Chương I Luật Thú y 2015: Những quy định chung
Số hiệu: | 79/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 25/07/2015 | Số công báo: | Từ số 861 đến số 862 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải đối xử nhân đạo với chó
Theo Luật thú y số 79/2015/QH13 thì tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật phải có trách nhiệm sau:
- Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp với từng loài động vật.
- Giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
Đồng thời, Luật thú y 2015 còn quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh và cách thức xử lý cho động vật bị mắc bệnh.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 và thay thế Pháp lệnh thú y năm 2004.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động thú y tại Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Động vật bao gồm:
a) Động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn;
b) Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.
2. Sản phẩm động vật là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm:
a) Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn;
b) Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật thủy sản.
3. Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật là việc làm sạch, pha lóc, phân loại, đông lạnh, ướp muối, hun khói, làm khô, bao gói hoặc áp dụng phương pháp chế biến khác để sử dụng ngay hoặc làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc dùng cho mục đích khác.
4. Hoạt động thú y là công tác quản lý nhà nước về thú y và các hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y.
5. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là vùng, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống động vật được xác định không xảy ra bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong vùng, cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.
6. Bệnh truyền nhiễm là bệnh truyền lây trực tiếp hoặc gián tiếp giữa động vật và động vật hoặc giữa động vật và người do tác nhân gây bệnh, truyền nhiễm.
7. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và các tác nhân khác có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
8. Dịch bệnh động vật là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
9. Ổ dịch bệnh động vật là nơi đang có bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
10. Vùng có dịch là vùng có ổ dịch bệnh động vật hoặc có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.
11. Vùng bị dịch uy hiếp là vùng bao quanh vùng có dịch hoặc khu vực tiếp giáp với vùng có dịch ở biên giới của nước láng giềng đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.
12. Vùng đệm là vùng bao quanh vùng bị dịch uy hiếp đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.
13. Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội hoặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa động vật và người.
14. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
15. Kiểm soát giết mổ là việc kiểm tra trước và sau khi giết mổ động vật để phát hiện, xử lý, ngăn chặn các yếu tố gây bệnh, gây hại cho động vật, sức khỏe con người và môi trường.
16. Vệ sinh thú y là việc đáp ứng các yêu cầu nhằm bảo vệ sức khỏe động vật, sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.
17. Kiểm tra vệ sinh thú y là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y.
18. Đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật bao gồm vi sinh vật, ký sinh trùng, trứng và ấu trùng của ký sinh trùng gây bệnh cho động vật, gây hại cho sức khỏe con người.
19. Đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y bao gồm các vi sinh vật gây ô nhiễm, độc tố vi sinh vật; yếu tố vật lý, hóa học; chất độc hại, chất phóng xạ; yếu tố về môi trường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe động vật, con người, môi trường và hệ sinh thái.
20. Chủ hàng là chủ sở hữu động vật, sản phẩm động vật hoặc người đại diện cho chủ sở hữu thực hiện việc quản lý, áp tải, vận chuyển, chăm sóc động vật, sản phẩm động vật.
21. Thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất bao gồm dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật.
22. Thuốc thú y thành phẩm là thuốc thú y đã qua tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, kể cả đóng gói trong bao bì cuối cùng, dán nhãn, đã qua kiểm tra chất lượng cơ sở và đạt các chỉ tiêu chất lượng theo hồ sơ đăng ký.
23. Nguyên liệu thuốc thú y là những chất có trong thành phần của thuốc thú y.
24. Vắc-xin dùng trong thú y là chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên, tạo cho cơ thể động vật khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng để phòng bệnh.
25. Chế phẩm sinh học dùng trong thú y là sản phẩm có nguồn gốc sinh học dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh quá trình sinh trưởng, sinh sản của động vật.
26. Vi sinh vật dùng trong thú y là vi khuẩn, vi rút, đơn bào ký sinh, nấm mốc, nấm men và một số vi sinh vật khác dùng để chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y.
27. Hóa chất dùng trong thú y là sản phẩm có nguồn gốc hóa học dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
28. Kiểm nghiệm thuốc thú y là việc kiểm tra, xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật của thuốc thú y.
29. Khảo nghiệm thuốc thú y là việc kiểm tra, xác định các đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của thuốc thú y trên động vật tại cơ sở khảo nghiệm.
30. Kiểm định thuốc thú y là việc kiểm tra, đánh giá lại chất lượng thuốc thú y đã qua kiểm nghiệm, khảo nghiệm hoặc đang lưu hành khi có tranh chấp, khiếu nại hoặc có yêu cầu, trưng cầu giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động thú y từ trung ương đến địa phương nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe động vật, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, tính bền vững trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
2. Thực hiện phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương; phát hiện nhanh, chính xác, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh động vật, nguồn lây dịch bệnh động vật; ngăn chặn kịp thời sự lây nhiễm, lây lan của đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
3. Phòng, chống dịch bệnh động vật trước hết là trách nhiệm của chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời, hiệu quả.
4. Bảo đảm thuận lợi trong giao dịch thương mại đối với động vật, sản phẩm động vật; hài hòa lợi ích của Nhà nước, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, kết hợp khoa học và công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh, chữa bệnh động vật.
1. Trong từng thời kỳ, Nhà nước có chính sách cụ thể đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động sau đây:
a) Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ trong chẩn đoán, xét nghiệm, chữa bệnh động vật; xây dựng các cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, khảo nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng thuốc thú y phục vụ quản lý nhà nước; xây dựng khu cách ly kiểm dịch;
b) Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật; quy hoạch cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật theo hướng công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi;
c) Phát triển hệ thống thông tin, giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật;
d) Phòng, chống dịch bệnh động vật và khắc phục thiệt hại sau dịch bệnh động vật;
đ) Phòng, chống dịch bệnh có trong Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch; kiểm soát, khống chế, thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, các bệnh truyền lây giữa động vật và người;
e) Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường;
g) Sản xuất thuốc thú y, vắc-xin phục vụ phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm của động vật;
h) Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật.
2. Nhà nước khuyến khích các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; xây dựng cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ động vật tập trung;
b) Tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật; xã hội hóa hoạt động thú y, bảo hiểm vật nuôi;
c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thực hành tốt, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong lĩnh vực thú y;
d) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thú y;
đ) Chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ động vật vì mục đích nhân đạo.
3. Người thực hiện hoạt động thú y theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu bị lây nhiễm bệnh, bị thương, chết thì được xem xét, hưởng chế độ, chính sách như đối với thương binh, liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
1. Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gồm có:
a) Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh);
c) Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đặt tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện).
2. Căn cứ vào yêu cầu hoạt động thú y trên địa bàn và khả năng cân đối nguồn lực của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định bố trí nhân viên thú y xã, phường, thị trấn.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn.
1. Việc thông tin, tuyên truyền về thú y nhằm cung cấp kiến thức về dịch bệnh động vật, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật và chính sách, pháp luật về thú y.
2. Việc thông tin, tuyên truyền về thú y được thực hiện bằng nhiều hình thức, phù hợp với đối tượng, địa bàn. Nội dung thông tin, tuyên truyền về thú y phải bảo đảm chính xác, kịp thời, dễ hiểu.
3. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong hoạt động thông tin, tuyên truyền về thú y:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, chỉ đạo việc cung cấp thông tin, thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về thú y;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về thú y.
4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thông tin, tuyên truyền về thú y phải tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thú y trong phạm vi cả nước.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thú y và có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thú y;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thú y;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y;
d) Quy định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật;
đ) Tổ chức thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ trong lĩnh vực thú y;
e) Tổ chức điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về thú y;
g) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về thú y;
h) Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các chức danh trong hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn;
i) Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động thú y; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thú y theo thẩm quyền;
k) Thống kê về thú y;
l) Chỉ đạo, thực hiện hợp tác quốc tế về thú y.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phòng, chống các bệnh truyền lây giữa động vật và người.
4. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phòng, chống gian lận thương mại, hàng giả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y lưu thông trên thị trường.
5. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực thú y.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về điều kiện hoàn tất thủ tục hải quan trong kiểm tra, giám sát động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, mẫu bệnh phẩm, thuốc thú y khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y qua biên giới; hướng dẫn địa phương bố trí, sử dụng ngân sách hằng năm và bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
7. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc bảo đảm an ninh liên quan đến phòng, chống dịch bệnh động vật và kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
8. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh liên quan đến phòng, chống dịch bệnh động vật và kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; chỉ đạo Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển phối hợp với cơ quan hữu quan phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y qua biên giới.
9. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn việc truyền tải thông tin cảnh báo dịch bệnh động vật, phòng, chống dịch bệnh động vật.
10. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về bảo vệ môi trường, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường có liên quan đến lĩnh vực thú y.
11. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm soát phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thi hành pháp luật về thú y;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật; chương trình giám sát, khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật;
c) Quyết định phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí, huy động nguồn lực của địa phương theo quy định của pháp luật để phòng, chống, giám sát dịch bệnh động vật; kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc thú y lưu hành trên địa bàn; bố trí kinh phí xử lý, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y vô chủ tại địa phương và hoạt động khác có liên quan đến thú y;
d) Chỉ đạo, tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật; thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch bệnh gây ra; thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, khôi phục chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau dịch bệnh động vật;
đ) Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, giáo dục pháp luật về thú y;
e) Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động thú y, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thú y theo thẩm quyền.
2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về thú y;
b) Yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật;
c) Bố trí kinh phí và tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật; thống kê, đánh giá, hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau dịch bệnh động vật;
d) Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động thú y, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thú y theo thẩm quyền.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về thú y;
b) Quy định địa điểm và tổ chức xử lý, tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh, thuốc thú y giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu;
c) Tổ chức giám sát phát hiện sớm và thông báo tình hình dịch bệnh động vật; triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; tổng hợp, báo cáo thiệt hại do dịch bệnh động vật gây ra; hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật;
d) Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện giám sát dịch bệnh động vật, thống kê về thú y;
đ) Tổ chức kiểm tra hoạt động thú y, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thú y theo thẩm quyền.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về thú y; tham gia ý kiến xây dựng pháp luật, thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực thú y theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội tham gia ý kiến xây dựng pháp luật trong lĩnh vực thú y; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về thú y; tư vấn, tập huấn kỹ thuật về thú y.
1. Nội dung hợp tác quốc tế về thú y bao gồm:
a) Ký kết, gia nhập và thực hiện thỏa thuận, điều ước quốc tế trong lĩnh vực thú y mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực thú y;
c) Hỗ trợ nguồn lực.
2. Cục Thú y là cơ quan đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế về thú y theo phân công của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y phải trả phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
1. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm làm lây lan dịch bệnh động vật.
2. Khai báo, lập danh sách, xác nhận không đúng số lượng, khối lượng động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật nhiễm bệnh phải tiêu hủy; khai báo, xác nhận không đúng số lượng, khối lượng vật tư, hóa chất để phòng, chống dịch bệnh động vật với mục đích trục lợi.
3. Không thực hiện việc thông báo, công bố dịch bệnh động vật trong trường hợp phải thông báo, công bố theo quy định của Luật này.
4. Thông tin không chính xác về tình hình dịch bệnh động vật.
5. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật này.
6. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
7. Vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường.
8. Vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm hoặc chất thải của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng có dịch khi không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.
9. Tiêu hủy không đúng quy định hoặc không tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
10. Mua bán, tự ý tẩy xóa, sửa chữa các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ trong lĩnh vực thú y.
11. Đánh tráo hoặc làm thay đổi số lượng động vật, sản phẩm động vật đã được kiểm dịch.
12. Trốn tránh việc kiểm dịch; vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
13. Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh nguy hiểm trên loài động vật mẫn cảm với bệnh dịch đó.
14. Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật, mẫu bệnh phẩm không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
15. Nhập khẩu, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thuộc diện cấm nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
16. Giết mổ, thu hoạch động vật, sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm trước thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y theo hướng dẫn sử dụng.
17. Giết mổ, chữa bệnh động vật mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh.
18. Giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
19. Sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thú y hoặc chứa các vi sinh vật, chất tồn dư quá giới hạn cho phép.
20. Ngâm, tẩm hóa chất, đưa nước hoặc các loại chất khác vào động vật, sản phẩm động vật làm mất vệ sinh thú y.
21. Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y để phòng bệnh, chữa bệnh động vật; sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc thú y cấm sử dụng, thuốc thú y hết hạn sử dụng, thuốc thú y chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều 15 của Luật này.
22. Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán thuốc thú y giả, thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc thú y cấm sử dụng, thuốc thú y hết hạn sử dụng, thuốc thú y kém chất lượng, thuốc thú y chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 100 của Luật này.
23. Lưu hành thuốc thú y có nhãn không đúng với nội dung nhãn đã đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
24. Quảng cáo thuốc thú y không đúng với tính năng, công dụng đã đăng ký.
25. Hành nghề thú y trái pháp luật.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for the prevention, treatment and fighting against animal epidemic diseases; quarantine of animals and animal products; control of the slaughter, preparation and processing of animals and animal products; inspection of veterinary hygiene; management of veterinary drugs; veterinary practice.
This Law applies to any Vietnamese and foreign organizations/individuals engaged in veterinary activities in Vietnamese territory.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, these following terms can be construed as follows:
1. Animal includes:
a) Terrestrial animals include livestock and poultry, wild animals, reptiles, bees, silkworms and other species of animals that live on land;
b) Aquatic animals include fishes, crustaceans, mollusks, amphibious, aquatic mammals and other species of animals that live in water.
2. Animal products means any products derived from animals, including:
a) Terrestrial animal products include meat, eggs, milk, bee’s honey, beeswax, royal jelly, sperm, animal embryo, blood, innards, hide and skin, hair, bone, horns, ivory, claws and other products derived from terrestrial animals;
b) Aquatic animal products mean aquatic animals that have been prepared or have been processed without cutting; embryo, eggs, sperm and other types of products that are derived from aquatic animals.
3. Preparation or processing of animals/animal products includes the cleansing, cutting, classification, freezing, salting, smoking, drying, packaging or applying of other processing methods for instant use or for use as ingredients for processing of food, animal feed or other purposes.
4. Veterinary activities include the State management in terms of veterinary medicine and the prevention, treatment and fighting against animal epidemic diseases; quarantine of animals and animal products; control of the slaughter, preparation and processing of animals and animal products; inspection of veterinary hygiene; management of veterinary drugs; veterinary practice.
5. An animal epidemic-free zone/establishment means any zone/establishment raising animals and/or producing breeds that is identified to be free from the infectious diseases on the List of animal diseases subject to outbreak declaration for a time period specified for each disease, each species and veterinary activities in which ensure the control of such epidemic.
6. An infectious disease means a disease that transmits directly or indirectly from animals to animals or from animals to humans due to pathogens of infectious diseases.
7. Pathogens of infectious diseases include viruses, bacteria, parasites, fungi and other pathogens capable of causing an infectious disease.
8. An animal epidemic is the occurrence of an infectious disease in animals on the List of animal diseases subject to outbreak declaration.
9. An epidemic hotspot means an area where an infectious disease on the List of animal diseases subject to outbreak declaration occurs.
10. An epidemic zone means the area where a new hotspot or pathogen is found by a veterinary authority.
11. A high-risk zone means the area surrounding the epidemic zone or adjacent to the epidemic zone of a neighboring country that is identified by a veterinary authority.
12. A buffer zone means the area surrounding the high-risk zone identified by a veterinary authority.
13. List of animal diseases subject to outbreak declaration includes the dangerous animal infectious diseases that cause great damage to socio-economic conditions and the dangerous infectious diseases capable of transmitting from animals to humans.
14. Quarantine of animals and animal products means the inspection and application of technical measures to discover, control and prevent the subjects of quarantine of animals/animal products.
15. Animal slaughtering control means the inspection before and after the slaughter to discover, treat and control the factors causing disease and/or harm to animal, human and environment.
16. Veterinary hygiene means the compliance with the requirements to protect animal health, human health, environment and ecosystem.
17. Inspection of veterinary hygiene means the inspection and application of technical measures to discover, control and prevent the subjects of veterinary hygiene inspection.
18. Subjects of quarantine of animals/animal products include microorganisms, parasites, ages and lavae of parasite causing disease to animals and harmful to human health.
19. Subjects of veterinary hygiene inspection include the polluting microorganisms, microorganism toxin; physical/chemical element; toxic substances; environmental elements affecting human health, animal health and environmental hygiene.
20. Goods owners means owner of animals/animal products or representatives of the owner performing the management, escort, transport and care of animals/animal products.
21. Veterinary drugs means substances or compounds including medicinal products, Vaccine, bio-preparations, microorganisms and chemicals that are permitted to used for animals for prevention, treatment, diagnosis, rehabilitation and/or improvement of growing and reproductive functions of animals.
22. Finished veterinary drugs means veterinary drugs that have undergone all the manufacturing stages, including the packaging and labeling conducted in facilities passing the quality inspection and satisfy the quality norms according to the registration documents.
23. Veterinary drug ingredients means substances that are components of veterinary drugs.
24. Veterinary vaccines means bio-preparations containing antigen that provide animal with capability of immunity, used for prevention of animal diseases.
25. Veterinary bio-preparations means products with biological origin used for prevention, treatment, diagnosis and adjustment of the growing and reproductive process of animals.
26. Veterinary microorganisms include germs, viruses, parasitical unicellular, molds, fungi and other microorganisms used for diagnosis, prevention and treatment of animal diseases; for research, production, analysis and testing of veterinary drugs.
27. Veterinary chemicals means products with chemical origin used for prevention, treatment, diagnosis, decontamination, disinfection of animal/animal product raising, slaughtering, preparing, processing environment.
28. Veterinary drug analysis means the testing and determination of technical standards for veterinary drug.
29. Veterinary drug testing means the testing on animals at experimental facilities to determine the properties, effects and safety of veterinary drugs.
30. Veterinary drug inspection means the re-check and re-assessment of quality of veterinary drugs that have undergone analysis, testing or are being sold upon occurrence of disputes, complaints or request for assessment from the regulatory bodies.
Article 4. Principles of veterinary activities
1. The constancy in veterinary activities shall be ensured from central to local government to maintain animal health, increase the socio-economic effects, the sustainability in animal raising, ensuring food safety, maintaining human health and environmental hygiene.
2. Disease prevention shall be the key, disease treatment shall be prompt, epidemic fighting shall be expeditious; epidemic hotspot/animal pathogen shall be discovered promptly and exactly to be handled thoroughly; subjects of quarantine of animals/animal products shall be kept under control to avoid spreading.
3. Domestic animal owners, owners of animal-raising establishments shall take prior responsibilities for prevention and fighting against animal epidemic diseases; regulatory body shall provide guidelines and take measures to control the animal disease promptly and effectively.
4. The advantages in commercial transaction of animals/animal products shall be ensured; benefits of the State and the community and lawful rights and interests of organizations and individuals shall be harmonized.
5. Advancement of science and technology shall be applied, modern science and technology shall be combined with traditional experience of people in the prevention, treatment and fighting against animal diseases.
Article 5. Policies of the State on veterinary activities
1. For specific stages, the State shall formulate a policy on the investment and support for the following activities:
a) The conduction of scientific research, development and transfer of technology in diagnosis, testing and treatment for animal disease; the establishment of facilities in charge of diagnosing and testing animal diseases, testing and analyzing the quality of veterinary drugs serving state management; the establishment of quarantine area;
b) The formulation of system for accessing to the origin of animals/animal products; the planning on facilities in charge of slaughtering, preparing, processing animal products orienting towards industrialization in animal raising;
c) The development of a system that provides information, management, forecast and warning of animal diseases;
d) The prevention and fighting against animal diseases and elimination of damage from animal disease;
dd) The prevention and fighting against animal diseases on List of animal diseases subject to outbreak declaration; the control and elimination of dangerous infectious animal diseases, diseases capable of transmitting between animals and humans;
e) The improvement of the facilities of the system of veterinary authorities, system of environmental monitoring and warning;
g) The production of veterinary drugs and vaccine serving the prevention and fighting against dangerous animal diseases;
h) The establishment of animal epidemic-free zones.
2. The State shall encourage the following activities:
a) The foundation of animal epidemic-free establishments; of concentrated raising establishments and concentrated slaughtering establishments;
b) The participation in prevention and fighting against animal diseases; the public sector involvement in veterinary activities and animal insurance;
c) The researching and application of science and technology, application of good practice systems and advanced quality control system in veterinary medicine;
d) The training and cultivation of human resources in veterinary medicine;
dd) The care, raising and protection of animals for humanitarian purposes.
3. Any person who carries out veterinary activities at the request of a competent agency and catches an infection, is injured or dies shall be considered granting entitlement to the policy for revolutionary martyrs and wounded soldiers according to the regulations on incentive policies for meritorious persons.
Article 6. System of veterinary authorities
1. The system of veterinary authorities includes:
a) Departments of Animal Health affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) Veterinary divisions affiliated to Services of Agriculture and Rural development of provinces (hereinafter referred to as veterinary authorities provincial veterinary authorities);
c) Veterinary stations of districts, city affiliated to provinces and equivalent administrative units (hereinafter referred to as veterinary authorities veterinary authorities of districts).
2. Pursuant to the requirements for veterinary activities in administrative division and capability of resources balancing in local area, the People’s Committee of provinces shall request the People’s Council of provinces to consider and decide the arrangement of veterinary staff of communes.
3. The Government shall provide guidance on the regulations in this Article and issue policies for veterinary staff of communes.
Article 7. Dissemination and propagation of information about veterinary medicine
1. The dissemination and propagation of veterinary medicine is to provide information about animal diseases, measures for prevention and fighting against animal diseases and policies and law provisions on veterinary medicine.
2. The dissemination and propagation of information about veterinary medicine shall be performed in different forms according to the objects and areas. Content for dissemination/propagation shall be accurate and understandable and shall be provided promptly.
3. Responsibilities of regulatory agencies in the dissemination and propagation of information about veterinary medicine:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall organize and direct the provision of information and the dissemination and propagation of information about veterinary medicine;
b) The Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committees at all levels, within their competence, shall carry out the dissemination and propagation of information about veterinary medicine.
4. Any organizations/individuals relating to the dissemination and/or propagation of veterinary medicine shall comply with the regulations in this Law and relevant law provisions.
Article 8. Responsibilities of the Government and the Ministries in state management
1. The Government shall unify veterinary management nationwide.
2. The Minister of Agriculture and Rural development responsible to the Government for the state management in veterinary medicine shall:
a) Formulate and direct the implementation of the strategies, master plans and plans on veterinary medicine;
b) Promulgate or request the competent authorities to promulgate and organize the implementation of the policies, legislative documents, technical regulations and standards for veterinary medicine;
c) Preside over, guide and organize the prevention, treatment and fighting against animal disease; quarantine of animals and animal products; control of slaughtering, preparing and processing of animals and animal products; inspection of veterinary hygiene; management of veterinary drugs; veterinary practice.
d) Provide regulations on clothing, name badges, insignias, signboards, animal quarantine cards;
dd) Organize the issuance, reissuance, extension, suspension and revocation of the licenses and certificates in veterinary medicine;
e) Organize the basis investigation, scientific researches, application of new technology, training in technical and professional knowledge in veterinary medicine;
g) Organize the dissemination and propagation of information about veterinary medicine, organize the education in legislations on veterinary medicine;
h) Provide standards for technical and professional knowledge applicable to the staff in the system of veterinary authorities; standards for veterinary staff of communes;
i) Preside over, organize the inspection of veterinary activities; handle the complaints, denunciations and violations against the law provisions on veterinary medicine within competence;
k) Formulate statistics about veterinary medicine;
l) Preside over, perform international cooperation in veterinary medicine.
3. The Minister of Health shall cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in the prevention and fighting against the diseases that can transmits between animals and humans.
4. The Minister of Industry and Trade shall preside over and cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in the prevention and fighting against commercial fraud, prevention and fighting against counterfeits and the handling of violations against the regulations on trade of animals, animal products and/or veterinary drugs for sale on market.
5. The Minister of Science and Technology shall cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in the management of scientific researches, the development and transfer of technology and the formulation of technical regulations and standards relating to veterinary medicine.
6. The Minister of Finance shall preside over and cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in promulgating regulations on conditions for completion of customs procedures in the inspection and supervision of animals/animal products subject to quarantine, pathology specimens, veterinary drugs that are exported, imported, temporarily imported, temporarily exported, moved to another custom post/bonded warehouses, transited through Vietnam’s territory; in the prevention of smuggling, illegal transport of animals, animal products and/or veterinary drugs across the border; in providing local governments with guidelines for distribution and use of the annual budget, ensuring the sufficient funding for the prevention and fighting against animal diseases.
7. The Minister of Public Security shall cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in ensuring the security relating to the prevention and fighting against animal diseases and the quarantine of animals/animal products.
8. The Minister of National Defense shall cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in ensuring the National defense and security relating to the prevention and fighting against animal diseases and quarantine of animals/animal products; direct the Border guard and the Coastguard to cooperate with the concerned agencies in the prevention and fighting against the smuggling, illegal transport of animals, animal products and/or veterinary drugs across the border.
9. The Minister of Information and Communications shall cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in directing and guiding the provision of warning about animal diseases and information about the prevention and fighting against animal diseases.
10. The Minister of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in promulgating regulations on environmental protection and National Technical Regulation on environment relating to veterinary medicine.
11. The Minister of Transport shall preside over and cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development in inspecting the vehicles used for transport of animals, animal products and/or veterinary medicine.
Article 9. Responsibilities of People’s Committees at all levels
1. Responsibilities of People’s Committees of provinces:
a) Promulgate within their competence or request a competent authority to promulgate documents guiding the implementation of the legislations on veterinary medicine;
b) Build up and carry out planning for animal epidemic-free zones/establishments; plans on prevention and fighting against animal diseases; programs for supervision, control and elimination of animal diseases;
c) Give decisions on distribution, management and use of fundings, mobilize local resources according to the law provisions for prevention, fighting and control of animal diseases; conduct inspections and supervision of quality of veterinary drugs sold in local areas; allocate funding for handling and destruction of unowned animals, animal products and/or veterinary drugs in local areas and other activities relating to veterinary medicine;
d) Direct the activities of prevention and fighting against animal diseases; total up and assess the damage from animal disease; adopt supportive policies to stabilize people's lives, restore animal-raising activities after the occurrence of an animal epidemic;
dd) Preside over and organize the dissemination, propagation and cultivation of information about veterinary medicine, organize the education in legislations on veterinary medicine;
e) Preside over, organize the inspection of veterinary activities, handle the complaints, denunciations and violations against the law provisions on veterinary medicine within competence.
2. Responsibilities of People’s Committees of districts:
a) Preside over and organize the dissemination and propagation of information about veterinary medicine, organize the education in legislation on veterinary medicine;
b) Request veterinary authorities of districts to supervise and issue warnings about animal epidemics;
c) Allocate funding and organize the prevention and fighting against animal epidemics; total up, assess and provide support for raisers for the damage from animal epidemics;
d) Preside over, organize the inspection of veterinary activities, handle the complaints, denunciations and violations against the law provisions on veterinary medicine within competence.
3. Responsibilities of People’s Committees of communes:
a) Organize the dissemination and propagation of information about veterinary medicine, organize the education in legislation on veterinary medicine;
b) Give decision on location and organize the destruction of infected animals or animal products carrying pathogens of a disease, fake drugs, low-quality drugs, drugs with unidentified origin, smuggled drugs;c) Supervise to promptly discover and make notification of animal epidemic situation; take measures for prevention and fighting against animal epidemics; total up and make report on the damage from animal epidemics; provide guidelines for supportive policies for prevention and fighting against animal epidemics;
d) Cooperate with veterinary authorities of districts in supervising the animal epidemics and reckon up the information about veterinary medicine;
dd) Conduct inspections of veterinary activities, handle the complaints, denunciations and violations against the law provisions on veterinary medicine within competence.
Article 10. Responsibilities of Vietnamese Fatherland Front, member organizations of Vietnamese Fatherland Front and socio-professional organizations, social organizations
1. Vietnamese Fatherland Front and member organizations of Vietnamese Fatherland Front, within functions and tasks, shall propagate and mobilize people to comply with the policies and law provisions on veterinary medicine; contribute to the formulation of laws, carry out supervisions, social criticism in veterinary medicine according to the law provisions.
