Chương XII Luật Lao động 1994: Bảo hiểm xã hội
Số hiệu: | 35-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 23/06/1994 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1995 |
Ngày công báo: | 30/09/1994 | Số công báo: | Số 18 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/05/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Nhà nước quy định chính sách về bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác.
2- Các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp.
1- Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với những doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên. Ở những doanh nghiệp này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật này và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.
2- Người lao động làm việc ở những nơi sử dụng dưới 10 người lao động, hoặc làm những công việc thời hạn dưới ba tháng, theo mùa vụ, hoặc làm các công việc có tính chất tạm thời khác, thì các Khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do người sử dụng lao động trả để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm.
1- Khi ốm đau, người lao động được khám bệnh và Điều trị tại các cơ sở y tế theo chế độ bảo hiểm y tế.
2- Người lao động ốm đau có giấy chứng nhận của thầy thuốc cho nghỉ việc để chữa bệnh tại nhà hoặc Điều trị tại bệnh viện thì được trợ cấp ốm đau do quỹ bảo hiểm xã hội trả.
Mức trợ cấp ốm đau phụ thuộc Điều kiện làm việc, mức và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội do Chính phủ quy định.
1- Trong thời gian người lao động nghỉ việc để chữa trị vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải trả đủ lương và chi phí cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 107 của Bộ luật này.
Sau khi Điều trị, tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động được giám định và xếp hạng thương tật để hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng do quỹ bảo hiểm xã hội trả.
2- Trong thời gian làm việc, nếu người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thì thân nhân được nhận chế độ tử tuất theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật này và được quỹ bảo hiểm xã hội trợ cấp thêm một lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
1- Trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật này, người lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng 100% tiền lương và được trợ cấp thêm một tháng lương, đối với trường hợp sinh con lần thứ nhất, thứ hai.
2- Các chế độ khác của người lao động nữ được áp dụng theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật này.
1- Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi có đủ Điều kiện về tuổi đời và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Tuổi đời được hưởng chế độ hưu trí của những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại hoặc làm việc ở vùng cao, biên giới, hải đảo và một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định;
b) Đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên.
2- Trường hợp người lao động không đủ Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, nhưng nếu có một trong các Điều kiện sau đây thì cũng được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức thấp hơn:
a) Người lao động đủ Điều kiện về tuổi đời quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng ít nhất đã có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên chưa đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng ít nhất đã đủ 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
c) Người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại theo quy định của Chính phủ, đã đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
3- Người lao động không đủ Điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì được hưởng trợ cấp một lần.
4- Mức hưởng chế độ hưu trí hàng tháng và trợ cấp một lần quy định tại các Khoản 1, Khoản 2 và 3 Điều này, phụ thuộc vào mức và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội do Chính phủ quy định.
1- Người lao động đang làm việc, người hưởng chế độ hưu trí, hưởng trợ cấp hàng tháng về mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi chết thì người lo việc mai táng được nhận tiền mai táng do Chính phủ quy định.
2- Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người đã đóng bảo hiểm xã hội 15 năm trở lên, người hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng, khi chết nếu có con chưa đủ 15 tuổi, vợ (hoặc chồng), bố, mẹ đã hết tuổi lao động mà khi còn sống người đó đã trực tiếp nuôi dưỡng, thì những thân nhân này được hưởng chế độ tuất hàng tháng. Trường hợp người chết không có thân nhân đủ Điều kiện hưởng chế độ tuất hàng tháng hoặc chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm, thì gia đình được hưởng chế độ tuất một lần nhưng không quá 12 tháng lương hoặc trợ cấp đang hưởng.
3- Người hưởng chế độ hưu trí, chế độ trợ cấp mất sức lao động, chế độ trợ cấp tai nạn lao động hạng 1, hạng 2 hoặc bệnh nghề nghiệp hạng 1, hạng 2 trước ngày ban hành Bộ luật này, thì thực hiện chế độ tử tuất theo quy định tại Điều này.
1- Thời gian làm việc của người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước trước ngày Bộ luật này có hiệu lực, nếu chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần do quỹ bảo hiểm xã hội trả, thì được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
2- Quyền lợi bảo hiểm của những người đang hưởng chế độ hưu trí, hưởng trợ cấp hàng tháng về mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tiền tuất trước ngày Bộ luật này có hiệu lực vẫn được ngân sách Nhà nước tiếp tục bảo đảm và được Điều chỉnh phù hợp với chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành.
1- Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương;
b) Người lao động đóng bằng 5% tiền lương;
c) Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động;
d) Các nguồn khác.
2- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của Chính phủ.
Chính phủ ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội, thành lập hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội, ban hành Quy chế về tổ chức, hoạt động của Quỹ bảo hiểm xã hội với sự tham gia của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
1- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được nhận các Khoản trợ cấp về bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.
2- Khi xảy ra tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội thì giải quyết theo các quy định tại Chương XIV của Bộ luật này. Nếu xảy ra tranh chấp với cơ quan bảo hiểm xã hội, thì tranh chấp được giải quyết theo quy chế về tổ chức, hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội.
Nhà nước khuyến khích người lao động, công đoàn, người sử dụng lao động và các tổ chức xã hội khác lập các quỹ tương trợ xã hội.
1- The State shall enact policies of social insurance to expand and raise gradually the material well-being of the employee and his/her family, thus contributing to the stabilization of their life in times of sickness, pregnancy, retirement, death, labor accident, occupational disease, loss of employment or other misfortunes and difficulties.
2- Various forms of obligatory or voluntary social insurance shall be provided to each type of employee and business, to assure that the employees have access to appropriate forms of social insurance.
1- Obligatory forms of social insurance shall apply to businesses employing more than 10 employees. At these businesses, the employer as well as the employee must pay the social insurance premiums, as defined at Article 149 of this Code, and the employee is beneficiary of social insurance allowances in the event of sickness, labor accident, occupational disease, pregnancy, retirement or death.
2- With regard to the employee working in a business employing fewer than 10 employees, performing jobs lasting less than three months, or jobs of a seasonal or temporary character, the employee's social insurance allowances shall be included in his/her salary paid by the employer, so that he/she can join a social insurance scheme of his/her choice or look after his/her own insurance.
1- In the event of sickness, the employee is entitled to medical examinations and treatment at medical facilities, according to the provisions of the medial insurance.
2- The employee who becomes sick, and is allowed by the doctor to be treated at home or at the hospital, shall receive a sickness allowance paid by the social insurance fund.
The level of this sickness allowance depends on the type and condition of work, the social insurance premiums the employee has paid and the time length of his/her buying them. This level is set by the Government.
1- During the employee's medical treatment following a labor accident or as a result of an occupational disease, the employer must pay the full salary and medical expenses for the affected employee, as provided for in Item 2, Article 107, of this Code.
After the treatment, depending on the level of his/her disability as a result of the labor accident or occupational disease, the employee shall be examined by the Medical Examination Board, which will classify the degree of his/her disability for the allocation of his/her disability allowance to be paid either once for all or monthly by the social insurance fund.
2- If, during the course of the employment, the employee dies as a result of a labor accident or occupational disease, his/her closest relatives shall receive a death indemnity, as defined in Article 146 of this Code, plus an allowance from social insurance amounting to 24 months of the minimal salary set by the Government.
1- If during her maternity leave, as defined at Article 114 of this Code, if the female employee has paid her social insurance premium, she shall receive a social insurance benefit equal to 100% of her salary, plus an allowance equal to one month salary if she gives birth to her first or second child.
2- The other regimes concerning female employees shall apply as defined at Article 117 of this Code.
1- The employee shall benefit from a monthly pension if he/she meets the following conditions on age and social insurance premium:
a/ The employee is 60 years of age for men and 55 years of age for women. The personable age of the employees who work on heavy or noxious jobs or in highlands, border regions, off-shore islands and some special cases shall be defined by the Government.
b/ The employee has paid his/her social insurance premium for at least 20 years.
2- The employee who does not meet all the conditions stated above shall also receive a monthly pension at a lower rate if he/she fills one of the following conditions:
a/ He/she has reached the age stipulated at Point (a), Item 1, of this Article and has paid his/her social insurance premiums for at least 15 years.
b/ The employee has paid his/her social insurance premiums for at least 20 years and is at least 50 years of age for men and 45 years of age for women and who has lost at least 61% of his/her working capacity;
c/ The employee performs especially heavy or noxious jobs as prescribed by the Government and has paid his/her social insurance premiums for at least 20 years and has lost at least 61% of his/her working capacity.
3- An employee who cannot meet the conditions for entitlement to the monthly pension as defined in Items 1 and 2 of this Article shall receive a package allowance.
4- The level of monthly pension and package allowance, defined in Item 1, 2 and 3 of this Article, depends on the levels of the premium and the number of years it has been paid, which are prescribed by the Government.
1- When an employee, a pensioner or a beneficiary of monthly allowances for labor incapacitation, labor accident or occupational disease, dies, the person in charge of his/her funeral shall receive a funeral allowance, prescribed by the Government.
2- A monthly allowance shall be granted to the close relative of an employee who dies as a result of a labor accident, an occupational disease, who dies after having paid his/her social insurance premiums for more than 15 years, who dies while benefiting from a monthly pension or monthly allowance for labor accident or occupational disease, who has children under 15 years of age, or whose spouse or parents are past the working age whom he/she directly catered for while he/she was living. If the deceased employee has no relatives eligible for a monthly allowance or has not paid his/her social insurance premiums for 15 years, his/her family shall receive a package allowance, but this may not exceed an amount equal to 12 months of his/her salary or of the allowance he/she had been receiving.
3- The beneficiary of the pension system, of the allowance for labor incapacitation or the allowance for labor accidents, in degrees 1 and 2, or occupational diseases, in degrees 1 and 2, prior to the effective date of this Code, shall benefit from the death allowance provisions stipulated in this Article.
1- The time worked by an employee of a State owned business before this Code becomes effective shall be covered by the social insurance if the employee has not received the severance allowance or the package allowance paid by the social insurance fund.
2- Social insurance benefits of pensioners, beneficiaries of monthly allowances for labor incapacitation, labor accident, occupational disease and death, prior to the effective date of this Code, shall be assured by the State budget and shall be readjusted to fit in with the social insurance policy in force.
Article 148.- Businesses engaged in agriculture, forestry, fishery and salt production have the responsibility to take part in different forms of social insurance suitable to the characteristics of their production and use of labor in each branch, according to the Statute on Social Insurance.
1- The social insurance fund is funded by the following sources:
a/ Contribution by the employer representing 15% of the total wage fund;
b/ Contribution by the employee representing 5% of his/her wage;
c/ Contributions and allowances by the State to ensure the implementation of the social insurance policy for the employee; and
d/ Other sources.
2- The social insurance fund is placed under unified management, according to the financial regulations of the State and the system of independent accounting, and is protected by the State. The fund is authorized to take measures to preserve its value and increase its growth, according to prescriptions of the Government.
Article 150.- The Government shall issue the Statute on Social Insurance, establish a system of social insurance and promulgate the Rules on Organization and Operation of the Social Insurance Fund with the participation of the Vietnam General Confederation of Labor.
1- The employee taking part in the social insurance scheme shall receive full social insurance benefits in an expeditious and timely manner.
2- Any dispute arising between the employee and the employer concerning social insurance shall be settled according to the provisions of Chapter XIV of this Code. If a dispute involves the social insurance agency, it shall be settled according to the Rules on Organization and Operation of the Social Insurance Fund.
Article 152.- The State encourages employees, trade unions, employers and other social organizations to establish social mutual assistance funds.