Chương V Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT: Duy trì và quản lý vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
Số hiệu: | 14/2016/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 02/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 19/07/2016 |
Ngày công báo: | 16/07/2016 | Số công báo: | Từ số 559 đến số 560 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với các cá nhân, tổ chức trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
1. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản
2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
3. Duy trì và quản lý vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Định kỳ hằng năm, Cơ quan thú y xây dựng và thực hiện kế hoạch đánh giá 01 (một) lần đối với vùng, cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh, cụ thể như sau:
a) Nội dung đánh giá theo quy định tại Điều 30 hoặc Điều 36 hoặc Khoản 2 Điều 40 của Thông tư này;
b) Kết quả kiểm tra được thể hiện trong Biên bản kiểm tra của Đoàn đánh giá.
2. Đánh giá đột xuất: Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá khi phát hiện vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, làm lây lan dịch bệnh.
3. Trường hợp phát hiện lỗi ảnh hưởng đến việc kiểm soát an toàn dịch bệnh, Đoàn đánh giá có văn bản đề nghị cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh (đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn), Đại diện vùng (đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản) có biện pháp và thời hạn khắc phục. Nếu không khắc phục lỗi đúng hạn, Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật hết hiệu lực theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này và Cơ quan thú y thực hiện công bố danh sách vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
1. Trước 03 (ba) tháng tính đến thời Điểm hết hiệu lực của Giấy chứng nhận, chủ cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã an toàn dịch bệnh); Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh (đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn), hoặc Đại diện vùng (đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản) có nhu cầu đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận lập hồ sơ và nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc mail đến Cơ quan thú y. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký (Phụ lục VIa) hoặc văn bản đề nghị (Phụ lục VIb hoặc VIc hoặc VId);
b) Báo cáo kết quả hoạt động trong thời hạn ghi tại Giấy chứng nhận, gồm: Số lượng giống xuất, nhập tại vùng, cơ sở; sản lượng động vật thương phẩm xuất bán cho mỗi vụ, đợt trong năm; báo cáo kết quả hoạt động thú y trong cơ sở, vùng; kết quả phòng bệnh bằng vắc-xin (đối với vùng, cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn);
c) Báo cáo kết quả giám sát dịch bệnh tại vùng, cơ sở; bản sao kết quả xét nghiệm bệnh của Phòng thử nghiệm được chỉ định, Giấy chứng nhận kiểm dịch;
d) Bản sao kết quả đánh giá định kỳ theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Thông tư này (nếu có).
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ Cơ quan thú y kiểm tra tính hợp lệ và thẩm định nội dung của hồ sơ:
a) Trường hợp vùng, cơ sở đã được đánh giá định kỳ mà thời gian đánh giá không quá 12 (mười hai) tháng (tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận): Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày thẩm định xong hồ sơ và căn cứ vào kết quả đánh giá định kỳ, Cơ quan thú y xem xét cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng, cơ sở và không cần thành lập Đoàn đánh giá;
b) Trường hợp vùng, cơ sở chưa được đánh giá định kỳ hoặc được đánh giá định kỳ nhưng thời gian đánh giá quá 12 (mười hai) tháng tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận: Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày thẩm định xong hồ sơ, Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 hoặc Khoản 1 Điều 35 của Thông tư này.
3. Đoàn đánh giá đề xuất nội dung cần đánh giá với Cơ quan thú y để xem xét, phê duyệt.
4. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra, đánh giá tại vùng, cơ sở.
5. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi kết thúc việc kiểm tra, đánh giá, Đoàn đánh giá gửi báo cáo kèm biên bản đến Cơ quan thú y.
6. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, căn cứ vào kết quả đánh giá và ý kiến đề xuất của Đoàn đánh giá, Cơ quan thú y cấp hoặc không cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng, cơ sở.
7. Hiệu lực và mẫu Giấy chứng nhận quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 31 hoặc Khoản 2 và Khoản 3 Điều 37 của Thông tư này.
1. Các vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận bị rách, cũ nát hoặc bị mất có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận nộp Đơn đăng ký (Phụ lục VIa) hoặc văn bản đề nghị (Phụ lục VIb hoặc VIc hoặc VId) trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cơ quan thú y.
2. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan thú y cấp đổi Giấy chứng nhận cho vùng, cơ sở.
3. Giấy chứng nhận được cấp đổi giữ nguyên số, ngày cấp và mọi thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đã cấp.
1. Vùng, cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật có nhu cầu bổ sung thêm bệnh được chứng nhận an toàn dịch bệnh phải thực hiện:
a) Đối với cơ sở chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi cấp xã: Thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Thông tư này;
b) Đối với vùng chăn nuôi động vật trên cạn: Thực hiện quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Thông tư này;
c) Đối với cơ sở sản xuất giống, nuôi thủy sản: Thực hiện quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19, 20 và Điều 21 của Thông tư này;
d) Đối với vùng nuôi trồng thủy sản: Thực hiện quy định tại các Điều 24, 25 và Điều 26 của Thông tư này.
2. Đăng ký, tiếp nhận, xử lý hồ sơ và đánh giá đối với vùng, cơ sở động vật trên cạn:
a) Hồ sơ đăng ký: Thực hiện quy định tại Điểm a và c Khoản 1 hoặc Điểm a và Điểm c Khoản 2 Điều 27 hoặc Khoản 1 và Khoản 3 Điều 33 của Thông tư này;
b) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Thực hiện quy định tại Điều 28 hoặc Điều 34 của Thông tư này;
c) Thành phần Đoàn đánh giá và thời gian đánh giá: Thực hiện quy định tại Điều 29 hoặc Điều 35 của Thông tư này;
d) Nội dung kiểm tra: Thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 30 hoặc các Khoản 2, 3 và 4 Điều 36 của Thông tư này.
3. Đăng ký, tiếp nhận, xử lý hồ sơ và đánh giá đối với cơ sở sản xuất giống, nuôi thủy sản và vùng nuôi trồng thủy sản:
a) Hồ sơ đăng ký: Theo quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 27 hoặc Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 39 của Thông tư này;
b) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Theo quy định tại Điều 28 hoặc Điều 34 của Thông tư này;
c) Thành phần Đoàn đánh giá và thời gian đánh giá: Theo quy định tại Điều 29 hoặc Điều 35 của Thông tư này;
d) Nội dung kiểm tra: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 hoặc Khoản 2 và Khoản 3 Điều 40 của Thông tư này.
4. Cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh:
a) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại vùng, cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 hoặc Khoản 3 Điều 36 của Thông tư này, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cho vùng, cơ sở đạt yêu cầu. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan thú y phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn vùng, cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu;
b) Mẫu Giấy chứng nhận, hiệu lực của Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 31 hoặc Khoản 2 và Khoản 3 Điều 37 của Thông tư này.
1. Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật hết hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Sau 05 (năm) năm kể từ ngày cấp;
b) Xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại vùng, cơ sở đã được chứng nhận an toàn;
c) Không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 50 của Thông tư này;
d) Không khắc phục lỗi theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 của Thông tư này;
đ) Vùng, cơ sở bị giải thể hoặc không còn hoạt động.
2. Vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận, thực hiện theo quy định tại Điều 44 của Thông tư này.
3. Vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận, thực hiện như sau:
a) Giám sát theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 của Thông tư này;
b) Nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc mail đến Cơ quan thú y, hồ sơ gồm: Đơn đăng ký (Phụ lục VIa) hoặc văn bản đề nghị (Phụ lục VIb hoặc VIc hoặc VId); Báo cáo kết quả thực hiện quy định tại Khoản 3 của một trong các Điều 9, 13, 16 và 24 của Thông tư này; bản sao các kết quả xét nghiệm;
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thú y thẩm định nội dung hồ sơ và thành lập Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 hoặc Khoản 1 Điều 35 của Thông tư này. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá phải thực hiện kiểm tra, đánh giá tại vùng, cơ sở;
d) Nội dung kiểm tra: Thực trạng sức khỏe động vật; việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn mối nguy dịch bệnh từ bên ngoài và bên trong vùng, cơ sở; kết quả thực hiện hoạt động giám sát;
đ) Trong quá trình kiểm tra, thực hiện lấy mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh (đối với vùng, cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn) và phiếu trả lời kết quả xét nghiệm được Cơ quan thú y bổ sung vào hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh của vùng, cơ sở. Đối với vùng, cơ sở nuôi, sản xuất thủy sản giống nếu phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh hoặc môi trường không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, Đoàn đánh giá lấy mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm;
e) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại vùng, cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều này, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cho vùng, cơ sở đạt yêu cầu. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan thú y phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn vùng, cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu;
g) Mẫu Giấy chứng nhận, hiệu lực của Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 31 hoặc Khoản 2 và Khoản 3 Điều 37 của Thông tư này.
4. Vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều này có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Điều 32 hoặc Điều 38 hoặc Điều 42 của Thông tư này.
MAINTENANCE AND MANAGEMENT OF DISEASE-FREE ZONES/ ESTABLISHMENTS
Article 43. Regular and unexpected inspections
1. Veterinary agencies shall design and perform the plan for annual inspection of the zones/ establishments granted the certificate of disease-free status. To be specific:
a) Inspection contents shall follow guidance in Article 30 or Article 36 or Clause 2 Article 40 hereof;
b) The inspection team must also make a record of inspection results.
2. Unexpected inspection: The competent veterinary agency shall establish an inspection team to conduct an inspection of the certified disease-free zone or establishment that is found to display signs of infectious disease posing risk of disease transmission.
3. If any factors are detected during the inspection to cause adverse influence on the disease prevention and control, the inspection team shall request the establishment, the people's committee of district or province (with regard to a terrestrial animal disease-free zone), or the zone’s representative (with regard to an aquatic animal disease-free zone) in writing to implement remedial measures within a prescribed time limit. In case of failure to complete remedial measures within the prescribed time limit, the certificate of disease-free status shall expire as regulated in Point d Clause 1 Article 47 hereof and the veterinary agency shall announce the list of zones/ establishments that have expired certificates.
Article 44. Re-issuance of certificate of disease-free status
1. At least 03 (three) months prior to the expiry date of the certificate of disease-free status, the establishment’s owner, the chairperson of commune-level people’s committee (for a commune-level animal disease-free establishment), the people's committee of district or province (for a terrestrial animal disease-free zone), or the zone’s representative (for an aquatic animal disease-free zone) that wishes to apply for re-issuance of the certificate shall prepare and submit an application directly, or by post, or by email to the competent veterinary agency. Such application includes:
a) The application form (made according to the Appendix VIa, VIb, VIc or VId);
b) The report on operating results achieved during the validity of the certificate, including: The quantity of breeding animals produced or acquired by the zone or establishment; the outputs being commercial animals sold in each production or farming in a year; veterinary activities carried out in the zone/ establishment; disease prevention by vaccination (for a terrestrial animal-raising zone or establishment);
c) The report on animal health surveillance conducted in the zone/ establishment; the copies of test report provided by the designated laboratory, and the quarantine certificate;
d) The copy of the report on regular inspection conducted according to regulations in Clause 1 Article 43 hereof (if any).
2. Within 05 (five) working days from the receipt of the application, the veterinary agency shall consider the validity of application and appraise the application's components. To be specific:
a) If the zone or establishment has been regularly inspected for a period of no more than 12 months before the expiry date of the certificate, within 02 working days from the completion of appraising the application and based on the received report on regular inspection, the veterinary agency shall consider re-issuing the certificate of disease-free status to the qualified zone or establishment without establishing an inspection team;
b) If the zone or establishment has been not yet undergone a regular inspection or has been inspected for a period of over 12 months before the expiry date of the certificate, within 02 working days from the completion of appraising the application, the veterinary agency shall establish an inspection team under regulations in Clause 1 Article 29 or Clause 1 Article 35 hereof.
3. The inspection team shall propose contents to be inspected at the zone or establishment to the veterinary agency for consideration and approval.
4. Within 05 (five) working days from the establishment date, the inspection team must carry out a physical inspection at the relevant zone or establishment.
5. Within 02 (two) working days from the completion of the physical inspection at the zone or establishment, the inspection team must submit a report on inspection, enclosed with the inspection record, to the veterinary agency.
6. Within 03 (three) working days and based on the inspection record and recommendations given by the inspection team, the veterinary agency shall re-issue or refuse to re-issue the certificate of disease-free status to the applying zone or establishment.
7. The validity and template of the certificate of disease-free status to be re-issued shall follow regulations in Clauses 2 and 3 Article 31 or Clauses 2 and 3 Article 37 hereof.
Article 45. Replacement of certificate of disease-free status
1. The zone or establishment that has a torn, damaged or lost certificate and wishes to apply for a replacement of the certificate shall submit an application form (made according to the Appendix VIa, VIb, VIc or VId) directly, or by post, or by email to the veterinary agency.
2. Within 02 (two) working days from the receipt of application, the veterinary agency shall issue a replacement certificate to the eligible zone or establishment.
3. The new certificate shall have the serial number, date of issue and other details same as those of the former torn, damaged or lost one.
Article 46. Addition of information to the certificate of disease-free status
1. The zone or establishment that has a valid certificate of animal disease-free status and wishes to add more diseases to be covered by the certificate must comply with the following regulations:
a) Animal-raising establishments and commune-level animal-raising establishments shall abide by regulations in Article 8 and Article 9 hereof;
b) Terrestrial animal-raising zones shall abide by regulations in Article 11 and Article 12 hereof;
c) Aquatic animal-breeding/ raising establishments shall abide by regulations in Articles 16, 17, 18, 19, 20 and 21 hereof;
d) Aquaculture zones shall abide by regulations in Articles 24, 25 and 26 hereof.
2. Application, application receipt and processing, and inspection of a terrestrial animal-raising zone or establishment:
a) Application: Follow regulations in Points a and c Clause 1 or Points a and c Clause 2 Article 27 or Clause 1 and Clause 3 Article 33 hereof;
b) Application receipt and processing: Follow regulations in Article 28 or Article 34 hereof;
c) Inspection team and time-limit: Follow regulations in Article 29 or Article 35 hereof;
d) Contents of an inspection: Follow regulations in Clause 1 Article 30 or Clauses 2, 3 and 4 Article 36 hereof.
3. Application, application receipt and processing, and inspection of an aquatic animal-breeding/ raising establishment, or an aquaculture zone:
a) Application: Follow regulations in Points a and c Clause 1 Article 27 or Points a and c Clause 1 Article 39 hereof;
b) Application receipt and processing: Follow regulations in Article 28 or Article 34 hereof;
c) Inspection team and time-limit: Follow regulations in Article 29 or Article 35 hereof;
d) Contents of an inspection: Follow regulations in Clause 1 Article 30 or Clauses 2 and 3 Article 40 hereof.
4. Issuance of a certificate of disease-free status:
a) Within 05 (five) working days from the completion of the physical inspection carried out at the zone or establishment, or from the receipt of test report as regulated in Clause 4 Article 30 or Clause 3 Article 36 hereof, the veterinary agency shall issue a certificate to the qualified zone or establishment. In case of refusal to issue a certificate, the veterinary agency shall give a written notification indicating reasons for refusal and requesting the applying zone or establishment to remedy unsatisfactory contents;
b) The validity and template of the certificate of disease-free status to be issued in this case shall follow regulations in Clauses 2 and 3 Article 31 or Clauses 2 and 3 Article 37 hereof.
Article 47. Expiry of a certificate of disease-free status
1. A certificate of disease-free status for a zone or establishment expires in the following cases:
a) After 05 (five) years from the date of issue;
b) A disease or infection occurs or pathogens are detected at the zone or establishment certified to be free from the disease;
c) The zone or establishment fails to make animal health surveillance or take samples as regulated in Point a Clause 3 Article 50 hereof;
d) The zone or establishment fails to implement remedial measures for unsatisfactory contents as regulated in Clause 3 Article 43 hereof;
dd) The zone or establishment is dissolved or terminates its operation.
2. The zone or establishment that has an expired certificate as regulated in Point a Clause 1 of this Article and wishes to apply for re-issuance of the certificate shall carry out procedures set forth in Article 44 hereof.
3. The zone or establishment that has a certificate expired as regulated in Point b or c Clause 1 of this Article and wishes to apply for re-issuance of the certificate shall:
a) make animal health surveillance as regulated in Point b Clause 2 Article 18 hereof;
b) submit an application directly, or by post, or by email to the competent veterinary agency. The application includes: The application form (made according to the Appendix VIa, VIb, Vic, or VId); the report on compliance with regulations in Clause 3 of Article 9, Article 13, Article 16 or Article 24 hereof; the copies of test reports;
c) Within 03 (three) working days from the receipt of the sufficient and valid application, the veterinary agency shall appraise the application’s components and establish an inspection team according to regulations in Clause 1 Article 29 or Clause 1 Article 35 hereof. Within 05 (five) working days from the establishment date, the inspection team must carry out a physical inspection at the relevant zone or establishment;
d) Contents of an inspection: The health status of farmed animals; the implementation of measures for controlling and preventing infection risk factors out of and within the inspected zone or establishment; results of animal health surveillance;
dd) Samples shall be taken during the inspection and sent to a designated laboratory for testing for diseases covered by the claim of disease freedom (for a terrestrial animal-raising zone or establishment) and the veterinary agency shall add the test report to the zone or establishment’s application. If an aquatic animal-breeding/ raising establishment is detected to have aquatic animals displaying signs of disease or infection, or fail to meet veterinary sanitation requirements, the inspection team shall take and send samples to a designated laboratory for testing;
e) Within 05 (five) working days from the completion of the physical inspection carried out at the zone or establishment, or from the receipt of test report as regulated in Point dd Clause 3 of this Article, the veterinary agency shall issue a certificate to the qualified zone or establishment. In case of refusal to issue a certificate, the veterinary agency shall give a written notification indicating reasons for refusal and requesting the applying zone or establishment to remedy unsatisfactory contents;
g) The validity and template of the certificate of disease-free status to be issued in this case shall follow regulations in Clauses 2 and 3 Article 31 or Clauses 2 and 3 Article 37 hereof.
4. The zone or establishment that has a certificate expired as regulated in Point d Clause 5 of this Article and wishes to apply for re-issuance of the certificate shall carry out procedures set forth in Article 32 or Article 38 or Article 42 hereof.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Quyền lợi của vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
Điều 6. Yêu cầu cần đáp ứng để cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn được chứng nhận an toàn dịch bệnh
Điều 7. Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở
Điều 10. Yêu cầu cần đáp ứng để vùng chăn nuôi động vật trên cạn được chứng nhận an toàn dịch bệnh
Điều 11. Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng
Điều 15. Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở
Điều 22. Yêu cầu cần đáp ứng để vùng nuôi trồng thủy sản được chứng nhận an toàn dịch bệnh