Chương X Luật Lao động 1994: Những quy định riêng đối với lao động nữ
Số hiệu: | 35-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 23/06/1994 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1995 |
Ngày công báo: | 30/09/1994 | Số công báo: | Số 18 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/05/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo Điều kiện để người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, giao việc làm tại nhà.
2- Nhà nước có chính sách và biện pháp từng bước mở mang việc làm, cải thiện Điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
1- Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ để ngoài nghề đang làm người lao động nữ còn có thêm nghề dự phòng và để việc sử dụng lao động nữ được dễ dàng, phù hợp với đặc Điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
2- Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thuế đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.
1- Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ.
Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
2- Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần.
3- Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Người lao động nữ có thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thường theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, nếu có giấy của thầy thuốc chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Trong trường hợp này, thời hạn mà người lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do thầy thuốc chỉ định.
1- Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con, theo danh Mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Doanh nghiệp nào đang sử dụng lao động nữ làm các công việc nói trên phải có kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần người lao động nữ sang công việc khác phù hợp, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, cải thiện Điều kiện lao động hoặc giảm bớt thời giờ làm việc.
2- Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ bất kỳ độ tuổi nào làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước.
1- Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn đến sáu tháng do Chính phủ quy định, tuỳ theo Điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Quyền lợi của người lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản được quy định tại Điều 141 và Điều 144 của Bộ luật này.
2- Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khoẻ và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc.
1- Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.
2- Người lao động nữ làm công việc nặng nhọc, khi có thai đến tháng thứ bảy, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
3- Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, mà vẫn hưởng đủ lương.
1- Nơi có sử dụng lao động nữ, phải có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ.
2- Ở những nơi sử dụng nhiều lao động nữ, người sử dụng lao động có trách nhiệm giúp đỡ tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí cho lao động nữ có con ở lứa tuổi gửi trẻ, mẫu giáo.
1- Trong thời gian nghỉ việc để đi khám thai, để thực hiện biện pháp kế hoạch hoá gia đình hoặc do sảy thai; nghỉ để chăm sóc con dưới bảy tuổi ốm đau, nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi, người lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc được người sử dụng lao động trả một Khoản tiền bằng mức trợ cấp bảo hiểm xã hội. Thời gian nghỉ việc và chế độ trợ cấp nói tại Khoản này do Chính phủ quy định. Trường hợp người khác thay người mẹ chăm sóc con ốm đau, thì người mẹ vẫn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
2- Hết thời gian nghỉ thai sản theo chế độ và cả trong trường hợp được phép nghỉ thêm không hưởng lương, khi trở lại làm việc, người lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.
1- Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ phải phân công người trong bộ máy quản lý Điều hành doanh nghiệp làm nhiệm vụ theo dõi vấn đề lao động nữ; khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em, phải tham khảo ý kiến của đại diện những người lao động nữ.
2- Trong số Thanh tra viên lao động phải có tỷ lệ thích đáng nữ Thanh tra viên.
SPECIFIC PROVISIONS ON WOMEN'S LABOR
1- The State ensures the right to equality of women to men in all domains of employment and shall adopt policies encouraging employers to create conditions for female employees to have regular jobs. It should also widely apply to female employees the system of flexible work schedule, non-full work day, non-full work week, and take-home work.
2- The State shall adopt for female employees policies and measures to expand their employment step by step, improve their working conditions, upgrade their professional standard, care for their health, and promote their material and spiritual welfare with a view to helping the female employees effectively promote their professional capabilities and harmoniously combine work with family life.
1- The State agencies have the responsibility to devise diversified and convenient forms of training for female employees to provide them with skills for jobs other than their incumbent ones, and to facilitate the use of female labor in a manner suitable to the physical characteristics of women as well as their maternal function.
2- The State shall adopt policies of preferential treatment and tax reduction to the businesses employing a predominantly female labor force.
1- Gender discrimination against female employees and abuse of their honor and dignity by the employer are strictly forbidden.
The employer must observe the principle of gender equality in recruitment, utilization, pay raise and remuneration for work performed.
2- The employer must give priority to the woman who meets all the requirements for a job position that the business is seeking to fill and which can be filled by either a man or a woman.
3- The employer may not dismiss or unilaterally terminate a labor contract with a female employee for reasons of marriage, pregnancy, maternity leave or of caring for her child under 12 months of age, unless the business terminates its operation.
Article 112.- The pregnant female employee is entitled to unilaterally terminate her labor contract without having to pay compensation, stipulated in Article 41 of this Code, if she can produce a certification by a doctor that there will be harmful effects on the fetus if she continues working. In this case, the time limit during which the female employee has to notify her employer in advance about her job termination shall depend on the time prescribed as safe for her by the doctor.
1- The employer is not allowed to use female labor for heavy or dangerous jobs or jobs which necessitate exposure to noxious substances of harmful effects on the reproductive and child-rearing function of women. The list of such substances is to be published by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Welfare and the Ministry of Public Health.
Businesses employing female labor for the above mentioned jobs must adopt plans for retraining in order to transfer gradually such female employees to more appropriate jobs, must increase health protection, and must improve the working conditions or reduce the work time.
2- The employer may not use female employees of any age for permanent work in mines or jobs requiring constant immersion in water.
1- The female employee is entitled to take leave before and after child birth, for four to six months, according to prescriptions by the Government and depending on the working conditions, the character of the job and whether it is a heavy or noxious job or a job in a remote region. If she gives birth to a twin or more children, the mother is entitled to another 30 days of leave for each additional child. The rights and interests of the female employees during maternity leave are defined in Article 141 and 144 of this Code.
2- Upon the end of the maternity leave, the female employee may take and additional unpaid leave, as may be agreed with the employer, if she so requests. The female employee may return to work before the end of her maternity leave, but no sooner than two months after the childbirth, if her doctor certifies in writing that her return to work will not harm her health. However, she must notify the employer in advance. In this case the female employee shall continue to receive the childbirth allowance besides the pay for her labor.
1- The employer may not assign a female employee who is seven or more months pregnant or who is caring for her child of less than 12 months of age to overtime work, nighttime work or work involving significant travel.
2- From the seventh month of her pregnancy onward, the female employee performing heavy labor shall be assigned to a lighter job or shall have her work day reduced by one hour, while continuing to receive full pay.
3- The female employee is entitled to 30 minutes of rest per workday during her menstrual period. The female employee caring for her child of less than 12 months of age is entitled to 60 minutes off during work time while continuing to receive full pay.
1- At locations where female employees work, there must be a place to change, a bathroom and a room for women's hygiene.
2- In places where a large female labor force is employed, the employer has the responsibility to help organize day-care centers for children, or cover part of the cost incurred to the female employees in sending their children to day-care centers.
1- During her leave for pre-natal examination, for taking a family-planning measure, or on account of a miscarriage, tending a sick child under seven years of age or of adopting a new-born, the female employee shall still receive a social insurance allowance or shall be paid a sum equivalent to the social insurance allowance by the employer. The duration of the leave and the level of allowance stipulated in this item shall be defined by the Government. If the sick child is cared for by a person other than the mother, the mother shall still receive the social insurance allowance.
2- Upon completion of her statutory maternity leave and even the additional unpaid leave allowed to her, the female employee shall still be assured of her job when she returns to work.
1- At businesses employing a large female labor force, the persons responsible at the managerial board must assign an individual to monitor female labor affairs. Before taking any decision related to the rights and interests of the female employees and their children, consultation must be made with the representative of the female employees.
2- Among the labor inspectors there must be an appropriate number of women inspectors.,