Chương III Luật Thú y 2015: Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
Số hiệu: | 79/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 25/07/2015 | Số công báo: | Từ số 861 đến số 862 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải đối xử nhân đạo với chó
Theo Luật thú y số 79/2015/QH13 thì tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật phải có trách nhiệm sau:
- Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp với từng loài động vật.
- Giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
Đồng thời, Luật thú y 2015 còn quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh và cách thức xử lý cho động vật bị mắc bệnh.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 và thay thế Pháp lệnh thú y năm 2004.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát đối với các trường hợp sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh;
b) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chăn nuôi chưa được giám sát dịch bệnh động vật;
c) Động vật chưa được phòng bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật này hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc-xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ;
d) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh động vật;
đ) Sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chưa được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y;
e) Động vật, sản phẩm động vật không thuộc trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản này khi có yêu cầu của chủ hàng.
2. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu, của chủ hàng và trước khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:
a) Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch;
b) Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện miễn kiểm dịch;
c) Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;
đ) Quy định cụ thể nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và động vật, sản phẩm động vật mang theo người; đánh dấu, cấp mã số động vật, niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.
1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi xuất phát cấp;
b) Động vật phải khỏe mạnh, sản phẩm động vật bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Không làm lây lan dịch bệnh động vật, không gây hại đến sức khỏe con người.
2. Động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại Điều 70 của Luật này.
1. Động vật, sản phẩm động vật quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này được thực hiện kiểm dịch như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;
c) Nội dung thực hiện kiểm dịch bao gồm kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán, xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật để phát hiện đối tượng kiểm dịch, đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh hoặc được phòng bệnh bằng vắc-xin và còn miễn dịch bảo hộ hoặc sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y được kiểm dịch như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.
1. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển qua các đầu mối giao thông do trạm kiểm dịch động vật thực hiện. Trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông phải có đại diện các ngành công an, quản lý thị trường, thú y.
2. Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo Giấy chứng nhận kiểm dịch; mã số, dấu, tem vệ sinh thú y; dấu niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển;
b) Kiểm tra tình trạng sức khỏe của động vật; thực trạng vệ sinh thú y của sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển;
c) Xác nhận đã kiểm tra động vật, sản phẩm động vật nếu đạt yêu cầu; trường hợp không đạt yêu cầu thì tạm đình chỉ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập và phê duyệt quy hoạch trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông trên phạm vi cả nước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy hoạch quy định tại khoản 3 Điều này quyết định thành lập và tổ chức thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật của các trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông trên địa bàn.
1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu phải được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng; trường hợp nước nhập khẩu hoặc chủ hàng không yêu cầu kiểm dịch thì thực hiện theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vận trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
2. Cục Thú y thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng.
3. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được thực hiện tại nơi xuất phát hoặc tại nơi cách ly kiểm dịch ở cửa khẩu theo quy trình, yêu cầu vệ sinh thú y quy định đối với động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu.
1. Hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu bao gồm:
a) Đơn đăng ký kiểm dịch;
b) Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có);
c) Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).
2. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch quy định tại khoản 1 Điều này cho Cục Thú y;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch phải thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch thì thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật này.
1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được phân tích nguy cơ.
2. Cục Thú y tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ trên cơ sở thông tin do cơ quan có thẩm quyền về thú y của nước xuất khẩu cung cấp và các nguồn thông tin có liên quan khác.
3. Căn cứ kết quả phân tích nguy cơ, Cục Thú y quyết định việc nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật.
1. Đối với động vật:
a) Khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam;
b) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam.
2. Đối với sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm:
a) Có nguồn gốc từ động vật đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam;
c) Được giết mổ, sơ chế, chế biến tại cơ sở sản xuất đã đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam.
3. Đối với sản phẩm động vật không dùng làm thực phẩm:
a) Được lấy từ động vật quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam;
c) Trường hợp sử dụng để sản xuất con giống thì phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam.
4. Trong trường hợp cần thiết, Cục Thú y giám sát quá trình cách ly kiểm dịch; kiểm tra, đánh giá hệ thống quản lý, giám sát dịch bệnh động vật, vệ sinh thú y tại nước xuất khẩu.
1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu bao gồm:
a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân;
b) Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.
2. Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu bao gồm:
a) Đơn khai báo kiểm dịch;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
1. Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này cho Cục Thú y.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, căn cứ tình hình dịch bệnh, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, giám sát vệ sinh thú y của nước xuất khẩu, Cục Thú y có văn bản đồng ý kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu và hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu; trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp động vật, sản phẩm động vật từ quốc gia, vùng lãnh thổ lần đầu tiên đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam hoặc từ quốc gia, vùng lãnh thổ có nguy cơ cao về dịch bệnh động vật phải được Cục Thú y tiến hành phân tích nguy cơ theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian để tiến hành kiểm dịch theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
1. Đối với động vật nhập khẩu, Cục Thú y thực hiện kiểm dịch như sau:
a) Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, tình trạng sức khỏe của động vật; nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, động vật không có dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm thì xác nhận để làm thủ tục và chuyển động vật đến khu cách ly kiểm dịch hoặc đến địa điểm đã được kiểm tra, có đủ điều kiện để cách ly kiểm dịch;
b) Giám sát động vật tại khu cách ly kiểm dịch hoặc tại địa điểm có đủ điều kiện cách ly kiểm dịch; thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch phù hợp với từng loài động vật, từng bệnh được kiểm tra nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày bắt đầu cách ly kiểm dịch;
c) Lấy mẫu kiểm tra bệnh động vật, áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật theo quy định;
d) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến;
đ) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.
2. Đối với sản phẩm động vật nhập khẩu, Cục Thú y thực hiện kiểm dịch như sau:
a) Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, thực trạng hàng hóa, nếu đạt yêu cầu thì lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định;
b) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến;
c) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.
3. Trường hợp động vật, sản phẩm động vật không đạt yêu cầu thì lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch bao gồm:
a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam của tổ chức, cá nhân;
b) Hợp đồng thương mại;
c) Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.
2. Hồ sơ khai báo kiểm dịch bao gồm:
a) Đơn khai báo kiểm dịch;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
1. Tổ chức, cá nhân khi tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật trên cạn có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này cho Cục Thú y.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, giám sát vệ sinh thú y của nước xuất khẩu, Cục Thú y có văn bản hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
3. Tại cửa khẩu, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch để tiến hành kiểm dịch theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
1. Tại cửa khẩu nhập, Cục Thú y thực hiện:
a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, thực trạng lô hàng;
b) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch, trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Niêm phong hoặc kẹp chì phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
d) Hướng dẫn chủ hàng và thực hiện các quy định vệ sinh thú y trong quá trình lưu giữ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên lãnh thổ Việt Nam; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển và nơi bốc dỡ hàng hóa;
đ) Trong trường hợp động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển bằng công-ten-nơ hoặc phương tiện đóng kín khác, nếu phát hiện phương tiện vận chuyển, dấu niêm phong, kẹp chì có biểu hiện bất thường, Cục Thú y yêu cầu chủ hàng mở công-ten-nơ, phương tiện vận chuyển để kiểm tra vệ sinh thú y với sự chứng kiến của cơ quan hải quan và chủ hàng.
2. Chủ hàng khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Thực hiện hướng dẫn của Cục Thú y trong quá trình lưu giữ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên lãnh thổ Việt Nam; trường hợp cần thay đổi lộ trình vận chuyển hoặc thay đổi cửa khẩu thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Cục Thú y;
b) Không tự ý bốc dỡ hàng, tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, trừ trường hợp cần thiết thì phải có sự chứng kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; trong trường hợp cần thay đổi phương tiện vận chuyển thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Cục Thú y;
c) Không để động vật tiếp xúc với động vật trong nước; chỉ được phép thả động vật để cho ăn, uống hoặc trường hợp đặc biệt khác khi cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cho phép và giám sát;
d) Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phải bảo đảm không làm rơi vãi chất thải trên đường đi. Xác động vật, chất thải, chất độn, thức ăn thừa của động vật, dụng cụ chứa đựng phát sinh trong quá trình vận chuyển phải được thu gom, xử lý tại địa điểm theo hướng dẫn của Cục Thú y.
3. Tại cửa khẩu xuất, Cục Thú y thực hiện:
a) Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch;
b) Kiểm tra dấu niêm phong hoặc kẹp chì phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
c) Nếu hàng hóa đúng với Giấy chứng nhận kiểm dịch được cấp tại cửa khẩu nhập thì xác nhận để chủ hàng làm thủ tục xuất hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
4. Không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật đã đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh động vật mẫn cảm với loài động vật đó;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu không hợp lệ;
c) Động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh nguy hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Động vật tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật trên cạn tham gia hội chợ, triển lãm phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Có nguồn gốc rõ ràng, không mang mầm bệnh;
b) Thực hiện việc kiểm dịch tại nơi xuất phát và nơi đến theo quy định.
2. Trong thời gian tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, chủ hàng phải thực hiện các quy định về yêu cầu vệ sinh thú y dưới sự giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
3. Khi kết thúc hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực tập trung động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y để vận chuyển, sử dụng trong nước; trường hợp có nhu cầu xuất ra khỏi Việt Nam, chủ hàng phải làm thủ tục theo quy định về kiểm dịch xuất khẩu.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đưa vào Việt Nam, gửi ra nước ngoài mẫu bệnh phẩm phải đăng ký và gửi hồ sơ tới Cục Thú y để được phép vận chuyển.
2. Mẫu bệnh phẩm gửi tới cơ sở xét nghiệm phải được bao gói, bảo quản, vận chuyển theo quy định, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, không làm phát tán mầm bệnh, không gây ô nhiễm môi trường.
3. Mẫu bệnh phẩm không được phép đưa vào Việt Nam hoặc mẫu bệnh phẩm không được bao gói, bảo quản, vận chuyển theo quy định, không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, có nguy cơ phát tán và gây ô nhiễm môi trường phải được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về thú y, phòng chống bệnh truyền nhiễm và bảo vệ môi trường.
1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát đối với các trường hợp sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố dịch;
b) Động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh;
c) Động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc chưa được giám sát dịch bệnh theo quy định;
d) Động vật, sản phẩm động vật không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, và c khoản này khi có yêu cầu của chủ hàng.
2. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu, của chủ hàng và trước khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:
a) Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch;
b) Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
c) Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
d) Quy định, cụ thể về nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương nơi xuất phát cấp;
b) Động vật thủy sản phải khỏe mạnh, sản phẩm động vật thủy sản bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Không làm lây lan dịch bệnh động vật, không gây hại đến sức khỏe con người.
2. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản phải được vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại Điều 70 của Luật này.
1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này được thực hiện kiểm dịch, như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;
c) Nội dung thực hiện kiểm dịch bao gồm kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán, xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật thủy sản để phát hiện đối tượng kiểm dịch, đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 03 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Động vật thủy sản làm giống xuất phát từ cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh được kiểm dịch như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật thủy sản làm giống đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.
1. Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch dùng làm thực phẩm, tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch với cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký kiểm dịch;
b) Yêu cầu về kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu có);
c) Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định;
d) Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh của cơ sở nuôi thủy sản nơi xuất xứ của thủy sản để sản xuất lô hàng (nếu có).
2. Khi nhận được đăng ký kiểm dịch của tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật như sau:
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, bao gói động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
b) Kiểm tra dấu hiệu mắc bệnh động vật;
c) Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo yêu cầu của nước nhập khẩu (nếu có), trừ các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh đối với cơ sở nuôi nơi xuất xứ của động vật thủy sản;
d) Trường hợp lấy mẫu xét nghiệm bệnh thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lấy mẫu, cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch gửi mẫu tới phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm bệnh;
đ) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được mẫu xét nghiệm bệnh, phòng thử nghiệm thông báo kết quả xét nghiệm bệnh cho cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch.
3. Việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch được thực hiện như sau:
a) Trường hợp không phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh, cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra đạt yêu cầu;
b) Trường hợp phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh, cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu;
c) Trường hợp chủ hàng có yêu cầu đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với lô hàng, cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch kiểm tra lô hàng và cấp đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch.
Trình tự, nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm; vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản được thực hiện theo quy định tại các điều 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51 và 52 của Luật này.
1. Cục Thú y có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thực hiện việc kiểm tra tại nước xuất khẩu hoặc yêu cầu kiểm dịch theo quy định của nước nhập khẩu;
b) Quyết định các biện pháp xử lý; giám sát việc xử lý động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch vô chủ, không rõ nguồn gốc từ nước ngoài vào Việt Nam;
d) Cung cấp các thông tin về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật cho các nước có liên quan khi được yêu cầu.
2. Cục Thú y có quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật cung cấp các thông tin liên quan và phối hợp kiểm tra tại nước xuất khẩu;
b) Từ chối nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật không đáp ứng các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;
c) Yêu cầu chủ hàng xử lý động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Trong trường hợp cần thiết, Cục Thú y ủy quyền cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật tại một số cửa khẩu.
1. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được Cục Thú y ủy quyền.
2. Quyết định các biện pháp xử lý; giám sát việc xử lý động vật, sản phẩm động vật; yêu cầu xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; yêu cầu chủ hàng thực hiện và trả chi phí.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu được xác định mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh đến động vật nuôi trong nước, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người; bị cảnh báo, không đáp ứng các quy định của Việt Nam; ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu của Việt Nam;
b) Động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, bị cảnh báo của nước nhập khẩu, có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
2. Khi các nguy cơ quy định tại khoản 1 Điều này đã được khắc phục thì động vật, sản phẩm động vật được tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định của Luật này; chấp hành quy trình nghiệp vụ kiểm dịch và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; khi làm nhiệm vụ phải mặc trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và thẻ kiểm dịch động vật.
2. Yêu cầu chủ hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan cần thiết cho việc kiểm dịch.
3. Hướng dẫn, giám sát chủ hàng đưa động vật, sản phẩm động vật đến địa điểm, khu cách ly kiểm dịch; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng.
4. Thực hiện việc kiểm tra, lấy mẫu trong quá trình kiểm dịch theo quy định.
1. Chủ hàng có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
b) Được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hướng dẫn nhận biết, phát hiện các yếu tố gây hại đến động vật, sản phẩm động vật; các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;
c) Yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quy định tại điểm e khoản 1 Điều 37 và điểm d khoản 1 Điều 53 của Luật này, trừ trường hợp vượt quá năng lực của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
d) Khiếu nại về kết quả kiểm dịch và quyết định của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
2. Chủ hàng có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật có liên quan trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
b) Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
c) Cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác kiểm dịch khi cơ quan quản lý chuyên ngành thú y yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm nuôi giữ, chăm sóc động vật, bảo quản sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, nội dung khai báo kiểm dịch; bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong quá trình tập trung, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo quy định;
đ) Phải báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất khi phát hiện bệnh lạ hoặc động vật có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch;
e) Không được đánh tráo, thay đổi số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật đã được kiểm dịch; không tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
g) Không tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, thay đổi phương tiện vận chuyển và địa điểm vận chuyển động vật, sản phẩm động vật hoặc tự ý thay đổi mã số đánh dấu động vật trong quá trình vận chuyển;
h) Trả kinh phí xử lý, bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật gây ra;
i) Nộp phí, lệ phí, chi phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật.
QUARANTINE OF ANIMALS/ANIMAL PRODUCTS
Section 1. QUARANTINE OF TERRESTRIAL ANIMALS AND PRODUCTS THEREOF
Section 37. General provisions on quarantine of terrestrial animals and products thereof
1. Animals/animal products on the List of terrestrial animals and products thereof subject to quarantine that are transported out of a province shall undergo quarantine once in the departure place in any of the following cases:
a) Such animals/animal products are departed from a collecting or trading establishment;
b) Such animals/animal products are departed from an animal-raising establishment that has not undergone animal epidemic supervision;
c) Preventive measures have not been adopted to such animals according to the regulations in clause 4 Article 15 of this Law or prevention by vaccine has been adopted to such animals but no longer effective;
d) Such animals/animal products are departed from an animal-raising establishment that has been certified animal epidemic-free establishment;
dd) Such animal products are departed from a preparation/processing establishment that has not undergone periodic inspections of veterinary hygiene;
e) Such animals/animal products are other than those specified in points b, c, d and dd of this clause but the quarantine is according to the request of the goods owner.
2. Animals/animal products on the List of terrestrial animals and products thereof subject to quarantine shall undergo quarantine before exporting at the request of importing countries, goods owners, before importing, temporarily importing, temporarily exporting or before transiting through Vietnam’s territory.
3. The Minister of Agriculture and Rural development shall issue:
a) List of terrestrial animals and products thereof subject to quarantine;
b) List of terrestrial animals and products thereof eligible for exemption from quarantine;
c) List of terrestrial animals and products thereof subject to risk analysis before importing into Vietnam;
d) List of organisms in terrestrial animals and products thereof subject to quarantine;
dd) Regulations on contents, application for quarantine of animals/animal products that are transported out of a province, exported, imported, temporarily imported, temporarily exported, transited through Vietnam’s territory and handed animals/animal products; leave marks, grant animal number, seal vehicles for transporting/containing animals/animal products subject to quarantine.
Article 38. Requirements for terrestrial animals and products thereof that are transported out of a province
1. Animals/animal products on the List of terrestrial animals and products thereof subject to quarantine that are transported out of a province shall satisfy the following conditions:
a) There is the Certificate of quarantine of animals/animal products issued by the veterinary authority of the departure place;
b) Animals are healthy, animal products shall satisfy the veterinary hygiene standards;
c) The transport must not cause the spread of animal diseases, must not damage people’s health.
2. Animals/animal products shall be transported and contained with vehicles ensuring the veterinary hygiene standards specified in Article 70 of this Law.
Article 39. Procedures for quarantine of terrestrial animals and products thereof that are transported out of a province
1. Quarantine of animals/animal products specified in clause 1 Article 37 of this Law shall be conducted as follows:
a) Any organizations/individuals transporting animals/animal products shall send an application for quarantine to a local veterinary authority ;
b) Within 01 working day from the day on which the application is received, the local veterinary authority shall decide and notify the applicant organization/individual about location and time of quarantine;
c) The quarantine shall include the clinical examination, diagnosis and testing of animals/animal products to discover subjects of quarantine and subjects of veterinary hygiene inspection;
d) Within 05 working days from the day on which the quarantine begins, if the animals/animal products are satisfactory, the local veterinary authority shall grant their owner the Quarantine Certificate; otherwise the veterinary authority shall make a response containing the explanation.
2. Animals/animal productions departed from establishments certified epidemic-free or participate in the program on supervision of epidemic or receive epidemic prevention by vaccine that is still effective or animal products departed from a preparation establishment/processing establishment receiving periodic inspection of veterinary hygiene shall undergo quarantine as follows:
a) Any organizations/individuals transporting animals/animal products shall send an application for quarantine to local veterinary authorities;
b) Within 01 working day from the day on which the application is received, the local veterinary authority shall grant the Quarantine Certificate.
Article 40. Animal quarantine stations at main roads
1. The quarantine of animals/animal products that are transported through main roads shall be carried out by animal quarantine stations. Animal quarantine stations at main roads shall have representatives specialized in police, market management, veterinary medicine.
2. Quarantine of animals/animal products at main roads shall include:
a) Examine the quantities and species of animals, categories of animal products according to the Quarantine Certificate; veterinary hygiene codes, marks or stamps; seals/lead seals of transport vehicles;
b) Inspect the health situation of animals; the veterinary hygiene of animal products, transport vehicles; the cleansing, decontamination and disinfection of vehicles;
c) Grant certificates of quarantine of animals/animal diseases if they are satisfactory; otherwise, the transport of animals/animal products shall be suspended and handled according to the law provisions.
3. The Minister of Agriculture and Rural development shall build up and grant approval for planning on animal quarantine stations at main roads nationwide.
4. People's Committees of provinces shall base on the planning prescribed in clause 3 of this Article to issue the decision on establishment and operation of quarantine of animals/animal products of animal quarantine stations at main roads in local areas.
Article 41. Quarantine of exported terrestrial animals and products thereof
1. Animals/animal products on the List of terrestrial animals and products thereof subject to quarantine shall undergo quarantine and be granted the Quarantine Certificate before exporting at the request of the importing country or the goods owner; if the importing country or the goods owner does not request the quarantine, the regulations on quarantine of terrestrial animals and products thereof that are transported out of a province shall be applied.
2. Department of Animal Health shall conduct the quarantine and grant the Quarantine Certificate according to Vietnamese legislation and the request of the importing country or the goods owner.
3. The quarantine of animals/animal products shall be conducted at the departure places or in quarantine areas at border gates according to the procedures and veterinary hygiene standards applicable to exported animals/animal products.
Article 42. Procedures for quarantine of exported terrestrial animals and products thereof
1. An application for quarantine of exported animals and products thereof shall include:
a) An application form for quarantine;
b) The veterinary hygiene standards of the importing country or the goods owner (if any);
c) The Form of Quarantine Certificate of a competent agency of the importing country (if any).
2. Procedures for quarantine of exported terrestrial animals and products thereof:
a) Any organizations and individuals exporting animals and/or animal products included in List of terrestrial animals and products thereof subject to quarantine shall submit to Department of Animal Health an application for quarantine as prescribed in clause 1 of this Article;
b) Within 01 working day from the day on which the satisfactory application is received, Department of Animal Health shall decide and notify the applicant organization/individual about location and time of quarantine;
c) Within 05 working days from the day on which the quarantine begins, if the animals/animal products are satisfactory, Department of Animal Health shall grant their owner the Quarantine Certificate; otherwise a written response containing the explanation shall be made.
3. If the importing country does not request the quarantine, the regulations in Article 39 of this Law shall be applied.
Article 43. Risk analysis for imported terrestrial animals and products thereof
1. Animals/animal products on the List of terrestrial animals and products thereof subject to risk analysis before importing into Vietnam shall undergo the risk analysis.
2. Department of Animal Health shall carry out the risk analysis on the basis of the information provided by agencies competent in veterinary medicine of the exporting country and other relevant information.
3. Pursuant to the result of risk analysis, Department of Animal Health shall decide the import of animals/animal products.
Article 44. Requirements for imported terrestrial animals and products thereof
1. Regarding animals:
a) Healthy; departed from zones/establishments that are recognized free from epidemic and dangerous diseases according to the regulations of World Organization for Animal Health and Vietnam Organization for Animal Health;
b) Granted the Quarantine Certificate by a competent agency of the exporting country that satisfies the veterinary hygiene standards of Vietnam.
2. Regarding animal products used as food:
a) Derived from animals satisfying the requirements specified in point a clause 1 of this Article;
b) Granted the Quarantine Certificate by a competent agency of the exporting country that satisfies the veterinary hygiene standards of Vietnam;
c) Slaughtered, prepared and/or processed at establishments that have registered for exporting to Vietnam.
3. Regarding animal products not used as food:
a) Derived from animals satisfying the requirements specified in point a clause 1 of this Article;
b) Granted the Quarantine Certificate by a competent agency of the exporting country that satisfies the veterinary hygiene standards of Vietnam;
c) If animal products are used for production of breed animals, such animal products shall be departed from zones/establishments that are free from epidemic and dangerous infectious diseases according to the regulations of World Organization for Animal Health and Vietnam Organization for Animal Health.
4. If necessary, Department of Animal Health shall monitor the isolation for quarantine; inspect and assess the system for management and supervision of animal epidemic and veterinary hygiene at the exporting country.
Article 45. Application and declaration of quarantine of imported terrestrial animals and products thereof
1. An application for quarantine of imported terrestrial animals and products thereof shall include:
a) An application for guidance on quarantine of imported animals and products thereof of organizations/individuals;
b) The application for quarantine of animals/animal products subject to management of other relevant regulatory agencies shall include the documents or the licenses according to the regulations.
2. Documents on quarantine declaration of imported terrestrial animals and products thereof shall include:
a) An declaration form of quarantine;
b) The Quarantine Certificate of the exporting country.
Article 46. Procedures for quarantine of exported terrestrial animals and products thereof
1. Any organizations and individuals importing animals and/or animal products included in List of terrestrial animals and products thereof subject to quarantine shall submit to Department of Animal Health an application for quarantine as prescribed in clause 1 Article 45 of this Law.
2. Within 05 working days from the day on which the satisfactory application specified in clause 1 Article 45 of this law is received, on the basis of the situation of the epidemic, the system of management of epidemic and veterinary hygiene of the exporting country, Department of Animal Health shall issue a written approval for quarantine of imported animals and products thereof and provide relevant organizations/individuals with guidance on quarantine of imported animals and products thereof; if the application is rejected, a written response shall be made containing the explanation.
If animals/animal products are initially imported into Vietnam or are exported from a country/region with high risk of animal epidemic, such animals/animal products shall undergo the risk analysis made by Department of Animal Health according to the regulations in Article 43 of this Law.
3. Within 01 working day from the day on which the satisfactory documents of quarantine declaration of animals and products thereof as prescribed in clause 2 Article 45 of this Law is received, Department of Animal Health shall decide and notify the applicant organization/individual about location and time of quarantine according to the regulations on Article 47 of this Law.
Article 47. Contents of quarantine of imported terrestrial animals and products thereof
1. Regarding imported animals, Department of Animal Health shall:
a) Examine the declaration of quarantine, health conditions of animals; if the documents on quarantine are satisfactory and animals do not denote infection by dangerous diseases, grant the certificate and transmit the animals to the isolated area for quarantine or to a place that is certified eligible for isolation for quarantine;
b) Supervise the animals at the isolated area or at a place eligible for isolation for quarantine; duration of isolation shall be specified for each species of animals and each diseases and shall not exceed 45 days from the day on which the quarantine begins;
c) Harvest the specimens from animals, take the compulsory prophylactic measures on animals according to the regulations;
d) Grant the Certificate of quarantine for import to animals that satisfy the veterinary hygiene standards and notify the veterinary authorities of the arrival place;
dd) Provide the goods owners with guidance on the implementation of measures for cleansing, decontamination and disinfection.
2. Regarding imported animal products, Department of Animal Health shall:
a) Examine the documents on quarantine declaration and real situation of goods, if the documents and goods are satisfactory, specimens shall be harvested for testing of veterinary hygiene criteria according to the regulations;
b) Grant the Certificate of quarantine for import to animal products that satisfy the veterinary hygiene standards and notify the veterinary authorities of the arrival place;
c) Provide the goods owners with guidance on the implementation of measures for cleansing, decontamination and disinfection.