2. Socio-professional organizations, social organizations shall contribute in the formulation of laws in term of veterinary medicine; propagate and disseminate the law provisions on veterinary medicine; provide consultancy and training in veterinary medicine.
Article 11. International cooperation in veterinary medicine
1. The international cooperation in veterinary medicine includes:
a) The conclusion and implementation of international veterinary agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
b) The cultivation of human resources; scientific research, technology transfer; exchange of information and experience in terms of veterinary medicine;
c) Support in resources.
2. Department of Animal Health shall be the central agency in performing international cooperation in terms of veterinary medicine according to the assignment of the Minister of Agriculture and Rural development.
Article 12. Fees and charges in veterinary medicine
Any organizations/individuals that performs any activity relating to veterinary medicine shall pay fees and charges according to the law provisions on fees and charges.
1. Conceal, fail to report or delay reporting the infected animals, animals suspected of being infected, animals dying of infectious diseases that lead to the spread of animal epidemics.
2. Report, make list or verify the inaccurate number and amount of animals that are infected, dead, infected animal products subject to destruction; report, make list or verify the inaccurate number and amount of materials/chemicals used for prevention and fighting against animal disease for profiteering.
3. Fail to notify or declare outbreaks of animal diseases in the cases subject to notification or declaration according to the regulations in this Law.
4. Provide inaccurate information about the situation of animal disease.
5. Fail to implement or delay implementation of the preventive measures against the animal diseases according to the regulations in this Law.
6. Fail to comply with the preventive measure against animal disease at the request of competent agencies/organizations.
7. Dump infected or dead animal and the derivatives thereof, discharge waste water/waste matter carrying pathogens to the environment.
8. Transport infected animals, derivatives or waste from animals that carry dangerous infectious pathogens, animals susceptible to the declared animal disease and the derivatives thereof out of the epidemic zones without permission of veterinary authority.
9. Carry out destruction unconformably to the regulations or fail to destroy the infected/dead animals, animal products carrying pathogens that are subject to destruction according to the law provisions.
10. Trade, unpromptly erase or adjust the certificates or permits in the field of veterinary medicine.
11. Swap or make change in quantity of animals/animal products that have undergone quarantine.
12. Evade the quarantine; transport of animals/animal products subject to quarantine without the Quarantine Certificate or without identified origin.
13. Import, temporarily import, temporarily export, transit through Vietnam’s territory the animals/animal products from a country/region having epidemic that is dangerous for animal susceptible to such disease.
14. Import animals, animal products and/or pathology specimens forbidden by veterinary authority.
15. Import/export animals/animal products that are banned from import/export according to the law provisions.
16. Slaughter, collect animals/animal products to use as food before the expiration of post-treatment period according to the instruction.
17. Slaughter or treat animals infected with the diseases on the List of animal diseases banned from slaughtering/treatment.
18. Slaughter, prepare or process animals/animal products for trading unconformably to veterinary hygiene standards.
19. Produce, prepare, process or trade in animal products carrying substances banned from using in animal raising or veterinary medicine or carrying microorganisms or chemical residues exceeding the permissible amount.
20. Soak animals/animal products in chemicals, put water or other substances into animals/animal products leading to the decrease of veterinary hygiene.
21. Use veterinary drug ingredients for prevention and treatment of animal diseases; use veterinary drugs with unidentified origin, veterinary drugs banned from using, expired veterinary drugs, veterinary drugs that are not permissible to sell in Vietnam, excluding the cases specified in point c clause 6 Article 15 of this Law.
22. Produce, export, import or trade fake veterinary drugs, veterinary drugs with unidentified origin, veterinary drugs banned from using, expired veterinary drugs, low-quality veterinary drugs, veterinary drugs that are not permissible to sell in Vietnam, excluding the cases specified in clause 2 Article 100 of this Law.
23. Sell veterinary drugs whose labels are unconformable to the one registered with veterinary authority.
24. Advertise the veterinary drugs unconformable to the registered effects and/or uses.
25. Illegally practice the veterinary activities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực