Chương I Luật Lao động : Những quy định chung
Số hiệu: | 35-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 23/06/1994 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1995 |
Ngày công báo: | 30/09/1994 | Số công báo: | Số 18 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/05/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Bộ Luật Lao động Điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.
Bộ Luật Lao động được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu.
Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cho cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Chế độ lao động đối với công chức, viên chức Nhà nước, người giữ các chức vụ được bầu, cử hoặc bổ nhiệm, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, người thuộc các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tuỳ từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này.
1- Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.
2- Cấm ngược đãi người lao động; cấm cưỡng bức người lao động dưới bất kỳ hình thức nào.
3- Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo Điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.
Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.
1- Người lao động được trả lương trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; được bảo hộ lao động, làm việc trong những Điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng năm có lương và được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Nhà nước quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ và các loại lao động có đặc Điểm riêng.
2- Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn theo Luật công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; được hưởng phúc lợi tập thể, tham gia quản lý doanh nghiệp theo nội quy của doanh nghiệp và quy định của pháp luật.
3- Người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự Điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động.
4- Người lao động có quyền đình công theo quy định của pháp luật.
1- Người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, Điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; có quyền khen thưởng và xử lý các vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động.
2- Người sử dụng lao động có quyền cử đại diện để thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể trong doanh nghiệp hoặc thoả ước lao động tập thể ngành; có trách nhiệm cộng tác với công đoàn bàn bạc các vấn đề về quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
3- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và những thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động.
Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập và tiến hành qua thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những Điều đã cam kết.
Nhà nước khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những Điều kiện thuận lợi hơn so với những quy định của pháp luật lao động.
Người lao động và người sử dụng lao động có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Nhà nước khuyến khích việc giải quyết các tranh chấp lao động bằng hoà giải và trọng tài.
1- Nhà nước thống nhất quản lý nguồn nhân lực và quản lý lao động bằng pháp luật và có chính sách để phát triển, phân bố nguồn nhân lực, phát triển đa dạng các hình thức sử dụng lao động và dịch vụ việc làm.
2- Nhà nước hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà và ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự phát triển của doanh nghiệp.
Nhà nước khuyến khích việc quản lý lao động dân chủ, công bằng, văn minh trong doanh nghiệp và mọi biện pháp, kể cả việc trích thưởng từ lợi nhuận của doanh nghiệp, làm cho người lao động quan tâm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý lao động, sản xuất của doanh nghiệp.
Nhà nước có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển doanh nghiệp.
Công đoàn tham gia cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của người lao động; tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của Pháp Luật Lao động.
Article 1.- The Labor Code regulates labor relations between the salaried employee and the employer, and the other social relations directly related to labor relations.
Article 2.- The Labor applies to all employees as well as all organizations and individuals employing labor according to labor contracts in all economic sectors and of all forms of ownership.
This Labor Code also applies to the apprentices, house workers and a number of other jobs defined in this Code.
Article 3.- Vietnamese citizens working in enterprises with foreign invested capital in Vietnam, at foreign or international offices and organizations based on Vietnamese territory and foreigners working for Vietnamese businesses, organizations or individuals on Vietnamese territory come within the jurisdiction of this Code as well as other prescriptions of Vietnamese law, unless otherwise stipulated in the international conventions which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
Article 4.- The labor regime for State employees and public servants, holders of elected, assigned or appointed posts, persons in the People's Armed Forces, the People's Security Service, persons of mass organizations and other political and social organizations, as well as members of the cooperatives shall be stipulated by other legal documents. However, some of the provisions of this Code may be applied to a number of these persons, depending on concrete cases.
1- Everyone has the right to work, to choose freely a job or profession, to learn a trade and to improve his/her professional standard without discrimination of sex, nationality, social background, belief or religion.
2- Maltreatment of an employee and forcible labor, in any form, are forbidden.
3- The State encourages, creates conditions for or assists all activities which generate employment or self-employment, all activities in job teaching and learning to create employment as well as all activities in production and business which employ a large work-force.
Article 6.- An employee must have attained at least 15 years of age, have the capability to work and must work according to a labor contract.
An employer may be a business, an office, an organization or an individual (in the latter case he/she must be at least 18 years old). The employer hires, utilizes labor and pays for that labor.
1- The employee is paid a salary based on his/her agreement with the employer, but this salary shall not be lower than the minimum salary prescribed by the Sate, if he/she meets previously agreed-upon requirements for productivity, quality and efficiency. The employee is covered by the regulations on labor protection, and must be assured conditions consistent with labor safety and sanitation requirements. The employee is entitled to statutory paid leaves, including annual leave, and to social insurance as prescribed by law. The State shall enforce special labor regimes and social policies aimed at protecting women's labor and certain types of specific labor.
2- The employee has the right to found, join and work for a trade union according to the Trade Union Law, in order to protect his/her legitimate rights and interests. The employee is entitled to the community welfare benefits and take part in the management of the business according to the rules of the business and the prescriptions of law.
3- The employee has the obligation to fulfill the labor contract and the collective labor accord, to observe labor discipline and labor regulations and to obey the lawful direction of the employer.
4- The employee has the right to strike as prescribed by law.
1- The employer has the right to select and recruit labor, assign labor and control its disposition as required by the need of production and business. He/she has the right to issue bonuses or commendations and handle the violations of the labor discipline as prescribed by labor legislation.
2- The employer has the right to send his/her representative to negotiate and sign collective labor accords within the business or collective labor accord of the whole branch. The employer has the responsibility to cooperate and discuss with the trade union issues concerning labor relations and to improve the material and spiritual life of the employee.
3- The employer has the obligation to fulfill the labor contract, the collective labor accord and the other agreements with employees, to respect the honor and dignity of the employee, and to behave properly toward the employee.
Article 9.- The labor relations between the employee and the employer are established and effected through negotiations and agreement on the principles of voluntariness, equality, cooperation, mutual respect for each other's legitimate rights and interests and full implementation of the commitments.
The State encourages the agreements that assure employees more favorable conditions than prescribed in the labor legislation.
The employee and the employer have the right to ask the authorized office or organization to settle a labor dispute. The State encourages the settlement of labor disputes by reconciliation and arbitration.
1- The State exercises unified management of the manpower resources, manages labor through legislation and adopts policies to develop and distribute man-power resources, diversify the forms of labor utilization and labor supply services.
2- The State guides the employee and the employer to build a harmonious and stable labor relationship so as to work in tandem for the development of the business.
Article 11.- The State encourages a democratic, just and civilized management of labor at the business. It encourages all measures, including deduction from the business's profits as bonuses, in order to make the employee pay greater attention to the operation of the business with a view to high efficiency in the management of labor and production of the business.
The State shall enact policies to help the employee buy shares to contribute capital to the development of the business.
Article 12.- The trade union joins the State office, the economic organizations and the social organizations in caring for and protecting the rights and interests of the employee, and in inspecting and supervising the implementation of the prescriptions of labor legislation.