Chương II Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT: Quy trình kiểm soát giết mổ động vật trên cạn
Số hiệu: | 09/2016/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 01/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 16/07/2016 |
Ngày công báo: | 09/07/2016 | Số công báo: | Từ số 463 đến số 464 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến động vật…
1. Kiểm soát giết mổ động vật trên cạn
Thông tư 09/2016 hướng dẫn quy trình kiểm soát giết mổ đối với các loại gia súc nuôi và gia cầm nuôi như sau:
- Đối với gia súc nuôi thì sẽ kiểm tra trước giết mổ về hồ sơ, sổ sách, vệ sinh đối với người giết mổ, kiểm tra lâm sàng động vật, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ và kiểm tra sau giết mổ về thân thịt, phủ tạng nếu đảm bảo an toàn thì đóng dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y…
- Đối với gia cầm nuôi: việc kiểm tra trước và sau giết mổ cũng tương tự với gia súc nuôi và ngoài ra việc kiểm tra lâm sàng tình trạng sức khoẻ của gia cầm thực hiện tại nơi có đủ ánh sáng và khi được treo lên dây chuyền giết mổ nhằm phát hiện gia cầm yếu, còi cọc...
2. Quy định về dấu kiểm soát giết mổ và vị trí đóng dấu theo quy định tại Thông tư số 09/TT-BNNPTNT
Theo đó, Thông tư 09 năm 2016 quy định dấu kiểm soát giết mổ như sau: chữ khắc trên dấu phải là phông chữ Arial; trường hợp tên đơn vị quá dài, viết tắt tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với từ “CHĂN NUÔI” là “CN”, “THỦY SẢN là “TS”, mầu mực phải đậm, khi đóng không nhòe, sử dụng hai màu mực chủ đạo là đỏ và tím, mẫu dấu dùng cho gia cầm để đóng dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt lợn sữa, thỏ tiêu thụ nội địa.
Vị trí đóng dấu kiểm soát theo quy định của Thông tư số 09/TT-BNNPTNT là:
- Đối với thân thịt lợn choai, lợn sữa, thỏ: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vùng mông của thân thịt;
- Đối với thân thịt gia súc: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vùng mông của mỗi thân thịt hoặc thịt mảnh đưa tới cơ sở sơ chế, chế biến trong cùng 1 chuỗi khép kín. Với thịt tiêu thụ trên thị trường thì đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ ở vùng vai, 01 dấu ở vùng bụng và 01 dấu ở vùng mông của hai bên thân thịt...
- Đối với thân thịt gia cầm để xuất khẩu: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại lườn của thân thịt; đóng 02 dấu kiểm soát giết mổ tại hai bên lườn của thân thịt; trường hợp bao gói nguyên con, đóng 01 dấu tại lườn của thân thịt đối với thịt tiêu thụ nội địa.
3. Nội dung, phương pháp và tần suất kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở
Thông tư 09 quy định tần suất kiểm tra là 1 lần/năm bằng việc kiểm tra hồ sơ, tài liệu, lấy mẫu… với các nội dung như yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ, yêu cầu nguyên liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh, nước để sản xuất, người tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng…
Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực ngày 16/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kiểm tra hồ sơ, sổ sách ghi chép nguồn gốc động vật đưa vào giết mổ của cơ sở giết mổ; Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật theo quy định.
2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định vệ sinh đối với người tham gia giết mổ; trang phục bảo hộ trong lúc làm việc.
3. Kiểm tra lâm sàng động vật:
a) Phải được tiến hành tại khu vực chờ giết mổ, có đủ ánh sáng;
b) Quan sát các biểu hiện lâm sàng của động vật: Trường hợp phát hiện động vật có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, phải cách ly động vật và kiểm tra lại toàn đàn. Mọi trường hợp động vật có dấu hiệu bất thường đều phải được đánh dấu, tách riêng, theo dõi và xử lý theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;
c) Chỉ cho phép giết mổ gia súc đáp ứng yêu cầu tại Điều 4, sạch, được lưu giữ tại khu vực chờ giết mổ để bảo đảm gia súc trở về trạng thái bình thường và đã được kiểm tra lâm sàng trước khi giết mổ;
d) Đối với động vật lưu giữ chưa giết mổ sau 24 giờ, phải tái kiểm tra lâm sàng.
4. Lập sổ theo dõi và ghi chép những thông tin cần thiết trước giết mổ bao gồm:
a) Tên chủ động vật;
b) Nơi xuất phát của động vật;
c) Loại động vật;
d) Số lượng động vật trong cùng một lô;
đ) Thời gian nhập;
e) Kết quả kiểm tra trước khi giết mổ (triệu chứng lâm sàng, thân nhiệt của động vật trong trường hợp có biểu hiện bất thường);
g) Số lượng, lý do động vật chưa được giết mổ;
h) Biện pháp xử lý;
i) Chữ ký của nhân viên thú y.
5. Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ trước và sau khi giết mổ, định kỳ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y (sau đây gọi là cơ quan thú y).
1. Thực hiện khám đầu, phủ tạng (phổi, tim, gan, thận, lách, dạ dày, ruột) và khám thân thịt để phát hiện các dấu hiệu bất thường, dấu hiệu bệnh lý. Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 4 và mục 5 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Kiểm tra thân thịt, phủ tạng sau giết mổ phải được tiến hành ngay sau khi tách phủ tạng, rửa sạch thân thịt và hạn chế tối đa làm thay đổi phẩm chất của thân thịt trong quá trình kiểm tra. Vết cắt trên thân thịt phải chính xác ở vị trí cần kiểm tra, thực hiện cắt dọc để hạn chế diện tích tiếp xúc của thân thịt với môi trường ngoài.
3. Trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh tích ở thân thịt, phủ tạng, phải đánh dấu, tách riêng và đưa tới khu xử lý để kiểm tra lại lần cuối trước khi đưa ra quyết định xử lý; đóng dấu “XỬ LÝ V.S.T.Y” hoặc dấu “HỦY” sau khi có quyết định xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
4. Thân thịt và phủ tạng của cùng một con gia súc phải được đánh dấu giống nhau để tránh nhầm lẫn; phủ tạng phải được kiểm tra tuần tự từng bộ phận để phát hiện những dấu hiệu bất thường.
5. Đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với thân thịt, phủ tạng, phụ phẩm ăn được bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật theo quy định.
1. Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b, d khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 5 của Thông tư này.
2. Việc kiểm tra lâm sàng tình trạng sức khoẻ của gia cầm thực hiện tại nơi có đủ ánh sáng và khi được treo lên dây chuyền giết mổ (đối với cơ sở giết mổ công nghiệp và bán công nghiệp) nhằm phát hiện gia cầm quá yếu, còi cọc hoặc gia cầm có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm để có các biện pháp xử lý thích hợp.
3. Sau khi kiểm tra lâm sàng, gia cầm khoẻ mạnh phải sớm được đưa vào giết mổ.
1. Khám thân thịt và phủ tạng: Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 6 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc kiểm tra sau giết mổ thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 6 của Thông tư này; thân thịt và phủ tạng của từng con gia cầm phải được để cùng nhau, tránh nhầm lẫn.
1. Kiểm tra trước giết mổ: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
a) Khám thân thịt và phủ tạng: Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 4.1, điểm a, c mục 4.2 và điểm a, b mục 4.3 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Việc kiểm tra sau giết mổ thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 6 của Thông tư này.
1. Việc xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật phải thực hiện ngay và được cơ quan thú y, nhân viên thú y hướng dẫn, giám sát, kiểm tra.
2. Những người trực tiếp thực hiện xử lý động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh nguy hiểm phải được trang bị bảo hộ lao động.
3. Địa điểm xử lý vệ sinh thú y phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
4. Địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phải được vệ sinh, khử trùng sau mỗi lần xử lý.
5. Chủ động vật phải chịu mọi chi phí trong thời gian nuôi cách ly, theo dõi; chủ lô hàng sản phẩm động vật phải chịu mọi chi phí bảo quản sản phẩm động vật đến khi có kết luận của cơ quan thú y.
Khi phát hiện động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan thú y có thẩm quyền, nhân viên thú y thực hiện như sau:
1. Cách ly động vật ở khu vực riêng;
2. Lập biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y của động vật, sản phẩm động vật theo Mẫu số 04 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; yêu cầu chủ cơ sở, chủ lô hàng thực hiện các biện pháp xử lý vệ sinh thú y để bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
3. Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật gửi phòng thử nghiệm trong trường hợp cần thiết để kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật và tồn dư thuốc thú y, chất cấm, mầm bệnh theo Mẫu số 03 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
4. Lập biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo Mẫu số 05 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
5. Thông báo cho chủ cơ sở, chủ lô hàng và các cơ quan liên quan về kết quả xử lý và các yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật được phép sử dụng sau khi xử lý;
6. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện xử lý vệ sinh thú y.
1. Các biện pháp xử lý bao gồm: Tạm dừng giết mổ; giết mổ ở khu vực riêng; giết mổ bắt buộc, tiêu hủy bắt buộc hoặc chuyển mục đích sử dụng.
2. Động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y được xử lý theo hướng dẫn tại mục 1 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cục Thú y hướng dẫn biện pháp xử lý bắt buộc đối với động vật mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới.
1. Các biện pháp xử lý bao gồm: Tiêu hủy; xử lý nhiệt; xử lý cơ học; chuyển mục đích sử dụng.
2. Hướng dẫn xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ như sau:
a) Sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm phát hiện trong quá trình giết mổ xử lý theo hướng dẫn tại mục 2 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu về cảm quan xử lý theo hướng dẫn tại mục 3 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sản phẩm động vật ô nhiễm vi sinh vật không được phép có hoặc vượt quá mức giới hạn cho phép xử lý theo hướng dẫn tại mục 4 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu về các chỉ tiêu tồn dư thuốc kháng sinh hoặc phát hiện tồn dư chất cấm, chất độc xử lý theo hướng dẫn tại mục 5 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Sản phẩm động vật mang ký sinh trùng, ấu trùng của ký sinh trùng xử lý theo hướng dẫn tại mục 6 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
PROCEDURES FOR CONTROL OF SLAUGHTER OF TERRESTRIAL ANIMALS
Section 1. PROCEDURES FOR CONTROL OF SLAUGHTER OF LIVESTOCK
Article 5. Ante-mortem inspection
1. Check of documents and records of origins of to be-slaughtered animals of the slaughterhouses; the phytosanitary certificate for transport of animals according to regulations.
2. Inspection of the implementation of regulations on veterinary hygiene applicable to people carrying out the slaughter and regulations in protective clothing.
3. Clinical examination:
a) The clinical examination of animals must be conducted in the lairage which is well lighted;
b) The inspector shall observe mild symptoms of animals. Any animal suffering from infectious diseases must be isolated and the examination of animals of the same stock with such animal shall be repeated. Any animal having a abnormality must be marked, separated from others, observed and handled according to regulations in Article 12 of this Circular;
c) Only animals which satisfy the requirements specified in Article 4, clean, have been kept in the lairage to ensuring animals returning to normal conditions and have received clinical examination before the slaughter shall be slaughtered;
d) For animals which are not slaughtered within 24 hours after the ante-mortem inspection, the clinical examination must be repeated.
4. Formulation of controlling book for noting necessary information before the slaughter, containing:
a) Name of the owner of the animal;
b) The origin of the animal;
c) Type of animal;
d) The number of the animal in the same batch;
dd) Time of receiving the animal;
e) The ante-mortem inspection results, containing the clinical symptoms and the temperature of the animal, for cases of abnormalities;
g) The number of animals which have not been slaughtered and the reasons therefor;
h) Handling measures;
i) The signature of the veterinary technician.
5. Inspection of the sanitariness, pasteurization and disinfection of the slaughterhouse, equipment and tools used in the slaughterhouse before and after the slaughter, periodically according to the guidance of veterinary authorities.
Article 6. Post-mortem inspection
1. Examine head, visceral organs (lungs, heart, liver, kidneys, stomach, intestine) and the carcass of the animal for abnormalities. Procedures for examination shall comply with the provisions of sectioon 4 and section 5 of Annex III enclosed with this Circular.
2. The examination of the carcass and its viscera after the slaughter must be conducted immediately when the carcass has been evisterate and has been cleansed and must minimize the changes in the characteristic of the carcass during the examination. The cuts on the carcass must be exactly at the positions subject to examination, the cutting must be in horizonal direction to limit the contact of the carcass with the outside environment.
3. Any pathological signs on the carcass and its viscera must be marked, separated and sent to the specialized area for final examination before the handling decision is issued; the stamp “XỬ LÝ V.S.T.Y” (Veterinary hygiene treatment) or “HỦY” (Destruction) shall be affixed according to the decision on handling of animal products unconformable to veterinary hygiene.
4. The carcass of an animal and its viscera must bear the same marks to avoid being jumble; each visceral organ must be checked in turn so that abnormalities are discovered.
5. Carcasses, viscera and edible by-products conformable to veterinary hygiene shall bear the slaughter control stamps, veterinary hygiene stamps or slaughter control or veterinary hygiene inspection marks; Quarantine Certificates serving transport of animal products shall be issued according to regulations.
Section 2. PROCEDURES FOR CONTROL OF SLAUGHTER OF POULTRY
Article 7. Ante-mortem inspection
1. Conformable to regulations in clauses 1, clause 2, points b and d clause 3, clause 4 and clause 5 Article 5 of this Circular.
2. The clinical examination of the health conditions of the poultry must be conducted in a well lighted area and when carcasses have been on the slaughter chain (applicable to industrial and semi-industrial slaughterhouses) to weak and rickety or poultry denoting infectious diseases so that suitable handling measures are promptly taken.
3. After the clinical examination, the strong poultry must be slaughtered as soon as possible.
Article 8. Post-mortem inspection
1. Examination of carcass and its viscera: the examination procedures must comply with the guidelines in section 6 of Annex III enclosed with this Circular.
2. The post-mortem inspection shall be conformable to regulations in clause 2, clause 3 and clause 5 Article 6 of this Circular; the carcass and its viscera must be placed together to avoid being jumble.
Section 3. PROCEDURES FOR CONTROL OF SLAUGHTER OF TERRESTRIAL ANIMALS USED AS FOOD
Article 9. Procedures for control of slaughter of terrestrial animals used as food
1. Ante-mortem inspection: conformable to regulations in Article 5 of this Circular.
2. Post-mortem inspection:
a) Examination of carcass and its viscera: the examination procedures must comply with the guidelines in section 4.1, points a and c of section 4.2 and points a and b of section 4.3 of Annex III enclosed with this Circular.
b) The post-mortem examination shall be conformable to regulations in clause 2, clause 3 and clause 5 Article 6 of this Circular.
Section 4. HANDLING OF ANIMALS AND ANIMAL PRODUCTS UNCONFORMABLE TO VETERINARY HYGIENE REQUIREMENTS
Article 10. Principles of handling of animals and animal products unconformable to veterinary hygiene requirements
1. The veterinary hygiene practices for animals and animal products must be conducted as soon as possible and under the guidance, supervision and inspection of veterinary technician.
2. Any person directly processes infected animals or animal products carrying hazardous diseases must be equipped with personal protective equipment.
3. Places where the veterinary hygiene practice is conducted must be licensed by a competent authority.
4. Any place, equipment and tools serving the hygiene practice for animals and animal products which are unconformable to veterinary hygiene requirements must be cleansed and disinfected after each course of hygiene practice.
5. The owner of the animal must pay all the costs during the isolation and supervision; the owner of the batch of animal products must pay all the costs for preservation of animal products until there is the conclusion of the veterinary authority.
Article 11. Procedures for handling animals and animal products unconformable to veterinary hygiene requirements
When an animal/animal product is found unconformable to veterinary hygiene requirements, the competent veterinary authority/veterinary technician shall:
1. Isolate such animal from others;2. Formulate a report on the veterinary hygiene condition of the animal/animal product using the Form No. 04 of Annex II enclosed with this Circular; request of the owner of the establishment or the owner of the batch for the conduct of veterinary hygiene to ensure the epidemic safety and the food safety and minimize the environment pollution;
3. Collect and send specimens from the animal/animal product to the laboratory, as it is necessary, for examination of the microorganism and veterinart drug residue standards according to the Form No. 03 in the Annex II enclosed with this Circular;
4. Formulate a report on handling of veterinary hygiene for the animal/animal product unconformable to veterinary hygiene requirements using the Form No. 05 of Annex II enclosed with this Circular;
5. Notify the owner of the establishment/owner of the batch and relevant agencies of the handling results and requirements for animals/animal products to be used after the handling;
6. Guide, supervise and inspect the conduct of veterinary hygiene.
Article 12. Regulations on on-site handling of animals unconformable to veterinary hygiene standards
1. Handling measures inlcude: termination of the slaughter; slaughter in separate areas; mandatory slaughter, mandatory destruction or conversion of use purposes.
2. Animals unconformable to veterinary hygiene requirements shall be handled according to the guidelines in section 1 of Annex VI enclosed with this Circular.
3. The Department of Animal Health shall provide guidance on mandatory handling measures for animals carrying pathogens of new infectious diseases.
Article 13. Regulations on handling of animal products unconformable to veterinary hygiene standards
1. Handling measures comprise: destruction; heat treatment; mechanic treatment; conversion of use purposes.
2. Guidance on on-site handling of animal products unconformable to veterinary hygiene requirements:
a) Animal products which are found carrying pathogens of infectious diseases during the slaughter shall be handled according to the guidance in section 2 of Annex VI enclosed with this Circular;
b) Animal products unconformable to requirements for organoleptic conditions shall be handled according to the guidelines in section 3 of Annex VI enclosed with this Circular;
c) Animal products suffering microbiological contamination which is not allowed to contain or of an amount exceeding the allowable one shall be handled according to the guidance in section 4 of Annex VI enclosed with this Circular;
d) Animal products unconformable to the requirements for the standards of antibiotic residues or contains residues of banned or poisonous substances shall be handled according to the guidance in section 5 of Annex VI enclosed with this Circular;
dd) Animal products carrying parasites or larvae of parasite shall be handled according to the guidance in section 6 of Annex VI enclosed with this Circular.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực