Chương IV Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT: Quy định về kiểm tra vệ sinh thú y
Số hiệu: | 09/2016/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 01/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 16/07/2016 |
Ngày công báo: | 09/07/2016 | Số công báo: | Từ số 463 đến số 464 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến động vật…
1. Kiểm soát giết mổ động vật trên cạn
Thông tư 09/2016 hướng dẫn quy trình kiểm soát giết mổ đối với các loại gia súc nuôi và gia cầm nuôi như sau:
- Đối với gia súc nuôi thì sẽ kiểm tra trước giết mổ về hồ sơ, sổ sách, vệ sinh đối với người giết mổ, kiểm tra lâm sàng động vật, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ và kiểm tra sau giết mổ về thân thịt, phủ tạng nếu đảm bảo an toàn thì đóng dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y…
- Đối với gia cầm nuôi: việc kiểm tra trước và sau giết mổ cũng tương tự với gia súc nuôi và ngoài ra việc kiểm tra lâm sàng tình trạng sức khoẻ của gia cầm thực hiện tại nơi có đủ ánh sáng và khi được treo lên dây chuyền giết mổ nhằm phát hiện gia cầm yếu, còi cọc...
2. Quy định về dấu kiểm soát giết mổ và vị trí đóng dấu theo quy định tại Thông tư số 09/TT-BNNPTNT
Theo đó, Thông tư 09 năm 2016 quy định dấu kiểm soát giết mổ như sau: chữ khắc trên dấu phải là phông chữ Arial; trường hợp tên đơn vị quá dài, viết tắt tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với từ “CHĂN NUÔI” là “CN”, “THỦY SẢN là “TS”, mầu mực phải đậm, khi đóng không nhòe, sử dụng hai màu mực chủ đạo là đỏ và tím, mẫu dấu dùng cho gia cầm để đóng dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt lợn sữa, thỏ tiêu thụ nội địa.
Vị trí đóng dấu kiểm soát theo quy định của Thông tư số 09/TT-BNNPTNT là:
- Đối với thân thịt lợn choai, lợn sữa, thỏ: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vùng mông của thân thịt;
- Đối với thân thịt gia súc: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vùng mông của mỗi thân thịt hoặc thịt mảnh đưa tới cơ sở sơ chế, chế biến trong cùng 1 chuỗi khép kín. Với thịt tiêu thụ trên thị trường thì đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ ở vùng vai, 01 dấu ở vùng bụng và 01 dấu ở vùng mông của hai bên thân thịt...
- Đối với thân thịt gia cầm để xuất khẩu: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại lườn của thân thịt; đóng 02 dấu kiểm soát giết mổ tại hai bên lườn của thân thịt; trường hợp bao gói nguyên con, đóng 01 dấu tại lườn của thân thịt đối với thịt tiêu thụ nội địa.
3. Nội dung, phương pháp và tần suất kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở
Thông tư 09 quy định tần suất kiểm tra là 1 lần/năm bằng việc kiểm tra hồ sơ, tài liệu, lấy mẫu… với các nội dung như yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ, yêu cầu nguyên liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh, nước để sản xuất, người tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng…
Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực ngày 16/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ kiểm tra vệ sinh thú y
a) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
b) Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Đối với các cơ sở chăn nuôi động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; kho lạnh bảo quản động vật, sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế, chế biến; cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ: Việc kiểm tra vệ sinh thú y thực hiện theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với các cơ sở ấp trứng, sản xuất, kinh doanh con giống; cơ sở cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; chợ chuyên kinh doanh động vật, chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ, cơ sở thu gom động vật; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm: Việc kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện theo quy định tại Điều 37 và Điều 38 của Thông tư này.
4. Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận VietGAHP, VietGAP hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh thì được công nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y.
5. Quy định về phòng thử nghiệm phân tích mẫu: Mẫu lấy từ các cuộc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở phải do phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định phân tích.
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY:
a) Cục Thú y đối với cơ sở do Trung ương quản lý; các cơ sở phục vụ xuất, nhập khẩu và cơ sở hỗn hợp phục vụ xuất, nhập khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với cơ sở không thuộc điểm a khoản này và phục vụ tiêu dùng trong nước.
2. Giấy chứng nhận VSTY có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Mẫu Giấy chứng nhận VSTY quy định theo Mẫu số 06 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở theo Mẫu số 02 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận VSTY:
a) Chủ cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY quy định tại khoản 1 Điều này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: Trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
b) Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ; trường hợp Chủ cơ sở nộp trực tiếp thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hướng dẫn và trả lời ngay cho người nộp là hồ sơ đã hợp lệ hay chưa;
c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện VSTY tại cơ sở, cấp Giấy chứng nhận VSTY nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận VSTY thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và hẹn lịch tổ chức kiểm tra lại.
5. Cấp lại Giấy chứng nhận VSTY:
a) Trước 01 (một) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận VSTY hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh;
Cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận VSTY, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp này tương tự như cấp Giấy chứng nhận VSTY quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp Giấy chứng nhận VSTY vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSTY để được xem xét cấp lại;
Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận VSTY cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận VSTY đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận VSTY:
a) Cơ sở ấp trứng, sản xuất, kinh doanh con giống; cơ sở cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; chợ chuyên kinh doanh động vật, chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ, cơ sở thu gom động vật; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm bị thu hồi Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp kiểm tra định kỳ; thanh, kiểm tra đột xuất nếu phát hiện cơ sở không đạt các yêu cầu vệ sinh thú y;
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận VSTY:
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận VSTY.
1. Nội dung kiểm tra:
a) Yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ;
b) Yêu cầu nguyên liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh, nước để sản xuất;
c) Yêu cầu về con người tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng;
d) Chương trình quản lý vệ sinh thú y đang áp dụng;
đ) Việc quản lý và xử lý chất thải rắn, nước thải và các nội dung khác theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
e) Lấy mẫu kiểm nghiệm (nếu cần).
2. Phương pháp kiểm tra:
Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn các đối tượng có liên quan; kiểm tra hiện trường, lấy mẫu theo quy định.
3. Tần suất kiểm tra: 01 lần/năm.
1. Động vật
a) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu tại Điều 4 của Thông tư này đối với động vật đưa vào giết mổ.
Đối với các loại động vật tại những cơ sở phải kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) hoặc VSTY và động vật làm cảnh, biểu diễn ở các rạp xiếc, vườn thú, động vật tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao: Kiểm tra tình trạng vệ sinh và sức khỏe của động vật.
b) Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ, lâm sàng, lấy mẫu (nếu cần).
2. Sản phẩm động vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi
a) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu về chỉ tiêu vi sinh vật, hóa học, lý học theo các quy định hiện hành của Việt Nam (đối với sản phẩm để tiêu thụ nội địa); các quy định của nước nhập khẩu (đối với sản phẩm để xuất khẩu);
b) Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra cảm quan, lấy mẫu (nếu cần).
3. Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật:
a) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc khử trùng, tiêu độc và việc đáp ứng yêu cầu tại Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 01 - 100: 2012/BNNPTNT Yêu cầu chung về vệ sinh thú y trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế;
b) Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra cảm quan, lấy mẫu (nếu cần).
4. Quy trình kiểm tra
Việc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và phương tiện vận chuyển gắn liền với hoạt động kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở tại điểm d mục 2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Quy định về phòng thử nghiệm phân tích mẫu: Trong trường hợp phải lấy mẫu tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này, mẫu đó phải do phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định phân tích.
1. Đối tượng kiểm tra, giám sát:
a) Động vật đưa vào giết mổ;
b) Thịt và sản phẩm thịt tại cơ sở giết mổ và kinh doanh;
c) Mật ong tại các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh;
d) Các loại sản phẩm động vật khác khi có yêu cầu.
2. Xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát:
a) Kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát sản phẩm động vật phục vụ xuất khẩu: Hằng năm, Cục Thú y chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí để thực hiện kế hoạch;
Sau khi kế hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí, Cục Thú y tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu; đồng thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu đã thực hiện, kế hoạch thực hiện năm tiếp theo và thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sản phẩm động vật khi có yêu cầu;
b) Kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát sản phẩm động vật tiêu dùng trong nước: Hằng năm, cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí để thực hiện. Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan trong tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch được phê duyệt;
c) Quy định về việc lấy mẫu phân tích và kinh phí phân tích mẫu giám sát:
Cục Thú y tổ chức thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật và phân tích các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động vật theo kế hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí;
Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật và phân tích các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động vật theo kế hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí;
Trường hợp cơ sở tham gia giám sát tự nguyện, chủ cơ sở phải chi trả chi phí phân tích mẫu giám sát.
3. Kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được thực hiện đồng thời với hoạt động kiểm dịch động vật.
Chapter IV
VETERINARY HYGIENE INSPECTION
Article 36. Rules for veterinary hygiene inspection at establishments
1. Grounds for veterinary hygiene inspection
a) Corresponding technical regulations and standards;
b) Relevant legislative documents.
2. For concentrated animal-raising establishments; establishments preparing, processing and/or trading animals and animal products; cold storage of fresh, prepared and/or processed animals and animal products; concentrated animal slaughterhosues, small animal slaughterhouses: the veterinary hygiene inspection shall be conducted according to regulations in Circular No. 45/2014/TT-BNNPTNT dated 03/12/2014 providing for the inspection of agriculture production/trading establishment and the inspection of the certification of fulfillment of food safety conditions for agro-forestry-fishery products. The guidelines on assessment of small animal slaughterhouses are specified in Annex VII enclosed with this Circular.
3. Regarding establishments of hatching or producing and trading breeding animals; animals and animal products quarantine facilities; terminal animal markets, small animal markets, animal - collecting and purchasing establishments; animal-examinating and diagnosing facilities; animal surgery providers; establishments producing animal feed materials derivated from animals and other animal products which are not used as food: the veterinary hygiene inspection shall be conducted according to regulations in Article 37 and 38 of this Circular.
4. Any establishment obtaining a VietGAHP Certificate, VietGAP Certificate or the Certificate of epidemic safety shall be recognized conformity with veterinary hygiene conditions.
5. Regarding laboratories: the analysis of specimens collected from on-site inspections of veterinary hygiene conditions must be conducted by laboratories assigned by the Ministry of Agriculture and Rural development.
Article 37. Procedures for issuance, reissuance and revocation of the Veterinary hygiene certificate
1. Agencies competent to issue the Veterinary hygiene certificate:
a) Department of Animal Health, applicable to establishments under the management of the Central authority; establishments serving the export/import and mixed establishments serving the export/import and domestic consumption;
b) Provincial veterinary authorities, applicable to establishments other than those specified in point a of this clause and serving domestic consumption.
2. A Veterinary hygiene certificate shall be effective for 03 (three) years. The sample of the Veterinary hygiene certificate is provided in the Form No. 06 in Annex II enclosed with this Circular.
3. An application for the Veterinary hygiene certificate shall comprise:
a) An application form for issuance/reissuance of the Veterinary hygiene certificate using the Form No. 01 in Annex II enclosed with this Circular;
b) A brief description of the establishment using the Form No. 02 in Annex II enclosed with this Circular.
4. Procedures for issuance of the Veterinary hygiene certificate:
a) The owner of the establishment shall submit 01 (one) set of application for the Veterinary hygiene certificate to the competent agency specified in clause 1 of this Article. The applicatio can be submitted directly, by fax, by mail, via the Internet (where the main application will be sent later) or by post;
b) Within 01 (one) working day from the day on which the application for the Veterinary hygiene certificate is received, the competent agency shall check the application and send a written notification to the establishment if the application is unsatisfactory; if the owner of the establishment submit the application directly, the receiving officer may check and respond immediately;
c) Within 15 (fifteen) working days from the day on which the satisfactory application is received, the competent agency shall check the application and conduct on-site inspection at the establishment then issue the Certificate for the conformable establishment. If the application is rejected, a written response containing the explanation and the appointment for re-inspection shall be sent to the establishment.
5. Procedures for reissuance of the Veterinary hygiene certificate:
a) 01 (one) month prior to the expiry date of the Veterinary hygiene certificate, if the establishment plans to continue its business, it shall submit an application for reissuance of the Veterinary hygiene certificate;
Agencies competent to reissue the Veterinary hygiene certificate, expiry of the Veterinary hygiene certificate, application and procedures for reissuance of the Veterinary hygiene certificate in such case are similar to those provided for the issuance of the Veterinary hygiene certificate specified in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;
b) If an unexpired Veterinary hygiene certificate is lost or damaged or its content is modified, the establishment must submit an application for reissuance of the Veterinary hygiene certificate using the Form No. 01 in Annex II enclosed with this Circular to the compentent agency;
Within 05 (five) working days from the day on which the application for reissuance of the Veterinary hygiene certificate is received, the competent agency shall conduct inspection of the application and consider reissuing the Veterinary hygiene certificate for the establishment. In such case, the expiry date of the Veterinary hygiene certificate which is reissued shall be the expiry date of the old certificate. If the application is rejected, the competent agency shall send a written notification containing explanation.
6. Revocation of the Veterinary hygiene certificate:
a) Regarding establishments of hatching or producing and trading breeding animals; animals and animal products quarantine facilities; terminal animal markets, small animal markets, animal - collecting and purchasing establishments; animal-examinating and diagnosing facilities; animal surgery providers; establishments producing animal feed materials derivated from animals and other animal products which are not used as food: the revocation of the Veterinary hygiene certificate shall be imposed if the results of the periodic inspection or surprise inspection show that such establishment does not fulfill veterinary hygiene requirements;
b) Competence in revocation of the Veterinary hygiene certificate:
Any competent agency shall have the power to revoke the Veterinary hygiene certificate it has issued.
Article 38. Contents, methods and frequency of veterinary hygiene inspection at establishments
1. Contents of inspection:
a) Requirements for location, facilities, workshops, equipment, tools;
b) Requirements for input materials and water used for manufacture;
c) Requirements for employees involving in the manufacture and business and quality control;
d) Currently applied veterinary hygiene management program;
dd) The management and treatment of solid waste, wastewater and other contents according ro regulations in corresponding technical regulations;
e) Specimens may be collected if necessary.
2. Methods of inspection:
Document check, interview; on-site inspection, specimen collection.
3. Frequency of inspection: once per year.
Article 39. Inspection of veterinary hygiene requirements for animals and animal products and animal feeds
1. Animals
a) Content: the fulfillment of requirements specified in Article 4 of this Circular for animals which have not been slaughtered.
Regarding animals at establishments subject to inspection to be issued with the Food safety certificate or the Veterinary hygiene certificate and ornamental animals, circus animals and animals in fairs, exhibitions and competitions: hygiene and health conditions of the animal shall be inspected.
b) Methods of inspection: inspection of documents, clinic inspection and specimen collection (if any).
2. Animal products, materials for production of animal feeds and animal feeds
a) Content of inspection: the fulfillment of requirements pertaining to microorganisms, chemistry and physics according to current Vietnamese laws (applicable to products for domestic consumption); laws of the importing country (applicable to products for export);
b) Methods of inspection: physical inspection, specimen collection (if any).
3. Vehicles for transporting animals and animal products; containers for animal products:
a) Content of inspection: the pasteurization, disinfection and the compliance with regulations in the Technical regulation No. QCVN 01-100:2012/BNNPTNT on General veterinary hygiene requirements for Equipment and vehicles using for transport of live animal, animal’s fresh and primary processing products;
b) Methods of inspection: physical inspection, specimen collection (if any).
4. Inspection procedures
The veterinary hygiene inspection for animals and animal products, animal feeds and materials for production of animal feeds and transport vehicles going together with the on-site inpsection of veterinary hygiene specified in point d section 2 of Annex I enclosed with this Circular.
5. Regarding laboratories: the analysis of specimens collected as prescribed in point b clause 1, point b clause 2 and point b clause 3 of this Article must be conducted by laboratories assigned by the Ministry of Agriculture and Rural development.
Article 40. Veterinary hygiene and food safety inspection and supervision for animals and animal products used as food
1. Subjects of inspection/supervision:
a) To be-slaughtered animals;
b) Meat and meat products at slaughterhouses and trading establishments;
c) Bee’s honey at raising, collecting, preparing, processing, storing and trading establishments;
d) Other animal products, on request.
2. Formulation of inspection and supervisions plans and contents:
a) Plans and contents of inspection/supervision of animal products serving export: every year, the Department of Animal Health shall preside over the formulation of inspection and supervision plans and contents and request the Ministry of Agriculture and Rural development to grant approval for such plans and contents and provide fundings for implementing the plans;
When the plans have been approved and funded by the Ministry of Agriculture and Rural development, the Department of Animal Health shall conduct and implement the plans on inspection, supervision and speciment analysis and report to the Ministry of Agriculture and Rural development the results of the inspection, supervision and specimen analysis which have been conducted and the plans for the next year and notify competent agencies of the importing countries on their request;
b) Plans and contents of inspection/supervision of animal products serving domestic consumption: every year, provincial veterinary authorities shall preside over the formulation of inspection and supervision plans and contents and request provincial People’s Committees to grant approval for such plans and contents and provide fundings for the implementation thereof. Provincial veterinary authorities shall cooperate with divisions, departments and relevant agencies in local areas in implementing the approved plans;
c) Collection of specimens and fundings for the analysis of such specimens:
The Department of Animal Health shall conduct and implement the collection of specimens serving the examination pertaining to microbiological contamination and analysis of toxic residues in animal products according to the plans which have been approved and funded by the Ministry of Agriculture and Rural development;
Provincial veterinary authorities shall conduct and implement the collection of specimens serving the examination pertaining to microbiological contamination and analysis of toxic residues in animal products according to the plans which have been approved and funded by provincial People’s Committees;
If the establishment voluntarily applies for supervision, the owner of the establishment shall pay the costs of analysis of the specimens.
3. The veterinary hygiene inspection and supervision for animal products which are imported, exported or transported out of provincial areas shall be conducted concurrently with animal quarantine activities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực