Chương 9 Luật hóa chất 2007: Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất
Số hiệu: | 06/2007/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2008 |
Ngày công báo: | 14/01/2008 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất theo sự phân công của Chính phủ.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trong phạm vi địa phương mình theo phân cấp của Chính phủ.
1. Bộ Công thương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp hóa chất; quy chuẩn kỹ thuật về an toàn hóa chất;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và trình Chính phủ ban hành Danh mục hóa chất quốc gia; Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; Danh mục hóa chất cấm; Danh mục hóa chất phải khai báo; Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
c) Quản lý hóa chất sử dụng trong công nghiệp, hóa chất là tiền chất sử dụng trong công nghiệp và hóa chất thuộc Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học; quản lý hóa chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng; ban hành Danh mục các hóa chất không được sử dụng trong các sản phẩm gia dụng, sản phẩm tiêu dùng, trừ các sản phẩm do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý;
d) Xây dựng Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia;
đ) Thống nhất quản lý hoạt động phân loại, ghi nhãn hóa chất nguy hiểm; đăng ký, khai báo hóa chất; thông tin an toàn hóa chất;
e) Tổng hợp, thống kê tình hình thực hiện an toàn hóa chất trong phạm vi cả nước;
g) Hướng dẫn xây dựng, tổ chức việc thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố hóa chất;
h) Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động hóa chất và an toàn hóa chất;
i) Quy định cụ thể về điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp của các cơ sở hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương;
k) Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hóa chất;
l) Thanh tra về hoạt động hóa chất; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động hóa chất;
m) Các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động hóa chất được Chính phủ phân công.
2. Chính phủ quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước quản lý về hoạt động hóa chất thuộc Bộ Công thương để giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hóa chất; xử lý, thải bỏ hóa chất độc tồn dư, hóa chất độc tồn dư của chiến tranh, hóa chất độc không rõ nguồn gốc và hóa chất độc bị tịch thu.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn hóa chất theo thẩm quyền; trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách nghiên cứu, phát triển, áp dụng công nghệ phù hợp với việc sử dụng hóa chất ít nguy hiểm.
3. Bộ Giao thông Vận tải ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về vận chuyển hóa chất nguy hiểm bằng đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt, hàng không, hàng hải; xây dựng, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật về vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
4. Bộ Y tế quản lý các hóa chất sử dụng để bào chế dược phẩm cho người, hóa chất sử dụng trong chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế; phối hợp với các bộ, ngành quy định về vệ sinh an toàn lao động trong hoạt động hóa chất; phối hợp với Bộ Công thương xây dựng Danh mục hóa chất cấm, Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực y tế trình Chính phủ ban hành; ban hành Danh mục hóa chất không được sử dụng, hạn chế sử dụng và được sử dụng trong lĩnh vực y tế, hóa chất sử dụng trong chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế, dược phẩm và phụ gia thực phẩm.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý hóa chất sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm; phối hợp với Bộ Công thương và các bộ, ngành có liên quan xây dựng Danh mục hóa chất cấm, Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; ban hành Danh mục hóa chất không được sử dụng, hạn chế sử dụng và được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp; hướng dẫn phân loại, ghi nhãn và xây dựng phiếu an toàn hóa chất đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật.
6. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý hóa chất, sản phẩm hóa chất trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
7. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động tham gia hoạt động hóa chất; quản lý việc sử dụng hóa chất trong các cơ sở dạy nghề.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý việc sử dụng hóa chất trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
1. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động hóa chất tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ, quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có cơ quan chuyên môn làm cơ quan đầu mối giúp Ủy ban thực hiện quản lý hoạt động hóa chất tại địa phương theo quy định của Chính phủ.
1. Bộ Công thương, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ thanh tra về hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý được phân công, phân cấp.
2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra về hóa chất thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hoạt động hóa chất thì tùy theo đối tượng, tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất; bao che cho người vi phạm pháp luật về hoạt động hóa chất hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố hóa chất thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Giải quyết tranh chấp trong hoạt động hóa chất được thực hiện bằng những hình thức sau đây:
1. Thương lượng giữa các bên;
2. Hòa giải giữa các bên do một tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận làm trung gian hòa giải;
3. Giải quyết tại trọng tài thương mại hoặc Tòa án.
STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES FOR CHEMICAL-RELATED ACTIVITIES
Article 62. State management responsibilities for chemical-related activities
1. The Government shall perform uniform state management of chemical-related activities nationwide.
2. The Ministry of Industry and Trade shall take responsibility before the Government for the performance of state management of chemical-related activities.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their task and powers, coordinate with the Ministry of Industry and Trade in performing the state management of chemical-related activities under the Governments assignment.
4. Peoples Committees at various levels shall perform the state management of chemical-related activities in their localities under the Governments decentralization.
Article 63. State management responsibilities of the Ministry of Industry and Trade for chemical-related activities
1. The Ministry of Industry and Trade shall, within the scope of its tasks and powers, perform the following contents of state management of chemical-related activities:
a/ To promulgate according to its competence or submit to the Government for promulgation legal documents, strategies, plannings and plans on development of the chemical industry and technical regulations on chemical safety;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and branches in, formulating and submitting to the Government for promulgation a national chemical database, a list of chemicals subject to conditional production and trading, a list of chemicals restricted from production and trading, a list of banned chemicals; a list of chemicals subject to declaration and the list of chemicals requiring chemical incident prevention and response plans;
c/ To manage chemicals for industrial use, chemicals which are pre-substances for industrial use and chemicals under the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling, Use of Chemical Weapons and on their Destruction; to manage chemicals used in consumer industrial products; to promulgate a list of chemicals banned from use in domestic products and consumer products, except those managed by the Ministry of Health and the Ministry of Agriculture and Rural Development;
d/ To develop a national chemical database;
dd/ To perform the uniform management of the classification and labeling of hazardous chemicals; chemical registration and declaration and chemical safety information;
e/ To synthesize and produce statistics on the chemical safety situation nationwide;
g/ To guide the elaboration and organize the appraisal of chemical incident prevention and response plans; to coordinate with concerned agencies in preventing, responding to and remedying chemical incidents;
h/ To enter into international cooperation in chemical-related activities and chemicals safety;
i/ To specify technical-material foundations and professional conditions on chemical facilities under its management;
k/ To participate in the dissemination of and education about the law on chemicals;
l/ To inspect chemical-related activities; to settle complaints and denunciations concerning chemical-related activities;
m/ To perform other tasks concerning chemical-related activities as assigned by the Government.
2. The Government shall decide to set up, and define the functions, tasks and organizational structure of, an agency under the Ministry of Industry and Trade, which shall perform the state management of chemical-related activities to assist the Minister in performing the state management of chemical-related activities.
Article 64. Management responsibilities of ministries and ministerial-level agencies directly concerning chemical-related activities
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall promulgate according to its competence or submit to competent agencies for promulgation regulations on environmental protection concerning chemical-related activities, the disposal and discard of residual toxic chemicals, residual toxic chemicals of the past wars, toxic chemicals of unclear origin and confiscated toxic chemicals.
2. The Ministry of Science and Technology shall promulgate and announce according to its competence standards and technical regulations on chemical safety; to submit to competent agencies for promulgation policies on research into, development and application of technologies suitable to the use of less hazardous chemicals.
3. The Ministry of Transport shall promulgate according to its competence to submit competent agencies for promulgation regulations on the transportation of hazardous chemicals by road, inland waterway, railway, airway or sea; and formulate additional technical regulations on transportation of hazardous chemicals.
4. The Ministry of Health shall manage chemicals used for preparation of pharmaceuticals for humans, germicidal and insecticidal substances for domestic and medical use; coordinate with ministries and branches in providing for labor safety and sanitation in chemical-related activities; coordinate with the Ministry of Industry and Trade in formulating a list of banned chemicals and a list of chemicals restricted from production or trading in the health domain for submission to the Government for promulgation; promulgate a list of chemicals banned from use, restricted from use or permitted for use in the health domain, and a list of germicidal and insecticidal substances for household and medical use, pharmaceuticals and food additives.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall manage chemicals used in cultivation, husbandry, aquaculture, animal health, plant protection and preservation and processing of agricultural, forest and aquatic products and food; coordinate with the Ministry of Industry and Trade and concerned ministries and branches in formulating a list of banned chemicals and a list of chemicals restricted from production and trading; promulgate a list of chemicals banned from use, restricted from use or permitted for use in the agricultural domain; guide the classification, labeling and making of chemical safety data sheets for plant protection drugs.
6. The Ministry of Public Security and the Ministry of Defense shall manage chemicals and chemical products in the defense and security domains.
7. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall promulgate according to its competence or submit to competent agencies for promulgation regulations on labor safety and sanitation for laborers engaged in chemical-related activities; manage the use of chemicals in job-training establishments.
8. The Ministry of Education and Training shall manage the use of chemicals in schools and other educational establishments within the national educational system.
Article 65. State management responsibilities for chemical-related activities of Peoples Committees at various levels
1. Peoples Committees at various levels shall, within the scope of their tasks and powers, manage, inspect and settle complaints and denunciations, and sanction administrative violations in chemical-related activities in their localities under the Governments decentralization, this Law and other relevant laws.
2. Provincial-level Peoples Committees have professional agencies assisting them the Committees in managing chemical-related activities in localities as prescribed by the Government.
Article 66. Inspection of chemical-related activities
1. The Ministry of Industry and Trade, concerned ministries and branches and Peoples Committees at all levels shall inspect chemical-related activities within the management scope assigned or decentralized to them.
2. The organization, tasks and powers of chemical inspectorates comply with law on inspection.
Article 67. Handling of violations
1. Agencies, organizations and individuals that violate the provisions of this Law and other legal provisions on chemical-related activities shall, depending on subject, nature and severity of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensations in accordance with law.
2. Individuals who abuse their tasks and powers to harass or cause troubles to organizations or individuals engaged in chemical-related activities; cover violators of the law on chemical- related activities or let chemical pollution or incidents occur due to their irresponsibility shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensations in accordance with law.
Article 68. Settlement of disputes in chemical-related activities
Disputes in chemical-related activities shall be settled in one of the following forms:
1. Negotiation between the involved parties;
2. Conciliation between the involved parities by an intermediary conciliation organization or individual agreed upon by the involved parties.
3. Settlement at a commercial arbitration or a court.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực