Chương XIV Luật Lao động 1994: Giải quyết tranh chấp lao động
Số hiệu: | 35-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 23/06/1994 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1995 |
Ngày công báo: | 30/09/1994 | Số công báo: | Số 18 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/05/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các Điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề.
2- Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Tranh chấp lao động được giải quyết theo những nguyên tắc sau đây:
1- Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp;
2- Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật;
3- Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật;
4- Có sự tham gia của đại diện công đoàn và của đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Việc giải quyết tranh chấp lao động tại các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành khi một bên từ chối thương lượng hoặc hai bên đã thương lượng mà vẫn không giải quyết được và một hoặc hai bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.
1- Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động các bên tranh chấp có quyền:
a) Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia quá trình giải quyết tranh chấp;
b) Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp;
c) Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp.
2- Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, các bên tranh chấp có nghĩa vụ:
a) Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Toà án nhân dân.
Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu các bên tranh chấp lao động, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu, chứng cứ; trưng cầu giám định, mời nhân chứng và người có liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm:
1- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) đối với những nơi không có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở;
2- Toà án nhân dân.
1- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở được thành lập trong các doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên, gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động. Số lượng thành viên của Hội đồng do hai bên thoả thuận.
2- Nhiệm kỳ của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở là hai năm. Đại diện của mỗi bên luân phiên làm Chủ tịch và thư ký Hội đồng. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở làm việc theo nguyên tắc thoả thuận và nhất trí.
3- Người sử dụng lao động bảo đảm Điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở.
Trình tự hoà giải tranh chấp lao động cá nhân được quy định như sau:
1- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành hoà giải chậm nhất bảy ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải. Tại phiên họp hoà giải, phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được uỷ quyền của họ.
2- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở đưa ra phương án hoà giải để các bên xem xét. Nếu hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.
3- Trong trường hợp hoà giải không thành, thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở lập biên bản hoà giải không thành, ghi ý kiến của hai bên tranh chấp và của Hội đồng, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và thư ký Hội đồng. Bản sao biên bản phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày hoà giải không thành. Mỗi bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu Toà án nhân dân cấp huyện xét xử tranh chấp. Hồ sơ gửi Toà án nhân dân phải kèm theo biên bản hoà giải không thành.
1- Hoà giải viên lao động tiến hành việc hoà giải theo trình tự quy định tại Điều 164 của Bộ luật này đối với các tranh chấp lao động cá nhân tại các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động, tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động, tranh chấp về thực hiện hợp đồng học nghề và phí dạy nghề.
2- Hoà giải viên lao động phải tiến hành việc hoà giải chậm nhất bảy ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải.
1- Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động hoà giải không thành, khi có đơn yêu cầu của một hoặc hai bên tranh chấp.
2- Những tranh chấp lao động cá nhân sau đây có thể yêu cầu Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết, không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:
a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.
3- Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, kể từ ngày mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm được quy định như sau:
1- Một năm đối với các tranh chấp lao động quy định tại Khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này;
2- Sáu tháng đối với các loại tranh chấp lao động khác.
Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể gồm:
1- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện nơi không có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở;
2- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh;
3- Toà án nhân dân.
1- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở quy định tại Điều 163 của Bộ luật này có thẩm quyền hoà giải cả những vụ tranh chấp lao động tập thể.
2- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh gồm các thành viên chuyên trách và kiêm chức là đại diện của cơ quan lao động, đại diện của công đoàn, đại diện của những người sử dụng lao động và một số luật gia, nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội có uy tín ở địa phương. Thành phần Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh được hình thành theo số lẻ, tối đa không được quá chín người, do đại diện cơ quan lao động cấp tỉnh làm Chủ tịch.
Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là ba năm.
Hội đồng trọng tài lao động quyết định theo nguyên tắc đa số, bằng cách bỏ phiếu kín.
Cơ quan lao động cấp tỉnh bảo đảm Điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.
Trình tự hoà giải tranh chấp lao động tập thể được quy định như sau:
1- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động tiến hành hoà giải chậm nhất bảy ngày, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu hoà giải. Tại phiên họp hoà giải, phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được uỷ quyền của họ.
2- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để các bên xem xét. Nếu hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc của hoà giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.
3- Trong trường hợp hoà giải không thành, thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành, ghi ý kiến của hai bên tranh chấp và của Hội đồng hoặc của hoà giải viên lao động, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và thư ký Hội đồng hoặc của hoà giải viên lao động; mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết.
1- Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải và giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập thể, phải có mặt các đại diện được uỷ quyền của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và đại diện cơ quan Nhà nước hữu quan tham dự phiên họp.
2- Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trong trường hợp hai bên nhất trí thì lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.
3- Trong trường hợp hoà giải không thành, thì Hội đồng trọng tài lao động giải quyết vụ tranh chấp và thông báo ngay quyết định của mình cho hai bên tranh chấp; nếu hai bên không có ý kiến thì quyết định đó đương nhiên có hiệu lực thi hành.
1- Trong trường hợp tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết hoặc đình công.
2- Trong trường hợp người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài. Việc người sử dụng lao động yêu cầu Toà án nhân dân xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài không cản trở quyền đình công của tập thể lao động.
1- Trong khi Hội đồng hoà giải lao động, Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành việc giải quyết tranh chấp lao động, thì không bên nào được hành động đơn phương chống lại bên kia.
2- Việc đình công do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định sau khi được quá nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký.
Ban chấp hành công đoàn cơ sở cử đại diện, nhiều nhất là ba người, để trao bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi một bản thông báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh, một bản thông báo cho Liên đoàn lao động cấp tỉnh. Trong bản yêu cầu và bản thông báo, phải nêu rõ các vấn đề bất đồng, nội dung yêu cầu giải quyết, kết quả bỏ phiếu hoặc lấy chữ ký tán thành đình công và thời Điểm bắt đầu đình công.
3- Nghiêm cấm các hành vi bạo lực, hành vi làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp, các hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công.
Không được đình công ở một số doanh nghiệp phục vụ công cộng và doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh, quốc phòng theo danh Mục do Chính phủ quy định.
Các cơ quan quản lý Nhà nước phải định kỳ tổ chức nghe ý kiến của đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp này để kịp thời giúp đỡ và giải quyết những yêu cầu chính đáng của tập thể lao động. Trong trường hợp có tranh chấp lao động tập thể, thì do Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết. Nếu một trong hai bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.
Trong trường hợp xét thấy đình công có nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân hoặc an toàn công cộng, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công.
1- Những cuộc đình công sau đây là bất hợp pháp:
a) Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể; vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động;
b) Vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp;
c) Vi phạm các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này.
2- Việc kết luận cuộc đình công hợp pháp hay bất hợp pháp thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân.
Toà án nhân dân có quyền quyết định cuối cùng về những cuộc đình công và tranh chấp lao động tập thể.
1- Nghiêm cấm mọi hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công hoặc lãnh đạo cuộc đình công.
2- Người cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc ép buộc người khác đình công, người có hành vi bất hợp pháp trong khi đình công, người không thi hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quyết định của Toà án nhân dân, thì tuỳ theo mức độ vi phạm, phải bồi thường thiệt hại, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc giải quyết các cuộc đình công và các vụ án lao động do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
1- A labor dispute is a dispute involving rights and interests related to employment, salaries, incomes and other labor conditions, the implementation of the labor contract, collective accord and questions arising during the process of apprenticeship.
2- Labor disputes include both individual disputes between the employee and the employer as well as collective disputes arising between the labor collective and the employer.
Article 158.- Labor disputes are settled on the following principles:
1- Direct negotiation and arrangement between the two parties to the dispute, at the place where the dispute arises;
2- Reconciliation and arbitration based on respect for the rights and interests of both parties, respect for the common interests of society and observance of law;
3- Openness, objectivity, timeliness, expeditiousness and in conformity with law; and
4- With the participation of the representative of the trade union and of the employer in the process of settling the dispute.
Article 159.- A labor dispute may be brought to the agency or organization in charge of settling labor disputes when one party refuses to negotiate or the two parties have failed in their negotiations, or when one or both parties apply for a settlement of their dispute.
1- In the process of settling a labor dispute, the parties to the dispute have the right to:
a/ Participate in the process directly or through their representatives;
b/ Withdraw their demands or change the contents of their dispute; or
c/ Request the replacement of the person directly in charge of the settlement if they can produce plausible reasons to prove that this person cannot ensure objectivity and equity in the settlement of the dispute.
2- In the process of settling the labor dispute, the parties to the dispute are obliged to:
a/ Supply all necessary documents and evidences as requested by the agency or organization in charge of settling the dispute; and
b/ Implement in good faith that upon which agreement has been reached, the reconciliation, the effective decision of the agency or organization in charge of settling the labor dispute, and the verdict or the effective decision of the People's Court.
Article 161.- The office or organization in charge of settling a labor dispute has, within the scope of their task and powers, the right to request the disputing parties, the agencies, organizations and individuals concerned to supply documents and evidences, to ask for expert testimony, to invite the participation of witnesses and other persons concerned in the process of settling the labor dispute.
SECTION I.- COMPETENCE AND PROCEDURE FOR SETTLING INDIVIDUAL LABOR DISPUTES
Article 162.- The agencies and organizations having the competence to settle individual labor disputes are:
1- The local Labor Reconciliation Council or the Labor Reconciliator from the labor office in the district, town or city in a province (hereunder referred to as the district level) in the places where no local Labor Reconciliation Council exists; and
2- The People's Court.
1- The local Labor Reconciliation Council, set up for a business with 10 or more employees, shall be composed of an equal number of representatives of the employees and of the employer. The number of members of the Council shall be decided by mutual agreement.
2- The term of the local Labor Reconciliation Council is two years. The positions of the Chairman and Secretary of the Council shall be rotated between the two sides. The Council operates according to the principle of agreement and consensus.
3- The employer must provide the necessary conditions for the local Labor Reconciliation Council to operate.
The procedure for settlement of an individual labor dispute is prescribed as follows:
1- The local Labor Reconciliation Council shall meet within seven days after receiving the request for reconciliation. This meeting must be attended by the two disputing parties or their mandated representatives.
2- The local Labor Reconciliation Council shall propose a reconciliation plan for the parties to consider. If the two parties accept this plan, an agreement on reconciliation shall be drafted and signed by the two disputing parties, along with the President and the Secretary of the local Labor Reconciliation Council. The two parties are obliged to fulfill the agreements written in the record of reconciliation; and
3- If reconciliation fails, the local Labor Reconciliation Council shall draft a report on the failure which describes the positions of the two disputing parties and the Council, and which shall bear the signatures of the two parties, the President and the Secretary of the Council. Copies of this report shall be sent to the two parties not later than three days after the failure of the reconciliation. Each party to the dispute has the right to ask the district People's Court to settle the dispute. The dossier for the reconciliation shall be sent to the People's Court along with the report on the unsuccessful reconciliation.
1- The Labor Reconciliator shall proceed, in the order defined at Article 164 of this Code, in regard to the individual labor disputes at businesses employing fewer and employer, or disputes regarding the execution of an apprenticeship contract and a job training tuition.
2- The Labor Reconciliator must begin the reconciliation not later than seven days after receiving the request for reconciliation.
1- The district People's Court shall settle individual labor disputes, upon request of at least one of the two disputing parties, after the local Labor Reconciliation Council or Labor Reconciliator has been unable to facilitate a reconciliation.
2- The following labor disputes can be settled by the district People's Court, without having to go through the local Labor Reconciliation Council or Labor Reconciliator:
a/ Disputes concerning the disciplinary measure by dismiss all or the unilateral termination of the labor contract; and
b/ Disputes concerning the compensation for damages to the employer.
3- The employee is exempt from court fees for litigation concerning the demand for salary, social insurance, compensation for consequences of a labor accident, occupational diseases, compensation for damage, or indemnities for dismissal and unlawful termination of the labor contract.
Article 167.- The time-limit for settling individual labor disputes, which shall be determined to arise on the date when each of the two disputing parties claims that its rights and interests have been violated, is defined as follows:
1- One year for the labor disputes described at Item 1, Article 166, of this Code; and
2- Six months for all other labor disputes.
SECTION II.- COMPETENCE AND PROCEDURE IN SETTLEMENT OF COLLECTIVE LABOR DISPUTES
Article 168.- The agencies and organizations having the competence to settle collective labor disputes comprise:
1- The local Labor Reconciliation Council or the Labor Reconciliator of the district-level labor office where no local Labor Reconciliation Council exists;
2- The provincial-level Labor Arbitration Council.
3- The People's Court.
1- The local Labor Reconciliation Council, as defined at Article 163 of this Code, has the jurisdiction to act as reconciliator also in the collective labor disputes.
2- The Labor Arbitration Council at the provincial level is composed of full-time or part-time members who are representatives of the labor office, trade union, employers, lawyers, managers and prestigious social workers in the locality. The Labor Arbitration Council at the provincial level comprises an uneven number of members, with a maximum of nine members, over which a representative of the provincial Labor Office presides.
The term of the Labor Arbitration Council shall be three years.
The Labor Arbitration Council shall act by majority vote and secret ballots.
The Labor Office at the provincial level shall provide the necessary conditions for the labor arbitration council to operate.
Article 170.- The procedure in the settlement of collective labor disputes is defined as follows:
1- The local Labor Reconciliation Council or the Labor Reconciliator shall commence the reconciliation within seven days after receiving a request for reconciliation. The two disputing parties or their mandated representatives must be present at the reconciliation meeting;
2- The local Labor Reconciliation Council or the Labor Reconciliator shall present a reconciliation plan for the two parties to consider. If the parties accept the plan, a report on the agreement shall be drafted and signed by the parties to the dispute, along with the President and the Secretary of the local Labor Reconciliation Council or the Labor Reconciliator. The two parties are obliged to implement the reconciliation agreement;
3- When the reconciliation fails, the local Labor Reconciliation Council or the Labor Reconciliator shall draft a report on the unsuccessful reconciliation, with opinions and the signatures of the two disputing parties as well as of the President of the Council or the Labor Reconciliator. Both parties to the dispute have the right to request the Labor Arbitration Council at provincial level for a settlement.
1- The Labor Arbitration Council shall commence the reconciliation and settle the collective labor dispute within 10 days after receiving the request.
The lawful representatives of the two parties to the dispute must be present at the meeting to settle the collective labor dispute. When necessary, the Labor Arbitration council may invite higher levels of the local Trade Union and the representative of the concerned State agency to attend the meeting.
2- The Labor Arbitration Council shall present a reconciliation plan for the two parties to consider. If the parties agree, a report on the agreement shall be drafted with the signatures of the disputing parties, along with that of the President of the Arbitration Council. The two parties are obliged to comply with the provisions of the reconciliation agreement.
3- If the reconciliation fails, the Labor Arbitration Council shall settle the dispute and immediately inform the two disputing parties of its decision. If neither party to the dispute objects, the decision shall automatically take effect.
1- If the labor collective does not agree with the decision of the Labor Arbitration Council, it may request the People's Committee to settle the dispute or may stage a work strike.
2- If the employer does not agree with the decision of the Labor Arbitration Council, he/she may request the People's Court to reconsider the decision. The request of the employer for the reconsideration of the Labor Arbitration Council's decision shall not preempt the right to strike by the labor collective.
1- While the Labor Reconciliation Council or the Labor Arbitration Council is settling the labor dispute, neither party to the dispute is allowed to take unilateral action against the other.
2- The work strike shall be decided by the Executive Committee of the local Trade Union after the majority of the labor collective approve it by a secret ballot or by signatures.
The Executive Committee of the local Trade Union shall send a delegation, composed of no more than three persons to present a list of demands to the employer and, at the same time, send a notice to the labor office at the provincial level and notice of such demands to the provincial chapter of the Vietnam General Confederation of Labor. The list of demands and the notice must specify the questions in dispute, the contents of the demands, the result of the vote or the signing in favor of the work strike and the point of time when the strike shall begin.
3- It is strictly forbidden to engage in acts of violence or acts which damage the machinery, equipment and other property of the business or any violations of public order and safety during the strike.
Article 174.- Strikes are forbidden at businesses of public service or businesses essential to the national economy or national security and defense, as specified by the Government.
The State managerial agencies must periodically collect the opinions of the representatives of the labor collectives and the employers at these businesses in order to help settle in time the legitimate demands of the labor collectives. When a collective labor dispute occurs, it shall be settled by the provincial Labor Arbitration Council. If one of the two parties disagrees with the decision of the Labor Arbitration Council, it may ask the People's Court to settle the dispute.
Article 175.- If the strike is judged to constitute a serious danger to the national economy or to public safety, the Prime Minister is entitled to order the postponement or cessation of the strike.
1- The following strikes are unlawful:
a/ The strike does not proceed from a collective labor dispute, or which exceeds the scope of labor relations;
b/ The strike exceeds the domain of the business; and
c/ The strike violates the provisions of Items 1 and 2, Article 173, and Article 174, of this Code.
2- The determination of whether a strike is lawful or unlawful comes under the jurisdiction of the People's Court.
Article 177.- The decision of the People's Court on the strikes and collective labor disputes shall be final.
1- If is strictly forbidden to engage in acts of harassment or retaliation against the participants or leaders of strikes.
2- Any person who prevents the exercise of the right to strike, who forces others to strike, who takes unlawful acts during the strike, who refuses to comply with the decision of the Prime Minister or of the People's Court, shall, depending on the extent of the offense, indemnify any damages, be subject to administrative sanctions or be investigated for penal liability.
Article 179.- The settlement of strikes and court rulings concerning labor shall be conducted by the Standing Committee of the National Assembly.