Chương V: Thỏa ước lao động tập thể
Số hiệu: | 35-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 23/06/1994 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1995 |
Ngày công báo: | 30/09/1994 | Số công báo: | Số 18 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/05/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Thoả ước lao động tập thể (sau đây gọi tắt là thoả ước tập thể) là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các Điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.
Thoả ước tập thể do đại diện của tập thể lao động và người sử dụng lao động thương lượng và ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công khai.
2- Nội dung thoả ước tập thể không được trái với các quy định của pháp luật lao động và pháp luật khác.
Nhà nước khuyến khích việc ký kết thoả ước tập thể với những quy định có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật lao động.
1- Đại diện thương lượng thoả ước tập thể của hai bên gồm:
a) Bên tập thể lao động là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn lâm thời;
b) Bên người sử dụng lao động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền theo Điều lệ tổ chức doanh nghiệp hoặc có giấy uỷ quyền của Giám đốc doanh nghiệp.
Số lượng đại diện thương lượng thoả ước tập thể của các bên do hai bên thoả thuận nhưng phải ngang nhau.
2- Đại diện ký kết của bên tập thể lao động là Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người có giấy uỷ quyền của Ban chấp hành công đoàn. Đại diện ký kết của bên người sử dụng lao động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người có giấy uỷ quyền của Giám đốc doanh nghiệp.
3- Việc ký kết thoả ước tập thể chỉ được tiến hành khi có trên 50% số người của tập thể lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung thoả ước đã thương lượng.
1- Mỗi bên đều có quyền đề xuất yêu cầu ký kết và nội dung thoả ước tập thể. Khi nhận được yêu cầu, bên nhận yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và phải thoả thuận thời gian bắt đầu thương lượng chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
2- Nội dung chủ yếu của thoả ước tập thể gồm những cam kết về việc làm và bảo đảm việc làm; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương; định mức lao động; an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
1- Thoả ước tập thể đã ký kết phải làm thành 4 bản, trong đó:
a) Một bản do người sử dụng lao động giữ;
b) Một bản do Ban chấp hành công đoàn cơ sở giữ;
c) Một bản do Ban chấp hành công đoàn cơ sở gửi công đoàn cấp trên;
d) Một bản do người sử dụng lao động gửi cơ quan lao động cấp tỉnh chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày ký kết để đăng ký.
Những doanh nghiệp có cơ sở ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc đăng ký thoả ước tập thể được tiến hành ở cơ quan lao động cấp tỉnh nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp.
2- Thoả ước tập thể có hiệu lực kể từ ngày được cơ quan lao động cấp tỉnh đăng ký. Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản thoả ước tập thể, cơ quan lao động cấp tỉnh phải thông báo việc đăng ký. Nếu hết thời hạn trên mà không có thông báo thì thoả ước tập thể đương nhiên có hiệu lực.
1- Thoả ước tập thể bị coi là vô hiệu từng phần khi một hoặc một số Điều Khoản trong thoả ước chưa được cơ quan lao động cấp tỉnh chấp thuận, các Điều Khoản khác đã được đăng ký vẫn có hiệu lực thi hành.
2- Thoả ước tập thể thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là vô hiệu toàn bộ:
a) Toàn bộ nội dung thoả ước trái pháp luật;
b) Người ký kết thoả ước không đúng thẩm quyền;
c) Không tiến hành theo đúng trình tự ký kết;
d) Không đăng ký ở cơ quan lao động cấp tỉnh.
3- Việc tuyên bố huỷ bỏ các thoả ước tập thể bị coi là vô hiệu trong trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này, thuộc thẩm quyền của cơ quan lao động cấp tỉnh. Đối với các thoả ước tập thể trong các trường hợp quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này, nếu nội dung đã ký kết có lợi cho người lao động thì cơ quan lao động cấp tỉnh hướng dẫn để các bên làm lại cho đúng quy định, nếu không làm lại thì bị cơ quan lao động cấp tỉnh tuyên bố huỷ bỏ.
1- Khi thoả ước tập thể đã có hiệu lực, người sử dụng lao động phải thông báo cho mọi người lao động trong doanh nghiệp biết. Mọi người trong doanh nghiệp, kể cả người vào làm việc sau ngày ký kết đều có trách nhiệm thực hiện đầy đủ thoả ước tập thể.
2- Trong trường hợp quyền lợi của người lao động đã thoả thuận trong hợp đồng lao động thấp hơn so với thoả ước tập thể, thì phải thực hiện những Điều Khoản tương ứng của thoả ước tập thể. Mọi quy định về lao động trong doanh nghiệp phải được sửa đổi cho phù hợp với thoả ước tập thể.
3- Khi một bên cho rằng bên kia thi hành không đầy đủ hoặc vi phạm thoả ước tập thể, thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thoả ước và hai bên phải cùng nhau xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo trình tự do pháp luật quy định.
Thoả ước tập thể được ký kết với thời hạn từ một năm đến ba năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thoả ước tập thể, thì có thể ký kết với thời hạn dưới một năm.
Chỉ sau ba tháng thực hiện, kể từ ngày có hiệu lực đối với thoả ước tập thể thời hạn dưới một năm và sau sáu tháng đối với thoả ước tập thể thời hạn từ một năm đến ba năm, các bên mới có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước. Việc sửa đổi, bổ sung được tiến hành theo trình tự như ký kết thoả ước tập thể.
Trước khi thoả ước tập thể hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn thoả ước tập thể hoặc ký kết thoả ước tập thể mới. Khi thoả ước tập thể hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng, thì thoả ước tập thể vẫn có hiệu lực. Nếu quá ba tháng, kể từ ngày thoả ước tập thể hết hạn mà thương lượng không đi đến kết quả, thì thoả ước tập thể đương nhiên hết hiệu lực.
1- Trong trường hợp phân chia doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện thoả ước tập thể cho tới khi hết hạn hoặc tới khi ký kết thoả ước tập thể mới.
Trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, việc thực hiện thoả ước tập thể do Chính phủ quy định.
2- Trong trường hợp thoả ước tập thể hết hiệu lực do doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, thì quyền lợi của người lao động được giải quyết theo Điều 66 của Bộ luật này.
Những quy định tại Chương này được áp dụng cho việc thương lượng và ký kết thoả ước tập thể ngành.
1- The collective labor accord (hereafter called collective accord) is a written agreement between the labor collective and the employer on the conditions for labor and use of labor; and the rights, interests and obligations of both parties in their employment relations.
The collective accord is negotiated and signed by the representative of the labor collective and the employer on the principles of voluntariness, equality and openness.
2- The contents of the collective accord must not contravene the provisions of labor legislation as well as other legislation.
The State encourages the signing of collective accords with terms more favorable to the employees than those prescribed by labor legislation.
1- The representatives to the negotiations of a collective accord between the two parties shall be composed of the following:
a/ From the labor collective: the Executive Committee of the local Trade Union or the provisional trade union organization;
b/ From the employer: the Director of the business or his/her delegate duly empowered under the Statute on Organization of Businesses or a person mandated by the business Director.
The number of representatives to the negotiations, of a labor accord from each party shall be decided by mutual agreement, but the two sides must have equal numbers.
2- The representative who signs for the labor collective shall be the President of the Executive Committee of the local trade union or the person mandated by this committee. The representative who signs for the employer shall be the business Director or a person with the mandate of the business Director.
3- The signing of the collective accord can be effected only when more than 50% of the members in the labor collective in the business agree to its negotiated contents.
1- Each party is entitled to file its own request for the signing of the collective accord as well as to propose its contents. Upon reception of the request, the recipient must agree to negotiate and shall discuss the time for beginning the negotiations which shall be no later than 20 days from the reception of the request.
2- The main contents of the collective accord shall contain commitments on the work and the guarantee of work; the time for work and the time for rest; the salaries, bonuses and wage subsidies; the labor standards, labor safety, labor sanitation and social insurance for the employees.
1- This signed collective accord shall be made into four copies, of which:
a/ One copy is to be kept by the employer;
b/ One copy is to be kept by the Executive Committee of the local trade union;
c/ One copy is to be sent by the local trade union Executive Committee to its next higher level;
d/ One copy is to be sent by the employer to the provincial labor office for registration, no later 10 days from the date of signing.
The businesses which have their establishments in many provinces or cities directly under the Central Government shall have the collective accord signed at the labor office of the province where the business has its main office.
2- The collective accord shall take effect from the day of registration at the provincial labor office. Within fifteen days from the reception of the collective accord, the provincial labor office must announce the registration. If no announcement is made after the said time limit expires, the collective accord shall automatically take effect.
1- The collective accord shall be considered partially invalid if one or more of the terms in the accord are not yet accepted by the provincial labor office; nevertheless, the other terms which have been registered are still valid for implementation.
2- The collective accord shall be considered completely invalid in one of the following circumstances:
a/ The entire content of the accord is contrary to law;
b/ The signatories do not have the proper competence;
c/ The negotiation and signing of the accord do not proceed according to the prescribed order; or
d/ The accord has not been registered at the provincial labor office.
3- The declaration to annul the collective accord which is considered invalid in the circumstances stipulated at Point a, Item 2, of this Article comes under the jurisdiction of the provincial labor office. With regard to the collective accord signed in circumstances described in Points (b), (c) and (d), Item 2, of this Article, if the terms of the signed accord are favorable to the employees, the provincial labor office shall guide the parties to revise it in due procedure. If no-revision is forthcoming, the provincial labor, office shall declare to annual the accord.
1- Once the collective accord has taken effect, the employer must notify accordingly all employees at the business. Everyone at the business, including those who are hired after the signing of the collective accord, has the responsibility to implement it.
2- When the rights and interests of the employees, upon which agreement has been reached in the labor contract, are lower than those stipulated in the collective accord, the corresponding terms in the collective accord shall apply. All regulations on labor in the business must be changed according to the stipulations in the collective accord.
3- When one party deems that other party either fails to fulfill or violates the collective accord, that party is entitled to demand that the other party conform to the accord. The two parties must discuss a solution. If they cannot agree, each party is entitled to demand resolution of the labor dispute concerning collective labor, according to proceedings prescribed by law.
Article 50.- The collective accord is signed for terms ranging from one year to three years. For a business which signs a collective accord for the first time, the term may be less than one year.
Only three months after the accord takes effect, for accords with terms shorter than one year, and six months, for accords with terms ranging from one year to three years, shall each of the parties be entitled to propose amendments or additions to the accord. These amendments and additions shall be made in the same procedure for the signing of a collective accord.
Article 51.- Prior to the expiring of the collective accord, the two parties may negotiate to extend its term or sign a new accord. If the negotiations are continuing at the time the previous accord expires, that collective accord shall continue to be effective. If the negotiations yield no new collective accord, within three months of the expiring of the previous accord, that accord shall automatically cease to be effective.
1- When a division of a business occurs, or an assignment of ownership, management power or the right to property utilization by a business is made, the succeeding employer has the responsibility to continue to abide by the collective accord until it expires or until a new collective accord is signed.
When businesses merge, the implementation of the collective accord shall be directed by the Government.
2- When a collective accord ceases to be effective because the business terminates its operation, the rights and interests of the employees shall be settled according to Article 66 of this Code.
Article 53.- The employer shall bear all expenses which incurred in the negotiations, signing, registration, amendment, addition and publication of the collective accord.
The representatives of the labor collective who are employees on the payroll of the business shall continue to receive their salaries while taking part in the negotiations and signing of the collective accord.
Article 54.- The provisions in this Chapter shall apply to the negotiations and signing of collective accords within any industry.