêng biệt
(Đánh dấu vào ô bên): Chung Riêng
Ao nuôi đã được: Phơi đáy trong bao nhiêu ngày trước khi thả? ……….. Ngày
Thời gian nuôi/Niên vụ:…………………………………………………………
Ngày thu hoạch: ……………… Tổng sản lượng thu hoạch: ………………….
Tên cơ sở/công ty thu mua: ……………………………………………………..
SỔ THEO DÕI AO/BỂ NUÔI SỐ ………………
(Trang này và trang tiếp theo đóng thành 01 mặt để ghi chép, mỗi quyển có 1 trang này và trang tiếp theo)
Ao số (m ao): …………………… Mã số nhận diện: ………………………
Diện tích: ……..……m2 Chiều sâu mực nước:…… .m Tuổi ao nuôi:.….. năm
Loài thả: ……………………... Cán bộ hoặc tổ phụ trách kỹ thuật: ………………………..
Tọa độ PS: Kinh độ………………………... Vĩ độ: ……………………………
XỬ LÝ AO NUÔI TRƯỚC KHI THẢ (CHUẨN BỊ AO):
TT |
Nội dung |
Tên sản phẩm |
Lượng sử dụng (kg) |
Ghi chú |
||
1 |
Thuốc, hóa chất diệt tạp, khử trùng trước khi nuôi |
Diệt tạp: |
|
|
||
|
|
|
||||
|
|
|
||||
Khử trùng: |
|
|
||||
|
|
|
||||
|
|
|
||||
2 |
Chỉ tiêu môi trường trường trước khi thả nuôi |
Chỉ tiêu đo |
Giá trị đo |
Thời gian đo |
||
Độ mặn |
|
|
||||
Độ kiềm |
|
|
||||
pH |
Sáng chiều |
|
||||
Độ trong |
|
|
||||
Oxy hòa tan |
Sáng chiều |
|
||||
…… |
|
|
||||
|
|
|
||||
|
|
|
||||
THÔNG TIN GIỐNG:
Ngày thả |
Nhà cung cấp |
Mã số lô giống |
Tuổi giống |
Số lượng giống thả (con) |
Giấy chứng nhận kiểm dịch số |
|
|
|
|
|
|
Địa chỉ nhà cung cấp giống: …………………………………………………………………..
Đơn vị cấp giấy chứng nhận kiểm dịch: ………………………………………………………
Giống được xét nghiệm bệnh: ……………………………………………………………….
THÔNG TIN THỨC ĂN
TT |
Hãng thức ăn (tên công ty) |
Loại thức ăn (tươi sống, thức ăn viên) |
Tổng số lượng của lô thức ăn (kg) |
Ngày nhập kho (ngày/tháng/năm) |
Ngày bắt đầu sử dụng (ngày/tháng/năm) |
Ngày sử dụng cuối cùng của lô thức ăn (ngày/tháng/ năm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
SỔ THEO DÕI HÀNG NGÀY
(Trang này và trang tiếp theo đóng thành 01 mặt để ghi chép)
Ngày/ tháng |
THỨC ĂN |
Cỡ thủy sản hiện tại (con/kg) |
Số lượng thủy sản chết quan sát được (con) |
Dấu hiệu bất thường |
||
Cỡ thức ăn |
Mã lô thức ăn (lô thức ăn) |
Khối lượng (kg) |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng trang |
|
|
|
|
|
|
Lũy kế |
|
|
|
|
|
|
THUỐC VÀ HÓA CHẤT |
CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG |
||||||||
Tên thuốc |
Liều dùng |
Mục đích sử dụng (Điều trị, diệt khuẩn, ..) |
Độ mặn |
Độ kiềm |
pH |
Oxy hòa tan (mg/l) |
NH3 (mg/l) |
H2S (mg/l) |
….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CERTIFICATE OF DISEASE FREE STATUS FOR ESTABLISHMENT/ZONE
CHỨNG NHẬN
THIS IS TO CERTIFY THAT
Cơ sở/vùng:
The establishment/zone:
Địa chỉ:
Address:
Được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh:
In recognition of the free status in regard to the following disease(s):
Số (No.): /TY-ATDB Giấy chứng nhận này có giá trị đến........................... This certificate is valid to.............. |
…....., ngày…... tháng ....... năm ... |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Logo của Chi cục Thú y |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CHỨNG NHẬN
Cơ sở:
Địa chỉ:
Được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với các bệnh:
Số: /TY-ATDB Giấy chứng nhận này có giá trị đến ............................ |
……...., ngày….. tháng …... năm …... |
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 14/2016/TT-BNNPTNT |
Hanoi, June 02, 2016 |
CIRCULAR
PROVIDING FOR ANIMAL DISEASE-FREE ZONES AND ESTABLISHMENTS
Pursuant to the Law on veterinary medicine dated June 19, 2015;
Pursuant to the Government’s Decree No.199/2013/ND-CP dated November 26, 2013 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
At the request of the Director of Department of Animal Health of Vietnam;
The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates a Circular providing for animal disease-free zones and establishments.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular stipulates requirements, procedures and application for certification of animal disease-free zones and establishments.
2. This Circular applies to domestic and foreign organizations and individuals that wish to establish and apply for certificate of animal disease-free zones or establishments in Vietnam; relevant authorities and organizations.
Article 2. Interpretation of terms
For the purpose of this Circular, the terms below are construed as follows:
1. “terrestrial animal disease-free zone” refers to an urban/suburban district, town or provincial city (hereinafter referred to as "district level”), or a province or central-affiliated city (hereinafter referred to as "provincial level”) where no case of diseases covered by the certificate of disease-free status occurs within a certain period of time corresponding to each disease and animal species and veterinary activities in which ensure disease control.
2. “terrestrial animal disease-free establishment” refers to an animal raising establishment or a commune, ward or commune-level town (hereinafter referred to as "commune-level animal raising establishment") where no case of diseases covered by the certificate of disease-free status occurs within a certain period of time corresponding to each disease and animal specifies and veterinary activities in which ensure disease control.
3. “aquatic animal disease-free zone” refers to an aquaculture zone in which aquaculture establishments or households are located, use the same water source and are recognized to be free from diseases covered by the certificate of disease-free status within a certain period of time corresponding to each disease and animal specifies, and veterinary activities also ensure disease control.
4. “aquatic animal disease-free establishment” refers to an aquatic animal-breeding or raising establishment that is recognized to be free from diseases covered by the certificate of disease-free status within a certain period of time corresponding to each disease and animal specifies, and veterinary activities in which also ensure disease control.
5. “biosecurity“ means technical measures which are taken to prevent the contact and spread of natural pathogens or animal pathogens developed from the animal raising or production of breeding animals or aquaculture process, and prevent them from affecting or causing harm to animals kept in a specific animal raising establishment or zone.
6. “animal health surveillance” means the process of monitoring, examining and evaluating the health of all farmed animals, or monitoring the raising of animals, production of breeding animals or aquaculture process, or raising environment, with the aim of early detecting risks or animal pathogens for giving necessary warning or effectively and appropriately applying disease prevention and control measures.
Article 3. Appraising and issuing certificates of disease-free zones and establishments
1. The Department of Animal Health of Vietnam shall organize appraisal and issuance of certificates of terrestrial animal disease-free zone and aquatic animal disease-free zone; appraisal and issuance of certificates of disease-free establishments to animal raising establishments, commune-level animal raising establishments, aquatic animal-raising establishments and aquatic breeding establishments as requested by establishment owners or at the request of importing country, and aquatic parent stock production establishments.
2. Provincial departments in charge of managing veterinary medicine (hereinafter referred to as “provincial-level animal health departments) shall organize appraisal and issuance of certificates of disease-free establishments to animal raising establishments, commune-level animal raising establishments, aquatic animal-raising establishments and aquatic breeding establishments other than those prescribed in Clause 1 of this Article.
Authorities authorized to appraise and issue certificates of animal disease-free zones and establishments are hereinafter called as veterinary agencies.
Fees and charges for processing applications for certificates of animal disease-free zones and establishments shall be collected in accordance with applicable laws.
Article 5. Entitlements of an animal disease-free zone or establishment
1. Enjoy rights defined in Clause 2 Article 17, Clause 2 Article 39 and Clause 2 Article 55 of the Law on veterinary medicine.
2. Terrestrial animal disease-free zones and establishments are allowed to transport terrestrial animals and terrestrial animal products from infected zones according to regulations of the Circular No. 07/2016/TT-BNNPTNT dated May 31, 2016 by the Minister of Agriculture and Rural Development and guidelines of competent veterinary agencies.
3. Aquatic animal disease-free zones and establishments are allowed to apply for approval for selling of commercial aquatic animals without preparation or processing when an outbreak declaration is made in such local areas in accordance with regulations of the Circular No. 04/2016/TT-BNNPTNT dated May 10, 2016 by the Minister of Agriculture and Rural Development.
4. Be eligible to apply for certificates of Vietnamese Good Animal Husbandry Practices (VietGAHP) or Vietnamese Good Aquaculture Practices (VietGAP).
5. Get priority in commercial promotion or product promotion programs.
TERRESTRIAL ANIMAL DISEASE-FREE ZONES AND ESTABLISHMENTS
Section 1: REQUIREMENTS TO BE SATISFIED BY TERRESTRIAL ANIMAL DISEASE-FREE ESTABLISHMENTS
Article 6. Requirements for certificate of terrestrial animal disease-free establishment
1. The terrestrial animal disease-free establishment must satisfy all requirements for disease prevention and control for terrestrial animals as specified in Article 7 hereof.
2. It must carry out animal health surveillance as prescribed in Article 8 hereof.
3. No case of terrestrial animal diseases occurs at the establishment as prescribed in Article 9 hereof.
4. Veterinary activities are carried out under regulations in Article 14, Article 15, Clause 1 Article 19, Article 20, Clause 1 Article 25, Clause 9 Article 27, Clause 3 Article 28, Clause 2 Article 29 and Clause 6 Article 30 of the Law on veterinary medicine and regulations herein.
Article 7. Requirements for terrestrial animal disease prevention and control
1. Commune-level animal raising establishments are required to fulfill the requirements set forth in Article 11 hereof.
2. Animal raising establishments are required to fulfill the requirements set forth in Article 14, Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 15 of the Law on veterinary medicine. To be specific:
a) Locations for animal husbandry must be conformable with local planning, or approved by competent authorities, and separate from residential areas, public structures, arterial roads and sources of pollution;
b) There are places for disposal of wastes of animal husbandry, isolation of infectious animals, cleaning and disinfection of equipment;
c) Production or processing areas and animal feeds stores must be separate from toxic chemicals and waste disposal places;
d) Appropriate measures must be taken to prevent the intrusion of other animals into areas where domestic animals are kept;
dd) Cleaning and disinfection measures must be taken in lanes to animal-raising areas;
e) Instruments, equipment and means of transport used in animal husbandry must be properly cleaned and disinfected before they are transported to the establishment and before being used.
g) Water used in animal husbandry must meet requirements set forth in QCVN 01-39:2011/BNNPTNT - National technical regulation on water hygiene criteria using in livestocks husbandry (enclosed with the Circular No. 33/2011/TT-BNNPTNT dated May 16, 2011 by the Minister of Agriculture and Rural Development), or has been properly treated to destroy pathogens causing dangerous infectious diseases to animals;
h) Wastes of animal husbandry must be properly collected and treated in accordance with applicable laws on environmental protection and veterinary medicines;
i) Compulsory preventive measures for animal diseases must be appropriately taken under regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Before being transported to the establishment, animals susceptible to any diseases covered by the claim of disease freedom are required to meet one of the following requirements:
a) They are provided by raising zones or establishments that are recognized to be free from diseases covered by the claim of disease freedom by the establishment;
b) They have been properly examined or tested and certified by a qualified laboratory designated to test diseases covered by the claim of disease freedom (hereinafter referred to as "designated laboratory") not to carry pathogens or antibodies that have been produced by natural infections, for diseases covered by the claim of disease freedom;
c) They have been vaccinated against diseases covered by the claim of disease freedom and this vaccination is still effective.
Article 8. Requirements concerning terrestrial animal health surveillance
1. Animal raising establishments must carry out clinical surveillance of raised animals to early detect infectious diseases. Competent veterinary agencies must be informed of any detection of animals with suspected infectious diseases for sampling and determining pathogens.
a) Examine, monitor and record health status of the herd of animals every week by checking amount of feeds given to animals, abnormalities of respiration, digestion, movement and behavior of animals, and other abnormal symptoms;
b) Keep records of prevention and control of animal diseases, including: Used vaccines and date of vaccination; cleaning and disinfection activities, and disinfectants; time of detection of animal diseases or symptoms, number of animals infected every day, used veterinary drugs, date of starting using veterinary drugs, measures for handling infected animals; types and quantity of samples; sampling date and testing results (if any).
2. Sampling and testing for diseases covered by the claim of disease freedom are made as follows:
a) Samples shall be taken according to probability sampling method; commune-level animal raising establishments shall take samples according to the sampling method described in the Appendix IV enclosed herewith;
b) Animal raising establishments that fail to apply vaccination for prevention of animal diseases shall carry out animal health surveillance so as to detect pathogens or antibodies that have been produced by natural infections; the number of samples taken (or animals to be examined) shall abide by regulations in Section A of the Appendix IV enclosed herewith; all samples tested must be negative (i.e. absence of pathogens or antibodies) for diseases covered by the claim of disease freedom; if tuberculosis is covered by the claim of disease-free status, all animals being raised must be tested and have negative results;
c) Animal raising establishments that prevent animal diseases by vaccination shall carry out animal health surveillance after vaccination so as to determine the herd immunity; the number of samples taken after vaccination shall abide by regulations in Section B of the Appendix IV enclosed herewith; testing results must indicate that more than 70% of samples tested carries antibodies at the required protection and immunity level for diseases covered by the claim of disease freedom;
In case surveillance results are unsatisfactory or an establishment fails to carry out surveillance after vaccination as regulated, it is allowed to carry out animal health surveillance to detect pathogens or antibodies that have been produced by natural infections under regulations in Point b of this Clause;
d) Regional animal health offices shall take samples to serve their active surveillance of animal raising establishments under their management as regulated in Clause 1 Article 3 hereof;
dd) Provincial-level animal health departments shall take samples to serve their active surveillance of animal raising establishments under their management as regulated in Clause 2 Article 3 hereof;
e) Sample collection, storage and shipment are carried out in accordance with QCVN 01-83:2011/BNNPTNT promulgated under the Circular No. 71/2011/TT-BNNPTNT dated October 25, 2011 by the Minister of Agriculture and Rural Development;
g) Samples must be sent to a designated laboratory; intradermal skin test shall be conducted by veterinary agencies;
h) Testing methods for active surveillance of animal diseases are adopted in accordance with Vietnam technical regulations - Diagnostic procedures for each animal disease from which a claim of freedom is made.
3. Animal raising establishments are required to inform local governments and/or provincial-level animal health departments of any testing results showing that tested animals carry pathogens on the List of animal diseases subject to outbreak declaration, or the List of diseases transmissible between animals and humans; concurrently, implement handling measures set forth in regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development on prevention and control of diseases for terrestrial animals.
4. Animal raising establishments granted certificates of disease-free status must maintain their satisfaction of relevant requirements as regulated in Clause 3 Article 50 hereof.
Article 9. Requirements concerning status of terrestrial animal diseases
1. If an establishment applies for a new certificate of animal disease-free status, no case of disease covered by the claim of disease freedom occurred for at least 12 months preceding the date of application.
2. If an establishment has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Point a and Point d Clause 1 Article 47 hereof, or applies for re-issuance of certificate of disease-free status, no clinical case of disease from which it has been certified to be free occurs at the date of application.
3. If an establishment has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Point b and Point c Clause 1 Article 47 hereof, no case of disease from which it has been certified to be free occurred within 03 months after the last infected animal has been properly handled or recovered.
Section 2: REQUIREMENTS TO BE SATISFIED BY TERRESTRIAL ANIMAL DISEASE-FREE ZONES
Article 10. Requirements for certificate of terrestrial animal disease-free zone
1. The terrestrial animal disease-free zone must satisfy all requirements for disease prevention and control for terrestrial animals as specified in Article 11 hereof.
2. It must carry out animal health surveillance as prescribed in Article 12 hereof.
3. No case of terrestrial animal diseases occurs in the zone as prescribed in Article 13 hereof.
4. Veterinary activities are carried out in the zone in accordance with regulations of Articles 14, 15, 19, 20, 25 and 30 of the Law on veterinary medicine and regulations hereof; measures for prevention and control for animal diseases must be implemented in communes surrounding the disease-free zone in accordance with regulations of the law on veterinary medicine.
Article 11. Requirements for terrestrial animal disease prevention and control
1. All animal raising establishments in the zone must implement measures for prevention and control of animal diseases as prescribed in Article 7 hereof.
2. In case of establishment and development of an animal disease-free zone with applying vaccination, plans for vaccination against animal diseases from which claims of freedom are made must be formulated and implemented as regulated in Clause 5 Article 15 of the Law on veterinary medicine. Provincial-level animal health departments shall formulate and submit such plans to competent authorities for approval, and organize implementation of approved ones in local areas.
3. Programs for animal health surveillance with respect of diseases covered by the claim of disease freedom must be properly formulated and implemented in accordance with regulations in Article 12 hereof.
Article 12. Requirements concerning terrestrial animal health surveillance
1. All animal raising establishments in the zone must carry out animal health surveillance as prescribed in Article 8 hereof.
2. Each provincial-level animal health department shall formulate animal health surveillance program for diseases covered by the claim of disease freedom in local area, modify it according to guidelines of the Department of Animal Health of Vietnam, submit it to a competent authority for approval and organize implementation of the approved one.
3. An animal health surveillance program includes:
a) Methods of surveillance: Clinical surveillance, post-vaccination surveillance or surveillance for detection of pathogens causing infectious diseases covered by the claim of disease freedom;
b) Sampling method, type, quantity of samples, sampling frequency and testing;
c) Information collection, management and analysis;
d) Measures for handling surveillance results.
4. Within 15 (fifteen) working days from the receipt of the written request from the provincial-level animal health department, the Department of Animal Health of Vietnam shall give written professional opinions about the animal health surveillance program of that province.
Article 13. Requirements concerning status of terrestrial animal diseases
1. If a zone applies for a new certificate of animal disease-free status, no case of disease covered by the claim of disease freedom occurred for at least 12 months prior to the date of application.
2. If a zone has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Point a and Point d Clause 1 Article 47 hereof, or applies for re-issuance of certificate of disease-free status, no clinical case of disease from which it has been certified to be free occurs at the date of application.
3. If a zone has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Point b and Point c Clause 1 Article 47 hereof, no case of disease from which it has been certified to be free occurred within 03 months after the last infected animal has been properly destroyed or recovered.
AQUATIC ANIMAL DISEASE-FREE ZONES AND ESTABLISHMENTS
Section 1: REQUIREMENTS TO BE SATISFIED BY AQUATIC ANIMAL DISEASE-FREE ESTABLISHMENTS
Article 14. Requirements to be satisfied by aquatic breeding establishments and aquatic animal-raising establishments for disease-free status certificates
1. Fulfill all requirements for prevention and control of diseases for aquatic animals as specified in Article 15 hereof.
2. No case of aquatic animal diseases occurs at the aquatic animal-breeding or raising establishment as prescribed in Article 16 hereof.
3. Design and perform aquatic animal health surveillance plan under regulations in Articles 17, 18, 19, 20 and 21 hereof.
4. Veterinary activities shall be carried out in the establishment under regulations in Articles 14, 15, 19, 20, 32, 33 and 35 of the Law on veterinary medicine, the Circular No. 04/2016/TT-BNNPTNT and regulations herein.
Article 15. Requirements for aquatic animal disease prevention and control
1. The aquatic breeding establishment must comply with regulations in Article 14 and Clauses 1, 2, 3 Article 15 of the Law on veterinary medicine and the Circular No. 04/2016/TT-BNNPTNT, and the following regulations:
a) Water used in production of aquatic specifies must be properly treated so as to destroy waterborne pathogens and ensure that the used water shall cause no harm to the health of aquatic animals;
b) Appropriate measures must be taken to prevent the intrusion of other animals into the aquatic breeding and raising areas, and prevent the leakage of water from such areas to outside as well as prevent the intrusion of water from outside to such areas;
c) Aquatic specifies transported to the establishment must be provided by the zone or establishment that has been recognized to be free from aquatic animal diseases, or proved to be free from the diseases subject to the establishment’s surveillance according to negative test results provided by a designated laboratory; and must be undergone quarantine in accordance with applicable soft laws;
d) Sanitation procedure must be applied to each production stage, management and utilization of materials; procedure for handling the disease occurring in the establishment must be also available; equipment and devices must be properly cleaned and disinfected before and after being used; persons engaging in production, trading, transport or visit the establishment must follow procedures for personal hygiene and sanitation, and means of transport entering the establishment must also be properly cleaned and disinfected;
dd) Persons directly involving in the production of aquatic specifies must have knowledge of the disease of which the establishment is carry out a surveillance to support the claim of disease freedom;
e) The establishment must have a designated laboratory or enter into a contract with a designated laboratory that is capable of doing tests for the disease covered by the claim of disease freedom.
2. An establishment raising commercial aquatic animals is required to comply with regulations in Article 14 and Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 15 of the Law on veterinary medicine, and meet the following requirements:
a) Persons directly taking charge of raising aquatic animals must acquire knowledge of the disease of which the surveillance is carried out the establishment;
b) The requirements set forth in Points a, b, c, d and e Clause 1 of this Article must be satisfied.
3. An establishment producing aquatic species or raising aquatic animals for ornamental purpose is required to comply with regulations in Article 14 and Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 15 of the Law on veterinary medicine, and meet the following requirements:
a) An establishment producing aquatic breeding animals for ornamental purpose must meet the requirements set forth in Clause 1 of this Article;
b) An establishment raising ornamental aquatic animals must meet the requirements set forth in Clause 2 of this Article;
c) Glass breeding tanks used by aquatic animal-breeding and raising establishments must be properly cleaned, disinfected and decontaminated before and after being used.
Article 16. Requirements concerning status of aquatic animal diseases at the establishment
1. If an establishment applies for a new certificate of animal disease-free status, none of aquatic animals is infected with the disease covered by the certificate applied for at least 06 months prior to the date of application.
2. If an establishment has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Point a and Point d Clause 1 Article 47 hereof, or applies for re-issuance of the certificate of disease-free status, none of aquatic animals is infected with the disease covered by the certificate of disease-free status at the date of application.
3. If an establishment has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Point b and Point c Clause 1 Article 47 hereof, none of aquatic animals is infected with the disease covered by the certificate of disease-free status within 06 (six) months after the equipment used to raise the last infected aquatic animal has been destroyed or after aquatic animals carrying pathogens have been properly handled.
Article 17. Formulation of aquatic animal health surveillance at the establishment
The establishment that applies for the certificate of freedom from aquatic animal diseases must design and perform the aquatic animal health surveillance plan (hereinafter referred to as the “surveillance plan”), including:
1. Active surveillance:
a) Monitor and record the control of production of aquatic breeding animals/ raising of aquatic animals for ensuring disease freedom; measures taken for preventing and controlling aquatic animal diseases;
b) Monitor and record the production of aquatic breeding animals/ raising of aquatic animals, infectious diseases, veterinary drugs used, chemicals used to improve aquatic environment;
c) Take samples of raised animals, environmental samples, waste samples, samples of fresh animal feeds (if any), and vectors for testing for pathogens under regulations in Article 19 hereof.
2. Surveillance plans of establishments granted VietGAP Certificate shall be formulated under regulations in Point c Clause 1, Clauses 3, 4, 5 and 6 of this Article.
3. Subjects of a surveillance:
a) Aquatic animals susceptible to infection or having a suspected disease, showing signs of disease, or having a confirmed disease;
b) Aquatic animals that are raised at the establishment or have just been transported to the establishment;
c) Feeds for aquatic animals;
d) Environment, waste, and vectors;
dd) The disease or pathogens covered by the certificate of disease-free status applied for.
4. Locations of surveillance:
a) The areas for producing aquatic breeding animals, raising aquatic animals; places for isolating aquatic animals, storing feeds and equipment; sources of water; places for collecting waste and wastewater;
b) The areas with a suspected disease, the areas where the disease has been occurred, and high-risk areas.
5. Passive surveillance shall be carried out at the request of a veterinary agency and when the occurrence of a disease is suspected.
6. Steps of formulating surveillance plan:
a) Determine target population to be surveyed to detect pathogens;
b) Review, examine and provide necessary sources, including: Devices and instruments used in sample collection, storage, shipment and disposal; capacity of the laboratory, equipment, chemicals and instruments for doing tests; testing procedures; systems for recording, managing and analyzing testing information and date; personnel and funding;
c) Determine detailed contents of surveillance; assign tasks to relevant units and individuals; determine the length of time for performing each task of the plan;
d) Send the surveillance plan to the competent veterinary agency as regulated in Article 3 hereof.
Article 18. Implementation of surveillance plan by the establishment
1. The establishment that applies for the certificate of freedom from aquatic animal diseases shall proactively implement the surveillance plan sent to the veterinary agency.
2. Period of time for implementing the surveillance plan:
a) If an establishment applies for a new certificate, the surveillance plan must be implemented for at least 02 (two) years prior to the date of application for the certificate. If pathogens of the disease covered by the certificate of disease-free status which it applies for are detected during the implementation of the surveillance plan, the establishment shall extend the period of the surveillance plan for at least 06 (six) month if it is an aquatic breeding establishment or at least 03 (three) months if it is an establishment raising commercial aquatic animals;
b) If an establishment has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Points b, c and d Clause 1 Article 47 hereof, the surveillance plan must be implemented within the period of no less than 06 (six) months after the expiration date of the certificate.
The establishment must carry out the animal health surveillance according to the surveillance plan which has been implemented to support its application for that certificate of disease-free status.
3. In case the establishment wishes to adjust the quantity of samples, sampling frequency or the period for implementing the surveillance plan submitted to the veterinary agency, it is required to provide written explanation for such changes, enclosed with the adjusted surveillance plan.
4. Upon the end of the surveillance, the establishment shall consolidate and analyze surveillance data and results so as to draw conclusions on disease status at the establishment and make report on surveillance results under regulations in Article 21 hereof.
1. Sampling principles:
a) Sampling must be conducted on the target population to demonstrate either the presence or absence of the disease or pathogens by adopting probability sampling method;
b) The quantity of samples to be taken shall follow regulations in the Appendix V enclosed herewith.
2. Sampling frequency:
a) With regard to an aquatic breeding establishment, sampling must be taken every month;
b) With regard to an establishment raising commercial aquatic animals, sampling must be taken for every 03 months.
3. The relevant establishment shall collect and store samples, and do tests on such samples or send them to a designated laboratory for testing in accordance with regulations in Point e Clause 1 Article 15 hereof.
4. Sample collection, storage and shipment are carried out in accordance with QCVN 01-83:2011/BNNPTNT (promulgated under the Circular No. 71/2011/TT-BNNPTNT dated October 25, 2011 by the Minister of Agriculture and Rural Development).
1. Within 05 (five) working days from the receipt of samples, the designated laboratory must give testing results to the establishment.
2. Testing results:
a) If a negative result is given, the establishment shall use this test report to apply for the certificate of disease-free status upon the completion of its surveillance plan;
b) If a positive result is given, the establishment shall implement appropriate measures for disease prevention and control as regulated in the Circular No. 04/2016/TT-BNNPTNT.
3. Within 02 (two) working days from the receipt of the establishment’s notification as prescribed in Point b Clause 2 of this Article, the provincial-level animal health department shall appoint qualified officers to the establishment for cooperating and instructing it to perform the followings:
a) Determine and localize the pond or tank where animals are identified as negative by a test; make clinical observations of animals kept in other ponds and tanks of the establishment; measures for disease prevention and control must be taken in accordance with regulations in the Circular No. 04/2016/TT-BNNPTNT if animals are detected to exhibit signs of a disease or infection;
b) Take samples for re-testing in case of suspicious infection or as requested by the establishment: If the negative result is given by the re-testing, the establishment shall perform the contents specified in Point a Clause 2 Article 18 hereof. If a positive result is given, the establishment shall implement appropriate measures for disease prevention and control as regulated in the Circular No. 04/2016/TT-BNNPTNT.
Article 21. Contents of a report on animal health surveillance
1. The production and aquaculture activities performed during the period of the surveillance plan, including transport of aquatic animals into and out of the establishment.
2. The status of aquatic animal diseases at the establishment during the performance of the surveillance plan.
3. Results of passive surveillance: Time and place of detecting aquatic animals exhibiting abnormal signs, number of samples taken, parameters to be measured, including environmental value, pathogen specimens supported by test report, and results of handling disease hotspots.
4. Results of active surveillance:
a) Observation of disease: Number of points or locations where sampling is conducted, sampling time, type of samples, and sampling principles as regulated in Articles 17, 18 and 19 hereof, and enclosed with test report and response to testing results as prescribed in Clause 2 Article 20 hereof;
b) Observation of raising environment: Number of points or locations where sampling is conducted, sampling time, type of samples, number of samples taken every sampling time, parameters to be measured, enclosed with test report;
c) Recording: Information and data to be recorded by an aquatic breeding establishment shall follow regulations of the Circular No. 26/2013/TT-BNNPTNT dated May 25, 2013 by the Minister of Agriculture and Rural Development; those made by an establishment raising commercial aquatic animals shall follow regulations of the Appendix IX enclosed herewith.
5. The status of aquatic animal disease as prescribed in Article 16 hereof and veterinary activities performed at the establishment as prescribed in Clause 4 Article 14 hereof.
Section 2: REQUIREMENTS TO BE SATISFIED BY AQUATIC ANIMAL DISEASE-FREE ZONES
Article 22. Requirements for disease-free status certificate to be satisfied by an aquaculture zone
1. The aquaculture zone must satisfy all requirements for disease prevention and control for aquatic animals as specified in Article 23 hereof.
2. No case of aquatic animal diseases occurs in the zone as prescribed in Article 24 hereof.
3. An aquatic animal health surveillance plan must be designed and performed under regulations in Article 25 and Article 26 hereof.
4. Veterinary activities performed in the zone must abide by regulations in Articles 14, 15, 19, 20, 32, 33 and 35 of the Law on veterinary medicine, the Circular No. 04/2016/TT-BNNPTNT and regulations herein.
Article 23. Requirements concerning prevention and control of aquatic animal diseases in the zone
1. Aquaculture establishments or households located in the zone that applies for the certificate of disease-free status must meet the requirements set forth in Article 15 hereof and the followings:
a) Water supplied or wastewater and waste discharged through the general water supply and drainage system must be properly treated to prevent the transmission of pathogens;
b) If all households or establishments in the zone purchase aquatic breeding animals from the same production outputs of an aquatic breeding establishment, the one quarantine certificate shall be used or an representative for establishments in the zone (hereinafter referred to as “the zone’s representative”) shall apply for inspection or testing (if breeding animals are purchased from a local breeding establishment);
c) With regard to the cases other than the one prescribed in Point b of this Clause, breeding animals transported into each household or establishment in the zone must be provided by the establishment that has been recognized to be free from aquatic animal diseases, or proved to be free from the diseases subject to the zone’s surveillance according to negative test results provided by a designated laboratory;
d) The same template of aquaculture farm record as regulated by law soft shall be applied;
dd) All aquaculture households or establishments in the zone must cooperate with the zone’s representative to implement the surveillance plan in accordance with regulations in Article 25 and Article 26 hereof.
2. Periodic meetings shall be organized at households or establishments in the zone with the aim of reporting the implementation of surveillance plan and following steps. The zone’s representative must submit a consolidated report on any changes in the surveillance plan to the Department of Animal Health of Vietnam.
Article 24. Requirements concerning status of aquatic animal diseases within the zone
1. If the zone applies for a new certificate of disease-free status, none of aquatic animals is infected with the disease covered by the certificate applied for at least 06 months prior to the date of application.
2. If the zone has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Point a and Point d Clause 1 Article 47 hereof, or applies for re-issuance of the certificate of disease-free status, none of aquatic animals is infected with the disease covered by the certificate of disease-free status at the date of application.
3. If zone has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Point b and Point c Clause 1 Article 47 hereof, none of aquatic animals is infected with the disease covered by the certificate of disease-free status within 06 (six) months after the equipment used to raise the last infected aquatic animal has been destroyed or after aquatic animals carrying pathogens and places where they are kept have been properly handled.
Article 25. Formulation and implementation of aquatic animal health surveillance in the zone
1. Aquaculture establishments in the zone shall appoint the zone's representative to formulate and implement the surveillance plan, and carry out procedures for the certificate of disease-free status for the zone.
2. The zone’s representative shall formulate and organize the implementation of the surveillance plan in the zone in accordance with regulations in Articles 17, 18, 19 and 20 hereof.
3. Sampling locations: In addition to the points or locations prescribed in Clause 4 Article 17 hereof, samples must be collected from shared areas, the zone’s water supply and drainage system and high-risk areas where the disease or pathogens of the disease covered by the claim of disease freedom are likely to be introduced or found.
Article 26. Contents of a report on animal health surveillance in the zone
1. Aquaculture establishments located in the zone applying for the certificate of disease-free status shall abide by regulations in Article 21 hereof.
2. With regard to the zone applying for the certificate of disease-free status, the zone’s representative shall prepare a report consolidated from reports made by aquaculture establishments in the zone, including the following contents:
a) The status of aquaculture activities, including the transport of aquatic animals into and out of the zone;
b) The status of aquatic animal diseases within the zone;
c) Results of passive surveillance;
d) Results of active surveillance;
dd) The status of aquatic animal diseases as prescribed in Article 24 hereof and veterinary activities performed within the zone as prescribed in Clause 4 Article 22 hereof.
PROCEDURES AND APPLICATION FOR CERTIFICATES OF DISEASE-FREE STATUS FOR ESTABLISHMENTS/ ZONES
Section 1: ANIMAL DISEASE-FREE ESTABLISHMENTS
1. The establishment’s owner shall prepare and submit an application for the certificate of disease-free status directly or by post or by email to the competent veterinary agency defined in Article 3 hereof. The application shall include:
a) The application form for the certificate of disease-free status (made according to the Appendix Via);
b) The report on the satisfaction of requirements by the terrestrial animal disease-free establishment (made according to the Appendix IIa), or by the aquatic animal disease-free establishment (made according to the Appendix VII);
c) The report on animal health surveillance made under regulations in Article 8 or Article 21 hereof;
d) The copy of unexpired report on inspection and classification of the establishment (if any) as regulated in the Circular No. 45/2014/TT-BNNPTNT dated December 03, 2014 by the Minister of Agriculture and Rural Development;
dd) The copy of unexpired VietGAHP certificate (if the applicant is a terrestrial animal-raising establishment) or unexpired VietGAP certificate (if the applicant is an aquatic breeding establishment or an establishment raising commercial aquatic animals) (if any).
2. With regard to a commune-level animal raising establishment, chairperson of the commune-level people’s committee shall submit an application directly or by post or by email to the veterinary agency. The application includes:
a) The written request for the certificate of disease-free status (made according to the Appendix VIb);
b) The report on the satisfaction of requirements for a terrestrial animal disease-free status (made according to the Appendix IIb);
c) The report on animal health surveillance made under regulations in Article 8 hereof.
Article 28. Application receipt and processing
Within 05 (five) working days from the receipt of the application, the veterinary agency shall consider the validity of application and appraise the application's components.
1. If an application is satisfactory, the veterinary agency shall establish an inspection team and notify the establishment of the inspection plan.
2. If an application is unsatisfactory, the veterinary agency shall request the establishment in writing to modify and supplement the application.
Article 29. Inspection team and time limit
1. An inspection team must be comprised of at least 03 (three) persons. The head of an inspection team is a leader of the veterinary agency or of its specialized department; members of an inspection team are officers of the veterinary agency.
2. Within 10 (ten) working days from the establishment date, the inspection team must carry out a physical inspection at the relevant establishment.
Article 30. Contents of inspection carried at the establishment
1. If the applicant is an establishment having an expired VietGAP certificate or an aquatic animal-breeding/ raising establishment that has been duly inspected and ranked A or B in accordance with regulations of the Circular No. 45/2016/TT-BNNPTNT, the following contents shall be inspected:
a) The knowledge and practices of persons directly engaging in the breeding/ raising of aquatic animals in terms of clinical signs and actions to be taken in case of occurrence of the disease covered by the claim of disease freedom;
b) The health status of farmed animals; the implementation of measures for controlling and preventing infection risk factors out of and within the establishment;
c) The results of the animal health surveillance implemented according to regulations in Article 18 hereof;
d) The management of veterinary activities carried out at the establishment as regulated in Clause 4 Article 14 hereof.
2. If the applicant is an establishment having an expired VietGAHP certificate or an animal raising establishment that has been duly inspected and ranked A or B in accordance with regulations of the Circular No. 45/2014/TT-BNNPTNT, the inspection is conducted to inspect the animal health surveillance made according to regulations in Article 8 hereof.
3. If the establishment fails to have an unexpired VietGAHP or VietGAP certificate, or has been inspected but failed to meet the requirements set forth in the Circular No. 45/2014/TT-BNNPTNT, the inspection shall be conducted as follows:
a) For a terrestrial animal-raising establishment: Inspection contents are regulated in Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 6 hereof. The inspection record is made according to the Appendix Ia enclosed herewith;
b) For an aquatic animal-breeding/ raising establishment: Inspection contents are regulated in Clause 1 of this Article and Article 15 hereof.
4. During the inspection:
a) For a terrestrial animal-raising establishment: Samples are taken and sent to a designated laboratory for testing for the disease covered by the certificate applied for. The veterinary agency shall supplement the test report to the application for the certificate of disease-free status submitted by the establishment;
b) If an aquatic animal-breeding/ raising establishment fails to meet veterinary sanitation requirements, the inspection team shall take and send samples to a designated laboratory for testing.
5. Upon the end of the physical inspection conducted at the establishment, the inspection team shall prepare an inspection record according to the template stated in the Appendix Ia or the Appendix VIIIa or the Appendix VIIIb enclosed herewith; the inspection result shall be provided for the inspected establishment’s owner and submitted to the leader of the veterinary agency as defined in Article 3 hereof.
6. The inspection of commune-level animal raising establishments shall be conducted in accordance with regulations in Article 36 hereof.
Article 31. Issuance of certificate of disease-free status
1. Within 05 (five) working days from the end of the inspection conducted at the establishment, or from the receipt of test report as regulated in Clause 3 Article 30 hereof, the veterinary agency shall issue the certificate of disease-free status to the satisfactory establishment; in case of refusal to grant the certificate, the veterinary agency shall give written notification indicating reasons of refusal and requesting the establishment to remedy unsatisfactory contents.
2. Template of the certificate of animal disease-free status:
a) The Department of Animal Health of Vietnam shall consider issuing certificates of animal disease-free status according to the template stated in the Appendix X enclosed herewith or at the request of the importing country.
b) Provincial-level animal health departments shall consider issuing certificates of animal disease-free status according template stated in the Appendix XI enclosed herewith.
3. Validity of a certificate of animal disease-free status: 05 (five) years from the date of issue.
4. If an establishment wishes to change the issuing authority of the certificate of animal disease-free status from the provincial-level animal health department to the Department of Animal Health of Vietnam, it shall:
a) submit an application directly, or by post, or by email to the Department of Animal Health of Vietnam. The application includes: The application form (made according to the Appendix VIa) or the application form serving a commune-level animal raising establishment (made according to the Appendix VIb); the report on the animal health surveillance certified to be properly appraised by the provincial-level animal health department (if the applicant is an aquatic animal-breeding/ raising establishment); the copies of test report and inspection record made by the inspection team and the issued certificate of animal disease-free status;
b) Within 03 (three) working days from the receipt of a valid application, the Department of Animal Health of Vietnam shall appraise the application’s components and issue a certificate of animal disease-free status to the satisfactory establishment for replacing the former one. Validity of the new certificate of animal disease-free status shall be equivalent with the validity specified in the former one issued by the provincial-level animal health department. In case of refusal to issue a new certificate, the Department of Animal Health shall give a written notification indicating reasons for refusal and requesting the applicant to remedy unsatisfactory contents.
1. If an establishment that is certified to be failed in the inspection as regulated in Clause 1 Article 31 or Clause 3 Article 43 hereof, or has an expired certificate of disease-free status as regulated in Point d Clause 1 Article 47 hereof, wishes to apply for the certificate of disease-free status, the establishment’s owner or chairperson of the commune-level people’s committee shall submit an application directly, or by post, or by email to the competent veterinary agency. The application includes:
a) The application form (made according to the Appendix VIa) or the application form made by the chairperson of the commune-level people’s committee (according to the Appendix VIb);
b) The report on implementation of remedial measures against unsatisfactory contents.
2. Within 05 (five) working days from the receipt of the application, the veterinary agency shall consider the validity of application and establish an inspection team according to regulations in Clause 1 Article 29 hereof.
3. Within 05 (five) working days from the date of establishment, the inspection team shall conduct a physical inspection at the establishment to inspect and evaluate its unsatisfactory contents as regulated in Clause 2 Article 30 hereof.
4. Certificates of disease-free status shall be issued in accordance with Clauses 1, 2 and 3 Article 31 hereof.
Section 2: TERRESTRIAL ANIMAL DISEASE-FREE ZONES
District-level or provincial-level people’s committee shall prepare and submit an application for the certificate of disease-free status directly, by post or by email, to the Department of Animal Health of Vietnam, The application includes:
1. a) The written request for the certificate of disease-free status (made according to the Appendix VIc).
2. The report on the satisfaction of requirements for a terrestrial animal disease-free zone (made according to the Appendix III).
3. The reports on animal health surveillance as regulated in Article 12, the disease status as regulated in Article 13 and veterinary activities as regulated in Clause 4 Article 10 hereof.
Article 34. Application receipt and processing
Within 05 (five) working days from the receipt of the application, the Department of Animal Health of Vietnam shall consider the validity of application and appraise the application's components.
1. If an application is valid, the Department of Animal Health of Vietnam shall establish an inspection team and inform the applicant of the inspection plan.
2. If an application is invalid, the Department of Animal Health of Vietnam shall request the applicant in writing to modify and supplement the application.
Article 35. Inspection team and time limit
1. An inspection team must be comprised of at least 05 (three) persons. The head of the inspection team shall be a representative of the Department of Animal Health or a leader of its specialized department; members of the inspection team are leaders/ specialized officers of regional animal health offices, specialized centers affiliated to the Department of Animal Health of Vietnam, provincial-level animal health departments and relevant agencies.
2. Within 10 (ten) working days from the establishment date, the inspection team must carry out a physical inspection at the relevant zone.
Article 36. Contents of inspection carried at the zone
1. The implementation of measures for disease prevention and control as regulated in Article 11 hereof and the management of veterinary activities carried out in the zone as regulated in Clause 4 Article 10 hereof.
2. The performance of the animal health surveillance plan as regulated in Article 12 hereof.
3. Samples are taken and sent to a designated laboratory for testing for the disease covered by the certificate applied for. The Department of Animal Health of Vietnam shall supplement the test report to the received application for the certificate of disease-free status for a zone.
4. The inspection team shall make an inspection record according to regulations in the Appendix Ib enclosed herewith.
Article 37. Issuance of certificate of disease-free status for a zone
1. Within 15 (fifteen) working days from the receipt of test report from the designated laboratory and based on the inspection record made by the inspection team as regulated in Clause 4 Article 36 hereof, the Department of Animal Health of Vietnam shall issue a certificate of disease free-status to the satisfactory zone. In case of refusal to issue the certificate, the Department of Animal Health of Vietnam shall give a written notification indicating reasons for that refusal and requesting the zone in remedying unsatisfactory contents.
2. Validity of a certificate of terrestrial animal disease-free zone: 05 (five) years from the date of issue.
3. The certificate of disease-free status is issued to the qualified zone according to the template stated in the Appendix X enclosed herewith. The Department of Animal Health of Vietnam shall consider modifying contents of the certificate of disease-free status for a zone at the request of the importing country.
1. If an animal-raising zone that is certified to be failed in the inspection as regulated in Clause 1 Article 37 or Clause 3 Article 43 hereof, or has an expired certificate of disease-free status as regulated in Point d Clause 1 Article 47 hereof, wishes to apply for the certificate of disease-free status, the district-level or provincial-level people’s committee shall submit an application directly, or by post, or by email to the Department of Animal Health of Vietnam. The application includes:
a) The written request for the certificate of disease-free status for a zone (made according to the Appendix VIc);
b) The report on implementation of remedial measures against unsatisfactory contents.
2. Within 05 (five) working days from the receipt of the application, the Department of Animal Health of Vietnam shall consider the validity of application and establish an inspection team according to regulations in Clause 1 Article 35 hereof.
3. Within 07 (seven) working days from the date of establishment, the inspection team shall conduct a physical inspection at the zone to inspect and evaluate its unsatisfactory contents as regulated in Article 36 hereof.
4. The certificate of disease free status for a zone shall be issued in accordance with regulations in Article 37 hereof.
Section 3: AQUATIC ANIMAL DISEASE-FREE ZONES
Article 39. Application for a certificate of disease free status, receipt and processing thereof
1. The zone’s representative shall prepare and submit an application for the certificate of disease-free status directly, by post or by email, to the Department of Animal Health of Vietnam, The application includes:
a) The written request for the certificate of disease-free status for a zone (made according to the Appendix VId);
b) The report on the satisfaction of requirements for an aquatic animal disease-free status (including the report made by each establishment in the zone according to the Appendix VII, enclosed with the site plan, the drawing of locations of establishments in the zone, and description of the water supply and drainage system of the zone);
c) The report on animal health surveillance as regulated in Article 26 hereof, enclosed with the report thereof made by each establishment in the zone.
2. An application for the certificate of aquatic animal disease-free zone shall be received and processed in accordance with regulations in Article 34 hereof.
Article 40. Inspection team, time-limit and contents of inspection at the zone
1. Inspection team and time limit: As regulated in Article 35 hereof.
2. Contents of the inspection carried out at the zone:
a) The implementation of measures for disease prevention and control as regulated in Article 23 hereof and the management of veterinary activities carried out in the zone as regulated in Clause 4 Article 22 hereof;
b) The performance of the animal health surveillance plan as regulated in Article 25 hereof;
c) If aquatic animals are detected to have signs of the disease covered by the claim of disease freedom during the inspection, the inspection team shall take and send samples to a designated laboratory for testing.
3. The inspection team shall make an inspection record according to regulations in the Appendix IIIc enclosed herewith.
Article 41. Issuance of certificate of disease-free status
1. Within 15 (fifteen) working days from the completion of the physical inspection conducted at the zone, the Department of Animal Health shall issue the certificate of disease-free status to the satisfactory zone. In case of refusal to issue the certificate, the Department of Animal Health of Vietnam shall give a written notification indicating reasons for refusal and requesting the zone to remedy unsatisfactory contents.
2. Validity of a certificate of aquatic animal disease-free zone: 05 (five) years from the date of issue.
3. The certificate of disease-free status is issued to a qualified aquatic zone according to the template stated in the Appendix X enclosed herewith. The Department of Animal Health of Vietnam shall consider modifying contents of the certificate of disease-free status for an aquatic zone at the request of the importing country.
1. If an aquatic animal-raising zone that is certified to be failed in the inspection as regulated in Clause 1 Article 41 or Clause 3 Article 43 hereof, or has an expired certificate of disease-free status for an aquatic zone as regulated in Point d Clause 1 Article 47 hereof, wishes to apply for the certificate of disease-free status, the zone’s establishment shall submit an application directly, or by post, or by email to the Department of Animal Health of Vietnam. The application includes:
a) The written request for the certificate of disease-free status for an aquatic animal-raising zone (made according to the Appendix VId);
b) The report on implementation of remedial measures against unsatisfactory contents.
2. Within 05 (five) working days from the receipt of the application, the Department of Animal Health of Vietnam shall consider the validity of application and establish an inspection team according to regulations in Clause 1 Article 35 hereof.
3. Within 07 (seven) working days from the date of establishment, the inspection team shall conduct a physical inspection at the aquatic animal-raising zone to inspect and evaluate its unsatisfactory contents as regulated in Clause 2 Article 40 hereof.
4. The certificate of disease free status for a qualified aquatic animal-raising zone shall be issued in accordance with regulations in Article 41 hereof.
MAINTENANCE AND MANAGEMENT OF DISEASE-FREE ZONES/ ESTABLISHMENTS
Article 43. Regular and unexpected inspections
1. Veterinary agencies shall design and perform the plan for annual inspection of the zones/ establishments granted the certificate of disease-free status. To be specific:
a) Inspection contents shall follow guidance in Article 30 or Article 36 or Clause 2 Article 40 hereof;
b) The inspection team must also make a record of inspection results.
2. Unexpected inspection: The competent veterinary agency shall establish an inspection team to conduct an inspection of the certified disease-free zone or establishment that is found to display signs of infectious disease posing risk of disease transmission.
3. If any factors are detected during the inspection to cause adverse influence on the disease prevention and control, the inspection team shall request the establishment, the people's committee of district or province (with regard to a terrestrial animal disease-free zone), or the zone’s representative (with regard to an aquatic animal disease-free zone) in writing to implement remedial measures within a prescribed time limit. In case of failure to complete remedial measures within the prescribed time limit, the certificate of disease-free status shall expire as regulated in Point d Clause 1 Article 47 hereof and the veterinary agency shall announce the list of zones/ establishments that have expired certificates.
Article 44. Re-issuance of certificate of disease-free status
1. At least 03 (three) months prior to the expiry date of the certificate of disease-free status, the establishment’s owner, the chairperson of commune-level people’s committee (for a commune-level animal disease-free establishment), the people's committee of district or province (for a terrestrial animal disease-free zone), or the zone’s representative (for an aquatic animal disease-free zone) that wishes to apply for re-issuance of the certificate shall prepare and submit an application directly, or by post, or by email to the competent veterinary agency. Such application includes:
a) The application form (made according to the Appendix VIa, VIb, VIc or VId);
b) The report on operating results achieved during the validity of the certificate, including: The quantity of breeding animals produced or acquired by the zone or establishment; the outputs being commercial animals sold in each production or farming in a year; veterinary activities carried out in the zone/ establishment; disease prevention by vaccination (for a terrestrial animal-raising zone or establishment);
c) The report on animal health surveillance conducted in the zone/ establishment; the copies of test report provided by the designated laboratory, and the quarantine certificate;
d) The copy of the report on regular inspection conducted according to regulations in Clause 1 Article 43 hereof (if any).
2. Within 05 (five) working days from the receipt of the application, the veterinary agency shall consider the validity of application and appraise the application's components. To be specific:
a) If the zone or establishment has been regularly inspected for a period of no more than 12 months before the expiry date of the certificate, within 02 working days from the completion of appraising the application and based on the received report on regular inspection, the veterinary agency shall consider re-issuing the certificate of disease-free status to the qualified zone or establishment without establishing an inspection team;
b) If the zone or establishment has been not yet undergone a regular inspection or has been inspected for a period of over 12 months before the expiry date of the certificate, within 02 working days from the completion of appraising the application, the veterinary agency shall establish an inspection team under regulations in Clause 1 Article 29 or Clause 1 Article 35 hereof.
3. The inspection team shall propose contents to be inspected at the zone or establishment to the veterinary agency for consideration and approval.
4. Within 05 (five) working days from the establishment date, the inspection team must carry out a physical inspection at the relevant zone or establishment.
5. Within 02 (two) working days from the completion of the physical inspection at the zone or establishment, the inspection team must submit a report on inspection, enclosed with the inspection record, to the veterinary agency.
6. Within 03 (three) working days and based on the inspection record and recommendations given by the inspection team, the veterinary agency shall re-issue or refuse to re-issue the certificate of disease-free status to the applying zone or establishment.
7. The validity and template of the certificate of disease-free status to be re-issued shall follow regulations in Clauses 2 and 3 Article 31 or Clauses 2 and 3 Article 37 hereof.
Article 45. Replacement of certificate of disease-free status
1. The zone or establishment that has a torn, damaged or lost certificate and wishes to apply for a replacement of the certificate shall submit an application form (made according to the Appendix VIa, VIb, VIc or VId) directly, or by post, or by email to the veterinary agency.
2. Within 02 (two) working days from the receipt of application, the veterinary agency shall issue a replacement certificate to the eligible zone or establishment.
3. The new certificate shall have the serial number, date of issue and other details same as those of the former torn, damaged or lost one.
Article 46. Addition of information to the certificate of disease-free status
1. The zone or establishment that has a valid certificate of animal disease-free status and wishes to add more diseases to be covered by the certificate must comply with the following regulations:
a) Animal-raising establishments and commune-level animal-raising establishments shall abide by regulations in Article 8 and Article 9 hereof;
b) Terrestrial animal-raising zones shall abide by regulations in Article 11 and Article 12 hereof;
c) Aquatic animal-breeding/ raising establishments shall abide by regulations in Articles 16, 17, 18, 19, 20 and 21 hereof;
d) Aquaculture zones shall abide by regulations in Articles 24, 25 and 26 hereof.
2. Application, application receipt and processing, and inspection of a terrestrial animal-raising zone or establishment:
a) Application: Follow regulations in Points a and c Clause 1 or Points a and c Clause 2 Article 27 or Clause 1 and Clause 3 Article 33 hereof;
b) Application receipt and processing: Follow regulations in Article 28 or Article 34 hereof;
c) Inspection team and time-limit: Follow regulations in Article 29 or Article 35 hereof;
d) Contents of an inspection: Follow regulations in Clause 1 Article 30 or Clauses 2, 3 and 4 Article 36 hereof.
3. Application, application receipt and processing, and inspection of an aquatic animal-breeding/ raising establishment, or an aquaculture zone:
a) Application: Follow regulations in Points a and c Clause 1 Article 27 or Points a and c Clause 1 Article 39 hereof;
b) Application receipt and processing: Follow regulations in Article 28 or Article 34 hereof;
c) Inspection team and time-limit: Follow regulations in Article 29 or Article 35 hereof;
d) Contents of an inspection: Follow regulations in Clause 1 Article 30 or Clauses 2 and 3 Article 40 hereof.
4. Issuance of a certificate of disease-free status:
a) Within 05 (five) working days from the completion of the physical inspection carried out at the zone or establishment, or from the receipt of test report as regulated in Clause 4 Article 30 or Clause 3 Article 36 hereof, the veterinary agency shall issue a certificate to the qualified zone or establishment. In case of refusal to issue a certificate, the veterinary agency shall give a written notification indicating reasons for refusal and requesting the applying zone or establishment to remedy unsatisfactory contents;
b) The validity and template of the certificate of disease-free status to be issued in this case shall follow regulations in Clauses 2 and 3 Article 31 or Clauses 2 and 3 Article 37 hereof.
Article 47. Expiry of a certificate of disease-free status
1. A certificate of disease-free status for a zone or establishment expires in the following cases:
a) After 05 (five) years from the date of issue;
b) A disease or infection occurs or pathogens are detected at the zone or establishment certified to be free from the disease;
c) The zone or establishment fails to make animal health surveillance or take samples as regulated in Point a Clause 3 Article 50 hereof;
d) The zone or establishment fails to implement remedial measures for unsatisfactory contents as regulated in Clause 3 Article 43 hereof;
dd) The zone or establishment is dissolved or terminates its operation.
2. The zone or establishment that has an expired certificate as regulated in Point a Clause 1 of this Article and wishes to apply for re-issuance of the certificate shall carry out procedures set forth in Article 44 hereof.
3. The zone or establishment that has a certificate expired as regulated in Point b or c Clause 1 of this Article and wishes to apply for re-issuance of the certificate shall:
a) make animal health surveillance as regulated in Point b Clause 2 Article 18 hereof;
b) submit an application directly, or by post, or by email to the competent veterinary agency. The application includes: The application form (made according to the Appendix VIa, VIb, Vic, or VId); the report on compliance with regulations in Clause 3 of Article 9, Article 13, Article 16 or Article 24 hereof; the copies of test reports;
c) Within 03 (three) working days from the receipt of the sufficient and valid application, the veterinary agency shall appraise the application’s components and establish an inspection team according to regulations in Clause 1 Article 29 or Clause 1 Article 35 hereof. Within 05 (five) working days from the establishment date, the inspection team must carry out a physical inspection at the relevant zone or establishment;
d) Contents of an inspection: The health status of farmed animals; the implementation of measures for controlling and preventing infection risk factors out of and within the inspected zone or establishment; results of animal health surveillance;
dd) Samples shall be taken during the inspection and sent to a designated laboratory for testing for diseases covered by the claim of disease freedom (for a terrestrial animal-raising zone or establishment) and the veterinary agency shall add the test report to the zone or establishment’s application. If an aquatic animal-breeding/ raising establishment is detected to have aquatic animals displaying signs of disease or infection, or fail to meet veterinary sanitation requirements, the inspection team shall take and send samples to a designated laboratory for testing;
e) Within 05 (five) working days from the completion of the physical inspection carried out at the zone or establishment, or from the receipt of test report as regulated in Point dd Clause 3 of this Article, the veterinary agency shall issue a certificate to the qualified zone or establishment. In case of refusal to issue a certificate, the veterinary agency shall give a written notification indicating reasons for refusal and requesting the applying zone or establishment to remedy unsatisfactory contents;
g) The validity and template of the certificate of disease-free status to be issued in this case shall follow regulations in Clauses 2 and 3 Article 31 or Clauses 2 and 3 Article 37 hereof.
4. The zone or establishment that has a certificate expired as regulated in Point d Clause 5 of this Article and wishes to apply for re-issuance of the certificate shall carry out procedures set forth in Article 32 or Article 38 or Article 42 hereof.
RESPONSIBILITY OF RELEVANT PARTIES
Article 48. Department of Animal Health of Vietnam
1. Organize appraisal, inspection and issuance of certificates of disease-free status to qualified zones and establishments as regulated in Clause 1 Article 3 hereof.
2. Instruct, inspect and supervise the appraisal, inspection and issuance of certificates of disease-free status by provincial-level animal health departments as regulated in Clause 2 Article 3 hereof.
3. Announce the list of zones and establishments having certificates of disease-free status issued or re-issued; the list of zones and establishments having expired certificates of disease-free status on its website.
4. Organize management of zones and establishments granted certificates of disease-free status.
5. Maintain confidentiality of and retain documents concerning application, inspection and certification of animal disease-free zones/ establishments.
6. Provide professional training in inspection and certification of animal disease-free zones/ establishments.
7. Instruct and inspect certified animal disease-free zones/ establishments, including sampling and animal health surveillance.
Article 49. Provincial-level animal health departments
1. Organize appraisal, inspection and issuance of certificates of disease-free status to qualified establishments as regulated in Clause 2 Article 3 hereof.
2. Comply with guidance and direction by the Department of Animal Health of Vietnam during the inspection and issuance of certificates of disease-free status.
3. Announce the list of establishments having certificates of disease-free status issued or re-issued; the list of establishments having expired certificates of disease-free status on their websites (if any) or other means of mass media employed in such province.
4. Organize management of establishments granted certificates of disease-free status.
5. Maintain confidentiality of and retain documents concerning application, inspection and certification of animal disease-free establishments.
6. Instruct and assist zones and establishments in complying with regulations herein.
7. Submit reports to the Department of Animal Health of Vietnam on:
a) Cases beyond their capacity or to which applicable regulations are unavailable;
b) The list of local establishments having certificates of disease-free status issued or re-issued and the list of local establishments having expired certificates of disease-free status.
Article 50. Zones and establishments applying for certificate of disease-free status
1. Comply with guidelines and approved plans for animal health surveillance.
2. Facilitate competent agencies, organizations or individuals in conducting physical inspections at the zone or establishment.
3. Maintain the zone or establishment’s satisfaction of relevant requirements after obtaining the certificate of disease-free status, including:
a) Implement the animal health surveillance plan regarding the disease covered by the certificate of disease-free status, including taking and sending samples every year to the designated laboratory;
b) Comply with regulations on disease prevention and control at the zone or establishment;
c) Submit report to the veterinary agency on any changes in the certified contents within 10 (ten) days from the occurrence of relevant changes.
4. Promptly inform and cooperate with competent authorities in dealing with requirements by importing countries.
5. If an application is submitted by email, after completion of the application as instructed by the competent veterinary agency, the establishment’s owner is required to submit original documents as prescribed herein to the veterinary agency.
6. Pay relevant fees as regulated by the Ministry of Finance.
IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. Establishments granted certificates of disease-free status by the Department of Animal Health of Vietnam shall continue maintaining their satisfaction of requirements concerning disease freedom as regulated by the Department of Animal Health of Vietnam and regulations set forth in Chapter V and Clause 3 Article 50 hereof.
2. Upon the expiry of the issued certificate of disease-free status, the relevant establishment shall carry out procedures for re-issuance of the certificate according to regulations in Article 44 hereof.
Article 52. Entry into force and implementation
1. This Circular comes into force as from July 19, 2016.
2. This Circular supersedes the following documents:
a) The Decision No. 66/2008/QD-BNN dated May 26, 2008 by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) Article 3 of the Circular No. 20/2011/TT-BNNPTNT dated April 06, 2011 by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Any difficulties arisen during the implementation should be promptly submitted to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration.
|
PP. MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực