Chương IX Luật Lao động 1994: An toàn lao động, vệ sinh lao động
Số hiệu: | 35-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 23/06/1994 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1995 |
Ngày công báo: | 30/09/1994 | Số công báo: | Số 18 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/05/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện Điều kiện lao động cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và về bảo vệ môi trường.
2- Chính phủ lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của Nhà nước; đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
1- Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phải có luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh theo quy định của pháp luật.
Danh Mục các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
2- Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép với cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động.
Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường.
1- Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2- Người sử dụng lao động phải có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị trong doanh nghiệp; nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại trong doanh nghiệp, phải bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc.
1- Trong trường hợp nơi làm việc, máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc và đối với máy, thiết bị đó cho tới khi nguy cơ được khắc phục.
2- Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe doạ nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục.
Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây tai nạn lao động phải được người sử dụng lao động trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động.
Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
Người sử dụng lao động phải bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật.
Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phòng trong công việc của từng người lao động.
Người lao động phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và khám sức khoẻ định kỳ theo chế độ quy định. Chi phí khám sức khoẻ cho người lao động do người sử dụng lao động chịu.
Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức chăm lo sức khoẻ cho người lao động và phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động khi cần thiết.
Người làm việc trong Điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng bằng hiện vật, hưởng chế độ ưu đãi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật.
Người làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân.
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và Điều trị chu đáo. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do Điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Danh Mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.
Người bị bệnh nghề nghiệp phải được Điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khoẻ riêng biệt.
1- Người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng lao động; nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.
2- Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi Điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một Khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội.
3- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Trường hợp do lỗi của người lao động, thì cũng được trợ cấp một Khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lương.
Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải được khai báo, Điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hành vi che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
LABOR SAFETY, LABOR SANITATION
1- The employer has the responsibility to fully provide the employees with equipment for labor safety and labor sanitation and to improve their working conditions. The employee must observe the regulation on labor safety, labor sanitation and the labor rules of the business. All organizations and individuals related to labor and production must observe legislation on labor safety, labor sanitation and environmental protection.
2- The Government shall set up the national program for labor protection, labor safety, labor sanitation and integrate it in the social-economic development plan and budget of the State; invest in scientific research and support the development of enterprises engaged in producing instruments for labor safety, labor sanitation and equipment for personal safety; and publish the standards, rules and measures for labor safety and labor sanitation.
3- The Vietnam General Confederation of Labor shall join the Government to establish the national program for labor protection, labor safety, labor sanitation and to expand programs of scientific research and legislation on labor protection, labor safety and labor sanitation.
1- In new construction, or in the expansion and transformation, of establishments for production, utilization, maintenance, storage and stockpiling of machines, equipment, materials and substances, which require strict labor safety and labor sanitation, measures must be provided to ensure labor safety and labor sanitation at the work places of the employees and the environment as prescribed by law.
The list of machines, equipment, materials and substances requiring strict labor safety and labor sanitation shall be published by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Welfare and the Ministry of Public Health.
2- The production, utilization, maintenance and transportation of machines, equipment, materials, energy, electricity, chemicals, fertilizers, herbicides, rat poisons as well as the change of technology and importation of new technology shall be done in conformity with the standards of labor safety and labor sanitation. The machinery, equipment, material and substances which require strict labor safety and sanitation must be declared, registered and licensed by the State Inspection Office on labor safety or labor sanitation.
Article 97.- The employer must ensure that the place of employment meet the standards on space, ventilation, lighting and the prescribed maximum limits on dust, steam, noxious gases, radiation, magnetism, heat, noise, vibration and other harmful factors. These factors must be controlled and measured regularly.
1- The employer must provide regular control and maintenance of the machines, equipment, building structures and storage according to the standards of labor safety and sanitation.
2- The employer must equip those parts of machines and equipment at the business which are likely to provoke accidents with requisite safety features and guards. At the work place of the business, in places where machines and equipment are installed, and in areas where noxious and dangerous elements are present, arrangements must be made to provide protection against accident, including the posting of prominent instructing signals on labor safety and labor sanitation at visible places.
1- When at a place of work, machinery or equipment, there is a danger of labor accident or occupational disease, the employer must take remedial measures immediately or must order immediate cessation of operations at the said place until the danger has been removed.
2- The employee has the right to refuse to work or to leave the working place when he/she detects that an imminent labor accident is seriously threatening his/her life or health, but he/she must immediately warn the person directly responsible for the danger. The employer must not force the employee to continue his/her work or return to the working place so long as the danger has not been removed.
Article 100.- A working place where dangerous and noxious elements exist and are likely to provoke labor accidents, must be equipped by the employer with technical and medical devices as well as appropriate labor protection equipment, to ensure prompt first aid when an accident occurs.
Article 101.- The employee performing dangerous or noxious jobs must be equipped adequately with personal protection means.
The employer must ensure the provision of means for personal protection, consistent with the standards of quality and design prescribed by law.
Article 102.- In hiring and deploying labor, the employer shall base his/her decision on the health criteria for each type of work. The employer must organize training and guidance for the employee on the regulations and measures for safety and sanitation, as well as the dangers of accident which need to be aware of in the work of each employee.
The employee must be given a health check at the time of hiring and periodical health checks according to the prescribed requirements, the cost of the health checks for the employee is borne by the employer.
Article 103.- The business has the responsibility to organize health care for the employees and must give prompt first aid and emergency aid to the employees when necessary.
Article 104.- The employee working at places where dangerous or noxious elements exit shall receive compensation in kind, enjoys preferential treatment in the setting of work and break time, as prescribed by law.
The employee working in exposure to noxious elements or bacteria must be provided by the employer with measures for detoxification and disinfection and personal hygiene after work.
Article 105.- A labor accident is an accident that causes injuries to any party or function of the body of the employee or death to the employee during the course of work associated with the execution of a job or a task.
The victim of a labor accident must be given prompt first aid and thorough treatment. The employer must take responsibility, as prescribed by law, for the occurrence of the labor accident.
Article 106.- An occupational disease is a disease caused by the harmful effects of the labor conditions on the employee. A list of the occupation diseases shall be published by the Ministry of Public Health and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Welfare, after consultation with the Vietnam General Confederation of Labor and the representative of the employers.
The employee suffering from an occupational disease must be provided with thorough treatment and periodical medical checks and a specific medical record must be maintained for that employee.
1- The employee incapacitated by either a labor accident or an occupational disease shall receive a general examination by the Labor Medical Examination Board to classify both his/her injury and the rate of his/her disability and shall undergo rehabilitation to restore his/her labor capabilities. If later the employee can continue to work, he/she shall be assigned a job suited to his/her health, according to the conclusion of the Labor Medical Examination Board.
2- The employer must bear all the medical costs, from the first aid and emergency care through completion of the treatment to the victim of labor accident or occupational disease. The employee is entitled to social insurance in case of labor accident or occupational disease. If the business has not joined any form of statutory social insurance, the employer must pay the employee a sum equal to that provided for in the Social Insurance Statute.
3- The employer has the responsibility to pay compensation in a amount equal to, at minimum, 30 months of the salary of the employee who suffers a reduction by 81% and more of his/her labor capacity, or an equivalent amount to the close relatives of an employee who dies as a result of a labor accident or an occupational disease not of his/her own fault. When the injury or death of an employee is the result of his/her own fault, the employee is the result of his/her own fault, the employee still receive an allowance equal to, at minimum, 12 months of his/her salary.
Article 108.- All labor accidents and cases of occupational disease must be declared, investigated, recorded in writing, statisticized and periodically reported as prescribed by law.
It is strictly forbidden to conceal or falsely declare or report labor accidents and occupational diseases.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực