Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT
Số hiệu: | 09/2016/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 01/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 16/07/2016 |
Ngày công báo: | 09/07/2016 | Số công báo: | Từ số 463 đến số 464 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến động vật…
1. Kiểm soát giết mổ động vật trên cạn
Thông tư 09/2016 hướng dẫn quy trình kiểm soát giết mổ đối với các loại gia súc nuôi và gia cầm nuôi như sau:
- Đối với gia súc nuôi thì sẽ kiểm tra trước giết mổ về hồ sơ, sổ sách, vệ sinh đối với người giết mổ, kiểm tra lâm sàng động vật, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ và kiểm tra sau giết mổ về thân thịt, phủ tạng nếu đảm bảo an toàn thì đóng dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y…
- Đối với gia cầm nuôi: việc kiểm tra trước và sau giết mổ cũng tương tự với gia súc nuôi và ngoài ra việc kiểm tra lâm sàng tình trạng sức khoẻ của gia cầm thực hiện tại nơi có đủ ánh sáng và khi được treo lên dây chuyền giết mổ nhằm phát hiện gia cầm yếu, còi cọc...
2. Quy định về dấu kiểm soát giết mổ và vị trí đóng dấu theo quy định tại Thông tư số 09/TT-BNNPTNT
Theo đó, Thông tư 09 năm 2016 quy định dấu kiểm soát giết mổ như sau: chữ khắc trên dấu phải là phông chữ Arial; trường hợp tên đơn vị quá dài, viết tắt tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với từ “CHĂN NUÔI” là “CN”, “THỦY SẢN là “TS”, mầu mực phải đậm, khi đóng không nhòe, sử dụng hai màu mực chủ đạo là đỏ và tím, mẫu dấu dùng cho gia cầm để đóng dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt lợn sữa, thỏ tiêu thụ nội địa.
Vị trí đóng dấu kiểm soát theo quy định của Thông tư số 09/TT-BNNPTNT là:
- Đối với thân thịt lợn choai, lợn sữa, thỏ: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vùng mông của thân thịt;
- Đối với thân thịt gia súc: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vùng mông của mỗi thân thịt hoặc thịt mảnh đưa tới cơ sở sơ chế, chế biến trong cùng 1 chuỗi khép kín. Với thịt tiêu thụ trên thị trường thì đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ ở vùng vai, 01 dấu ở vùng bụng và 01 dấu ở vùng mông của hai bên thân thịt...
- Đối với thân thịt gia cầm để xuất khẩu: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại lườn của thân thịt; đóng 02 dấu kiểm soát giết mổ tại hai bên lườn của thân thịt; trường hợp bao gói nguyên con, đóng 01 dấu tại lườn của thân thịt đối với thịt tiêu thụ nội địa.
3. Nội dung, phương pháp và tần suất kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở
Thông tư 09 quy định tần suất kiểm tra là 1 lần/năm bằng việc kiểm tra hồ sơ, tài liệu, lấy mẫu… với các nội dung như yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ, yêu cầu nguyên liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh, nước để sản xuất, người tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng…
Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực ngày 16/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này hướng dẫn chi tiết thi hành khoản 2 và 3 Điều 74 của Luật thú y, cụ thể như sau:
1. Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y.
2. Quy trình kiểm soát giết mổ động vật; quy trình, hồ sơ kiểm tra vệ sinh thú y; mẫu dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y; quy định việc xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ theo quy định tại mục 1 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định tại mục 2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định tại mục 3 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Kiểm tra hồ sơ, sổ sách ghi chép nguồn gốc động vật đưa vào giết mổ của cơ sở giết mổ; Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật theo quy định.
2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định vệ sinh đối với người tham gia giết mổ; trang phục bảo hộ trong lúc làm việc.
3. Kiểm tra lâm sàng động vật:
a) Phải được tiến hành tại khu vực chờ giết mổ, có đủ ánh sáng;
b) Quan sát các biểu hiện lâm sàng của động vật: Trường hợp phát hiện động vật có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, phải cách ly động vật và kiểm tra lại toàn đàn. Mọi trường hợp động vật có dấu hiệu bất thường đều phải được đánh dấu, tách riêng, theo dõi và xử lý theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;
c) Chỉ cho phép giết mổ gia súc đáp ứng yêu cầu tại Điều 4, sạch, được lưu giữ tại khu vực chờ giết mổ để bảo đảm gia súc trở về trạng thái bình thường và đã được kiểm tra lâm sàng trước khi giết mổ;
d) Đối với động vật lưu giữ chưa giết mổ sau 24 giờ, phải tái kiểm tra lâm sàng.
4. Lập sổ theo dõi và ghi chép những thông tin cần thiết trước giết mổ bao gồm:
a) Tên chủ động vật;
b) Nơi xuất phát của động vật;
c) Loại động vật;
d) Số lượng động vật trong cùng một lô;
đ) Thời gian nhập;
e) Kết quả kiểm tra trước khi giết mổ (triệu chứng lâm sàng, thân nhiệt của động vật trong trường hợp có biểu hiện bất thường);
g) Số lượng, lý do động vật chưa được giết mổ;
h) Biện pháp xử lý;
i) Chữ ký của nhân viên thú y.
5. Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ trước và sau khi giết mổ, định kỳ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y (sau đây gọi là cơ quan thú y).
1. Thực hiện khám đầu, phủ tạng (phổi, tim, gan, thận, lách, dạ dày, ruột) và khám thân thịt để phát hiện các dấu hiệu bất thường, dấu hiệu bệnh lý. Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 4 và mục 5 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Kiểm tra thân thịt, phủ tạng sau giết mổ phải được tiến hành ngay sau khi tách phủ tạng, rửa sạch thân thịt và hạn chế tối đa làm thay đổi phẩm chất của thân thịt trong quá trình kiểm tra. Vết cắt trên thân thịt phải chính xác ở vị trí cần kiểm tra, thực hiện cắt dọc để hạn chế diện tích tiếp xúc của thân thịt với môi trường ngoài.
3. Trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh tích ở thân thịt, phủ tạng, phải đánh dấu, tách riêng và đưa tới khu xử lý để kiểm tra lại lần cuối trước khi đưa ra quyết định xử lý; đóng dấu “XỬ LÝ V.S.T.Y” hoặc dấu “HỦY” sau khi có quyết định xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
4. Thân thịt và phủ tạng của cùng một con gia súc phải được đánh dấu giống nhau để tránh nhầm lẫn; phủ tạng phải được kiểm tra tuần tự từng bộ phận để phát hiện những dấu hiệu bất thường.
5. Đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với thân thịt, phủ tạng, phụ phẩm ăn được bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật theo quy định.
1. Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b, d khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 5 của Thông tư này.
2. Việc kiểm tra lâm sàng tình trạng sức khoẻ của gia cầm thực hiện tại nơi có đủ ánh sáng và khi được treo lên dây chuyền giết mổ (đối với cơ sở giết mổ công nghiệp và bán công nghiệp) nhằm phát hiện gia cầm quá yếu, còi cọc hoặc gia cầm có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm để có các biện pháp xử lý thích hợp.
3. Sau khi kiểm tra lâm sàng, gia cầm khoẻ mạnh phải sớm được đưa vào giết mổ.
1. Khám thân thịt và phủ tạng: Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 6 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc kiểm tra sau giết mổ thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 6 của Thông tư này; thân thịt và phủ tạng của từng con gia cầm phải được để cùng nhau, tránh nhầm lẫn.
1. Kiểm tra trước giết mổ: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
a) Khám thân thịt và phủ tạng: Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 4.1, điểm a, c mục 4.2 và điểm a, b mục 4.3 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Việc kiểm tra sau giết mổ thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 6 của Thông tư này.
1. Việc xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật phải thực hiện ngay và được cơ quan thú y, nhân viên thú y hướng dẫn, giám sát, kiểm tra.
2. Những người trực tiếp thực hiện xử lý động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh nguy hiểm phải được trang bị bảo hộ lao động.
3. Địa điểm xử lý vệ sinh thú y phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
4. Địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phải được vệ sinh, khử trùng sau mỗi lần xử lý.
5. Chủ động vật phải chịu mọi chi phí trong thời gian nuôi cách ly, theo dõi; chủ lô hàng sản phẩm động vật phải chịu mọi chi phí bảo quản sản phẩm động vật đến khi có kết luận của cơ quan thú y.
Khi phát hiện động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan thú y có thẩm quyền, nhân viên thú y thực hiện như sau:
1. Cách ly động vật ở khu vực riêng;
2. Lập biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y của động vật, sản phẩm động vật theo Mẫu số 04 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; yêu cầu chủ cơ sở, chủ lô hàng thực hiện các biện pháp xử lý vệ sinh thú y để bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
3. Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật gửi phòng thử nghiệm trong trường hợp cần thiết để kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật và tồn dư thuốc thú y, chất cấm, mầm bệnh theo Mẫu số 03 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
4. Lập biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo Mẫu số 05 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
5. Thông báo cho chủ cơ sở, chủ lô hàng và các cơ quan liên quan về kết quả xử lý và các yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật được phép sử dụng sau khi xử lý;
6. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện xử lý vệ sinh thú y.
1. Các biện pháp xử lý bao gồm: Tạm dừng giết mổ; giết mổ ở khu vực riêng; giết mổ bắt buộc, tiêu hủy bắt buộc hoặc chuyển mục đích sử dụng.
2. Động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y được xử lý theo hướng dẫn tại mục 1 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cục Thú y hướng dẫn biện pháp xử lý bắt buộc đối với động vật mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới.
1. Các biện pháp xử lý bao gồm: Tiêu hủy; xử lý nhiệt; xử lý cơ học; chuyển mục đích sử dụng.
2. Hướng dẫn xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ như sau:
a) Sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm phát hiện trong quá trình giết mổ xử lý theo hướng dẫn tại mục 2 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu về cảm quan xử lý theo hướng dẫn tại mục 3 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sản phẩm động vật ô nhiễm vi sinh vật không được phép có hoặc vượt quá mức giới hạn cho phép xử lý theo hướng dẫn tại mục 4 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu về các chỉ tiêu tồn dư thuốc kháng sinh hoặc phát hiện tồn dư chất cấm, chất độc xử lý theo hướng dẫn tại mục 5 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Sản phẩm động vật mang ký sinh trùng, ấu trùng của ký sinh trùng xử lý theo hướng dẫn tại mục 6 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Dấu hình tròn, có kích thước: Đường kính vòng ngoài 40 mm, đường kính vòng trong 25 mm, ở giữa có đường phân cách đi qua tâm đường tròn chia đôi dấu thành hai phần bằng nhau. Đường tròn ngoài, đường tròn trong và đường kẻ ngang của dấu có bề rộng là 1 mm.
2. Khoảng cách giữa đường tròn trong và đường tròn ngoài của dấu:
a) Phía trên khắc chữ “K. S. G. M. X. K” (viết tắt của cụm từ kiểm soát giết mổ xuất khẩu), chiều cao của chữ là 4 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm;
b) Phía dưới khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 4 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm.
3. Hình tròn phía trong của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ theo quy định sau:
a) Phía trên khắc mã hiệu của cơ quan quản lý cơ sở giết mổ theo ký tự A hoặc B, C, ..., chiều cao của chữ là 10 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm;
b) Phía dưới khắc số hiệu của cơ sở giết mổ theo số thứ tự 1 hoặc 2, 3, ..., chiều cao của chữ số là 10 mm, bề rộng của nét số là 2 mm.
4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 1 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Dấu hình tròn có kích thước: Đường kính vòng ngoài 30 mm, đường kính vòng trong 20 mm, ở giữa có đường phân cách đi qua tâm đường tròn chia đôi dấu thành hai phần bằng nhau; đường tròn ngoài, đường tròn trong và đường kẻ ngang của dấu có bề rộng là 0,5 mm.
2. Vòng tròn ngoài của dấu:
a) Phía trên khắc chữ “K. S. G. M. X. K” (viết tắt của cụm từ kiểm soát giết mổ xuất khẩu), chiều cao của chữ là 3 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm;
b) Phía dưới khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 3 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm.
3. Hình tròn phía trong của dấu:
a) Phía trên khắc mã số của cơ quan quản lý theo ký tự A hoặc B, C, ..., chiều cao của chữ là 5 mm, bề rộng của nét chữ là 1,5 mm;
b) Phía dưới khắc mã số của cơ sở giết mổ theo số thứ tự 1 hoặc 2, 3, ..., chiều cao của chữ số là 5 mm, bề rộng của nét số là 1,5 mm.
4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 2 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Dấu hình chữ nhật, có kích thước: Dài 80 mm, rộng 50 mm, các đường thẳng có bề rộng 1 mm.
2. Dấu được chia thành 3 phần theo chiều dài: Phần trên và phần dưới rộng 13mm, phần giữa rộng 20 mm (không tính đường kẻ).
3. Dọc theo chiều dài ở phía trên của dấu khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 8 mm, bề rộng của nét chữ là 1,5 mm.
4. Ở giữa dấu khắc chữ “NỘI ĐỊA”, chiều cao của chữ là 12 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm.
5. Dọc theo chiều dài ở phía dưới của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 8 mm, bề rộng của nét chữ và số là 1,5 mm.
6. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 3 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; Dấu được dùng đối với thân thịt gia súc không sử dụng để xuất khẩu, nhưng bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y để tiêu thụ nội địa.
1. Dấu hình chữ nhật, có kích thước: Dài 40 mm, rộng 27 mm, các đường thẳng có bề rộng 0,5 mm.
2. Dấu được chia thành 3 phần theo chiều dài: Phần trên và phần dưới rộng 7,5mm, phần giữa rộng 10 mm (không kể đường kẻ).
3. Dọc theo chiều dài phần trên của dấu khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 3 mm, bề rộng của nét chữ là 0,5 mm.
4. Ở giữa dấu khắc chữ “NỘI ĐỊA”, chiều cao của chữ là 6 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm.
5. Dọc theo chiều dài phần dưới của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 3 mm, bề rộng của nét chữ và số là 0,5 mm.
6. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 4 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; Dấu được dùng đối với thân thịt gia cầm không sử dụng để xuất khẩu, nhưng bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y để tiêu thụ nội địa.
1. Dấu hình ô van, có kích thước:
a) Vòng ngoài có bề rộng 80 mm, chiều cao 50 mm;
b) Vòng trong có bề rộng 60 mm, chiều cao 30 mm;
c) Đường ô van ngoài và đường ô van trong của dấu có bề rộng là 1 mm.
2. Khoảng cách giữa đường ô van trong và đường ô van ngoài của dấu như sau:
a) Phía trên khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 4 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm;
b) Phía dưới khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 4mm, bề rộng của nét chữ và số là 1 mm;
3. Hình ô van phía trong của dấu khắc chữ “XỬ LÝ V.S.T.Y” (viết tắt của cụm từ xử lý vệ sinh thú y), chiều cao của chữ là 8 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm.
4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 5 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Dấu hình ô van, có kích thước: Vòng ngoài có bề rộng 40 mm, chiều cao 30 mm; vòng trong có bề rộng 28 mm, chiều cao 18 mm; đường ô van ngoài và đường ô van trong có bề rộng là 0,5 mm.
2. Khoảng cách giữa đường ô van trong và đường ô van ngoài của dấu:
a) Phía trên khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 3,5 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm;
b) Phía dưới khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 3,5 mm, bề rộng của nét chữ và số là 1 mm.
3. Hình ô van phía trong của dấu khắc chữ “XỬ LÝ V.S.T.Y” (viết tắt của cụm từ xử lý vệ sinh thú y), chiều cao của chữ là 5 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm.
4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 6 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Dấu hình tam giác đều được chia thành 3 phần, kích thước mỗi cạnh của tam giác là 80 mm, các đường thẳng có bề rộng là 1 mm.
2. Phần đỉnh của dấu có đường cao là 30 mm (không tính đường kẻ), khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 8 mm, bề rộng của nét chữ và số là 1,5 mm.
3. Phần giữa của dấu có đường cao là 22 mm (không tính đường kẻ), khắc chữ “HUỶ”, chiều cao của chữ là 12 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm.
4. Phần đáy của dấu có đường cao là 15 mm (không tính đường kẻ), khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 8 mm, bề rộng của nét chữ là 1,5 mm.
5. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 7 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Dấu có hình tam giác đều được chia thành 3 phần, kích thước mỗi cạnh của tam giác là 40 mm, các đường thẳng có bề rộng là 1 mm.
2. Phần đỉnh của dấu có đường cao là 16 mm (không tính đường kẻ), khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 3 mm, bề rộng của nét chữ và số là 0,5 mm.
3. Phần giữa của dấu có đường cao là 10 mm (không tính đường kẻ), khắc chữ “HUỶ”, chiều cao của chữ là 7 mm, bề rộng của nét chữ là 1,5 mm.
4. Phần đáy của dấu có đường cao là 7,5 mm (không tính đường kẻ), khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 3 mm, bề rộng của nét chữ là 0,5 mm.
5. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 8 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hình dáng, kích thước của dấu theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 16 của Thông tư này.
2. Dọc theo chiều dài ở phía trên của dấu khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ........”, chiều cao của chữ là 5-8 mm, bề rộng của nét chữ là 1-1,5 mm.
3. Ở giữa dấu, khắc chữ “K. S. G. M” (viết tắt của cụm từ kiểm soát giết mổ), chiều cao của chữ là 12 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm.
4. Dọc theo chiều dài ở phía dưới của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số, bề rộng của nét chữ cùng một cỡ theo khoản 2 Điều này.
5. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 9 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hình dáng, kích thước của dấu theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 của Thông tư này.
2. Dọc theo chiều dài phần trên của dấu khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ..........”, chiều cao của chữ là 1-3 mm, bề rộng của nét chữ là 0,3-0,5 mm.
3. Ở giữa dấu, khắc chữ “K. S. G. M” (viết tắt của cụm từ kiểm soát giết mổ), chiều cao của chữ là 6 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm.
4. Dọc theo chiều dài phần dưới của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số, bề rộng của nét chữ và số cùng một cỡ theo khoản 2 Điều này.
5. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 10 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hình dáng, kích thước của dấu theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này.
2. Khoảng cách giữa đường ô van trong và đường ô van ngoài của dấu:
a) Phía trên khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ..........”, chiều cao của chữ là 2-4 mm, bề rộng của nét chữ là 0,5-1 mm;
b) Phía dưới khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số, bề rộng của nét chữ và số cùng một cỡ theo điểm a khoản này.
3. Hình ô van phía trong của dấu khắc chữ “XỬ LÝ V.S.T.Y” (viết tắt của cụm từ xử lý vệ sinh thú y), chiều cao của chữ là 8 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm.
4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 11 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hình dáng, kích thước và nội dung của dấu theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.
2. Khoảng cách giữa đường ô van trong và đường ô van ngoài của dấu:
a) Phía trên khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ..........”, chiều cao của chữ là 1,5-3,5 mm, bề rộng của nét chữ là 0,5-1 mm;
b) Phía dưới khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số, bề rộng của nét chữ và số cùng một cỡ theo điểm a khoản này.
4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 12 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hình dáng, kích thước và nội dung của dấu theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 20 của Thông tư này.
2. Phần đáy của dấu có khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ..........”, chiều cao của chữ là 5-8 mm, bề rộng của nét chữ là 1-1,5 mm.
3. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 13 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hình dáng, kích thước của dấu theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.
2. Phần đỉnh của dấu theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Thông tư này.
3. Phần giữa của dấu theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Thông tư này.
4. Phần đáy của dấu có đường cao là 7,5 mm (không tính đường kẻ), khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ..........”, chiều cao của chữ là 1-3 mm, bề rộng của nét chữ là 0,3-0,5 mm.
5. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 14 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật theo hướng dẫn như Hình 15 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tem hình chữ nhật, có kích thước: Dài 60-70 mm, rộng 35-40 mm, các đường thẳng có bề rộng 1 mm mầu đỏ. Nền tem màu trắng, chữ đỏ;
b) Tem được chia thành 3 phần theo chiều dài: Phần trên và phần giữa rộng 11-13,5 mm, phần dưới rộng 7-9 mm (không tính đường kẻ);
c) Góc trái phần trên có biểu tượng kiểm dịch động vật, đường kính của biểu tượng là 14-15 mm. Bên phải ở phần trên in chữ “CỤC THÚ Y” và “MÃ SỐ……” của cơ sở giết mổ, phông chữ Arial, cỡ chữ 13-14 và nét đậm;
d) Ở phần giữa của tem, in chữ “KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y”, phông chữ Arial, cỡ chữ 15-16 và nét đậm;
đ) Phần dưới của tem in “Ngày .... tháng .... năm 20....”, phông chữ Arial, cỡ chữ 11-12 và nét đậm.
2. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật phải xử lý vệ sinh thú y theo hướng dẫn như Hình 16 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tem có hình dáng, kích thước, nội dung phần trên và phần dưới theo quy định tại các điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều này;
b) Phần giữa của tem, in chữ “XỬ LÝ VỆ SINH THÚ Y”, phông chữ Arial, cỡ chữ 14-16 và nét đậm.
3. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật phải tiêu huỷ theo hướng dẫn như Hình 17 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tem có hình dáng, kích thước, nội dung phần trên và phần dưới theo quy định tại các điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều này;
b) Phần giữa của tem, in chữ “HỦY” phông chữ Arial, cỡ chữ 18-20 và nét đậm.
1. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật theo hướng dẫn như Hình 18 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tem có hình dáng, kích thước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 của Thông tư này, các đường thẳng có bề rộng 1 mm mầu xanh đậm. Nền tem màu trắng, chữ xanh đậm;
b) Tem được chia thành 3 phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 của Thông tư này;
c) Góc trái phần trên có biểu tượng kiểm dịch động vật, đ¬ường kính của biểu tượng là 15 mm. Bên phải ở phần trên in tên của cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ……….”, phông chữ Arial, cỡ chữ 10-14 và nét đậm; trường hợp tên đơn vị quá dài, viết tắt tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với từ “CHĂN NUÔI” là “CN”, “THỦY SẢN là “TS”;
d) Phần giữa của tem theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 của Thông tư này;
đ) Phần dưới của tem theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Thông tư này.
2. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật phải xử lý vệ sinh thú y theo hướng dẫn như Hình 19 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tem có hình dáng, kích thước, nội dung phần trên và phần dưới theo quy định tại các khoản điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều này;
b) Phần giữa của tem theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 của Thông tư này.
3. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật phải tiêu huỷ theo hướng dẫn như Hình 20 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tem có hình dáng, kích thước, nội dung phần trên và phần dưới theo quy định tại các điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều này;
b) Phần giữa của tem theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 28 của Thông tư này.
1. Sử dụng Tem vệ sinh thú y đối với thân thịt hoặc sản phẩm động vật được bao gói kín như sau:
a) Tại cơ sở giết mổ: Đối với thân thịt không đóng dấu kiểm soát giết mổ theo quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 32 của Thông tư này hoặc phủ tạng đỏ như tim, gan, thận và phụ phẩm sử dụng làm thực phẩm;
b) Tại cơ sở sơ chế sản phẩm động vật thuộc cơ sở giết mổ: Đối với sản phẩm động vật được pha lóc, sơ chế từ thân thịt, thịt mảnh, thịt miếng đã qua kiểm soát giết mổ nhưng không thực hiện đóng dấu kiểm soát giết mổ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 của Thông tư này.
2. Tem vệ sinh thú y được dán trên bao bì hoặc được bỏ vào giữa hai lớp bao bì chứa đựng sản phẩm.
3. Phải đóng dấu của cơ quan thú y thực hiện kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y khi sử dụng trên tem vệ sinh thú y.
1. Chữ khắc trên dấu phải là phông chữ Arial; trường hợp tên đơn vị quá dài, viết tắt tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với từ “CHĂN NUÔI” là “CN”, “THỦY SẢN là “TS”.
2. Mầu mực phải đậm, khi đóng không nhòe; mực dấu đóng trên thân thịt bảo đảm không làm biến đổi chất lượng của thịt, sản phẩm động vật và không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng; Cục Thú y hướng dẫn cụ thể về thành phần, phương pháp pha chế mực của dấu đóng trên thân thịt.
3. Mực dấu mầu đỏ sử dụng cho mẫu dấu quy định tại các Điều 14, 15,16, 17, 18, 19, 20, 21 của Thông tư này.
4. Mực dấu mầu tím sử dụng cho mẫu dấu quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27 của Thông tư này.
5. Trường hợp da của động vật có mầu tối, có thể sử dụng các loại dấu chín (dấu nhiệt) có hình dáng, kích thước, nội dung theo quy định về mẫu dấu tại Thông tư này hoặc sử dụng hình thức đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định tại Điều 33 của Thông tư này.
6. Sử dụng các mẫu dấu dùng cho gia cầm để đóng dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt lợn sữa, thỏ tiêu thụ nội địa.
1. Đối với thân thịt lợn choai, lợn sữa, thỏ: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vùng mông của thân thịt.
2. Đối với thân thịt gia súc:
a) Thân thịt, thịt mảnh từ cơ sở giết mổ được đưa tới cơ sở sơ chế, chế biến trong cùng 1 chuỗi khép kín: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vùng mông của mỗi thân thịt hoặc thịt mảnh;
b) Thân thịt, thịt mảnh, thịt miếng để tiêu thụ trên thị trường: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ ở vùng vai, 01 dấu ở vùng bụng và 01 dấu ở vùng mông của hai bên thân thịt hoặc đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vị trí bảo đảm được sự nhận dạng là đã kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm thịt mảnh, thịt miếng.
3. Đối với thân thịt gia cầm:
a) Thân thịt gia cầm để xuất khẩu: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại lườn của thân thịt;
b) Thân thịt gia cầm để tiêu thụ nội địa: Đóng 02 dấu kiểm soát giết mổ tại hai bên lườn của thân thịt; trường hợp bao gói nguyên con, đóng 01 dấu tại lườn của thân thịt.
Việc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện như sau:
1. Đối với sản phẩm động vật được bao gói kín mà không áp dụng quy định tại Điều 30 hoặc Điều 32 của Thông tư này: Phải sử dụng hình thức đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
2. Sản phẩm động vật nêu tại khoản 1 Điều này phải được bao gói bằng túi kín làm từ vật liệu bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định; trên bao bì có in trực tiếp mẫu đánh dấu với mã số để nhận biết sản phẩm đã qua kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
3. Quản lý việc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y:
a) Số lượng và mẫu bao bì nêu tại khoản 2 Điều này do cơ quan thú y có thẩm quyền kiểm tra, giám sát;
b) Mẫu đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được in ở mặt trước, góc trên bên phải phía trên của bao bì;
c) Hình dáng, kích thước, nội dung của mẫu đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định tại Điều 23 của Thông tư này;
d) Mã số đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y do cơ quan thú y có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 35 của Thông tư này, được quản lý và thông báo đến các cơ quan liên quan để phối hợp quản lý.
1. Thân thịt không bảo đảm vệ sinh thú y phải xử lý hoặc tiêu huỷ phải được đóng dấu theo quy định tại Điều 18, 19, 20, 21 đối với cơ sở giết mổ xuất khẩu và Điều 24, 25, 26, 27 của Thông tư này đối với cơ sở giết mổ nội địa; vị trí đóng dấu phải bảo đảm được sự nhận dạng là đã kiểm tra vệ sinh thú y đối với thịt và các sản phẩm động vật đó.
2. Nhân viên thú y tại cơ sở giết mổ phải giám sát chặt chẽ việc xử lý vệ sinh thú y đối với thân thịt động vật không bảo đảm vệ sinh thú y theo quy định.
1. Đối với các cơ sở giết mổ động vật xuất khẩu:
a) Mã số của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y quản lý cơ sở giết mổ được thực hiện theo quy định về mã số kiểm dịch động vật;
b) Mã số của cơ sở gồm: Ký tự chữ cái in hoa (A, B, C...) là mã số của cơ quan quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xuất khẩu và số thứ tự (1, 2, 3, ...); trường hợp viết liền thì ký tự đứng trước, số thứ tự đứng sau;
Ví dụ: Mã số A 1 (A là mã số của Cơ quan Thú y vùng II, 1 là số thứ tự cơ sở do Cơ quan Thú y vùng II quản lý)
c) Cục Thú y quy định cụ thể mã số trên dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y đối với từng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xuất khẩu.
2. Đối với các cơ sở giết mổ động vật tiêu dùng nội địa:
a) Mã số của Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh quản lý cơ sở giết mổ được thực hiện theo quy định về mã số kiểm dịch động vật;
b) Mã số của cơ sở gồm: 02 (hai) số đầu là mã số của tỉnh, thành phố; 02 (hai) số tiếp theo là mã số của huyện; 02 (hai) chữ số cuối cùng là số thứ tự;
Ví dụ: Mã số 01.03.05 (01 là mã số của thành phố Hà Nội; 03 là mã số của huyện Gia lâm; 05 là số thứ tự).
c) Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh quy định cụ thể mã số trên dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y đối với từng huyện và từng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
1. Căn cứ kiểm tra vệ sinh thú y
a) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
b) Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Đối với các cơ sở chăn nuôi động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; kho lạnh bảo quản động vật, sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế, chế biến; cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ: Việc kiểm tra vệ sinh thú y thực hiện theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với các cơ sở ấp trứng, sản xuất, kinh doanh con giống; cơ sở cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; chợ chuyên kinh doanh động vật, chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ, cơ sở thu gom động vật; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm: Việc kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện theo quy định tại Điều 37 và Điều 38 của Thông tư này.
4. Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận VietGAHP, VietGAP hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh thì được công nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y.
5. Quy định về phòng thử nghiệm phân tích mẫu: Mẫu lấy từ các cuộc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở phải do phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định phân tích.
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY:
a) Cục Thú y đối với cơ sở do Trung ương quản lý; các cơ sở phục vụ xuất, nhập khẩu và cơ sở hỗn hợp phục vụ xuất, nhập khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với cơ sở không thuộc điểm a khoản này và phục vụ tiêu dùng trong nước.
2. Giấy chứng nhận VSTY có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Mẫu Giấy chứng nhận VSTY quy định theo Mẫu số 06 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở theo Mẫu số 02 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận VSTY:
a) Chủ cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY quy định tại khoản 1 Điều này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: Trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
b) Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ; trường hợp Chủ cơ sở nộp trực tiếp thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hướng dẫn và trả lời ngay cho người nộp là hồ sơ đã hợp lệ hay chưa;
c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện VSTY tại cơ sở, cấp Giấy chứng nhận VSTY nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận VSTY thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và hẹn lịch tổ chức kiểm tra lại.
5. Cấp lại Giấy chứng nhận VSTY:
a) Trước 01 (một) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận VSTY hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh;
Cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận VSTY, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp này tương tự như cấp Giấy chứng nhận VSTY quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp Giấy chứng nhận VSTY vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSTY để được xem xét cấp lại;
Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận VSTY cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận VSTY đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận VSTY:
a) Cơ sở ấp trứng, sản xuất, kinh doanh con giống; cơ sở cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; chợ chuyên kinh doanh động vật, chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ, cơ sở thu gom động vật; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm bị thu hồi Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp kiểm tra định kỳ; thanh, kiểm tra đột xuất nếu phát hiện cơ sở không đạt các yêu cầu vệ sinh thú y;
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận VSTY:
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận VSTY.
1. Nội dung kiểm tra:
a) Yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ;
b) Yêu cầu nguyên liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh, nước để sản xuất;
c) Yêu cầu về con người tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng;
d) Chương trình quản lý vệ sinh thú y đang áp dụng;
đ) Việc quản lý và xử lý chất thải rắn, nước thải và các nội dung khác theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
e) Lấy mẫu kiểm nghiệm (nếu cần).
2. Phương pháp kiểm tra:
Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn các đối tượng có liên quan; kiểm tra hiện trường, lấy mẫu theo quy định.
3. Tần suất kiểm tra: 01 lần/năm.
1. Động vật
a) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu tại Điều 4 của Thông tư này đối với động vật đưa vào giết mổ.
Đối với các loại động vật tại những cơ sở phải kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) hoặc VSTY và động vật làm cảnh, biểu diễn ở các rạp xiếc, vườn thú, động vật tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao: Kiểm tra tình trạng vệ sinh và sức khỏe của động vật.
b) Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ, lâm sàng, lấy mẫu (nếu cần).
2. Sản phẩm động vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi
a) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu về chỉ tiêu vi sinh vật, hóa học, lý học theo các quy định hiện hành của Việt Nam (đối với sản phẩm để tiêu thụ nội địa); các quy định của nước nhập khẩu (đối với sản phẩm để xuất khẩu);
b) Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra cảm quan, lấy mẫu (nếu cần).
3. Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật:
a) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc khử trùng, tiêu độc và việc đáp ứng yêu cầu tại Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 01 - 100: 2012/BNNPTNT Yêu cầu chung về vệ sinh thú y trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế;
b) Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra cảm quan, lấy mẫu (nếu cần).
4. Quy trình kiểm tra
Việc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và phương tiện vận chuyển gắn liền với hoạt động kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở tại điểm d mục 2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Quy định về phòng thử nghiệm phân tích mẫu: Trong trường hợp phải lấy mẫu tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này, mẫu đó phải do phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định phân tích.
1. Đối tượng kiểm tra, giám sát:
a) Động vật đưa vào giết mổ;
b) Thịt và sản phẩm thịt tại cơ sở giết mổ và kinh doanh;
c) Mật ong tại các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh;
d) Các loại sản phẩm động vật khác khi có yêu cầu.
2. Xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát:
a) Kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát sản phẩm động vật phục vụ xuất khẩu: Hằng năm, Cục Thú y chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí để thực hiện kế hoạch;
Sau khi kế hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí, Cục Thú y tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu; đồng thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu đã thực hiện, kế hoạch thực hiện năm tiếp theo và thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sản phẩm động vật khi có yêu cầu;
b) Kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát sản phẩm động vật tiêu dùng trong nước: Hằng năm, cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí để thực hiện. Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan trong tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch được phê duyệt;
c) Quy định về việc lấy mẫu phân tích và kinh phí phân tích mẫu giám sát:
Cục Thú y tổ chức thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật và phân tích các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động vật theo kế hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí;
Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật và phân tích các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động vật theo kế hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí;
Trường hợp cơ sở tham gia giám sát tự nguyện, chủ cơ sở phải chi trả chi phí phân tích mẫu giám sát.
3. Kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được thực hiện đồng thời với hoạt động kiểm dịch động vật.
1. Trách nhiệm của Cục Thú y:
a) Triển khai hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này tới các đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này;
b) Xây dựng và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chương trình khung giám sát đối với đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 40 của Thông tư này; sửa đổi, bổ sung căn cứ vào yêu cầu quản lý;
c) Thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 75 của Luật thú y;
d) Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cho những người làm nhiệm vụ kiểm soát giết mổ của cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh.
2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh:
a) Xây dựng và thực hiện Chương trình giám sát hàng năm đối với đối tượng nêu tại điểm a, b và d khoản 1 Điều 40 của Thông tư này;
b) Phân tích nguy cơ đối với động vật, sản phẩm động vật; truy xuất nguồn gốc đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm vệ sinh thú y trong địa bàn tỉnh;
c) Thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 75 của Luật thú y;
d) Tổ chức tập huấn, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cho những người làm nhiệm vụ kiểm soát giết mổ thuộc địa bàn quản lý.
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật thú y.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Luật thú y.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật thú y.
1. Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đã được cấp trước ngày 01/7/2016 mà chưa hết thời hạn thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trên giấy.
2. Đối với mẫu dấu kiểm soát giết mổ, mẫu tem vệ sinh thú y quy định trước đây mà không phù hợp với quy định tại Thông tư này, cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y phải thực hiện thay đổi lại muộn nhất ngày 30/6/2017.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 7 năm 2016.
2. Thông tư này thay thế các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
a) Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình kiểm soát giết mổ động vật;
b) Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
c) Quyết định số 48/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Mẫu dấu kiểm soát giết mổ, tem kiểm tra vệ sinh thú y;
d) Chương 3 của Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y;
đ) Thông tư số 30/2009/TT-BNN ngày 04/6/2009 Ban hành quy định kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm.
3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 09/2016/TT-BNNPTNT |
Ha Noi, June 01, 2016 |
PROVIDING FOR ANIMAL SLAUGHTER CONTROL AND VETERINARY HYGIENE INSPECTION
Pursuant to the Law on veterinary medicine dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law of Food safety dated June 17, 2010;
Pursuant to Decree No. 199/2013/ND-CP dated 26/11/2013 by the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural development;
At the request of the Director of the Department of Animal Health,
The Minister of Agriculture and Rural development hereby promulgates this Circular providing for animal slaughter and veterinary hygiene inspection control.
Article 1. Scope of regulation
This Circular details the implementation of clauses 2 and 3 Article 74 of the Law on veterinary medicine. To be specific:
1. List of animals subject to slaughter control; List of entities subject to veterinary hygiene inspection; List of subjects of veterinary hygiene inspection.
2. Procedures for animal slaughter control; procedures and documents for veterinary hygiene inspection; samples of stamps of slaughter control and stamps of veterinary hygiene; regulations on the handling of animals/animal products unconformable to veterinary hygiene requirements.
Article 2. Regulated entities
This Circular applies to domestic and foreign agencies, organizations and individuals relevant to the slaughter of terrestrial animals, the preparation and process of animals and animal products and the inspection of veterinary hygiene within Vietnam’s territory.
Article 3. List of animals subject to slaughter control; List of entities subject to veterinary hygiene inspection; List of subjects of veterinary hygiene inspection
1. The List of animals subject to slaughter control is specified in section 1 of Annex I enclosed with this Circular.
2. The List of entities subject to veterinary hygiene inspection is specified in section 2 of Annex I enclosed with this Circular.
3. The List of subjects of veterinary hygiene inspection is specified in section 3 of Annex I enclosed with this Circular.
Article 4. Requirements for to be-slaughtered animals
1. To be-slaughtered animals must be healthy, ensuriing veterinary hygiene requirements; animals which are injured or exhausted due to the transport and cannot recover but do not have clinic symptoms of infectious diseases may be priorly slaughtered.
2. To be-slaughter animals must have verified origin.
PROCEDURES FOR CONTROL OF SLAUGHTER OF TERRESTRIAL ANIMALS
Section 1. PROCEDURES FOR CONTROL OF SLAUGHTER OF LIVESTOCK
Article 5. Ante-mortem inspection
1. Check of documents and records of origins of to be-slaughtered animals of the slaughterhouses; the phytosanitary certificate for transport of animals according to regulations.
2. Inspection of the implementation of regulations on veterinary hygiene applicable to people carrying out the slaughter and regulations in protective clothing.
3. Clinical examination:
a) The clinical examination of animals must be conducted in the lairage which is well lighted;
b) The inspector shall observe mild symptoms of animals. Any animal suffering from infectious diseases must be isolated and the examination of animals of the same stock with such animal shall be repeated. Any animal having a abnormality must be marked, separated from others, observed and handled according to regulations in Article 12 of this Circular;
c) Only animals which satisfy the requirements specified in Article 4, clean, have been kept in the lairage to ensuring animals returning to normal conditions and have received clinical examination before the slaughter shall be slaughtered;
d) For animals which are not slaughtered within 24 hours after the ante-mortem inspection, the clinical examination must be repeated.
4. Formulation of controlling book for noting necessary information before the slaughter, containing:
a) Name of the owner of the animal;
b) The origin of the animal;
c) Type of animal;
d) The number of the animal in the same batch;
dd) Time of receiving the animal;
e) The ante-mortem inspection results, containing the clinical symptoms and the temperature of the animal, for cases of abnormalities;
g) The number of animals which have not been slaughtered and the reasons therefor;
h) Handling measures;
i) The signature of the veterinary technician.
5. Inspection of the sanitariness, pasteurization and disinfection of the slaughterhouse, equipment and tools used in the slaughterhouse before and after the slaughter, periodically according to the guidance of veterinary authorities.
Article 6. Post-mortem inspection
1. Examine head, visceral organs (lungs, heart, liver, kidneys, stomach, intestine) and the carcass of the animal for abnormalities. Procedures for examination shall comply with the provisions of sectioon 4 and section 5 of Annex III enclosed with this Circular.
2. The examination of the carcass and its viscera after the slaughter must be conducted immediately when the carcass has been evisterate and has been cleansed and must minimize the changes in the characteristic of the carcass during the examination. The cuts on the carcass must be exactly at the positions subject to examination, the cutting must be in horizonal direction to limit the contact of the carcass with the outside environment.
3. Any pathological signs on the carcass and its viscera must be marked, separated and sent to the specialized area for final examination before the handling decision is issued; the stamp “XỬ LÝ V.S.T.Y” (Veterinary hygiene treatment) or “HỦY” (Destruction) shall be affixed according to the decision on handling of animal products unconformable to veterinary hygiene.
4. The carcass of an animal and its viscera must bear the same marks to avoid being jumble; each visceral organ must be checked in turn so that abnormalities are discovered.
5. Carcasses, viscera and edible by-products conformable to veterinary hygiene shall bear the slaughter control stamps, veterinary hygiene stamps or slaughter control or veterinary hygiene inspection marks; Quarantine Certificates serving transport of animal products shall be issued according to regulations.
Section 2. PROCEDURES FOR CONTROL OF SLAUGHTER OF POULTRY
Article 7. Ante-mortem inspection
1. Conformable to regulations in clauses 1, clause 2, points b and d clause 3, clause 4 and clause 5 Article 5 of this Circular.
2. The clinical examination of the health conditions of the poultry must be conducted in a well lighted area and when carcasses have been on the slaughter chain (applicable to industrial and semi-industrial slaughterhouses) to weak and rickety or poultry denoting infectious diseases so that suitable handling measures are promptly taken.
3. After the clinical examination, the strong poultry must be slaughtered as soon as possible.
Article 8. Post-mortem inspection
1. Examination of carcass and its viscera: the examination procedures must comply with the guidelines in section 6 of Annex III enclosed with this Circular.
2. The post-mortem inspection shall be conformable to regulations in clause 2, clause 3 and clause 5 Article 6 of this Circular; the carcass and its viscera must be placed together to avoid being jumble.
Section 3. PROCEDURES FOR CONTROL OF SLAUGHTER OF TERRESTRIAL ANIMALS USED AS FOOD
Article 9. Procedures for control of slaughter of terrestrial animals used as food
1. Ante-mortem inspection: conformable to regulations in Article 5 of this Circular.
2. Post-mortem inspection:
a) Examination of carcass and its viscera: the examination procedures must comply with the guidelines in section 4.1, points a and c of section 4.2 and points a and b of section 4.3 of Annex III enclosed with this Circular.
b) The post-mortem examination shall be conformable to regulations in clause 2, clause 3 and clause 5 Article 6 of this Circular.
Section 4. HANDLING OF ANIMALS AND ANIMAL PRODUCTS UNCONFORMABLE TO VETERINARY HYGIENE REQUIREMENTS
Article 10. Principles of handling of animals and animal products unconformable to veterinary hygiene requirements
1. The veterinary hygiene practices for animals and animal products must be conducted as soon as possible and under the guidance, supervision and inspection of veterinary technician.
2. Any person directly processes infected animals or animal products carrying hazardous diseases must be equipped with personal protective equipment.
3. Places where the veterinary hygiene practice is conducted must be licensed by a competent authority.
4. Any place, equipment and tools serving the hygiene practice for animals and animal products which are unconformable to veterinary hygiene requirements must be cleansed and disinfected after each course of hygiene practice.
5. The owner of the animal must pay all the costs during the isolation and supervision; the owner of the batch of animal products must pay all the costs for preservation of animal products until there is the conclusion of the veterinary authority.
Article 11. Procedures for handling animals and animal products unconformable to veterinary hygiene requirements
When an animal/animal product is found unconformable to veterinary hygiene requirements, the competent veterinary authority/veterinary technician shall:
1. Isolate such animal from others;2. Formulate a report on the veterinary hygiene condition of the animal/animal product using the Form No. 04 of Annex II enclosed with this Circular; request of the owner of the establishment or the owner of the batch for the conduct of veterinary hygiene to ensure the epidemic safety and the food safety and minimize the environment pollution;
3. Collect and send specimens from the animal/animal product to the laboratory, as it is necessary, for examination of the microorganism and veterinart drug residue standards according to the Form No. 03 in the Annex II enclosed with this Circular;
4. Formulate a report on handling of veterinary hygiene for the animal/animal product unconformable to veterinary hygiene requirements using the Form No. 05 of Annex II enclosed with this Circular;
5. Notify the owner of the establishment/owner of the batch and relevant agencies of the handling results and requirements for animals/animal products to be used after the handling;
6. Guide, supervise and inspect the conduct of veterinary hygiene.
Article 12. Regulations on on-site handling of animals unconformable to veterinary hygiene standards
1. Handling measures inlcude: termination of the slaughter; slaughter in separate areas; mandatory slaughter, mandatory destruction or conversion of use purposes.
2. Animals unconformable to veterinary hygiene requirements shall be handled according to the guidelines in section 1 of Annex VI enclosed with this Circular.
3. The Department of Animal Health shall provide guidance on mandatory handling measures for animals carrying pathogens of new infectious diseases.
Article 13. Regulations on handling of animal products unconformable to veterinary hygiene standards
1. Handling measures comprise: destruction; heat treatment; mechanic treatment; conversion of use purposes.
2. Guidance on on-site handling of animal products unconformable to veterinary hygiene requirements:
a) Animal products which are found carrying pathogens of infectious diseases during the slaughter shall be handled according to the guidance in section 2 of Annex VI enclosed with this Circular;
b) Animal products unconformable to requirements for organoleptic conditions shall be handled according to the guidelines in section 3 of Annex VI enclosed with this Circular;
c) Animal products suffering microbiological contamination which is not allowed to contain or of an amount exceeding the allowable one shall be handled according to the guidance in section 4 of Annex VI enclosed with this Circular;
d) Animal products unconformable to the requirements for the standards of antibiotic residues or contains residues of banned or poisonous substances shall be handled according to the guidance in section 5 of Annex VI enclosed with this Circular;
dd) Animal products carrying parasites or larvae of parasite shall be handled according to the guidance in section 6 of Annex VI enclosed with this Circular.
Chapter III
REGULATIONS ON SLAUGHTER CONTROL STAMPS AND VETERINARY HYGIENE STAMPS
Section 1. SAMPLES OF SLAUGHTER CONTROL STAMPS USED AT SLAUGHTERHOUSES OF SERVING EXPORT
Article 14. Sample of slaughter control stamp to be affixed to livestock carcass for export
1. The stamp shall have a circular shape with the size as follows: the diameters of the outer circle and of the inner circle shall be equal to 40 mm and 25 mm respectively, there shall be a line going through the center of the two circles which divides the stamp into 2 equal parts. The widths of the outer circle, the inner circle and the horizontal line shall be equal to 1 mm.
2. The space between the outer circle and the inner circle:
a) The letters “K. S. G. M. X. K” (the abbreviated form of the phrase “kiểm soát giết mổ xuất khẩu” - control of slaughter serving export) shall be displayed at the top of the stamp, whose height and thickness shall be equal to 4 mm and 1 mm respectively;b) The phrase “CỤC THÚ Ý” (Department of Animal Health) shall be displayed at the bottom of the stamp, whose height and thickness shall be equal to 4 mm and 1 mm respectively;
3. The circle in the middle of the stamp shall display the code of the slaughterhouses as follows:
a) At the top of the circle: the code of the slaughterhouse management authority using the letter A, B, C, etc., whose height and thickness shall be equal to 10 mm and 2 mm respectively;
b) At the bottom of the circle: the number sign of the slaughterhouse using the number 1, 2, 3, etc., whose height and thickness shall be equal to 10 mm and 2 mm respectively.
4. The sample of the stamp is specified in the Picture No. 1 in Annex IV enclosed with this Circular.
Article 15. Sample of slaughter control stamp to be affixed to poultry carcass for export
1. The stamp shall have a circular shape with the size as follows: the diameters of the outer circle and of the inner circle shall be equal to 30 mm and 20 mm respectively, there shall be a line going through the center of the two circles which divides the stamp into 2 equal parts; the widths of the outer circle, the inner circler and the horizontal line of the stamp shall be equal to 0.5 mm.
2. The outer circle of the stamp:
a) The letters “K. S. G. M. X. K” (the abbreviated form of the phrase “kiểm soát giết mổ xuất khẩu” - control of slaughter serving export) shall be displayed at the top of the stamp, whose height and thickness shall be equal to 3 mm and 1 mm respectively;
b) The phrase “CỤC THÚ Ý” (Department of Animal Health) shall be displayed at the bottom of the stamp, whose height and thickness shall be equal to 3 mm and 1 mm respectively.
3. The circle in the middle of the stamp:
a) At the top of the circle: the code of the slaughterhouse management authority using the letter A, B, C, etc., whose height and thickness shall be equal to 5 mm and 1.5 mm respectively;
b) At the bottom of the circle: the code of the slaughterhouse using the number 1, 2, 3, etc., whose height and thickness shall be equal to 5 mm and 1.5 mm respectively.
4. The sample of the stamp is specified in the Picture No. 2 in Annex IV enclosed with this Circular.
Article 16. Sample of slaughter control stamp to be affixed to livestock’s carcass for domestic consumption
1. The stamp shall have a rectangular shape with the size as follows: the height and the width of the stamp shall be equal to 80 mm and 5 mm respectively, the widths of the lines shall be equal to 1 mm.
2. The stamp shall be divided vertically into 3 parts: the top and bottom parts shall be 13 mm in width, the midde one shall be 20 mm in width (excluding the horizontal line).
3. The phrase “CỤC THÚ Y” (Department of Animal Health), whose height and thickness are equal to 8 mm and 1.5 mm respectively, shall be displayed along the top part of the stamp.
4. The phrase “NỘI DỊA” (domestic), whose height and thickness are equal to 12 mm and 2 mm respectively, shall be displayed in the middle of the stamp.
5. The code of the slaughterhouse shall be displayed along the bottom part of the stamp with height and thickness equal to 8 mm and 1.5 mm respectively.
6. The sample of the stamp is specified in Picture No. 3 of Annex IV enclosed with this Circular; such Stamp shall be used for carcasses of livestock which are not for export but shall satisfy veterinary hygiene requirements for domestic consumption.
Article 17. Sample of slaughter control stamp to be affixed to poultry’s carcass for domestic consumption
1. The stamp shall have a rectangular shape with the size as follows: the height and the width of the stamp shall be equal to 40 mm and 27 mm respectively, the widths of the lines shall be equal to 0.5 mm.
2. The stamp shall be divided vertically into 3 parts: the top and bottom parts shall be 7.5 mm in width, the midde one shall be 10 mm in width (excluding the horizontal line).
3. The phrase “CỤC THÚ Y” (Department of Animal Health), whose height and thickness are equal to 3 mm and 0.5 mm respectively, shall be displayed along the top part of the stamp.
4. The phrase “NỘI DỊA” (domestic), whose height and thickness are equal to 6 mm and 1 mm respectively, shall be displayed in the middle of the stamp.
5. The code of the slaughterhouse shall be displayed along the bottom part of the stamp with height and thickness equal to 3 mm and 0.5 mm respectively.
6. The sample of the stamp is specified in Picture No. 4 of Annex IV enclosed with this Circular; such Stamp shall be used for carcasses of poultry which are not for export but shall satisfy veterinary hygiene requirements for domestic consumption.
Article 18. Sample of stamp to be affixed to livestock’s carcasses subject to veterinary hygiene treatment
1. The stamp shall have an oval shape with the size as follows:
a) The outer oval shall have the width of 80 mm and the height of 50 mm;
b) The inner oval shall have the width of 60 mm and the height of 30 mm;
c) The widths of the outer and inner oval lines shall be equal to 1 mm.
2. The space between the outer oval and the inner oval:
a) The phrase “CỤC THÚ Ý” (Department of Animal Health), whose height and thickness are equal to 4 mm and 1 mm respectively, shall be displayed at the top of the stamp.
b) The code of the slaughterhouse shall be displayed at the bottom part of the stamp with height and thickness equal to 4 mm and 1 mm respectively;
3. The letters “XỬ LÝ V.S.T.Y” (the abbreviated form of the phrase “xử lý vệ sinh thú y” - veterinary hygiene treatment), whose height and thickness are equal to 8 mm and 2 mm respectively, shall be displayed in the inner oval.
4. The sample of the stamp is specified in the Picture No. 5 in Annex IV enclosed with this Circular.
Article 19. Sample of stamp to be affixed to poultry’s carcasses subject to veterinary hygiene treatment
1. The stamp shall have an oval shape with the size as follows: The outer oval shall have the width of 40 mm and the height of 30 mm; the inner oval shall have the width of 28 mm and the height of 18 mm; the widths of the outer and inner oval lines shall be equal to 0.5 mm.
2. The space between the outer oval and the inner oval:
a) The phrase “CỤC THÚ Ý” (Department of Animal Health), whose height and thickness are equal to 3.5 mm and 1 mm respectively, shall be displayed at the top of the stamp.
b) The code of the slaughterhouse shall be displayed at the bottom part of the stamp with height and thickness equal to 3.5 mm and 1 mm respectively.
3. The letters “XỬ LÝ V.S.T.Y” (the abbreviated form of the phrase “xử lý vệ sinh thú y” - veterinary hygiene treatment), whose height and thickness are equal to 5 mm and 1 mm respectively, shall be displayed in the inner oval.
4. The sample of the stamp is specified in the Picture No. 6 in Annex IV enclosed with this Circular.
Article 20. Sample of stamp to be affixed to livestock’s carcasses subject to destruction
1. The stamp shall have an equilateral triangle shape which is divided into 3 parts, the length of each side of the triangle shall be 80 mm, the lines shall have the width of 1 mm.
2. The top part of the stamp, which has the height of 30 mm (excluding the horizontal line), shall display the code of the slaughterhouses, the height of each letter and number shall be 8 mm, its thickness shall be 1.5 mm.
3. The middle part of the stamp, which has the height of 22 mm (excluding the horizontal line), shall display the word “HỦY” (destruction), the height of each letter and number shall be 12 mm, its thickness shall be 2 mm.
4. The bottom part of the stamp, which has the height of 15 mm (excluding the horizontal line), shall display the word “CỤC THÚ Y” (Department of Animal Health), the height of each letter and number shall be 8 mm, its thickness shall be 1.5 mm.
5. The sample of the stamp is specified in the Picture No. 7 in Annex IV enclosed with this Circular.
Article 21. Sample of stamp to be affixed to poultry’s carcasses subject to destruction
1. The stamp shall have an equilateral triangle shape which is divided into 3 parts, the length of each side of the triangle shall be 40 mm, the lines shall have the width of 1 mm.
2. The top part of the stamp, which has the height of 16 mm (excluding the horizontal line), shall display the code of the slaughterhouses, the height of each letter and number shall be 3 mm, its thickness shall be 0.5 mm.
3. The middle part of the stamp, which has the height of 10 mm (excluding the horizontal line), shall display the word “HỦY” (destruction), the height of each letter and number shall be 7 mm, its thickness shall be 1.5 mm.
4. The bottom part of the stamp, which has the height of 7.5 mm (excluding the horizontal line), shall display the word “CỤC THÚ Y” (Department of Animal Health), the height of each letter and number shall be 3 mm, its thickness shall be 0.5 mm.
5. The sample of the stamp is specified in the Picture No. 8 in Annex IV enclosed with this Circular.
Section 2. SAMPLES OF SLAUGHTER CONTROL STAMPS USED AT SLAUGHTERHOUSES OF SERVING DOMESTIC CONSUMPTION
Article 22. Sample of slaughter control stamp to be affixed to livestock’s carcass for domestic consumption
1. Shape and size of the stamp shall comply with regulations in clauses 1 and 2 Article 16 of this Circular.
2. The name of the provincial veterinary authority shall be displayed along the top part of the stamp in the format “CHI CỤC ......” (Department of...), the height and the thickness of which shall be 5-8 mm and 1-1.5 mm respectively.
3. The letters “K.S.G.M” (the abbreviated form of the phrase “kiểm soát giết mổ” - control of slaughter) shall be displayed in the middle of the stamp with the height and thickness equal to 12 mm and 2 mm respectively.
4. The code of the slaughterhouse shall be displayed along the bottom part of the stamp, with the height and the thickness of the letters and the numbers prescribed in clause 2 of this Article.
5. The sample of the stamp is specified in the Picture No. 9 in Annex IV enclosed with this Circular.
Article 23. Sample of slaughter control stamp to be affixed to poultry’s carcass for domestic consumption
1. Shape and size of the stamp shall comply with regulations in clauses 1 and 2 Article 17 of this Circular.
2. The name of the provincial veterinary authority shall be displayed along the top part of the stamp in the format “CHI CỤC ......” (Department of...), the height and the thickness of which shall be 1-3 mm and 0.3-0.5 mm respectively.
3. The letters “K.S.G.M” (the abbreviated form of the phrase “kiểm soát giết mổ” - control of slaughter) shall be displayed in the middle of the stamp with the height and thickness equal to 6 mm and 1 mm respectively.
4. The code of the slaughterhouse shall be displayed along the bottom part of the stamp, with the height and the thickness of the letters and the numbers prescribed in clause 2 of this Article.
5. The sample of the stamp is specified in the Picture No. 10 in Annex IV enclosed with this Circular.
Article 24. Sample of stamp to be affixed to livestock’s carcasses subject to veterinary hygiene treatment
1. Shape and size of the stamp shall comply with regulations in clause 1 Article 18 of this Circular.
2. The space between the outer oval and the inner oval:
a) The name of the provincial veterinary authority shall be displayed in the top part of the stamp in the format “CHI CỤC ......” (Department of...), the height and the thickness of which shall be 2-4 mm and 0.5-1 mm respectively;
b) The code of the slaughterhouse shall be displayed in the bottom part of the stamp, with the height and the thickness of the letters and the numbers prescribed in point a of this clause.
3. The letters “XỬ LÝ V.S.T.Y” (the abbreviated form of the phrase “xử lý vệ sinh thú y” - veterinary hygiene treatment), whose height and thickness are equal to 8 mm and 2 mm respectively, shall be displayed in the inner oval.
4. The sample of the stamp is specified in the Picture No. 11 in Annex IV enclosed with this Circular.
Article 25. Sample of stamp to be affixed to poultry’s carcasses subject to veterinary hygiene treatment
1. Shape, size and content of the stamp shall comply with regulations in clauses 1 and 3 Article 19 of this Circular.
2. The space between the outer oval and the inner oval:
a) The name of the provincial veterinary authority shall be displayed in the top part of the stamp in the format “CHI CỤC ......” (Department of...), the height and the thickness of which shall be 1.5-3.5 mm and 0.5-1 mm respectively;
b) The code of the slaughterhouse shall be displayed in the bottom part of the stamp, with the height and the thickness of the letters and the numbers prescribed in point a of this clause.
4. The sample of the stamp is specified in the Picture No. 12 in Annex IV enclosed with this Circular.
Article 26. Sample of stamp to be affixed to livestock’s carcasses subject to destruction
1. Shape, size and content of the stamp shall comply with regulations in clauses 1, 2 and 3 Article 20 of this Circular.
2. The name of the provincial veterinary authority shall be displayed in the bottom part of the stamp in the format “CHI CỤC ......” (Department of...), the height and the thickness of which shall be 5-8 mm and 1-1.5 mm respectively.
3. The sample of the stamp is specified in the Picture No. 13 in Annex IV enclosed with this Circular.
Article 27. Sample of stamp to be affixed to poultry’s carcasses subject to destruction
1. Shape and size of the stamp shall comply with regulations in clause 1 Article 21 of this Circular.
2. The top part of the stamp shall comply with regulations in clause 2 Article 21 of this Circular.
3. The middle part of the stamp shall comply with regulations in clause 3 Article 21 of this Circular.
4. The bottom part of the stamp shall have the height of 7.5 mm (excluding the horizontal line), displaying the name of the veterinary authority in the format “CHI CỤC.........” (Department of.....), the height and the thickness of which shall be 1-3 mm and 0.3-0.5 mm respectively.
5. The sample of the stamp is specified in the Picture No. 14 in Annex IV enclosed with this Circular.
Section 3. SAMPLE OF VETERINARY HYGIENE STAMP
Article 28. Sample of veterinary hygiene stamp for slaughterhouses serving export or slaughterhouses serving both export and domestic consumption
1. The sample of the veterinary hygiene stamp shall comply with the guidelines specified in the Picture No. 15 in Annex V enclosed with this Circular. To be specific:
a) The stamp shall have a rectangular shape with the size as follows: the height and the width of the stamp shall be equal to 60-70 mm and 35-40 mm respectively, the widths of the lines shall be red and equal to 1 mm. The stamp shall have white background and the red contents;
b) The stamp shall be divided vertically into 3 parts: the top and middle parts shall be 11-13.5 mm in width, the bottom one shall be 7-9 mm in width (excluding the horizontal line);
c) At the upper left corner of the stamp shall be the logo of animal quarantine whose diamteter is 14-15 mm. At the upper right corner of the stamp shall be the phrase “CỤC THÚ Y” (Department of Animal Health) and “MÃ SỐ.....” of the slaughterhouse (No. ........), which are bold-type, of Arial font and have a font size of 13-14;
d) At the middle part of the stamp shall be the phrase “KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y” (Veterinary hygiene inspection) which are bold-type, of Arial font and have a font size of 15-16;
dd) At the bottom part of the stamp shall be the phrase “Ngày .... tháng .... năm 20....” (date in format of dd-mm-yyyy) which are bold-type, of Arial font and have a font size of 11-12.
2. The sample of the veterinary hygiene stamp for animal products subject to veterinary hygiene treatment shall comply with the guidelines specified in the Picture No. 16 in Annex V enclosed with this Circular. To be specific:
a) The stamp shall have shape, size and contents of the top and bottom parts according to regulations in point a, b, c and dd clause 1 of this Article;
b) At the middle part of the stamp shall be the phrase “XỬ LÝ VỆ SINH THÚ Y” (Veterinary hygiene treatment) which are bold-type, of Arial font and have a font size of 14-16.
3. The sample of the veterinary hygiene stamp for animal products subject to destruction shall comply with the guidelines specified in the Picture No. 17 in Annex V enclosed with this Circular. To be specific:
a) The stamp shall have shape, size and contents of the top and bottom parts according to regulations in point a, b, c and dd clause 1 of this Article;
b) At the middle part of the stamp shall be the phrase “HỦY” (destruction) which are bold-type, of Arial font and have a font size of 18-20.
Article 29. Sample of veterinary hygiene stamp for animal products serving domestic consumption (including imported animal products)
1. The sample of the veterinary hygiene stamp shall comply with the guidelines specified in the Picture No. 18 in Annex V enclosed with this Circular. To be specific:
a) The stamp shall have shape and size in accordance with regulations in point a clause 1 Article 28 of this Circular, lines in the stamps shall be dark blue and have the width of 1 mm. The stamp shall have white background and the dark-blue contents;
b) The stamp shall be divided into 3 parts according to regulations in point b clause 1 Article 28 of this Circular;
c) At the upper left corner of the stamp shall be the logo of animal quarantine whose diamteter is 15 mm. The upper right of the stamp shall display the name of the provincial veterinary authority “DEPARTMENT OF ........” which are bold-type, of Arial font and have a font size of 10-14; if the name of the authority is too long to be fully displayed, the phrase “CHĂN NUÔI” and “THỦY SẢN” in the name of the veterinary authority shall be abbreviated to “CN” and “TS” respectively;
d) The contents of the middle part of the stamp shall comply with regulations in point d clause 1 Article 28 of this Circular;
dd) The contents of the bottom part of the stamp shall comply with regulations in point dd clause 1 Article 28 of this Circular;
2. The sample of the veterinary hygiene stamp for animal products subject to veterinary hygiene treatment shall comply with the guidelines specified in the Picture No. 19 in Annex V enclosed with this Circular. To be specific:
a) The stamp shall have shape, size and contents of the top and bottom parts according to regulations in point a, b, c and dd clause 1 of this Article;
b) The contents of the middle part of the stamp shall comply with regulations in point b clause 2 Article 28 of this Circular.
3. The sample of the veterinary hygiene stamp for animal products subject to destruction shall comply with the guidelines specified in the Picture No. 20 in Annex V enclosed with this Circular. To be specific:
a) The stamp shall have shape, size and contents of the top and bottom parts according to regulations in point a, b, c and dd clause 1 of this Article;
b) The contents of the middle part of the stamp shall comply with regulations in point b clause 3 Article 28 of this Circular.
Article 30. Use of veterinary hygiene stamps
1. Regarding tightly packaged carcasses or animal products:
a) At slaughterhouses: the veterinary hygiene stamps specified in section 3 of this Chapter shall be affixed on carcasses which do not bear the stamps of slaughter control specified in clause 1, point b clause 2 and clause 3 Article 32 of this Circular or red viscera like heart, liver, kidneys and by-products used as food;
b) At establishments preparing animal products from slaughterhouses: the veterinary hygiene stamps specified in section 3 of this Cicular shall be affixed on animal products processed from carcasses and meat cuts which have received slaughter control but did not bear the slaughter control stamps prescribed in point a clause 2 Article 32 of this Circular.
2. Veterinary hygiene stamps shall be stuck on the package or put into the space between the two packages of the product.
3. The seal of the veterinary authority conducting the slaughter control or veterinary hygiene inspection shall be affixed on the veterinary hygiene stamps specified in section 3 of this Chapter which are in use.
Section 4. SLAUGHTER CONTROL STAMPS AND PLACEMENT THEREOF
Article 31. Slaughter control stamps
1. Letters displayed on the stamp must be of Arial font; if the name of the authority is too long to be fully displayed, the phrase “CHĂN NUÔI” and “THỦY SẢN” in the name of the provincial veterinary authority shall be abbreviated to “CN” and “TS” respectively.
2. The color of ink must be clear; the ink must ensure keeping the quality of meat/animal products unchanged and not causing bad effect to consumers’ health; the Department of Animal Health shal provide detailed guidance on the compositions and method of production of the ink used for stamping.
3. Inks with red color shall be used for stamps specified in Articles 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 and 21 of this Circular.
4. Inks with red color shall be used for stamps specified in Articles 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 and 21 of this Circular.
5. If the animal’s skin is dark, heat stamps with shape, size and contents in accordance with those specified in this Circular may be used or the slaughter control/veterinary hygiene inspection marking specified in Article 33 of this Circular may be applied.
6. Stamps applicable to poultry shall be used as the stamp of slaughter control stamps for carcasses of suckling pigs or rabbits for domestic consumption.
Article 32. Placement of slaughter control stamps
1. For carcasses of teenage pigs, suckling pigs and rabbits: 01 stamp of slaughter control shall be affixed to the rump of the carcass.
2. Regarding carcasses of livestocks:
a) For carcasses and meat cuts sent from the slaughterhouse to the preparing establishment in a closed line: 01 stamp of slaughter control shall be affixed to the rump of the carcass;
b) For carcasses and meat cuts for sale: 01 stamp of slaughter control shall be affixed to the shoulder, the belly and the rump of the two side of the carcass; or at a position that ensures the verification of completion of veterinary hygiene inspection, applicable to meat cuts.
3. Regarding carcasses of poultry:
a) For carcasses of poultry serving export: 01 stamp of slaughter control shall be affixed to the breast of the carcass;
b) For poultry’s carcasses serving domestic consumption: 02 stamps of slaughter control shall be affixed to the 2 side of the breast of the carcass; for packaged whole chicken, 01 stamp shall be affixed to the breast of the carcass.
Article 33. Marks of animal slaughter control and veterinary hygiene inspection
The marking of animal slaughter control and veterinary hygiene inspection shall be carried out as follows:
1. The marking of slaugher control or veterinary hygiene inspection shall be applied to animal products in tight package which are not conformable to regulations in Article 30 or Article 32 of this Circular:
2. Animal products specified in clause 1 of this Article shall be put in tight package made of materials complying with food safety standards; the marks containing code numbers shall be directly affixed to the package to verify that the product has received slaughter control and/or veterinary hygiene inspection.
3. The management of the marking of animal slaughter control and veterinary hygiene inspection:
a) The quantity and the model of the package specified in clause 2 of this Article shall bear the inspection and supervision of competent veterinary authorities;
b) The mark of slaughter control/veterinary hygiene inspection shall be placed on the frontal side, to the upper right of the package;
c) Shape, size and content of the mark of slaughter control/veterinary hygiene inspection shall comply with regulations in Article 23 of this Circular;
d) The code number for marking of slaughter control/veterinary hygiene inspection shall be issued and managed by a competent veterinary authority according to regulations in Article 35 of this Circular in cooperation with relevant agencies.
Article 34. Regulations on slaughter control stampling for carcasses unconformable to veterinary hygiene standards
1. Carcasses unconformable to veterinary hygiene and subject to destruction must bear the stamps prescribed in Articles 18, 19, 20 and 21, applicable to slaughterhouses serving export, or Articles 24, 25, 26 and 27 of this Circular, applicable to slaughterhouses serving domestic consumption; the placement of the stamps must ensure the capability of certifying that the carcasses and animal products have gone through veterinary hygiene inspection.
2. Veterinary technicians carrying out on-site inspection at slaughterhouses must carefully supervise the veterinary hygiene treatment of carcasses unconformable to veterinary hygiene according to regulations.
Article 35. Codes of slaughterhouses
1. Regarding slaughterhouses serving export:
a) The code of veterinary authorities in charge of management of slaughterhouses shall comply with regulations on animal quarantine codes;
b) The code of a slaughterhouse must contain: a letter character in capitalized form (A, B, C, etc.) which is the code of the veterinary authority in charge, and an ordinal number character (1, 2, 3, etc.); if the letter and the numeric characters are display together and on the same line, the letter character shall precede the number one;
E.g: No. A1 (A is the code of the veterinary authority of II area, 1 is the ordinal number of the slaughterhouse under the management of such authority)
c) The Department of Animal Health shall detail the code on the slaughter control and veterinary hygiene stamps for specific slaughterhouses serving livestock and poultry export.
2. Regarding slaughterhouses serving domestic consumption:
a) The code of provincial veterinary authorities in charge of management of slaughterhouses shall comply with regulations on animal quarantine codes;
b) The code of a slaughterhouse shall contain: 02 (two) first numeric characters shall be the code of the province/city; 02 (two) next numeric charactres shall be the code of the district; 02 (two) last numeric characters shall be an ordinal number;
E.g: No. 01.03.05 (01 is the code of Ha Noi City; 03 is the code of Gia Lam district; 05 is the ordinal number).
c) Provincial veterinary authorities shall detail the code on the slaughter control and veterinary hygiene stamps for specific district and specific slaughterhouses.
Chapter IV
VETERINARY HYGIENE INSPECTION
Article 36. Rules for veterinary hygiene inspection at establishments
1. Grounds for veterinary hygiene inspection
a) Corresponding technical regulations and standards;
b) Relevant legislative documents.
2. For concentrated animal-raising establishments; establishments preparing, processing and/or trading animals and animal products; cold storage of fresh, prepared and/or processed animals and animal products; concentrated animal slaughterhosues, small animal slaughterhouses: the veterinary hygiene inspection shall be conducted according to regulations in Circular No. 45/2014/TT-BNNPTNT dated 03/12/2014 providing for the inspection of agriculture production/trading establishment and the inspection of the certification of fulfillment of food safety conditions for agro-forestry-fishery products. The guidelines on assessment of small animal slaughterhouses are specified in Annex VII enclosed with this Circular.
3. Regarding establishments of hatching or producing and trading breeding animals; animals and animal products quarantine facilities; terminal animal markets, small animal markets, animal - collecting and purchasing establishments; animal-examinating and diagnosing facilities; animal surgery providers; establishments producing animal feed materials derivated from animals and other animal products which are not used as food: the veterinary hygiene inspection shall be conducted according to regulations in Article 37 and 38 of this Circular.
4. Any establishment obtaining a VietGAHP Certificate, VietGAP Certificate or the Certificate of epidemic safety shall be recognized conformity with veterinary hygiene conditions.
5. Regarding laboratories: the analysis of specimens collected from on-site inspections of veterinary hygiene conditions must be conducted by laboratories assigned by the Ministry of Agriculture and Rural development.
Article 37. Procedures for issuance, reissuance and revocation of the Veterinary hygiene certificate
1. Agencies competent to issue the Veterinary hygiene certificate:
a) Department of Animal Health, applicable to establishments under the management of the Central authority; establishments serving the export/import and mixed establishments serving the export/import and domestic consumption;
b) Provincial veterinary authorities, applicable to establishments other than those specified in point a of this clause and serving domestic consumption.
2. A Veterinary hygiene certificate shall be effective for 03 (three) years. The sample of the Veterinary hygiene certificate is provided in the Form No. 06 in Annex II enclosed with this Circular.
3. An application for the Veterinary hygiene certificate shall comprise:
a) An application form for issuance/reissuance of the Veterinary hygiene certificate using the Form No. 01 in Annex II enclosed with this Circular;
b) A brief description of the establishment using the Form No. 02 in Annex II enclosed with this Circular.
4. Procedures for issuance of the Veterinary hygiene certificate:
a) The owner of the establishment shall submit 01 (one) set of application for the Veterinary hygiene certificate to the competent agency specified in clause 1 of this Article. The applicatio can be submitted directly, by fax, by mail, via the Internet (where the main application will be sent later) or by post;
b) Within 01 (one) working day from the day on which the application for the Veterinary hygiene certificate is received, the competent agency shall check the application and send a written notification to the establishment if the application is unsatisfactory; if the owner of the establishment submit the application directly, the receiving officer may check and respond immediately;
c) Within 15 (fifteen) working days from the day on which the satisfactory application is received, the competent agency shall check the application and conduct on-site inspection at the establishment then issue the Certificate for the conformable establishment. If the application is rejected, a written response containing the explanation and the appointment for re-inspection shall be sent to the establishment.
5. Procedures for reissuance of the Veterinary hygiene certificate:
a) 01 (one) month prior to the expiry date of the Veterinary hygiene certificate, if the establishment plans to continue its business, it shall submit an application for reissuance of the Veterinary hygiene certificate;
Agencies competent to reissue the Veterinary hygiene certificate, expiry of the Veterinary hygiene certificate, application and procedures for reissuance of the Veterinary hygiene certificate in such case are similar to those provided for the issuance of the Veterinary hygiene certificate specified in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;
b) If an unexpired Veterinary hygiene certificate is lost or damaged or its content is modified, the establishment must submit an application for reissuance of the Veterinary hygiene certificate using the Form No. 01 in Annex II enclosed with this Circular to the compentent agency;
Within 05 (five) working days from the day on which the application for reissuance of the Veterinary hygiene certificate is received, the competent agency shall conduct inspection of the application and consider reissuing the Veterinary hygiene certificate for the establishment. In such case, the expiry date of the Veterinary hygiene certificate which is reissued shall be the expiry date of the old certificate. If the application is rejected, the competent agency shall send a written notification containing explanation.
6. Revocation of the Veterinary hygiene certificate:
a) Regarding establishments of hatching or producing and trading breeding animals; animals and animal products quarantine facilities; terminal animal markets, small animal markets, animal - collecting and purchasing establishments; animal-examinating and diagnosing facilities; animal surgery providers; establishments producing animal feed materials derivated from animals and other animal products which are not used as food: the revocation of the Veterinary hygiene certificate shall be imposed if the results of the periodic inspection or surprise inspection show that such establishment does not fulfill veterinary hygiene requirements;
b) Competence in revocation of the Veterinary hygiene certificate:
Any competent agency shall have the power to revoke the Veterinary hygiene certificate it has issued.
Article 38. Contents, methods and frequency of veterinary hygiene inspection at establishments
1. Contents of inspection:
a) Requirements for location, facilities, workshops, equipment, tools;
b) Requirements for input materials and water used for manufacture;
c) Requirements for employees involving in the manufacture and business and quality control;
d) Currently applied veterinary hygiene management program;
dd) The management and treatment of solid waste, wastewater and other contents according ro regulations in corresponding technical regulations;
e) Specimens may be collected if necessary.
2. Methods of inspection:
Document check, interview; on-site inspection, specimen collection.
3. Frequency of inspection: once per year.
Article 39. Inspection of veterinary hygiene requirements for animals and animal products and animal feeds
1. Animals
a) Content: the fulfillment of requirements specified in Article 4 of this Circular for animals which have not been slaughtered.
Regarding animals at establishments subject to inspection to be issued with the Food safety certificate or the Veterinary hygiene certificate and ornamental animals, circus animals and animals in fairs, exhibitions and competitions: hygiene and health conditions of the animal shall be inspected.
b) Methods of inspection: inspection of documents, clinic inspection and specimen collection (if any).
2. Animal products, materials for production of animal feeds and animal feeds
a) Content of inspection: the fulfillment of requirements pertaining to microorganisms, chemistry and physics according to current Vietnamese laws (applicable to products for domestic consumption); laws of the importing country (applicable to products for export);
b) Methods of inspection: physical inspection, specimen collection (if any).
3. Vehicles for transporting animals and animal products; containers for animal products:
a) Content of inspection: the pasteurization, disinfection and the compliance with regulations in the Technical regulation No. QCVN 01-100:2012/BNNPTNT on General veterinary hygiene requirements for Equipment and vehicles using for transport of live animal, animal’s fresh and primary processing products;
b) Methods of inspection: physical inspection, specimen collection (if any).
4. Inspection procedures
The veterinary hygiene inspection for animals and animal products, animal feeds and materials for production of animal feeds and transport vehicles going together with the on-site inpsection of veterinary hygiene specified in point d section 2 of Annex I enclosed with this Circular.
5. Regarding laboratories: the analysis of specimens collected as prescribed in point b clause 1, point b clause 2 and point b clause 3 of this Article must be conducted by laboratories assigned by the Ministry of Agriculture and Rural development.
Article 40. Veterinary hygiene and food safety inspection and supervision for animals and animal products used as food
1. Subjects of inspection/supervision:
a) To be-slaughtered animals;
b) Meat and meat products at slaughterhouses and trading establishments;
c) Bee’s honey at raising, collecting, preparing, processing, storing and trading establishments;
d) Other animal products, on request.
2. Formulation of inspection and supervisions plans and contents:
a) Plans and contents of inspection/supervision of animal products serving export: every year, the Department of Animal Health shall preside over the formulation of inspection and supervision plans and contents and request the Ministry of Agriculture and Rural development to grant approval for such plans and contents and provide fundings for implementing the plans;
When the plans have been approved and funded by the Ministry of Agriculture and Rural development, the Department of Animal Health shall conduct and implement the plans on inspection, supervision and speciment analysis and report to the Ministry of Agriculture and Rural development the results of the inspection, supervision and specimen analysis which have been conducted and the plans for the next year and notify competent agencies of the importing countries on their request;
b) Plans and contents of inspection/supervision of animal products serving domestic consumption: every year, provincial veterinary authorities shall preside over the formulation of inspection and supervision plans and contents and request provincial People’s Committees to grant approval for such plans and contents and provide fundings for the implementation thereof. Provincial veterinary authorities shall cooperate with divisions, departments and relevant agencies in local areas in implementing the approved plans;
c) Collection of specimens and fundings for the analysis of such specimens:
The Department of Animal Health shall conduct and implement the collection of specimens serving the examination pertaining to microbiological contamination and analysis of toxic residues in animal products according to the plans which have been approved and funded by the Ministry of Agriculture and Rural development;
Provincial veterinary authorities shall conduct and implement the collection of specimens serving the examination pertaining to microbiological contamination and analysis of toxic residues in animal products according to the plans which have been approved and funded by provincial People’s Committees;
If the establishment voluntarily applies for supervision, the owner of the establishment shall pay the costs of analysis of the specimens.
3. The veterinary hygiene inspection and supervision for animal products which are imported, exported or transported out of provincial areas shall be conducted concurrently with animal quarantine activities.
Chapter V
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 41. Responsibilities of veterinary authorities
1. Responsibilities of the Department of Animal Health:
a) Provide guidelines on the implementation of this Circular for entities specified in Article 2 of this Circular;
b) Formulate and submit to the Ministry of Agriculture and Rural development the framework programs applicable to entities specified in clause 1 Article 40 of this Circular and modify such programs according to the management requirements;
c) Comply with regulations in clauses 1, 2, 3 and 4 Article 75 of the Law on veterinary medicine;
d) Provide professional trainings for persons in charge of slaughter inspection working for provincial veterinary authorities.
2. Responsibilities of provincial veterinary authorities:
a) Formulate and implement annual supervision programs applicable to entities specified in points a, b and d clause 1 Article 40 of this Circular;
b) Analyze hazards of animals and animal products; trace the origine of animals and animal products unconformable to veterinary hygiene in local areas;
c) Comply with regulations in clauses 1, 2, 3 and 5 Article 75 of the Law on veterinary medicine;
d) Provide professional trainings for persons in charge of slaughter inspection under management.
Article 42. Responsbilities of People’s Committees at all levels
1. Responsibilities of People's Committees of provinces: Comply with regulations in clause 1 Article 76 of the Law on veterinary medicine.
2. Responsibilities of People's Committees of districts: Comply with regulations in clause 2 Article 76 of the Law on veterinary medicine.
3. Responsibilities of People's Committees of communes: Comply with regulations in clause 3 Article 76 of the Law on veterinary medicine.
Article 43. Responsibilities of relevant organizations and individuals
1. Submit to the management and supervision of competent veterinary authorities.
2. Record and retain information serving the trace of origin of animals and animal products according to regulations in clause 2 Article 77 of the Law on veterinary medicine.
Chapter VI
IMPLEMENTARY CLAUSE
Article 44. Transitional clause
1. Veterinary hygiene certificate issued before 01/7/2016 which are unexpired shall be valid until the expiry date written on the certificate.
2. Regarding slaughter control stamps and veterinary hygiene stamps made before the effective date of this Circular and unconformable to regulations in this Circular, veterinay authorities must modify them not later than 30/6/2017.
Article 45. Effect
1. This Circular comes into effect from July 16, 2016.
2. This Circular replaces these following documents:
a) Decision No. 87/2005/QD-BNN dated 26/12/2005 by the Minister of Agriculture and Rural development promulgating procedures for animal slaughter control;
b) Decision No. 46/2005/QD-BNN dated 25/7/2005 by the Minister of Agriculture and Rural development promulgating the List of subjects of veterinary hygiene inspection; List of entities subject to veterinary hygiene inspection; List of entities subject to veterinary hygiene inspection which must apply veterinary hygiene standardsd;
c) Decision No. 48/2005/QD-BNN dated 25/7/2005 by the Minister of Agriculture and Rural development providing for Samples of slaughter control and veterinary hygiene stamps;
d) Chapter 3 of Decision No. 15/2006/QD-BNN dated 08/3/2006 by the Minister of Agriculture and Rural development promulgating regulations on procedures for inspection of animals and animal products, veterinary hygiene inspection;
dd) Circular No. 30/2009/TT-BNN dated 04/6/2009 promulgating regulations on veterinary hygiene inspection and supervision serving the production and trade of animal products and slaughter of animals used as food.
3. Heads of units affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural development, heads of relevant agencies, organizations and individuals, within their tasks and powers, shall be responsible for implementing regulations in this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural development for consideration and solution./.
|
P.P. THE MINISTER |