Chương III Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT: Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản
Số hiệu: | 14/2016/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 02/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 19/07/2016 |
Ngày công báo: | 16/07/2016 | Số công báo: | Từ số 559 đến số 560 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với các cá nhân, tổ chức trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
1. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản
2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
3. Duy trì và quản lý vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
2. Không xảy ra dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này.
3. Xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20 và 21 của Thông tư này.
4. Hoạt động thú y tại cơ sở được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 32, 33 và 35 của Luật thú y, các quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT và các quy định tại Thông tư này.
1. Cơ sở sản xuất thủy sản giống phải thực hiện quy định tại Điều 14 và các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật thú y và Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT với một số nội dung cụ thể như sau:
a) Nước dùng trong sản xuất thủy sản giống phải được xử lý bảo đảm không mang mầm bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe thủy sản;
b) Áp dụng biện pháp phù hợp để bảo vệ, ngăn chặn các loài động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, nuôi; đảm bảo không rò rỉ nước từ nơi nuôi, giữ động vật thủy sản ra môi trường bên ngoài và ngược lại;
c) Thủy sản giống nhập vào cơ sở phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm âm t nh của Phòng thử nghiệm được chỉ định đối với bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát; được kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành;
d) Có nội quy, quy trình vệ sinh đối với từng công đoạn sản xuất, quản lý, sử dụng vật tư; quy trình xử lý khi dịch bệnh xảy ra tại cơ sở; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc dụng cụ sản xuất trước và sau khi sử dụng, vệ sinh cá nhân đối với người tham gia sản xuất, mua bán, vận chuyển, tham quan và phương tiện vào cơ sở;
đ) Người trực tiếp tham gia sản xuất thủy sản giống phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát, đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh;
e) Có Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng với Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm đối với bệnh mà cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh.
2. Cơ sở nuôi động vật thủy sản thương phẩm phải thực hiện quy định tại Điều 14 và các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật thú y và đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Người trực tiếp nuôi động vật thủy sản phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát;
b) Đáp ứng yêu cầu quy định tại các Điểm a, b, c, d và e Khoản 1 Điều này.
3. Cơ sở sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản làm cảnh phải thực hiện quy định tại Điều 14 và các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật thú y và đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản làm cảnh: Áp dụng các Điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Đối với cơ sở nuôi động vật thủy sản làm cảnh: Áp dụng các Điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Đối với các cơ sở sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản có trang bị bể k nh để nuôi giữ động vật thủy sản phải được thường xuyên vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bể trước và sau khi sử dụng.
1. Đối với cơ sở lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong t nhất 06 (sáu) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.
2. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.
3. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 (sáu) tháng kể từ khi nơi nuôi giữ động vật thủy sản mắc bệnh cuối cùng của cơ sở được tiêu hủy hoặc kể từ khi xử lý xong động vật thủy sản mang mầm bệnh.
Cơ sở có nhu cầu chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật thủy sản phải xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản (sau đây gọi chung là Kế hoạch giám sát) bao gồm:
1. Giám sát chủ động
a) Theo dõi, ghi chép thông tin về các hoạt động kiểm soát trong sản xuất thủy sản giống, nuôi trồng thủy sản bảo đảm an toàn dịch bệnh; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh;
b) Theo dõi, ghi chép thông tin về tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh, sử dụng thuốc thú y, sản phẩm cải tạo, xử lý môi trường; sử dụng thức ăn, biện pháp vệ sinh thú y, xử lý dịch bệnh;
c) Lấy mẫu động vật thủy sản nuôi, mẫu môi trường, mẫu chất thải, mẫu thức ăn tươi sống (nếu có) và mẫu vật chủ trung gian để xét nghiệm xác định mầm bệnh theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.
2. Đối với cơ sở đ được chứng nhận VietGAP, cơ sở xây dựng Kế hoạch giám sát theo quy định tại Điểm c Khoản 1, các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này.
3. Đối tượng thuộc diện giám sát
a) Động vật thủy sản cảm nhiễm, nghi nhiễm bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, mắc bệnh;
b) Động vật thủy sản đang được nuôi tại cơ sở, mới nhập về cơ sở;
c) Thức ăn dùng cho động vật thủy sản;
d) Môi trường, chất thải, yếu tố trung gian truyền bệnh;
đ) Dịch bệnh, mầm bệnh cơ sở đề nghị chứng nhận an toàn.
4. Địa Điểm giám sát
a) Khu vực sản xuất giống, ương, nuôi động vật thủy sản; nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản, nơi bảo quản thức ăn dùng cho động vật thủy sản; nguồn cung cấp nước, nơi thu gom chất thải, nước thải;
b) Khu vực nghi có bệnh, khu vực trước đây có dịch bệnh, khu vực có nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
5. Giám sát bị động thực hiện theo yêu cầu của Cơ quan thú y và khi có nghi ngờ xuất hiện bệnh tại cơ sở.
6. Các bước xây dựng Kế hoạch giám sát
a) Xác định Mục tiêu giám sát phát hiện tác nhân gây bệnh;
b) Rà soát, kiểm tra, bổ sung các nguồn lực cần thiết, bao gồm: Dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và xử lý mẫu; năng lực của Phòng thử nghiệm, trang thiết bị, hóa chất, dụng cụ xét nghiệm; các quy trình xét nghiệm; hệ thống ghi chép thông tin, quản lý, phân tích dữ liệu, kết quả xét nghiệm; nguồn nhân lực và kinh phí cần thiết để triển khai giám sát;
c) Nội dung chi Tiết để thực hiện giám sát; phân công trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan, thời gian thực hiện từng nội dung của Kế hoạch;
d) Gửi Kế hoạch giám sát đến Cơ quan thú y theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
1. Cơ sở đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh chủ động thực hiện Kế hoạch giám sát đã gửi Cơ quan thú y.
2. Thời gian thực hiện Kế hoạch giám sát:
a) Đối với cơ sở lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Tối thiểu 02 (hai) năm tính đến thời Điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch giám sát, nếu phát hiện có mầm bệnh đăng ký chứng nhận an toàn thì cơ sở tiếp tục thực hiện Kế hoạch giám sát thêm ít nhất 06 (sáu) tháng đối với cơ sở sản xuất thủy sản giống, ít nhất 03 (ba) tháng đối với cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm so với Kế hoạch giám sát ban đầu;
b) Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Thực hiện giám sát trong thời gian tối thiểu là 06 (sáu) tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
Nội dung giám sát phải bảo đảm đúng như nội dung Kế hoạch giám sát đã được cơ sở thực hiện trước khi được cấp Giấy chứng nhận.
3. Khi có Điều chỉnh về thời gian, số lượng mẫu, tần suất thu mẫu so với Kế hoạch giám sát đã gửi Cơ quan thú y, cơ sở phải có văn bản báo cáo lý do Điều chỉnh kèm theo Kế hoạch giám sát đã được Điều chỉnh.
4. Kết thúc quá trình giám sát, cơ sở tổng hợp, phân tích số liệu, đánh giá kết quả, nhận định tình hình và xây dựng báo cáo kết quả giám sát theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này.
1. Nguyên tắc lấy mẫu:
a) Phải dựa trên Mục tiêu giám sát để phát hiện bệnh, mầm bệnh và áp dụng phương pháp lấy mẫu xác suất;
b) Số lượng mẫu giám sát theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tần suất lấy mẫu:
a) Đối với cơ sở sản xuất thủy sản giống, lấy mẫu ít nhất 01 (một) tháng/lần;
b) Đối với cơ sở nuôi động vật thủy sản thương phẩm, lấy mẫu ít nhất 03 (ba) tháng/lần.
3. Cơ sở lấy mẫu, bảo quản và xét nghiệm hoặc gửi mẫu đến Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 15 Thông tư này.
4. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu giám sát: Thực hiện theo QCVN 01-83:2011/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
1. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận mẫu, Phòng thử nghiệm được chỉ định phải trả lời kết quả xét nghiệm cho cơ sở.
2. Xử lý kết quả xét nghiệm:
a) Trường hợp kết quả xét nghiệm bệnh âm tính: Cơ sở sử dụng kết quả này để đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh sau khi kết thúc Kế hoạch giám sát;
b) Trường hợp kết quả xét nghiệm bệnh dương tính: Cơ sở phải triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT.
3. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của cơ sở theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này, Chi cục Thú y cử cán bộ đến cơ sở để phối hợp, hướng dẫn thực hiện những nội dung sau:
a) Khoanh vùng ao, bể có mẫu xét nghiệm dương t nh; kiểm tra lâm sàng toàn bộ các ao, bể còn lại của cơ sở, nếu phát hiện thủy sản có các dấu hiệu của bệnh, phải thực hiện các biện pháp chống dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT;
b) Lấy mẫu, xét nghiệm lại nếu có nghi ngờ hoặc theo yêu cầu của cơ sở: Trường hợp kết quả xét nghiệm lại âm tính, cơ sở thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 18 của Thông tư này. Trường hợp kết quả xét nghiệm lại dương tính, cơ sở thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT.
1. Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản trong thời gian thực hiện Kế hoạch giám sát, bao gồm cả hoạt động xuất, nhập động vật thủy sản ra, vào cơ sở.
2. Tình hình dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở trong thời gian thực hiện Kế hoạch giám sát.
3. Kết quả giám sát bị động: Thời gian, địa Điểm phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bất thường, số mẫu lấy, chỉ tiêu kiểm tra bao gồm cả môi trường, mẫu bệnh kèm theo kết quả xét nghiệm, kết quả xử lý ổ dịch.
4. Kết quả giám sát chủ động:
a) Kiểm tra về bệnh: Số Điểm, vị trí, thời gian lấy mẫu tại cơ sở, loại mẫu, số mẫu, nguyên tắc lấy mẫu theo quy định tại các Điều 17, 18 và 19 của Thông tư này và kèm theo kết quả xét nghiệm mẫu, xử lý kết quả xét nghiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Thông tư này;
b) Kiểm tra về môi trường nuôi: Số Điểm, vị trí, thời gian lấy mẫu tại cơ sở, loại mẫu, số mẫu/lần lấy, chỉ tiêu kiểm tra và kèm theo kết quả xét nghiệm;
c) Nội dung ghi chép: Đối với cơ sở sản xuất giống, ghi chép các nội dung theo quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản; đối với cơ sở nuôi động vật thủy sản thương phẩm, thực hiện ghi chép các nội dung theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Điều 16 và hoạt động thú y tại cơ sở theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 của Thông tư này.
1. Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật quy định tại Điều 23 của Thông tư này.
2. Không xảy ra dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này.
3. Xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại các Điều 25 và Điều 26 của Thông tư này.
4. Hoạt động thú y trong vùng được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 32, 33 và 35 của Luật thú y, các quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT và các quy định tại Thông tư này.
1. Các cơ sở hoặc hộ nuôi trồng thủy sản trong vùng đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật thủy sản phải đáp ứng các quy định tại Điều 15 của Thông tư này và các quy định sau đây:
a) Việc sử dụng nguồn nước cấp hoặc xả thải nước, chất thải qua kênh cấp thoát nước chung phải được xử lý đảm bảo an toàn dịch bệnh;
b) Trường hợp tất cả các hộ, cơ sở trong vùng mua thủy sản giống của cùng đợt sản xuất tại một cơ sở: Sử dụng chung Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc đại diện các cơ sở trong vùng (sau đây gọi đại Đại diện vùng) đăng ký kiểm tra, xét nghiệm (với trường hợp mua giống tại địa phương);
c) Trường hợp không thuộc quy định tại Điểm b Khoản này, thủy sản giống nhập vào từng hộ nuôi phải có nguồn gốc từ cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh hoặc phải có kết quả xét nghiệm âm tính của Phòng thử nghiệm được chỉ định đối với bệnh mà vùng đang thực hiện giám sát;
d) Thống nhất thực hiện ghi chép nhật ký nuôi theo cùng biểu mẫu đáp ứng quy định hiện hành;
đ) Phối hợp với Đại diện vùng xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch giám sát theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Thông tư này.
2. Định kỳ tổ chức họp giữa các cơ sở, hộ nuôi trong vùng để báo cáo tiến độ thực hiện và kế hoạch triển khai tiếp theo. Mọi Điều chỉnh trong Kế hoạch giám sát, Đại diện vùng phải tổng hợp báo cáo Cục Thú y.
1. Đối với vùng lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong t nhất 06 (sáu) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.
2. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.
3. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 (sáu) tháng kể từ khi ao, nơi nuôi giữ động vật thủy sản mắc bệnh cuối cùng của các cơ sở thuộc vùng được tiêu hủy hoặc kể từ khi xử lý xong động vật thủy sản phát hiện có mầm bệnh và nơi nuôi giữ.
1. Các cơ sở thuộc vùng cử Đại diện vùng để triển khai xây dựng và thực hiện chương trình giám sát, thực hiện các thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
2. Đại diện vùng chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng và thống nhất thực hiện Kế hoạch giám sát theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và Điều 20 của Thông tư này.
3. Đối với địa Điểm thu mẫu: Ngoài các địa Điểm quy định tại Khoản 4 Điều 17 của Thông tư này, phải thực hiện thu mẫu tại các khu vực chung, tại kênh cấp, thoát nước của vùng nuôi, những nơi nguy cơ cao trong vùng có khả năng xuất hiện bệnh hoặc mầm bệnh đăng ký chứng nhận.
1. Đối với cơ sở nuôi trong vùng đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh: Thực hiện quy định tại Điều 21 của Thông tư này.
2. Đối với vùng đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh, Đại diện vùng tổng hợp báo cáo của các cơ sở nuôi trong vùng gồm các nội dung sau:
a) Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả hoạt động xuất, nhập động vật thủy sản ra, vào vùng;
b) Tình hình dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng;
c) Kết quả giám sát bị động;
d) Kết quả giám sát chủ động;
đ) Tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Điều 24 và hoạt động thú y trong vùng theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Thông tư này.
AQUATIC ANIMAL DISEASE-FREE ZONES AND ESTABLISHMENTS
Section 1: REQUIREMENTS TO BE SATISFIED BY AQUATIC ANIMAL DISEASE-FREE ESTABLISHMENTS
Article 14. Requirements to be satisfied by aquatic breeding establishments and aquatic animal-raising establishments for disease-free status certificates
1. Fulfill all requirements for prevention and control of diseases for aquatic animals as specified in Article 15 hereof.
2. No case of aquatic animal diseases occurs at the aquatic animal-breeding or raising establishment as prescribed in Article 16 hereof.
3. Design and perform aquatic animal health surveillance plan under regulations in Articles 17, 18, 19, 20 and 21 hereof.
4. Veterinary activities shall be carried out in the establishment under regulations in Articles 14, 15, 19, 20, 32, 33 and 35 of the Law on veterinary medicine, the Circular No. 04/2016/TT-BNNPTNT and regulations herein.
Article 15. Requirements for aquatic animal disease prevention and control
1. The aquatic breeding establishment must comply with regulations in Article 14 and Clauses 1, 2, 3 Article 15 of the Law on veterinary medicine and the Circular No. 04/2016/TT-BNNPTNT, and the following regulations:
a) Water used in production of aquatic specifies must be properly treated so as to destroy waterborne pathogens and ensure that the used water shall cause no harm to the health of aquatic animals;
b) Appropriate measures must be taken to prevent the intrusion of other animals into the aquatic breeding and raising areas, and prevent the leakage of water from such areas to outside as well as prevent the intrusion of water from outside to such areas;
c) Aquatic specifies transported to the establishment must be provided by the zone or establishment that has been recognized to be free from aquatic animal diseases, or proved to be free from the diseases subject to the establishment’s surveillance according to negative test results provided by a designated laboratory; and must be undergone quarantine in accordance with applicable soft laws;
d) Sanitation procedure must be applied to each production stage, management and utilization of materials; procedure for handling the disease occurring in the establishment must be also available; equipment and devices must be properly cleaned and disinfected before and after being used; persons engaging in production, trading, transport or visit the establishment must follow procedures for personal hygiene and sanitation, and means of transport entering the establishment must also be properly cleaned and disinfected;
dd) Persons directly involving in the production of aquatic specifies must have knowledge of the disease of which the establishment is carry out a surveillance to support the claim of disease freedom;
e) The establishment must have a designated laboratory or enter into a contract with a designated laboratory that is capable of doing tests for the disease covered by the claim of disease freedom.
2. An establishment raising commercial aquatic animals is required to comply with regulations in Article 14 and Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 15 of the Law on veterinary medicine, and meet the following requirements:
a) Persons directly taking charge of raising aquatic animals must acquire knowledge of the disease of which the surveillance is carried out the establishment;
b) The requirements set forth in Points a, b, c, d and e Clause 1 of this Article must be satisfied.
3. An establishment producing aquatic species or raising aquatic animals for ornamental purpose is required to comply with regulations in Article 14 and Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 15 of the Law on veterinary medicine, and meet the following requirements:
a) An establishment producing aquatic breeding animals for ornamental purpose must meet the requirements set forth in Clause 1 of this Article;
b) An establishment raising ornamental aquatic animals must meet the requirements set forth in Clause 2 of this Article;
c) Glass breeding tanks used by aquatic animal-breeding and raising establishments must be properly cleaned, disinfected and decontaminated before and after being used.
Article 16. Requirements concerning status of aquatic animal diseases at the establishment
1. If an establishment applies for a new certificate of animal disease-free status, none of aquatic animals is infected with the disease covered by the certificate applied for at least 06 months prior to the date of application.
2. If an establishment has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Point a and Point d Clause 1 Article 47 hereof, or applies for re-issuance of the certificate of disease-free status, none of aquatic animals is infected with the disease covered by the certificate of disease-free status at the date of application.
3. If an establishment has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Point b and Point c Clause 1 Article 47 hereof, none of aquatic animals is infected with the disease covered by the certificate of disease-free status within 06 (six) months after the equipment used to raise the last infected aquatic animal has been destroyed or after aquatic animals carrying pathogens have been properly handled.
Article 17. Formulation of aquatic animal health surveillance at the establishment
The establishment that applies for the certificate of freedom from aquatic animal diseases must design and perform the aquatic animal health surveillance plan (hereinafter referred to as the “surveillance plan”), including:
1. Active surveillance:
a) Monitor and record the control of production of aquatic breeding animals/ raising of aquatic animals for ensuring disease freedom; measures taken for preventing and controlling aquatic animal diseases;
b) Monitor and record the production of aquatic breeding animals/ raising of aquatic animals, infectious diseases, veterinary drugs used, chemicals used to improve aquatic environment;
c) Take samples of raised animals, environmental samples, waste samples, samples of fresh animal feeds (if any), and vectors for testing for pathogens under regulations in Article 19 hereof.
2. Surveillance plans of establishments granted VietGAP Certificate shall be formulated under regulations in Point c Clause 1, Clauses 3, 4, 5 and 6 of this Article.
3. Subjects of a surveillance:
a) Aquatic animals susceptible to infection or having a suspected disease, showing signs of disease, or having a confirmed disease;
b) Aquatic animals that are raised at the establishment or have just been transported to the establishment;
c) Feeds for aquatic animals;
d) Environment, waste, and vectors;
dd) The disease or pathogens covered by the certificate of disease-free status applied for.
4. Locations of surveillance:
a) The areas for producing aquatic breeding animals, raising aquatic animals; places for isolating aquatic animals, storing feeds and equipment; sources of water; places for collecting waste and wastewater;
b) The areas with a suspected disease, the areas where the disease has been occurred, and high-risk areas.
5. Passive surveillance shall be carried out at the request of a veterinary agency and when the occurrence of a disease is suspected.
6. Steps of formulating surveillance plan:
a) Determine target population to be surveyed to detect pathogens;
b) Review, examine and provide necessary sources, including: Devices and instruments used in sample collection, storage, shipment and disposal; capacity of the laboratory, equipment, chemicals and instruments for doing tests; testing procedures; systems for recording, managing and analyzing testing information and date; personnel and funding;
c) Determine detailed contents of surveillance; assign tasks to relevant units and individuals; determine the length of time for performing each task of the plan;
d) Send the surveillance plan to the competent veterinary agency as regulated in Article 3 hereof.
Article 18. Implementation of surveillance plan by the establishment
1. The establishment that applies for the certificate of freedom from aquatic animal diseases shall proactively implement the surveillance plan sent to the veterinary agency.
2. Period of time for implementing the surveillance plan:
a) If an establishment applies for a new certificate, the surveillance plan must be implemented for at least 02 (two) years prior to the date of application for the certificate. If pathogens of the disease covered by the certificate of disease-free status which it applies for are detected during the implementation of the surveillance plan, the establishment shall extend the period of the surveillance plan for at least 06 (six) month if it is an aquatic breeding establishment or at least 03 (three) months if it is an establishment raising commercial aquatic animals;
b) If an establishment has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Points b, c and d Clause 1 Article 47 hereof, the surveillance plan must be implemented within the period of no less than 06 (six) months after the expiration date of the certificate.
The establishment must carry out the animal health surveillance according to the surveillance plan which has been implemented to support its application for that certificate of disease-free status.
3. In case the establishment wishes to adjust the quantity of samples, sampling frequency or the period for implementing the surveillance plan submitted to the veterinary agency, it is required to provide written explanation for such changes, enclosed with the adjusted surveillance plan.
4. Upon the end of the surveillance, the establishment shall consolidate and analyze surveillance data and results so as to draw conclusions on disease status at the establishment and make report on surveillance results under regulations in Article 21 hereof.
1. Sampling principles:
a) Sampling must be conducted on the target population to demonstrate either the presence or absence of the disease or pathogens by adopting probability sampling method;
b) The quantity of samples to be taken shall follow regulations in the Appendix V enclosed herewith.
2. Sampling frequency:
a) With regard to an aquatic breeding establishment, sampling must be taken every month;
b) With regard to an establishment raising commercial aquatic animals, sampling must be taken for every 03 months.
3. The relevant establishment shall collect and store samples, and do tests on such samples or send them to a designated laboratory for testing in accordance with regulations in Point e Clause 1 Article 15 hereof.
4. Sample collection, storage and shipment are carried out in accordance with QCVN 01-83:2011/BNNPTNT (promulgated under the Circular No. 71/2011/TT-BNNPTNT dated October 25, 2011 by the Minister of Agriculture and Rural Development).
1. Within 05 (five) working days from the receipt of samples, the designated laboratory must give testing results to the establishment.
2. Testing results:
a) If a negative result is given, the establishment shall use this test report to apply for the certificate of disease-free status upon the completion of its surveillance plan;
b) If a positive result is given, the establishment shall implement appropriate measures for disease prevention and control as regulated in the Circular No. 04/2016/TT-BNNPTNT.
3. Within 02 (two) working days from the receipt of the establishment’s notification as prescribed in Point b Clause 2 of this Article, the provincial-level animal health department shall appoint qualified officers to the establishment for cooperating and instructing it to perform the followings:
a) Determine and localize the pond or tank where animals are identified as negative by a test; make clinical observations of animals kept in other ponds and tanks of the establishment; measures for disease prevention and control must be taken in accordance with regulations in the Circular No. 04/2016/TT-BNNPTNT if animals are detected to exhibit signs of a disease or infection;
b) Take samples for re-testing in case of suspicious infection or as requested by the establishment: If the negative result is given by the re-testing, the establishment shall perform the contents specified in Point a Clause 2 Article 18 hereof. If a positive result is given, the establishment shall implement appropriate measures for disease prevention and control as regulated in the Circular No. 04/2016/TT-BNNPTNT.
Article 21. Contents of a report on animal health surveillance
1. The production and aquaculture activities performed during the period of the surveillance plan, including transport of aquatic animals into and out of the establishment.
2. The status of aquatic animal diseases at the establishment during the performance of the surveillance plan.
3. Results of passive surveillance: Time and place of detecting aquatic animals exhibiting abnormal signs, number of samples taken, parameters to be measured, including environmental value, pathogen specimens supported by test report, and results of handling disease hotspots.
4. Results of active surveillance:
a) Observation of disease: Number of points or locations where sampling is conducted, sampling time, type of samples, and sampling principles as regulated in Articles 17, 18 and 19 hereof, and enclosed with test report and response to testing results as prescribed in Clause 2 Article 20 hereof;
b) Observation of raising environment: Number of points or locations where sampling is conducted, sampling time, type of samples, number of samples taken every sampling time, parameters to be measured, enclosed with test report;
c) Recording: Information and data to be recorded by an aquatic breeding establishment shall follow regulations of the Circular No. 26/2013/TT-BNNPTNT dated May 25, 2013 by the Minister of Agriculture and Rural Development; those made by an establishment raising commercial aquatic animals shall follow regulations of the Appendix IX enclosed herewith.
5. The status of aquatic animal disease as prescribed in Article 16 hereof and veterinary activities performed at the establishment as prescribed in Clause 4 Article 14 hereof.
Section 2: REQUIREMENTS TO BE SATISFIED BY AQUATIC ANIMAL DISEASE-FREE ZONES
Article 22. Requirements for disease-free status certificate to be satisfied by an aquaculture zone
1. The aquaculture zone must satisfy all requirements for disease prevention and control for aquatic animals as specified in Article 23 hereof.
2. No case of aquatic animal diseases occurs in the zone as prescribed in Article 24 hereof.
3. An aquatic animal health surveillance plan must be designed and performed under regulations in Article 25 and Article 26 hereof.
4. Veterinary activities performed in the zone must abide by regulations in Articles 14, 15, 19, 20, 32, 33 and 35 of the Law on veterinary medicine, the Circular No. 04/2016/TT-BNNPTNT and regulations herein.
Article 23. Requirements concerning prevention and control of aquatic animal diseases in the zone
1. Aquaculture establishments or households located in the zone that applies for the certificate of disease-free status must meet the requirements set forth in Article 15 hereof and the followings:
a) Water supplied or wastewater and waste discharged through the general water supply and drainage system must be properly treated to prevent the transmission of pathogens;
b) If all households or establishments in the zone purchase aquatic breeding animals from the same production outputs of an aquatic breeding establishment, the one quarantine certificate shall be used or an representative for establishments in the zone (hereinafter referred to as “the zone’s representative”) shall apply for inspection or testing (if breeding animals are purchased from a local breeding establishment);
c) With regard to the cases other than the one prescribed in Point b of this Clause, breeding animals transported into each household or establishment in the zone must be provided by the establishment that has been recognized to be free from aquatic animal diseases, or proved to be free from the diseases subject to the zone’s surveillance according to negative test results provided by a designated laboratory;
d) The same template of aquaculture farm record as regulated by law soft shall be applied;
dd) All aquaculture households or establishments in the zone must cooperate with the zone’s representative to implement the surveillance plan in accordance with regulations in Article 25 and Article 26 hereof.
2. Periodic meetings shall be organized at households or establishments in the zone with the aim of reporting the implementation of surveillance plan and following steps. The zone’s representative must submit a consolidated report on any changes in the surveillance plan to the Department of Animal Health of Vietnam.
Article 24. Requirements concerning status of aquatic animal diseases within the zone
1. If the zone applies for a new certificate of disease-free status, none of aquatic animals is infected with the disease covered by the certificate applied for at least 06 months prior to the date of application.
2. If the zone has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Point a and Point d Clause 1 Article 47 hereof, or applies for re-issuance of the certificate of disease-free status, none of aquatic animals is infected with the disease covered by the certificate of disease-free status at the date of application.
3. If zone has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Point b and Point c Clause 1 Article 47 hereof, none of aquatic animals is infected with the disease covered by the certificate of disease-free status within 06 (six) months after the equipment used to raise the last infected aquatic animal has been destroyed or after aquatic animals carrying pathogens and places where they are kept have been properly handled.
Article 25. Formulation and implementation of aquatic animal health surveillance in the zone
1. Aquaculture establishments in the zone shall appoint the zone's representative to formulate and implement the surveillance plan, and carry out procedures for the certificate of disease-free status for the zone.
2. The zone’s representative shall formulate and organize the implementation of the surveillance plan in the zone in accordance with regulations in Articles 17, 18, 19 and 20 hereof.
3. Sampling locations: In addition to the points or locations prescribed in Clause 4 Article 17 hereof, samples must be collected from shared areas, the zone’s water supply and drainage system and high-risk areas where the disease or pathogens of the disease covered by the claim of disease freedom are likely to be introduced or found.
Article 26. Contents of a report on animal health surveillance in the zone
1. Aquaculture establishments located in the zone applying for the certificate of disease-free status shall abide by regulations in Article 21 hereof.
2. With regard to the zone applying for the certificate of disease-free status, the zone’s representative shall prepare a report consolidated from reports made by aquaculture establishments in the zone, including the following contents:
a) The status of aquaculture activities, including the transport of aquatic animals into and out of the zone;
b) The status of aquatic animal diseases within the zone;
c) Results of passive surveillance;
d) Results of active surveillance;
dd) The status of aquatic animal diseases as prescribed in Article 24 hereof and veterinary activities performed within the zone as prescribed in Clause 4 Article 22 hereof.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Quyền lợi của vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
Điều 6. Yêu cầu cần đáp ứng để cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn được chứng nhận an toàn dịch bệnh
Điều 7. Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở
Điều 10. Yêu cầu cần đáp ứng để vùng chăn nuôi động vật trên cạn được chứng nhận an toàn dịch bệnh
Điều 11. Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng
Điều 15. Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở
Điều 22. Yêu cầu cần đáp ứng để vùng nuôi trồng thủy sản được chứng nhận an toàn dịch bệnh