Chương XI Luật Lao động 1994: Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác
Số hiệu: | 35-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 23/06/1994 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1995 |
Ngày công báo: | 30/09/1994 | Số công báo: | Số 18 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/05/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Nơi có sử dụng người lao động chưa thành niên phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu.
2- Nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên.
Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng những trẻ em này phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.
Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.
Cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh Mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
1- Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá bảy giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần.
2- Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
1- Nếu có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi kéo dài thời hạn hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương IV của Bộ luật này.
2- Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.
3- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ người lao động cao tuổi, không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người cao tuổi.
1- Nhà nước bảo hộ quyền làm việc của người tàn tật và khuyến khích việc thu nhận, tạo việc làm cho người tàn tật. Hàng năm, Nhà nước dành một Khoản ngân sách để giúp người tàn tật phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, học nghề và có chính sách cho vay với lãi suất thấp để người tàn tật tự tạo việc làm và tự ổn định đời sống.
2- Những nơi thu nhận người tàn tật vào học nghề được xét giảm thuế, được vay vốn với lãi suất thấp và được hưởng các ưu đãi khác để tạo Điều kiện cho người tàn tật học nghề.
3- Chính phủ quy định tỷ lệ lao động là người tàn tật đối với một số nghề và công việc mà doanh nghiệp phải nhận; nếu không nhận thì doanh nghiệp phải góp một Khoản tiền theo quy định của Chính phủ vào quỹ việc làm để góp phần giải quyết việc làm cho người tàn tật. Doanh nghiệp nào nhận người tàn tật vào làm việc vượt tỷ lệ quy định thì được Nhà nước hỗ trợ hoặc cho vay với lãi suất thấp để tạo Điều kiện làm việc thích hợp cho người lao động là người tàn tật.
4- Thời giờ làm việc của người tàn tật không được quá bảy giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần.
Cơ sở dạy nghề và những cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được giúp đỡ cơ sở vật chất ban đầu về nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị và được miễn thuế, được vay vốn với lãi suất thấp.
1- Những nơi dạy nghề cho người tàn tật hoặc sử dụng lao động là người tàn tật phải tuân theo những quy định về Điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp và thường xuyên chăm sóc sức khoẻ của lao động là người tàn tật.
2- Cấm sử dụng người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc ban đêm.
3- Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động là người tàn tật làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh Mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Người lao động là thương binh, bệnh binh, ngoài các quyền lợi quy định tại các Điều trong Mục này, còn được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh.
1- Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có quyền kiêm việc hoặc kiêm chức trên cơ sở giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, với Điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ các hợp đồng lao động đã giao kết và phải báo cho người sử dụng lao động biết.
2- Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao được bảo hộ về quyền tác giả theo quy định của pháp luật khi có giải pháp hữu ích và sáng chế, phát minh. Trường hợp công trình nghiên cứu do vốn đầu tư của doanh nghiệp tài trợ thì được chia hiệu quả kinh tế theo hợp đồng đã ký kết về đề tài nghiên cứu đó.
3- Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có quyền nghỉ dài hạn không hưởng lương hoặc được hưởng một phần lương để nghiên cứu khoa học hoặc để học tập nâng cao trình độ mà vẫn được giữ chỗ làm việc, theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4- Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao được ưu tiên áp dụng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 124 của Bộ luật này.
5- Nếu tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh của nơi mình làm việc thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này, người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 89 và Điều 90 của Bộ luật này.
1- Người sử dụng lao động có quyền giao kết hợp đồng lao động với bất kỳ người nào có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, kể cả công chức Nhà nước trong những công việc mà quy chế công chức không cấm.
2- Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo Điều kiện thuận lợi để không ngừng phát huy tài năng có lợi cho doanh nghiệp và có lợi cho đất nước. Những ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao không bị coi là phân biệt đối xử trong sử dụng lao động.
3- Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đến làm việc ở vùng cao, biên giới, hải đảo và những vùng có nhiều khó khăn.
Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong khu chế xuất, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam, hoặc làm việc cho cá nhân là người nước ngoài tại Việt Nam và người nước ngoài lao động tại Việt Nam đều phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật lao động Việt Nam bảo vệ.
1- Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại Điều 131 của Bộ luật này muốn tuyển lao động là người Việt Nam phải thông qua tổ chức dịch vụ việc làm quy định tại Điều 18 của Bộ luật này. Nếu tổ chức dịch vụ việc làm giới thiệu hoặc tuyển lao động không đáp ứng yêu cầu, thì doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có quyền trực tiếp tuyển và phải báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
Đối với công việc đòi hỏi kỹ thuật cao hoặc công việc quản lý mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân được tuyển người nước ngoài cho một thời hạn nhất định nhưng phải có kế hoạch, chương trình đào tạo để người Việt Nam có thể sớm làm được công việc đó và thay thế họ.
2- Mức lương tối thiểu đối với người lao động là người Việt Nam làm việc trong các trường hợp quy định tại Điều 131 của Bộ luật này, do Chính phủ quyết định và công bố sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.
3- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, việc giải quyết tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức và các trường hợp khác quy định tại Điều 131 của Bộ luật này, được thực hiện theo quy định của Chính phủ Việt Nam.
1- Người nước ngoài làm việc thường xuyên cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam cấp.
2- Người nước ngoài lao động tại Việt Nam được hưởng các quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
1- Người lao động là công dân Việt Nam được phép đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động mà người đó chịu sự Điều hành của tổ chức, cá nhân nước ngoài, thì phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động nước sở tại; nếu theo hiệp định về hợp tác lao động được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước sở tại thì phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động nước sở tại và hiệp định đó.
2- Đối với người lao động là công dân Việt Nam được phép đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nhận thầu, khoán công trình do doanh nghiệp Việt Nam Điều hành và trả lương, thì áp dụng các quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
1- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có quyền được biết các quyền lợi và nghĩa vụ của mình, được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ về mặt lãnh sự và tư pháp, được quyền chuyển thu nhập bằng ngoại tệ và tài sản cá nhân về nước, được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chính sách, chế độ khác theo quy định pháp luật của Việt Nam và của nước sở tại.
2- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghĩa vụ đóng góp một phần tiền lương cho quỹ bảo hiểm xã hội.
Người làm nghề hoặc công việc đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật được áp dụng một số chế độ phù hợp về tuổi học nghề và tuổi nghỉ hưu; về ký kết hợp đồng lao động; về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; về tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của Chính phủ.
1- Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nhận việc về làm thường xuyên tại nhà mà vẫn được hưởng nguyên quyền lợi như người đang làm việc tại doanh nghiệp.
2- Người lao động làm việc tại nhà theo hình thức gia công không thuộc phạm vi áp dụng của Bộ luật này.
Ở những nơi sử dụng dưới 10 người lao động, thì người sử dụng lao động vẫn phải bảo đảm những quyền lợi cơ bản của người lao động theo quy định của Bộ luật này, nhưng được giảm, miễn áp dụng một số tiêu chuẩn và thủ tục do Chính phủ quy định.
1- Người được thuê mướn để giúp việc trong gia đình có thể giao kết hợp đồng lao động bằng miệng hoặc bằng văn bản; nếu được thuê mướn để trông coi tài sản thì phải ký kết bằng văn bản.
2- Người sử dụng lao động phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình, có trách nhiệm chăm sóc khi người giúp việc bị ốm đau, tai nạn.
3- Tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các Khoản trợ cấp do hai bên thoả thuận khi giao kết hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động phải cấp tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc tự ý thôi việc khi chưa hết thời hạn hợp đồng lao động.
SOME SPECIFIC REGULATIONS CONCERNING MINORS AND OTHER TYPES OF LABORERS
1- A minor laborer is one under 18 years of age. Where the employment of minors occurs, there must be a separate record of each minor's full name, date of birth, current jobs, the result of each periodical health check, which must be produced to the labor inspector on request.
2- It is strictly forbidden to misuse the labor of minors.
Article 120.- It is forbidden to employ children below 15 years of age, except for those professions and jobs to be defined by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Welfare.
With regard to the occupations and jobs which are allowed to employ children under 15 years of age for work, job learning or apprenticeship, their admission and the utilization of their labor must be consented and monitored by their parents or tutors.
Article 121.- An employer is allowed to employ minors only for jobs suited to a minor's health in order to protect the development of their physical and intellectual conditions as well as their personality. The employer has the responsibility to care for the minor employee in the domain of labor, wages, health and education during employment.
It is forbidden to employ minors in heavy and dangerous jobs or jobs necessitating exposure to noxious substances prescribed in the list published by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Welfare and the Ministry of Public Health.
1- The work hours of a minor employee may not exceed seven hours per day nor 42 hours per week.
2- The employer may assign minor employees to overtime work or night time work only in a number of occupations and jobs defined by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Welfare.
Article 123.- An elderly employee is one over 60 years of age for men and over 55 years of age for women.
In the last year before retirement, the elderly employee is entitled to a reduction of one hour from his/her daily work time or to the system of non-full work day or non-full work week, according to prescriptions by the Government.
1- If the need arises, the employer may agree with the elderly employee to extend the labor contract or to sign a new labor contract, as provided for in Chapter IV of this Code.
2- If, after retirement, the elderly employee works under a new labor contract, apart from the benefits he/she enjoys from the pension system, the elderly employee shall enjoy the benefits stipulated in the labor contract.
3- The employer has the responsibility to care for the health of the elderly employee and may not employ the elderly employee in heavy or dangerous jobs or jobs necessitating regular exposure to noxious substances which negatively impart the health of the elderly employee.
SECTION III.- DISABLED LABORERS
1- The State protects the right of the disabled to work and encourages the employment of, and job creation for, the disabled. The State shall devote part of its annual budget to help the disabled recover their health, rehabilitate their work capacities or learn a trade. The State shall adopt policies of granting low-interest loans to the disabled so that they can procure jobs for themselves and stabilize their lives.
2- Institutions which admit the disabled for job training are entitled to a tax reduction, to low-interest loans and other preferential treatments in order t create conditions to enable the disabled to learn a trade.
3- The Government shall set a mandatory quota for disabled labor for a number of occupations and jobs. If a business with these occupations and jobs does not accept this quota, it shall pay a sum proscribed by the Government to the employment fund to help in the creation of employment for the disabled. Any business which employs a number of disabled than the assigned quota shall receive financial support or low-interest loans from the Government in order to create working conditions suitable for disabled employees.
4- The work hours for a disabled employee shall not exceed seven hours per day and 42 hours per week.
Article 26.- Vocational institutions as well as production and business establishments, which are specifically reserved for the disabled, shall receive financial assistance in their initial stage to install workshops, schools and classrooms and to purchase equipment and facilities and shall enjoy tax exemption and low-interest loans.
1- Institutions which provide vocational training for the disabled or employ the disabled must observe regulations concerning appropriate working conditions, labor tools, labor safety, labor sanitation and must provide regular care for the health of the disabled.
2- It is forbidden to assign the disabled who have lost more than 51% of their ability to overtime or night work.
3- The employer may not employ the disabled for heavy or dangerous jobs or jobs which necessitate regular exposure to noxious substances, as defined in the list published by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Welfare and the Ministry of Public Health.
Article 128.- The employee who is an injured or diseased military personnel shall, apart from the benefits defined in this Section, enjoy the State preferential treatments with regard to war invalids and diseased soldiers.
SECTION IV.- EMPLOYEES WITH HIGH PROFESSIONAL AND TECHNICAL SKILLS
1- The employee with a high professional and technical skill is entitled to hold multiple jobs and posts through integrating labor contracts with many employers on condition that the employee ensure a full implementation of the labor contracts he/she has already signed and notify all the employers.
2- The employee with a high professional and technical skill shall enjoy copyright or patent protection, as prescribed by law, when he/she devises a useful solution, an innovation or an invention. When his/her research project is funded by the business's capital, he/she shall receive his/her share of the economic results according to the contract already signed for that research project.
3- The employee with a high professional and technical skill is entitled to take long-term unpaid leave or to partial pay in order to conduct his/her research work or to improve his/her standard while continuing to hold his/her job at the office or business by mutual agreement with the employer.
4- The employee with a high professional and technical skill shall be prioritized for the application of the regulations stipulated in Items 1 and 2, Article 124, of this Code.
5- If the employee with a high professional and technical skill discloses a technological or business secret of the institution which employs him/her, he/she shall, beside being disciplined under the terms of Article 85 of this Code, pay compensations for damage, as provided for in Articles 89 and 90 of this Code.
1- An employer is entitled to enter into a labor contract with any person with a high professional and technical skill, including State employees in jobs not prohibited by the Public Servants Statute.
2- The employee with a high professional and technical skill shall receive preferential treatment by the State and the employer, both of whom shall create favorable conditions for the development of such employee's capabilities and talents for the benefit of the business and the country. Such preferential treatment accorded to the employee with high professional and technical skill shall not be regarded as discrimination in the use of labor.
3- The State shall encourage and provide special preferential policies with regard to employees with high professional and technical skills who are willing to go to work in the highlands, border regions, offshore islands and other difficult places.
SECTION V.- EMPLOYEES WORKING FOR FOREIGN ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN VIETNAM, FOREIGNERS WORKING IN VIETNAM, AND VIETNAMESE EMPLOYEES WORKING ABROAD
Article 131.- Vietnamese citizens working in businesses founded under the Law on Foreign Investment in Vietnam, in the export processing zones, in foreign or international agencies or organizations in Vietnam, or working for individuals who are foreign nationals in Vietnam or foreigners working in Vietnam must all abide by the Vietnamese labor legislation and are protected by the Vietnamese labor legislation.
Article 132.-
1- The businesses, agencies, organizations and individuals, described in Article 131 of this Code, that want to employ Vietnamese must go through the employment service, defined at Article 18 of this Code. If the employment service introduces or recruits laborers who do not meet their requirements, these businesses, organizations or individuals are entitled to make the recruitment directly but they must notify the labor office at the provincial level or another competent authority.
With regard to jobs requiring high technical or managerial skills which the Vietnamese side cannot yet fil, the business, organization or individual is authorized to employ a foreigner for a certain period of time but it must have a planned training program so that a Vietnamese may soon fulfill the job requirement and replace the foreigner.
2- The minimum wage of a Vietnamese employed as defined in Article 131 of this Code shall be set and published by the Government after consulting the Vietnam General Confederation of Labor and the representative of the employers.
3- Work time, break time, labor safety, labor sanitation, social insurance, settlement of labor disputes in the businesses, organizations and in other circumstances defined in Article 131 of this Code shall be determined as established by the Vietnamese Government.
1- Foreigners working on a permanent basis for a Vietnamese business, organization or individual or for a business with foreign investment in Vietnam must have a Labor Permit issued by the Vietnamese Ministry of Labor, War Invalids and Social Welfare.
2- A foreigner working in Vietnam is entitled to benefits and must fulfill obligations as prescribed by Vietnamese law except where otherwise provided for in international conventions which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
1- The employee, who is a Vietnamese citizen allowed to go to work in a foreign country under a labor contract and who comes under the management of a foreign organization or individual, shall have to obey the prescriptions of the labor legislation of that country. If he/she works under an agreement on labor cooperation, signed between the Vietnamese government and the government of that country, he/she must abide by the prescriptions of the labor legislation of that country and the said agreement.
2- With regard to the employee who is a Vietnamese citizen allowed to go to work in a foreign country, under a construction contract signed by a Vietnamese business, and who comes under the management of, and is paid, by this business, the provisions of this Code shall apply unless otherwise provided for in an international convention which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
1- An employee who goes to work in a foreign country is entitled to be apprised of his/her rights, interests and obligations, to be guaranteed consular and juridical protection by a competent overseas Vietnamese office, to be able to repatriate his/her income in foreign currencies and his/her personal property to the country, to be entitled to the social insurance benefits and other policies and regimes according to the laws of Vietnam and that foreign country.
2- The employee who goes to work in a foreign country has the duty to contribute part of his/her salary to the social insurance fund.
SECTION VI.- SOME OTHER TYPES OF LABOR
Article 136.- The person who works in a special occupation or job in the domain of arts shall enjoy a number of regimes on apprenticeship and retirement ages; on labor contract commitments; on work and break time; and on salary and wage subsidies, bonuses, labor safety and labor sanitation, according to prescriptions by the Government.
1- The employee may agree with the employer to perform work to be done regularly at home while enjoying all the benefits of an employee actually working at the business.
2- An individual receiving work to do at home by sub-contract does not come under the jurisdiction of this Code.
Article 138.- At businesses employing fewer than 10 employees, the employer must still assure the basic interests of the employee, as prescribed in this Code, but is entitled to a number of reductions or exemptions from certain requisite standards and procedures prescribed by the Government.
1- A person who is hired to do housework can make either a verbal or written labor contract. But if he/she is hired to be a caretaker, the labor contract must be in writing.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực