Chương II Luật Thú y 2015: Phòng, chống dịch bệnh động vật
Số hiệu: | 79/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 25/07/2015 | Số công báo: | Từ số 861 đến số 862 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải đối xử nhân đạo với chó
Theo Luật thú y số 79/2015/QH13 thì tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật phải có trách nhiệm sau:
- Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp với từng loài động vật.
- Giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
Đồng thời, Luật thú y 2015 còn quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh và cách thức xử lý cho động vật bị mắc bệnh.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 và thay thế Pháp lệnh thú y năm 2004.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán, chữa bệnh; quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi; giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh; điều tra dịch bệnh; phân tích nguy cơ; khống chế dịch bệnh động vật.
2. Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
3. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; thực hiện chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người.
4. Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh động vật, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh động vật.
5. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.
1. Nơi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, diệt vật chủ trung gian định kỳ và sau mỗi đợt nuôi; nơi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải theo quy hoạch của địa phương hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Chất thải trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải được xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với hệ thống nuôi trồng thủy sản kín, nguồn nước nuôi phải bảo đảm chất lượng; nước thải, chất thải phải được xử lý trước khi xả thải bảo đảm vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Con giống, thức ăn sử dụng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về giống vật nuôi, pháp luật về thức ăn chăn nuôi.
4. Động vật phải được phòng bệnh bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
5. Vắc-xin phòng bệnh bắt buộc trong các chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật, phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp do ngân sách nhà nước hỗ trợ; cơ quan quản lý chuyên ngành thú y chịu trách nhiệm xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc-xin phòng bệnh động vật.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch; Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh;
b) Quy định các biện pháp phòng bệnh bắt buộc; yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; điều kiện động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển ra khỏi vùng có dịch;
c) Quyết định sử dụng thuốc thú y chưa được đăng ký lưu hành tại Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp để kịp thời phòng, chống dịch bệnh động vật;
d) Quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
1. Giám sát dịch bệnh động vật nhằm phát hiện sớm dịch bệnh có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, các bệnh truyền lây giữa động vật và người.
2. Chương trình giám sát dịch bệnh động vật được cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật để khuyến khích chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật.
3. Chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng và giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Khi tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật quy định tại khoản 2 Điều này, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và được vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
c) Theo dõi, ghi chép quá trình nuôi, phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật;
d) Báo cho chính quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có kết quả kiểm tra xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.
4. Cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có kết quả xét nghiệm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người.
5. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức thực hiện giám sát bệnh động vật như sau:
a) Căn cứ diễn biến của dịch bệnh động vật, xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh động vật trong quá trình nuôi, vận chuyển, giết mổ, buôn bán, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật;
b) Chủ động điều tra, lấy mẫu giám sát dịch bệnh động vật;
c) Định kỳ hoặc đột xuất giám sát các bệnh truyền nhiễm có thể lây giữa động vật hoang dã và động vật nuôi tại cơ sở nuôi động vật hoang dã, vườn thú, vườn chim, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên;
d) Căn cứ kết quả giám sát, đặc điểm dịch tễ của bệnh động vật, tiến hành dự báo, cảnh báo về một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật và hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch bệnh; trường hợp phát hiện dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người thì phải thông báo kịp thời cho cơ quan y tế cùng cấp, cảnh báo tới người chăn nuôi và cộng đồng để chủ động thực hiện các biện pháp cách ly động vật lây nhiễm, phòng, chống dịch bệnh động vật lây sang người;
đ) Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về giám sát dịch bệnh động vật và thông tin dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật; tiếp nhận và phản hồi thông tin về tình hình dịch bệnh động vật;
e) Xác nhận cơ sở tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật bảo đảm an toàn.
1. Điều kiện được công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:
a) Thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật quy định tại Điều 14 và các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 15 của Luật này;
b) Thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật này;
c) Không xảy ra dịch bệnh động vật đăng ký công nhận trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật;
d) Hoạt động thú y trong vùng, cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật.
2. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được ưu tiên trong việc lựa chọn cung cấp con giống, động vật và sản phẩm động vật.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
1. Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người phải được xây dựng thành chương trình, kế hoạch trong từng thời kỳ.
2. Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nghiên cứu, điều tra phát hiện tác nhân gây bệnh, tác nhân truyền bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật; phân tích, đánh giá nguy cơ gây bệnh, lây nhiễm dịch bệnh động vật;
b) Phát hiện dịch bệnh động vật sớm, dập tắt dịch kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng;
c) Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật bao gồm sử dụng vắc-xin, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh và biện pháp kỹ thuật bắt buộc khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
d) Giám sát dịch bệnh động vật, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm bệnh;
đ) Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tổ chức, cá nhân chủ động phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật;
e) Mở rộng và duy trì vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
3. Việc khống chế, thanh toán bệnh truyền lây giữa động vật và người bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nghiên cứu, điều tra, phát hiện các tác nhân gây bệnh truyền lây giữa động vật và người;
b) Kiểm soát, khống chế nguồn lây nhiễm bệnh, không để dịch bệnh lây lan;
c) Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật bao gồm sử dụng vắc-xin, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh và các biện pháp kỹ thuật bắt buộc khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, cơ quan y tế;
d) Giám sát bệnh truyền lây giữa động vật và người; thiết lập hệ thống thông tin, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền lây giữa động vật và người;
đ) Chế độ thông tin, báo cáo tình hình dịch bệnh động vật giữa cơ quan quản lý chuyên ngành thú y với cơ quan y tế trong ứng phó, xử lý dịch bệnh;
e) Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tổ chức, cá nhân chủ động phòng, chống bệnh truyền lây giữa động vật và người theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, cơ quan y tế.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp bắt buộc để khống chế, thanh toán dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật; bệnh truyền lây giữa động vật và người;
c) Hằng năm, đánh giá tình hình dịch bệnh động vật, việc khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xử lý thông tin liên quan đến dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người; tổ chức điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh ở người; thực hiện việc công bố dịch theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện chương trình, kế hoạch quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người.
1. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cá nhân hành nghề thú y khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm phải báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất.
2. Nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện hoặc nhận được tin báo có động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra thông tin, chẩn đoán lâm sàng, hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành thú y lấy mẫu xét nghiệm;
b) Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 33 của Luật này;
c) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện.
3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện khi nhận được thông báo có động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm sau đây:
a) Xác minh thông tin, chẩn đoán lâm sàng, điều tra ổ dịch bệnh động vật;
b) Lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh;
c) Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật;
d) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
1. Động vật có dấu hiệu mắc bệnh phải được chẩn đoán, cách ly, chăm sóc, chữa bệnh kịp thời, trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt buộc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nhân viên thú y cấp xã, cá nhân hành nghề thú y khi chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch bệnh động vật, vùng có dịch phải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc và các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật.
3. Việc sử dụng thuốc thú y chữa bệnh cho động vật mắc bệnh phải theo quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật này.
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp với từng loài động vật;
b) Giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
2. Tổ chức, cá nhân nuôi động vật làm cảnh, nuôi bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật đầy đủ, kịp thời theo quy định của Luật này.
1. Dự trữ thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng, chủng loại thuốc thú y dự trữ quốc gia;
b) Thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
2. Việc sử dụng thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia được quy định như sau:
a) Trong trường hợp đột xuất, cấp bách khi có thiên tai, dịch bệnh động vật và căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định xuất, cấp thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia để phòng, chống dịch bệnh động vật có giá trị tương ứng với thẩm quyền quyết định chi ngân sách của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Luật ngân sách nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thông báo cho Bộ Tài chính về việc xuất, cấp thuốc thú y dự trữ quốc gia; trường hợp vượt quá thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc tiếp nhận, bảo quản, sử dụng thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia được hỗ trợ để phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời, hiệu quả, đúng mục đích và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả sử dụng thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia đã hỗ trợ cho địa phương.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí dự trữ thuốc thú y từ ngân sách địa phương để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.
1. Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật được sử dụng cho các hoạt động sau đây:
a) Phòng, chống dịch bệnh động vật;
b) Khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật;
c) Phục hồi môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
2. Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Kinh phí của chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
c) Đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật.
1. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp được thành lập khi dịch bệnh động vật được công bố.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định việc thành lập và tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp.
1. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Cách ly ngay động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh;
b) Không giết mổ, mua bán, vứt động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường;
c) Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
đ) Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Phòng bệnh, chống dịch bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh động vật, lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
c) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình dịch bệnh động vật.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
b) Chỉ đạo nhân viên thú y cấp xã, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra, giám sát chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện cách ly động vật mắc bệnh, thống kê số lượng động vật mắc bệnh, động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật; phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện lấy mẫu bệnh phẩm;
c) Tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin, chống dịch bệnh, chữa bệnh động vật theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
d) Quyết định, và chỉ đạo tiêu hủy động vật trong ổ dịch bệnh động vật; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật;
đ) Tổ chức việc kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào ổ dịch bệnh động vật.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Bố trí kinh phí xử lý ổ dịch bệnh động vật;
b) Yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện, chỉ đạo các phòng, ban, ngành có liên quan xác định ổ dịch bệnh động vật, thông báo trên phương tiện truyền thông của địa phương và hướng dẫn thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật;
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới và các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện xử lý ổ dịch bệnh động vật, bố trí kinh phí, hỗ trợ chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có động vật bị tiêu hủy.
1. Nguyên tắc công bố dịch bệnh động vật trên cạn:
a) Việc công bố dịch bệnh động vật phải bảo đảm đủ điều kiện, đúng thẩm quyền, công khai, chính xác, kịp thời;
b) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị công bố dịch bệnh động vật, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này quyết định việc công bố dịch bệnh động vật.
2. Công bố dịch bệnh động vật trên cạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;
b) Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.
3. Nội dung công bố dịch bệnh động vật trên cạn bao gồm:
a) Tên dịch bệnh động vật hoặc tên tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới; loài động vật mắc bệnh;
b) Thời gian xảy ra dịch bệnh động vật hoặc thời gian phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;
c) Vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm;
d) Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.
4. Thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật trên cạn được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ đề nghị của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện quyết định, công bố dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và dịch bệnh xảy ra trong phạm vi huyện;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ đề nghị của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh quyết định công bố dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và dịch bệnh xảy ra từ hai huyện trở lên trong phạm vi tỉnh.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề nghị của Cục Thú y quyết định công bố dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và dịch bệnh xảy ra từ hai tỉnh trở lên; kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc công bố dịch của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.
6. Trong trường hợp dịch bệnh động vật lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo để Thủ tướng Chính phủ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
1. Khi công bố dịch bệnh động vật, người có thẩm quyền công bố dịch chỉ đạo tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Xác định giới hạn vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; đặt biển báo, chốt kiểm soát, hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua vùng có dịch;
b) Cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật mắc bệnh hoặc chết; hạn chế người ra vào vùng có dịch; thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho động vật theo quy định;
c) Cấm giết mổ, đưa vào, mang ra hoặc lưu thông trong vùng có dịch động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm động vật của chúng, trừ trường hợp được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Khẩn cấp tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố trong vùng có dịch; chữa bệnh, giết mổ bắt buộc động vật hoặc tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
đ) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi, nơi chăn thả động vật mắc bệnh, phương tiện, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, chất thải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch huy động nguồn lực của địa phương nhanh chóng thực hiện các biện pháp bao vây, khống chế, dập tắt dịch bệnh, ngăn chặn dịch lây lan; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức chống dịch bệnh động vật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật và triển khai việc hỗ trợ phòng, chống dịch;
c) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục chăn nuôi sau dịch bệnh động vật.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; huy động nguồn lực tại địa phương để phòng, chống dịch bệnh động vật; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
c) Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh động vật gây ra, ổn định đời sống, khôi phục chăn nuôi trên địa bàn;
d) Đề xuất Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;
đ) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
c) Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra, ổn định đời sống và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn;
d) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;
đ) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp trên;
b) Tổ chức tiêu hủy động vật chết, động vật mắc bệnh; giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
d) Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra, ổn định đời sống và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn;
đ) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;
e) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn.
6. Cục Thú y có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; tham gia hỗ trợ địa phương phòng, chống dịch bệnh động vật, điều tra dịch bệnh, đánh giá ổ dịch bệnh động vật;
b) Xác định tác nhân gây bệnh động vật truyền nhiễm đối với trường hợp bệnh mới, bệnh chưa xác định được nguyên nhân.
7. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, xác định thiệt hại do dịch bệnh gây ra, theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiệu quả phòng, chống dịch bệnh động vật và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
8. Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trong việc phòng, chống dịch bệnh động vật;
b) Xử lý ổ dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật này;
c) Hướng dẫn, tham gia thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc để phòng, chống dịch bệnh động vật lây lan;
d) Thống kê số lượng động vật nuôi, động vật mắc bệnh, chết, tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
9. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện xử lý ổ dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này;
b) Thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
c) Trả chi phí khắc phục hậu quả vi phạm; bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh động vật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
1. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Kiểm soát việc đưa vào, mang ra khỏi vùng bị dịch uy hiếp động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm của chúng;
b) Kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trong vùng bị dịch uy hiếp;
c) Tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố;
d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.
2. Trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các biện pháp sau đây và báo cáo ngay cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Công bố vùng bị dịch uy hiếp trong phạm vi 5 km tính từ biên giới và thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyết định cửa khẩu và động vật, sản phẩm động vật không được phép lưu thông qua cửa khẩu;
c) Quyết định tạm thời cấm trong thời gian có dịch bệnh động vật việc đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đang xảy ra ở nước láng giềng và sản phẩm của chúng;
d) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động liên quan đến động vật, sản phẩm động vật trong vùng bị dịch uy hiếp; thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc cho người, phương tiện vận chuyển qua cửa khẩu.
3. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện phòng bệnh bằng vắc-xin và các biện pháp phòng bệnh khác cho động vật theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, môi trường chăn nuôi;
c) Chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật;
b) Thường xuyên theo dõi, giám sát động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật.
2. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
1. Các biện pháp xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới bao gồm:
a) Tiêu hủy bắt buộc;
b) Giết mổ bắt buộc.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định biện pháp xử lý quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Nhà nước hỗ trợ việc tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới. Trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ đối với việc tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người.
4. Việc giết mổ bắt buộc động vật được thực hiện như sau:
a) Thực hiện tại cơ sở giết mổ do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương chỉ định và phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y theo quy định;
b) Phương tiện vận chuyển động vật giết mổ bắt buộc phải có sàn kín để không rơi vãi các chất thải trên đường đi và phải được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc ngay sau vận chuyển;
c) Cơ sở giết mổ, dụng cụ giết mổ, chất thải của động vật bị giết mổ bắt buộc phải được xử lý, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc sau giết mổ;
d) Thân thịt của động vật bị giết mổ bắt buộc được sử dụng nhưng phải được xử lý bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
đ) Những phụ phẩm, sản phẩm khác của động vật bị giết mổ bắt buộc, các chất độn chuồng, chất thải của động vật phải được đốt hoặc chôn.
5. Việc tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới phải theo quy định của pháp luật về thú y, phòng chống bệnh truyền nhiễm và bảo vệ môi trường.
6. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có động vật bị tiêu hủy, giết mổ bắt buộc có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành việc tiêu hủy, giết mổ bắt buộc, tiêu thụ sản phẩm động vật giết mổ bắt buộc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí kinh phí dự phòng cho việc tiêu hủy động vật, hỗ trợ chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có động vật bị tiêu hủy để bảo đảm việc khống chế, ngăn chặn bệnh dịch động vật nhanh, hiệu quả và vệ sinh môi trường.
8. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết các khoản 1, 4 và 5 Điều này.
1. Điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật bao gồm:
a) Trong thời hạn quy định đối với từng bệnh, kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng chết, bị tiêu hủy, giết mổ bắt buộc hoặc lành bệnh mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì dịch bệnh động vật đã công bố;
b) Đã phòng bệnh bằng vắc-xin hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp;
c) Đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y đối với vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp;
d) Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp trên thẩm định, công nhận.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết khoản này.
2. Người có thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật quy định tại Điều 26 của Luật này có thẩm quyền công bố hết dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Theo dõi, giám sát, kiểm tra các chỉ tiêu môi trường ở nơi nuôi trồng thủy sản và ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu thu thập được;
b) Cung cấp thông tin, số liệu về quan trắc môi trường, phòng dịch bệnh thủy sản nuôi khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản có thẩm quyền chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản;
b) Thực hiện hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân quan trắc môi trường thủy sản triển khai kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất lợi của môi trường để khuyến cáo chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản điều chỉnh kịp thời.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quan trắc, dự báo, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản; xử lý và khắc phục các biến động môi trường ở vùng nuôi;
b) Chỉ định tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản và gửi kết quả quan trắc, cảnh báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản.
1. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Không xả nước thải, chất thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường;
b) Không vứt động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết ra môi trường;
c) Chữa bệnh, thu hoạch hoặc xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết và áp dụng các biện pháp khác theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
d) Khai báo dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này; cung cấp thông tin về dịch bệnh động vật thủy sản theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
đ) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường nuôi, dụng cụ nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
e) Xử lý, tiêu hủy động vật thủy sản bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh;
g) Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 8 Điều 27 của Luật này; hướng dẫn, giám sát chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thống kê, báo cáo diện tích nuôi trồng thủy sản, số lượng thả nuôi; số lượng, diện tích động vật thủy sản mắc bệnh.
3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có trách nhiệm điều tra, báo cáo và đề xuất áp dụng các biện pháp xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 27 của Luật này.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh động vật xảy ra trên địa bàn xã căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật đối với các bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và đề nghị của nhân viên thú y cấp xã;
b) Thực hiện giám sát, cảnh báo vùng có dịch bệnh động vật;
c) Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn; thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn;
d) Chỉ đạo việc chữa bệnh, thu hoạch, xử lý hoặc giám sát xử lý động vật thủy sản mắc bệnh; thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản, số lượng, diện tích động vật thủy sản mắc bệnh; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường vùng có dịch;
đ) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
e) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;
g) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh động vật xảy ra trên địa bàn huyện căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật đối với các bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và đề nghị của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện;
b) Tổ chức phòng bệnh, xử lý động vật thủy sản mắc bệnh; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định đối với từng bệnh;
c) Hướng dẫn chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, người mua bán, vận chuyển động vật thủy sản thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y để ngăn chặn dịch bệnh động vật lây lan;
d) Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh động vật gây ra và khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn;
đ) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
g) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;
h) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, sở, ban, ngành có liên quan thực hiện xử lý ổ dịch bệnh động vật;
b) Bố trí kinh phí để xử lý ổ dịch bệnh động vật, hỗ trợ chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có động vật thủy sản mắc bệnh, chết, buộc phải tiêu hủy.
1. Nguyên tắc, nội dung công bố dịch bệnh động vật thủy sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 26 của Luật này.
2. Công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;
b) Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật;
c) Có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ điều kiện công bố dịch quy định, tại khoản 2 Điều này.
1. Khi công bố dịch, người có thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật thủy sản chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Xác định giới hạn vùng có dịch; đặt biển báo, hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản đi qua vùng có dịch;
b) Hạn chế người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật thủy sản mắc bệnh hoặc chết do dịch bệnh động vật;
c) Kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản ra, vào vùng có dịch; phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật thủy sản;
d) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc nơi nuôi trồng thủy sản, phương tiện, dụng cụ, nước thải và chất thải trong nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức phòng, chống dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; huy động nguồn lực tại địa phương để phòng, chống dịch bệnh động vật;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
c) Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn;
d) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật;
đ) Đề xuất Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;
e) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
c) Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn;
d) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;
đ) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định;
b) Tổ chức giám sát xử lý động vật thủy sản mắc bệnh theo quy định;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
d) Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn;
đ) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;
e) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật và việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
6. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 27 của Luật này.
7. Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trong việc phòng, chống dịch bệnh động vật;
b) Xử lý ổ dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật này;
c) Hướng dẫn, tham gia thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc để phòng, chống dịch bệnh động vật lây lan;
d) Lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện.
8. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
9. Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa có động vật mắc bệnh nhưng thuộc vùng có dịch, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập; tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường, chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho động vật thủy sản; giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm động vật thủy sản mắc bệnh.
1. Điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật bao gồm:
a) Không phát sinh ổ dịch bệnh động vật mới kể từ khi ổ dịch bệnh động vật cuối cùng được xử lý theo quy định đối với từng bệnh;
b) Đã áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật trong vùng có dịch;
c) Đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y đối với vùng có dịch;
d) Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh và được Cục Thú y thẩm định, công nhận.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hết dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
PREVENTION AND FIGHTING AGAINST ANIMAL EPIDEMICS
Section 1. GENERAL REGULATIONS ON PREVENTION AND FIGHTING AGAINST ANIMAL EPIDEMICS
Article 14. Contents of the prevention and fighting against animal epidemics
1. The application of prophylactic measures, the diagnosis, treatment; monitoring, warnings of raising environment; supervision, warnings about the epidemic; inspections of the epidemic; analysis of the risk; control of animal epidemics.
2. The cleaning, decontamination, disinfection of raising environment.
3. Foundation of animal epidemic-free zones/establishments; programs and plans for controlling and erasing a number of dangerous animal infectious diseases, diseases capable of transmitting between animals and humans.
4. Accurate, sufficient and prompt provision of information about animal epidemics, supportive policies in prevention and fighting against animal epidemics.
5. Propagation, dissemination and training of measures for prevention and fighting against animal epidemics.
Article 15. Prevention of animal diseases
1. Raising places and raising tools shall be cleansed and decontaminated, disinfected, and have vector removed periodically after each raising period; raising places shall be conformable to local planning or approved by a competent agency.
2. Waste from animal raising shall be treated according to the law provisions on environmental protection. Regarding closed aquaculture system, water supply for animal raising shall assure the quality; waste water, waste matter shall be treated before being discharged to ensure veterinary hygiene and shall be in accordance with the law provisions on environmental protection.
3. Stud and feed used in animal raising shall be epidemic-free, ensure veterinary hygiene and shall conform to the law provisions on livestock breeds and the law provisions on animal feed.
4. Compulsory preventive measures for dangerous infectious diseases shall be adopted to animals at the request of veterinary authorities.
5. The expenses of compulsory preventive vaccine in the emergency programs for control and elimination of animal epidemics, prevention and fighting against epidemic shall be covered by the state budget; veterinary authorities are responsible for formulating and requesting competent authorities to approve and organizing the plan on use of vaccine against animal diseases.
6. Responsibilities of the Minister of Agriculture and Rural development:
a) Promulgate the List of animal diseases subject to outbreak declaration; the List of diseases capable of transmitting between animals and humans; the List of diseases
b) Issue the compulsory prophylactic measures; veterinary hygiene standards and environmental hygiene in animal raising; requirements on animals/animal products for transporting out of epidemic zones;
c) Decide the use of veterinary drugs that have not been registered for sale in Vietnam for emergencies for prompt prevention and fighting against animal diseases;
d) Establish procedures and application documents for recognition of animal epidemic-free zone/establishment.
Article 16. Supervision of animal diseases
1. Supervision of animal diseases is for promptly discovery of diseases that are likely to cause serious damage to economy and society, pathogens of dangerous infectious animal disease and diseases capable of transmitting between animals and humans.
2. The animal disease supervision program shall be issued by competent agencies for a number of dangerous infectious animal diseases to encourage the owners of animals, owners of animal-raising establishments to be initiative in prevention and fighting against animal diseases.
3. Owners of animal-raising establishments shall:
a) Carry out the supervision of animal diseases in the establishment according to the guidance of veterinary authorities;
b) When participating in the animal disease supervision program prescribed in clause 2 of this Article, the owner of animal-raising establishment shall comply with the requirements of the veterinary authorities and may transport animals/animal products out of the epidemic zones according to the guidance of veterinary authorities;
c) Supervise and record the animal raising and prevention and fighting against animal diseases;
d) Report to the authorities and veterinary authorities if an animal is determined carrying pathogens on the List of animal diseases subject to outbreak declaration and the List of diseases capable of transmitting between animals and humans and take the handling measures according to the regulations.
4. The facilities in charge of conducting testing and diagnosing the animal disease shall report to the authorities and veterinary authorities if a pathogen on the List of animal diseases subject to outbreak declaration and the List of diseases capable of transmitting between animals and humans is determined.
5. Veterinary authorities shall:
a) Build up the animal disease monitoring program during the raising, transport, slaughter, trade or import of animals/animal products on the basis of the situation of the animal epidemics;
b) Initiatively inspect and collect specimens for animal disease monitoring;
c) Periodically or irregularly conduct supervision of infectious diseases capable of transmitting between animals in the wild and animals raised at wild animal-raising establishments, zoos, bird gardens, biodiversity sanctuaries, nature reserves;
d) On the basis of the supervising result and the epidemiological characteristics of animals, provide forecasts/warnings about a number of dangerous infectious animal diseases and provide guidelines for prevention and fighting against the diseases. If a disease capable of transmitting between animals and humans is discovered, the veterinary authority shall promptly reported to the medical agency of the same level and provide warnings for farmers and the community to initiatively isolate the infected animals and prevent the disease from transmitting to humans;
dd) Build up and manage the database system about the supervision of animal diseases and the information on forecast/warnings about animal diseases; accept and provide feedback on animal diseases;
e) Grant the certificates of participation in the program on animal disease monitoring ensuring the safety.
Article 17. Animal epidemic-free zones/establishments
1. Requirements for recognition as animal epidemic-free zones/establishments:
a) Conformable to the prophylactic measures specified in Article 14 and clauses 1, 2, 3, 4 and 5 Article 15 of this Law;
b) Carrying out the supervision of animal disease as prescribed in clause 3 Article 16 of this Law;
c) The animal disease applying for recognition has not been discovered for a time period regulated for specific disease and specific type of animal;
d) The veterinary activities on such zones/establishments can surely control the animal epidemic.
2. The animal epidemic-free zones/establishments shall receive incentives in the selection of provision of stud, animals and animal products.
3. The Minister of Agriculture and Rural development is responsible for detailing and providing guidance on this Article.
Article 18. Control and erasure of a number of dangerous animal infectious diseases, diseases capable of transmitting between animals and humans
1. Programs and plans shall be built for the control and erasure of a number of dangerous animal infectious diseases, diseases capable of transmitting between animals and humans in different stage.
2. Contents of the control and erasure of a number of dangerous animal infectious diseases:
a) The conduction researches and inspections to discover pathogens of dangerous infectious animal diseases; the analysis and assessment of risk of animal diseases;
b) The early discovery of animal diseases to promptly stamp out the disease to avoid widely spreading;
c) The adoption of compulsory prophylactic measures to animals including using vaccine, cleansing, decontaminating, disinfecting the raising areas, destructing and compulsory slaughtering (applicable to infected animals) and other compulsory technical measures at the request of veterinary authorities;
d) The supervision of animal diseases and provide warnings about the spreading of the diseases;
dd) The propagation, provision of training and guidance for relevant organizations/individuals on prevention and fighting against a number of dangerous infectious animal diseases;
e) The enlargement and maintenance of animal epidemic-free zones/establishments.
3. Contents of the control and erasure of a number of diseases capable of transmitting between animals and humans:
a) The conduction of researches and inspections to discover the pathogens of diseases capable of transmitting between animals and humans;
b) The control of the pathogens to prevent the spread of the diseases;
c) The adoption of compulsory prophylactic measures to animals including using vaccine, cleansing, decontaminating, disinfecting the raising areas, destructing and compulsory slaughtering (applicable to infected animals) and other compulsory technical measures at the request of veterinary authorities and medical agencies;
d) The supervision of the diseases capable of transmitting between animals and humans; the establishment of a system providing information and warnings about the risk of transmission between animals and humans;
dd) The provision of information and report of the situation of the diseases between the veterinary authorities and the medical agencies in the fighting and handling of the diseases;
e) The propagation and provision of training and guidance for relevant organizations/individuals on the initiative prevention and fighting against the diseases capable of transmitting between animals and humans according to the guidance of veterinary authorities and medical agencies.
4. Responsibilities of the Minister of Agriculture and Rural development:
a) Build up programs and plans on control and erasure of a number of dangerous infectious animal diseases and diseases capable of transmitting between animals and humans and request the Prime Minister to approve;
b) Steer the implementation of the compulsory measures to control and erase the dangerous infectious animal diseases; diseases capable of transmitting between animals and humans;
c) Annually assess the situation of animal diseases, the control and erasure of animal diseases and report to the Prime Minister.
5. The Minister of Health shall preside over and cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in processing the information relating to diseases capable of transmitting between animals and humans; promptly organize the treatment for the infected people; provide the outbreak declaration according to the law provisions on prevention and fighting against infectious diseases.
6. The Minister of Finance shall ensure the finance for the programs/plans specified in point a clause 4 of this Article.
7. The President of the People’s Committee at all levels shall organize the implementation of programs/plans on control and erasure of a number of dangerous infectious animal diseases and diseases capable of transmitting between animals and humans.
Article 19. The report, diagnosis and inspection of animal diseases
1. Owners of domestic animals, owners of animal-raising establishments, individuals practicing veterinary service who discover animals being infected, dead or suspected of an infectious disease shall immediately report to veterinary staff of communes, People’s Committees of communes or the nearest veterinary authority .
2. Veterinary staff of communes who discovers or receives information about animals that are infected, dead or suspected of an infectious disease shall:
a) Examine the information, carry out clinical diagnosis, assist veterinary authority to collect the specimens;
b) Provide owners of domestic animals, owners of animal-raising establishments with guidance on the implementation of measures prescribed in clause 1 Article 25 and clause 1 Article 33 of this Law;
c) Report the cases to People’s Committees of communes, veterinary authorities of districts.
3. Veterinary authorities of districts that receive information about animals that are infected, dead or suspected of an infectious disease shall:
a) Verify the information, make clinical diagnosis
b) Harvest the specimens to discover pathogens;
c) Provide guidance on prevention and fighting against animal diseases;
d) Report the cases to People’s Committees of districts, veterinary authorities of provinces.
4. The Minister of Agriculture and Rural development is responsible for detailing and providing guidance on this Article.
Article 20. Treatment of animal diseases
1. Animals suspected of infection shall be examines, isolated and promptly treated, except for cases banned from treatment or slaughter and cases subject to compulsory destruction according to the regulations promulgated by the Minister of Agriculture and Rural development.
2. Any owners of domestic animals, owners of animal-raising establishments, veterinary staff of communes, individuals practicing as a veterinarian who treats animals in an epidemic hotspot or epidemic zones shall comply with the guidance of veterinary authorities; carry out the cleansing, decontamination and disinfection and comply with the regulations on prevention and fighting against the animal epidemic.
3. The use of veterinary drugs in the treatment for infected animals shall conform to the provisions of clause 1 Article 104 of this Law.
Article 21. Treatment of animals
1. Any organizations/individuals that raises or uses animals shall:
a) Carry out the management, care, bringing up and transport according to specific type of animals;
b) Reduce the pain, fright and treat the animals humanely during the raising, transport, slaughtering, destruction of animals and, the prevention and treatment for animals diseases and scientific research.
2. Any organizations/individuals raising animals for ornamental purposes or for biodiversity conservation shall take care of and bring up animals, promptly provide animals with prevention and treatment for animal diseases according to the regulations in this Law.
Article 22. Reserve and use of veterinary drugs on the List of national reserve goods
1. Regarding the reserve of veterinary drugs on the List of national reserve goods:
a) The Minister of Agriculture and Rural development shall request the Prime Minister to prescribed the quantity and types of national reserve veterinary drugs;
b) The veterinary drugs on the List of national reserve goods shall be managed and used according to the legislations on national reserve.
2. Regarding the use of veterinary drugs on the List of national reserve goods:
a) In case of natural disasters/animal diseases and according to the request of Presidents of the People’s Committees of provinces, the Minister of Agriculture and Rural development shall give decision on the dispersion of veterinary drugs on the List of national reserve goods for the prevention and fighting against the animal diseases with value appropriate to the competence in spending from the budget regulated by the Minister of Finance in the Law on the State budget and report to the Prime Minister, concurrently notify the Ministry of Finance about the dispersion of national reserve veterinary drugs; ultra vires cases shall be reported to the Prime Minister for consideration and decision.
b) Presidents of the People’s Committees of provinces shall direct the receipt, reserve and use of veterinary drugs on the List of national reserve goods for prompt and appropriate prevention and fighting against the animal diseases and report to the Minister of Agriculture and Rural development the results of the use of veterinary drugs on the List of national reserve goods that are provided for the local governments.
3. People's Committees of provinces shall allocate the reserve veterinary drugs from local budget to carry out the prevention and fighting against the animal diseases.
Article 23. Funds for the prevention and fighting against animal diseases
1. Funds for the prevention and fighting against animal diseases shall cover the expense on the following activities:
a) Prevention advertisement fighting against animal diseases;
b) Elimination of damage from animal diseases;
c) Remediation of animal-raising environment.
2. Funds for the prevention and fighting against animal diseases shall be subsidized by:
a) The State budget;
b) Owners of animals/animal-raising establishments;
c) Vietnamese or foreign organizations/individuals, international organizations and other lawful sources according to the laws.
3. The Government shall regulate the mobilization, management and use of funds for the prevention and fighting against animal diseases.
Article 24. Steering committee in charge of the prevention and fighting against animal diseases
1. Steering committee in charge of the prevention and fighting against animal diseases at all levels shall be established when the animal disease is declared.
2. The Prime Minister shall provide the regulations on the establishment and operation of the Steering committee in charge of the prevention and fighting against animal diseases at all levels.
Section 2. PREVENTION AND FIGHTING AGAINST DISEASES OF TERRESTRIAL ANIMALS
Article 25. Handling of epidemic hotspots of terrestrial animals
1. Responsibilities of owners of animals/animal-raising establishments:
a) Immediately isolate the infected animals or animals suspected of infection;
b) Do not slaughter, trade or dump infected animals, animals denoting infection, dead animals, animal products carrying diseases into the environment;
c) Carry out the cleansing, disinfection, decontamination, compulsory slaughter of infected animals, animals suspected of infection and dead animals according to the guidance of veterinary authorities and the legislations on environmental protection;
d) Provide accurate information about the animal diseases at the request of veterinary authorities and veterinary staff of communes;
dd) Facilitate the inspection of competent agencies.
2. Responsibilities of veterinary staff of communes:
a) Guide the owners of animals, owners of animal-raising establishments to comply with the regulations in clause 1 of this Article;
b) Carry out the prevention, fighting, diagnosis, treatment for animal diseases, harvest pathology specimens according to the guidelines of veterinary authorities;
c) Report to Presidents of People’s Committees of communes the situations of animal diseases.
3. Responsibilities of People’s Committees of communes:
a) Propagate the information about prevention and fighting against animal diseases in local areas;
b) Direct the veterinary staff of communes and relevant organizations/individuals to conduct inspections and supervisions of owners of animals/animal raising establishments in the isolation of infected animals, reckon up the amount of infected animals, animals susceptible to animal diseases, cooperate with veterinary authorities of communes in harvesting pathology specimens;
c) Organize the prevention of diseases by vaccine, provide fighting and treatment for animal diseases according to the guidelines of veterinary authorities;
d) Make decision and steer the destruction of animals in the epidemic hotspots; conduct the cleansing and decontamination of animals/animals products raising/slaughtering/trading areas;
dd) Control the transport of animals/animal products into or out of epidemic hotspot.
4. Responsibilities of People’s Committees of districts:
a) Allocate the funding for treating epidemic hotspots;
b) Request veterinary authorities of districts, steer the relevant specialized divisions to determine epidemic hotspots, issue announcement via means of media in local areas and provide guidelines for the implementation of veterinary hygiene measures in raising, slaughtering, transport and trade of animals/animal products;
c) Steer People’s Committees of communes to comply with the regulations on clause 3 of this Article.
5. People's Committees of provinces shall direct the inferior People’s Committees and relevant specialized divisions in the treatment of epidemic hotspots, allocate the funding, subsidize the owners of animals, owners of animal-raising establishments having animals subjects to destruction.
Article 26. Declaration about the epidemics of terrestrial animals
1. Principle of declaration about the epidemics of terrestrial animals:
a) The declaration about an animal epidemic shall be issued if the disease is subject to outbreak declaration and shall be issued intra vires, publicly, accurately and promptly;
b) Within 24 hours since the application for declaration on an animal epidemic is received, competent persons specified in clauses 4 and 5 of this Article shall issue the decision on the declaration on animal epidemic.
2. An epidemic of terrestrial animals shall be declared if all of the following conditions are met:
a) There is a hotspot of a disease on the List of animal diseases subject to outbreak declaration that tends to quickly spread out a large area or there is the discovery of a new agent of an infectious disease;
b) A diagnosis by an agency competent in animal disease diagnosing and testing is issued determining that the disease is on the List of animal diseases subject to outbreak declaration or is a new agent of an infectious disease.
3. The declaration about the diseases of terrestrial animals shall include:
a) The name of the disease or the new agent of an infectious disease; species of the infected animal;
b) The time when the animal epidemic occurs or the time when the new agent of the infectious disease is discovered;
c) The epidemic zones, high-risk zones, buffer zones;
d) Preventive measures for animal diseases.
4. Competence in issuance of the declaration about epidemics of terrestrial animals:
a) Presidents of People’s Committees of districts are in charge of giving decision on the announcement about animal epidemics on the basis of the request of veterinary authorities of districts if all the conditions specified in clause 2 of this Article are met and the epidemics occur within a district;
a) Presidents of People’s Committees of provinces are in charge of giving decision on the announcement about animal epidemics on the basis of the request of veterinary authorities of provinces if all the conditions specified in clause 2 of this Article are met and the epidemics occur in multiple districts in a province.
5. The Minister of Agriculture and Rural development are in charge of giving decision on the announcement about animal epidemics on the basis of the request of Department of Animal Health if all the conditions specified in clause 2 of this Article are met and the epidemics occur in multiples provinces; supervising, inspecting, expediting and monitoring the outbreak declaration of Presidents of People’s Committees of districts/provinces.
6. If the animal epidemic spreads out widely, seriously threatening human life or causes serious damage to economy and society, the Minister of Agriculture and Rural development shall report to the Prime Minister for requesting regulatory agencies to issue the declaration about the emergency according to the law provisions on emergency.
Article 27. Fighting against epidemics of terrestrial animals in epidemic zones
1. When issuing the declaration about an animal epidemic, persons competent to announcing the epidemic shall direct relevant organizations/individuals to:
a) Determine the limits of epidemic zones, epidemic threatened zones and buffer zones; place the signboards, checkpoints, guide the travel and transport of animals/animal products across the epidemic zones;
b) Forbid the irrelevant people from entering the areas having infected or dead animals; limit the travel into or out of the epidemic zones; apply prophylactic measures on animals according to the regulations;
c) Forbid the slaughter, transport or sale of animals susceptible to the declared animal epidemic and derivatives thereof in the epidemic zones, except for the transport of animals/animal products that is permitted according to the decision of the Minister of Agriculture and Rural development;
d) Immediately carry out the prevention using vaccine or apply the compulsory prophylactic measures on animals in the epidemic zone that are susceptible to the declared animal epidemic; provide treatment or carry out the compulsory slaughtering or destruction of infected animals or animal products carrying pathogens according to the guidelines of veterinary authorities;
dd) Conduct the cleansing, decontamination, disinfection of raising facilities, grazing areas for infected animals, equipment and tools used in animal raising and waste matters according to the guidance of veterinary authorities.
2. Responsibilities of the Minister of Agriculture and Rural development:
a) Direct People's Committees of provinces having epidemics to mobilize the resources in local areas to promptly raise a blockade, control and stamp out the epidemic, prevent the spread of the epidemic; supervise, monitor and expedite the fighting against the animal epidemic of People's Committees of provinces having epidemic;
b) Request the Prime Minister to give decision on the support to the prevention and fighting against animal diseases and provide the support;
c) Report to the Prime Minister the results of the prevention and fighting against animal epidemic, results of the implementation of the policies on support to the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of the animal raising after the epidemic.
3. Responsibilities of People’s Committees of provinces:
a) Direct People’s Committees of districts, veterinary authorities of provinces and relevant agencies, organizations and individuals to take measures for preventing and fighting animal diseases; mobilize the local resources to carry out the prevention and fighting against animal diseases; conduct inspections of the prevention and fighting against animal diseases;
b) Propagate and disseminate the measures for prevention and fighting against animal epidemic in local areas;
c) Direct the implementation of policies on prevention and fighting against animal diseases, elimination of the consequence of animal diseases, stabilization of human life and restoration of animal-raising activities in local areas;
d) Request the Minister of Agriculture and Rural development to request the Prime Minister to decide the subsidies on expenditure, materials and resources in case the requirement for prevention and fighting against animal diseases exceeds the capability of local government;
dd) Report to the Minister of Agriculture and Rural development the results of the prevention and fighting against animal epidemic and results of the implementation of the policies on subsidies on the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of the animal raising in local areas.
4. Responsibilities of People’s Committees of districts:
a) Direct and organize the performance of measures for prevention and fighting against animal diseases according to the direction of Presidents of the People’s Committees of provinces;
b) Propagate and disseminate the measures for prevention and fighting against animal epidemic in local areas;
c) Carry out the policies on prevention and fighting against animal diseases, elimination of the consequence of animal diseases, stabilization of human life and restoration of animal-raising activities in local areas;
d) Request Presidents of the People’s Committees of provinces to decide the subsidies on expenditure, materials and resources in case the requirement for prevention and fighting against animal diseases exceeds the capability of local government;
dd) Report to the Presidents of the People’s Committees of provinces the results of the prevention and fighting against animal epidemic and results of the implementation of the policies on subsidies on the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of the animal raising in local areas.
5. Responsibilities of People’s Committees of communes:
a) Direct and organize the implementation of measures for prevention and fighting against animal diseases according to the direction of People’s Committees of superior levels;
b) Direct the destruction of dead animals, infected animals; the compulsory slaughtering of infected animals; the cleansing, decontamination, disinfection;
c) Propagate and disseminate the measures for prevention and fighting against animal epidemics in local areas;
d) Carry out the policies on prevention and fighting against animal diseases, elimination of the consequence of animal diseases, stabilization of human life and restoration of animal-raising activities in local areas;
dd) Request Presidents of People’s Committees of districts to decide the subsidies on expenditure, materials and resources in case the requirement for prevention and fighting against animal diseases exceeds the capability of local government;
e) Report to the Presidents of People’s Committees of districts the results of the prevention and fighting against animal epidemic and results of the implementation of the policies on subsidies on the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of the animal raising in local areas.
6. Responsibilities of Department of Animal Health:
a) Provide local veterinary authorities with guidelines on measures for prevention and fighting against animal diseases; assist local governments in preventing and fighting against animal diseases, inspecting the epidemics, assessing the epidemic hotspots;
b) Determine the pathogens of animal infectious diseases, applicable to new infected cases with unidentified causes.
7. Local veterinary authorities are responsible for giving People’s Committees of the same levels advices and guidance on the implementation of measures for prevention and fighting against animal diseases, determination of damage from animal epidemic, supervising, collecting and assessing the effect of the prevention and fighting against animal diseases and making reports according to the regulations.
8. Responsibilities of veterinary staff of communes:
a) Comply with the direction of People’s Committees of communes and veterinary authorities in the prevention and fighting against animal epidemic;
b) Handle hotspots of animal disease according to the regulations in clause 2 Article 25 of this Law;
c) Provide guidance and participate in the implementation of measures of cleansing, decontamination and disinfection so as for preventing the spread of animal diseases;
d) Reckon up the number of animals that are being raised, animals that are infected, dead or destroyed according to the guidance of veterinary authorities.
9. Responsibilities of owners of animals/animal-raising establishments:
a) Treat epidemic hotspots according to the regulations in clause 1 Article 25 of this Law;
b) Take measures for prevention and fighting against animal diseases at the request of People’s Committees at all levels, veterinary authorities at all levels and veterinary staff of communes;
c) Pay the cost for the elimination and compensation for the damage from their violations against the laws on prevention and fighting against animal diseases according to the provisions of laws.
Article 28. Prevention and fighting against epidemics of terrestrial animals in high-risk zones
1. People’s Committees at all levels shall direct the relevant organizations to:
a) Control the transport into or out of high-risk zones the animals susceptible to the declared animal epidemics and products thereof;
b) Strictly control the slaughter and transport of animals/animal products in high-risk zones;
c) Organize the epidemic prevention by vaccine and take the compulsory prophylactic measures on animals susceptible to the declared animal epidemics;
d) Propagate and disseminate the measures for prevention and fighting against animal epidemics in local areas.
2. If an animal epidemic occurs in the border region of the neighboring country, Presidents of the People’s Committees of provinces shall take the following measures and immediately report to the Minister of Agriculture and Rural development:
a) Issue an declaration of high-risk zone for the area within a radius of 5 km from the border and implement the measures specified in clause 1 of this Article;
b) Give decision on checkpoints and animals/animal products forbidden from transport through the checkpoints;
c) Give decision on the ban of transport of animals susceptible to the animal epidemic occurring in the neighboring country and products thereof in Vietnam’s territory within the epidemic period;
d) Direct the relevant agencies to conduct inspections and control strictly the activities relating to animals/animal products in high-risk zones; carry out the cleansing, decontamination, disinfection of people and vehicles across the checkpoints.
3. Responsibilities of owners of animals/animal-raising establishments:
a) Carry out the prevention of diseases by vaccine and other prophylactic measures for animal diseases according to the guidance of veterinary authorities;
b) Carry the cleansing, decontamination and disinfection of animal-raising areas, raising tools and raising environment;
c) Comply with the measures for prevention and fighting against animal disease at the request of competent agencies.
Article 29. Prevention and fighting against epidemics of terrestrial animals in buffer zones
1. People’s Committees at all levels shall direct the relevant organizations to:
a) Inspect and control the slaughter, transport and trade of animals/animal products;
b) Regularly supervise and monitor animals susceptible to the animal epidemic.
2. Guide the owners of animals, owners of animal-raising establishments to comply with the regulations in clause 3 Article 28 of this Law.
Article 30. Compulsory handling of infected animals, animals suspected of being infected and animal products carrying pathogens on the List of animal diseases subject to outbreak declaration, the List of diseases capable of transmitting between animals and humans or newly discovered pathogens of infectious diseases
1. Compulsory handling measures for infected animals, animals suspected of being infected and animal products carrying pathogens on the List of animal diseases subject to outbreak declaration, the List of diseases capable of transmitting between animals and humans or newly discovered pathogens of infectious diseases include:
a) Compulsory destruction;
b) Compulsory slaughtering.
2. The Minister of Agriculture and Rural development, the President of the People’s Committee at all levels, within their tasks and powers, shall decide the handling measures specified in clause 1 of this Article.
3. The state shall subsidize the compulsory destruction/slaughtering of infected animals, animals suspected of being infected and animal products carrying pathogens on the List of animal diseases subject to outbreak declaration, the List of diseases capable of transmitting between animals and humans or newly discovered pathogens of infectious diseases. In specific stage, the Prime Minister shall detail the subjects and level of subsidies to the compulsory destruction/slaughtering of infected animals, animals suspected of being infected and animal products carrying pathogens on the List of animal diseases subject to outbreak declaration, the List of diseases capable of transmitting between animals and humans.
4. Requirements of compulsory slaughtering of animals:
a) The compulsory slaughter of animals shall be carried out at slaughterhouses designated by veterinary authorities of provinces and all animal health measures shall be adopted in these houses in accordance with regulations;
b) Vehicles for transport of animals for compulsory slaughter must have close floors so that waste matters do not drop on road and shall be cleansed and disinfected immediately after transportation;
c) Slaughtering places, slaughtering tools, wastes of animals subjected to compulsory slaughter must be treated and disinfected immediately after slaughter;
d) Meat of animals subjected to compulsory slaughter must not be used fresh but must be treated to satisfy veterinary hygiene standards according to the regulation;
dd) Sub-products and other products of animals subjected to compulsory slaughter, bedding and waste matters of such animals shall be destroyed or buried.
5. The compulsory destruction/slaughtering of infected animals, animals suspected of being infected and animal products carrying pathogens on the List of animal diseases subject to outbreak declaration, the List of diseases capable of transmitting between animals and humans or newly discovered pathogens of infectious diseases shall comply with the law provisions on veterinary medicine, prevention and fighting against infectious diseases and environmental protection.
6. Owners of animals, owners of animal-raising establishments having animals subject to destruction/slaughtering shall:
a) Carry out the compulsory destruction/slaughtering of animals and consumption of animal products from compulsory slaughtering according to the guidance of veterinary authorities;
b) Comply with the regulations in clause 1 Article 25 of this Law.
7. Every year, People's Committees of provinces shall distribute the provisional fundings for the slaughter of animals, subsidies for owners of animals, owners of animal-raising establishments having animals subject to destruction to control the animal epidemic quickly and effectively without damage to the environment.
8. The Minister of Agriculture and Rural development shall provide guidance for clause 1, 4 and 5 of this Article.
Article 31. Declaration about the end of diseases of terrestrial animals
1. Conditions for declaration about the end of a disease of terrestrial animals:
a) Within the duration specified for particular disease from the day on which last infected animal die or are compulsorily destroyed, slaughtered or fully recover, there is not any other animal infected or dying of the declared epidemic;
b) Prevention by vaccine or other compulsory prophylactic measures have been adopted to animals susceptible to the declared animal epidemics in the epidemic zones/high-risk zones;
c) Cleansing and disinfection measures have been taken in epidemic and high-risk zones to satisfy the veterinary hygiene standards;
d) An application for declaration about the end of the animal epidemic has been made by a veterinary authority and appraised and approved by a superior veterinary authority.
The Minister of Agriculture and Rural development is responsible for detailing and providing guidance on this clause.
2. Persons competent to issue the declaration about animal epidemics specified in Article 26 of this Law are competent to issue the declaration about the end of the animal epidemics if all the conditions specified in clause 1 of this Article are satisfied.
Section 3. PREVENTION AND FIGHTING AGAINST DISEASES OF AQUATIC ANIMALS
Article 32. Observing and warning about aquaculture environment
1. Responsibilities of owners of animal-raising establishments:
a) Supervise, monitor and inspect the environmental criteria in aquaculture areas and records sufficiently the collected information/figures;
b) Present information and figures about environmental observation, prevention of epidemics of aquatic animals at the request of competent agencies.
2. Competent aquaculture specialized agencies shall preside over and cooperate with veterinary authorities in carrying out the following activities:
a) Build up and submit to competent authorities the plans on observing and warning about aquaculture environment for approval;
b) Carry out or cooperate with organizations/individuals in charge of observing aquaculture environment in carrying out the plans on observing and warning about aquaculture environment to promptly discover the disadvantaged signs of the environment to request the owners of aquaculture establishment to promptly make adjustment.
3. People's Committees of provinces shall grant approval, distribute fundings and direct the implementation of the plans on observation and warning about aquaculture environment.
4. Responsibilities of the Minister of Agriculture and Rural development:
a) Provide guidance and organize the observation, forecasting and warning about aquaculture environment; handling and elimination of environmental varies in raising areas;
b) Appoint the eligible organizations/individuals to participate in the observation and warning about aquaculture environment and send the results to veterinary authorities and aquaculture specialized agencies.
Article 33. Handling of hotpots of epidemic of aquatic animals
1. Responsibilities of owners of aquaculture establishments:
a) Do not discharge the untreated or unconformably treated waste water and waste matter to the environment;
b) Do not dump the infected animals, animals suspected of infectious diseases or dead animals to the environment;
c) Provide treatment, collect or treat the infected animals, animal suspected of infectious diseases or dead animals and take other measures according to the guidance of veterinary authorities;
d) Report the epidemics of aquatic animals according to the regulations in clause 1 Article 19 of this Law; provide information about epidemics of aquatic animals at the request of veterinary authorities and veterinary staff of communes;
dd) Conduct the cleansing, decontamination, disinfection of raising environment, aquaculture tools according to the guidance of veterinary authorities;
e) Treat and/or destroy aquatic animals to avoid the spread of epidemics;
g) Facilitate the inspection of competent agencies.
2. Responsibilities of veterinary staff of communes:
a) Comply with the regulations in points a and c clause 8 Article 27 of this Law; provide guidance and monitor the implementation of measures prescribed in clause 1 of this Article;
b) Reckon up and report the scale of aquaculture, the amount of animals; amount of aquatic animals being infected.
3. veterinary authorities shall conduct inspections, make reports and proposal for handling measures for hotspots of epidemics of aquatic animals specified in clauses 6 and 7 Article 27 of this Law.
4. Responsibilities of People’s Committees of communes:
a) Provide announcement promptly and exactly about the animal epidemic situations in local areas on the basis of the conclusions of regulatory bodies in charge of making diagnosis and testing for animal diseases on the List of animal diseases subject to outbreak declaration and according to the request of veterinary staff of communes;
b) Supervise and issue warnings about animal epidemic zones;
c) Propagate the prevention and fighting against animal epidemic in local areas; carry out the policies on subsidies for the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of aquaculture in local areas;
d) Direct the treatment, collection, handling or supervision of handling of infected animals; reckon up the aquaculture area, amount of infected animals; cleansing, decontamination, disinfection of environment in epidemic zones;
dd) Direct and organize the implementation of measures for prevention and fighting against animal diseases according to the direction of People’s Committees of districts;
e) Request Presidents of People’s Committees of districts to decide the subsidies on expenditure, materials and resources in case the requirement for prevention and fighting against animal diseases exceeds the capability of local government;
g) Report to the Presidents of People’s Committees of districts the results of the prevention and fighting against animal epidemic and results of the implementation of the policies on subsidies on the prevention and fighting against the epidemic.
5. Responsibilities of People’s Committees of districts:
a) Provide announcement promptly and exactly about the animal epidemic situations in local areas on the basis of the conclusions of regulatory bodies in charge of making diagnosis and testing for animal diseases on the List of animal diseases subject to outbreak declaration and according to the request of veterinary authorities of districts;
b) Organize the prevention and handling of infected animals; cleansing, decontamination and disinfection of aquaculture environment according to the regulations for specific diseases;
c) Guide the owners of aquaculture establishments, people who sell, purchase or transport aquatic animals to implement the veterinary hygiene measures to prevent the spread of animal diseases;
d) Carry out the policies on subsidies for the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of aquaculture in local areas;
dd) Organize the implementation of measures for prevention and fighting against animal diseases according to the direction of People’s Committees of provinces;
e) Propagate and disseminate the measures for prevention and fighting against animal epidemics in local areas;
g) Request Presidents of the People’s Committees of provinces to decide the subsidies on expenditure, materials and resources in case the requirement for prevention and fighting against animal diseases exceeds the capability of local government;
h) Report to the Presidents of People’s Committees of provinces the results of the prevention and fighting against animal epidemic and results of the implementation of the policies on subsidies on the prevention and fighting against animal epidemics.
6. Responsibilities of People’s Committees of provinces:
a) Direct People’s Committees at all levels and relevant specialized divisions to handle epidemic hotspots;
b) Allocate fundings for the handling of animal epidemic diseases, assisting the owners of aquaculture establishments having animals that are infected, dead or subject to compulsory destruction.
Article 34. Declaration about epidemics of aquatic animals
1. The declaration of epidemics of aquatic animals shall comply with the principles and contents specified in clauses 1 and 3 Article 26 of this Law.
2. An epidemic of aquatic animals shall be declared if all of the following conditions are met:
a) There is a hotspot of a disease on the List of animal diseases subject to outbreak declaration that tends to quickly spread out a large area or there is the discovery of a new agent of infectious diseases;
b) A diagnosis by an agency competent in animal disease diagnosing and testing is issued determining that the disease is on the List of animal diseases subject to outbreak declaration or is a new agent of infectious disease;
c) An application for outbreak declaration is submitted by a veterinary authority of province.
3. Presidents of the People’s Committees of provinces shall decide the outbreak declaration of aquatic animals if all of the conditions specified in clause 2 of this Article are met.
Article 35. Fighting against epidemics of aquatic animals in epidemic zones
1. When issuing the declaration about an animal epidemic, persons competent to declaring the epidemic shall direct relevant organizations/individuals to:
a) Determine the limits of epidemic zones; place the signboards, guide the travel and transport of animals/animal products across the epidemic zones;
b) Limit the irrelevant people from entering the areas having infected animals or animals dying of the epidemic;
c) Control the transport of aquatic animals and products thereof into or out of epidemic zones; the prevention and treatment of aquatic animals;
d) Conduct the cleansing, decontamination, disinfection of raising facilities, equipment and tools used in aquaculture, waste water and waste matters from aquaculture according to the guidance of veterinary authorities.
2. The Minister of Agriculture and Rural development shall organize the prevention and fighting against the epidemics according to the regulations in clause 2 Article 27 of this Law.
3. Responsibilities of People’s Committees of provinces:
a) Direct veterinary authorities of provinces and relevant agencies, organizations and individuals to take measures for preventing and fighting animal diseases; mobilize the local resources to carry out the prevention and fighting against animal diseases;
b) Propagate and disseminate the measures for prevention and fighting against animal epidemics in local areas;
c) Carry out the policies on subsidies for the prevention and fighting against the epidemics, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of aquaculture in local areas;
d) Conduct inspections of the prevention and fighting against animal epidemics;
dd) Request the Minister of Agriculture and Rural development to request the Prime Minister to decide the subsidies on expenditure, materials and resources in case the requirement for prevention and fighting against animal diseases exceeds the capability of local government;
e) Report to the Minister of Agriculture and Rural development the results of the prevention and fighting against animal epidemic and results of the implementation of the policies on subsidies on the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of aquaculture in local areas.
4. Responsibilities of People’s Committees of districts:
a) Direct and organize the implementation of measures for prevention and fighting against animal diseases according to the regulations;
b) Propagate and disseminate the measures for prevention and fighting against animal epidemics in local areas;
c) Carry out the policies on subsidies for the prevention and fighting against the epidemics, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of aquaculture in local areas;
d) Request Presidents of the People’s Committees of provinces to decide the subsidies on expenditure, materials and resources in case the requirement for prevention and fighting against animal diseases exceeds the capability of local government;
dd) Report to the Presidents of the People’s Committees of provinces the results of the prevention and fighting against animal epidemic and results of the implementation of the policies on subsidies on the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of aquaculture activities in local areas.
5. Responsibilities of People’s Committees of communes:
a) Organize the implementation of measures for prevention and fighting against animal diseases according to the regulations;
b) Supervise and handle infected aquatic animals according to the regulations;
c) Propagate and disseminate the measures for prevention and fighting against animal epidemics in local areas;
d) Carry out the policies on subsidies for the prevention and fighting against the epidemics, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of aquaculture in local areas;
dd) Request Presidents of People’s Committees of districts to decide the subsidies on expenditure, materials and resources in case the requirement for prevention and fighting against animal diseases exceeds the capability of local government;
e) Report to the Presidents of the People’s Committees of districts and veterinary authorities of provinces the results of the prevention and fighting against animal epidemic and results of the implementation of the policies on subsidies on the prevention and fighting against the epidemic, elimination of the consequence of the epidemic and restoration of aquaculture activities in local areas.
6. veterinary authorities shall comply with the regulations on clauses 6 and 7 Article 27 of this Law.
7. Responsibilities of veterinary staff of communes:
a) Comply with the direction of People’s Committees and veterinary authorities in the prevention and fighting against animal epidemic;
b) Handle animal disease according to the regulations in clause 2 Article 33 of this Law;
c) Provide guidance and participate in the implementation of measures for cleansing, decontamination and disinfection so as for preventing the spread of animal diseases;
d) Harvest pathology specimens according to the guidance of veterinary authorities of districts.
8. Owners of aquaculture establishment shall comply with the regulations in clause 1 Article 33 of this Law.
9. If an aquaculture establishment located in an epidemic zone but not any animal has been discovered infected, the owner of such aquaculture establishment shall take the measures for preventing pathogens; intensify the observation and warning about environment, take care and increase the resistance of aquatic animals; carry out epidemic supervision to promptly discover infected animals.
Article 36. Declaration about the end of epidemics of aquatic animals
1. Conditions for declaration about the end of a disease of terrestrial animals:
a) There is not any new epidemic hotspot discovered since the last hotspot is handled according to the regulations applicable to specified diseases;
b) Compulsory prophylactic measures have been adopted to animals susceptible to animal diseases in epidemic zones;
c) Cleansing, decontamination and disinfection have been carried out satisfying the veterinary hygiene standards for epidemic zones;
d) An application for declaration about the end of the animal epidemic has been made by a veterinary authority of province and appraised and approved by Department of Animal Health.
2. Presidents of the People’s Committees of provinces shall issue the declaration of the end of animal epidemics if all the conditions specified in clause 1 of this Article are satisfied.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực