Chương IV Luật Thú y 2015: Kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y
Số hiệu: | 79/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 25/07/2015 | Số công báo: | Từ số 861 đến số 862 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải đối xử nhân đạo với chó
Theo Luật thú y số 79/2015/QH13 thì tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật phải có trách nhiệm sau:
- Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp với từng loài động vật.
- Giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
Đồng thời, Luật thú y 2015 còn quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh và cách thức xử lý cho động vật bị mắc bệnh.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 và thay thế Pháp lệnh thú y năm 2004.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Động vật có trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm soát giết mổ theo quy trình.
2. Việc giết mổ động vật phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật tập trung bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật này.
Trường hợp tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn chưa có cơ sở giết mổ động vật tập trung thì việc giết mổ động vật được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ và phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này.
3. Động vật có trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ khi đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và được đối xử theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật này.
1. Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với động vật giết mổ.
2. Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 69 của Luật này.
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với người trực tiếp tham gia giết mổ động vật.
4. Kiểm tra trước và sau khi giết mổ động vật để phát hiện các yếu tố gây bệnh, gây hại cho động vật, sức khỏe con người và môi trường.
5. Xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
6. Đóng dấu hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt hoặc dán tem vệ sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
1. Việc kiểm tra vệ sinh thú y phải được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện trong quá trình sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
2. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này và pháp luật về an toàn thực phẩm.
1. Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.
2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
3. Xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
1. Kiểm tra vệ sinh thú y phải được thực hiện trong quá trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm tra, giám sát yêu cầu vệ sinh thú y đối với các đối tượng có trong Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; phân tích nguy cơ, truy xuất nguồn gốc đối với động vật, sản phẩm động vật.
3. Nội dung kiểm tra vệ sinh thú y:
a) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với các đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y;
b) Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
c) Kết luận và xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở giết mổ động vật tập trung:
a) Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương;
b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
c) Trang thiết bị, dụng cụ, nước cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
2. Cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ:
a) Địa điểm phải tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
b) Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật;
c) Có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho việc giết mổ động vật;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
3. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
c) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
đ) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm sản phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại;
g) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
4. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ:
a) Có khoảng cách bảo đảm không bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây hại;
b) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
1. Phương tiện vận chuyển động vật:
a) An toàn kỹ thuật để bảo vệ động vật trong quá trình vận chuyển;
b) Bảo đảm không để thoát nước thải và chất thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển;
c) Dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;
d) Đối với phương tiện vận chuyển kín phải có hệ thống cung cấp dưỡng khí hoặc thông khí thích hợp.
2. Phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật:
a) An toàn kỹ thuật để bảo đảm chất lượng của sản phẩm động vật không bị ảnh hưởng xấu trong quá trình vận chuyển;
b) Mặt trong của vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;
c) Vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải kín để bảo quản sản phẩm không bị ô nhiễm từ môi trường bên ngoài và ngược lại;
d) Đáp ứng yêu cầu nhiệt độ bảo quản đối với từng loại sản phẩm động vật trong suốt quá trình vận chuyển.
3. Nước thải, chất thải trong quá trình vận chuyển phải được thu gom, xử lý bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Chợ chuyên kinh doanh động vật:
a) Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương;
b) Có khu vực riêng biệt đối với từng loài động vật;
c) Trang thiết bị, dụng cụ, nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo quy định.
2. Chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ:
a) Địa điểm tách biệt với các ngành hàng khác;
b) Thuận lợi cho việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, thu gom, xử lý nước thải, chất thải.
a) Địa điểm cách biệt với khu dân cư, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các công trình công cộng;
b) Có khu vực riêng biệt đối với từng loài động vật;
c) Trang thiết bị, dụng cụ, nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật:
a) Phương tiện bày bán, vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;
b) Có biện pháp bảo quản thích hợp để sản phẩm động vật không bị mất an toàn thực phẩm, biến chất;
c) Địa điểm và vật dụng dùng trong kinh doanh sản phẩm động vật phải được vệ sinh sạch trước, trong và sau khi bán, định kỳ khử trùng, tiêu độc;
d) Kho, thiết bị bảo quản sản phẩm động vật phải tuân thủ các quy định theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng;
đ) Nước thải, chất thải trong quá trình kinh doanh sản phẩm động vật phải được xử lý bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở kinh doanh, sản phẩm động vật với mục đích làm thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại khoản 1 Điều này và theo pháp luật về an toàn thực phẩm.
1. Cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật:
a) Địa điểm cách biệt với khu dân cư, công trình công cộng;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phù hợp;
c) Có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở phẫu thuật động vật:
a) Có đủ diện tích, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất;
b) Có nơi nuôi giữ động vật trước và sau phẫu thuật;
c) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu vệ sinh thú y đối với các đối tượng thuộc diện kiểm tra vệ sinh thú y; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật động vật; cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật;
2. Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
3. Quy trình kiểm soát giết mổ động vật; quy trình, hồ sơ kiểm tra vệ sinh thú y; mẫu dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y; quy định việc xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về yêu cầu vệ sinh thú y đối với đối tượng thuộc diện phải kiểm tra yêu cầu vệ sinh thú y, đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y.
2. Hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y không đạt yêu cầu.
3. Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
4. Cục Thú y thực hiện kiểm soát giết mổ động vật trên cạn để xuất khẩu.
5. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương thực hiện kiểm soát giết mổ động vật trên cạn để tiêu thụ trong nước.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành các quy định, chính sách, hướng dẫn về hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y;
b) Chỉ đạo xây dựng quy hoạch giết mổ động vật tập trung và lập kế hoạch thực hiện việc giết mổ động vật tập trung;
c) Chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp quản lý việc giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về thú y;
d) Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật; sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai quy hoạch cơ sở giết mổ động vật tập trung;
b) Quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ động vật tập trung; hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn;
c) Tổ chức thực hiện quy định tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 9 của Luật này.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quản lý việc giết mổ động vật tập trung, sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn;
b) Quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ.
CONTROL OF THE SLAUGHTER OF TERRESTRIAL ANIMALS; PREPARATION/PROCESSING OF ANIMAL PRODUCTS; INSPECTION OF VETERINARY HYGIENE
Section 1. CONTROL OF THE SLAUGHTER OF TERRESTRIAL ANIMALS
Article 64. Requirements for the slaughter or terrestrial animals for business
1. Animals on the List of animals subject to slaughtering control shall undergo slaughtering control of the veterinary authority according to the regulated procedures.
2. The slaughter of animals shall be carried out at concentrated slaughterhouses ensuring veterinary hygiene standards specified in clause 1 Article 69 of this Law.
Regarding the rural areas, highlands, islands, ethnic minority areas and areas facing socio-economic difficulties without concentrated slaughterhouses, the slaughter shall be conducted at small slaughterhouses and shall satisfy the veterinary hygiene standards specified in clause 2 Article 69 of this Law.
3. Animals on the List of animals subject to slaughtering control that are slaughtered shall be healthy, ensuring the veterinary hygiene standards and shall be treated according to the regulations in point b clause 1 Article 21 of this Law.
Section 65. Contents of control of slaughter of terrestrial animals
1. Inspect the compliance with the veterinary hygiene standards applicable to animal slaughter.
2. Inspect the compliance with veterinary hygiene standards applicable to slaughterhouses according to the regulations in clauses 1 and 2 Article 69 of this Law.
3. Inspect the implementation of regulations applicable to people who directly slaughter animals.
4. Conduct inspection before and after slaughtering to discover factors causing disease and/or harm to animal, human and environment.
5. Handle the animals/animal products that are unconformable to veterinary hygiene standards.
6. Affix seals or slaughtering control marks on meat or stick veterinary hygiene stamps; grant the Certificate of quarantine of animal products transported out of a province.
Section 2. CONTROL OF PREPARATION OF ANIMALS/ANIMAL PRODUCTS
Article 66. Veterinary hygiene standards for the preparation/processing of animals and products thereof
1. The veterinary hygiene inspection is carried out by a veterinary authority during the preparation/processing of animals and products thereof.
2. Any establishments performing preparation/processing of animals/animal products satisfy the veterinary hygiene standards specified in clauses 3 and 4 Article 69 of this Law and the law provisions on food safety.
Section 67. Contents of the control of preparation/processing of animals/animal products
1. Inspection of the compliance with veterinary hygiene standards applicable to establishments performing the preparation/processing of animals/animal products according to the regulations in clauses 3 and 4 Article 69 of this Law.
2. Inspection of the implementation of regulations applicable to people who directly perform the preparation/processing of animals/animal products.
3. Handling of animals/animal products that are unconformable to veterinary hygiene standards and food safety standards.
Section 3. VETERINARY HYGIENE INSPECTION
Article 68. General provisions on veterinary hygiene inspection
1. Veterinary hygiene inspection shall be carried out during the raising, transport, slaughter of terrestrial animals, preparation, processing, preservation and trading of animals and products thereof.
2. veterinary authorities shall carry out the inspection and supervision of veterinary hygiene standards for subjects on the List of subjects of veterinary hygiene inspection ; analysis of risks, access to origin of animals and products thereof.
3. Contents of veterinary hygiene inspection:
a) Inspection, assessment of the compliance with veterinary hygiene standards for subjects of veterinary hygiene inspection;
b) Implementation of technical measures to discover subjects of veterinary hygiene inspection;
c) Conclusion and handling according to the law provisions.
Article 69. Veterinary hygiene standards for establishments that carry out slaughter of terrestrial animals ; establishments that carry out preparation/processing animal products.
1. Regarding concentrated slaughterhouses :
a) The location conforms with the planning of local government:
b) Specialized areas are separated from each other to avoid cross-contamination;
c) Equipment, tools and water used for slaughtering animals satisfy veterinary hygiene standards;
d) There is a sewage treatment system conformable to the law provisions on environmental protection to ensure epidemic safety;
dd) People who directly slaughter animals comply with the regulations on health and hygiene procedures during the slaughtering activity.
2. Regarding small slaughterhouses:
a) Location of such slaughterhouses shall be separate from toxic and polluting sources ;
b) Equipment and tools shall be suitable for slaughtering, not toxic or polluting to animal products;
c) There shall be sufficient water to ensure veterinary hygiene for the slaughter of animals;
d) Measures for collecting and treating waste water and waste matters that are conformable to the law provisions on environmental protection and the requirements for epidemic safety;
dd) People who directly slaughter animals shall comply with the regulations on health and hygiene procedures during the slaughtering activity.
3. Establishments that carry out the preparation/processing of animals/animal products for business:
a) The establishments shall have appropriate location and area and shall have a safe distance from toxic/polluting sources and other harmful factors;
b) Specialized areas shall be designed separate from each other to avoid cross-contamination;
c) Equipment and tools shall satisfy the veterinary hygiene standards;
d) There shall be sufficient water to ensure technical standards for the preparation/processing of animal products;
dd) Sewage treatment systems safety conformable to the law provisions on environmental protection shall be equipped to ensure epidemic;
e) The preparation/processing procedures shall protect products from cross-contamination or contact with polluting or toxic elements;
g) People who directly perform the preparation/processing of animal products shall comply with the regulations on health and hygiene procedures during the preparation/processing activities.
4. Small establishments that carry out the preparation/processing of animals/animal products:
a) There shall be an appropriate distance from harmful elements to prevent animal products from being polluted;
b) Equipment and tools shall satisfy the veterinary hygiene standards;
c) There shall be sufficient water to ensure technical standards for the preparation/processing of animal products;
d) Measures for collecting and treating waste water and waste matters conformable to the law provisions on environmental protection and the requirements for epidemic safety shall be taken;
dd) People who directly perform the preparation/processing of animal products shall comply with the regulations on health and hygiene procedures during the preparation/processing activities.
Article 70. Veterinary hygiene standards in transport of animals and products thereof
1. Regarding vehicles for transport of animals:
a) Ensuring technical safety to protect animals during the transportation;
b) Prevent wastewater and waste matters from being discharged into the environment during the transportation;
c) Easy for cleansing, decontamination and disinfection;
d) Closed vehicles shall have appropriate oxygenators or ventilating systems.
2. Regarding vehicles and containers of animal products:
a) Ensuring technical safety to ensure that quality of animal products is not badly affected during the transportation ;
b) The inside of animal product containers shall be made of stainless and easy to cleanse and disinfect;
c) Animal product containers shall be closed to prevent products from being contaminated by outside environment and vice versa;
d) Satisfying the requirements of preservation in terms of temperature for specific type of animal products during the transportation.
3. Measures for collecting and treating waste water and waste matters that are conformable to the law provisions on environmental protection shall be taken during the transportation to ensure epidemic safety.
Article 71. Veterinary hygiene standards applicable to animal markets and animal collecting establishments
1. Regarding animal markets:
a) Location shall conform with the planning of local government:
b) Animals shall be kept in separate areas;
c) Equipment, tools and water shall satisfy the veterinary hygiene standards;
d) Measures for collecting and treating waste water and waste matters safety that are conformable to the law provisions on environmental protection shall be taken to ensure epidemic;
dd) Cleansing, decontamination and disinfection shall be carried out according to the regulations.
2. Regarding small animal markets:
a) Located separately from other branches;
b) Convenient for cleansing, decontamination, disinfection and collection and treatment of waste water, waste matters.
3. Animal collecting establishments:
a) Their locations shall be distant from residential areas, raising establishments and public works;
b) Animals shall be kept in separate areas;
c) Equipment, tools and water shall satisfy the veterinary hygiene standards;
d) Measures for collecting and treating waste water and waste matters that are conformable to the law provisions on environmental protection and the requirements for epidemic safety shall be taken.
Article 72. Veterinary hygiene standards applicable to establishment trading in animal products
1. Establishments trading animal products:
a) Things used for display, sale and containing of animal products shall be made of stainless materials so as not to badly affect the quality of products and shall be easy for cleansing, decontamination and disinfection;
b) Appropriate preservation measures shall be taken to prevent animal products from losing food safety and degeneration;
c) Location and things used for trading of animal products shall be carefully cleansed before, while and after the sale of animal products and shall be periodically decontaminated and disinfected;
d) Warehouses, equipment for preservation of animal products shall comply with the regulations according to corresponding technical standards;
dd) Measures for collecting and handling waste water and waste matters safety that are conformable to the law provisions on environmental protection shall be taken during the trading of animal products to ensure epidemic.
2. Establishment trading animal products for use as food shall satisfy the veterinary hygiene standards specified in clause 1 of this Article and shall comply with the legislations on food safety.
Article 73. Veterinary hygiene standards applicable to establishments performing testing, diagnosis and surgery for animals
1. Establishments providing testing and diagnosis of animals:
a) Their locations shall be distant from residential areas and public works;
b) There shall be sufficient appropriate facilities, equipment, tools and chemicals;
c) Animals shall be kept in separate places;
d) Measures for collecting and treating waste water and waste matters that are conformable to the law provisions on environmental protection and the requirements for epidemic safety shall be taken.
2. Animal surgery establishments:
a) Area, facilities, equipment, tools and chemicals shall be sufficient;
b) There shall be places to keep animal before and after the surgery;
c) Measures for collecting and treating waste water and waste matters that are conformable to the law provisions on environmental protection and the requirements for epidemic safety shall be taken.
Section 4. RESPONSIBILITIES OF IN THE CONTROL OF THE SLAUGHTER OF TERRESTRIAL ANIMALS; PREPARATION, PROCESSING OF ANIMALS AND PRODUCTS THEREOF; VETERINARY HYGIENE INSPECTION
Article 74. Regarding the Minister of Agriculture and Rural development
The Minister of Agriculture and Rural development shall promulgate:
1. National technical regulations on veterinary hygiene standards applicable to entities subject to veterinary hygiene inspection; establishments providing testing, diagnosis and surgery for animals; establishments carrying out the slaughter, preparation, processing of animals and products thereof;
2. The List of animals subject to slaughtering control; the List of entities subject to veterinary hygiene inspection; the List of subjects of veterinary hygiene inspection;
3. Procedures for animal slaughtering control; procedures and documents for veterinary hygiene inspection; sample of marks of slaughtering control, stamp of veterinary hygiene; regulations on the treatment of animals/animal products unconformable to veterinary hygiene standards.
Article 75. Responsibilities of veterinary authorities
1. Provide guidance, conduct inspections and monitor the implementation of regulations on veterinary hygiene standards applicable to entities subject to veterinary hygiene inspection, subjects of veterinary hygiene inspection.
2. Provide guidance on the implementation of handling measures for entities subject to veterinary hygiene inspection that are unconformable.
3. Provide professional training in slaughtering control and veterinary hygiene inspection.
4. Department of Animal Health shall be in charge of controlling the slaughter of terrestrial animals for export.
5. Local veterinary authorities shall be in charge of controlling the slaughter of terrestrial animals for domestic consumption.
Article 76. Responsibilities of People’s Committees at all levels
1. Responsibilities of People’s Committees of provinces:
a) Promulgate the regulations, policies and guidance on the slaughter, and the control of the slaughter of terrestrial animals; preparation, processing, transport and trade of animals and products thereof; veterinary hygiene inspection;
b) Steer the formulation of master plans for concentrated animal slaughter and formulation of plans on concentrated animal slaughter;
c) Steer the relevant specialized divisions to cooperate in the management of slaughter and the control of the slaughter of terrestrial animals; preparation, processing, transport and trade of animals and products thereof and veterinary hygiene in local areas; propagate and disseminate the law provisions on veterinary medicine;
d) Steer the organization in charge of inspecting and handling violations against the regulations on the slaughter, and the control of the slaughter of terrestrial animals; preparation, processing, transport and trade of animals and products thereof and veterinary hygiene in local areas.
2. Responsibilities of People’s Committees of districts:
a) Cooperate with relevant specialized divisions in carrying out the planning of concentrated animal slaughterhouses;
b) Manage the operation of concentrated animal slaughterhouses; the preparation, processing, transport and trade of animals, animal products and veterinary hygiene in local areas;
c) Comply with the regulations on points a and d clause 2 Article 9 of this Law.
3. Responsibilities of People’s Committees of communes:
a) Cooperate with competent agencies in the management of concentrated slaughter of animal; the preparation, processing, transport and trade of animals, animal products and veterinary hygiene in local areas;
b) Manage the operation of small slaughterhouses:
Article 77. Responsibilities of relevant organizations/individuals
1. Comply with the regulations on veterinary hygiene standards in the slaughter, preparation, processing of animals and products thereof.
2. Retain the documents and information necessary for accessing to origin of animals/animal products.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 45. Hợp nhất, sáp nhập công ty luật
Điều 6. Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y
Điều 23. Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật
Điều 61. Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật
Điều 78. Quy định chung về quản lý thuốc thú y
Điều 90. Điều kiện sản xuất thuốc thú y
Điều 92. Điều kiện buôn bán thuốc thú y
Điều 94. Điều kiện nhập khẩu thuốc thú y
Điều 78. Quy định chung về quản lý thuốc thú y
Điều 80. Đăng ký lưu hành thuốc thú y
Điều 81. Gia hạn Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y
Điều 82. Cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y
Điều 84. Khảo nghiệm thuốc thú y
Điều 91. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc thú y
Điều 96. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y
Điều 97. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y
Điều 98. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y
Điều 100. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y