Chương II Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT: Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn
Số hiệu: | 14/2016/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 02/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 19/07/2016 |
Ngày công báo: | 16/07/2016 | Số công báo: | Từ số 559 đến số 560 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với các cá nhân, tổ chức trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
1. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản
2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
3. Duy trì và quản lý vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
3. Không xảy ra dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
4. Hoạt động thú y tại cơ sở được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, Điều 15, Khoản 1 Điều 19, Điều 20, Khoản 1 Điều 25, Khoản 9 Điều 27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29 và Khoản 6 Điều 30 của Luật thú y và các quy định tại Thông tư này.
1. Cơ sở chăn nuôi cấp xã thực hiện quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Cơ sở chăn nuôi thực hiện quy định tại Điều 14, các Khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều 15 của Luật thú y, cụ thể như sau:
a) Địa Điểm chăn nuôi phải theo quy hoạch của địa phương hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép, bảo đảm cách biệt với khu dân cư, công trình công cộng, đường giao thông chính, nguồn gây ô nhiễm;
b) Có khu vực để xử lý chất thải; nơi nuôi cách ly động vật; khu vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ chăn nuôi;
c) Khu vực sản xuất, chế biến và kho chứa thức ăn chăn nuôi phải cách biệt với nơi để các hoá chất độc hại, khu vực xử lý chất thải;
d) Có biện pháp ngăn ngừa động vật khác xâm nhập vào khu vực chăn nuôi;
đ) Lối ra vào khu chăn nuôi phải được áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho người và phương tiện vận chuyển đi qua;
e) Dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển dùng trong chăn nuôi phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi đưa vào cơ sở và trước khi sử dụng;
g) Nước sử dụng trong chăn nuôi phải bảo đảm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 39: 2011/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi số hoặc đã được xử lý để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật;
h) Chất thải chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và thú y;
i) Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Động vật mẫn cảm với bệnh đăng ký công nhận an toàn khi đưa vào cơ sở chăn nuôi phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
a) Có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn;
b) Đã được kiểm tra, xét nghiệm và có kết quả của Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm bệnh đăng ký chứng nhận an toàn (sau đây gọi chung là Phòng thử nghiệm được chỉ định) xác nhận không mang tác nhân gây bệnh hoặc không có kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn;
c) Đã được phòng bệnh bằng vắc-xin đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn và còn miễn dịch bảo hộ.
1. Cơ sở chăn nuôi phải thực hiện giám sát lâm sàng động vật trong suốt quá trình nuôi để phát hiện các dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm. Trường hợp nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm phải báo cho cơ quan thú y để lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.
a) Định kỳ 01 (một) lần/tuần theo dõi và ghi chép tình trạng sức khỏe của đàn vật nuôi thông qua lượng thức ăn tiêu thụ, dấu hiệu bất thường về hô hấp, tiêu hóa, vận động, hành vi của con vật và những biểu hiện bất thường khác;
b) Ghi chép, lưu giữ toàn bộ thông tin về việc phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho vật nuôi, bao gồm: Loại vắc xin sử dụng, ngày sử dụng vắc xin; hoạt động vệ sinh, khử trùng tiêu độc, loại thuốc khử trùng; thời gian phát bệnh, dấu hiệu của bệnh, số lượng động vật mắc bệnh theo từng ngày, thuốc thú y đã sử dụng, ngày bắt đầu sử dụng thuốc để chữa bệnh cho vật nuôi, biện pháp xử lý đối với con vật mắc bệnh; loại mẫu, số lượng mẫu đã gửi xét nghiệm, ngày gửi mẫu và kết quả xét nghiệm (nếu có).
