Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT
Số hiệu: | 25/2016/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2016 |
Ngày công báo: | 29/07/2016 | Số công báo: | Từ số 787 đến số 788 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch, thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu; Danh mục đối tượng kiểm dịch; nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
1. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
2. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu
3. Kiểm dịch động vật, sản phẩm trên cạn nhập khẩu
4. Đánh dấu, cấp mã số đối với động vật, niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2016/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016 |
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
Căn cứ Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn Khoản 3 Điều 37 của Luật thú y, cụ thể như sau:
a) Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện miễn kiểm dịch; Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;
b) Nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và động vật, sản phẩm động vật trên cạn mang theo người; đánh dấu, cấp mã số động vật trên cạn, niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nơi cách ly kiểm dịch động vật là khu vực riêng biệt để nuôi giữ động vật trong thời gian nhất định để thực hiện việc kiểm dịch.
2. Nơi cách ly kiểm dịch sản phẩm động vật là kho chứa hàng, phương tiện chứa đựng để bảo quản hàng hóa trong thời gian nhất định để thực hiện việc kiểm dịch.
1. Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện miễn kiểm dịch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trước khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật nội địa), đơn đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:
a) Kiểm tra lâm sàng;
b) Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
d) Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
đ) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;
e) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. Thực hiện thông báo ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển để làm giống, tổng hợp thông báo theo tuần đối với động vật vận chuyển để giết mổ;
g) Trường hợp động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
3. Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:
a) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
b) Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
c) Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 39 của Luật thú y;
d) Thực hiện theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều này.
4. Kiểm dịch động vật tại nơi đến
Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến chỉ thực hiện kiểm dịch trong trường hợp phát hiện:
a) Động vật từ tỉnh khác nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi xuất phát;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật không hợp lệ;
c) Có sự đánh tráo, thêm hoặc bớt động vật khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;
d) Động vật có biểu hiện mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm.
1. Trước khi vận chuyển sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật nội địa, đơn đăng ký theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:
a) Kiểm tra thực trạng hàng hóa; điều kiện bao gói, bảo quản sản phẩm động vật;
b) Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;
d) Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;
đ) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;
e) Trường hợp sản phẩm động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định;
g) Tổng hợp thông báo theo tuần cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển.
3. Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này, từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:
a) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;
b) Thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này;
c) Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 39 của Luật thú y;
d) Thực hiện theo quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này.
4. Kiểm dịch sản phẩm động vật tại nơi đến
Cơ quan kiểm dịch động vật tại nơi đến chỉ thực hiện kiểm dịch sản phẩm động vật trong trường hợp phát hiện:
a) Sản phẩm động vật từ tỉnh khác nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi xuất phát;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ;
c) Có sự đánh tráo, thêm hoặc bớt sản phẩm động vật hoặc thay đổi bao bì chứa đựng sản phẩm động vật khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;
d) Sản phẩm động vật bị biến đổi chất lượng hoặc nghi nhiễm mầm bệnh.
5. Kiểm soát vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh sản phẩm động vật đông lạnh, ướp lạnh làm thực phẩm sau nhập khẩu: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có yêu cầu kiểm dịch, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Cơ quan Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục thú y hoặc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu), đơn đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 2 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.
2. Nội dung kiểm dịch thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật thú y.
3. Trường hợp nước nhập khẩu hoặc chủ hàng không có yêu cầu kiểm dịch: Chủ hàng phải thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này.
1. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:
a) Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu;
b) Kiểm tra triệu chứng lâm sàng đối với động vật; thực trạng hàng hóa, Điều kiện bao gói, bảo quản đối với sản phẩm động vật;
c) Xác nhận hoặc thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu theo yêu cầu của chủ hàng.
2. Đối với động vật, sản phẩm động vật chưa được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này.
1. Trước khi nhập khẩu động vật chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 của Luật thú y tới Cục Thú y (Văn bản đề nghị theo Mẫu 19 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này).
Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.
2. Cục Thú y thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Luật thú y. Văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch của Cục Thú y gửi cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử.
3. Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 của Luật thú y (Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này)
4. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 46 của Luật thú y.
5. Nội dung kiểm dịch:
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:
a) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 của Luật thú y;
b) Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Chuẩn bị nơi cách ly kiểm dịch động vật:
a) Chủ hàng có trách nhiệm bố trí địa điểm cách ly kiểm dịch;
b) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y có trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm để cách ly kiểm dịch động vật.
1. Trước khi nhập khẩu sản phẩm động vật chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này tới Cục Thú y (đối với bột thịt xương sử dụng Mẫu 20 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này).
Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.
2. Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.
3. Nội dung kiểm dịch:
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:
a) Theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Luật thú y;
b) Theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển, kho bảo quản sản phẩm động vật theo quy định.Bổ sung
1. Chủ hàng đăng ký kiểm dịch nhập khẩu trực tiếp tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu khi mang theo người động vật, sản phẩm động vật với số lượng, khối lượng như sau:
a) Động vật: Không quá 02 con với mục đích để nuôi làm cảnh, sinh hoạt trong gia đình hoặc mang theo đi du lịch, công tác, quá cảnh và không thuộc Danh mục động vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định;
b) Sản phẩm động vật: Không quá 05 kg sản phẩm đã qua chế biến dùng làm thực phẩm để tiêu dùng cá nhân và không thuộc Danh mục sản phẩm động vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.
2. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với động vật: Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; kiểm tra lâm sàng động vật; phòng bệnh bằng vắc xin đối với động vật chưa được phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; lấy mẫu xét nghiệm đối với động vật nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
b) Đối với sản phẩm động vật: Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; kiểm tra cảm quan, tình trạng bao gói sản phẩm động vật;
c) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật, sản phẩm động vật đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Lập biên bản và tiêu hủy ngay tại khu vực gần cửa khẩu đối với động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, sản phẩm động vật không đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y;
đ) Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu không hợp lệ, cơ quan kiểm dịch cửa khẩu lập biên bản tạm giữ hàng và xử lý theo quy định.
3. Chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục Thú y theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này khi mang theo người động vật, sản phẩm động vật không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Không mang theo người sản phẩm có nguồn gốc động vật ở dạng tươi sống, sơ chế.
1. Việc kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật để gia công, chế biến hàng xuất khẩu được thực hiện theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu.
2. Sản phẩm động vật trên cạn, bao gồm: Thịt, tai, đuôi, chân, cánh của gia súc, gia cầm nhập khẩu vào Việt Nam để gia công, chế biến hàng xuất khẩu phải được cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu với nội dung: Tên và địa chỉ công ty xuất khẩu; tên và địa chỉ nhà máy sản xuất; tên và địa chỉ công ty nhập khẩu sản phẩm gia công; sản phẩm có nguồn gốc từ động vật thuộc vùng, cơ sở chăn nuôi không có dịch bệnh động vật liên quan đối với loại động vật đó theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE); sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được kiểm tra trước và sau khi giết mổ; sản phẩm được bao gói, bảo quản bảo đảm vệ sinh thú y; mục đích sử dụng để làm thực phẩm cho con người.
3. Chỉ được gia công, chế biến hàng xuất khẩu tại các cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y và đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu.
4. Sản phẩm động vật sau khi gia công, chế biến, khi xuất khẩu phải được kiểm dịch theo quy định về kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu.
1. Động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu làm thực phẩm phải được giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; chất tồn dư gồm: kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng và các chất độc hại khác.
2. Lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm Thông tư này.
Khi phát hiện lô hàng nhập khẩu vi phạm chỉ tiêu được kiểm tra, Cục Thú y thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu, yêu cầu điều tra nguyên nhân, có hành động khắc phục và gửi báo cáo cho Cục Thú y.
1. Trước khi tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật thú y tới Cục Thú y (Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo Mẫu 17 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này). Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.
2. Cục Thú y thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 của Luật thú y. Văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch của Cục Thú y gửi cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu bằng thư điện tử.
3. Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật thú y (Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này).
4. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 49, Điều 50 của Luật thú y.
5. Trường hợp thay đổi cửa khẩu xuất khi lô hàng đã đến cửa khẩu xuất, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu dự kiến tái xuất ban đầu xác nhận về việc đồng ý chuyển sang cửa khẩu khác nếu cửa khẩu tái xuất đã được Cục Thú y chấp thuận trong văn bản hướng dẫn kiểm dịch.
1. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật thú y tới Cục Thú y (Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo Mẫu 18 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này).
Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.
2. Cục Thú y thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
3. Trước khi hàng đến cửa khẩu chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật thú y (Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
4. Trước khi xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan chủ hàng phải gửi hồ sơ khai báo kiểm dịch đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu như sau:
a) Theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 của Luật thú y (Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) đối với sản phẩm động vật nhập khẩu để tiêu thụ trong nước hoặc làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu;
b) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 của Luật thú y (Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 2 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) đối với động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu sang nước khác hoặc tàu du lịch nước ngoài;
5. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch hàng hóa nhập vào kho ngoại quan như sau:
a) Cấp Giấy chứng nhận vận chuyển để chủ hàng vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan;
b) Tại kho ngoại quan, cơ quan kiểm dịch cửa khẩu phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng lô hàng, xác nhận để chủ hàng nhập hàng vào kho ngoại quan.
6. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch hàng hóa xuất ra khỏi kho ngoại quan như sau:
a) Theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này đối với sản phẩm động vật nhập khẩu để tiêu thụ trong nước, Điều 11 của Thông tư này đối với sản phẩm động vật làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu;
b) Theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này đối với sản phẩm động vật xuất khẩu;
c) Trường hợp lô hàng được xuất ra khỏi kho ngoại quan từng phần, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu trừ lùi số lượng hàng trên Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu, lưu bản sao vào hồ sơ kiểm dịch; Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu sẽ được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thu lại và lưu vào hồ sơ của lần xuất hàng cuối cùng của lô hàng.
1. Mẫu hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
3. Các cơ quan kiểm dịch động vật chịu trách nhiệm in ấn, sử dụng mẫu hồ sơ kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành.
4. Tổ chức, cá nhân in, phát hành và sử dụng mẫu hồ sơ trái với quy định tại Thông tư này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
1. Các mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được in bằng mực đen trên giấy in khổ A4, ở giữa có Logo kiểm dịch động vật in chìm, màu đen nhạt, đường kính 12 cm.
2. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được đóng dấu “BẢN GỐC” hoặc “BẢN SAO” bằng mực dấu màu đỏ ở góc bên phải phía dưới “Mẫu: ...” (Mẫu dấu theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này). Số lượng giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành như sau:
a) Bản gốc: 01 lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật, 01 bản giao cho chủ hàng;
b) Bản sao: Căn cứ vào nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có) để cấp tối đa 03 bản sao cho chủ hàng, mỗi nơi giao hàng chỉ cấp 01 bản sao; các bản sao đều sử dụng dấu đỏ của cơ quan thú y có thẩm quyền đã cấp bản gốc.
Trường hợp ủy quyền thì sử dụng mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo Mẫu 12b và Mẫu 12d Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được đóng dấu “ORIGINAL” hoặc “COPY” bằng mực dấu màu đỏ ở góc bên phải phía dưới “Mẫu...” (Mẫu dấu theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này). Số lượng giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành như sau:
a) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu: 03 bản Original (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật, 02 bản giao cho chủ hàng); 02 bản Copy giao cho chủ hàng;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam: 03 bản Original (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập, 02 bản giao cho chủ hàng); 02 bản Copy giao cho chủ hàng trong đó 01 bản được nộp lại cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập sau khi lô hàng đã được tái xuất hết ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và có xác nhận của cơ quan kiểm dịch cửa khẩu xuất); các bản sao đều sử dụng dấu đỏ của cơ quan thú y có thẩm quyền đã cấp bản gốc.
4. Giấy chứng nhận vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu được phát hành 03 bản (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập, 02 bản giao cho chủ hàng).
5. Thời hạn giá trị sử dụng của giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật:
a) Thời hạn giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được tính theo thời gian vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ nơi xuất phát đến nơi đến cuối cùng;
b) Thời hạn giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu có giá trị sử dụng từ 30 đến 60 ngày;
c) Thời hạn giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được tính theo thời gian tối đa cho phép lưu trú tại lãnh thổ Việt Nam.
1. Các loại động vật phải được đánh dấu, cấp mã số khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, xuất khẩu, nhập khẩu gồm: Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, ngựa, lừa, la và lợn.
2. Mã số của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh theo quy định tại Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Mã số của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y theo quy định tại Phụ lục VIIb ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh quy định cụ thể mã số cho từng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là huyện) và thông báo mã số cho Cục Thú y và các chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh trong cả nước.
5. Cục Thú y sẽ bổ sung mã số cho các cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y và chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh mới được thành lập.
6. Niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật: Theo quy định tại Phụ lục VIIc ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, ngựa, lừa, la khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được đánh dấu bằng cách bấm thẻ tai bằng nhựa cao su, thẻ tai được bấm ở mặt trong tai bên phải của gia súc. Thẻ tai được quy định như sau:
a) Thẻ tai màu xanh như hình 1 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này, kích thước 4cm (rộng) x 5 cm (cao); trên thẻ phải ghi rõ mã số, số hiệu của gia súc;
b) Mã số của gia súc gồm: Mã số của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh; mã số huyện (hai chữ số); năm bấm thẻ tai (hai chữ số cuối của năm) và số thứ tự của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).
Cách viết mã số của gia súc trên thẻ tai theo hình 2 tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Mực viết mã số của gia súc trên thẻ tai có màu đen; loại mực không nhòe, khó tẩy xóa.
2. Lợn vận chuyển với mục đích để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm thực hiện theo một trong các biện pháp sau:
a) Bấm thẻ tai theo quy định tại Khoản 1 của Điều này;
b) Xăm mã số tỉnh, mã số huyện và mã số năm ở mặt ngoài, phía dưới tai bên phải của lợn. Việc xăm mã số trên da ở mặt ngoài, phía dưới của tai lợn được quy định như sau:
Hình dáng, kích thước chữ số: Các chữ số dùng để xăm trên tai lợn có thể sử dụng các chữ số theo hình 1a hoặc hình 1b tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; các kim xăm của chữ số có chiều cao là 6 mm (tính từ bề mặt của bàn xăm) và nhọn ở phía đầu; chữ số có bề rộng từ 4 - 8 mm và có chiều cao tương ứng từ 8 - 12 mm;
Mã số trên tai lợn (theo hình 2a hoặc hình 2b tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này) được quy định như sau: 02 (hai) chữ số đầu là mã số của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh; 02 (hai) chữ số tiếp theo là mã số của huyện (nơi lợn xuất phát hoặc nơi cách ly để kiểm dịch) và 02 (hai) chữ số cuối cùng là 02 (hai) chữ số cuối của năm thực hiện việc xăm mã số;
c) Mực sử dụng để xăm mã số trên da lợn phải bảo đảm an toàn thực phẩm, không được mất màu.
3. Lợn vận chuyển đến các cơ sở giết mổ phải thực hiện biện pháp niêm phong phương tiện vận chuyển bằng kẹp chì hoặc dây niêm phong có mã số, số hiệu.
4. Gia súc đã được đánh dấu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 của Điều này thì không phải đánh dấu lại khi kiểm dịch vận chuyển đi tiêu thụ nếu mã số, số hiệu của gia súc không bị mất màu mực.
5. Gia súc sau khi kiểm dịch đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật lập bảng kê mã số, số hiệu của gia súc (theo mẫu Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.
1. Gia súc xuất khẩu, nhập khẩu phải được đánh dấu bằng cách bấm thẻ tai bằng nhựa cao su, thẻ tai được bấm ở mặt trong tai bên phải của gia súc.
2. Thẻ tai màu vàng có hình dáng theo hình 3 tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; trên thẻ tai phải ghi rõ mã số, số hiệu của gia súc.
3. Mã số, số hiệu của gia súc gồm: Mã số của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y; mã số của tỉnh (nơi cách ly gia súc để kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi xuất phát đối với gia súc xuất khẩu); năm cấp thẻ tai và số hiệu của gia súc.
4. Mực viết mã số, số hiệu của gia súc trên thẻ tai theo quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 21 Thông tư này.
5. Cách viết mã số, số hiệu của gia súc trên thẻ tai (hình 4, Phụ lục VIII, ban hành kèm theo Thông tư này) được quy định cụ thể như sau:
a) Hàng trên gồm: Mã số của cơ quan kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu; 02 (hai) chữ số tiếp theo là mã số của tỉnh (nơi cách ly gia súc để kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi xuất phát đối với gia súc xuất khẩu); 02 (hai) chữ số cuối cùng là 02 (hai) chữ số cuối của năm cấp thẻ tai;
Trường hợp gia súc nhập khẩu không phải nuôi cách ly kiểm dịch thì sử dụng mã số của tỉnh nơi có cửa khẩu làm thủ tục kiểm dịch nhập khẩu gia súc;
b) Hàng dưới là số hiệu của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).
6. Gia súc sau khi kiểm dịch bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật lập bảng kê mã số, số hiệu của gia súc (theo mẫu Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.Bổ sung
1. Trách nhiệm của Cục Thú y:
a) Hướng dẫn các cơ quan kiểm dịch động vật tổ chức thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại Thông tư này;
b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu;
c) Hướng dẫn in ấn, sử dụng mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
d) Hướng dẫn về tiêu chuẩn, tổ chức đào tạo, tập huấn, cấp thẻ kiểm dịch viên động vật cho cán bộ được ủy quyền thực hiện việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh;
đ) Chủ trì tổ chức thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật thú y;
e) Định kỳ, đột xuất kiểm tra đối với cơ quan kiểm dịch động vật nội địa, kiểm dịch viên được ủy quyền trong việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh;
g) Công bố Danh sách các cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh trong cả nước.
2. Trách nhiệm của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y:
a) Tổ chức thực hiện kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Thông tư này;
b) Đối với cơ sở giết mổ động vật; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật với mục đích để xuất khẩu được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm tra, giám sát, nếu cơ sở có nhu cầu tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu sang những nước không có yêu cầu về kiểm dịch xuất khẩu thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu quản lý cơ sở đó cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định về kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
3. Trách nhiệm của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh:
a) Tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi tỉnh quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Cục Thú y;
b) Phối hợp với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch động vật giống nhập khẩu;
c) Tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Thông tư này tại các cửa khẩu được ủy quyền;
d) Ủy quyền cho kiểm dịch viên động vật thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi tỉnh theo đúng quy định của pháp luật;
đ) Chịu trách nhiệm về việc ủy quyền và thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với cán bộ được ủy quyền;
e) Thông báo cho các cơ quan, ban ngành liên quan danh sách cán bộ được ủy quyền thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
g) Công bố và báo cáo Cục Thú y danh sách các cơ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố đã thực hiện giám sát dịch bệnh, phòng bệnh bằng vắc xin còn thời gian miễn dịch bảo hộ; các cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; các cơ sở sơ chế, chế biến được giám sát vệ sinh thú y.
a) Chấp hành các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
b) Thanh toán các chi phí kiểm dịch, xét nghiệm; các khoản chi phí thực tế cho việc xử lý, tiêu hủy lô hàng không đạt yêu cầu (nếu có) theo quy định hiện hành.
Các loại mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước theo quy định tại Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26 tháng 12 năm 2005 và Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được in ấn được phép sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2017.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
2. Thông tư này thay thế các văn bản sau:
a) Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch;
b) Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện và miễn kiểm dịch;
c) Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y (Quyết định số 86);
d) Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y (Quyết định số 15);
đ) Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy định về việc đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu;
e) Quyết định số 70/2006/QĐ-BNN ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu;
g) Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 86;
h) Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 15;
i) Thông tư số 57/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung một số điều của Quyết định số 15.
3. Bãi bỏ Điều 1 của Thông tư số 53/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/9/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 86 và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 25/2016/TT-BNNPTNT |
Hanoi, 30 June 2016 |
PROVIDING FOR THE QUANRANTINE OF TERRESTRIAL ANIMALS AND ANIMAL PRODUCTS
Pursuant to the Law on Animal Health No.79/2015 / QH13 dated 19/06/2015;
Pursuant to the Law on Food Safety No. 55/2010 / QH12 dated 17/6/2010;
Pursuant to Decree No. 199/2013 / ND-CP dated 26/11/2013 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
At the request of the Director of Department of Animal Health,
The Minister of Agriculture and Rural Development issues this Circular providing for the quarantine of terrestrial animals and animal products.
Article 1. Scope of regulation and subject of application
1. Scope of regulation
This Circular guides the provisions in Paragraph 3, Article 37 of the Law on Animal Health as follows:
a) The List of terrestrial animals and animal products subject to the quarantine; the List of terrestrial animals and animal products subject to non-quarantine; the List of terrestrial animals and animal products subject to the analysis of risks before imported into Vietnam; the List of subjects of quarantine of terrestrial animals and animal products;
b) The content and dossier on quarantine of terrestrial animals and animal products transported out of the provincial areas; for export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer, bonded warehouse transfer, transit in the territory of Vietnam and terrestrial animals and animal products carried along; marking and issue of code of terrestrial animals, seal of means of transportation and containers of terrestrial animals and animal products subject to the quarantine.
2. Subjects of application
This Circular applies to the organizations and individuals pertaining to the production, trading and transportation out of the provincial areas; export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer, bonded warehouse transfer, transit in the territory of Vietnam of the terrestrial animals and animal products.
Article 2. Interpretation of terms
In this Circular, the terms below are construed as follows:
1. Place of animal isolation for quarantine is a separate area to keep the animals within a definite time for quarantine.
2. Place of isolation for quarantine of animal products is the warehouse and containers for storage of commodities within a definite time for quarantine.
Article 3. List of terrestrial animals and animal products subject to the quarantine; List of terrestrial animals and animal products subject to non-quarantine; List of subjects of quarantine of terrestrial animals and animal products; List of terrestrial animals and animal products subject to the analysis of risks before imported into Vietnam;
1. The List of terrestrial animals and animal products subject to the quarantine is specified in the Appendix I issued with this Circular.
2. The List of terrestrial animals and animal products subject to the non- quarantine is specified in the Appendix II issued with this Circular.
3. The List of subjects of quarantine of terrestrial animals and animal products is specified in the Appendix III issued with this Circular.
4. The List of terrestrial animals and animal products subject to the analysis of risks before imported into Vietnam is specified in Appendix IV issued with this Circular.
QUARANTINE OF TERRESTRIAL ANIMALS AND ANIMAL PRODUCTS
Section 1. QUARANTINE OF TERRESTRIAL ANIMALS AND ANIMAL PRODUCTS TRANSPORTED OUT OF THE PROVINCIAL AREAS
Article 4. Quarantine of terrestrial animals transported out of the provincial areas
1. Before transporting the animals out of the provincial areas, the commodity owners must make registration with the provincial-level Branch having functions of specialized veterinary management or the authorized Station under such Branch (hereafter referred to as the domestic animal quarantine body) and prepare the application for quarantine registration under the Form No.1, Appendix V issued with this Circular.
2. The content of quarantine towards the animals coming from the facilities as stipulated in Paragraph 1, Article 37 of the Law on Animal Health, the domestic animal quarantine body shall:
a) Perform the clinical check;
b) Take specimen for disease testing as stipulated in Appendix XI issued with this Circular;
c) Lead and seal the vehicles containing or transporting the animals;
d) Provide instructions and monitor the commodity owners’ disinfection of vehicles containing or transporting the animals;
dd) Issue of Certificate of quarantine;
e) Inform the domestic animal quarantine body of the place of arrival by email or fax of the following information: Certificate of quarantine number, date of issue, amount of commodity, use purpose, plate number of means of transportation; give a notice right after the issue of Certificate of quarantine towards the animals transported for breed and give a notice on a weekly basis towards the animals transported for slaughtering;
g) Where the animals do not ensure the veterinary hygiene requirements, the animal quarantine body shall not issue the Certificate of quarantine and handle the case according to regulations.
3. The content of quarantine towards the animals which come from the facilities which are recognized to have disease free status or are under disease surveillance with free pathogen or receive the prophylactic vaccines which still have the time of protective immunity with the diseases specified in Appendix XI issued with this Circular. The domestic animal quarantine body shall:
a) Lead and seal the vehicles containing or transporting the animals;
b) Provide instructions and monitor the commodity owners’ disinfection of vehicles containing or transporting the animals;
c) Comply with the provisions specified under Point b, Paragraph 2, Article 39 of the Law on Animal Health;
d) Comply with the provisions specified under Point e, Paragraph 2 of this Article.
4. Quarantine of animals at place of arrival
The domestic animal quarantine body at place of arrival only carries out the quarantine in case of detecting:
a) The animals from other provinces without Certificate of quarantine from the domestic animal quarantine body at place of departure;
b) The invalidity of the Certificate of quarantine of animal;
c) Fraudulent exchange, increase or decrease of animals without permission from the animal quarantine body;
d) The animals with signs of disease or with suspected disease.
Article 5. Quarantine of terrestrial animal products transported out of the provincial areas
1. Before transporting the animal products out of the provincial areas, the commodity owners must make registration with the animal quarantine body and prepare the application for quarantine registration under the Form No.1, Appendix V issued with this Circular.
2. The content of quarantine towards the animals coming from the facilities as stipulated in Paragraph 1, Article 37 of the Law on Animal Health, the domestic animal quarantine body shall:
a) Check the present condition of commodity; packaging and storage of animal products;
b) Take specimen for disease testing as stipulated in Appendix XI issued with this Circular;
c) Lead and seal the vehicles containing or transporting the animal products;
d) Provide instructions and monitor the commodity owners’ disinfection of vehicles containing or transporting the animal products;
dd) Issue the Certificate of quarantine;
e) Where the animal products do not ensure the veterinary requirements, the animal quarantine body shall not issue the Certificate of quarantine and handle the case according to regulations.
g) Summarize and give a notice on a weekly basis to the domestic animal quarantine body at the place of arrival by email or fax of the following information: Certificate of quarantine number, date of issue, type of commodity, amount, use purpose, plate number of means of transportation.
3. The content of quarantine towards the animal products which come from the facilities which are recognized to have disease free status or are under disease surveillance with free pathogen or receive the prophylactic vaccines which still have the time of protective immunity with the diseases specified in Appendix XI issued with this Circular, from the preliminary treatment and processing facilities which are inspected for veterinary hygiene on a regular basis. The domestic animal quarantine body shall:
a) Lead and seal the vehicles containing or transporting the animal products;
b) Comply with the provisions specified under Point e, Paragraph 2 of this Article.
c) Comply with the provisions specified under Point the domestic animal quarantine body, Article 39 of the Law on Animal Health;
d) Comply with the provisions specified under Point g, Paragraph 2 of this Article.
4. Quarantine of animal products at place of arrival
The animal quarantine body at place of arrival only carries out the quarantine of animal products in case of detecting:
a) The animal product from other provinces without Certificate of quarantine from the domestic animal quarantine body at place of departure;
b) The invalidity of the Certificate of quarantine;
c) Fraudulent exchange, increase or decrease of animal products or change of packaging without permission from the animal quarantine body;
d) Animal products with change of quality or with suspected pathogens.
5. Control of transportation of frozen or refrigerated animal products out of the provincial areas for food after import: Comply with the provisions specified in the Appendix XIII issued with this Circular.
Section 1. QUARANTINE OF TERRESTRIAL ANIMALS AND ANIMAL PRODUCTS FOR EXPORT
Article 6. Quarantine of terrestrial animals and animal products for export
1. Before exporting the terrestrial animals and animal products with required quarantine, the commodity owner must register the quarantine with the area animal health Body, the area animal quarantine Branch under the Department of Animal Health or provincial-level Branch having functions of specialized veterinary management authorized by the Department of Animal Health (hereafter referred to as animal quarantine body at border gate) and prepare application for quarantine registration under the Form No.02, Appendix V issued with this Circular.
Way to send dossier: Send by post or email or fax and then send the original or send the dossier personally.
2. The content of quarantine shall comply with the provisions in Article 42 of the Law on Animal Health.
3. Where the importing country or the commodity owner does not require the quarantine: The commodity owner must carry out the quarantine upon transportation out of the provincial areas as stipulated in Article 4 and 5 of this Circular.
Article 7. Control of terrestrial animals and animal products to be exported at the export border gate
1. The animal quarantine body at border gate shall:
a) Check the Certificate of quarantine for export;
b) Check the clinical symptoms of animals, packaging and storage condition for the animal products;
c) Make certification or issue or change of Certificate of quarantine for export as required by the commodity owner.
2. For the animals and animal products not yet issued with Certificate of quarantine for export, the animal quarantine body at border gate shall comply with the provisions in Article 4 and 5 of this Circular.
Section 3. QUARANTINE OF TERRESTRIAL ANIMALS AND ANIMAL PRODUCTS FOR IMPORT
Article 8. Quarantine of imported animals
1. Before importing the animals, the commodity owner shall send 01 dossier on quarantine registration as stipulated in Paragraph 1, Article 45 of the Law on Animal Health to the Department of Animal Health (the written request is made under the Form No.19 of Appendix V issued with this Circular).
Way to send dossier: Send by post or email or fax and then send the original or send the dossier personally.
2. The Department of Animal Health shall comply with the provisions in Paragraph 2, Article 46 of the Law on Animal Health. The written approval and instructions on quarantine of the Department of Animal Health shall be sent to the commodity owner and the animal quarantine body at border gate by email.
3. After getting the approval from the Department of Animal Health, the commodity owner shall make the quarantine declaration with the animal quarantine body at border gate according to the provisions in Paragraph 2, Article 45 of the Law on Animal Health (Form No.3 of Appendix V issued with this Circular).
4. The animal quarantine body at border gate shall comply with the provisions specified in Paragraph 3, Article 46 of the Law on Animal Health.
5. Content of quarantine:
The animal quarantine body at border gate shall:
a) Comply with the provisions in Paragraph 1, Article 47 of the Law on Animal Health.
b) Take specimen for disease testing as stipulated in Appendix XII issued with this Circular;
6. Prepare the place for animal isolation and quarantine:
a) The commodity owner shall arrange the place for animal isolation and quarantine;
b) The animal quarantine body at border gate and the Center for Veterinary Sanitary Inspection shall inspect the veterinary sanitary conditions to ensure the animal isolation and quarantine.
Article 9. Quarantine of imported animal products
1. Before importing the animal products, the commodity owner shall send 01 dossier on quarantine registration as stipulated in Paragraph 1, Article 8 of this Circular to the Department of Animal Health (for meat and bone meal, use the Form No.20 of Appendix V issued with this Circular).
Way to send dossier: Send by post or email or fax and then send the original or send the dossier personally.
2. Comply with the provisions on Paragraph 2, 3 and 4, Article 8 of this Circular.
3. Content of quarantine:
The animal quarantine body at border gate shall:
a) Comply with the provisions specified in Paragraph 2, Article 47 of the Law on Animal Health;
b) Comply with the provisions specified in Appendix XII issued with this Circular.
c) Check the veterinary sanitary conditions of means of transportation and storage of animal products according to regulations.
Article 10. Quarantine of imported animals and animal products carried along
1. The commodity owners shall register the quarantine personally at the animal quarantine body at border gate when carrying along the animals and animal products with the amount and quantity as follows:
a) Animals: No more than 02 units for ornament or for family activities or carried along upon traveling, going on business or transit and not subject to the List of animals banned from import and export according to regulations;
b) Animal products: No more than 05 kg of processed products as food for personal use and not subject to the List of animals banned from import and export according to regulations;
2. The quarantine of animals and animal products specified in Paragraph 1 of this Article is carried out as follows:
a) For animals: Check the Certificate of quarantine of exporting country; clinically check the animals; provide prophylaxis vaccine for the animals which are not prophylactic for dangerous infectious diseases; take specimen of animals suspected with dangerous infectious diseases;
b) For animal products: Check the Certificate of quarantine of exporting country; appearance and packaging condition of animal product;
c) Issue the Certificate of import quarantine for the animals and animal products that have met the veterinary sanitary requirements.
d) Make a record and destroy immediately at the area near the border gate the animals caught with dangerous infectious diseases and the animal products that have not met the veterinary sanitary requirements.
dd) Where the Certificate of quarantine of exporting country is invalid, the quarantine body at border gate shall make a record to temporarily seize the commodities and handle the case according to regulations.
3. The commodity owners must register the import quarantine with the Department of Animal Health as stipulated in Paragraph 1, Article 8 of this Circular when carrying along the animals or animal products not subject to the provisions in Paragraph 1 of this Article.
4. Do not carry along the products of animal origin which are fresh or preliminarily treated.
Article 11. Quarantine of imported animals and animal products for processing the imported commodities
1. The quarantine of imported animals and animal products for processing the imported commodities is carried out according to the regulations on quarantine of imported animals and animal products.
2. The terrestrial animal products, including: Meat, ears, tail, leg, wing of cattle and poultry imported into Vietnam for processing the exported products must be quarantined by the animal health body of the exporting country and issued with the Certificate of export quarantine with the contents: Name and address of exporting company; name and address of production plants; name and address of the company importing the processed products and products of animal origin within the areas and raising facilities without the relevant animal disease for those types of animal according to the regulations of the World Organisation for Animal Health (OIE); the products of animal origin that must be tested before and after slaughtering; the products that are packaged and stored to ensure the veterinary sanitation; the terrestrial animal products are used as food for human being.
3. Only carry out the processing of imported products at the production facilities which have been issued with the Certificate of veterinary sanitary condition and meet the requirements of the importing country.
4. After being processed, the animal products must be quarantine in accordance with the regulations on quarantine of exported animal products upon export.
Article 12. Testing and monitoring of infectious pathogens and residue of toxic substances of animals and animal products imported for food
1. The animals and animal products imported for food must be monitored for their infectious pathogens and residue of hazardous substances, including: heavy metal, pesticide, veterinary medication, growth stimulant and other toxic substances.
2. Take specimen to monitor the indicators as stipulated in Appendix XII issued with this Circular.
Article 13. Notice of violation
When detecting the violation of indicators of the imported batch of commodity, the Department of Animal Health shall give a written notice to the competent animal health Body of the exporting country to request the investigation of cause and take remedial actions and send report to the Department of Animal Health.
Section 4. QUARANTINE OF TERRESTRIAL ANIMALS AND ANIMAL PRODUCTS TEMPORARILY IMPORTED FOR RE-EXPORTED, BORDER GATE TRANSFER, BONDED WAREHOUSE TRANSFER AND TRANSIT IN THE TERRITORY OF VIETNAM
Article 14. Quarantine of terrestrial animals and animal products temporarily imported for re-exported, border-gate transfer, bonded warehouse transfer and transit in the territory of Vietnam
1. Before carrying out the temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer and transit in the territory of Vietnam of the animals and animal products, the commodity owner shall send 01 dossier on quarantine registration as stipulated in Paragraph 1, Article 48 of the Law on Animal Health to the Department of Animal Health (the written request for quarantine instructions is prepared under the Form No.17 of Appendix V issued with this Circular). The way to send the dossier is by post, email or fax and then send the original or send the dossier personally.
2. The Department of Animal Health shall comply with the provisions in Paragraph 2, Article 49 of the Law on Animal Health. The written approval and quarantine instruction from the Department of Animal Health shall be sent to the commodity owner and the animal quarantine body at border gate by email.
3. After getting the approval from the Department of Animal Health, the commodity owner shall make quarantine declaration with the animal quarantine body at border gate as stipulated in Paragraph 2, Article 48 of the Law on Animal Health (the quarantine declaration is prepared under the Form 03 in Appendix V issued with this Circular).
4. The animal quarantine body at border gate shall comply with the provisions in Paragraph 3, Article 49 and 50 of the Law on Animal Health.
5. In case of change of export border gate when the batch of commodity is transported to the export border gate, the animal quarantine body at the border gate of initial expected re-export shall confirm the consent to transfer to another border gate if the re-export border gate has been approved by the Department of Animal Health in the written quarantine instruction.
Article 15. Quarantine of animals and animal products taken into and out of bonded warehouse
1. The commodity owner shall send 01 dossier on quarantine as stipulated in Paragraph 1, Article 48 of the Law on Animal Health to the Department of Animal Health (the written request for quarantine instructions is prepared under the Form No.17 of Appendix V issued with this Circular).
Way to send dossier: Send by post or email or fax and then send the original or send the dossier personally.
2. The Department of Animal Health shall comply with the provisions in Paragraph 2, Article 14 of this Circular.
3. Before the commodities are transported to the border gate, the commodity owner shall send 01 dossier on quarantine declaration as stipulated in Paragraph 2, Article 48 of the Law on Animal Health (the quarantine declaration is prepared under the Form No.03 of Appendix V issued with this Circular) to the animal quarantine body at border gate.
4. Before taking the commodities out of the bonded warehouse, the commodity owner shall send the dossier on quarantine declaration to the animal quarantine body at border gate as follows:
a) As stipulated in Paragraph 2, Article 45 of the Law on Animal Health (the quarantine declaration is prepared under the Form No.03 of Appendix V issued with this Circular) for the animal products imported for domestic consumption or as processing material or food processing for export;
b) As stipulated in Paragraph 1, Article 42 of the Law on Animal Health (the quarantine declaration is prepared under the Form No.02 of Appendix V issued with this Circular) for the animals and animal products exported to other countries or foreign cruise ships;
5. The animal quarantine body at border gate shall carry out the quarantine of commodities taken into the bonded warehouse as follows:
a) Issues the Certificate of transportation to the commodity owners to transport their commodities from the import border gate to the bonded warehouse;
b) At the bonded warehouse, the animal quarantine body at border gate shall coordinate with the customs authorities to check the present condition of the batch of commodity and make confirmation so that the commodity owner can take their commodities to the bonded warehouse.
6. The animal quarantine body at border gate shall carry out the quarantine of commodities taken out of the bonded warehouse as follows:
a) As stipulated in Article 9 of this Circular for the animal products imported to be consumed in the country, Article 11 of this Circular for the animal products used as processing material or food processing for export;
b) As stipulated in Article 7 of this Circular for the exported animal products;
c) Where the batch of commodity is taken out of the bonded warehouse in part, the animal quarantine body at border gate shall make reconciliation of amount of commodities in the original Certificate of quarantine of the exporting country, keep a copy in the quarantine dossier. The original Certificate of quarantine of the exporting country shall be recovered by the animal quarantine body at border gate and kept in the dossier of the last export of the batch of commodity.
Section 5. QUARANTINE OF TERRESTRIAL ANIMALS FOR DISPLAY IN FAIR, EXHIBITION, ART PERFORMANCE, SPORTS COMPETITION; QUARANTINE OF TERRESTRIAL ANIMAL PRODUCTS FOR DISPLAY IN FAIR, EXHIBITION, SENDING AND RECEIPT OF SPECIMEN
Article 16. Quarantine of terrestrial animals for display in fair, exhibition, art performance and sports competition; quarantine of terrestrial animal products for display in fair and exhibition
Comply with the provisions in Article 51 of the Law on Animal Health.
Article 17. Transport of specimen
Comply with the provisions in Article 52 of the Law on Animal Health and use the Form No.05 of Appendix V issued with this Circular.
Section 6. FORM OF DOSSIER ON QUARANTINE OF ANIMALS AND ANIMAL PRODUCTS
Article 18. Form of dossier on quarantine of animals and animal products
1. The form of dossier on quarantine registration of animals and animal products shall comply with the provisions specified in Appendix V issued with this Circular.
2. The form of dossier on quarantine of animals and animal products is uniformly used on a national scale.
3. The animal quarantine bodies shall make the printing and use the form of dossier on quarantine according to the current regulations.
4. The organizations and individuals that make the printing, issue and use the form of dossier in contradiction with the provisions in this Circular shall take responsibility before law.
Article 19. Management and use of Certificate of quarantine of animals and animal products
1. The forms of Certificate of quarantine of animals and animal products are printed in black ink on paper A4 with imprinted and black logo of animal quarantine 12 cm in diameter.
2. The Certificate of quarantine of animals and animal products transported out of the provincial areas shall be affixed with seal “ORIGINAL” or “COPY” in red ink in the lower right corner of the “Form:…” (The seal form is specified in Appendix VI issued with this Circular). The number of Certificates of quarantine is issued as follow:
a) The original: 01 original is kept at the animal quarantine body, 01 original is delivered to the commodity owner;
b) The copy: Based on the place of delivery of commodity during the transportation (if any) to issue a maximum of 03 copies to the commodity owner, only 01 copy is issued to each place of delivery of commodity; all copies use the red seal of the competent animal health body which has issued the original.
In case of authorization, the form of Certificate of quarantine of animals and animal products transported out of the provincial areas is used as the Form No.12b and 12d of Appendix V issued with this Circular.
3. The Certificate of quarantine of animals and animal products for export, import, temporary import for re-export, border-gate transfer, bonded warehouse transfer, transit in the territory of Vietnam is affixed with seal “ORIGINAL” hoặc “COPY” in red ink in the lower right corner of the “Form…”(The seal form is specified in Appendix VI issued with this Circular). The number of Certificates of quarantine is issued as follow:
a) The Certificate of quarantine of animals and animal products for export, import: 03 originals (01 original is kept at the animal quarantine body, 02 originals are delivered to the commodity owner); 02 copies are delivered to the commodity owner;
b) The Certificate of quarantine of animals and animal products for temporary import for re-export, border-gate transfer, bonded warehouse transfer, transit in the territory of Vietnam: 03 originals (01original is kept at the animal quarantine body, 02 originals are delivered to the commodity owner); 02 copies are delivered to the commodity owner of which 01 copy is re-submitted to the animal quarantine body at import border gate after the batch of commodity has been re-exported out of the territory of Vietnam with the confirmation of the animal quarantine body at export border gate); all copies use the red ink of the competent animal health body which has issued the original.
4. The Certificate of transportation of imported animals and animal products is issued in three copies (01 copy is kept at the animal quarantine body at import border gate, 02 copies are delivered to the commodity owner).
5. The validity period of the Certificate of quarantine of animals and animal products:
a) The validity period of the Certificate of quarantine of animals and animal products transported out of the provincial areas is calculated by the time of transportation of animals and animal products from the place of departure to the destination.
b) The validity period of the Certificate of quarantine of imported and exported animals and animal products is from 30 to 60 days;
c) The validity period of the Certificate of quarantine of imported and exported animals for temporary import for re-export, border-gate transfer, bonded warehouse transfer, transit in the territory of Vietnam is calculated by the maximum time allowed to stay in the territory of Vietnam.
MARKING AND ISSUING THE CODE OF ANIMALS, SEALING THE MEANS OF TRANSPORTATION AND CONTAINERS OF ANIMALS AND ANIMAL PRODUCTS SUBJECT TO THE QUARANTINE
Article 20. General provisions on marking and issuing the code of animals, sealing the means of transportation and containers of animals and animal products
1. The animals that must be marked and issued with code upon transported out of the provincial areas, exported and imported comprise of: Buffalo, cow, goat, sheep, deer, horse, donkey, mule and pig.
2. The code of the provincial-level Branch having functions of specialized veterinary management as stipulated in Appendix VIIa issued with this Circular.
3. The code of the animal quarantine body at border gate of the Department of Animal Health as stipulated in Appendix VIIb issued with this Circular.
4. The provincial-level Branch having functions of specialized veterinary management shall specify the code for each district, town and provincial city (hereafter referred to as district) and notify the code to the Department of Animal Health and the provincial-level Branches having functions of specialized veterinary management in the country.
5. The Department of Animal Health shall add the code for the animal quarantine bodies at border gate under its management and the provincial-level Branches having functions of specialized veterinary management newly established.
6. Seal the means of transportation and container of animals and animal products: as stipulated in Appendix VIIC issued with this Circular.
Article 21. Marking the animals transported out of the provincial areas
1. When the buffalo, cow, goat, sheep, deer, horse, donkey and mule are transported out of the provincial areas, they must be marked with plastic ear tags. The ear tag is pressed on the inside of the right ear of cattle. The ear tag is defined as follows:
a) The blue ear tag is shown in figure 1 in Appendix VIII issued with this Circular, size: 4 cm (width) x 5 cm (height); there must be the code and number of the cattle on the tag;
b) The code of cattle consists of the code of provincial-level Branch having functions of specialized veterinary management; district code (02 digits); year of ear tagging (the 02 last digits of the year) and the ordinal number of cattle (calculated from 000001 to 999999).
The way to write the code of cattle on the card is specified in Figure 2 in Appendix VIII issued with this Circular;
c) The ink used to write the code of cattle is in black color without blurring and erasure.
2. The pigs transported for breeding purpose or commercial products shall comply with one of the following measures:
a) Ear tagging is done as stipulated in Paragraph 1 of this Article;
b) Tattoo the code of province, district and year on the outside under the right ear of pig. The tattooing of code on the outer skin under the right ear of pig is specified as follows:
The shape and size of digit: The digits used for tattooing on the pig ear are specified in figure 1a or 1b in Appendix VIII issued with this Circular; the needles used to tattoo digits are 6 mm high (from the surface of the tattooing table) and pointed; the digit is 4 – 8 mm wide and 8 – 12 mm high.
The code on pig ear (as in Figure 2a or 2b in Appendix VIII issued with this Circular) is specified as follows: 02 (two) first digits as the code of the provincial-level Branch having functions of veterinary management; 02 (two) next digits as the code of district (place of departure or isolation for quarantine of pig) and the 02 (two) last digits as the 02 (two) last digits of the year to tattoo the code.
c) The ink used to tattoo the code on pig skin must ensure the food safety or no color fading.
3. The means of transportation used to transport pig to the slaughtering facilities must be lead or sealed with seal strip bearing code and number.
4. The cattle which are marked as stipulated in Paragraph 1 and 2 of this Article shall not have to mark again upon quarantine for transportation for consumption if the ink color of cattle code and number is not faded.
5. If the cattle meet the veterinary sanitary requirements after quarantine, the animal quarantine body shall make a list of their code and number (under the form in Appendix IX issued with this Circular) and send with the certificate of quarantine of animals.
Article 22. Marking the imported and exported cattle
1. The imported and exported cattle must be marked with plastic ear tag on the inside of their right ear.
2. The yellow ear tag is shown in figure 3 in Appendix VIII issued with this Circular; there must be the code and number of the cattle on the tag;
3. The code and number of cattle consist of the code of animal quarantine body at border gate of the Department of Animal Health; code of province (place of animal isolation for quarantine for export and import or place of departure of exported animals); year of issuing ear tag and number of cattle.
4. The ink used to write the code and number of cattle on the ear tag is specified under the Point c, Paragraph 1, Article 21 of this Circular.
5. The way to write the code and number of cattle on ear tag (figure 4, Appendix VIII issued with this Circular) is specified as follows:
a) The upper line consists of the code of imported and exported animal quarantine body; 02 (two) next digits as the code of province (place of animal quarantine for import and export or place of departure for exported cattle); 02 (two) last digits are the 02 (two) last digits of the year of issuing ear tag.
Where the imported cattle do not have to be raised in isolation for quarantine, the code of the province which has the border gate which carry out the quarantine procedures for cattle import.
b) The lower line is the number of the cattle (from 000001 to 999999).
6. After being quarantined, the cattle must ensure the veterinary sanitary requirements, the animal quarantine body shall make a list of code and number of cattle (under the form in Appendix IX issued with this Circular) with the Certificate of quarantine of animals.
Article 23. Responsibilities of organizations and individuals
1. Responsibilities of Department of Animal Health:
a) Provides instructions to the animal quarantine bodies to carry out the quarantine of animals and animal products in accordance with the provisions in this Circular.
b) Provides instructions to the organizations and individuals to carry out the quarantine of imported animals and animal products;
c) Provides instructions on printing and use of form of dossier on animals and animal products;
d) Provides instructions on standards, organization of training and issue of quarantine officer card to the officials who are authorized to carry out the quarantine and issue the certificate of animals and animal products that are transported out of the provincial areas;
dd) Takes charge of implementing the provisions under Point a of Paragraph 1 and Point a of Paragraph 2 of Article 59 of the Law on Animal Health;
e) Carries out the regular and irregular inspection towards the domestic animal quarantine body, the quarantine officer shall be authorized in quarantine and issue of certificate of quarantine of animals and animal products transported out of the provincial areas;
g) Announces the List of facilities recognized to have the disease free status in the country.
2. Responsibilities of animal quarantine body at border gate under the management of the Department of Animal Health:
a) Carries out the quarantine and issues Certificate of quarantine of animals and animal products for export, import, temporary import for re-export, border-gate transfer, bonded warehouse transfer, transit in the territory of Vietnam in accordance with the provisions in this Circular;
b) For animal slaughtering facilities, preliminary treatment and processing facilities of animal products for export which are inspected and monitored by the animal quarantine body at border gate. If the facilities have need for domestic consumption or export to the countries which do not require the export quarantine, the animal quarantine body at border gate which manages those facilities shall issue the Certificate of quarantine according to the quarantine of animal products transported out of the provincial areas.
3. Responsibilities of provincial-level Branch having functions of specialized veterinary management
a) Carries out the quarantine of animals and animal products transported out of province in accordance with the provisions in this Circular and the instructions of the Department of Animal Health;
b) Coordinates with the animal quarantine body at border gate under the Department of Animal Health to inspect the veterinary sanitary conditions of the place of isolation for quarantine of imported animal breed;
c) Carries out the quarantine of animals and animal products for export, import, temporary import for re-export, border-gate transfer, bonded warehouse transfer, transit in the territory of Vietnam in accordance with the provisions in this Circular at the authorized border gates;
d) Authorizes the animal quarantine officer to carry out the quarantine and issue the Certificate of quarantine of animals and animal products transported out of the provincial areas according to regulations of law.
dd) Takes responsibility for the authorization and regularly provides instructions, inspects and monitors the quarantine and issues the Certificate of quarantine towards the authorized officials;
e) Notifies the relevant bodies and departments of the list of officials authorized to carry out the quarantine and issue the Certificate of quarantine of animals and animal products;
g) Announces and makes report to the Department of Animal Health on the list of facilities in the areas of provinces and cities which have monitored the disease status and receive the prophylactic vaccines which still have the time of protective immunity; the facilities with disease free status and the preliminary treatment and processing facilities which are monitored for animal health.
4. Responsibilities of commodity owners:
a) Comply with regulations of law on animal health and other relevant laws in quarantine of animals and animal products;
b) Make payment of testing and quarantine expenses and the actual expenses for the treatment and destruction of batch of commodity which do not meet the requirements (if any) according to the current regulations.
Article 24. Transitional provisions
The printed forms of Certificate of quarantine of animals and animal products domestically transported according to the provisions in the Decision No. 86/2005/QD-BNN dated 26/12/2005 and the Decision No. 126/2008/QD-BNN dated 30/12/2008 of the Ministry of Agriculture and Rural Development shall be used until the end of 30/06/2017.
1. This Circular takes effect from 15/8/2016.
2. This Circular replaces the following documents:
a) The Decision No. 45/2005/QD-BNN ngày 25/7/2005 of the Minister of Agriculture and Rural Development issuing the List of subjects of quarantine of terrestrial animals and animal products; the List of animals and animal products subject to the quarantine;
b) The Decision No. 47/2005/QD-BNN dated 25/7/2005 of the Minister of Agriculture and Rural Development stipulating the number of animals and quantity of animal products to be quarantined upon transportation out of district and exemption from quarantine;
c) The Decision No. 86/2005/QD-BNN dated 26/12/2005 of the Minister of Agriculture and Rural Development stipulating the Form of dossier on quarantine of animals and animal products; inspection of veterinary sanitation (Decision No.86);
d) The Decision No. 15/2006/QD-BNN dated 08/3/2006 of the Minister of Agriculture and Rural Development stipulating the procedures for quarantine of animals and animal products; inspection of veterinary sanitation (Decision No.15);
dd) The Decision No. 49/2006/QD-BNN dated 13/6/2006 of the Minister of Agriculture and Rural Development issuing the Regulation on marking the cattle domestically transported, exported and imported;
e) The Decision No. 70/2006/QD-BNN dated 14/9/2006 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendment and addition of Decision No. 49/2006/QD-BNN dated 13/6/2006 of the Minister of Agriculture and Rural Development on marking the cattle domestically transported, exported and imported;
g) The Decision No. 126/2008/QD-BNN dated 30/12/2008 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendment and addition of Regulation on form of dossier on quarantine of animals and animal products and inspection of veterinary sanitation issued with the Decision No.86;
h) The Circular No. 11/2009/TT-BNN dated 04/3/2009 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendment and addition of some Articles on the procedures for quarantine of animals and animal products; inspection of veterinary sanitation issued with the Decision No.15;
i) The Circular No. 57/2011/TT-BNNPTNT dated 23/8/2011 of the Minister of Agriculture and Rural Development on addition of some Articles of the Decision No.15.
3. Annul the Article 1 of the Circular No. 53/2010/TT-BNNPTNT dated 10/9/2010 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on amendment and addition of some Articles of the Decision No.86 and the Circular No. 06/2010/TT-BNNPTNT dated 02/02/2010.
4. Any difficulty or problem arising during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for timely study and settlement./.
|
PP. MINISTER |
APPENDIX I
LIST OF TERRESTRIAL ANIMALS AND ANIMAL PRODUCTS SUBJECT TO QUANRANTINE
(Issued together with Circular No. 25/2016/TT-BNNPTNT dated June 30, 2016 of the Minister of Agriculture and Rural Development).
I. ANIMALS
1. Domestic animals including buffalos, cows, donkeys, horses, goats, sheep, pigs, rabbits, dogs, cats and other domestic animals.
2. Domestic fowls including chickens, ducks, geese, turkeys, ostriches, pigeons, quails, pet birds and other species of birds.
3. Laboratory animals including guinea pigs, house mouse, rabbits and other species of laboratory animals.
4. Wild animals including elephants, tigers, leopards, deer, gibbons, orangutans, monkeys, pangolins, lorises, squirrels, weasels, monitor lizards, geckos, pythons, snakes, wild chickens, pheasants, peafowl and other species of wild animals
5. Other animals including bees, silkworms and other insects.
II. ANIMAL PRODUCTS
1. Meats, viscera, by-products and products derived from meats, viscera and by-products of the animals specified in Section I of this List that are fresh, smoked, dried, salted, frozen or canned.
2. Chinese sausages, pates, sausages, hams, fat and other animal products that are preliminary processed or processed.
3. Fresh milk, yogurt, butter, cheese, canned milk, powdered milk, milk powder and dairy products.
4. Fresh eggs, salted eggs, powdered eggs and egg products.
5. Eggs kept for breeding purposes, silkworm eggs; animal embryos and semen.
6. Meat meal, bone meal, blood meal, feather meal and other animal products used as materials; animal feeds, poultry feeds and feeds of aquatic animals containing ingredients derived from animals.
7. Fish meal, fish oil, fish fat, shrimp meal, shell meal and other aquatic products used as materials for processing animal feeds, poultry feeds and feeds of aquatic animals.
8. Medicines derived from animals including snake venom, bee venom, scales of pangolins, bile of bears, animal glues, digestive enzymes and other medicines derived from animal.
9. Animal skins that are fresh dried or salted.
10. Furs and mounted animals of tigers, leopards, civets, rabbits, otters and other animal species.
11. Hair including hair growing on tails of horses, hair growing on tails of cows, hair of pigs, sheep fleeces and hair of other animal species.
12. Feathers including feathers of chickens, ducks, geese, peafowl and other species of birds.
13. Teeth, horns, nails, tusks and bones of animals.
14. Nests and other products of edible birds.
15. Honey, royal jelly and beeswax.
16. Silkworm cocoons.
17. Other animals and animal products that are subject to the quarantine at the request of an importing country or according to the regulations of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
APPENDIX XII
DISEASES SUBJECT TO MANDATORY TESTING, CRITERIA FOR TESTING FOR IMPORTED ANIMALS AND ANIMAL PRODUCTS, AND THE NUMBER OF SAMPLES TAKEN FOR TESTING PURPOSE
(Enclosed with the Circular No. 25/2016/TT-BNNPTNT dated June 30, 2016 by Minister of Agriculture and Rural Development)
I. Animals:
1. Table 1: Diseases subject to mandatory testing for imported animals
No. |
Name of disease |
Type of animals |
Purpose of use |
1 |
Foot-and-mouth disease |
Bovine animals, goats, sheep, swine |
For breeding or slaughtering |
2 |
Leptospirosis |
Bovine animals, goats, sheep, swine |
For breeding or slaughtering |
3 |
Brucellosis |
Bovine animals, goats, sheep, swine |
For breeding or slaughtering |
4 |
Bovine tuberculosis |
Bovine animals |
For breeding or slaughtering |
5 |
Bluetongue disease |
Bovine animals, goats, sheep |
For breeding |
6 |
Trypanosomosis disease |
Bovine animals |
For breeding |
7 |
Babesiosis |
Bovine animals |
For breeding |
8 |
Anaplasmosis |
Bovine animals |
For breeding |
9 |
Trichomonoisis |
Bovine animals (Male animals) |
For breeding |
10 |
Classical swine fever |
Swine |
For breeding |
11 |
Porcine Epidemic Diarrhoea |
Swine |
For breeding |
12 |
Enzootic Pneumonia |
Swine |
For breeding |
13 |
Porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS) |
Swine |
For breeding |
14 |
Aujeszky’s disease |
Swine |
For breeding |
15 |
Highly pathogenic avian influenza |
Chicken, ducks, geese, bird |
For breeding or slaughtering |
16 |
Pulluorum disease |
Chicken, ducks, geese |
For breeding |
17 |
Chronic Respiratory Disease (CRD) |
Chicken |
For breeding |
18 |
Fowl cholera |
Ducks, geese |
For breeding |
19 |
Virus Hepatitis |
Ducks |
For breeding |
20 |
Newcastle disease |
Chicken |
For breeding |
*Notes:
- Samples shall be taken by chance from the shipment; the number of samples to be taken according to the estimated prevalence rate is 5% (according to Table 2 hereof).
With regard to cattle imported for breeding purpose, samples shall be taken from the whole herd of cattle for disease testing.
- Other animal diseases shall be tested under provisions in the Appendix III based on clinical symptoms and epidemic status in the exporting country.
- For other types of animals, the Department of Animal Health shall give guidance on sampling for testing for diseases for each specific type of imported animal under regulations of the World Organization for Animal Health and the SPS Agreement.
2. Table 2: Number of samples taken for testing
Total herd size |
Estimated prevalence rate |
||||||
0.1% |
0.5% |
1% |
2% |
5% |
10% |
20% |
|
50 |
50 |
50 |
48 |
48 |
35 |
22 |
12 |
100 |
100 |
100 |
96 |
78 |
45 |
25 |
13 |
200 |
200 |
190 |
155 |
105 |
51 |
27 |
14 |
500 |
500 |
349 |
225 |
129 |
56 |
28 |
14 |
1.000 |
950 |
450 |
258 |
138 |
57 |
29 |
14 |
5.000 |
2253 |
564 |
290 |
147 |
59 |
29 |
14 |
10.000 |
2588 |
581 |
294 |
148 |
59 |
29 |
14 |
> 10.000 |
2995 |
598 |
299 |
149 |
59 |
29 |
14 |
II. Imported animal products:
1. Animal products imported as foods:
a) Samples shall be taken from each shipment for appearance inspection, testing for microorganism and physicochemical indicators under prevailing national technical regulations and standards;
b) The border-gate animal quarantine agency must promptly submit reports to the Department of Animal Health upon the detection of violating testing samples for issuing notice of violation as regulated by law.
2. Animal feed and feed raw materials originated from imported animals:
Samples shall be taken from each shipment for veterinary hygiene inspection under prevailing national technical regulations and standards on microbiological contaminants, and testing for ruminant DNA in powder feed products originated from countries facing risk of bovine spongiform encephalopathy (BSE) or upon request.
3. In case new regulations on the foregoing indicators are promulgated, new effective regulations shall be applied.
III. Monitoring of infectious pathogens and hazardous residues in animals killed for foods and imported animal products as foods
1. Monitoring indicators and number of samples: Annually, Department of Animal Health shall provide guidance on monitoring indicators and number of samples depending on the reality of infectious pathogens and hazardous residues (including: heavy metal, pesticide, veterinary medication, growth stimulant and other toxic substances) in imported terrestrial animals and animal products.
2. Sampling frequency:
a) Samples shall be taken from one of every six shipments with same category, origin and owner of imported commodity for testing.
b) In case there is any indicator tested fails to meet requirements, the border-gate animal quarantine agency shall increase the sampling rate: samples shall be taken from one of every three shipments for testing for a failed indicator.
c) If such indicator still fails to meet requirements, the border-gate animal quarantine agency shall take samples from all imported shipments for testing.
3. Handling of testing results:
a) If an indicator meets requirements in three consecutive testing times, it is exempted from monitoring in following import shipments until the end of a monitoring period.
b) If samples are taken from all shipments, testing results shall be handled as follows:
- The sampling frequency that samples are taken from one of every six shipments for testing shall be applied if results in three consecutive testing times meet requirements.
- The sampling of all shipments for testing shall be made if testing results of from 01 to 02 shipments fail to meet requirements.
- Suspension of import shall be proposed if testing results of 03 shipments or more fail to meet requirements.
4. Grounds for evaluating testing results of monitored indicators: Regulations, national technical regulations and standards of Vietnam, and international regulations on food safety;
5. The border-gate animal quarantine agency must promptly submit reports to the Department of Animal Health upon the detection of a shipment which fails to meet requirements for issuing notice of violation as regulated by law.
Form 15a
DEPARTMENT OF ANIMAL HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
ANIMAL HEALTH CERTIFICATE FOR IMPORT
No.: …………./CN-KDDVNK
Name of owner (or owner’s representative): ..................................................................
Trading address: ........................................................................................................
ID Card No.: ………………. Issued date: ………………. Issuing authority: ……………….
Tel.: ……………………Fax: ……………………….Email: ………………..............................
Who has imported the following animals:
Type of animals |
Age |
Sex |
Quantity |
Purpose of use |
|
Male |
Female |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
|
|
Total (in words): ...........................................................................................................
Name and address of exporter: ...................................................................................
...................................................................................................................................
Country of export: ……………………….. Transit country (if any) .....................................
Destination: ...............................................................................................................
Other relevant things: ...................................................................................................
Relevant documents: ...................................................................................................
...................................................................................................................................
Mean of transport:........................................................................................................
HEALTH CERTIFICATE
I, the undersigned quarantine officer, certify that the animals described above:
1. Have enough legal documents as required.
2. Have been tested and shown no clinical sign of infectious diseases on the date of import.
3. The animals described above have been inoculated and have immunity against the following diseases:
a/ ………………………………………………..….Date of inoculation: ………./………../………
b/ ………………………………………………..….Date of inoculation: ………./………../………
c/ ………………………………………………..….Date of inoculation: ………./………../………
4. Mean of transport and other things relating to the animals described above meet requirements on veterinary hygiene and have been disinfected by................... concentration ...................
This certificate is valid until: ………/.........../………… |
Issued at…………………, date: ………/.........../……… |
Animal quarantine officer |
HEAD OF AGENCY |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều 4. Kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
Điều 5. Kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
Điều 6. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu
Điều 8. Kiểm dịch động vật nhập khẩu
Điều 9. Kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Điều 15. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập, xuất kho ngoại quan