3. If an animal/animal product is not satisfactory, a record shall be made and penalties shall be imposed according to the provisions of laws.
Article 48. Application for quarantine of animals and animal products which are temporarily imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory
1. An application for quarantine shall include:
a) A written application for guidance on quarantine of animals and animal products which are temporarily imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory of the applicant organization/individual;
b) A commercial contract;
c) The application for quarantine of animals/animal products subject to management of other relevant regulatory agencies shall include the documents or the licenses according to the regulations.
2. Documents for quarantine declaration shall include:
a) An declaration form;
b) The Quarantine Certificate of the exporting country.
Article 49. Procedures for quarantine of animals and animal products which are temporarily imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory
1. Any organizations/individuals that carries out the temporary import, temporary export or transit through Vietnam of animals and/or animal products included in List of terrestrial animals and products thereof subject to quarantine shall submit to Department of Animal Health an application for quarantine as prescribed in clause 1 Article 48 of this Law.
2. Within 05 working days from the day on which the satisfactory application is received, on the basis of the situation of the epidemic, the system of management of epidemic and veterinary hygiene of the exporting country, Department of Animal Health shall provide the organization/individual with a written guidance on the quarantine of animals/animal products that are imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory.
3. At the checkpoints, within 01 working day from the day on which the satisfactory declaration prescribed in clause 2 Article 48 of this Law is received, Department of Animal Health shall decide and notify the applicant organization/individual about location and time of quarantine according to the regulations on Article 50 of this Law.
Article 50. Quarantine of animals and animal products which are temporarily imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory
1. At the importing checkpoints, Department of Animal Health shall:
a) Examine the documents on quarantine and the real situation of goods;
b) Grant the Quarantine Certificates, except for the cases specified in clause 4 of this Article;
c) Affix seals/lead seals to vehicles used for transporting animals/animal products;
d) Provide goods owners with guidance and comply with regulations on veterinary hygiene during the storage and transport of animals/animal products within Vietnam’s territory; conduct cleansing, decontamination and disinfection of vehicles and the places of unloading;
dd) In case animals/animal products are transported by a container or another tightly-closed means, if the vehicle or the seal is detected having abnormal signs, Department of Animal Health may request goods owners to open containers or transport vehicles for re-inspection of veterinary hygiene under the witnessing of the customs authority and goods owner.
2. Goods owner who transports animals/animal products which are temporarily imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory shall:
a) Comply with the guidance of Department of Animal Health during the storage and transport of animals/animal products within Vietnam’s territory; any change of transporting route or checkpoint shall be approved and verified by Department of Animal Health;
b) Must not unload goods or break the seals without permission, except for necessary cases. Any unloading of goods or break of seals shall be witnessed by a veterinary authority ; any change of vehicles shall be approved and verified by Department of Animal Health;
c) Must not let animals contact with other animals in water; animals shall be released for feeding, drinking or other special cases under the approval and supervision of the veterinary authority ;
d) Vehicles for transporting animals/animal products must prevent waste matters from dropping on the road. Bodies of dead animals, waste matters, bedding, left-over food and feeds, packages of animal products and other waste matters during the transportation shall be collected and treated according to regulations of Department of Animal Health.
3. At the exporting checkpoints, Department of Animal Health shall:
a) Check the Quarantine Certificates;
b) Check the seals/lead seals on vehicles used for transporting animals/animal products;
c) If goods are conformable to the Quarantine Certificate granted at the importing checkpoint, the Department of Animal Health shall grant the verification enabling goods owner to carry out the procedures for exporting goods out of Vietnam’s territory.
4. Must not grant the Quarantine Certificate to animals and animal products which are temporarily imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory in any of the following cases:
a) Animals/animal products have been transported across a country/region having a animal disease which such animals are susceptible to;
b) The Quarantine Certificate of the exporting country is unconformable;
c) Animals are infected, suspected of infection; animal products carry dangerous pathogens according to the regulations of Vietnam's Law.
Article 51. Requirements for terrestrial animals used as participant in fairs, exhibitions, sport contests and art shows; products of terrestrial animals used as participant in fairs and exhibitions
1. Requirements for terrestrial animals used as participant in fairs, exhibitions, sport contests and art shows; products of terrestrial animals used as participant in fairs and exhibitions:
a) Have identified origin, free from pathogens;
b) Have undergone quarantine at the departure places and the arrival places according to the regulations.
2. During the fair/exhibition/sport contest/art show, the goods owner shall comply with the regulation on veterinary hygiene standards under the supervision of local veterinary authority .
3. When the fair/exhibition/sport contest/art show finished, local veterinary authority shall guide the cleansing, decontamination and disinfection of animal/animal product concentrated areas; conduct inspections and grant the Quarantine Certificates to animals/animal products satisfying the veterinary hygiene standards for transport and domestic use; goods owners wishing to export their animals/animal products out of Vietnam shall carry out the procedures according to the regulations on quarantine for export.
Article 52. Transport of pathology specimens
1. Any organizations/individuals wishing to transport into or out of Vietnam a pathology specimen shall send an application for permission for transport to Department of Animal Health.
2. Pathology specimens sent to testing establishments shall be packaged, preserved and transported according to the regulations, ensuring the veterinary hygiene standards that ensuring not to spread the pathogens or cause environment pollution.
3. Pathology specimens than are not permitted to transported into Vietnam or pathology specimens that are not packaged, preserved and/or transported according to the regulations, not conforming with the veterinary hygiene standards and likely to spread and cause environment pollution shall be destroyed according to the law provisions on veterinary medicine, prevention and fighting against infectious diseases and protection of the environment.
Section 2. QUARANTINE OF AQUATIC ANIMALS AND PRODUCTS THEREOF
Section 53. General provisions on quarantine of aquatic animals and products thereof
1. Animals/animal products on the List of aquatic animals and products thereof subject to quarantine that are transported out of a province shall undergo quarantine once in the departure place in any of the following cases:
a) Such animals/animal products are departed from an area that is declared to be an epidemic zone by a competent agency;
b) Such animals/animal products are departed from a collecting or trading establishment;
c) Such animals that are used as breeds are departed from aquaculture establishment that has not been recognized epidemic-free establishment or has not undergone epidemic supervision according to the regulations;
d) Such animals/animal products are other than those specified in points a, b and c of this clause but the quarantine is according to the request of the goods owner.
2. Animals/animal products on the List of aquatic animals and products thereof subject to quarantine shall undergo quarantine before exporting at the request of importing countries, goods owners, before importing, temporarily importing, temporarily exporting or before transiting through Vietnam’s territory.
3. The Minister of Agriculture and Rural development shall issue:
a) List of aquatic animals and products thereof subject to quarantine, List of aquatic animals and products thereof eligible for exemption from quarantine;
b) List of aquatic animals and products thereof subject to risk analysis before importing into Vietnam;
c) List of organisms in terrestrial animals and products thereof subject to quarantine;
d) Regulations and guidance on documents on quarantine of aquatic animals and products thereof which are transported out of a province, exported, imported, temporarily imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory.
Article 54. Requirements for aquatic animals and products thereof that are transported out of a province
1. Animals/animal products on the List of aquatic animals and products thereof subject to quarantine that are transported out of a province shall satisfy the following conditions:
a) Have the Certificate of quarantine of aquatic animals and products thereof issued by the veterinary authority of the departure place;
b) Animals shall be healthy, animal products shall satisfy the veterinary hygiene standards;
c) Must not cause the spread of animal diseases, must not damage people’s health.
2. Animals/animal products shall be transported and contained with vehicles ensuring the veterinary hygiene standards specified in Article 70 of this Law.
Article 55. Procedures for quarantine of aquatic animals and products thereof that are transported out of a province
1. Quarantine of aquatic animals and products thereof specified in clause 1 Article 53 of this Law shall be conducted as follows:
a) Any organizations/individuals transporting aquatic animals and products thereof shall send an application for quarantine to local veterinary authorities;
b) Within 01 working day from the day on which the application is received, the local veterinary authority shall decide and notify the applicant organization/individual about location and time of quarantine;
c) The quarantine shall include the clinical examination, diagnosis and testing of animals/animal products to discover subjects of quarantine and subjects of veterinary hygiene inspection;
d) Within 03 working days from the day on which the quarantine begins, if the animals/animal products are satisfactory, the local veterinary authority shall grant their owner the Quarantine Certificate; otherwise the veterinary authority shall make a response containing the explanation.
2. Quarantine of aquatic animals used as breed that are departed from epidemic-free establishment or undergone the epidemic supervision:
a) Any organizations/individuals transporting aquatic animals used as breed shall send an application for quarantine to local veterinary authorities;
b) Within 01 working day from the day on which the application is received, the local veterinary authority shall grant the Quarantine Certificate.
Article 56. Procedures and contents of quarantine of aquatic animals and products thereof that are exported not for use as food
The quarantine of aquatic animals and products thereof on the List of aquatic animals and products thereof subject to quarantine that are exported not for use as food shall comply with the regulations in Articles 41 and 42 of this Law.
Article 57. Procedures for quarantine of aquatic animals and products thereof that are exported for use as food
1. Any organizations/individuals wishing to export aquatic animals and products thereof on the List of aquatic animals and products thereof subject to quarantine for use as food shall submit an application for quarantine to a competent agency. The application shall include:
a) An application form for quarantine;
b) Requirements on quarantine of importing countries (if any);
c) The application for quarantine of animals/animal products subject to management of other relevant regulatory agencies shall include the documents or the licenses according to the regulations;
d) The certificate of being epidemic-free granted by the aquaculture establishment where the aquatic animals and products thereof are departed from (if any).
2. When the application of the organization/individual is received, the competent agency shall conduct the quarantine of animals/animal products as follows:
a) Examine the quantity, species, package of animals/animal products;
b) Examine the sign of infection by animal diseases;
c) Harvest the specimens at the aquaculture establishment where the animals/animal products are departed from at the request of the importing countries (if any), except for the diseases that have been recognized being epidemic-free;
d) Within 01 working day from the day on which the specimens are harvested (if any), the agency in charge of quarantine shall send the specimen to the appointed laboratory for testing for the diseases;
dd) Within 03 working days from the day on which the specimens are received, the laboratory shall notify agency in charge of quarantine of the result of the testing.
3. The granting of Quarantine Certificates shall be carried out as follows:
a) If it is not required to harvest specimens, the agency in charge of quarantine shall grant the Export quarantine certificate within 01 working day from the day on which the examination result is received;
b) If it is required to harvest specimens, the agency in charge of quarantine shall grant the Export quarantine certificate within 01 working day from the day on which the testing result is received;
c) If the goods owner request replacement of the Quarantine Certificate, the agency in charge of quarantine shall examine the goods and grant the replacement.
Article 58. Procedures and contents of quarantine of aquatic animals and products thereof that are imported, temporarily imported, temporarily exported, transited through Vietnam’s territory; aquatic animals used as participant in fairs, exhibitions, sport contests, art shows; products of aquatic animals used as participant in fairs, exhibitions; transport of pathology specimens of aquatic animals and products thereof
The quarantine of aquatic animals and products thereof that are imported, temporarily imported, temporarily exported, transited through Vietnam’s territory; aquatic animals used as participant in fairs, exhibitions, sport contests, art shows; products of aquatic animals used as participant in fairs, exhibitions; transport of pathology specimens of aquatic animals and products thereof shall comply with the regulations in Articles 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51 and 52 of this Law.
Section 3. RESPONSIBILITIES AND POWER OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN QUARANTINE OF ANIMALS AND PRODUCTS THEREOF
Article 59. Responsibilities and power of Department of Animal Health
1. Responsibilities of Department of Animal Health:
a) Cooperate with competent veterinary agency of the country exporting animals/animal products in conducting the inspection at the exporting country or request the quarantine according to the regulations of the importing country;
b) Decide the handling measures; supervise the handling of animals/animal products subject to quarantine for export/import that not satisfy the veterinary hygiene standards;
c) Cooperate with relevant agencies in handling the animals/animal products subject to quarantine that is unowned or have unidentified origin imported into Vietnam;
d) Provide the information about quarantine of animals/animal products for relevant countries if there is request.
2. Power of Department of Animal Health:
a) Request the competent veterinary agency of the country exporting animals/animal products in to provide the relevant information and cooperate in conducting inspections at the exporting country;
b) Refuse to import animals/animal products unconformable to veterinary hygiene standards according to the regulations;
c) Request the goods owner to handle the imported animals/animal products that are unconformable to veterinary hygiene standards;
d) In case of necessity, Department of Animal Health shall authorize the veterinary authority of province to conduct the quarantine and grant the Certificate of quarantine for export/import/temporary import/temporary export/transit through Vietnam of animals/animal products at a number of checkpoints.
Article 60. Responsibilities and power of local veterinary authorities
1. Conduct quarantine of animals/animal products which are temporarily imported, temporarily exported or transited through Vietnamese territory with the authority given by Department of Animal Health.
2. Give decision on the handling measures; supervise the handling of animals/animal products; request handling of animals/animal products unconformable to veterinary hygiene standards; request goods owners to pay the costs.
Article 61. Suspension of export/import; ban on export/import of animals/animal products
1. The Minister of Agriculture and Rural development shall issue a decision in a suspension of export/import or a ban on export/import in any of the following cases:
a) Animals/animal products that are imported are determined carrying dangerous infectious diseases, likely to cause the spread of the disease to animals that are raised in water, badly damaging people's health; animals/animal products that have incurred warning or unconformable to Vietnam’s regulations; seriously affect the export of Vietnam;
b) Exported animals/animal products that are unconformable to veterinary hygiene standards, imposed warning by the importing country, likely to badly affect the exporting market of Vietnam.
2. If the risks prescribed in clause 1 of this Article are remedied, the export/import of animals/animal products may be continued.
3. The Government shall provide the guidance on this Article.
Article 62. Responsibilities and power of animal quarantine cadres
1. Conduct the quarantine of animals/animal products according to the regulations in this Law; comply with the professional procedures for quarantine and take responsibilities for the implementation of their tasks and power; animal quarantine cadres shall wear uniforms, badges, insignias and animal quarantine cadre’s cards.
2. Request goods owner to provide relevant documents that are necessary for quarantine activities.
3. Provide guidance and supervision of the transport of animals/animal products to isolated places/isolated zones for quarantine; the cleansing, decontamination and disinfection of vehicles and containers.
4. Conduct inspections and harvest specimens during the quarantine according to the regulations.
Article 63. Rights and obligations of goods owners
1. Rights of goods owners:
a) Goods owners shall be provided with information about quarantine of animals/animal products;
b) Goods owners shall be provided with guidelines for discovering the factors harmful to animals/animal products and measures for cleansing, decontamination and disinfection by veterinary authorities;
c) Goods owners may request veterinary authorities to conduct the quarantine of animals/animal products specified in point e clause 1 Article 37 of this Law, except for the cases exceeding the capability of the veterinary authorities;
d) Goods owners may make complaints about the result of quarantine and the decisions of the veterinary authorities.
2. Obligations of goods owners:
a) Comply with the regulations in this Law and relevant law provisions in the quarantine of animals/animal products;
b) Enable the veterinary authorities to conduct the quarantine of animals/animal products;
c) Provide necessary information for the quarantine at the request of veterinary authorities;
d) Take responsibilities for caring of animals, preserving animal products, vehicles, contents of declaration of quarantine; satisfy the veterinary hygiene standards, environmental hygiene during the gathering and transport of animals/animal products according to the regulations;
dd) Promptly report to the nearest veterinary authorities when a strange disease is discovered or animals are suspected of infection, animal products carry pathogens of a disease on the List of animal diseases subject to outbreak declaration;
e) Do not swap, change the quantity of animals, amount of animal products that have undergone quarantine; do not add, erase or adjust the content of the Certificate of quarantine of animals/animal products;
g) Do not break the seals or change the transport vehicles and place of transport of animals/animal diseases or adjust the number marked on animals during the transportation without permission;
h) Pay the cost for the handling and compensate the damage from the violations against the law provisions on quarantine of animals/animal products;
i) Pay fees and charges for quarantine of animals/animal products according to the law provisions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực