Chương XVI Luật Lao động 1994: Thanh tra nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động
Số hiệu: | 35-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 23/06/1994 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1995 |
Ngày công báo: | 30/09/1994 | Số công báo: | Số 18 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/05/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thanh tra Nhà nước về lao động bao gồm Thanh tra lao động, Thanh tra an toàn lao động và Thanh tra vệ sinh lao động.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan lao động địa phương thực hiện thanh tra lao động và thanh tra an toàn lao động. Bộ Y tế và các cơ quan y tế địa phương thực hiện thanh tra vệ sinh lao động.
Thanh tra Nhà nước về lao động có các nhiệm vụ chính sau đây:
1- Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động;
2- Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh lao động;
3- Xem xét, chấp thuận các tiêu chuẩn an toàn lao động, các giải pháp an toàn lao động trong các luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các đề án thiết kế; đăng ký và cho phép đưa vào sử dụng những máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc danh Mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
4- Tham gia xem xét chấp thuận địa điểm, các giải pháp vệ sinh lao động khi xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các chất phóng xạ, chất độc thuộc danh Mục do Bộ Y tế quy định;
5- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động về vi phạm pháp luật lao động;
6- Quyết định xử lý các vi phạm pháp luật lao động theo thẩm quyền của mình và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của các cơ quan đó.
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động có quyền:
1- Thanh tra, Điều tra những nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao bất cứ lúc nào mà không cần báo trước;
2- Yêu cầu người sử dụng lao động và những người có liên quan khác cung cấp tình hình và các tài liệu liên quan đến việc thanh tra, Điều tra;
3- Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về vi phạm pháp luật lao động theo quy định của pháp luật;
4- Quyết định tạm đình chỉ việc sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thanh tra viên lao động phải là người không có lợi ích cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với đối tượng thuộc phạm vi thanh tra. Thanh tra viên lao động, kể cả khi đã thôi việc, không được tiết lộ những bí mật biết được trong khi thi hành công vụ và phải tuyệt đối giữ kín mọi nguồn tố cáo.
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động phải cộng tác chặt chẽ với Ban chấp hành công đoàn. Nếu vụ việc có liên quan đến các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, Thanh tra viên lao động có thể mời các chuyên gia, các kỹ thuật viên lành nghề về lĩnh vực hữu quan làm tư vấn; khi khám xét máy, thiết bị, kho tàng, phải có mặt người sử dụng lao động và người trực tiếp phụ trách máy, thiết bị, kho tàng.
Thanh tra viên lao động trực tiếp giao quyết định cho đương sự, trong quyết định phải ghi rõ ngày quyết định bắt đầu có hiệu lực, ngày phải thi hành xong, nếu cần thiết ghi cả ngày phúc tra.
Quyết định của Thanh tra viên lao động có hiệu lực bắt buộc thi hành.
Người nhận quyết định có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của Thanh tra viên lao động.
1- Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhà nước về lao động.
2- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế có trách nhiệm lập hệ thống tổ chức thanh tra Nhà nước về lao động thuộc thẩm quyền và chức năng của mình; quy định tiêu chuẩn tuyển chọn, bổ nhiệm, thuyên chuyển, miễn nhiệm, cách chức thanh tra viên; cấp thẻ thanh tra viên; quy định chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất và các chế độ, thủ tục cần thiết khác.
3- Việc thanh tra an toàn lao động, thanh tra vệ sinh lao động trong các lĩnh vực: phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý ngành đó thực hiện với sự phối hợp của Thanh tra Nhà nước về lao động.
Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Bộ luật này, thì tuỳ mức độ vi phạm mà bị xử phạt bằng các hình thức cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép, buộc phải bồi thường, buộc đóng cửa doanh nghiệp hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Người nào có hành vi cản trở, mua chuộc, trả thù những người có thẩm quyền theo Bộ luật này trong khi họ thi hành công vụ thì tuỳ mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Các chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm dân sự đối với những quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt giám đốc, người quản lý hoặc người đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp đối với những vi phạm pháp luật lao động trong quá trình Điều hành quản lý lao động theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm bồi hoàn của những người này đối với doanh nghiệp được xử lý theo quy chế, Điều lệ của doanh nghiệp, hợp đồng trách nhiệm giữa các bên đã ký kết hoặc theo quy định của pháp luật.
STATE INSPECTION ON LABOR, SANCTIONS AGAINST VIOLATIONS OF LABOR LEGISLATION
SECTION I.- STATE INSPECTION ON LABOR
Article 185.- The State inspection on labor includes inspections of labor, labor safety and labor sanitation.
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Welfare shall inspect labor and labor safety. The Ministry of Public Health and local medical offices shall inspect labor sanitation;
Article 186.- The State inspection on labor is to fulfill the following main tasks:
1- Inspecting the observance of regulations on labor, labor safety and labor sanitation;
2- Investigating labor accidents and violations of the standards of labor sanitation;
3- Examining and agreeing upon standards for measures for labor safety in economic and technical feasibility and design plans, along with registering and authorizing the use of machinery, equipment and materials requiring high levels of labor safety, identified in a list drafted by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Welfare;
4- Participating in the examination and approval of the location of, and the application of labor sanitation measures at, new or upgraded establishments designed to produce, utilize, maintain, store or stockpile radio-active and poisonous substances listed in the description by the Ministry of Public Health;
5- Settling complaints and denunciations of employees of violations of the labor legislation; and
6- Deciding on the sanctions against violations of the labor legislation within its jurisdiction and recommending the competent authorities to handle the violations under their jurisdiction.
Article 187.- When conducting the inspection, the labor inspector has the right to:
1- Inspect and investigate and places and objects under his/her inspection mandate at any time and without advance notice;
2- Request the employer and other related persons to supply documents relevant to the inspection and investigation;
3- Receive and settle complaints and denunciations about violations of the labor legislation, as prescribed by law;
4- Suspend temporarily the use of machines, equipment and work places which threaten to cause labor accidents or serious pollution of the work environment. He/she must take responsibility for this decision and immediately report it to the competent State authority.
Article 188.- The labor inspector must be a person which has no personal interest directly or indirectly related to the subject of the inspection. The labor inspector must not, even after having quit his/her job, disclose confidential information he/she had acquired during the discharge of the inspection services and must keep absolutely secret all sources of complaints.
Article 189.- During the inspection, the inspector must closely cooperate with the Executive Committee of the local Trade Union. If the inspection involves scientific, technical or professional matters, the labor inspector may utilize the appropriate experts or skilled technicians as consultants. During the inspection of machines, equipment or storage, the employer and the direct operator or custodian of the machines, equipment or storage must be present.
Article 190.- The labor inspector shall directly hand the decision to the concerned person. The decision must clearly specify the date when the decision begins to take effect, the date when the implementation of the decision must be completed and, if necessary, the date of re-inspection.
The decision of the labor inspector is binding.
The recipient of the decision is entitled to appeal to the competent State authority, while continuing to abide by in good faith the decision of the labor inspector.
1- The Government shall define the organization and operation of the State Inspector on Labor.
2- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Welfare and the Ministry of Public Health shall establish the organizations of State inspection on labor within their own jurisdiction and functions, set the standards for recruitment, appointment, transfer, removal or dismissal of inspectors, issue inspector cards and determine the procedures for periodical or unwarranted inspections and other necessary rules and procedures.
3- The inspection of labor safety and labor sanitation at establishments in radioactivity, oil and gas prospection and exploitation, in railway, water, land and air transport, and at units of the armed forces, shall be done by the management offices of these services in collaboration with the State Inspection on Labor.
SECTION II.- HANDLING VIOLATIONS OF LABOR LEGISLATION
Article 192.- Any person who violates the provisions of this Code shall, depending on the extent of his/her violation, be subjected to one of these sanctions; reprimand, fine, suspension, withdrawal of license, forcible compensation, closing of business or investigation for penal liability, as stipulated by law.
Article 193.- Any person who engages in an act of obstruction, bribery or retaliation to ward a person authorized under this Code during the execution of public service shall, depending on the extent of his/her offense, be subjected to discipline, administrative sanction or to be investigated for penal liability, as prescribed by law.
Article 194.- Business owners shall take civil responsibility for the decision of the competent State authority to apply sanctions against directors, managers or lawful representatives of a business for violations of the labor legislation that occurs in the process of managing the labor force, as prescribed by law. The responsibility of these persons to compensate the business shall be determined in accordance with the statute and rules of the business and/or with the responsibility contract between the signatories, or with the provisions of law.
Article 195.- The Government shall establish administrative sanctions against violations of the labor legislation.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực