Chương III Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT: Đánh dấu, cấp mã số động vật, niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch
Số hiệu: | 25/2016/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2016 |
Ngày công báo: | 29/07/2016 | Số công báo: | Từ số 787 đến số 788 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch, thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu; Danh mục đối tượng kiểm dịch; nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
1. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
2. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu
3. Kiểm dịch động vật, sản phẩm trên cạn nhập khẩu
4. Đánh dấu, cấp mã số đối với động vật, niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các loại động vật phải được đánh dấu, cấp mã số khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, xuất khẩu, nhập khẩu gồm: Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, ngựa, lừa, la và lợn.
2. Mã số của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh theo quy định tại Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Mã số của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y theo quy định tại Phụ lục VIIb ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh quy định cụ thể mã số cho từng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là huyện) và thông báo mã số cho Cục Thú y và các chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh trong cả nước.
5. Cục Thú y sẽ bổ sung mã số cho các cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y và chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh mới được thành lập.
6. Niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật: Theo quy định tại Phụ lục VIIc ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, ngựa, lừa, la khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được đánh dấu bằng cách bấm thẻ tai bằng nhựa cao su, thẻ tai được bấm ở mặt trong tai bên phải của gia súc. Thẻ tai được quy định như sau:
a) Thẻ tai màu xanh như hình 1 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này, kích thước 4cm (rộng) x 5 cm (cao); trên thẻ phải ghi rõ mã số, số hiệu của gia súc;
b) Mã số của gia súc gồm: Mã số của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh; mã số huyện (hai chữ số); năm bấm thẻ tai (hai chữ số cuối của năm) và số thứ tự của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).
Cách viết mã số của gia súc trên thẻ tai theo hình 2 tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Mực viết mã số của gia súc trên thẻ tai có màu đen; loại mực không nhòe, khó tẩy xóa.
2. Lợn vận chuyển với mục đích để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm thực hiện theo một trong các biện pháp sau:
a) Bấm thẻ tai theo quy định tại Khoản 1 của Điều này;
b) Xăm mã số tỉnh, mã số huyện và mã số năm ở mặt ngoài, phía dưới tai bên phải của lợn. Việc xăm mã số trên da ở mặt ngoài, phía dưới của tai lợn được quy định như sau:
Hình dáng, kích thước chữ số: Các chữ số dùng để xăm trên tai lợn có thể sử dụng các chữ số theo hình 1a hoặc hình 1b tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; các kim xăm của chữ số có chiều cao là 6 mm (tính từ bề mặt của bàn xăm) và nhọn ở phía đầu; chữ số có bề rộng từ 4 - 8 mm và có chiều cao tương ứng từ 8 - 12 mm;
Mã số trên tai lợn (theo hình 2a hoặc hình 2b tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này) được quy định như sau: 02 (hai) chữ số đầu là mã số của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh; 02 (hai) chữ số tiếp theo là mã số của huyện (nơi lợn xuất phát hoặc nơi cách ly để kiểm dịch) và 02 (hai) chữ số cuối cùng là 02 (hai) chữ số cuối của năm thực hiện việc xăm mã số;
c) Mực sử dụng để xăm mã số trên da lợn phải bảo đảm an toàn thực phẩm, không được mất màu.
3. Lợn vận chuyển đến các cơ sở giết mổ phải thực hiện biện pháp niêm phong phương tiện vận chuyển bằng kẹp chì hoặc dây niêm phong có mã số, số hiệu.
4. Gia súc đã được đánh dấu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 của Điều này thì không phải đánh dấu lại khi kiểm dịch vận chuyển đi tiêu thụ nếu mã số, số hiệu của gia súc không bị mất màu mực.
5. Gia súc sau khi kiểm dịch đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật lập bảng kê mã số, số hiệu của gia súc (theo mẫu Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.
1. Gia súc xuất khẩu, nhập khẩu phải được đánh dấu bằng cách bấm thẻ tai bằng nhựa cao su, thẻ tai được bấm ở mặt trong tai bên phải của gia súc.
2. Thẻ tai màu vàng có hình dáng theo hình 3 tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; trên thẻ tai phải ghi rõ mã số, số hiệu của gia súc.
3. Mã số, số hiệu của gia súc gồm: Mã số của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y; mã số của tỉnh (nơi cách ly gia súc để kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi xuất phát đối với gia súc xuất khẩu); năm cấp thẻ tai và số hiệu của gia súc.
4. Mực viết mã số, số hiệu của gia súc trên thẻ tai theo quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 21 Thông tư này.
5. Cách viết mã số, số hiệu của gia súc trên thẻ tai (hình 4, Phụ lục VIII, ban hành kèm theo Thông tư này) được quy định cụ thể như sau:
a) Hàng trên gồm: Mã số của cơ quan kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu; 02 (hai) chữ số tiếp theo là mã số của tỉnh (nơi cách ly gia súc để kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi xuất phát đối với gia súc xuất khẩu); 02 (hai) chữ số cuối cùng là 02 (hai) chữ số cuối của năm cấp thẻ tai;
Trường hợp gia súc nhập khẩu không phải nuôi cách ly kiểm dịch thì sử dụng mã số của tỉnh nơi có cửa khẩu làm thủ tục kiểm dịch nhập khẩu gia súc;
b) Hàng dưới là số hiệu của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).
6. Gia súc sau khi kiểm dịch bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật lập bảng kê mã số, số hiệu của gia súc (theo mẫu Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.Bổ sung
MARKING AND ISSUING THE CODE OF ANIMALS, SEALING THE MEANS OF TRANSPORTATION AND CONTAINERS OF ANIMALS AND ANIMAL PRODUCTS SUBJECT TO THE QUARANTINE
Article 20. General provisions on marking and issuing the code of animals, sealing the means of transportation and containers of animals and animal products
1. The animals that must be marked and issued with code upon transported out of the provincial areas, exported and imported comprise of: Buffalo, cow, goat, sheep, deer, horse, donkey, mule and pig.
2. The code of the provincial-level Branch having functions of specialized veterinary management as stipulated in Appendix VIIa issued with this Circular.
3. The code of the animal quarantine body at border gate of the Department of Animal Health as stipulated in Appendix VIIb issued with this Circular.
4. The provincial-level Branch having functions of specialized veterinary management shall specify the code for each district, town and provincial city (hereafter referred to as district) and notify the code to the Department of Animal Health and the provincial-level Branches having functions of specialized veterinary management in the country.
5. The Department of Animal Health shall add the code for the animal quarantine bodies at border gate under its management and the provincial-level Branches having functions of specialized veterinary management newly established.
6. Seal the means of transportation and container of animals and animal products: as stipulated in Appendix VIIC issued with this Circular.
Article 21. Marking the animals transported out of the provincial areas
1. When the buffalo, cow, goat, sheep, deer, horse, donkey and mule are transported out of the provincial areas, they must be marked with plastic ear tags. The ear tag is pressed on the inside of the right ear of cattle. The ear tag is defined as follows:
a) The blue ear tag is shown in figure 1 in Appendix VIII issued with this Circular, size: 4 cm (width) x 5 cm (height); there must be the code and number of the cattle on the tag;
b) The code of cattle consists of the code of provincial-level Branch having functions of specialized veterinary management; district code (02 digits); year of ear tagging (the 02 last digits of the year) and the ordinal number of cattle (calculated from 000001 to 999999).
The way to write the code of cattle on the card is specified in Figure 2 in Appendix VIII issued with this Circular;
c) The ink used to write the code of cattle is in black color without blurring and erasure.
2. The pigs transported for breeding purpose or commercial products shall comply with one of the following measures:
a) Ear tagging is done as stipulated in Paragraph 1 of this Article;
b) Tattoo the code of province, district and year on the outside under the right ear of pig. The tattooing of code on the outer skin under the right ear of pig is specified as follows:
The shape and size of digit: The digits used for tattooing on the pig ear are specified in figure 1a or 1b in Appendix VIII issued with this Circular; the needles used to tattoo digits are 6 mm high (from the surface of the tattooing table) and pointed; the digit is 4 – 8 mm wide and 8 – 12 mm high.
The code on pig ear (as in Figure 2a or 2b in Appendix VIII issued with this Circular) is specified as follows: 02 (two) first digits as the code of the provincial-level Branch having functions of veterinary management; 02 (two) next digits as the code of district (place of departure or isolation for quarantine of pig) and the 02 (two) last digits as the 02 (two) last digits of the year to tattoo the code.
c) The ink used to tattoo the code on pig skin must ensure the food safety or no color fading.
3. The means of transportation used to transport pig to the slaughtering facilities must be lead or sealed with seal strip bearing code and number.
4. The cattle which are marked as stipulated in Paragraph 1 and 2 of this Article shall not have to mark again upon quarantine for transportation for consumption if the ink color of cattle code and number is not faded.
5. If the cattle meet the veterinary sanitary requirements after quarantine, the animal quarantine body shall make a list of their code and number (under the form in Appendix IX issued with this Circular) and send with the certificate of quarantine of animals.
Article 22. Marking the imported and exported cattle
1. The imported and exported cattle must be marked with plastic ear tag on the inside of their right ear.
2. The yellow ear tag is shown in figure 3 in Appendix VIII issued with this Circular; there must be the code and number of the cattle on the tag;
3. The code and number of cattle consist of the code of animal quarantine body at border gate of the Department of Animal Health; code of province (place of animal isolation for quarantine for export and import or place of departure of exported animals); year of issuing ear tag and number of cattle.
4. The ink used to write the code and number of cattle on the ear tag is specified under the Point c, Paragraph 1, Article 21 of this Circular.
5. The way to write the code and number of cattle on ear tag (figure 4, Appendix VIII issued with this Circular) is specified as follows:
a) The upper line consists of the code of imported and exported animal quarantine body; 02 (two) next digits as the code of province (place of animal quarantine for import and export or place of departure for exported cattle); 02 (two) last digits are the 02 (two) last digits of the year of issuing ear tag.
Where the imported cattle do not have to be raised in isolation for quarantine, the code of the province which has the border gate which carry out the quarantine procedures for cattle import.
b) The lower line is the number of the cattle (from 000001 to 999999).
6. After being quarantined, the cattle must ensure the veterinary sanitary requirements, the animal quarantine body shall make a list of code and number of cattle (under the form in Appendix IX issued with this Circular) with the Certificate of quarantine of animals.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều 4. Kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
Điều 5. Kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
Điều 6. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu
Điều 8. Kiểm dịch động vật nhập khẩu
Điều 9. Kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Điều 15. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập, xuất kho ngoại quan