2. Lấy mẫu, xét nghiệm bệnh đăng ký an toàn theo các yêu cầu sau đây:
a) Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo xác suất thống kê; đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã áp dụng phương pháp chọn mẫu theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở không áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc-xin: Thực hiện giám sát bệnh để phát hiện mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên; số lượng mẫu giám sát (hoặc số động vật kiểm tra) theo quy định tại Mục A của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; kết quả xét nghiệm phải bảo đảm 100% số mẫu âm tính (không có tác nhân gây bệnh hoặc không có kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên) đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn; đối với bệnh Lao, kiểm tra 100 số động vật nuôi và kết quả kiểm tra phải bảo đảm 100% âm tính;
c) Cơ sở áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc-xin: Thực hiện giám sát sau tiêm phòng để đánh giá đáp ứng miễn dịch; số lượng mẫu giám sát sau tiêm phòng theo quy định tại Mục B của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; kết quả xét nghiệm phải bảo đảm trên 70% số mẫu có kháng thể đạt mức bảo hộ đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn;
Trường hợp kết quả giám sát sau tiêm phòng không đạt yêu cầu hoặc không thực hiện giám sát sau tiêm phòng, cơ sở được phép áp dụng giám sát bệnh để phát hiện mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên theo quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Cơ quan Thú y vùng thực hiện 01 (một) lần lấy mẫu xét nghiệm để giám sát chủ động đối với cơ sở thuộc diện quản lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;
đ) Chi cục Thú y thực hiện 01 (một) lần lấy mẫu xét nghiệm để giám sát chủ động đối với cơ sở thuộc diện quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này;
e) Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu theo QCVN số 01 - 3: 2011/BNNPTNT được ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
g) Mẫu phải được xét nghiệm tại Phòng thử nghiệm được chỉ định; phản ứng tiêm nội bì do Cơ quan thú y thực hiện;
h) Phương pháp xét nghiệm để giám sát chủ động được thực hiện theo quy định hiện hành tại Tiêu chuẩn Việt Nam - Quy trình chẩn đoán bệnh động vật đối với từng bệnh cụ thể được đăng ký chứng nhận an toàn.
3. Cơ sở chăn nuôi có trách nhiệm thông báo ngay cho chính quyền địa phương, Chi cục Thú y khi có kết quả kiểm tra xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh Mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh Mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
4. Cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh phải thực hiện duy trì Điều kiện của cơ sở theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 của Thông tư này.
1. Đối với cơ sở lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh của bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong ít nhất 12 (mười hai) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.
2. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh lâm sàng của bệnh được chứng nhận an toàn tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.
3. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có ca bệnh của bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 03 (ba) tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng được xử lý hoặc khỏi bệnh.
1. Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
3. Không xảy ra dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
4. Hoạt động thú y trong vùng được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25 và 30 của Luật thú y và các quy định tại Thông tư này; các xã bao quanh tiếp giáp với vùng an toàn dịch bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
1. Các cơ sở chăn nuôi trong vùng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Trường hợp xây dựng vùng an toàn dịch bệnh có sử dụng vắc xin, phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc xin phòng bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 của Luật thú y. Chi cục Thú y xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc xin trên địa bàn.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn theo quy định của Điều 12 của Thông tư này.
1. Các cơ sở chăn nuôi trong vùng thực hiện giám sát theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
2. Chi cục Thú y xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn trên địa bàn, gửi và chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của Cục Thú y, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh động vật.
3. Nội dung của chương trình giám sát dịch bệnh động vật bao gồm:
a) Hình thức giám sát: Giám sát lâm sàng, giám sát sau tiêm phòng hoặc giám sát phát hiện sự có mặt của tác nhân gây bệnh truyền nhiễm đăng ký an toàn;
b) Phương pháp chọn mẫu, loại mẫu, số lượng mẫu, tần suất lấy mẫu, xét nghiệm mẫu;
c) Thu thập, quản lý, phân tích thông tin, dữ liệu;
d) Các biện pháp xử lý kết quả giám sát.
4. Trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Chi cục Thú y, Cục Thú y gửi văn bản cho ý kiến về chuyên môn đối với chương trình giám sát dịch bệnh động vật của địa phương.
1. Đối với vùng lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh của bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 (mười hai) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.
2. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh lâm sàng của bệnh được chứng nhận an toàn trong vùng tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.
3. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có ca bệnh của bệnh được chứng nhận an toàn trong t nhất 03 (ba) tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng được tiêu hủy hoặc khỏi bệnh.
TERRESTRIAL ANIMAL DISEASE-FREE ZONES AND ESTABLISHMENTS
Section 1: REQUIREMENTS TO BE SATISFIED BY TERRESTRIAL ANIMAL DISEASE-FREE ESTABLISHMENTS
Article 6. Requirements for certificate of terrestrial animal disease-free establishment
1. The terrestrial animal disease-free establishment must satisfy all requirements for disease prevention and control for terrestrial animals as specified in Article 7 hereof.
2. It must carry out animal health surveillance as prescribed in Article 8 hereof.
3. No case of terrestrial animal diseases occurs at the establishment as prescribed in Article 9 hereof.
4. Veterinary activities are carried out under regulations in Article 14, Article 15, Clause 1 Article 19, Article 20, Clause 1 Article 25, Clause 9 Article 27, Clause 3 Article 28, Clause 2 Article 29 and Clause 6 Article 30 of the Law on veterinary medicine and regulations herein.
Article 7. Requirements for terrestrial animal disease prevention and control
1. Commune-level animal raising establishments are required to fulfill the requirements set forth in Article 11 hereof.
2. Animal raising establishments are required to fulfill the requirements set forth in Article 14, Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 15 of the Law on veterinary medicine. To be specific:
a) Locations for animal husbandry must be conformable with local planning, or approved by competent authorities, and separate from residential areas, public structures, arterial roads and sources of pollution;
b) There are places for disposal of wastes of animal husbandry, isolation of infectious animals, cleaning and disinfection of equipment;
c) Production or processing areas and animal feeds stores must be separate from toxic chemicals and waste disposal places;
d) Appropriate measures must be taken to prevent the intrusion of other animals into areas where domestic animals are kept;
dd) Cleaning and disinfection measures must be taken in lanes to animal-raising areas;
e) Instruments, equipment and means of transport used in animal husbandry must be properly cleaned and disinfected before they are transported to the establishment and before being used.
g) Water used in animal husbandry must meet requirements set forth in QCVN 01-39:2011/BNNPTNT - National technical regulation on water hygiene criteria using in livestocks husbandry (enclosed with the Circular No. 33/2011/TT-BNNPTNT dated May 16, 2011 by the Minister of Agriculture and Rural Development), or has been properly treated to destroy pathogens causing dangerous infectious diseases to animals;
h) Wastes of animal husbandry must be properly collected and treated in accordance with applicable laws on environmental protection and veterinary medicines;
i) Compulsory preventive measures for animal diseases must be appropriately taken under regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Before being transported to the establishment, animals susceptible to any diseases covered by the claim of disease freedom are required to meet one of the following requirements:
a) They are provided by raising zones or establishments that are recognized to be free from diseases covered by the claim of disease freedom by the establishment;
b) They have been properly examined or tested and certified by a qualified laboratory designated to test diseases covered by the claim of disease freedom (hereinafter referred to as "designated laboratory") not to carry pathogens or antibodies that have been produced by natural infections, for diseases covered by the claim of disease freedom;
c) They have been vaccinated against diseases covered by the claim of disease freedom and this vaccination is still effective.
Article 8. Requirements concerning terrestrial animal health surveillance
1. Animal raising establishments must carry out clinical surveillance of raised animals to early detect infectious diseases. Competent veterinary agencies must be informed of any detection of animals with suspected infectious diseases for sampling and determining pathogens.
a) Examine, monitor and record health status of the herd of animals every week by checking amount of feeds given to animals, abnormalities of respiration, digestion, movement and behavior of animals, and other abnormal symptoms;
b) Keep records of prevention and control of animal diseases, including: Used vaccines and date of vaccination; cleaning and disinfection activities, and disinfectants; time of detection of animal diseases or symptoms, number of animals infected every day, used veterinary drugs, date of starting using veterinary drugs, measures for handling infected animals; types and quantity of samples; sampling date and testing results (if any).
2. Sampling and testing for diseases covered by the claim of disease freedom are made as follows:
a) Samples shall be taken according to probability sampling method; commune-level animal raising establishments shall take samples according to the sampling method described in the Appendix IV enclosed herewith;
b) Animal raising establishments that fail to apply vaccination for prevention of animal diseases shall carry out animal health surveillance so as to detect pathogens or antibodies that have been produced by natural infections; the number of samples taken (or animals to be examined) shall abide by regulations in Section A of the Appendix IV enclosed herewith; all samples tested must be negative (i.e. absence of pathogens or antibodies) for diseases covered by the claim of disease freedom; if tuberculosis is covered by the claim of disease-free status, all animals being raised must be tested and have negative results;
c) Animal raising establishments that prevent animal diseases by vaccination shall carry out animal health surveillance after vaccination so as to determine the herd immunity; the number of samples taken after vaccination shall abide by regulations in Section B of the Appendix IV enclosed herewith; testing results must indicate that more than 70% of samples tested carries antibodies at the required protection and immunity level for diseases covered by the claim of disease freedom;
In case surveillance results are unsatisfactory or an establishment fails to carry out surveillance after vaccination as regulated, it is allowed to carry out animal health surveillance to detect pathogens or antibodies that have been produced by natural infections under regulations in Point b of this Clause;
d) Regional animal health offices shall take samples to serve their active surveillance of animal raising establishments under their management as regulated in Clause 1 Article 3 hereof;
dd) Provincial-level animal health departments shall take samples to serve their active surveillance of animal raising establishments under their management as regulated in Clause 2 Article 3 hereof;
e) Sample collection, storage and shipment are carried out in accordance with QCVN 01-83:2011/BNNPTNT promulgated under the Circular No. 71/2011/TT-BNNPTNT dated October 25, 2011 by the Minister of Agriculture and Rural Development;
g) Samples must be sent to a designated laboratory; intradermal skin test shall be conducted by veterinary agencies;
h) Testing methods for active surveillance of animal diseases are adopted in accordance with Vietnam technical regulations - Diagnostic procedures for each animal disease from which a claim of freedom is made.
3. Animal raising establishments are required to inform local governments and/or provincial-level animal health departments of any testing results showing that tested animals carry pathogens on the List of animal diseases subject to outbreak declaration, or the List of diseases transmissible between animals and humans; concurrently, implement handling measures set forth in regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development on prevention and control of diseases for terrestrial animals.
4. Animal raising establishments granted certificates of disease-free status must maintain their satisfaction of relevant requirements as regulated in Clause 3 Article 50 hereof.
Article 9. Requirements concerning status of terrestrial animal diseases
1. If an establishment applies for a new certificate of animal disease-free status, no case of disease covered by the claim of disease freedom occurred for at least 12 months preceding the date of application.
2. If an establishment has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Point a and Point d Clause 1 Article 47 hereof, or applies for re-issuance of certificate of disease-free status, no clinical case of disease from which it has been certified to be free occurs at the date of application.
3. If an establishment has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Point b and Point c Clause 1 Article 47 hereof, no case of disease from which it has been certified to be free occurred within 03 months after the last infected animal has been properly handled or recovered.
Section 2: REQUIREMENTS TO BE SATISFIED BY TERRESTRIAL ANIMAL DISEASE-FREE ZONES
Article 10. Requirements for certificate of terrestrial animal disease-free zone
1. The terrestrial animal disease-free zone must satisfy all requirements for disease prevention and control for terrestrial animals as specified in Article 11 hereof.
2. It must carry out animal health surveillance as prescribed in Article 12 hereof.
3. No case of terrestrial animal diseases occurs in the zone as prescribed in Article 13 hereof.
4. Veterinary activities are carried out in the zone in accordance with regulations of Articles 14, 15, 19, 20, 25 and 30 of the Law on veterinary medicine and regulations hereof; measures for prevention and control for animal diseases must be implemented in communes surrounding the disease-free zone in accordance with regulations of the law on veterinary medicine.
Article 11. Requirements for terrestrial animal disease prevention and control
1. All animal raising establishments in the zone must implement measures for prevention and control of animal diseases as prescribed in Article 7 hereof.
2. In case of establishment and development of an animal disease-free zone with applying vaccination, plans for vaccination against animal diseases from which claims of freedom are made must be formulated and implemented as regulated in Clause 5 Article 15 of the Law on veterinary medicine. Provincial-level animal health departments shall formulate and submit such plans to competent authorities for approval, and organize implementation of approved ones in local areas.
3. Programs for animal health surveillance with respect of diseases covered by the claim of disease freedom must be properly formulated and implemented in accordance with regulations in Article 12 hereof.
Article 12. Requirements concerning terrestrial animal health surveillance
1. All animal raising establishments in the zone must carry out animal health surveillance as prescribed in Article 8 hereof.
2. Each provincial-level animal health department shall formulate animal health surveillance program for diseases covered by the claim of disease freedom in local area, modify it according to guidelines of the Department of Animal Health of Vietnam, submit it to a competent authority for approval and organize implementation of the approved one.
3. An animal health surveillance program includes:
a) Methods of surveillance: Clinical surveillance, post-vaccination surveillance or surveillance for detection of pathogens causing infectious diseases covered by the claim of disease freedom;
b) Sampling method, type, quantity of samples, sampling frequency and testing;
c) Information collection, management and analysis;
d) Measures for handling surveillance results.
4. Within 15 (fifteen) working days from the receipt of the written request from the provincial-level animal health department, the Department of Animal Health of Vietnam shall give written professional opinions about the animal health surveillance program of that province.
Article 13. Requirements concerning status of terrestrial animal diseases
1. If a zone applies for a new certificate of animal disease-free status, no case of disease covered by the claim of disease freedom occurred for at least 12 months prior to the date of application.
2. If a zone has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Point a and Point d Clause 1 Article 47 hereof, or applies for re-issuance of certificate of disease-free status, no clinical case of disease from which it has been certified to be free occurs at the date of application.
3. If a zone has an expired certificate of disease-free status as prescribed in Point b and Point c Clause 1 Article 47 hereof, no case of disease from which it has been certified to be free occurred within 03 months after the last infected animal has been properly destroyed or recovered.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực