Chương VIII Luật Lao động 1994: Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Số hiệu: | 35-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 23/06/1994 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1995 |
Ngày công báo: | 30/09/1994 | Số công báo: | Số 18 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/05/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và Điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động.
Nội quy lao động không được trái với pháp luật lao động và pháp luật khác. Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.
2- Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.
3- Người sử dụng lao động phải đăng ký bản nội quy lao động tại cơ quan lao động cấp tỉnh. Nội quy lao động có hiệu lực, kể từ ngày được đăng ký. Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản nội quy lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh phải thông báo việc đăng ký. Nếu hết thời hạn trên mà không có thông báo, thì bản nội quy lao động đương nhiên có hiệu lực.
1- Nội quy lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự trong doanh nghiệp;
c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp;
đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
2- Nội quy lao động phải được thông báo đến từng người và những Điểm chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp.
1- Người vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây:
a) Khiển trách;
b) Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng;
c) Sa thải.
2- Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
1- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
b) Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật;
c) Người lao động tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng.
2- Sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh biết.
1- Khi tiến hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.
2- Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa.
3- Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.
4- Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
1- Người bị khiển trách sau ba tháng và người bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác sau sáu tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật.
2- Người bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác, sau khi chấp hành được một nửa thời hạn, nếu sửa chữa tiến bộ, thì được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.
Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.
Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tuỳ trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường; trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.
1- Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
2- Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá ba tháng. Trong thời gian đó, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người lao động phải được tiếp tục làm việc.
3- Nếu có lỗi mà bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền đã tạm ứng.
4- Nếu người lao động không có lỗi thì người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương và phụ cấp lương trong thời gian tạm đình chỉ công việc.
Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thoả đáng, có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
Khi cơ quan có thẩm quyền kết luận về quyết định xử lý của người sử dụng lao động là sai, thì người sử dụng lao động phải huỷ bỏ quyết định đó, xin lỗi công khai, khôi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất cho người lao động.
LABOR DISCIPLINE, MATERIAL LIABILITY
1- Labor discipline is the set of norms regarding the time, technology and management of production and business. It is stipulated in the labor regulation.
The labor regulation must not contravene the labor legislation and other legislation. A business employing ten or more employees must have a written labor regulation.
2- Before publishing the labor regulation, the employer must consult the Executive Committee of the local Trade Union at the business.
3- The employer must register the labor regulation with the provincial labor office. The labor regulation shall take effect from the day of registration. Within ten days of receiving the labor regulation, the labor provincial labor office must issue a notice of registration. If no notification is received after this period, the labor regulation shall automatically take effect.
1- A labor regulation must comprise the following essential points:
a/ The work and break times;
b/ Discipline in the business;
c/ Labor safety and labor sanitation at the work place;
d/ Protection of property and technology and trade secrets of the business;
e/ Acts which violate labor discipline, disciplinary measures and material liability.
2- The labor regulation must be notified to each employee and its main points must be posted up at the necessary places in the business.
1- An employee who violates the labor discipline shall, depending on the seriousness of his/her fault, be subjected to one of the following disciplinary measures:
a/ Reprimand;
b/ Transfer to another job with a lower pay for a maximum of six months; or
c/ Dismissal.
2- It is forbidden to apply many disciplinary measures at the same time against an act of violation of the labor discipline.
1- Dismissal, as a disciplinary measure, can be applied only in the following circumstances:
a/ The employee has committed an act of theft, embezzlement or disclosure of trade and technological secrets or another act which causes serious damage to property and other interests of the business.
b/ The employee, who has been disciplined and transferred to another job, commits a new offense while the term of the earlier disciplinary measure is still in effect.
c/ The employee is absent without authorization and without a plausible reason from work for seven days in a month or 20 days in a year.
2- After dismissing an employee, the employer must report the dismissal to the provincial labor office.
Article 86.- The time limit for handling a violation of the labor discipline is three months from the date of the violation and must not exceed six months even in special cases.
1- When selecting on the disciplinary measure against the violator of the labor discipline, the employer must prove the offense of the employee.
2- The employee has the right to defend him/herself or ask for a defense by a solicitor, a people's defender or any other person.
3- When examining an alleged labor discipline violation, three must be the presence of the concerned employee and the participation of the representative of the Executive Committee of the local Trade Union at the business.
4- The proceedings of a disciplinary case regarding a violation of the labor discipline must be preserved in writing.
1- A violator of the labor discipline shall be automatically reinstated, if he/she does not commit another violation within three months from the date of the previous reprimand and within six months from the date of the previous transfer to another job.
2- An employee who is disciplined by transfer to another job shall be considered for reduced sanction after having served half the term of the sanction and showing progress in mending his/her ways.
Article 89.- The employee who damages instruments or equipment or who otherwise causes damage to property of the business, must pay compensation as prescribed by law for that. If the damage is not serious and is due to inadvertence, the maximum compensation shall not exceed three months of his/her salary and shall be gradually subtracted from his/her salary, as stipulated in Article 60 of this Code.
Article 90.- The employee who causes a loss of tools, equipment or other property assigned by the business, or who causes a material consumption in excess of the allowed level shall, depending on each case, pay partial or full compensation at the market price. The employee shall make compensation according to the responsibility contract, if such a contract has been signed. He/she shall not have to make any compensation in case of force majeure.
Article 91.- The order of, and procedure for, the compensation of damages stipulated in Article 89 and 90 shall apply as set forth in Articles 86 and 87 of this Code.
1- The employer is entitled to suspend temporarily the work of the employee if the employer finds that the suspected violation involves complex matters and that the continued presence of the concerned employee at work might impede the inquiry. This suspension can be conducted only after consultation with the Executive Committee of the local Trade Union.
2- The temporary suspension of an employee's work shall not exceed 15 days, and even in special cases, it shall not exceed three months. The employee is entitled to an advance payment representing 50% of his/her salary for the whole duration of the suspension before the suspension takes effect.
After the period of temporary suspension the employee must be reinstated.
3- If the employee is found to have violated the labor discipline and is sanctioned, he/she shall not have to return the advance payment.
4- If the employee is found not in violation of the labor discipline, the employer must pay the employee his/her full wages and subsidies for the period of the temporary suspension.
Article 93.- If the employee finds that the penalty imposed on him/her is not justified, that employee, who is sanctioned for violation of labor discipline, who is subjected to temporary suspension from work or who is made to pay compensation according to his/her material liability, is entitled to protest to the employer or the competent authority or request the settlement of the labor dispute as prescribed by law.
Article 94.- If the competent authority concludes that the decision of the employer to discipline the employee is unjustified, the employer must annul that decision, publicly apologize to him/her, rehabilitate his/her honor and restore all his/her material benefits.